Trên cơ sở thừa nhận tố cáo nặc danh,
Dự thảo Luật cần đưa ra các khái niệm cũng
như xác định quy chế pháp lý liên quan đến
tố cáo nặc danh, mạo danh. Hiện nay, Luật
Tố cáo năm 2011 chỉ quy định “người tố
cáo có có nghĩa vụ nêu rõ họ tên, địa chỉ
của mình” và không đưa ra khái niệm về tố
cáo nặc danh, mạo danh. Dự thảo Luật có đề
cập đến tố cáo nặc danh và tố cáo mạo danh
nhưng vẫn đi theo các quy định của Luật Tố
cáo năm 2011 là không đưa ra khái niệm thế
nào là tố cáo nặc danh, mạo danh. Việc đưa
ra các khái niệm về tố cáo nặc danh, mạo
danh trong pháp luật tố cáo là rất cần thiết
và phải được định nghĩa cụ thể tại Điều 2
Dự thảo Luật về giải thích từ ngữ. Theo đó,
Điều 2 Dự thảo Luật về Giải thích từ ngữ có
thể quy định:
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
Tố cáo nặc danh là việc người tố cáo
giấu đi tên, họ, địa chỉ cũng như các thông tin
cá nhân khác của mình để báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành
vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức,
cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo mạo danh là việc một người
tố cáo sử dụng tên, họ, địa chỉ cũng như các
thông tin cá nhân của một người khác để báo
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức”.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự thảo luật tố cáo sửa đổi và vấn đề tố cáo nặc danh, mạo danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ THẢO LUẬT TỐ CÁO SỬA ĐỔI
VÀ VẤN ĐỀ TỐ CÁO NẶC DANH, MẠO DANH
Tóm tắt:
Tố cáo là một trong những quyền hiến định của công dân. Năm
2011, Quốc hội đã ban hành Luật Tố cáo nhằm bảo đảm quyền tố
cáo của công dân. Tuy nhiên, qua 7 năm triển khai thi hành, Luật
Tố cáo năm 2011 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hiện nay, Quốc
hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo năm 2011. Trên cơ
sở nghiên cứu Dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi, bài viết phân tích về
vấn đề tố cáo nặc danh, mạo danh.
Cao Vũ Minh*
* TS. Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
Denunciation is one of the constitutional rights of citizens. In 2011,
the National Assembly promulgated the Law on Denunciation to
ensure the citizens’rights to denounce. However, for a period of
7 years on the enforcement, the Law on Denunciations of 2011
has revealed a number of shortcomings and inadequacies. At
present, the National Assembly considers the amendments and
supplements to the Law on Denunciations. Based on the draft
law on denunciation, the article analyzes the issue of anonymity,
impersonation.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hiến pháp, tố cáo, tố cáo nặc
danh, mạo danh
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 23/05/2018
Biên tập : 29/05/2018
Duyệt bài : 01/06/2018
Article Infomation:
Keywords: Constitution, denunciation,
anonymity, impersonation
Article History:
Received : 23 May 2018
Edited : 29 May 2018
Approved : 01Jun 2018
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Tố
cáo năm 2011
Tố cáo là việc công dân báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết
về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức. Đồng thời, thông qua việc
thực hiện quyền tố cáo, công dân đã trực tiếp
tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã
hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà
nước. Với ý nghĩa đó, Nhà nước tôn trọng và
có những thiết chế nhằm bảo đảm cho công
dân thực hiện quyền này trên thực tế, xứng
đáng với tầm vóc là một quyền hiến định.
Luật Tố cáo năm 2011 được ban hành và đi
vào cuộc sống đã tạo ra hành lang pháp lý
thông thoáng cho việc thực hiện quyền tố
cáo của công dân trên thực tế. Tuy nhiên,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 11(363) T6/2018
với sự phát triển không ngừng của các quan
hệ xã hội, Luật Tố cáo năm 2011 dần bộc lộ
nhiều bất cập, khiếm khuyết.
