Đồng biểu hiện protein P53 và KI67 trong ung thư hốc miệng

Dự đoán tiên lượng Protein p53 giữ vai trò trung tâm điều hành nhiều chức năng sinh học quan trọng trong tế bào(1). Cho nên những thay đổi p53 có thể là biến cố chủ chốt tiên quyết diễn tiến sinh học của ung thư. Một số nghiên cứu tìm thấy UTHM biểu hiện quá mức p53 thường có tiên lượng xấu(14). Tuy nhiên, bất kể mô thức điều trị, nhiều nghiên cứu(5,12,13) và nghiên cứu này ghi nhận biểu hiện protein p53 không liên quan với tiên lượng của UTHM. Biểu hiện Ki67 cao thể hiện sự rối loạn sinh sản tế bào, phản ánh phần nào tốc độ phát triển nhanh của bướu. Hoạt động sinh sản tế bào bướu có thể là yếu tố quan trọng dự đoán diễn tiến ung thư và hướng dẫn cách thức điều trị. Theo Silva và c.s.(11), tỉ lệ sống còn của nhóm bướu biểu hiện Ki67 thấp là 50,8%, giảm còn 32% ở nhóm bướu Ki67 cao. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, mặc dù Ki67 dương tính ở nhóm bệnh nhân tử vong (72,3%) cao hơn ở nhóm bệnh nhân còn sống (60%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả tương tự như một số nghiên cứu trước đây(5,13). Theo Motta và c.s. (2009), p53/Ki67 không liên quan với pT, pN, độ mô học của UTHM(8). Nghiên cứu này tìm thấy đồng biểu hiện p53/Ki67 chiếm tỉ lệ khá cao 54,5% và liên quan với độ mô học; nhưng không liên quan với di căn hạch, tiên lượng bệnh. Như vậy, giá trị tiên lượng UTHM của p53 và Ki67 đến nay vẫn còn chưa rõ. Tiên lượng UTHM có thể không chỉ giới hạn trong hoạt động sinh sản của các tế bào bướu.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồng biểu hiện protein P53 và KI67 trong ung thư hốc miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 133 ĐỒNG BIỂU HIỆN PROTEIN P53 VÀ KI67 TRONG UNG THƯ HỐC MIỆNG ............................................. 134 Nguyễn Thị Hồng* ....................................................................................................................................................... 134 ẢNH HƯỞNG CỦA TẨY TRẮNG RĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA CPP-ACFP LÊN ĐỘ CỨNG BỀ MẶT MEN RĂNG: NGHIÊN CỨU IN VITRO ................................................................................................................. 140 Nguyễn Thị Diễm Hà*, Nguyễn Thị Thư*, Hoàng Tử Hùng* ................................................................................... 140 NGUY CƠ SÂU RĂNG CỦA TRẺ 9-10 TUỔI CÓ SÂU RĂNG CAO TẠI QUẬN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................................................................. 146 Nguyễn Thị Ngọc Diệp*, Ngô Thị Quỳnh Lan** ....................................................................................................... 146 KHẢO SÁT VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ TRONG NHIỄM KHUẨN DO RĂNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................................................................................................................................... 155 Trần Kim Định*, Nguyễn Thị Hồng** ......................................................................................................................... 155 HIỆU QUẢ TRẤN AN BỆNH NHI NHA HOA TỪ 2-5 TUỔI VỚI THUỐC MIDAZOLAM THEO ĐƯỜNG MŨI ................................................................................................................................................................................ 