Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa

Sáu là: Liên kết loại hình du lịch trải nghiệm với các loại hình du lịch khác của địa phương. Cùng với việc trải nghiệm những phong tục tập quán, những nét sinh hoạt của cư dân bản địa, du khách cũng muốn được tìm hiểu, khám phá, thưởng thức những giá trị khác của điểm đến như cảnh quan, các di tích ghi lại dấu ấn của thời gian, lịch sử. Liên kết các tour du lịch, các chương trình, các loại hình du lịch khác nhau ngay tại địa phương như ở Hoằng Hóa cùng với loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, chúng ta có thể cho khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa: Bảng Môn Đình (xã Hoằng Lộc); đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh) xã Hoàng Lộc; chùa Vĩnh Gia (xã Hoằng Phương); chùa Hồi Long (xã Hoằng Thanh). hay như Tĩnh Gia cùng với loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, chúng ta có thể cho khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa như: cụm di tích Lạch Bạng; hay Mỏm đá Mặt Trời. Nếu du khách thích chúng ta có thể lên thuyền và ra đảo Mê. Liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh để làm phong phú hơn cho lịch trình chuyến đi của khách du lịch.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 70 DU LỊCH TRẢI NGHIỆM GÓP PHẦN LÀM PHONG PHÖ HƠN CHO DU LỊCH BIỂN THANH HÓA NCS. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh1 Tóm tắt: Du lịch biển được xác định là sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua ngành du lịch Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư cho du lịch biển và đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, du lịch biển vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, hệ thống sản phẩm du lịch còn đơn điệu, dịch vụ nghèo nàn, trùng lắp,... Để du lịch biển thực sự là sản phẩm mũi nhọn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp được đưa ra. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra một loại hình sản phẩm du lịch để cùng bàn luận, góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa - đó là du lịch trải nghiệm. Từ khóa: sản phẩm, du lịch biển, trải nghiệm 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Nếu như trước đây, du lịch đơn thuần được xem là một cuộc dạo chơi đến những vùng đất mới, thì ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, tri thức và nhu cầu khám phá thì việc trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những phong tục, tập quán của những địa danh đó mới đang là xu hướng được nhiều khách du lịch quan tâm, lựa chọn. Với loại hình du lịch này khách du lịch sẽ được đi sâu vào tìm hiểu, khám phá những giá trị độc đáo của điểm đến, họ sẽ được trực tiếp làm, trực tiếp tham gia trải nghiệm những điều đó chứ không chỉ còn là những người bên ngoài đứng và quan sát. Mặt khác, du lịch trải nghiệm còn giúp cho khách du lịch chủ động trong lịch trình của mình, du khách có thể chọn những điểm đến mình yêu thích, phù hợp với nhu cầu của bản thân thay vì phải đi theo một lịch trình được kế hoạch sẵn từ các hãng tour. Du lịch trải nghiệm đang trở thành loại hình du lịch hấp dẫn nhiều du khách tại Việt Nam. 2. Quan niệm về du lịch trải nghiệm Du lịch trải nghiệm được coi là một sản phẩm du lịch văn hóa, gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn văn hóa, không gian sinh hoạt truyền thống với việc giữ gìn và phát triển các sản vật địa phương. Với du lịch trải nghiệm, du khách không còn “cưỡi ngựa xem 1 Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 71 hoa”, đứng bên ngoài chiêm ngưỡng, quan sát mà họ sẽ được đắm chìm vào đời sống văn hóa, những phong tục, lễ nghi của địa danh đó, được trò chuyện, sinh hoạt cùng với người dân bản địa, từ đó sẽ hiểu hơn về văn hóa, con người, cảnh vật của mỗi địa danh mà họ được sống, được tìm hiểu và khám phá. Trong những năm gần đây, du lịch trải nghiệm đang trở thành một xu hướng lựa chọn của khách du lịch. Vậy du lịch trải nghiệm là gì? Có rất nhiều những quan niệm khác nhau về du lịch trải nghiệm, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất: “Du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hóa của mọi dân tộc khác nhau tại nơi họ đến. Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thay vì ở khách sạn thì lưu trú ngay tại nhà dân. Trong quá trình ở, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống và con người ở vùng đất đó bởi họ được: cùng ăn ở, cùng làm với gia đình chủ nhà trong không khí ấm cúng và thân thiện”2. 3. Cơ sở xây dựng loại hình du lịch trải nghiệm ở vùng biển Thanh Hóa 3.1 Cơ sở pháp lý - Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch; - Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. - Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; - Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; - Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; - Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. 2 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 72 3.2 Cơ sở thực tiễn * Nhu cầu khách du lịch Hiện nay, các du khách đang có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm gần gũi với địa phương, gần với cuộc sống của người dân hơn. Điều này có thể cho phép họ kết nối được với người dân địa phương và những địa danh độc đáo không có trên tấm "bản đồ tour" đã được định sẵn bởi các công ty du lịch. Thay vì nghe theo các hướng dẫn viên và thăm quan vội vàng những địa danh điển hình trên một chiếc xe, khách du lịch có thể trò chuyện với những người bán hàng ven đường và mặc cả giá một món đồ chưa từng nghe tới, thử một món ăn với tên gọi không thể hiểu, trải nghiệm những khoảnh khắc không được định trước và có thêm nhiều người bạn bản địa trong chuyến đi của mình. Loại hình du lịch trải nghiệm này đang trở thành “mốt” đối với nhiều khách du lịch. Một khảo sát mới nhất trên 300 người ở nhiều quốc gia cho thấy có tới 32,9% người khảo sát cho biết họ đi du lịch với mục đích học hỏi, trang bị kỹ năng mới. Quá nửa trong số đó muốn được tham gia vào đời sống bản địa để có những trải nghiệm khác biệt và thú vị. Tại Việt Nam, SocialHead thu thập số liệu từ tháng 3 đến tháng 5/2016 cho thấy có 28% người trả lời cho biết họ đi du lịch vì muốn khám phá, trải nghiệm, giải tỏa căng thẳng và tìm niềm vui. Số liệu này chứng minh rằng khi đời sống ngày càng đi lên, nhu cầu tận hưởng những kỳ nghỉ của người Việt Nam cũng trở nên tinh tế, yếu tố trải nghiệm và cảm xúc được đặt lên hàng đầu3. * Điều kiện xây dựng loại hình du lịch trải nghiệm ở vùng biển Thanh Hóa - Điều kiện về tài nguyên du lịch biển Vùng biển Thanh Hóa nằm ở khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ, vị trí tọa độ 19018’ - 20 030’ vĩ độ Bắc và 105030’- 107030’ kinh độ Đông, đường bờ biển trên 102 km. Vùng biển Thanh Hóa sở hữu nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiểng như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Quảng Lợi, Hải Hòa, Nghi Sơn,... Ngoài ra, biển Thanh Hóa còn hội tụ được những điều kiện tự nhiên lý tưởng: biển nóng ấm quanh năm, vào mùa đông nhiệt độ nước biển ít khi xuống dưới 200C, vào mùa hè nhiệt độ nước dao động ở mức 250C - 270C. Độ mặn trung bình của nước biển khoảng 3,2%. Đáy biển Thanh Hóa kéo dài ra xa với địa hình tương đối bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ Long. Biển nông so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam ở phía Bắc và Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Nam. Là vùng biển được khai thác từ rất sớm, nơi đây hiện đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa mang tính đặc trưng riêng của vùng biển Thanh Hóa: Các hình thức sinh hoạt 3 398524.html NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 73 tín ngưỡng phản ánh đặc điểm lịch sử và môi trường sinh sống với biển của cư dân nơi đây: Tục thờ thần linh biển được ngư dân Thanh Hóa tiếp thu và sáng tạo như tục thờ Cá voi ở vùng Quảng Xương và Hậu Lộc có từ thế kỷ XVI (văn