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu về những hạn chế, bất cập của Luật Tố
cáo năm 20111. Do đó, sửa đổi, bổ sung Luật
Tố cáo năm 2011 là vấn đề cấp thiết. Bên
cạnh đó, trong mối tương quan với “luật
gốc” - Hiến pháp năm 2013 - thì Luật Tố
cáo năm 2011 là “luật phái sinh”. Do đó, về
nguyên tắc, “luật phái sinh” phải phù hợp
với “luật gốc”. Trong bối cảnh Hiến pháp
năm 2013 đã có hiệu lực thi hành thì Luật Tố
cáo năm 2011 cũng phải có những sửa đổi,
bổ sung sao cho phù hợp các quy định trong
Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, các cơ quan
có thẩm quyền đang trình Quốc hội xem xét,
thông qua Dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi. Trên
cơ sở nghiên cứu Dự thảo Luật Tố cáo sửa
đổi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (sau đây
gọi là Dự thảo Luật)2, chúng tôi có một số ý
kiến về khái niệm tố cáo đặt trong mối tương
quan với vấn đề tố cáo nặc danh và tố cáo
mạo danh.
2. Về khái niệm “tố cáo” trong Dự thảo
Luật Tố cáo sửa đổi
Khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật quy
định: “Tố cáo là việc cá nhân theo quy định
của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm
pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và
1 Cao Vũ Minh, Một số bất cập trong các quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 4, 2016; Nguyễn Thị Hồng Thúy, Quy định về bảo vệ người tố cáo ở một số quốc gia trên thế giới và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam, Tạp chí Thanh tra số 3, 2018; Hồ Thị Thu An, Áp
dụng pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo - thực trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18, 2011.
2 h t t p : / / d u t h a o o n l i n e . q u o c h o i . v n / D u T h a o / L i s t s / D T _ D U T H A O _ L U AT / V i e w _ D e t a i l .
aspx?ItemID=1297&TabIndex=1&LanID=1298.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Lê Minh Tâm (chủ biên), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2006, tr. 497 - 499.
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”.
Tuy nhiên, việc đưa ra định nghĩa
như trên là không chính xác và có nhiều
hạn chế. Cụ thể, Dự thảo Luật đã không sử
dụng chính xác thuật ngữ pháp lý. Vi phạm
pháp luật phải thỏa mãn các điều kiện như: i.
hành vi trái pháp luật; ii. nguy hiểm cho xã
hội, iii. có lỗi; iv. chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý3. Như vậy, có thể khẳng định,
vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
Do đó, không thể sử dụng thuật ngữ “hành
vi vi phạm pháp luật”, bởi như đã trình bày
“vi phạm pháp luật” trước hết đã là hành vi
và tất nhiên đây là hành vi trái pháp luật.
Đáng tiếc là ngay từ khái niệm, Dự thảo
Luật đã nhiều lần sử dụng thuật ngữ “hành
vi vi phạm pháp luật”.
Ngoài ra, từ khái niệm này, Dự thảo
Luật đã xác định không chính xác về đối
tượng tố cáo. Theo đó, đối tượng tố cáo phải
là hành vi trái pháp luật chứ không phải là
hành vi vi phạm pháp luật như quy định tại
Điều 2 Dự thảo. Vi phạm pháp luật là một
loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Đó là hành vi
(hành động hoặc không hành động) do các
chủ thể pháp luật (cá nhân hoặc tổ chức) thực
hiện (một cách cố ý hoặc vô ý) trái với các
yêu cầu của quy phạm pháp luật, xâm hại
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 11(363) T6/2018
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ4.
Nói cách khác, vi phạm pháp luật là hành vi
trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ5. Vi
phạm pháp luật phải chứa đựng yếu tố “hành
vi trái pháp luật”. Ngược lại, có “hành vi trái
pháp luật” thì chưa chắc đã là vi phạm pháp
luật. Thẩm quyền kết luận có vi phạm pháp
luật hay không là thuộc về các cơ quan nhà
nước. Công dân không có quyền kết luận về
hành vi vi phạm pháp luật để báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết.
Có chăng, công dân chỉ có thể nhận diện về
hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức,
cá nhân để tố cáo, còn kết luận về vi phạm
pháp luật phải thuộc về cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Nếu so sánh với quy định
tương ứng trong Hiến pháp năm 2013 thì
khái niệm tố cáo trong Dự thảo Luật cũng
không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp
năm 2013. Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”. Như vậy, theo Hiến pháp năm 2013,
chỉ cần công dân xác định được hành vi trái
pháp luật là đã có thể thực hiện việc tố cáo
của mình.
Nếu so sánh khái niệm “tố cáo” trong
Dự thảo Luật với khái niệm “khiếu nại” được
quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011 thì
sẽ thấy rõ sự bất cập này. Khoản 1 Điều 2
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khiếu
nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
4 Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2003,
tr. 389.
