Kết luận
Sau hai năm đầu thực hiện, dự án đã
mang lại một cái nhìn mới về khu vực phi
chính thức ở Việt Nam. Những chuẩn đoán
từ các số liệu hiện có đã cho phép phân
định một cách rõ ràng hơn phạm vi của khu
vực phi chính thức; nhưng những số liệu
không chính xác về khu vực này đã giải
thích lý do vì sao phải tiến hành một cuộc
điều tra mới, riêng biệt áp dụng một phương
pháp điều tra đã được kiểm chứng ở nhiều
nước đang phát triển khác. Tổng cục Thống
kê phối hợp với các nhà nghiên cứu và
chuyên gia thống kê của DIAL đã đầu tư rất
nhiều công sức cho việc xây dựng phương
pháp điều tra. Điều này đã hỗ trợ tốt hơn
cho việc điều tra một khu vực quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam, và hòa nhập
thông tin về khu vực này vào thống kê tài
khoản quốc gia. Trong giai đoạn chuyển đổi
mạnh mẽ nền kinh tế, những hiểu biết về sự
phát triển của khu vực này và ảnh hưởng
kinh tế xã hội của nó cũng sẽ giúp ích rất
nhiều cho các nhà lãnh đạo hoạch định
chính sách. Cuối cùng, nhờ sự hợp tác này,
Tổng cục Thống kê sẽ mở rộng quan hệ
quốc tế với các đối tác Pháp (DIAL, IRD,
INSEE-Cơ quan Thống kê Pháp) cũng như
với các tổ chức thống kê quốc tế cùng quan
tâm đến chủ đề này
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án quỹ đoàn kết - Ưu tiên vũ khoa học xã hội (FSP 2s) “khu vực phi chýnh thức trong nũn kinh từ viửt nam: đổc điúm, vai trò và ảnh hưởng đối với điều kiện sống của các hộ gia đình”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 2
Dù ¸n quü ®oµn kÕt −u tiªn vÒ khoa häc x· héi (fsp 2s)
“khu vùc phi chÝnh thøc trong nÒn kinh tÕ viÖt nam:
®Æc ®iÓm, vai trß vµ ¶nh h−ëng ®èi víi ®iÒu kiÖn
sèng cña c¸c hé gia ®×nh”
Jean-Pierre Cling, Đỗ Trọng Khanh,
Mireille Razafindrakoto và François Roubaud
Giới thiệu
Từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm
1986, Việt Nam đã bắt đầu chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang “nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa“, khu vực kinh tế tư nhân đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Tự do hóa nền kinh
tế, cùng với sự xuất hiện của kinh tế tư nhân
đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực
kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Tuy nhiên,
mặc dù đã có các điều tra thống kê thường
xuyên để thu thập thông tin về các doanh
nghiệp lớn trong bối cảnh kinh tế đất nước
tăng trưởng, song chúng ta vẫn chưa xây
dựng được lược đồ thống kê nào có thể vận
hành tốt và được cập nhật để thu thập thông
tin về khu vực phi chính thức ở Việt Nam.
Thiếu hụt thông tin cũng như sự mơ hồ không
kém về mức độ đóng góp của khu vực phi
chính thức là không thể xem nhẹ.
Hợp tác với Đơn vị nghiên cứu Phát
triển, Thể chế và Phân tích dài hạn (DIAL)
thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển của Pháp
(IRD), Tổng cục Thống kê Việt Nam (Viện
Khoa học Thống kê) thực hiện dự án: “Khu
vực phi chính thức trong nền kinh tế Việt
Nam: Đặc điểm, vai trò và tác động đối với
điều kiện sống của các hộ gia đình” (DIAL
và VKHTK, 2005).
1. Mục tiêu dự án
Dự án có mục tiêu nghiên cứu khu
vực phi chính thức ở Việt Nam, tập trung
vào ba chủ đề có mối quan hệ mật thiết với
nhau và cũng là mối quan tâm hàng đầu
hiện nay xét trên mức độ khó khăn để nắm
bắt thông tin:
a) Đặc điểm và vai trò của khu vực
phi chính thức trong thị trường lao động
Nghiên cứu chủ đề này thực sự là một
thách thức lớn: thực vậy, những ranh giới
cơ bản của khái niệm về khu vực phi chính
thức thì ai cũng biết; nhưng định nghĩa
chính xác khu vực này vẫn chưa rõ ràng;
hơn nữa đặc thù của các hoạt động phi
chính thức dường như là “rất khó nắm bắt”.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu
thuộc Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương (CIEM) 2003, các hoạt động kinh tế phi
chính thức hay hoạt động kinh tế ngầm ở
Việt Nam có thể được phân thành 4 loại:
- Các hoạt động kinh tế thuộc các hộ sản
xuất kinh doanh (SXKD) cá thể quy mô nhỏ.
Các hoạt động này thường đem lại những
nguồn thu nhập nhỏ và không bắt buộc phải
đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Các hoạt động kinh tế của các hộ
SXKD cá thể mà theo quy định các hoạt
động này phải đăng ký kinh doanh, nhưng
họ đã không thực hiện nghĩa vụ này. Theo
ước tính, một nửa số hộ SXKD cá thể thuộc
nhóm này (điển hình là nhiều hộ kinh doanh
taxi hay vận chuyển hành khách bằng
chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 3
phương tiện khác) đã không thực hiện đăng
ký kinh doanh;
- Các hoạt động kinh tế của các doanh
nghiệp tư nhân có đăng ký nhưng không
tuân thủ các quy định của pháp luật: i) hoặc
có hoạt động SXKD nhưng không kê khai và
do vậy không thể hiện lĩnh vực hoạt động đó
trên giấy phép đăng ký kinh doanh; ii) hoặc
không có sổ sách kế toán và không nộp báo
cáo kế toán, kê khai doanh số và lợi nhuận
thu được từ các hoạt động kinh doanh; iii)
hoặc tuyển dụng lao động không có hợp
đồng, không kê khai; iv) hoặc kinh doanh
các lĩnh vực đòi hỏi phải có giấy phép hành
nghề riêng theo quy định của pháp luật,
nhưng không có giấy phép đó;
- Cuối cùng, các hoạt động SXKD mà
pháp luật cấm khu vực kinh tế tư nhân
không được phép làm.