163 Nguyễn Thị Thúy Lan* ................................................................................................................................................ 163 TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ Ở CÁC KHU ĐIỀU TRỊ KHOA RHM, ĐHYD169 Đặng Thị Minh Trang*, Ngô Thị Quỳnh Lan* ........................................................................................................... 169 PHÁT HIỆN CÁC TÝP NGUY CƠ CAO CỦA VIRÚT BƯỚU NHÚ NGƯỜI (HPV) TRONG UNG THƯ NIÊM MẠC MIỆNG ................................................................................................................................................... 177 Trần Thị Kim Cúc* ........................................................................................................................................................ 177 CẢI THIỆN THÓI QUEN VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA MỘT SỐ HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ PHỤ HUYNH THÔNG QUA TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI NHÀ ...................... 184 Nguyễn Lang Thanh*, Phan Ái Hùng** ....................................................................................................................... 184 KHẢO SÁT GIẢI PHẪU BUỒNG TỦY RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT............................................................. 193 Ngô Thị Quỳnh Lan*, Lữ Lam Thiên* ........................................................................................................................ 193 ẢNH HƯỞNG CỦA VẠT BAO VÀ VẠT TAM GIÁC ĐỐI VỚI PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI ........................................................................................................................................................................................ 201 Phan Văn Hữu*, Lê Đức Lánh** .................................................................................................................................. 201 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 134 ĐỒNG BIỂU HIỆN PROTEIN P53 VÀ KI67 TRONG UNG THƯ HỐC MIỆNG Nguyễn Thị Hồng* TÓM TẮT Mở đầu: Sự sinh sản tế bào không kiểm soát là một trong những cơ chế sinh học quan trọng nhất trong quá trình sinh ung thư. Protein p53 ngăn cản tế bào sinh sản. Protein Ki67 ở nhân tế bào liên quan chu trình tế bào. Phương pháp: Để tìm hiểu về sự sinh sản tế bào trong diễn tiến sinh học của ung thư, nghiên cứu này đánh giá biểu hiện hóa mô miễn dịch của protein p53 và protein Ki67 trong 110 ca ung thư tế bào gai ở hốc miệng. Kết quả: Tỉ lệ biểu hiện quá mức protein p53 là 75,5%, của Ki67 là 67,3%. Đồng biểu hiện quá mức p53/Ki67 chiếm tỉ lệ 54,5%. Có sự tương quan thuận giữa biểu hiện p53 với Ki67, giữa biểu hiện p53 và Ki67 với độ ác tính mô học của bướu. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy vai trò của đồng biểu hiện protein p53 và Ki67 trong quá trình sinh ung thư ở hốc miệng, và biểu hiện quá mức protein p53 có thể thúc đẩy sự sinh sản tế bào ung thư. Từ khóa: p53, Ki67, biểu hiện quá mức, đồng biểu hiện, ung thư tế bào gai ở hốc miệng. ABSTRACT CO-EXPRESSION OF P53 AND KI67 PROTEINS IN ORAL CANCER Nguyen Thi Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 134 - 139 Background: Uncontrolled cell proliferation is one of the most important biological mechanisms associated with oncogenesis. p53 protein controls normal cell proliferation. Ki67 is a cell cycle-associated nuclear protein. Methods: To explore the status of cell proliferation that may underlie the biologic behavior of oral cancer, the immunohistochemical expression of p53 and Ki67 proteins was analyzed using paraffin-embedded specimens obtained from 110 oral squamous cell carcinoma (OSCC) patients. Results: The results showed a high prevalence of p53 overexpression (75.5%) and elevated Ki67 expression (67.3%). Co-overexpression of p53/Ki67 was detected in 54.5% cases. A statistically significant positive correlation was found between the expression of p53 and Ki67, and also between their expression with the histologic grading of malignancy of the tumours. Conclusion: This study may suggest that the co-expression of p53 and Ki67 may play a role in oral carcinogenesis and p53 overexpression may promote cell proliferation in OSCC. Key words: p53, Ki67, overexpression, co-expression, OSCC. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư hốc miệng (UTHM) có xuất độ và tử suất vẫn còn cao(1). Quá trình hình thành ung thư là một tiến trình đa giai đoạn, tích lũy nhiều tổn thương di truyền dẫn đến mất kiểm soát sự sinh sản và sự chết của tế bào. Trong các gen liên quan ung thư, gen p53 thường bị đột biến nhất(1). Gen p53 có nhiều chức năng sinh học quan trọng trong tế bào như ngăn cản tế bào bị tổn thương DNA sinh sản, khởi động quá trình sửa chữa DNA, làm tế bào chết theo lập trình nếu như tổn thương quá nặng(1). Đột biến gen p53 sản xuất protein p53 đột biến bị mất chức năng, nhưng tồn tại lâu hơn nên phát hiện được qua nhuộm hóa mô miễn dịch. *: Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hồng, ĐT: 0903810003, Email: nguyopat@hcm.vnn.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 135 Biểu hiện quá mức protein này có thể liên quan với di căn hạch, không đáp ứng xạ trị, tiên lượng xấu(3,14). Vì vậy, p53 hiện đang là một đích nhắm quan trọng trong liệu pháp đích(1). Protein Ki67 trong nhân tế bào được xem là chất đánh dấu sinh học về sự sinh sản tế bào, do chỉ hiện diện trong chu trình tế bào(8). UTHM tăng biểu hiện Ki67 thường có xu hướng kháng xạ, tái phát và tiên lượng xấu(3,11,12). Để tìm hiểu sự sinh sản tế bào trong bệnh sinh và diễn tiến UTHM, nghiên cứu này khảo sát protein p53 và Ki67 với các mục tiêu sau: - Xác định tỉ lệ biểu hiện quá mức protein p53, Ki67, p53/Ki67 trong UTHM. - Phân tích sự liên quan giữa biểu hiện protein p53 với Ki67, giữa biểu hiện protein p53 và Ki67 với một số yếu tố lâm sàng, giải phẫu bệnh của UTHM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu 110 bệnh nhân ung thư tế bào gai ở hốc miệng được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Tp. HCM từ 7/2000 đến tháng 7/2002. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang, theo dõi. Các bước thực hiện - Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng: ghi nhận các dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng. - Nhuộm hóa mô miễn dịch: Qui trình nhuộm hóa mô miễn dịch theo phương pháp phức hợp avidin-biotin-peroxidase (ABC), sử dụng kit Histofine (Nichirei, Nhật Bản) và các kháng thể đơn dòng kháng p53 (DO-7), kháng Ki67 (MIB1) (Dako, Đan Mạch). Mỗi đợt nhuộm luôn có 2 tiêu bản chứng kèm theo, gồm một chứng dương chứa lát cắt mô ung thư đã biết có chứa