5 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 392.
có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của mình”. Luật Khiếu nại
năm 2011 rất chính xác khi sử dụng thuật
ngữ “khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật”. Rõ ràng,
với khả năng của mình, công dân chỉ có thể
nhận diện được hành vi trái pháp luật, còn
vi phạm pháp luật phải trải qua nhiều công
đoạn khác nhau từ chứng minh, điều tra, xét
xử mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Thiết nghĩ, đó là công việc của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chứ không phải của
công dân.
Điểm c khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật
quy định người tố cáo phải “chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của
mình”. Với khái niệm “tố cáo” vừa nêu, Dự
thảo Luật không những không bảo vệ người
tố cáo mà còn có thể hạn chế quyền tố cáo
của công dân. Thật vậy, nếu công dân không
chắc chắn chứng minh được hành vi vi phạm
pháp luật mà tiến hành tố cáo thì nguy cơ
phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung tố cáo của mình” là rất cao. Với
khả năng, nhân lực, vật lực của mình, công
dân không thể làm thay Nhà nước trong việc
chứng minh có hay không vi phạm pháp
luật. Nếu không thể chứng minh được có vi
phạm pháp luật thì rõ ràng công dân sẽ e
ngại trong việc thực hiện quyền tố cáo. “Mũ
ni che tai”, “nhắm mắt làm ngơ” là những
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 11(363) T6/2018
trạng thái có thể xảy ra nếu bắt buộc công
dân phải chứng minh có vi phạm pháp luật
mới được thực hiện quyền tố cáo, bởi nếu
không chứng minh được vi phạm pháp luật
thì công dân có thể phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
Theo chúng tôi, “tố cáo” là khái niệm
rất quan trọng của Dự thảo Luật. Do đó, khái
niệm này cần được chuẩn hóa trên cơ sở loại
trừ những hạn chế vừa nêu. Theo chúng tôi,
khái niệm “tố cáo” cần phải được quy định
chính xác như sau:
“Tố cáo là việc cá nhân theo quy định
của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái
pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, gồm:
a) Tố cáo hành vi trái pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi trái pháp luật về quản
lý nhà nước trong các lĩnh vực”.
3. Vấn đề tố cáo nặc danh, mạo danh
trong Dự thảo Luật
Theo quy định của Dự thảo Luật, khi
tiến hành tố cáo, người tố cáo có nghĩa vụ
cung cấp họ, tên, địa chỉ của mình. Nói cách
khác, các thông tin cá nhân của người tố
cáo phải được cung cấp cho các chủ thể giải
quyết tố cáo. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, người tố cáo vì muốn che giấu thông tin
cá nhân nên các thông tin này không được
cung cấp thông qua việc tố cáo. Người tố
cáo có thể thực hiện việc che giấu thông tin
cá nhân thông qua các hình thức tố cáo mà
6 Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 1225.
7 Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Sđd, tr. 1138.
không rõ họ tên hoặc sử dụng họ tên của
người khác để tố cáo.
Từ thực tế này, Điều 25 Dự thảo Luật
đã “mạnh dạn” quy định về tiếp nhận, xử lý
thông tin tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của
người tố cáo hoặc sử dụng họ tên của người
khác để tố cáo. Nghiên cứu tên của Điều 25
Dự thảo Luật, có thể thấy, ngoài tố cáo chính
danh (xác định cụ thể được họ tên, địa chỉ
của người tố cáo) thì có hai trường hợp xảy
ra: i. không rõ họ tên, địa chỉ của người tố
cáo; ii. sử dụng họ tên của người khác để tố
cáo. Chúng tôi cho rằng, tuy không nói rõ
nhưng trường hợp “không rõ họ tên, địa chỉ
của người tố cáo” thì đây là tố cáo nặc danh,
còn “sử dụng họ tên của người khác để tố
cáo” thì đây là tố cáo mạo danh.
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam thì
“nặc danh” (nặc: giấu, danh: tên) là “giấu
tên”6, “mạo danh” là (mạo: giả dối, danh:
tên) là “giả tên của người khác” 7. Như vậy,
có thể hiểu, tố cáo nặc danh tức là người thực
hiện việc tố cáo giấu đi tên, họ cũng như
các thông tin cá nhân khác của mình. Do đó,
trong đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của
người tố cáo. Trong khi đó, tố cáo mạo danh
là việc người thực hiện tố cáo không dùng
tên, tuổi, thông tin của mình khi điền vào
trong đơn tố cáo mà dùng danh nghĩa của
một chủ thể khác.
