Ebook Pháp luật về thương mại điện tử

Dù thếnào đi chăng nữa, khi tiếp cận tới những quy định vềnội dung, thì điều cần chú ý là những quy định được xây dựng không nên kìm hãm khảnăng đổi mới. Nó dường nhưlà sựgiao thoa giữa hệ thống điều chỉnh do chính phủquy đinh và hệthống do những người kinh doanh sửdụng, điều này có thểlà sựkết hợp đúng đắn khi tiến hành kiểm duyệt trong thời đại thông tin. Do tính toàn cầu của Internet, cần thiết xây dựng một hiệp định khung điều chỉnh các thực tiễn trên Internet, hiệp định này bao gồm những tiêu chuẩn cơbản nhất đối với việc trao đổi dữliệu và các quy định vềnội dung thông tin được trao đổi. Đối với những địa chỉthông tin cần được kiểm duyệt nội dung thì phải có những tiêu chí giúp đánh giá. Cơchếnày dẫn đến việc những người cung cấp nội dung sẽbịphản đối khi những tài liệu được trao đổi là bất hợp pháp tại quốc gia của họ. Cơchếnày cũng giúp vượt qua những khó khăn đối với những thủtục ngoại giao phức tạp vềhợp tác xuyên biên giới. Từcác phân tích trên có thểrút ra kết luận rằng, cần nâng cao nhận thức vềcơchếkiểm duyệt thông qua giáo dục, đào tạo. Công nghiệp Internet nên xây dựng những chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức vềcơchếtự điều tiết, ví dụnhưviệc hình thành hệthống lọc thông tin và đường đây nóng. Trường học cũng nên trang bịnhững kỹnăng cần thiết cho học sinh đểhiểu được lợi ích và những giới hạn của thông tin trực tuyến nhằm giúp học sinh có thểkiểm soát bản thân đối với nội dung xấu trên Internet. Internet là một môi trường rộng lớn cho mọi loại giao dịch nhưtrao đổi thông tin, nhận phản hồi và trảlời , vì vậy việc hình thành hệthống pháp luật vềInternet cần phải bắt nguồn từchính những thực tiễn đó.

pdf27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Pháp luật về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ e-mail trong nhiều danh sách gửi mai. 4. Lừa đảo (Spoofing): là giả mạo nhận dạng của người gửi e-mail và giả tạo để lừa người nhận rằng e-mail được bắt nguồn từ một người gửi mail giả định nào đó. 5. Kết nối không được sự đồng ý: là tìm đưa một nội dung website lên một trang web khác mà không được sự đồng ý của trang web đó. 6. Từ chối dịch vụ: là một nỗ lực trái phép nhằm ngăn cản người sử dụng hợp pháp của một dịch vụ khỏi việc sử dụng dịch vụ đó. 7. Bẻ khoá là hành vi truy cập một cách trái phép vào một hệ thống và phá huỷ hệ thống đó, gây nên những thiệt hại nhất định. Trong mội trường mạng, nạn nhân thường phải nhận rất nhiều thông điệp với nội dung đe doạ. Phạm vi của tội phạm trên mạng ? Tội phạm trên mạng không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ hoặc thẩm quyền xét xử của một quốc gia. Nếu không bị kiểm tra hoặc trừng phạt, tội phạm trên mạng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của TMĐT. Thêm vào đó, có sự di chuyển nhanh chóng các loại hình tội phạm truyền thống vào thế giới ảo như nạn mại dâm trẻ em, lừa dối, làm giả, xuyên tạc, ăn cắp sở hữu trí tuệ, ăn cắp thông tin và tiền... Những quy định pháp lý nào cần có để ngăn ngừa, nắm bắt và buộc tội những tội phạm trên mạng ? Những quy định liên quan tới trộm cắp cần phải được xem xét lại. Trong nhiều hệ thống xét xử hoặc trong thế giới thực, việc trộm cắp liên quan tới việc lấy một thứ hoặc tước quyền sở hữu của một nạn nhân. Giải quyết thế nào đối với trường hợp một người truy cập mà không được phép vào một phai của người khác và sau đó sao lại file đó ? Trong trường hợp này, nó có thể được cho rằng việc trộm cắp không xẩy ra vì vật đó đã bị sao lại mà không bị lấy đi. Làm rõ sự việc này là vụ việc tại nước Mỹ nơi có quy định pháp luật liên quan tới truyền gửi tài sản ăn cắp giữa các bang chỉ đề cập tới những đồ vật hữu hình và không áp dụng đối với đồ vật vô hình. 1. Những thách thức về mặt cộng nghệ: trong khi có thể lần theo dấu vêt theo một đường dẫn điện tử, nhiệm vụ trở nên rất khó khăn vì kỹ năng và công nghệ cho phép dấu tên khi tiến hành hành vi vi phạm. 2. Những thách thức về mặt pháp lý: pháp luật và những công cụ pháp lý khác chống lại tội phạm đi sau sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. - 17 - 3. Thách thức về mặt nguồn lực: điều này đề cập tới vấn đề thiếu những chuyên gia, hoặc thiếu ngân sách cho những công nghệ mới cũng như cho việc đào tạo con người. Những hoạt động nào đang được thực hiện nhằm ngăn ngừa và buộc tội tội phạm trên mạng ? Đạo luật gian lận và lợi dụng máy tính (18 USC 1030) ; 18 USC 2701 trừng phạt việc truy cập trái pháp luật tới nhưng kho truyền thông được lưu trữ; 18 USC 2702 ngăn cấm việc tiết lộ cho bất kỳ người nào những nội dung truyền thông một kho lưu trữ dữ liệu điện tử; và 18 USC 2703 cho phép việc tiết lộ cho chính phủ đối với những nội dung của truyền thông điệp tử nhưng chỉ theo lệnh của toà án. Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Hạ viện Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật ái quốc USA. Đây là một đạo luật bao quát nhằm tới việc chống lại nguy cơ khủng bố, bao gồm cả khủng bố trên mạng. Đạo luật mới này tạo quyền lực cho những cơ quan thi hành pháp luật trong và ngoài nước có thể giúp phát hiện và ngăn cản hành vi khủng bố. Đạo luật ái quốc đã mở rộng những phương pháp truyền thống như theo dõi nghe trộm điện thoại, truy nã tìm kiếm, giấy đòi ra hầu toà để tạo khả năng dễ hơn cho việc thi hành pháp luật của Hoa Kỳ và của cơ quan điều tra nhằm chống lại khủng bố. Ví dụ, Chính phủ Hoa Kỳ giờ có thể theo dõi hành vi truy cập trang web của người mỹ để nói với toà án rằng việc theo dõi không dẫn tới thông tin liên quan tới việc điều tra tội phạm. Đạo luật ái quốc cũng tương tự, có 2 thay đổi về lượng thông tin mà chính phủ có thể có được liên quan tới người sử dụng từ những nhà cung cấp dịch vụ của họ. Điều 212 của Luật này cho phép Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp tự nguyện mọi thông tin không có nội dung cho việc thi hành pháp luật mà không cần bất kỳ yêu cầu nào từ toà án. Thứ 2, Điều 210 và 211 đã mở rộng những bản ghi mà chính phủ có thể tìm thấy với một lệnh của toà để bao gồm những bản ghi về thời gian hội họp, những địa chỉ mạng được đăng ký hiện thời, phương tiện và nguồn thanh toán, bao gồm cả thẻ tín dụng hoặc số tài khoản. Có hay không những nỗ lực liên chính phủ chống lại tội phạm trên mạng ? Hội đồng Châu Âu đã thông qua một Công ước về tội phạm trên mạng, Công ước này đã đưa ra những loại tội phạm sau: 1. Tội phạm chống lại tính đáng tin cậy, toàn vẹn và sự sẵn sàng của dữ liệu và hệ thống, như việc truy cập trái phép, sự ngăn chặn trái pháp luật, can thiệp vào hệ thống và dữ liệu bằng những thiết bị trái pháp luật; 2. Những tội phạm liên quan tới máy tính như làm hàng giả liên quan tới máy tính và những hành vi giả mạo liên quan tới máy tính; 3. Những tội phạm liên quan tới nội dung như tuyền truyền tài liệu khiêu dâm trẻ em; và 4. Tội phạm liên quan tới bản quyền tác giả. Công ước cũng khuyến khích các thành viên tham gia vào những nỗ lực chung, thông qua hỗ trợ lẫn nhau, thoả thuận về dẫn độ và những biện pháp khác nhằm chống lại tội phạm trên mạng. Kêu gọi hợp tác quốc tế là rất quan trong trong bối cảnh tội phạm trên mạng vượt ra ngoài sự kiểm soát của mỗi quốc gia. Tương tự, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đã tiến hành những chương trình hoạt động sau đây để chống lại sự phát triển của tội phạm trên mạng: - lập tức ban hành pháp luật hỗ trợ lẫn nhau và những thoả thuận về nội dung và thủ tục liên quan tới an toàn trên mạng; - bao quát như những nội dung được thể hiện trong Công ước về tội phạm trên mạng của Châu Âu; - hỗ trợ lẫn nhau giữa những nền kinh tế trong việc phát triên khả năng đánh giá nguy cơ; - những hướng dẫn về an toàn và kỹ thuật có thể được chính phủ và những tổ chức xã hội sử dụng trong nỗ lực chống lại tội phạm trên mạng; và - mở rộng chương trình đối với những nền kinh tế và người tiêu dùng lên quan tới an toàn trên mạng. Những nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã thống nhất tạo một trung tâm hợp tác an toàn mạng ASEAN với mục đích giúp đỡ giải quyết những vụ việc trên mạng và khủng bố trên mạng. Nhóm phản ứng lại những biến cố bất thường cũng sẽ được thành lập trong khu vực ASEAN nhằm phục vụ hệ thống cảnh báo chống lại viruses. Những nước ASEAN sẽ tập chung vào việc tăng cường hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa. - 18 - Có những động thái nào nhằm chống lại tội phạm trên mạng ở những nước đang phát triển ? Tại Phillipines, Đạo luật TMĐT cũng đưa ra những hình phạt đối với việc truy cập và bẻ khoá trái phép, cũng như việc phát tán những chương trình viuses. Đạo luật tội phạm trên mạng của Malaysia năm 1997 đưa ra những hình phạt đối với việc truy cập trái phép vào những tà liệu máy tính, truy cập trái phép với mục đích phạm tội, chỉnh sửa trái phép nội dung của một máy tính, và truyền thông sai trái. Đạo luật lam dụng máy tính của Singapore trừng phạt việc truy cập đối với tài liệu máy tính, truy cập với mục đích phạm tội hoặc tạo thuận lợi cho phạm tội, sửa đổi trái phép tài liệu máy tính, sử dụng trái phép hoặc ngăn cản dịch vụ máy tính, cản trở trái phép việc sử dụng máy tính, và tiết lộ trái phép việc truy cập vào hệ thống mật mã. Tại Ấn độ, Đạo luật Công nghệ thông tin năm 2000 ngăn cản việc trục lợi từ những nguồn tại liệu của máy tính và việc bẻ khoá. Vấn đề gì được coi là quan trọng nhất để chống lại tội phạm trên mạng ? Một điều được cho là một công cụ tốt nhất chống lại việc truy cập không gian ảo và tội phạm ảo vẫn là việc ngăn ngừa. Có rất nhiều công nghệ có thể được sử dụng đối với nhiều người giúp ngăn ngừa các hành vi tấn công trên mạng như bức tường lửa, công nghệ mã khoá, và hệ thống hạ tầng mã khoá công khai. Bên cạnh pháp luật, những nguồn lực khác cũng cần phải được cung cấp cho những cơ quan thực thi pháp luật để họ có thể có được công cụ, thiết bị và những kiến thức cần thiết giúp bảo vệ thành công hệ thống mạng khỏi những sự vi phạm trên. Pháp luật chống lại tội phạm trên mạng sẽ không có ý nghĩa gì nến cơ quan thực thi pháp luật không có được đào tạo cần thiết để thậm trí có khả năng vận hành một máy tính. Thẩm