kháng nguyên cần tìm cho phản ứng dương tính và một chứng âm thay kháng thể thứ nhất bằng dung dịch đệm PBS. Đánh giá kết quả hóa mô miễn dịch Tế bào bướu nhuộm dương tính: khi nhân bắt màu nâu, bất kể cường độ màu đậm nhạt. Mức độ nhuộm của bướu: được đánh giá dựa trên tỉ lệ % số tế bào bướu nhuộm dương tính trên tổng số tế bào bướu. Do mô bình thường có thể nhuộm dương tính nên để đánh giá mức độ nhuộm của mô ung thư cần phải xác định giá trị ngưỡng. Dựa theo nhiều nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này chọn mức ngưỡng đối với protein p53 là 10%(3,5,8,14), đối với Ki67 là 20%(3,9). Thang đánh giá như sau: Biểu hiện p53 âm tính:0-10%; dương tính 1+: 11-25%, 2+: 26-50% và 3+: 51-100%(3, 14). Biểu hiện Ki67 âm tính: 0-20%, dương tính: 21-100%(3). Theo dõi bệnh đến 10/2004 qua tái khám, điện thoại và thư từ. - Nhập và xử lý dữ liệu Bằng phần mềm Excel và Stata 8.0. Phân tích sự liên quan giữa các biến bằng phép kiểm Chi bình phương, sự tương quan bằng hệ số tương quan Spearman. Liên quan có ý nghĩa khi P<0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu khảo sát 110 ca UTHM gồm 56 nam và 54 nữ, với tỉ lệ nam/nữ là 1,04/1; trong đó 35 nữ có thói quen nhai trầu, 49 nam có thói quen hút thuốc và 26 ca không có những thói quen trên. Ung thư thường gặp nhất từ 60-70 tuổi (trung bình 61,2±15,1 tuổi), giai đoạn trễ (65,5%), bướu có độ mô học thấp (52,7%). Các vị trí ung thư là lưỡi 47,3%, niêm mạc má 12,7%, môi 12,7%, sàn miệng 10%, nướu răng 9,1%, khẩu cái cứng 7,3% và môi-niêm mạc má 0,9%. Tỉ lệ di căn hạch cổ là 50%. Có 90% số ca được điều trị bằng xạ trị đơn thuần hay phối hợp và 10% bằng phẫu thuật. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 3 năm là 40,9%. Biểu hiện protein p53 và Ki67 trong UTHM Biểu hiện quá mức protein p53 chiếm 75,5% UTHM, bao gồm 31,8% biểu hiện (1+); 15,5% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 136 biểu hiện (2+) và 28,2% biểu hiện (3+). Biểu hiện Ki67 dương tính chiếm 67,3%. Tỉ lệ đồng biểu hiện p53/Ki67 dương tính là 54,5% (Hình 1). Biểu hiện p53 và Ki67 liên quan với nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khi p53 dương tính, tỉ lệ Ki67 dương tính tăng (Bảng 1). Bảng 1. Liên quan giữa biểu hiện p53 với Ki67 Biểu hiện p53- p53+ Giá trị P Ki67- 13 (48,1%) 23 (27,7%) 0,049 Ki67+ 14 (51,9%) 60 (72,3%) Liên quan biểu hiện p53 và Ki67 A B Liên quan biểu hiện p53, Ki67 với lâm sàng, giải phẫu bệnh UTHM Biểu hiện p53 liên quan có ý nghĩa với độ mô học và với di căn hạch (P<0,05) (Bảng 2). Biểu hiện Ki67 liên quan có ý nghĩa với độ mô học (P<0,05) (Bảng 3). Đồng biểu hiện p53/Ki67 liên quan với độ mô học (P<0,05); nhưng không liên quan với kích thước bướu, di căn hạch, giai đoạn TNM, tiên lượng sống còn (P>0,05). Biểu hiện p53+/Ki67+ trong 41,4% bướu độ mô học 1, tăng 68,2% bướu độ 2 và 75% bướu độ 3. Phân tích tương quan hai chiều Spearman cho thấy biểu hiện protein p53 tương quan thuận với di căn hạch, độ mô học; biểu hiện Ki67 tương quan thuận với độ mô học (Bảng 4). Có sự tương quan thuận giữa biểu hiện p53 với biểu hiện Ki67 (r=0,3340; P=0,0004). Bảng 2. Liên quan biểu hiện p53 với lâm sàng, giải phẫu bệnh UTHM UTHM Tổng 110 ca Biểu hiện p53 (số ca, %) P - 1+ 2+ 3+ Kích thước bướu T1 + T2 60 14 (23,3) 21 (35,0) 12 (20,0) 13 (21,7) 0,216 T3 + T4 50 13 (26,0) 14 (28,0) 5 (10,0) 18 (36,0) Di căn hạch N0 55 18 (32,7) 17 (30,9) 