Qua phân tích trên, có thể thấy tố cáo
nặc danh, mạo danh có những điểm tương
đồng với tố cáo chính danh. Cụ thể:
Xét về mặt bản chất: tố cáo cho dù là
nặc danh, mạo danh thì cũng chính là việc
chủ thể tố cáo chuyển tải thông tin về hành
vi trái pháp luật đến chủ thể có thẩm quyền
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 11(363) T6/2018
giải quyết tố cáo. Sự khác biệt cơ bản là
trong tố cáo chính danh thì chủ thể có thẩm
quyền giải quyết tố cáo xác định được rõ
ràng, chính xác về người tố cáo. Ngược lại,
trong tố cáo nặc danh thì không thể xác định
chính xác, rõ ràng người tố cáo do các thông
tin của người bị tố cáo bị giấu đi (nặc danh)
hay bị mạo nhận (mạo danh).
Xét về đối tượng: đối tượng của tố cáo
chính danh là hành vi trái pháp luật của cá
nhân cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của
Nhà nước, cá nhân, tổ chức. Tương tự, khi
tiến hành tố cáo nặc danh, mạo danh, đối
tượng tố cáo cũng là các hành vi mà các chủ
thể tố cáo nặc danh, mạo danh cho rằng đó là
trái pháp luật của các chủ thể khác.
Xét về mục đích: mục đích của tố cáo
chính danh là hướng đến việc truy cứu trách
nhiệm các chủ thể có hành vi vi phạm nhằm
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị hành
vi trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại. Như vậy, mục đích của tố cáo
không chỉ xuất phát từ việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà
còn hướng đến mục đích ngăn chặn, chấm
dứt hành vi vi phạm, buộc những chủ thể
thực hiện vi phạm pháp luật phải gánh chịu
chế tài theo quy định pháp luật. Tuy nhiên,
trên thực tế, không phải mọi tố cáo của các
chủ thể cũng hướng đến việc truy cứu trách
nhiệm đối với vi phạm pháp luật mà một số
chủ thể dùng việc tố cáo với mục đích xấu
nhằm đưa ra thông tin thiếu chính xác, sai
sự thật nhằm xuyên tạc, vu khống, gây rối
an ninh, trật tự, làm ảnh hưởng đến uy tín,
danh dự, nhân phẩm của người khác. Tố cáo
nặc danh, mạo danh cũng bao hàm cả hai
mục đích trên bởi xét cho cùng tố cáo nặc
danh, mạo danh cũng chỉ là một trong những
cách thức tố cáo mà chủ thể tố cáo muốn
thực hiện. Do đặc trưng tố cáo nặc danh,
mạo danh là chủ thể tố cáo không cung cấp
những thông tin cá nhân nên nhiều chủ thể
đã lợi dụng các hình thức tố cáo này để tố
cáo với mục đích xuyên tạc, vu khống và
nhằm trốn tránh trách nhiệm của người tố
cáo trước pháp luật.
Tố cáo nặc danh, mạo danh ngoài các
đặc điểm chung như đã phân tích ở trên thì
giữa chúng còn có sự khác biệt nhất định.
Theo đó, trong đơn tố cáo nặc danh người tố
cáo giấu các thông tin tên tuổi, địa chỉ, nơi
công tác và các thông tin khác. Do đó, khi
tiếp nhận đơn tố cáo nặc danh, các chủ thể
giải quyết tố cáo chỉ thấy có nội dung tố cáo
mà không có thông tin về người tố cáo. Đối
với đơn tố cáo nặc danh, chủ thể có thẩm
quyền giải quyết tố cáo không cần tiến hành
liên lạc với người tố cáo do không có thông
tin gì từ phía người tố cáo.