phán cũng phải được đào tạo. Hơn nữa, tham vấn, hợp tác và phối hợp giữa những chính phủ và khu vực tư nhân là rất quan trọng, nhằm tạo sự hài hoà hoá một cách hoàn thiện nhất có thể những biện pháp, thực tiễn, và thủ tục sẽ được sử dụng để chống lại vấn đề trên. Việc hài hoà hoá hệ thống pháp luật trên phạm vị quốc tế, khu vực và quốc gia là cần thiết để đối mặt với những thách thức mang tính quốc tế. Tổ chức, cá nhân nào cần tham gia việc chống lại tội phạm trên mạng ? An toàn và bí mật không phải chỉ thuộc về trách nhiệm của chính phủ. Cần thiết sự tham gia của khu vực tư nhân để thi hành những chính sách gần gũi với người sử dụng và họ có thể tự tiến hành. Chính phủ sẽ phải làm việc cùng những luật sự (ngưòi hướng dẫn luật) trên mạng khác để phát triển những giải pháp phù hợp đối với những vấn đề liên quan tới tội phạm trên mạng mà chúng có thể được phát hiện một cách đầy đủ bởi khu vực tư nhân. Môt nhiệm vụ vô cùng khó khăn để tăng sự hiểu biết ở mọi mức độ của xã hội – trong chính phủ, khu vực tư nhân, trong nhân dân và thậm trí ở mỗi cá nhân – về nhu cầu cho, và mục đích của, an toàn và bảo vệ bí mật và việc ngăn ngừa và kiểm soát tội phạm trên mạng. Sự hiểu biết về tội phạm được tiến hành trên mạng và những biện pháp có thể chống lại chúng cũng rất cần thiết. Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, một điều thiết yếu là chúng ta phải có được sự đồng thuận đối với việc sử dụng đúng đắn và có đạo đức về máy tính và hệ thống thông tin. VIII. KIỂM DUYỆT HOẶC NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG Quy định về nội dung là gì ? Quy định về nội dung đề cập tới những quy định pháp luật của một chính phủ liên quan tới: - Kiểm duyệt thông tin và truyền thông đối với những vấn đề trên Internet; và - Kiểm soát hay cố gắng kiểm soát việc tiếp cận tới những trang web có vấn đề trên Internet. Chính phủ tiếp cận tới những quy định về nội dung như thế nào ? Nhiều chính phủ tìm cách phát hiện vấn đề nẩy sinh từ những tài liệu trên Internet không tuân theo luật pháp của nước họ và có hại hoặc không phù hợp với trẻ vị thành niên. Những tài liệu như vậy có rất nhiều, từ những tuyên ngôn về chính trị đến những tài liệu kích động hay xúi dục thù hằn sắc tộc, hay những tài liệu về khiêu dâm. - 19 - Chính sách của chính phủ đối với việc kiểm duyệt Internet có thể được nhóm thành bốn vấn đề sau: 1. Chính sách của chính phủ khuyến khích công nghiệp Internet có những quy định tự điều chỉnh hoặc người sử dụng cuối cùng tự nguyện sử dụng các chương trình sàng lọc, ngăn chặn. Cách thức tiếp cận này đã được áp dụng trong Liên hiệp Anh, Canada, và nhiều nước Tây Âu khác. Đồng thời nó cũng là cách tiếp cận mà New Zealand đang áp dụng. New Zealand được biết đến là nước áp dụng việc phân loại những thông tin ngoài luồng kiểm duyệt nội dung Internet không rõ ràng. Tại những quốc gia này, có những bộ luật áp dụng đối với những nội dung Internet bất hợp pháp, ví dụ như khiêu dâm trẻ em và kích động phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên thông tin không mang tính bất hợp pháp khi tạo ra nội dung “không phù hợp với trẻ vị thành niên” nhưng lại có giá trị trên Internet hay việc truy cập đến những thông tin tương tự nhưng đã bị kiểm soát bởi một hệ thống kiểm duyệt. Một số chính phủ khuyến khích việc sử dụng tự nguyện và sự phát triển không ngừng của những công nghệ tạo điều kiện cho người sử dụng Internet kiểm soát chính bản thân họ cũng như việc truy cập Internet của con cái mình. 2. Luật hình sự áp dụng đối với những người cung cấp nội dung “không phù hợp với trẻ vị thành niên” trên mạng. Cách tiếp cận này được áp dụng tại một số Bang ở Australia và đã được thử nghiệm tại Mỹ. Tại những quốc gia này, thêm vào đó, với những bộ luật có tính ứng dụng phổ quát về những nội dung bất hợp pháp vì nhiều lý do khác chứ không phải là vì nội dung không thích hợp với trẻ em, ví dụ như nội dung mang tính khiêu dâm trẻ em. 3. Ngăn chặn việc truy cập đối với những nội rõ ràng không phù hới với người trưởng thành. Tiếp cận này được áp dụng trong bộ luật của Khối thịnh vượng chung Australia và ở Trung Quốc, A Rập Xê út , Việt Nam, và những nước khác. Một số quốc gia yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Internet ngăn chặn những tài liệu không phù hợp trong khi những quốc gia khác chỉ cho phép truy cấp những tài liệu Internet bị cấm thông qua những điểm truy cập do chính phủ kiểm soát. 4. Ngăn cấm của chính phủ đối với những điểm truy cập Internet công cộng. Một số quốc gia như Trung Quốc đưa ra biện pháp ngăn cấm việc truy cập Internet công cộng hoặc yêu cầu những người sử dụng Internet đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của chính phủ trước khi được phép truy cập những thông tin bị cấm. Những nước phát triển có quy định về nội dung thông tin trên Internet không ? Câu trả lời là có. Chế độ kiểm duyệt Internet tại Australia bao gồm luật pháp của Khối thịch vương chung và các bang/các cấp của chính phủ. Chế độ kiểm duyệt của Khối thịch vượng chung là một hệ thống được thành lập nhằm áp