11 (20,0) 9 (16,4) 0,019 N1, 2, 3 55 9 (16,4) 18 (32,7) 6 (10,9) 22 (40,0) Giai đoạn I + II 38 11 (28,9) 13 (34,2) 9 (23,7) 5 (13,2) 0,051 III + IV 72 16 (22,2) 22 (30,6) 8 (11,1) 26 (36,1) Độ mô học Độ 1 58 17 (29,3) 25 (43,1) 7 (12,1) 9 (15,5) 0,021 Độ 2 44 8 (18,2) 9 (20,4) 9 (20,4) 18 (40,9) Độ 3 8 2 (25,0) 1 (12,5) 1 (12,5) 4 (50,0) Sống còn Sống 45 11 (24,4) 16 (35,6) 10 (22,2) 8 (17,8) 0,138 Tử vong 65 16 (24,6) 19 (29,2) 7 (10,8) 23 (35,4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 137 Bảng 3. Liên quan Ki67 với lâm sàng, giải phẫu bệnh UTHM UTHM Tổng Ki67- Ki67+ P Kích thước bướu T1 + T2 60 21 (35,0) 39 (36,7) 0,621 T3 + T4 50 15 (30,0) 35 (70,0) Di căn hạch N0 55 19 (34,6) 36 (65,4) 0,684 N1, 2, 3 55 17 (30,9) 38 (69,1) Giai đoạn I + II 38 13 (34,2) 25 (65,8) 0,810 III + IV 72 23 (31,9) 49 (68,1) Độ mô học Độ 1 58 26 (44,8) 32 (55,2) 0,019Độ 2 44 10 (22,7) 34 (77,3) Độ 3 8 0 (0) 8 (100,0) Sống còn Sống 45 18 (40,0) 27 (60,0) 0,176 Tử vong 65 18 (27,7) 47 (72,3) Bảng 4. Tương quan p53, Ki67với tiên lượng UTHM UTHM p53 Ki67 Tương quan P Tương quan P Độ mô học 0,3015 0,0014 0,2819 0,0028 Di căn hạch 0,2376 0,0124 0,0387 0,6877 Tử vong 0,0928 0,3347 0,1290 0,1793 BÀN LUẬN Về biểu hiện protein p53, Ki67 trong UTHM Tỉ lệ cao 75,5% UTHM biểu hiện quá mức protein p53 trong mẫu khảo sát này gần tương tự với tỉ lệ 78,9% trong nghiên cứu của Huỳnh Anh Lan (1996)(6), và với kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới như 66% ở Ấn Độ(10), 60% ở Nhật Bản(14). Nhìn chung, các nghiên cứu thường ghi nhận tỉ lệ cao hơn 50% biểu hiện quá mức protein p53 trong UTHM cho dù nguyên nhân gây ra sự bền vững bất thường của protein này có thể khác nhau. Tỉ lệ cao về tăng biểu hiện Ki67 như 71% (Ng 1999)(9); 67,9% (de Vicente 2002)(4); 67,3% trong nghiên cứu này; 65,3% (Coutinho-Camillo 2010)(2) phản ánh sự gia tăng hoạt động sinh sản tế bào bướu trong UTHM. Về sự liên quan giữa biểu hiện p53 với Ki67 Sự tương quan có ý nghĩa giữa biểu hiện p53 và Ki67 được tìm thấy trong nghiên cứu này, tương tự kết quả nghiên cứu của Iamaroon(7). Bướu biểu hiện p53 dương tính thường có xu hướng Ki67 dương tính. Điều này có thể do protein p53 biến đổi trở nên bền vững và biểu hiện quá mức, nhưng lại mất chức năng ngăn cản chu trình tế bào. Cho nên một khi sự sinh sản của tế bào bướu không còn bị protein p53 ngăn cản nữa, tế bào bướu sẽ thuận lợi phân bào, liên tục sinh sản, được thể hiện qua sự tăng biểu hiện Ki67. Về dự đoán diễn tiến ung thư của p53 và Ki67 Phản ánh độ ác tính mô học Kết quả nghiên cứu cho thấy p53 dương tính mạnh (3+) thường gặp trong bướu có độ mô học trung bình (40,9%) và cao (50%) nhưng ít gặp ở bướu độ mô học thấp (15,5%). Một số nghiên cứu cho rằng khi biểu hiện p53 dương tính càng tăng, độ mô học càng cao(9). Huỳnh Anh Lan và c.s. (1996) ghi nhận biểu hiện p53 dương tính mạnh thường gặp trong bướu biệt hóa kém (55,6%) hơn là trong bướu biệt hóa cao (34,8%)(6). Tuy nhiên, một số nghiên cứu tìm thấy tỉ lệ p53 dương tính tăng đồng thời với độ mô học tăng, nhưng phân tích không có ý nghĩa thống kê(8,14). Protein Ki67 hiện diện trong trong nhân tế bào ở các giai đoạn G1, S, G2 và M của chu trình tế bào(8). Biểu hiện Ki67 cao cho biết bướu đang có nhiều tế bào sinh sản, thể hiện độ ác tính mô học thường cao. Có thể vì vậy, kết quả cho thấy sự tương quan thuận giữa biểu hiện Ki67 với độ mô