Khác với tố cáo nặc danh, đối với tố
cáo mạo danh, ngoài nội dung tố cáo thì vẫn
có thông tin cá nhân của người tố cáo. Các
thông tin đó có thể là họ tên, địa chỉ, nghề
nghiệp, nơi công tác. Mặc dù các thông tin
cá nhân được đưa ra không phải của chính
người tố cáo nhưng để biết được điều này thì
chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải
thực hiện việc xác minh theo những thông
tin được ghi trong đơn tố cáo. Sau quá trình
nghiên cứu, xác minh thì chủ thể có thẩm
quyền giải quyết tố cáo mới xác định được
người đứng tên trong đơn tố cáo không phải
là chủ thể đã thực hiện hành vi tố cáo. Nói
cách khác, người thực hiện hành vi tố cáo
chỉ lấy thông tin của chủ thể bị mạo danh
để làm thông tin của mình. Do đó, mặc dù
đã tiến hành nghiên cứu, xác minh, chủ thể
có thẩm quyền giải quyết tố cáo vẫn không
thể xác định chính xác người đã tố cáo. So
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 11(363) T6/2018
với tố cáo nặc danh thì tố cáo mạo danh gây
tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc hơn rất
nhiều khi giải quyết.
Dựa trên những phân tích ở trên,
chúng ta hoàn toàn có thể xác định được
đâu là tố cáo nặc danh, đâu là tố cáo mạo
danh. Việc xác định được chính xác loại tố
cáo không những giúp chúng ta hiểu được
bản chất của từng loại tố cáo mà nó còn góp
phần xác định những quy tắc pháp lý điều
chỉnh đối với mỗi loại tố cáo. Do đó, để có
thể bảo đảm quyền tố cáo cũng như thực
hiện tốt hoạt động tố cáo thì việc xác định
được chính xác các loại tố cáo là một việc
làm không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn
có ý nghĩa thực tiễn.
Khác với sự “phớt lờ” tố cáo nặc danh,
mạo danh của Luật Tố cáo năm 2011, Dự
thảo Luật đã “mạnh dạn” quy định về tố cáo
nặc danh, mạo danh. Như đã trình bày, Điều
25 Dự thảo Luật quy định:
“1. Khi nhận được thông tin có nội
dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ
của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác
minh không xác định được người tố cáo hoặc
người tố cáo sử dụng họ tên của người khác
để tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền không giải quyết tố cáo theo quy
định của Luật này.
2. Trường hợp thông tin tố cáo quy
định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ
ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật,
có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi
phạm pháp luật, có cơ sở để thẩm tra, xác
minh thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiến hành
8 Trong khi việc giải quyết đơn tố cáo chính danh đã khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức thì liệu các chủ
thể có thẩm quyền chấp nhận phân chia nguồn lực xem xét, xác minh, tìm kiếm người tố cáo mạo danh để rồi nhận
được kết quả “vô ích” là không đúng người đã thực hiện việc tố cáo trên thực tế. Thay vì tốn nhiều thời gian, công sức
tìm kiếm những thông tin không có ích liên quan đến tố cáo mạo danh, đối với tố cáo nặc danh, chủ thể có thẩm quyền
không cần tìm kiếm, xác minh thông tin nhân thân mà tập trung vào giải quyết ngay đơn tố cáo (nếu có nội dung, thông
việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền
hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra
phục vụ cho công tác quản lý”.
Trên cơ sở nghiên cứu Dự thảo Luật,
chúng tôi cho rằng, nhà làm luật nên có sự
phân biệt cụ thể giữa tố cáo nặc danh với tố
cáo mạo danh. Đây là hai loại tố cáo khác
nhau. Do đó, cơ chế pháp lý điều chỉnh cũng
phải có sự phân biệt rõ ràng. Theo chúng tôi,
nhà làm luật nên thừa nhận tố cáo nặc danh
và không chấp nhận đối với tố cáo mạo danh
bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Điều 8 Dự thảo Luật quy
định những hành vi bị nghiêm cấm trong tố
cáo và giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, Điều
8 Dự thảo Luật không quy định tố cáo nặc
danh là một hành vi bị nghiêm cấm. Điều
đó có nghĩa, cơ sở pháp lý cho sự tồn tại
của tố cáo nặc danh là hiện hữu. Khác với
tố cáo nặc danh, khoản 10 Điều 8 Dự thảo
Luật nghiêm cấm hành vi “sử dụng họ tên
của người khác để tố cáo”. Một khi đã là
điều cấm của pháp luật thì đơn tố cáo mạo
danh cho dù có chứa những thông tin, nội
dung rõ ràng, cụ thể thì cũng không thể
hợp pháp bởi thực chất đây là hành vi “gắp
lửa bỏ tay người”, “ném đá giấu tay”. Bên
cạnh đó, muốn biết được đó có phải là tố
cáo mạo danh hay không thì trước đó chủ
thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã phải
mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc
để xác minh, tìm hiểu. Đây là điều không
thể khuyến khích trong bối cảnh chủ thể giải
quyết tố cáo luôn quá tải về công việc8. Đối
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
42 Số 11(363) T6/2018
với tố cáo nặc danh - tố cáo mà chủ thể giấu
tên và các thông tin cá nhân - thì chủ thể có
thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ không mất
công sức, thời gian tìm hiểu. Các chủ thể có
thẩm quyền chỉ tập trung vào giải quyết tố
cáo (nếu có nội dung, thông tin rõ ràng, có
tài liệu, bằng chứng cụ thể). Do đó, việc giải
quyết tố cáo nặc danh cũng sẽ nhanh và hiệu
quả hơn so với tố cáo mạo danh.