dụng đối với những người làm chủ nội dung thông tin, bao gồm những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs), nhưng không bao gồm những người tạo lập nội dung/ những người cung cấp nội dung. Những người làm chủ nội dung thông tin bị yêu cầu xoá bỏ những thông tin thuộc về Australia từ dịch vụ của họ (Web, Usenet, FTP, vv…) điều này cho thấy “sự phản đối” hay “việc không thích hợp đối với trẻ vị thành niên” hiện hữu trên tờ khuyến cáo từ nhà chức trách. Điều luật không yêu cầu những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs) ngăn chặn việc truy cập đối với nội dung không thuộc về Australia. Thay vào đó, ABA thông báo tới những nhà cung cấp phần mềm ngăn chặn những nội dung không thuộc về Australia để bổ sung vào danh sách cần quản lý của họ. Với những người sử dụng Internet Australia thì luật pháp không yêu cầu họ sử dụng phần mềm ngăn chặn. Thêm vào đó, luật hình sự của Quốc gia và các Hạt áp dụng đối với những người cung cấp nội dung/và những người tạo ra nội dung. Những luật này tạo điều kiện truy tố những người sử dụng Internet tạo ra những tài liệu mà rõ ràng “bị phản đối” hay “không phù hợp với trẻ vị thành niên ”. Chi tiết những điều khoản về vi phạm hình sự có tính khác biệt trong từng quyền lực pháp lý (quyền tài phán) mà đã được ban hành hay được đề xuất trong những bộ luật về vấn đề này. Hoạt động điều tiết gần đây tại Pháp về những tài liệu bất hợp pháp trên Internet đã tập trung vào tăng cường áp dụng những bộ luật của Pháp ngăn cấm tài liệu phân biệt chủng tộc. Vào tháng 5/2000, một phán quyết của Pháp đã quy định rằng USA Yahoo!Inc phải vô hiệu hoá những người Pháp sử dụng Internet truy cập những trang bán đấu giá những kỷ vật gợi về sự phân biệt chủng tộc.Yahoo! thừa nhận rằng không thể có những kỹ thuật nào để ngăn chặn những người sử dụng Internet tại Pháp truy cập vào những trang web có nội dung về chủ nghĩa quốc xã và rằng trang web của Pháp tuân theo luật của Pháp về việc cấm quảng cáo những kỷ vật về chủ nghĩa quốc xã. Vào tháng 11/2001, một toà án của Mỹ (US District) đã quy định rằng Yahoo! không phải tuân theo yêu cầu của toà án Pháp về quy định truy cập những trang web của Mỹ. Toà án này phán quyết rằng USA First Amendment bảo vệ nội dung thông tin trong nước Mỹ thuộc về sở hữu của những công ty Mỹ khỏi việc chịu sự quy đinh bởi chính quyền các quốc gia khác mà có những bộ luật thắt chặt hơn đối với việc tự do bày tỏ. Vào giữa thập niên 90, những nhà cung cấp dịch vụ Đức ngăn chặn sự truy cập một số nội dung Internet không thuộc Đức mà chứa đựng những tài liệu bất hợp pháp theo luật pháp của Đức, đặc biệt là việc tuyên truyền phân biệt chủng tộc và khiêu dâm trẻ em. Vào tháng 7/2000, có nguồn tin cho biết chính phủ Đức đã ngừng những nỗ lực ngăn chặn việc truy cập vào những nội dung không thuộc về Đức nhưng cảnh sát sẽ tiếp tục nhắm đến sự ngăn chặn những tài liệu bất hợp pháp “sản xuất ở - 20 - trong nước”. Vào năm 2001 và 2002, các cấp chính quyền Đức đã đưa ra những thông báo không vui đến một số chủ trang Web tại Mỹ không tuân thủ các quy định. Bộ về Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Trẻ em tiếp tục đưa ra những thông báo không vui đối với những chủ trang Web nước ngoài trên cơ sở “Công ước về Phổ biến ấn phẩm và những loại hình Truyền thông Nguy hại đến Đạo đức của lớp Trẻ” liên quan đến những trang web ngoài luồng mà chứa đựng những tài liệu làm “nguy hại đến lớp trẻ”. Bộ này cũng đòi hỏi về quyền lực pháp lý đối với những trang Web trên toàn thế giới mà chứa đựng “nội dung về khiêu dâm, bạo lực, gây hấn chiến tranh, phân biệt chủng tộc, phát xít/ hoặc chống lại người Semitic”. Thông báo này yêu cầu những người chủ trang Web này (phản đối những người thực sự sở hữu trang Web hoặc những người cung cấp nội dung) hoặc vứt bỏ những tài liệu tiêu cực hoặc bắt phải xác định độ tuổi dựa trên cơ sở thẻ tín dụng hay giấy căn cước. Cách tiếp cận của Anh và Mỹ đối với việc kiểm duyệt nội dung trên Internet ? Liên hiệp Anh đã không ban hành luật cụ thể đối với việc truy cập Internet và dường như không có ý định làm điều này. Vào tháng 9/1996, một tổ chức phi chính phủ có tên UK Internet Watch Foundation (IWF) – Quỹ tầm nhiền Internet Anh đã được thành lập với sự trợ giúp của hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ với mục đích thực thi những đề xuất để hoá giải những tài liệu bất hợp pháp trên internet, đặc biệt là sự tham chiếu đến khiêu dâm trẻ em. IWF được thành lập sau khi Cảnh sát thành phố London gửi một thông điệp tới tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet vào mùng 9/6/1996 yêu cầu những họ phải kiểm duyệt những nhóm sử dụng tin tức Usenet, nếu không cảnh sát sẽ có biện pháp để truy tố những ISPs dính líu đến những tài liệu bất hợp pháp được tạo lập thông qua hệ thống của họ. IWF vận hành một đường dây nóng để tạo điều kiện cho những thành viên trong cộng đồng thông báo về những tài liệu khiêu dâm trẻ em hoặc những tài liệu bất hợp pháp trên internet. Khi IWF nhận được báo cáo thì IWF sẽ xem xét và đưa ra quyết định liệu