b) Tính năng động và ảnh hưởng của
sự phát triển khu vực phi chính thức đối
với điều kiện sống của các hộ gia đình
Đương nhiên, sự phát triển của khu vực
phi chính thức đặt ra câu hỏi về những nhân
tố quyết định tính năng động của khu vực
này và ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc
sống của dân cư. Tác giả Nguyễn Quốc Việt
(2001) đặc biệt lưu ý rằng sự tồn tại của khu
vực phi chính thức ở Việt Nam giúp cho
những người nghèo nhất có thể kiếm sống,
nhất là ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, điều
kiện làm việc ở khu vực này rất bấp bênh,
nguồn thu nhập thấp và không ổn định. Về
điểm này, chúng ta phải tìm ra lời giải cùng
với những luận chứng cụ thể cho ba câu hỏi
có liên quan chặt chẽ với nhau: (i) Có mối
liên hệ nào giữa môi trường kinh tế vĩ mô và
sự phát triển của khu vực phi chính thức?
(ii) Khu vực này có ảnh hưởng tích cực đến
điều kiện sống của các hộ gia đình hay
không? (iii) Bên cạnh đó, việc gia nhập khu
vực phi chính thức nhiều hơn khu vực chính
thức liệu có phải là nguồn gốc của sự bất
bình đẳng giữa các cá nhân? Nói cách khác,
phải chăng khu vực phi chính thức là nơi tập
trung sự nghèo đói?
Câu hỏi thứ nhất (i) liên quan đến các
nhân tố quyết định tính năng động của khu
vực phi chính thức ở cấp độ kinh tế vĩ mô.
Xét trên phương diện là khu vực thường tạo
ra công ăn việc làm chính cho lao động (đặc
biệt là ở khu vực thành thị), liệu chăng nó có
thể thu hút được lực lượng lao động dư
thừa hay không? Hơn nữa, liệu khu vực này
có thể tự tạo ra cầu cho chính mình, vận
hành theo cách thức trái với chu kỳ kinh tế
và hình thành nên một khu vực “ẩn náu” khi
khu vực chính thức suy thoái không? Hoặc
là, khu vực phi chính thức phát triển trái với
tính chất chu kỳ và có thể tận dụng lợi thế từ
tính năng động của khu vực chính thức hay
không? Điều này có thể lý giải bởi những
mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa hai
khu vực (chính thức và phi chính thức) hay
không? Nghiên cứu sâu về khu vực phi
chính thức còn góp phần đánh giá ảnh
hưởng của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.
Câu hỏi thứ hai (ii) nhằm tìm hiểu ảnh
hưởng của tính năng động khu vực phi
chính thức đối với mức sống dân cư, chúng
ta sẽ thử nghiệm hai giả thuyết dựa trên
hành vi của các hộ gia đình: giả thuyết thứ
nhất, sự đa dạng hóa nguồn thu nhập và sự
huy động lao động gia đình làm việc trong
khu vực phi chính thức liệu có thể cải thiện
sức mua hay không? Giả thuyết thứ hai, các
hộ gia đình có lựa chọn mua hàng hóa tiêu
dùng trong các cơ sở SXKD phi chính thức,
nơi có các sản phẩm rẻ hơn, đáp ứng nhu
cầu của họ hay không? Để trả lời hai câu hỏi
này, một mặt cần phải đánh giá được phần
thu nhập mà hộ gia đình thu được từ khu
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 4
vực phi chính thức, mặt khác cũng cần phải
biết được bằng cách thức nào các hộ gia
đình liên hệ với khu vực phi chính thức để
mua sắm các hàng hóa tiêu dùng.
Để tiếp cận với những xu hướng nghiên
cứu mới nhất về chất lượng cuộc sống,
chúng tôi cũng hướng nghiên cứu vào
những cảm nhận chủ quan của các hộ gia
đình. Điều này xuất phát từ nhận thức chung
về tính đa chiều của khái niệm nghèo đói
hiện nay. Khái niệm “chất lượng cuộc sống”
có hàm ý thoải mái về tinh thần, sung túc về
vật chất. Từ quan niệm của đối tượng được
nghiên cứu, bao hàm cảm giác hài lòng với
công việc, hài lòng về sự tiếp cận với các
nhu cầu cuộc sống như giáo dục, y tế, tham
gia hòa nhập vào xã hội, hài lòng với bản
thân, v.v.. Khái niệm mới này sẽ làm phong
phú hơn khái niệm cổ điển chỉ đánh giá cái
nghèo trên góc độ nghèo tiền bạc. Hướng
nghiên cứu này vừa mới được thử nghiệm ở
các nước phát triển, và vẫn chưa được tiến
hành ở các nước đang phát triển. Chẳng
hạn, chúng ta có thể tự hỏi có phải việc
tham gia của lao động gia đình vào các cơ
sở SXKD phi chính thức chỉ là làm cho vui
và để tạo dựng “mối quan hệ xã hội”, mặc
dù thu nhập thấp. Hay ngược lại, phải chăng
làm việc trong khu vực phi chính thức đem
đến cảm giác bị bỏ rơi bất kể người đó có
mức thu nhập như thế nào?
c) Khu vực phi chính thức và Nhà
nước: tác động qua lại và chính sách công
Theo định nghĩa, khu vực phi chính thức
nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước dù chỉ
một phần nhỏ. Làm thế nào để nhà nước có
thể can thiệp nhằm thiết lập một mối liên hệ
với khu vực phi chính thức thực sự là một
thách thức lớn. Về vấn đề này, chúng tôi đề
xuất hai chủ đề: một mặt là chính sách thuế,
và mặt khác tổng quan hơn là các chính sách
khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở SXKD nhỏ
và các cơ sở SXKD vi mô. Những biện pháp
tổng thể nhằm khuyến khích khu vực tư nhân
ở Việt Nam dường như chủ yếu hướng tới
các doanh nghiệp lớn cũng như các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, các cơ sở SXKD
vi mô cần phải được đặc biệt quan tâm.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng một khuôn
khổ chính thức để phát triển các cơ sở tài
chính vi mô đang trong quá trình hình thành
và các hộ SXKD cá thể với quy mô rất nhỏ có
thể là đối tượng được hưởng lợi từ biện pháp
như vậy.