học. Biểu hiện Ki67 dương tính tăng dần, từ 54,5% bướu độ mô học thấp, đến 77,3% bướu độ mô học trung bình và 100% bướu độ mô học cao. Theo de Vicente và c.s. (2002), biểu hiện Ki67 dương tính trong 4,5% bướu biệt hóa cao, 63,6% bướu biệt hóa vừa và 100% bướu có độ biệt hóa kém(4). Ngược lại, một số nghiên cứu cho rằng biểu hiện Ki67 không liên quan với độ mô học(8,9,11,12). Sự không nhất quán giữa các nghiên cứu có thể do sự khác nhau trong cách đánh giá biểu hiện Ki67, cách đánh giá độ mô học của bướu. Dự đoán di căn hạch Kết quả cho thấy biểu hiện p53 liên quan với di căn hạch (P<0,05). Nhóm di căn hạch có 83,6% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 138 biểu hiện p53 dương tính và chủ yếu dương tính mạnh; trong khi nhóm không di căn hạch chỉ có 67,3% và chủ yếu dương tính yếu. Tatemoto và c.s. (1998) tìm thấy biểu hiện p53 dương tính trong nhóm di căn hạch (72,6%) cao hơn nhóm không di căn hạch (52,9%), và kết luận những tế bào ung thư có gen p53 đột biến thường có xu hướng di căn hạch(14). Pande và c.s. (2002) cũng ghi nhận tỉ lệ p53 dương tính trong nhóm di căn hạch (78%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không di căn hạch (55%)(10). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng biểu hiện p53 không liên quan di căn hạch(2,5). Kết quả tương tự đa số các nghiên cứu(4,8,9,13) không thấy sự liên quan giữa biểu hiện Ki67 với tuổi, giới tính, thói quen, vị trí, kích thước bướu, di căn hạch, giai đoạn TNM(4,8,9,13). Ngược lại, một số tác giả đánh giá di căn hạch thường gặp trong UTHM tăng biểu hiện Ki67(13). Coutinho- Camillo (2010) nhận định tăng biểu hiện Ki67 liên quan với di căn hạch (P<0,001), với giai đoạn trễ ( P<0,05)(2). Dự đoán tiên lượng Protein p53 giữ vai trò trung tâm điều hành nhiều chức năng sinh học quan trọng trong tế bào(1). Cho nên những thay đổi p53 có thể là biến cố chủ chốt tiên quyết diễn tiến sinh học của ung thư. Một số nghiên cứu tìm thấy UTHM biểu hiện quá mức p53 thường có tiên lượng xấu(14). Tuy nhiên, bất kể mô thức điều trị, nhiều nghiên cứu(5,12,13) và nghiên cứu này ghi nhận biểu hiện protein p53 không liên quan với tiên lượng của UTHM. Biểu hiện Ki67 cao thể hiện sự rối loạn sinh sản tế bào, phản ánh phần nào tốc độ phát triển nhanh của bướu. Hoạt động sinh sản tế bào bướu có thể là yếu tố quan trọng dự đoán diễn tiến ung thư và hướng dẫn cách thức điều trị. Theo Silva và c.s.(11), tỉ lệ sống còn của nhóm bướu biểu hiện Ki67 thấp là 50,8%, giảm còn 32% ở nhóm bướu Ki67 cao. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, mặc dù Ki67 dương tính ở nhóm bệnh nhân tử vong (72,3%) cao hơn ở nhóm bệnh nhân còn sống (60%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả tương tự như một số nghiên cứu trước đây(5,13). Theo Motta và c.s. (2009), p53/Ki67 không liên quan với pT, pN, độ mô học của UTHM(8). Nghiên cứu này tìm thấy đồng biểu hiện p53/Ki67 chiếm tỉ lệ khá cao 54,5% và liên quan với độ mô học; nhưng không liên quan với di căn hạch, tiên lượng bệnh. Như vậy, giá trị tiên lượng UTHM của p53 và Ki67 đến nay vẫn còn chưa rõ. Tiên lượng UTHM có thể không chỉ giới hạn trong hoạt động sinh sản của các tế bào bướu. KẾT LUẬN Biểu hiện quá mức các protein p53, Ki67, p53/Ki67 thường hiện diện trong UTHM ở người Việt Nam, nhất là ở những bướu có độ mô học trung bình và cao. Nghiên cứu cho thấy sự tham gia của p53 và Ki67 trong UTHM với vai trò làm tăng sự sinh sản tế bào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bourdon J.C., De Laurenzi V., Melino G., Lane D. (2003), “p53: 25 years of research and more questions to answer”, Cell Death and Differentiation, 10, pp. 397-399. 