những tài liệu này có tiềm ẩn sự bất hợp pháp. Sau đó IWF sẽ cố gắng xác định nguồn gốc của ɮhững tài liệu này và thông báo tới cảnh sát Anh hoặc những cơ quan thi hành luật thích hợp ở nước ngoài. IWF cũng thông báo tới những ISPs Anh rằng phải loại bỏ những thông tin này ra khỏi dịch vụ của họ; và nếu những ISPs không thực hiện yêu cẩu thì họ sẽ phải đứng trước nguy cơ bị truy tố. Vào tháng 2/2002, IWF tuyên bố rằng, từ này trở đi họ sẽ hoá giải “những nội dung mang tính phân biệt chủng tộc kích thích sự phạm tội” và rằng Bộ nội vụ đã cung cấp cho IWF “hướng dẫn mở rộng đối với việc ứng dụng luật [Liên hiệp Anh] đối với sự phân biệt chủng tộc trên Internet –‘Những tài liêu làm bùng phát ngọn lửa phân biệt chủng tộc trên internet’. Vào năm 1996, Chính phủ Mỹ bắt đầu thúc đẩy việc kiểm duyệt Internet khi thông qua luật Viễn thông trong sạch (Communication Decency Act: CDA), luật này hình sự hoá việc gửi bất cứ thông điệp “khiếm nhã” nào thông qua internet. Vào tháng 6/1996, một toà án tại Philadelphia đã phủ nhận CDA vì cho rằng không phù hợp với hiến pháp và đi ngược lại tự do ngôn luận. Toà án này cũng đã đưa ra điều luật rằng Internet là “một thị trường tự do lý tưởng” và nên xem Internet như là truyền hình. Một trong những phán xét có nội dung: “Internet có thể được xem xét công bằng như là một cuộc đối thoại bất tận trên toàn thế giới. Chính phủ có thể, thông qua CDA, ngắt lời những cuộc đối thoại này. Vì tính năng ưu việc tạo ra sự tham gia rộng rãi để bày tỏ đã phát triển, cho nên Internet xứng đáng được bảo vệ bằng việc can thiệp của chính phủ”. Một quy định pháp luật khác về nội dung Internet cũng thất bại là Luật bảo hộ Internet đối với trẻ em (CIPA: Children’s Internet Protectin Act), được Liên Bang Hoa Kỳ thông qua vào tháng 12/2000. Luật này buộc ngừng việc tài trợ cho hoạt động sử dụng các chương trình ngăn chặn những thiết bị đầu cuối mà cả người trưởng thành và trẻ vị thành niên đang sử dụng tại thư viện công cộng. Một toà án liên bang đã phủ nhận thẳng thừng CIPA với lý do rằng những chương trình ngăn cản không thể chắn hiệu quả những tài liệu “có hại cho trẻ vị thành niên”. Toà án gọi phần mềm này là “công cụ đần độn”, và nói thêm rằng “những nhà sản xuất phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự và rằng những người bán phần mềm màng lọc này nhiều vô kể”. Trong Vụ khủng bố ngày 11/9 tại New York và Washington, bọn khủng bố được giả thiết là đã sử dụng Internet để liên lạc với nhau và chuẩn bị kế hoạch hành động. Điều này dẫn đến việc đòi hỏi phải có những biện pháp an toàn gắt gao và những quy định nghiêm khắc đối với Internet. Một ít phút sau khi vụ khủng bố xảy ra, cơ quan FBI đã viếng thăm một số cơ quan đầu não của những ISPs tiếng tăm, bao gồm Hotmail,AOL và Earthlink để thu thập chi tiết những tin nhắn mà bọn khủng bố có thể gửi cho nhau qua email. Việc giám sát những tài liệu trên Internet được hợp pháp hoá vào ngày 24/10/2001 với việc ban hành đạo luật USA Patriot (Đạo luật nước Mỹ ái quốc). Phương pháp ngăn chặn bọn khủng bố này khẳng định rằng nhà cầm quyền đã sẵn sàng để FBI cài đặt chương trình Carnivore vào thiết bị của ISP với mục đích giám sát dòng chảy của những tinh nhắn email và kiểm duyệt hoạt động của những trang Web mà bị tình nghi có sự dích lứu với thế lực bên ngoài. Điều này thực hiện được chỉ dưới sự cho phép của một toà án đặc biệt. - 21 - Những nước đang phát triển nào có quy định điều chỉnh nội dung Internet ? Vào tháng 9/1996, Trung Quốc đã ban bố việc cấm truy cập một số trang Web cụ thể thông qua việc sử dụng hệ thống màng lọc để ngăn chặn việc tuyên truyền những thông tin không trong sạch. Những trang bị cấm bao gồm Western news outlets (Tin tức phương Tây), những trang bình luận về Đài loan, những trang của những người chống đối Trung Quốc và những trang về tình dục. Một nghiên cứu của trường đại học Luật chỉ ra rằng Trung Quốc là nước kiểm duyệt Internet mạnh mẽ nhất trên thế giới, thường xuyên từ chối sự truy cập của người sử dụng đối 19.000 trang Web mà chính phủ cho rằng có những thông tin không lành mạnh. Nghiên cứu đã thử nghiệm truy cập từ nhiều điểm khác nhau ở Trung Quốc trong vòng sáu tháng, và nhận thấy rằng Bắc Kinh đã ngăn chặn hàng ngàn những tin tức phổ biến, những trang về chính trị và tôn giáo, cùng với những trò giải trí và giáo dục khác. Trung Quốc cũng không cho phép người sử dụng truy cập đến những trang tôn giáo phương Tây tầm cỡ. Những trang về tin tức cũng bị ngăn chặn. Trong số những trang người sử dụng gặp vấn đề trong khoảng thời gian thử nghiệm có những trang thuộc về phát thanh công cộng quốc gia như: The Los Angeles Times,The Washington Post, và tạp chí Time. Các điểm truy cập Internet ở Ả Rập Xê Út chịu sự giám sát bởi một trung tâm kiểm soát của chính phủ từ năm 1999, khi mà truy cập Internet lần đầu tiên được đưa vào sử dụng. Từ trung tâm này, chính phủ ngăn chặn việc truy cập nội dung Internet mà rõ ràng không phù hợp với công dân nước họ, ví dụ như những thông tin cho là nhạy cảm với tôn giáo và chính trị, những trang