Thứ hai, việc mạo danh một người
khác để tố cáo chưa kể tố cáo đó là đúng hay
sai sự thật thì cũng gây ảnh hưởng đến người
bị mạo danh. Người bị mạo danh dù không
thực hiện việc tố cáo nhưng vẫn có thể phải
chịu sự trả thù, đe dọa, trù dập từ người bị
tố cáo. Ngoài ra, nếu như đó là tố cáo sai sự
thật thì người bị mạo danh có thể phải gánh
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi - những
hậu quả không phải do hành vi vi phạm của
người đó gây ra. Do đó, không nên chấp
nhận hình thức tố cáo mạo danh bởi nếu
thực sự người tố cáo muốn giấu thông tin
cá nhân của mình thì hoàn toàn có thể thực
hiện việc tố cáo thông qua hình thức tố cáo
nặc danh.
Việc thừa nhận tố cáo nặc danh vẫn
còn nhiều tranh cãi. Trong thực tế có rất
nhiều lý do được viện dẫn nhằm bảo vệ
cho quy định: “không thừa nhận tố cáo nặc
danh” như: i. đa số các tố cáo nặc danh đều
là tố cáo không đúng sự thật; ii. chấp nhận
tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, gây
hỗn loạn đối với hoạt động tố cáo và giải
quyết tố cáo; iii. đa số các tố cáo nặc danh
thường được thực hiện vào giai đoạn bầu cử,
bổ nhiệm hoặc dùng để đe dọa, uy hiếp cơ
tin rõ ràng, có tài liệu, bằng chứng cụ thể). Điều này sẽ làm cho tiến độ và hiệu quả giải quyết tố cáo được bảo đảm.
9 Phạm Thị Huệ, Một số vấn đề xử lý tố cáo nặc danh hiện nay. Truy cập
so-van-de-ve-xu-ly-to-cao-nac-danh-giai-doan-hien-nay.html, ngày 21/5/2018.
quan, cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ; iv.
cơ chế xử lý đối với tố cáo nặc danh chưa
hữu hiệu, đa số vẫn chưa được xử lý một
cách triệt để do không thể xác định được
danh tính của người thực hiện việc tố cáo9.
Tuy nhiên, các lập luận trên chưa thật
sự thuyết phục và toàn diện bởi những lý do
sau:
Thứ nhất, bỏ qua các yếu tố tiêu cực,
tố cáo nặc danh là một nguồn thông tin quan
trọng để có thể phát hiện và xử lý đối với
những vi phạm pháp luật. Nếu không thừa
nhận và tạo khuôn khổ pháp lý cho tố cáo
nặc danh thì vô hình trung chúng ta đã bỏ
qua một kênh thông tin quan trọng phản hồi
về vi phạm pháp luật. Hơn nữa, trong cơ chế
hiện nay, việc bảo vệ người tố cáo vẫn chưa
hoàn thiện, thực thi pháp luật tố cáo còn
nhiều hạn chế thì loại bỏ tố cáo nặc danh
cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ một công
cụ, phương tiện để xử lý những vi phạm
pháp luật.