bia trên đền Đức ng tại xã Quảng Thái - Quảng Xương); tục thờ Tứ Vị Thánh Nương ở các cửa biển của xứ Thanh, tục thờ Quan Sát Hải Đại Thần Đặc biệt nhiều huyền thoại, linh thần, nhân thần phản ánh tiến trình lịch sử phát triển biển Thanh Hóa như: huyền thoại Mai An Tiêm (khai phá biển và mở mang thương mại biển), Độc Cước (khai thác ngư trường), Bà Triều (bán nông, bán ngư); ngoài ra còn có các nhân thần lịch sử như: Tô Hiến Thành, Quang Trung Những lễ hội truyền thống mang đậm sắc thái văn hóa biển như: lễ cầu ngư, lễ cầu phúc, lễ hội vua Quang Trung, lễ hội mở cửa biển, lễ tống ôn, lễ hội chèo chải... Những phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như: tang ma, cưới hỏi, kiêng kỵ, tập tục truyền thống trong nghề... Những nghề thủ công truyền thống với sắc thái riêng trong từng cách thức và phương thức chế biến như: nghề làm mắm, nghề làm muối, nghề làm cá khô, nghề đóng bè mảng, nghề làm ngư cụ... Những tri thức dân gian về nghề biển để đoán định thời tiết ra khơi; xem sóng, gió, thời tiết mà xác định bãi cá, bãi tôm... Những phương thức mưu sinh của cư dân vùng biển: cách thức đánh bắt hải sản, cách thức chế biến hải sản sau khi đánh bắt... Kho tàng văn học dân gian về ca dao, tục ngữ, hò vè phản ánh cuộc sống hiện thực của cư dân trước biển, và độc đáo nhất chính là Bài ca về lịch con nước4 và Nhật trình người đi biển5 của cư dân biển Thanh Hóa. - Điều kiện về cộng đồng dân cư Vùng biển Thanh Hóa đại đa số là người Kinh sinh sống từ bao đời nay. Phương thức mưu sinh chủ yếu của họ là ngư nghiệp, nông nghiệp, diêm nghiệp, nông - ngư - diêm kết hợp đã tạo cho cộng đồng cư dân nơi đây những nét đặc thù văn hóa vừa mang tính đặc trưng của vùng biển, nhưng cũng ảnh hưởng của văn hóa vùng đồng bằng. Những nét đặc trưng văn hóa này được biểu hiện qua lối sống, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, phương thức mưu sinh... tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách khi đến tìm hiểu khám phá vùng biển Thanh Hóa. Mặt khác, khi hoạt động du lịch tại các khu vực biển của Thanh Hóa phát triển, một bộ phận cộng đồng dân cư đã tham gia vào chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch cho 4 Lịch con nước là một vấn đề khá quan trọng và phức tạp đối với những người làm nghề biển. Nước lên hay nước xuống sẽ ảnh hưởng đến đi lại và đánh bắt hải sản trên biển. Lúc nước lên thì có loại hải sản gì và đánh bắt bằng ngư cụ gì cho phù hợp? Lúc nào nước xuống cũng vậy, đó là hai thái cực đối lập nhau. 5 Đây là những kinh nghiệm của ngư dân trong việc đi lại trên biển. Đó có thể là đi đánh bắt hải sản, cũng có khi là đi vận tải, buôn bán. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 74 khách du lịch. Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai mô hình du lịch trải nghiệm, bởi họ đã là người trực tiếp tham gia và biết được những lợi ích cũng như bất cập từ hoạt động du lịch mang lại cho bản thân và địa phương mình. Trên cơ sở này, cộng đồng có ý thức hơn trong tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương. - Điều kiện về hạ tầng cơ sở + Cơ sở hạ tầng: hiện nay hệ thống giao thông đi đến các vùng biển Thanh Hóa, cụ thể là các khu vực có hoạt động du lịch phát triển rất thuận lợi. Nhiều hệ thống đường giao thông đã được làm mới, mở rộng và nâng cấp như: đại lộ Nam sông Mã, đường Voi - Sầm Sơn; tuyến đường từ quốc lộ 1A đi Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến... Hệ thống thông tin liên lạc được phổ rộng, đảm bảo nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. + Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Xác định là sản phẩm mũi nhọn của du lịch Thanh Hóa, trong những năm qua tỉnh và ngành đã rất chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách. Theo số liệu thống kê của các huyện ven biển phát triển hoạt động du lịch có 582 cơ sở lưu trú (thành phố Sầm Sơn 410 cơ sở; huyện Hoằng Hóa 57 cơ sở và huyện Tĩnh Gia 115 cơ sở)6 đảm bảo phục vụ nhu cầu nghỉ của khách du lịch; hệ thống nhà hàng đa dạng với nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu ăn và thưởng thức ẩm thực. Ngoài ra, tăng cường sự đa dạng trong hoạt động du lịch, các khu vực biển Thanh Hóa cũng rất chú trọng đầu tư hệ thống các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách như năm 2017 khu du lịch Hải Tiến của huyện Hoằng Hóa đã khai trương khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh; hệ thống các chợ hải sản phục vụ nhu cầu mua sắm của khách. - Điều kiện về thị trường khách Du lịch biển xứ Thanh đã được biết đến từ rất lâu và là điểm đến của nhiều khách du lịch khi lựa chọn loại hình du lịch biển. Hàng năm, du lịch biển Thanh Hóa thu hút hàng triệu lượt khách đến để nghỉ dưỡng. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và số liệu báo cáo của các huyện có phát triển du lịch biển trong năm 2017 có hơn 5 triệu lượt khách đến với các vùng biển Thanh Hóa (trong đó thành phố Sầm Sơn 3,8 triệu lượt; huyện Hoằng Hóa 1,2 triệu lượt và huyện Tĩnh Gia 395 nghìn lượt). Nhìn chung, thị trường khách du lịch đến với du lịch biển Thanh Hóa chủ yếu là khách nội địa và khách ở các tỉnh phía bắc. Đối với khách quốc tế có xu hướng tăng gần đây. Đây là cơ sở quan trọng để du lịch biển Thanh Hóa đa dạng loại hình sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. 6 Số liệu báo cáo của các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 75 4. Đề xuất một số mô hình du lịch trải nghiệm tại vùng biển Thanh Hóa Nhằm đa dạng hơn nữa sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa và xây dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch biển, đồng thời thực hiện được mục tiêu đưa du lịch tỉnh nhà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Xin được đề xuất một vài mô hình du lịch trải nghiệm trên cơ sở khai thác những điều kiện sẵn có của các vùng biển xứ Thanh: Tên sản phẩm Mục đích Mô tả Yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất/ năng lực Tôi là một ngư dân Khách du lịch được tham gia trực tiếp cùng với người dân vào các công việc hàng ngày của họ. Cùng ngư dân tham gia kéo rùng, câu mực, đi đánh cá lộng, đan lưới, sửa chữa tàu thuyền, thu hoạch cá, chế biến các món ăn từ những sản phẩm mà họ đánh bắt được - Thành lập một đội thuyền đánh bắt cá tham gia phục vụ khách du lịch. - Có đủ hệ thống các phương tiện đảm bảo an toàn để du khách tham gia trải nghiệm. - Ngư dân được tập huấn các kỹ năng cần thiết trong ứng xử, phục vụ khách. Một ngày ở làng nghề Khách được thăm quan và trải nghiệm quy trình sản xuất các loại mắm Được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất, chế biến các loại mắm. Từ việc chọn cá, ướp cá, ủ cá... đến khi quy trình cuối cùng là rút nỏ (thành sản phẩm). - Quy hoạch khu vực sản xuất và chế biến các loại mắm. - Có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cơ bản của khách du lịch (ăn, nghỉ). - Tập huấn cho những hộ dân tham gia vào mô hình những kỹ năng trong giao tiếp ứng xử cũng như các quy trình phục vụ khách. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 76 Ra khơi với chiếc bè mảng Khách du lịch sẽ có những trải nghiệm thú vị trên biển với chiếc bè mảng Được ra khơi bằng chiếc bè mảng truyền thống mà không có sự hỗ trợ của phương tiện và máy móc hiện đại. - Phục hồi lại những chiếc bè mảng truyền thống và thành lập một nhóm chuyên trách hoạt động này. - Tập huấn cho ngư dân hoặc những người trực tiếp phụ trách hoạt động trải nghiệm những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi ra khơi, kỹ năng sơ cấp cứu khi trên biển. - Có các thiết bị bảo đảm sự an toàn cho khách du lịch. Diêm ngư chuyên nghiệp Du khách sẽ được trải nghiệm những điều thú vị để làm ra muối Được tham gia vào các quy trình để làm ra muối. - Quy hoạch vùng sản xuất muối để du khách có thể trải nghiệm. - Tập huấn cho người dân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để hướng dẫn khách. - Có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách. Nông