Các chính sách thuế vừa là một công
cụ phân chia phúc lợi, nhưng đồng thời
cũng là một công cụ cải cách khu vực tư
nhân. Trên quan điểm hạn chế sự bất bình
đẳng, mà vẫn khuyến khích tăng trưởng
kinh tế, phân tích tác động các chính sách
thuế hiện hành và bên cạnh đó là các vấn
đề về nhân lực có thể cho những lời khuyên
bổ ích. Cụ thể hơn, chúng tôi muốn xác định
được khoản thuế mà nhà nước không thể
thu do sự tồn tại của khu vực phi chính thức.
Đồng thời việc ước tính chi phí khi áp dụng
một chính sách thuế liên quan đến khu vực
phi chính thức cũng cần được tính đến.
Bên cạnh đó, với phương pháp riêng để
theo dõi, đánh giá tác động của các chính
sách công, chúng ta có thể cùng lúc đánh giá
các chính sách thuế, các chính sách khuyến
khích hay hỗ trợ doanh nghiệp (ví dụ, có thể
phát triển các cơ sở tín dụng vi mô), cũng
như các chính sách về việc làm. Chúng tôi
đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của các
chính sách này đối với hiệu quả hoạt động
của các cơ sở SXKD phi chính thức và rộng
hơn nữa là tác dụng của các chính sách này
đối với sự phát triển của khu vực phi chính
thức. Những phương pháp mới nhất để theo
dõi, đánh giá các chính sách công được vận
dụng ở đây, biết rằng những phương pháp
này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để phân
chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 5
tích cách thức hoạt động và các phản ứng từ
khu vực phi chính thức.
2. Phương pháp nghiên cứu
Dự án giúp chuẩn đoán một phần phân
tích định lượng các cuộc điều tra hộ gia
đình. Đây là giai đoạn tiếp nối không thể
thiếu trong nghiên cứu, ngay từ khi chúng tôi
quan tâm đến các câu hỏi về phân phối thu
nhập. Các câu hỏi này nhắc đến khái niệm
tính không đồng nhất, mà chỉ các cuộc điều
tra mới cho phép tiếp cận được tất cả các
khía cạnh của vấn đề này. Quả thực, tổ
chức thực hiện và xử lý số liệu các cuộc
điều tra thống kê là một trong những điểm
mạnh của nhóm nghiên cứu. Đặc biệt, DIAL
đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều cuộc điều
tra điển hình về lĩnh vực này.
Chúng tôi đề xuất áp dụng phương pháp
điều tra khi thực hiện dự án nghiên cứu. Như
vậy, các phương pháp nghiên cứu bao gồm
cả việc vận dụng đồng thời những kỹ thuật
điều tra thống kê, phân tích số liệu, các công
cụ kinh tế lượng và mô hình hóa cũng như so
sánh đối chiếu đánh giá các chính sách công.
Tuy nhiên, theo phương pháp mà các thành
viên của DIAL thường làm, những nghiên
cứu này sẽ được thực hiện theo cách tiếp
cận đa lĩnh vực và đặc biệt tập trung vào
thống kê, kinh tế, nhân khẩu học và xã hội
học định lượng và ứng dụng.
Như đã nêu trên, bước khởi động đầu
tiên là chuẩn đoán từ những số liệu và những
nghiên cứu đã có sẵn. Phân tích kỹ những
quy định pháp luật hiện hành cũng hết sức
cần thiết nhằm đưa ra một định nghĩa chính
xác hơn về khu vực phi chính thức. Dự án đã
khai thác số liệu của các cuộc điều tra VLSS
(Điều tra mức sống dân cư) và VHLSS (từ
năm 2002 cuộc điều tra có tên mới là Khảo
sát mức sống hộ gia đình) qua các năm khác
nhau (1993, 1998, 2002, 2004, và 2006)
(xem bài viết của Razafindrakoto và Roubaud
cùng trong số này).
Bước nghiên cứu đầu tiên này cung
cấp nhận thức ban đầu về thị trường lao
động, nhưng không cho phép xác định được
chính xác khu vực phi chính thức trong nền
kinh tế. Chính vì lý do đó, dự án đề xuất một
phương pháp riêng, trong đó cần phải thực
hiện các cuộc điều tra thống kê mới. Những
số liệu chính xác từ các cuộc điều tra này sẽ
được khai thác một cách một toàn diện và
sẽ được dùng làm cơ sở cho các phân tích
và đánh giá sâu về các chủ đề riêng đã
được xác định.
Các cuộc điều tra thống kê
DIAL là một cơ quan có năng lực
chuyên môn ở tầm quốc tế về nghiên cứu
khu vực phi chính thức. Thực tế, DIAL đã
triển khai ở nhiều nước đang phát triển trên
cả ba châu lục một phương pháp điều tra
riêng biệt, để theo dõi thị trường lao động,
khu vực phi chính thức và các điều kiện
sống dân cư. Đó là phương pháp điều tra 1-
2-3, một sự cải tiến về phương pháp nghiên
cứu trong lĩnh vực thống kê. Phương pháp
này, sau khi đã được chứng minh về tính
đúng đắn trong khoa học, cả về lý thuyết và
khả năng ứng dụng, cũng như đáp ứng theo
nội dung của các khuyến nghị quốc tế về đo
lường khu vực phi chính thức, đã được
nhiều quốc gia đang phát triển chấp thuận
và được các nhà tài trợ ủng hộ.