Thứ hai, theo quy định pháp luật thì
thẩm quyền giải quyết tố cáo liên quan đến
cán bộ, công chức đa phần thuộc về người
đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trên thực tế, lợi
dụng quy định pháp luật không chấp nhận
đối với tố cáo nặc danh nên những người
đứng đầu thường né tránh việc giải quyết
đơn tố cáo nặc danh. Lý do cũng dễ hiểu
bởi việc giải quyết tố cáo, mà đặc biệt là tố
cáo tham nhũng liên quan đến cán bộ, công
chức do mình quản lý có thể dẫn đến tình
trạng “lợi bất cập hại” là chính bản thân
mình cũng bị “vạ lây” vì có thể bị quy kết
vào hành vi “buông lỏng quản lý”, “thiếu
trách nhiệm dẫn đến cấp dưới vi phạm phạm
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
43Số 11(363) T6/2018
luật”. Chấp nhận đối với tố cáo nặc danh sẽ
khắc phục được thực trạng này, buộc những
người đứng đầu phải xử lý vi phạm pháp luật
nói chung và những hành vi tham nhũng nói
riêng trong nội bộ cơ quan mình. Đây cũng
là lý do mà nhiều đại biểu Quốc hội chấp
nhận vấn đề tố cáo nặc danh10.
Thứ ba, chấp nhận tố cáo nặc danh có
thể khắc phục các bất cập xoay quanh các
quy định về bảo vệ người tố cáo. Luật Tố
cáo năm 2011 và cả Dự thảo Luật quy định
người tố cáo có quyền được giữ bí mật về
thông tin cá nhân và việc giữ bí mật thông
tin cá nhân là nghĩa vụ của người người giải
quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cơ chế giữ bí
mật này vẫn chưa phát huy được hiệu quả,
vẫn có nhiều trường hợp thông tin người tố
cáo bị tiết lộ ra ngoài từ sự vô ý hay thậm chí
là cố ý của các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tố cáo11. Vì vậy, nếu như chấp nhận
việc tố cáo nặc danh thì thông tin của người
tố cáo sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Thứ tư, xuất phát từ tâm lý “được vạ
thì má đã sưng” nên hiện nay nhiều người
chưa dũng cảm thực hiện việc tố cáo chính
danh. Thêm vào đó, người bị tố cáo thường
là người có chức vụ, quyền hạn nên việc
người tố cáo lo sợ bị trả thù, trù dập là hoàn
toàn có thể cảm thông. Khi cơ chế bảo vệ
người tố cáo và những người thân của họ
chưa hoàn thiện, tình trạng trả thù, trù dập,
đe dọa vẫn hiện hữu thì thừa nhận tố cáo nặc
danh là một giải pháp hữu hiệu. Khi tố cáo
nặc danh thì các thông tin cá nhân của người
tố cáo không hiện hữu, do đó, người tố cáo
không lo ngại bị trả thù, trù dập, đe đọa.
10 Tổng Thư ký Quốc hội (Quốc hội khóa XIV), Báo cáo số 1718/BC-TTKQH tổng hợp ý kiến của các Đoàn đại biểu
Quốc hội và các cơ quan, tổ chức về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), ngày 16/5/2018, tr. 15.
11 Tuổi trẻ online, Để lộ người tố cáo, chủ tịch Đồng Tháp phạm luật nghiêm trọng, ngày 9/6/017. Truy cập:
oitre.vn/tin/phap-luat/20170609/de-lo-nguoi-to-cao-chu-tich-dong-thap-pham-luat-nghiem-trong/1328538.html, ngày
21/5/2018.
Cuối cùng, tuy Luật Khiếu nại năm
2011 không cho phép tố cáo nặc danh nhưng
trên thực tế, các quy định pháp luật hiện hành
đã ít nhiều thừa nhận vấn đề này. Cụ thể,
khoản 4 Điều 54 Nghị định số 59/2013/NĐ-
CP ngày 17/06/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống
tham nhũng thừa nhận: “đối với những tố
cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo
nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng
cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung
cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham
nhũng”. Quy định này đã thể hiện sự thừa
nhận đối với đơn thư tố cáo nặc danh liên
quan đến phòng, chống tham nhũng. Trong
trường hợp này, rõ ràng đã có sự mâu thuẫn
giữa Luật Tố cáo năm 2011 và Nghị định số
59/2013/NĐ-CP. Tuy Nghị định số 59/2013/
NĐ-CP có giá trị pháp lý thấp hơn Luật Tố
cáo năm 2011 nhưng trên thực tế nếu liên
quan đến tố cáo tham nhũng thì cơ quan nhà
nước vẫn chấp nhận tố cáo nặc danh. Đặc
biệt, cách quy định như trong Nghị định số
59/2013/NĐ-CP tỏ ra hợp lý và phù hợp với
tinh thần của Công ước Liên hiệp quốc về
chống tham nhũng hơn so với Luật Tố cáo
năm 2011. Điều này càng trở nên có ý nghĩa
trong bối cảnh cơ chế bảo vệ người tố cáo ở
nước ta vừa yếu lại vừa thiếu.