2. Coutinho-Camillo C.M., Lourenço S.V., Nishimoto I.N., Kowalski L.P., Soares F.A. (2010), “Nucleophosmin, p53, and Ki-67 expression patterns on an oral squamous cell carcinoma tissue microarray”, Human Pathology, 41(8), pp. 1079-1086. 3. Couture C., Raybaud-Diogène H., Têtu B., Bairati I., Murry D., Allard J., Fortin A. (2002), “p53 and Ki-67 as markers of radioresistance in head and neck carcinoma”, Cancer, 94, pp. 713–722. 4. de Vicente J.C., Herrero-Zapatero A., Fresno M.F., López- Arranz J.S. (2002), “Expression of cyclin D1 and Ki-67 in squamous cell carcinoma of the oral cavity: clinicopathological and prognostic significance”, Oral Oncol, 38, pp. 301–308. 5. Dijkema I.M., Struikmans H., Dullens H.F.J., Kal H.B., van der Tweel I., Battermann J.J. (2000), “Influence of p53 and bcl-2 on proliferative activity and treatment outcome in head and neck cancer patients”, Oral Oncol, 36, pp. 54-60. 6. Huynh A.L., Zain R.B., Saitoh M. (1996), “Proliferating cell nuclear antigen (PCNA) and p53 in epithelial dysplasia and squamous cell carcinoma of oral mucosa–a marker for poor tumor differentiation, increasing nuclear atypia and invasiveness?”, Anticancer Res, 16, pp. 3059–3066. 7. Iamaroon A., Khemaleelakul U., Pongsiriwet S., Pintong J. (2004), “Co-expression of p53 and Ki67 and lack of EBV expression in oral squamous cell carcinoma”, J Oral Pathol Med, 33, pp. 30–36. 8. Motta R.D.R., Zettler C.G., Cambruzzi E., Jotz G.P., Berni R.B. (2009), “Ki-67 and p53 correlation prognostic value in Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 139 squamous cell carcinomas of the oral cavity and tongue”, Braz J Otorhinolaryngol, 75(4), pp. 544-549. 9. Ng I.O.L., Lam K.Y., Ng M., Regezi J.A. (1999), “Expression of p21/waf in oral squamous cell carcinomas–correlation with p53 and mdm2 and cellular proliferation index”, Oral Oncol, 35, pp. 63–69. 10. Pande P., Soni S., Kaur J., Argawal S., Mathur M., Shukla N.K., Ralhan R. (2002), “Prognostic factors in betel and tobacco related oral cancer”, Oral Oncol, 38, pp. 491–499. 11. Silva S.D., Agostini M., Nishimoto I.N., Coletta R.D., Alves F.A., Lopes M.A., Kowalski L.P., Graner E. (2004), “Expression of fatty acid synthase, ErbB2 and Ki-67 in head and neck squamous cell carcinoma–A clinicopathological study”, Oral Oncol, 40, pp. 688–696. 12. Sittel C., Ruiz S., Volling P., Kvasnicka H.M., Jungechulsing M., Eckel H.E. (1999), “Prognostic significance of Ki-67 (M1B1), PCNA and p53 in cancer of the oropharynx and oral cavity”, Oral Oncol, 35, pp. 593–589. 13. Stoll C., Baretton G., Ahrens C., Lohrs U. (2000), “Prognostic significance of apoptosis and associated factors in oral squamous cell carcinoma”, Virchows Arch, 436, pp. 102-108. 14. Tatemoto Y., Osaki T., Yoneda K., Yamamoto T., Ueta E., Kimura T. (1998), “Expression of p53 and p21 proteins in oral squamous cell carcinoma: correlation with lymph node metastasis and response to chemoradiotherapy”, Pathol Res Pract, 194, pp. 821–830.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_bieu_hien_protein_p53_va_ki67_trong_ung_thu_hoc_mieng.pdf
Tài liệu liên quan