Phương pháp điều tra 1-2-3 là một
phương pháp gồm 3 cuộc điều tra lồng ghép
nhằm thu thập thông tin về các đối tượng
khác nhau là cá nhân, cơ sở SXKD và hộ
gia đình. Pha 1 là điều tra việc làm, thất
nghiệp và điều kiện SXKD của các hộ gia
đình (Pha 1: điều tra việc làm). Pha hai là
thực hiện điều tra riêng các chủ cơ sở
SXKD phi chính thức về điều kiện SXKD,
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 6
hiệu quả kinh tế của cơ sở, cách thức tham
gia vào hoạt động sản xuất và triển vọng
(Pha 2: điều tra về khu vực phi chính
thức). Cuối cùng, pha ba, là một cuộc điều
tra về tiêu dùng của các hộ gia đình. Mục
đích của pha này nhằm đánh giá mức sống
của các hộ gia đình, và đo lường tỷ trọng
khu vực chính thức và phi chính thức trong
tiêu dùng của các hộ gia đình, và phân tích
những nhân tố quyết định sự lựa chọn nơi
mua hàng hóa (Pha 3: điều tra về tiêu
dùng và nơi mua). Kết quả phân tích các
số liệu thu được từ công cụ điều tra gốc này
(điều tra 1-2-3) được sử dụng để xử lý
những chủ đề khác nhau mà chúng tôi đề
xuất nghiên cứu trong dự án này.
Mô hình cơ bản của điều tra 1-2-3
Điều tra 1-2-3 do DIAL thực hiện có thể
được coi là “điều tra hỗn hợp chủ cơ sở/lao
động làm thuê”. Vì thế, các cuộc điều tra này
cho phép gộp câu hỏi về điều kiện sống của
các hộ gia đình (nghèo đói và bất bình đẳng)
với câu hỏi về đặc điểm của các cơ sở
SXKD. Phương pháp điều tra này rõ ràng là
rất phù hợp với trường hợp của Việt Nam
(về pháp luật, cấu trúc thị trường lao động,
và những vấn đề đặt ra, v.v..). Vì vậy,
phương pháp này rất phù hợp để phân tích
vai trò và ảnh hưởng của khu vực phi chính
thức đối với mức sống và phúc lợi của các
cá nhân cũng như cách thức phân phối thu
nhập trong dân cư.
Phương pháp mô hình hóa và đánh
giá tác động
Để hoàn thiện công tác phân tích và tìm
hiểu vai trò của khu vực phi chính thức trong
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, cần
phải đặt các kết quả này trong bối cảnh nền
kinh tế vĩ mô “đóng”, nghĩa là tính đến
những hiệu ứng ngược chiều. Như vậy
chúng ta sẽ sử dụng phương pháp mô hình
hóa kinh tế vĩ mô. Các loại mô hình khác
nhau mà các chuyên gia nghiên cứu của
DIAL rất có kinh nghiệm sẽ được xây dựng:
mô hình đầu vào-đầu ra, mô hình cân bằng
tổng thể (EGC)(1), hay mô hình mô phỏng vi
mô (Mô hình vi mô-vĩ mô, Cogneau,
Razafindrakoto và Roubaud, 1996)(2).
Ở đây cũng sử dụng các công cụ mô
hình hóa phù hợp với các đặc điểm nền kinh
tế Việt Nam, với các số liệu sẵn có và đặc
biệt với các vấn đề đặt ra về khu vực phi
chính thức. Mô hình “đầu vào-đầu ra” có thể
giúp đo lường mức độ đóng góp của khu vực
phi chính thức về lao động trực tiếp cũng như
lao động gián tiếp thông qua hiệu ứng dây
chuyền. Chúng tôi có thể sẽ sử dụng các mô
hình cân bằng tổng thể cũng như các mô
hình mô phỏng vi mô, để đánh giá tác động
của những cú sốc kinh tế vĩ mô đối với khu
vực kinh tế phi chính thức và đối với điều
kiện sống của các hộ gia đình và đối với sự
thay đổi trong phân phối thu nhập.
Pha 1
. Đặc điểm nhân khẩu –xã hội học
. Việc làm
Điều tra Lao động Việc làm
(Mẫu đại diện)
Pha 2
. Khu vực phi chính thức
Điều tra các cơ sở SXKD
phi chính thức Mẫu cấp dưới
Pha 3
. Tiêu dùng
. Điều kiện sống
Điều tra hộ gia đình
Mẫu cấp dưới
chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 7
3. Tổng kết bước đầu việc triển khai
dự án FSP 2S và những kết quả mong đợi
Giai đoạn một của dự án (2006-2007)
một mặt đã thực hiện được chuẩn đoán ban
đầu chi tiết những thông tin hiện có, và mặt
khác phân tích bối cảnh Việt Nam để tìm
hiểu khu vực phi chính thức. Đặc biệt, giai
đoạn này đã chỉ ra rằng không có một nguồn
thông tin hiện có nào có thể giúp đo lường
riêng khu vực phi chính thức và việc làm phi
chính thức. Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi
nhận thấy là cần phải xây dựng một cuộc
điều tra riêng biệt về chủ đề này, phù hợp
với hệ thống các cuộc điều tra hộ gia đình
chính thức hiện nay.
Trong giai đoạn đầu tiên, dự án DIAL-
TCTK đã thiết lập một công cụ điều tra riêng
nhằm đo lường một cách chính xác, đầy đủ
và nắm bắt được những đặc thù của khu
vực phi chính thức ở Việt Nam. Đồng thời,
nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành phân
tích từ các số liệu điều tra trước đây.
Xây dựng một cuộc điều tra thống kê
để tìm hiểu về khu vực phi chính thức
Giai đoạn này đã dựa vào việc xác định
một chiến lược đo lường khu vực phi chính
thức và việc làm phi chính thức, nhằm đưa ra
một định nghĩa mở rõ ràng, chuẩn tắc và
được chấp nhận trong bối cảnh của Việt Nam.