Chấp nhận tố cáo nặc danh không
đồng nghĩa với việc tất cả đơn thư tố cáo
nặc danh đều được xem xét giải quyết. Theo
đó, chỉ những tố cáo nặc danh thỏa mãn đầy
đủ các điều kiện luật định thì mới được thụ
lý giải quyết. Theo chúng tôi, nhằm phát huy
ưu điểm cũng như hạn chế nhược điểm của
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
44 Số 11(363) T6/2018
tố cáo nặc danh, pháp luật nên quy định theo
hướng chấp nhận những tố cáo nặc danh có
nội dung rõ ràng, có chứng cứ, có thể kiểm
tra xác minh. Đồng thời, nhà làm luật cũng
phải đưa ra những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để
các cơ quan chức năng có thể dựa vào đó
nhằm xem xét thụ lý, giải quyết một tố cáo
nặc danh.
Trên cơ sở thừa nhận tố cáo nặc danh,
Dự thảo Luật cần đưa ra các khái niệm cũng
như xác định quy chế pháp lý liên quan đến
tố cáo nặc danh, mạo danh. Hiện nay, Luật
Tố cáo năm 2011 chỉ quy định “người tố
cáo có có nghĩa vụ nêu rõ họ tên, địa chỉ
của mình” và không đưa ra khái niệm về tố
cáo nặc danh, mạo danh. Dự thảo Luật có đề
cập đến tố cáo nặc danh và tố cáo mạo danh
nhưng vẫn đi theo các quy định của Luật Tố
cáo năm 2011 là không đưa ra khái niệm thế
nào là tố cáo nặc danh, mạo danh. Việc đưa
ra các khái niệm về tố cáo nặc danh, mạo
danh trong pháp luật tố cáo là rất cần thiết
và phải được định nghĩa cụ thể tại Điều 2
Dự thảo Luật về giải thích từ ngữ. Theo đó,
Điều 2 Dự thảo Luật về Giải thích từ ngữ có
thể quy định:
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
Tố cáo nặc danh là việc người tố cáo
giấu đi tên, họ, địa chỉ cũng như các thông tin
cá nhân khác của mình để báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành
vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức,
cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo mạo danh là việc một người
tố cáo sử dụng tên, họ, địa chỉ cũng như các
thông tin cá nhân của một người khác để báo
12 Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa VIV, Báo cáo số 264/BC-UBTVQH14 giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Tố
cáo (sửa đổi), ngày 04/5/2018, tr. 10.
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức”.
Từ khái niệm này, cá nhân, tổ chức có
thể phân biệt được đâu là tố cáo nặc danh,
đâu là tố cáo mạo danh. Bên cạnh việc đưa
ra khái niệm tố cáo nặc danh, tố cáo mạo
danh, pháp luật cũng cần phải đưa ra những
quy chế pháp lý đối với từng loại tố cáo
nhằm tạo ra cơ chế xử lý hiệu quả đối với
từng loại tố cáo. Theo đó, Điều 25 Dự thảo
Luật nên được thiết kế như sau:
“Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
nặc danh và tố cáo mạo danh
1. Khi nhận được thông tin tố cáo mạo
danh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền không giải quyết tố cáo theo quy định
của Luật này.
2. Trường hợp nhận được thông tin tố
cáo nặc danh nhưng có nội dung rõ ràng về
người có hành vi trái pháp luật, có tài liệu,
bằng chứng cụ thể về hành vi trái pháp luật,
có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
tố cáo nghiên cứu, xem xét, quyết định giải
quyết theo quy định của Luật này. Trường
hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì
cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin
tố cáo có trách nhiệm thông báo với cơ quan
có thẩm quyền để giải quyết”12.
4. Kết luận
Tố cáo nặc danh chưa bao giờ là vấn đề
mới nhưng cũng không bao giờ là cũ. Ngay
từ những năm đầu tiên sau khi cách mạng
thành công, Nhà nước Việt Nam đã có sự
quan tâm đặc biệt đến vấn đề tố cáo nặc danh.
(Xem tiếp trang 57)
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
45Số 11(363) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_thao_luat_to_cao_sua_doi_va_van_de_to_cao_nac_danh_mao_da.pdf