dân vùng biển Cùng với các hoạt động của du lịch biển, du khách sẽ được tham gia vào các hoạt động của những người nông - Du khách sẽ trải nghiệm các hoạt động trồng trọt của người nông dân: từ làm đất, trồng cây, tỉa hạt, chăm sóc và thu hoạch. - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp. - Có hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 77 dân vùng biển. Từ những trải nghiệm này du khách sẽ khám phá ra được sự khác biệt giữa làm nông nghiệp ở vùng đồng bằng và vùng biển 5. Đề xuất giải pháp triển khai mô hình du lịch trải nghiệm tại vùng biển Thanh Hóa Để những mô hình du lịch trải nghiệm trên được ứng dụng vào thực tế tại các vùng biển Thanh Hóa, chúng ta cần: Một là: Xác định thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu (target market) là phân đoạn khách hàng nhất định mà doanh nghiệp hướng tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp và nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó7. Như vậy, để có thể phát triển được một sản phẩm mới, việc đầu tiên chúng ta phải xác định được thị trường khách hàng mục tiêu hướng đến của sản phẩm đó là ai? Sản phẩm của chúng ta thỏa mãn được những đối tượng nào? Để từ đó có được kế hoạch, chương trình xây dựng những sản phẩm, có chiến lược quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút khách đến với sản phẩm của mình. Đối với du lịch biển Thanh Hóa hiện nay chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa có cơ cấu rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, có thể đi lẻ, đi theo đoàn hoặc cùng gia đình...; mục đích đi du lịch cũng khác nhau, nhưng chủ yếu là tắm biển, tham quan và trải nghiệm những điểm độc đáo của địa phương. Thị trường khách chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Thị trường khách quốc tế đến du lịch biển Thanh Hóa nói riêng và du lịch Thanh Hóa nhìn chung chưa cao và chủ yếu là châu Âu, sản phẩm du lịch hấp dẫn họ là du lịch trải nghiệm với cộng đồng, du lịch di sản và du lịch kết hợp công vụ8. Qua đây có thể thấy, đa phần khách du lịch đến với vùng biển Thanh Hóa đều có nhu cầu muốn được trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Vấn đề 7 8 Đề án xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 78 đặt ra ở đây là chúng ta cần phải có những kế hoạch, phương án để thu hút khách biết đến và sử dụng những sản phẩm du lịch trải nghiệm của chúng ta. Hai là: Lựa chọn và xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm cho từng khu vực Cần điều tra, đánh giá một cách toàn diện về tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng cũng như điều kiện của từng khu vực biển Thanh Hóa. Trên cơ sở đánh giá phân loại, sẽ xác định thế mạnh loại hình du lịch trải nghiệm cho từng khu vực. Từ đó có chương trình tổng thể cho cả vùng biển Thanh Hóa nhằm tránh sự trùng lắp, na ná giống nhau trong sản phẩm du lịch trải nghiệm. Đồng thời, sẽ giúp mỗi khu vực biển Thanh Hóa phát huy được đặc điểm riêng và thế mạnh của mình, tạo sự phong phú trong sản phẩm du lịch biển. Ví dụ như cũng sản phẩm du lịch trải nghiệm "Tôi là một ngư dân" nhưng ở mỗi khu vực biển lại có những trải nghiệm khác nhau: Ở Hoằng Hóa sẽ cho du khách trải nghiệm phương thức đánh bắt cá bằng những chiếc bè tre truyền thống của cư dân vùng biển; ở Sầm Sơn du khách sẽ được trải nghiệm một trong những phương thức khai thác hải sản của ngư dân nơi đây là kéo rùng; đối với khu vực vùng biển huyện Tĩnh Gia du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên biển vào ban đêm để câu mực và thưởng thức món mực nhảy tươi ngon của người dân biển... Sản phẩm du lịch trải nghiệm từng khu vực biển cần phát triển có trọng tâm và tập trung, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” chỗ nào cũng có, nhà nào cũng có. Muốn làm được điều này cần có quy hoạch cụ thể cho từng khu vực và những nơi triển khai mô hình phải có đủ điều kiện để thực hiện mô hình sản phẩm này như: phương tiện, con người, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch, sự đảm bảo an toàn cho khách trải nghiệm... Trong xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc biệt là các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa, du lịch sinh thái cần đặt mục tiêu bảo tồn, gìn giữ phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương - yếu tố tạo nên sự khác biệt. Có trách nhiệm với môi trường và xã hội, có sự tham gia tích cực của cộng đồng... Đa dạng và nâng cao hệ thống dịch vụ du lịch nhằm làm phong phú hơn chương trình cho khách du lịch tại mỗi điểm đến. Ba là: Sự sẵn sàng của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch trải nghiệm Địa phương cần có các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng cư dân về lợi ích của việc đưa các sản phẩm du lịch trải nghiệm vào khai thác phục vụ du khách. Từ đó cộng đồng dân cư hiểu được vị trí, vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình trong xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm. Đồng thời, tạo cho họ một tư thế sẵn sàng trong cung ứng sản phẩm du lịch trải nghiệm. Điều này rất quan trọng bởi họ chính là hạt nhân trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch trải nghiệm. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 79 Các cơ quan quản lý, cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa; UBND tỉnh, các huyện có phát triển du lịch biển và các cơ sở đào tạo du lịch cần xây dựng các chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân tham gia trực tiếp vào quy trình tạo ra sản phẩm du lịch trải nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đồng thời, trang bị cho họ những hiểu biết về những mặt trái mà sự phát triển này có thể mang lại, nhằm giảm bớt những nguy cơ và hậu quả không mong muốn. Địa phương cũng cần có các chương trình thăm quan, học tập kinh nghiệm các địa phương có triển khai mô hình sản phẩm tương tự để qua đó người dân sẽ học hỏi những việc làm hay, làm tốt của các mô hình đó; rút kinh nghiệm những điểm còn thiếu sót khi triển khai mô hình sản phẩm này tại địa phương. Bốn là: Cơ chế chính sách hỗ trợ Song song với việc tập trung nguồn lực cho các sản phẩm du lịch truyền thống của vùng biển, cần có sự tập trung nguồn lực cho phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nhằm hướng đến việc nâng cao đẳng cấp của sản phẩm du lịch và kết hợp với du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch di sản tạo sự đồng bộ và đa dạng cho sản phẩm du lịch biển nói riêng và du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung. Chính sách ưu tiên trong đào tạo, phát triển người dân địa phương tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiêm theo hướng đạt chuẩn. Cần có cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, vốn, các điều kiện cho người dân tham gia và thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm để người dân có thể đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng những nhu cầu của khách khi tham gia trải nghiệm (nhà vệ sinh, khu vực nghỉ ngơi, các phương tiện để khách trải nghiệm, các dịch vụ hỗ trợ...). Năm là: Tuyên truyền quảng bá sản phẩm Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá, thực hiện đồng bộ và nhiều giải pháp với chiến lược cụ thể, cả chiều sâu lẫn chiều rộng, tạo hiệu ứng lan tỏa với sự phong phú đa đạng của các hình thức tổ chức như: tập gấp, tờ rơi, pano quảng cáo tại điểm đến, qua các phương tiện thông tin đại chúng, những bộ phim ngắn giới thiệu về các hoạt động trải nghiệm... Trong công tác quảng bá du lịch hiện nay đặc biệt chú ý đến những ứng dụng từ cuộc cách mạng khoa học 4.0 mang đến cho du lịch. Xây dựng rõ ràng thông điệp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch trải nghiệm. Nội dung thông điệp về sản phẩm du lịch trải nghiệm ở vùng biển Thanh Hóa cần ấn tượng, tạo được sức hút với khách du lịch, ví dụ như “Không phải tất cả những chuyến du lịch thú vị đều diễn ra đúng như kế hoạch của