Trên cơ sở các khái niệm được chấp nhận
trên phạm vi quốc tế về khu vực phi chính
thức, dự án đã hỗ trợ TCTK triển khai lần đầu
tiên cuộc điều tra Lao động và Việc làm trên
phạm vi toàn quốc được tiến hành vào tháng
8/2007, từ đó thực hiện một cuộc điều tra
riêng để đo lường khu vực phi chính thức và
để nắm bắt các đặc điểm của khu vực này.
Trên cơ sở các chuẩn đoán được thực
hiện, và sau khi thống nhất với các vụ thống
kê chuyên ngành khác nhau của Tổng cục
Thống kê (Vụ Thống kê Thương mại và Giá
cả, Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Vụ
Thống kê Dân số và Lao động), điều tra lao
động việc làm hàng năm đã được xác định
là phương án tốt nhất.
Từ năm 2007, Tổng cục Thống kê đã
được phân công phụ trách thực hiện điều tra
chính thức hàng năm về lao động và việc
làm (LES hay “Điều tra Lao động và Việc
làm” trước đây do Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội thực hiện). Kết quả chuẩn
đoán được thực hiện cho các năm trước đó
cho thấy LES đã bộc lộ nhiều hạn chế, và
nhất là không thu thập được thông tin về
khu vực phi chính thức cũng như việc làm
phi chính thức. Tuy nhiên, cuộc điều tra
cũng cung cấp nhiều nội dung và tiềm năng
có thể sử dụng để hỗ trợ cho việc tìm hiểu
tầm quan trọng và các đặc điểm của khu
vực phi chính thức.
Thực vậy, sự hợp tác chặt chẽ giữa
nhóm nghiên cứu Viện KTTK-DIAL và Vụ
thống kê Dân số và Lao động của Tổng cục
Thống kê đã cho phép soạn thảo một
phương pháp điều tra phù hợp với hoàn
cảnh Việt Nam để từ nay có được những
thông tin đầy đủ, tin cậy và thích đáng về thị
trường lao động nói chung, đặc biệt là về
khu vực phi chính thức. Trong nhiều buổi
làm việc cũng như trao đổi công tác với các
chuyên gia của các tổ chức quốc tế (nhất là
Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO), đã thảo
luận và xác định các khái niệm thích đáng
và phù hợp nhất với trường hợp Việt Nam
nhằm nắm được thông tin về thị trường lao
động và khu vực phi chính thức, đồng thời
phù hợp các khái niệm chuẩn của quốc tế.
Từ kết quả của sự hợp tác này, phiếu điều
tra mới đã được thiết kế phù hợp hơn với
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 8
các khái niệm mới này. Tuy nhiên, do có
những khó khăn về tài chính và nhân lực,
lượng thông tin có thể cài đặt thêm vào
phiếu điều tra mới cũng chỉ ở chừng mực
nhất định (đảm bảo tổng cộng có khoảng
năm mươi câu hỏi), trong khi vẫn tôn trọng
quan điểm là có một phiếu điều tra có quy
mô hợp lý. Đó là những yêu cầu sao cho
phiếu điều tra được thiết kế gọn nhẹ để đảm
bảo chất lượng thông tin đồng thời đảm bảo
tính khả thi của cuộc điều tra. Tương tự như
trước đây, cuộc điều tra này được thực hiện
hàng năm (và thậm chí có thể là hàng quý).
LES sẽ cung cấp những thông tin về:
sự phân bổ lao động trong các khu vực thể
chế, lao động trong khu vực phi chính thức
theo ngành, lao động phi chính thức trong
khu vực chính thức, thu nhập từ lao động,
thu nhập có được từ khu vực phi chính thức,
đặc điểm của việc làm thứ hai (thường là
việc làm phi chính thức), cũng như các đặc
điểm chính về nhân khẩu - xã hội học của
các cá nhân trong đó nhóm dân tộc là mối
quan tâm lớn hàng đầu trong các chính sách
nhằm hạn chế bất bình đẳng ở Việt Nam
hiện nay. Vai trò của khu vực phi chính thức
và các hạn chế của nó có thể sẽ được tìm
hiểu thông qua những đặc điểm về việc làm
(tính tạm thời, thiếu việc làm, thu nhập, v.v..)
cũng như thông qua việc phân tích các khía
cạnh như thất nghiệp và không làm việc,
một bộ phận của nhóm này có thể được coi
là những lao động thoái chí.
Giai đoạn điều tra thực địa của LES đã
được tiến hành vào tháng 8/2007. Quy mô
mẫu của cuộc điều tra này rất lớn và đại
diện cho toàn quốc (173 000 hộ gia đình
được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ quốc
gia). Phiếu điều tra được phỏng vấn cho tất
cả các cá nhân từ 15 tuổi trở lên trong mỗi
hộ gia đình thuộc mẫu.
Để thu thập các thông tin sâu rộng nhất
đối với từng đơn vị SXKD phi chính thức, và
đúng theo phương pháp đã được thông qua
đối với điều tra 1-2-3 (phương pháp điều tra
đã được tiến hành tại nhiều quốc gia và đã
được chứng minh là thích hợp trên phạm vi
quốc tế), LES sẽ phải được hoàn thành trong
pha hai để có được một công cụ điều tra hoàn
thiện. Phương pháp lấy mẫu từ LES làm cho
LES đóng vai trò như một cuộc điều tra lọc.