khiêu dâm…Theo thông báo của The New York Times vào ngày 19/11/2001, thì hành tháng hơn 7000 trang bị đưa vào danh sách cần kiểm duyệt và trung tâm kiểm soát nhận được hơn 100 yêu cầu mỗi ngày để loại bỏ việc kiểm soát một số trang đặc thù khỏi danh sách bởi những trang này bị mô tả không đúng sự thật do việc sử dụng phần mềm ngăn chặn thương mại của Mỹ. Cơ quan Phát thanh Singapore (SAB) đã quy định nội dung Internet như là nội dung của dịch vụ phát thanh từ tháng 7/1996. Trên cơ sở Kế hoạch Đăng ký loại Thông tin, Những người cung cấp nội dung Internet và những Nhà cung cấp dịch vụ cần tự động đăng ký. Việc đăng ký yêu cầu tuân theo những Điều kiện Đăng ký Phân loại và Mã Sử dụng Internet, nó bao gồm việc xác định những “tài liệu cấm”. Tóm lại, “tài liệu cấm” là những tài liệu rõ ràng “mang tích chống lại lợi ích công cộng, đạo đức công cộng, trật tự công cộng, an toàn công cộng, sự hoà hợp dân tộc, và những vấn đề không phù hớp với luật pháp Sinhgapore”. SBA có quyền áp dụng hình phạt, bao gồm việc phạt tiền, với những người phải đăng ký. SBA đưa ra cách tiếp cận hơi cứng rắn đối với việc quy định các dịch vụ trên Internet. Ví dụ như, những người đăng ký nếu bị phát hiện vi phạm quy định thì họ sẽ có một cơ hội để sửa chữa trước khi cơ quan có thẩm quyền xử lý. Những người sử dụng Internet ở Singapore truy cập tất cả những tài liệu có giá trị sử dụng trên Internet, ngoại trừ một số trang Web mà tính bất hợp pháp hiện hữu rõ ràng và nội dung Internet không bị SBA kiểm duyệt sơ bộ; và những nhà cung cấp dịch vụ cũng không bị yêu cầu kiểm soát nội dung Internet mà họ cung cấp. SBA chủ yếu quan tâm đến vấn đề khiêu dâm, bạo lực và kích động phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Phạm vi hoạt động của SBA chỉ nhắm tới kiểm soát việc cung cấp những tài liệu đến khu vực công cộng. Đối với những liên lạc mang tính riêng tư, ví dụ như email và Internet Relay Chat giữa những cá nhân hay tổ chức, thì không phải nhiệm vụ của họ. Những nước nào không điều chỉnh về nội dung ? Vào Tháng 8/1998, Uỷ ban Viễn thông và Phát thanh - Truyền hình Canada (Canadian Radio- Television and Telecommunications Commission: CRTC) đã đưa ra cuộc bàn luận công khai về vai trò gì mà CRTC đúng ra đã phải có để đưa ra những quy định đối với những vấn đề cần quan tâm ví dụ nhưư khiêu dâm trực tuyến, những phát biểu cực đoan và “nội dung của Canada” trên trang Web. Sau đó vào tháng 5 /1999, CRTC đã đưa ra một tin trên truyền thông với tiêu đề “CRTC Sẽ không Quy định gì về Internet”. Nội dung tin này cho biết rằng “sau khi tiến hành tập hợp những cuộc phỏng vấn chuyên sâu, thì CRTC đã đưa ra kết luận rằng hình thức truyền thông mới trên internet sẽ đạt được những mục đích của Đạo luật truyền thông một cách đầy triển vọng, có tính cạnh tranh cao cũng như sẽ có được sự thành công mà không cần đến những quy định. CRTC lo lắng rằng bất cứ sự cố gắng nào để đưa ra những quy định đối với lĩnh vực truyền thông mới của Canada có thể đẩy ngành công nghiệp này mất đi những thuận lợi cạnh tranh trên thị trị trường thế giới.” Tương tự như vậy, Đan Mạch không có luật sử phạt đối với việc cung cấp những tài liệu không phù hợp với lứa tuổi vị thành niên trên Internet. Hoặc cũng không có bất cứ đề nghị nào về việc soạn thảo một bộ luật về vấn đề này. Thảo luận về việc bảo vệ vị thành niên đối với những nội dung không lành mạnh đang mở ra một vấn đề xoay quanh việc sử dụng màng lọc tại các thư viện công cộng. Cũng như vậy, “phương tiện truyền thông đại chúng mới”(Internet) tại Na Uy cũng không có luật quy định. Nhưng thay vào đó, những nỗ lực trong vấn đề này là hướng đến thông báo tới đại chúng về sự - 22 - phát triển của Internet thông qua Hội đồng Phân loại Phim Na Uy, Hội đồng này đôi khi xuất bản những báo cáo về sự tiến bộ của công nghệ và tác động của chúng đối với xã hội. Việc điều chỉnh nội dung trên Internet có tưong tự việc điều chỉnh nội dung trên máy điện thoại, đài hoặc tivi không ? Không phải. Sự liên quan của chính phủ đối với phát thanh và truyền hình dựa trên cơ sở học thuyết “sự khan hiếm”, học thuyết này cho rằng sự kiểm duyệt về nội dung của chính phủ được biện minh bởi vai trò của chính phủ trong việc quy định tần xuất phát đối với hình ảnh khan hiếm. Nhưng trái lại, Internet không phải là nguồn “khan hiếm” vì mọi người có thể kết nối máy tính của mình với Internet mà không cần đến sự cho phép của chính phủ. Hoặc cũng không phải là nơi được chính phủ cho phép hoạt động như một công ty điện chẳng hạn. Hơn nữa, những quy định mà đã được thể chế đối với điện thoại, phát thanh và truyền hình chỉ tìm cách chuyển (“kênh”) những lời nói thẳng đến một thời điểm hoặc những nơi mà trẻ em không thể tiếp cận, nhưng những lời nói này không bị cấm hoàn toàn. Kiểm duyệt Internet có phải là câu trả lời không ? Internet là công cụ phát triển nhanh và rộng nhất đối với truyền thông đại chúng và cung cấp thông tin trên toàn thế giới. Nó có thể được sử dụng để cung cấp một lượng lớn thông tin tới bất cứ đâu trên thế giới với một chi phí cực rẻ. Vấn đề