bạn. Những điều thú vị sẽ luôn đến bất NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 80 ngờ không theo cách bạn muốn trong suốt chuyến đi” hoặc “Bạn sẽ không bao giờ biết đến sự khác biệt của một nơi nào khác cho đến khi bạn thực sự đã ở đó và trải nghiệm chúng” hay như “Du lịch thực sự không phải là có bao nhiêu những chuyến đi sang trọng, mà là rút ra được trải nghiệm gì từ những điểm đến khác nhau và những nền văn hóa khác nhau”; “Đừng ở mãi trong vùng an toàn của bạn, hãy thử đến những nơi kỳ lạ, nơi bạn có thể học được những cách nhìn mới về cuộc sống”... Tập trung kinh phí thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp, bài bản, theo chiến lược, kế hoạch, chiến dịch xúc tiến quảng bá, truyền thông chung của du lịch biển. Định kỳ nghiên cứu thị trường để rà soát thông tin về nhận diện của thị trường đối với sản phẩm du lịch trải nghiệm để điều chỉnh phù hợp. Sáu là: Liên kết loại hình du lịch trải nghiệm với các loại hình du lịch khác của địa phương. Cùng với việc trải nghiệm những phong tục tập quán, những nét sinh hoạt của cư dân bản địa, du khách cũng muốn được tìm hiểu, khám phá, thưởng thức những giá trị khác của điểm đến như cảnh quan, các di tích ghi lại dấu ấn của thời gian, lịch sử... Liên kết các tour du lịch, các chương trình, các loại hình du lịch khác nhau ngay tại địa phương như ở Hoằng Hóa cùng với loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, chúng ta có thể cho khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa: Bảng Môn Đình (xã Hoằng Lộc); đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh) xã Hoàng Lộc; chùa Vĩnh Gia (xã Hoằng Phương); chùa Hồi Long (xã Hoằng Thanh)... hay như Tĩnh Gia cùng với loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, chúng ta có thể cho khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa như: cụm di tích Lạch Bạng; hay Mỏm đá Mặt Trời. Nếu du khách thích chúng ta có thể lên thuyền và ra đảo Mê... Liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh để làm phong phú hơn cho lịch trình chuyến đi của khách du lịch. 6. Kết luận Du lịch trải nghiệm đang là một xu hướng mới trong phát triển du lịch và trở thành loại hình du lịch hấp dẫn nhiều du khách tại Việt Nam. Việc xây dựng loại hình du lịch trải nghiệm sẽ làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa. Không chỉ vậy, việc xây dựng các tour du lịch trải nghiệm là một mũi tên trúng nhiều đích: không chỉ làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa, khai thác được các tiềm năng du lịch, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông dân, ngư dân mà nó còn góp phần hữu hiệu vào việc bảo tồn các giá trị của di sản vùng biển xứ Thanh. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 81 Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tổng kết công tác văn hóa - thông tin năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của các huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn. [2]. Đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030. [3]. [4]. huu-second-home-398524.html ROLE OF EXPERIENTIAL TOURISM TO MARINE TOURISM IN THANH HOA Nguyen Thi Truc Quynh, Ph.D student Abstract: Marine tourism is considered as a key tourism product of Thanh Hoa province. In the past years, Thanh Hoa tourism has paid much attention to marine tourism and achieved certain achievements. However, potential and inherent advantages of marine tourism has not been exploited and tourism product system is still in a poor condition,... Diversification of tourism products is one of the solutions offered to develop marine tourism as a key product. The paper displays experiential tourism to enrich marine tourism in Thanh Hoa. Key words: product, marine tourism, experience (Người phản biện: TS. Vũ Văn Tuyến; ngày nhận bài: 11/9/2017; ngày gửi phản biện 20/9/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_trai_nghiem_gop_phan_lam_phong_phu_hon_cho_du_lich_b.pdf
Tài liệu liên quan