Như vậy, điều tra khu vực phi chính thức đã
được thực hiện vào cuối năm 2007 tại Hà Nội
và đầu năm 2008 tại Tp. Hồ Chí Minh, dựa
vào mẫu cấp dưới của các đơn vị sản xuất phi
chính thức được xác định từ LES (pha hai của
cuộc điều tra). Cuộc điều tra này nhằm thu
thập các thông tin chính xác hơn về cách thức
hoạt động của các đơn vị SXKD phi chính
thức, cung và cầu các sản phẩm phi chính
thức. Cuộc điều tra đã nhận được sự hỗ trợ
của các chuyên gia thống kê của DIAL đến từ
Paris (Sébastien Merceron và Constance
Torelli). Họ đã góp phần hoàn thiện phiếu điều
tra cũng như phụ trách tập huấn cho các giám
sát viên và các điều tra viên.
Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa nhóm
nghiên cứu chính Viện KHTK-DIAL và các
cán bộ khác của các Vụ thuộc TCTK: một
mặt để phân tích các kết quả của cuộc điều
tra này; và mặt khác để điều chỉnh và cải
tiến phương pháp điều tra cũng như phiếu
điều tra trong các năm tới (vì công cụ điều
tra này được thể chế hóa và tiến hành định
kỳ hàng năm).
Trong khi thực hiện giai đoạn xây dựng
phương pháp điều tra, hai thành viên của dự
án đã có chuyến công tác tại Băngcốc để
trao đổi công việc với dự án khu vực của Ủy
ban Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc khu vực
Châu Á Thái Bình Dương (UN-ESCAP) tại
chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 9
Thái Lan, về vấn đề đo lường và phân tích
khu vực phi chính thức. Mặt khác, vào tháng
6/2007 một thành viên dự án cũng đã thực
hiện chuyến công tác tại Mông Cổ trong
khuôn khổ dự án này, một mặt nhằm hỗ trợ
Cơ quan thống kê quốc gia Mông Cổ điều tra
khu vực phi chính thức và mặt khác hỗ trợ
việc hòa hợp các phương pháp điều tra trong
phạm vi khu vực. Chuyến công tác này tạo
cơ hội để Việt Nam có thể hòa nhập vào
chương trình nghiên cứu khu vực để đo
lường và phân tích khu vực phi chính thức.
Mặt khác, cũng đã tiếp xúc với các thành viên
của Nhóm Chuyên gia Tư vấn về Thống kê
Khu vực Phi chính thức - Nhóm Delhi (điều
phối bởi Bộ phận Thống kê của Liên Hợp
Quốc, ILO, và Cơ quan Thống kê Quốc gia
Ấn độ, phụ trách soạn thảo các khuyến nghị
về định nghĩa và đo lường khu vực phi chính
thức). Tháng 10/2007, một đại diện của dự
án cũng đã tham gia hội nghị hàng năm được
tổ chức tại Genève, với triển vọng Việt Nam
sẽ chính thức gia nhập Nhóm làm việc.
Song song với việc tiến hành soạn thảo
phương pháp điều tra, chúng tôi cũng đã
thực hiện việc phân tích từ các số liệu của
VHLSS trước đây (năm 2004), cuộc điều tra
này có lợi thế là gồm một mô đun riêng về
các hộ SXKD cá thể, và ít nhiều cho phép
khoanh vùng các đặc điểm của khu vực phi
chính thức trong những năm gần đây (xem
bài viết của Razafindrakoto và Roubaud
trong cùng số này).
Mặt khác, ông Javier Herrera, một
chuyên gia nghiên cứu của DIAL tại Paris về
phân tích biến động sự nghèo đói, đã có một
chuyến công tác tại Việt Nam vào tháng
6/2007. Chuyến công tác này đã hỗ trợ việc
nghiên cứu sâu các phân tích hiện có trong
khi nghiêng về những thay đổi về các điều
kiện sống của các hộ gia đình gắn với sự biến
động trên thị trường lao động. Phân tích này
dựa trên các cuộc điều tra VHLSS đã làm
trước đây (1992, 1998, 2002, 2004). Trong
thời gian này, một cuộc hội thảo bàn tròn đã
được tổ chức giúp tăng cường việc trao đổi
giữa các nhà nghiên cứu về các vấn đề này.
Cuối cùng, việc tham gia vào các khoá
học mùa hè tổ chức tại Việt Nam vào năm
2007 bước đầu cụ thể hóa và tăng cường
sự hợp tác với các nhà nghiên cứu khác
đang nghiên cứu về vấn đề này.
- Chương trình khoá học mùa hè do
FSP tổ chức từ ngày 13 đến 19 tháng 7 năm
2007. Trong chương trình này, nhiều thành
viên của DIAL đã trình bày các ý kiến tham
luận về chỉ số quản lý công (trong buổi họp
toàn thể) và về các cuộc điều tra hộ gia đình
(trong các buổi học nhóm); một mặt để tìm
hiểu về khu vực phi chính thức và tác động
của nó, mặt khác để đo lường sự quản lý
của chính phủ và tác động của các chính
sách đối với điều kiện sống của các hộ gia
đình (Cling và cộng sự 2007; Razafindakoto
và Roubaud, 2007a).
- Chương trình khoá học mùa hè đã
được phối hợp tổ chức bởi Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Đại học Rouen và đại học
Paris-13 từ ngày 16 đến 19 tháng 7 về chủ
đề "Phát triển bền vững ở Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế". Tại đây các
thành viên của nhóm nghiên cứu DIAL đã có
các bài tham luận về hai chủ đề: khu vực phi
chính thức và thách thức của hội nhập quốc
tế; tác động xã hội của việc gia nhập WTO
(tác động đến phân phối thu nhập và điều
kiện sống của dân cư) (Cling, Razafindakoto
và Roubaud, 2007).
Bên cạnh đó, dự án cũng đã bước đầu
hợp tác với khoa Thống kê, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân: một mặt, tham gia các
buổi hội thảo về khu vực phi chính thức
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 10
dành cho các sinh viên, (Razafindakoto và
Roubaud, 2007b) và mặt khác, hướng dẫn
thực tập cho hai sinh viên tại Tổng cục
Thống kê. Trong các tháng tới, sẽ tiếp tục
tăng cường hợp tác với các cán bộ nghiên
cứu của khoa để phân tích khu vực phi
chính thức và tiến hành điều tra định tính
các cơ sở SXKD của khu vực này.