ở đây là thông tin có thể là “tốt” hay “xấu”. Trong 10 năm trở lại đây, đã dấy lên sự quan tâm đến vấn đề nội dung có hại trên Internet, bao gồm nội dung về tình dục và bạo lực, hướng dẫn chế tạo bom, hoạt động khủng bố, và khiêu dâm trẻ em. Rồi sao nữa? Phải chăng chính phủ nên tính đến việc sàng lọc thông tin? Hoặc những cá nhân nên được phép quyết định cho chính bản thân mình cái gì là có hại? Câu hỏi này không dễ trả lời vì nó liên quan tới sự cân bằng tế nhị giữa tự do ngôn luận, tự do thông tin của cá nhân và quyền của chính phủ được ngăn chặn những gì nguy hại đến công dân nước mình. Bảng 2 tóm tắt về tính hai mặt của kiểm duyệt nội dung thông tin trên Internet. Vấn đề về tự điều chỉnh thì thế nào ? Quy định về bản thân ít có giá trị hơn so với những yêu cầu truyền thống và những quy định pháp luật về kiểm soát. Trước tiên, những đòi hỏi pháp lý về kiểm soát không thích hợp với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong kỷ nguyên đổi mới. Thứ hai, với những quy định tự điều chỉnh thì các cấp chính quyền không cần phải mở rộng bộ máy củng cố quyền lực một cách mạnh mẽ. Từ lập trường của những người liên quan trong thị trường này, hoặc người kinh doanh hay các khách hàng, thì tự điều chỉnh có vẻ nổi lên như là sản phẩm tự nhiên của yêu cầu của khách hàng. Qúa trình “từ dưới lên” này mang tính tự nguyện và chắc chắn bị phân tán cao độ. Việc tự điều chỉnh có hiệu quả thế nào ? Những quy định pháp luật cần được thông qua để đảm bảo rằng nội dung Internet và nhà cung cấp dịch vụ hành động phù hợp với những nguyên tắc xã hội. Những quy định pháp luật này cần sự quan tâm của cộng đồng và được sử dụng như một hệ thống đáng tin cậy và có chất lượng cao. Như là một phần của các quy định điều chỉnh, những nhà cung cấp dịch vụ Internet bắt buộc phải loại bỏ những nội dung bất hợp pháp khi họ được thông báo rằng những nội dung này đang tồn tại trong dịch vụ của họ. Thủ tục để đưa ra thông báo và loại bỏ nội dung không phù hợp nên được chỉ dẫn. Bảng 3. Kiểm duyệt hay không kiểm duyệt Kiểm duyệt Không kiểm duyệt Mặc dù đánh bại những nguyên tắc quy định về tự do ngôn luận tại các nước dân chủ, nhưng nó được thừa nhận rộng rãi rằng các loại hình ngôn luận không có được sự bảo vệ khi rõ ràng giá trị của nó không thể bằng với những thiệt hại mà nó gây ra. Ví dụ như, khiêu dâm trẻ em trên báo in hay trên phát thanh không bao giờ bị phản đối. Internet cũng không nằm ngoài những tiêu chuẩn cơ bản này. Những tài liệu thực sự gây tổn hại, Kiểm duyệt nhìn chung là một tai hoạ và nên tránh việc kiểm duyệt bất cứ ở đâu. Khiêu dâm trẻ em là một ví dụ nổi bật bởi đã có những điều luật thích hợp đối với những ai cố gắng sản xuất, tuyên truyền hay xem những tài liệu như vậy. Những loại hình phát ngôn có thể thực sự gây ra sự xúc phạm nhưng chỉ có một cách mà xã hội có thể hoá giải là thông qua sự vạch trần và đấu tranh với nó. - 23 - ví dụ như khiêu dâm hard core và phân biệt chủng tộc cực độ đơn giản không có sự khác biệt bởi chúng được sản xuất trên Internet cạnh tranh với sách và video. Kiểm duyệt được thiết kế chỉ nhắc đến sức mạnh của loại hình truyền thông này. Phù hợp hơn là việc cần có sự kiểm duyệt cao độ đối với truyền hình, phim và video hơn là đối với sách và báo. Điều này còn phụ thuộc vào sự nhận thức rằng những hình ảnh động và âm thanh có tính sinh động và mạnh mẽ hơn bài viết, những bức ảnh hay những mô tả. Cũng như việc có nhiều quy định hơn đối với video so với rạp chiếu phim bởi người xem video là khán giả bất đắc dĩ với khả năng tua lại, xem lại, và trao tay rộng hơn. Internet ngày càng sử dụng video và âm thanh thì cũng nên gắn thêm những cấp độ kiểm soát tương tự và có những quy định hợp lý. Sự phân biệt giữa kiểm duyệt báo in với phát thanh ngày càng trở nên không thích hợp. Vì rất có thể trong vòng 10 năm nữa người dân sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Internet để có được tin tức và giải trí. Lý do tại sao báo in không cần bị quy định một cách tương đối là vì phương tiện truyền thông mới (Internet) là phương tiện cơ bản để phân phối thông tin trong xã hội. Với lý do này Internet phải có được sự bảo hộ tương tự. Khi những người sáng lập ra Hiến pháp Mỹ tuyên bố về tự do báo chí, họ đã quan tâm đến phần cơ bản và có quyền lực nhất của truyền thông vào thời điểm đó, đó là báo in. Ngày nay họ sẽ chắc chắn phải quan tâm đến việc ngăn chặn việc kiểm duyệt đối truyền thông bằng phát thanh và Internet bởi chúng là phương tiện cơ bản để phân phối thông tin. Thật sự là rất khó để kiểm duyệt Internet nhưng nó không có nghĩa là chúng ta không nên tìm kiếm giải pháp kiểm duyệt, nhưng cực kỳ khó khăn để ngăn chặn việc mua bán những phim bạo lực hay khiêu dâm nhưng chính phủ vẫn nỗ lực kiểm duyệt bởi rõ ràng đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Thêm một khó khăn nữa đó là việc cung cấp thông tin nặc danh trên Internet, điều này đã tiếp tay cho những kẻ khiêu dâm, những tội phạm có cơ hội lạm dụng phương tiện truyền thông này. Tại những quốc gia Châu Á đã thử nghiệm việc yêu cầu những