Dự án còn tiến hành đào tạo nghiên
cứu sinh cho Việt Nam ở trong nước cũng
như ở Pháp.
Những kết quả mong đợi
Từ nay đến năm 2009 dự kiến sẽ tiếp
tục và hoàn thiện các công việc đang tiến
hành như sau:
- Phân tích các kết quả ban đầu của
cuộc Điều tra Quốc gia về Lao động và Việc
làm; tổng kết chính xác quy mô khu vực phi
chính thức trên thị trường lao động ở Việt
Nam; đặc điểm của khu vực này (ngành
nghề, loại công việc, quy mô cơ sở, v.v...);
đặc điểm lao động làm việc trong khu vực
phi chính thức so với các khu vực khác;
đánh giá vai trò của các nguồn thu nhập phi
chính thức so với toàn bộ các nguồn thu
nhập mà hộ gia đình có được từ lao động;
- Thực hiện điều tra riêng về các đơn vị
sản xuất phi chính thức trên toàn quốc, cũng
như về các hộ gia đình nhất là để đánh giá
tiêu dùng các sản phẩm phi chính thức (pha
2 và pha 3 của cuộc điều tra); về phương
diện này, cuộc điều tra sẽ cho phép hòa
nhập hoàn toàn thông tin về khu vực phi
chính thức vào thống kê tài khoản quốc gia
của Việt Nam;
- Tiếp tục phân tích các số liệu từ các
nguồn thông tin hiện có (nhất là từ
VHLSS với việc sử dụng các số liệu mới
nhất, cụ thể là VHLSS 2006 ngay khi có các
cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra này);
- Tiến hành phân tích qua so sánh các
vùng nghèo đói với các vùng khác của đất
nước ngay khi có các cơ sở dữ liệu về cuộc
điều tra riêng về đánh giá Chương trình quốc
gia 135 đối với các vùng nghèo miền núi nơi
tập trung chủ yếu các dân tộc thiểu số (quý I
năm 2008). Cuộc điều tra này, hình thức
tương tự các cuộc điều tra VHLSS (với một
mô đun về việc làm nhưng với nhiều mô đun
riêng đánh giá điều kiện sống), sẽ giúp làm
phong phú thêm các nội dung nghiên cứu;
- Tiếp tục tập huấn cho cán bộ Việt
Nam về kinh nghiệm phân tích thị trường lao
động và vai trò của khu vực phi chính thức;
- Chuẩn bị một cuộc điều tra định tính
(tiếp xúc với các chủ cơ sở SXKD phi chính
thức): xác định phương pháp điều tra (xác
định mẫu, thiết kế phiếu điều tra, v.v...).
Sắp tới, dự kiến công bố và in ấn các kết
quả nghiên cứu khoa học: các kết quả chủ
yếu thu được từ các bước điều tra khác nhau;
các nghiên cứu chuyên đề, nhất là về các vấn
đề quan trọng về các chính sách công. Cụ thể
hơn, dự kiến sẽ có ba loại ấn phẩm:
- Những kết quả khai thác được một
cách hệ thống từ các cuộc điều tra, và các
kết quả này sẽ được công bố chính thức;
- Những nguyên tắc, các bước tiến
hành cụ thể của các cuộc điều tra cần được
xây dựng dưới dạng ấn phẩm công bố và
các nghiên cứu trao đổi về mặt phương
pháp luận;
- Cuối cùng, các phân tích theo các chủ
đề khác nhau và chuyên sâu sẽ được xuất
bản và công bố, như phân tích thị trường lao
động, sự thay đổi nghề nghiệp, tích lũy vốn,
hay áp dụng các chính sách thuế cho khu
vực phi chính thức, sự phát triển sản xuất và
tiêu dùng phi chính thức trong dài hạn, v.v..
chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 11
Tương tự, chúng tôi cũng sẽ tổ chức
các cuộc hội thảo chuyên đề và những buổi
giới thiệu, không chỉ là các buổi hội thảo
mang tính hàn lâm (thuần túy khoa học) mà
còn hướng tới các “nhà hoạch định chính
sách“ và đối tượng công chúng rộng rãi
quan tâm đến các chủ đề này:
- Giới thiệu kết quả với các nhà hoạch
định chính sách và các nhà tài trợ quan tâm
đến chủ đề này. Tổng cục Thống kê, cơ
quan đối tác phía Việt Nam của dự án, sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các
kết quả nghiên cứu tới ”các nhà hoạch định
chính sách” của Việt Nam. Mặt khác, mối
quan hệ đã được DIAL thiết lập với một số
nhà tài trợ sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho
việc chuyển giao thông tin trong quá trình
phân tích;
- Giới thiệu các kết quả nghiên cứu
trong các buổi thảo luận hay hội thảo
chuyên đề do các cơ quan của Việt Nam tổ
chức hay tổ chức tại các quốc gia khác;
- Kết thúc dự án, DIAL dự kiến tổ chức
một cuộc hội thảo quốc tế về thị trường lao
động và khu vực phi chính thức ở Việt Nam
và so sánh với các quốc gia khác ở các
châu lục khác. Cuộc hội thảo này sẽ được tổ
chức với sự hợp tác với các cơ quan Việt
Nam hay Pháp, tùy theo mức độ quan tâm,
cũng như chủ đề và phương pháp tiếp cận.
4. Kết luận
Sau hai năm đầu thực hiện, dự án đã
mang lại một cái nhìn mới về khu vực phi
chính thức ở Việt Nam. Những chuẩn đoán
từ các số liệu hiện có đã cho phép phân
định một cách rõ ràng hơn phạm vi của khu
vực phi chính thức; nhưng những số liệu
không chính xác về khu vực này đã giải
thích lý do vì sao phải tiến hành một cuộc
điều tra mới, riêng biệt áp dụng một phương
pháp điều tra đã được kiểm chứng ở nhiều
nước đang phát triển khác. Tổng cục Thống
kê phối hợp với các nhà nghiên cứu và
chuyên gia thống kê của DIAL đã đầu tư rất
nhiều công sức cho việc xây dựng phương
pháp điều tra. Điều này đã hỗ trợ tốt hơn
cho việc điều tra một khu vực quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam, và hòa nhập
thông tin về khu vực này vào thống kê tài
khoản quốc gia. Trong giai đoạn chuyển đổi
mạnh mẽ nền kinh tế, những hiểu biết về sự
phát triển của khu vực này và ảnh hưởng
kinh tế xã hội của nó cũng sẽ giúp ích rất
nhiều cho các nhà lãnh đạo hoạch định
chính sách. Cuối cùng, nhờ sự hợp tác này,
Tổng cục Thống kê sẽ mở rộng quan hệ
quốc tế với các đối tác Pháp (DIAL, IRD,
INSEE-Cơ quan Thống kê Pháp) cũng như
với các tổ chức thống kê quốc tế cùng quan
tâm đến chủ đề này
(1) Các nhà nghiên cứu DIAL đã xây dựng
mô hình cân bằng chung EGC (mô hình FORIN)
để nghiên cứu phản ứng của nền kinh tế
Camơrun đối với những cú sốc kinh tế vĩ mô
khác nhau trong khi xác định rõ phần thuộc khu
vực phi chính thức trong toàn bộ sự phát triển.
(2) Mô hình này đã được các nhà nghiên
cứu của DIAL sử dụng khi nghiên cứu trường
hợp Madagascar để thử nghiệm ảnh hưởng của
thị trường lao động chính thức và phi chính thức
đối với bất bình đẳng.
Tài liệu tham khảo
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2002),
Hội nghị quốc tế các nhà thống kê lao động lần
thứ 17, tại Genève.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (1993),
Hội nghị quốc tế các nhà thống kê lao động lần
thứ 1, tại Genève.
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 12
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương (CIEM) (2003), Phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
chủ đề tài Đinh Vân An, Hà Nội.
Cling J.-P., Herrera J., Razafindrakoto và
Roubaud F. (2007), Các cuộc điều tra hộ gia
đình, một công cụ đo lường để tìm hiểu khái
niệm khu vực phi chính thức, điều kiện sống của
các hộ gia đình và quản lý nhà nước, chương
trình khóa học mùa hè FSP2S, tại Tam Đảo, 16-
17/7/2007.
Cling J.-P., Razafindrakoto M. et Roubaud
F. (2007), Khu vực phi chính thức ở Việt Nam và
thách thức của hội nhập quốc tế, tham luận tại
Đại học mùa hè về Phát triển bền vững ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế do Đại học
Kinh tế Quốc dân, Đại học Rouen và Đại học
Paris 13 đồng tổ chức tại Hà Noi, 18-19/7/2007.
Cogneau D., Razafindrakoto M. và
Roubaud F. (1996), “Khu vực phi chính thức ở
thành thị và sự điều chỉnh ở Cameroun”, Tạp chí
Kinh tế Phát triển, Số 3, trang 27-63.
DIAL và Viện Khoa học Thống kê (2005),
Khu vực phi chính thức trong nền kinh tế Việt
Nam: Đặc điểm, vai trò và ảnh hưởng đến điều
kiện sống của các hộ gia đình, Dự án nằm trong
khuôn khổ nghiên cứu FSP2S, Paris và Hà Nội.
IRD và TCTK (2006), Nghiên cứu những bó
buộc và thách thức của quá trình chuyển đổi kinh
tế với Đổi mới, thảo thuận hợp tác nghiên cứu
giai đoạn 2006-2010, Paris và Hà Nội.
Lagrée S., Tessier O. và Trần Thị Lan Anh
(2007), FSP 2S hỗ trợ nghiên cứu về những
thách thức của quá trình chuyển đổi kinh tế và xã
hội ở Việt Nam, Báo cáo hoạt động, giai đoạn từ
10/1/2005 đến 9/1/2007, Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam (VASS), Hà Nội.
Marouani M.-A. và Robilliard A.-S. (2007),
Đánh giá ảnh hưởng của phân phối lại các chính
sách thương mại: chúng ta có thể hiểu gì về
những mô hình vi mô - vĩ mô, tham luận được
giới thiệu trong hội thảo do Viện Khoa học Thống
kê/TCTK tổ chức, tại Hà Nội, ngày 18 tháng 6.
Liên Hợp Quốc (1993), Sửa đổi lần thứ 4
Hệ thống Tài khoản Quốc gia, LHQ-Bộ phận
Thống kê, New-York.
Nguyễn Hữu Chí (2006), Khu vực phi chính
thức và việc làm phi chính thức ở vùng đồng
bằng sông Hồng (Việt Nam) trong quá trình hội
nhập kinh tế: so sánh với khu vực thành thị, đề
cương luận án tiến sĩ đăng ký tại Đại học Paris
13.
Nguyễn Quốc Việt (2001), “Vấn đề người
nghèo trong khu vực phi kinh tế ở thành phố Hồ
Chí Minh”, Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Dương, và
Nguyễn Quang Vinh (eds.), Vấn đề giảm nghèo
trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Razafindrakoto M. và Roubaud F. (2007a),
Các chỉ số quản lý công: Tính thích đáng, việc
sử dụng và những hạn chế, tham luận tại khóa
học toàn thể Lớp học mùa hè của dự án FSP2S,
tại Hà Nội, ngày 14 tháng 7.
Razafindrakoto M. và Roubaud F. (2007b), Khu
vực phi chính thức ở các nước đang phát triển,
một triển vọng kinh tế và thống kê, Hội thảo do
Khoa Thống kê, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
tổ chức, tại Hà Nội, ngày 16 tháng 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_quy_doan_ket_uu_tien_vu_khoa_hoc_xa_hoi_fsp_2s_khu_vuc.pdf