công dân của mình phải khai báo trước khi đưa những nội dung lên Internet. Với một hệ thống như vậy, nếu mọi người chấp nhận, thì nó là một giải pháp tương đối là đơn giản để tăng cường luật pháp đối với những nội dung thực sự không có lợi. Cho dù có sự tính đến những vấn đề quá khích xoay quanh tự do ngôn luận, thì việc kiểm duyệt Internet không ít thì nhiều khó có khả năng thực hiện. Chính phủ có thể nỗ lực đưa ra những quy định về những thông tin được sản xuất tại nước họ nhưng không thể đưa ra những quy định đối với những tài liệu của nước ngoài. Giải pháp nào để loại bỏ những truy cập trong nước đối với những trang khiêu dâm tại Mỹ khi mà có thể truy cập những tài liệu này Tại Anh hay Thuỵ Điển? Cũng có thể là những công dân của nước này sản xuất tài liệu và chứa đựng nó tại những tên miền nước ngoài, và vấn đề trở nên càng phức tạp hơn. Tự do ngôn luận đúng nghĩa của nó trong một số trường hợp cần có sự nặc danh để bảo vệ tác giả. Tại nhiều quốc gia có sự đa dạng pháp lý về việc sản xuất các tài liệu phỉ báng và những tài liệu kích động phân biệt chủng tộc. Nơi mà tác giả hay những người sản xuất không thể bị phát hiện hoặc những chủ in không trả được nợ có thể bị kiện hay bị truy tố trong một số tình huống nào đó. Một số lượng tương đối nhiều nhà cung cấp dịch vụ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ trợ giúp việc cung cấp những thông tin nguy hiểm như hướng dẫn chế tạo bom, khiêu dâm, và những thông tin tương tự như vậy. Những nhà cung cấp dịch vụ chắc chắn là những người sai lầm để quyết định cái gì có thể và cái gì không thể đưa lên Internet. Sự kiểm soát đối công nghệ mới này đã vượt khỏi tầm tay bởi lợi nhuận to lớn của nó mà không có sự phán xét nào về tất cả nội dung trên Internet. Trong nhiều trường hợp, những thông tin mà ISPs cho phép đăng tải mà phải trải qua sự kiểm duyệt gắt gao nhưng không ít thì nhiều cũng bị bỏ sót. Mặc dù có những quy định pháp lý cho phép những tài liệu như vậy được đăng tải, nhưng nhà cung cấp dịch vụ chắc chắn có những lỗi về báo để bảo vệ lợi ích tài chính của họ. Điều này sẽ dẫn đến có những sự kiểm duyệt Internet gát gao hơn. Những vấn đề nóng hổi trong cuộc bàn cãi này, như bảo vệ trẻ em, hoạt động khủng bố, tội phạm, phân biệt chủng tộc… được xem là những vấn đề quốc tế. Nếu một giải pháp có tính toàn cầu được khuyến nghị, thì sau đó có thể thành hiện thực thông qua hợp tác quốc tế và những hiệp ước. Phải thừa nhận Nhiều nhà cung cấp dịch vụ thừa nhân của mình đối với việc loại bỏ ngay tức khắc những nội dung không lành mạnh và chỉ ra những nội dung họ vừa thay thế. Điều gì cần có là việc tự đề ra quy định thông qua những người kinh doanh nhận thức về trách nhiệm của mình đối với người sử dụng Internet nhưng không áp dụng sự kiểm duyệt độc đoán và hà khắc. Các bậc phụ huynh có thể - 24 - rằng kiểm duyệt những nơi tạo ra sự nguy hại cho người khác thông qua những phát biểu, những con chữ hay tác phẩm nghệ thuật của một tác giả nào đó là hợp pháp. Tất cả những ví dụ được trích dẫn ở trên rõ ràng gây ra sự nguy hại đối với những nhóm người khác nhau trong xã hội. Bằng những khởi xướng trên thì rất có khả năng giới hạn những nguy hại. hoàn toàn sử dụng “Net nanny-Net người trông trẻ” để loại bỏ những tài liệu độc hại và không phù hợp những người sử dụng trẻ tuổi. Nguồn: Bài báo của Matt Butt “Chính phủ có nên kiểm duyệt những nội dung trên mạng Internet” (ngày 3/11/2000); Nhà cung cấp dịch vụ có thể soạn một hợp đồng với người sử dụng trong đó có những điều khoản quy định về nhà cung cấp nội dung. Điều này cho phép tuân theo những quy định luật pháp và tránh cho họ khỏi trách nhiệm pháp lý. Lợi ích lớn cho những người kinh doanh khi thực hiện điều này là tạo được lòng tin với khách hàng và giúp kinh doanh hiệu quả. Để có thể hoạt động hiệu quả, hệ thống kiểm duyệt phải là sản phẩm được đảm bảo bởi những cơ quan tự điều tiết. Những cơ quan này phải có tính đại diện rộng và khả năng tiếp cận tới những cơ quan liên quan. Tuỳ thuộc vào sự cho phép của cấp có thẩm quyền, những cơ quan này có đặc quyền thúc đẩy hoạt động của họ. Để tự điều chỉnh có hiệu quả thì những cơ quan như vậy phải tư vấn khách hàng hoặc người dân. Nếu không có sự tham gia của người sử dụng, cơ chế tự điều tiết sẽ không phản ánh chính nhu cầu của người sử dụng, và sẽ không hiệu quả trong việc đưa ra những tiêu chuẩn để thúc đẩy, từ đó dẫn tới thất bại trong việc tạo lập lòng tin. Chính phủ có vai trò gì đối với việc tự điều chỉnh ? Việc tự đưa ra những quy định không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền. Sự hỗ trợ này có thể dưới một hình thức giản đơn không trái với quá trình tự điều tiết, hoạt động chứng thực hay những quy định tự điều chỉnh. Rõ ràng có những giới hạn để việc tự đề ra quy định có thể đạt được. Bản thân nó không thể đảm bảo rằng những người tuyên truyền sản phẩm khiêu dâm trẻ em sẽ bị bắt và bị trừng phạt. Tuy nhiên cơ chế tự điều tiết có thể giúp đảm bảo rằng những kẻ phạm tội không sử dụng Internet để gây ra thiệt hại. Chính phủ thông qua giáo dục và những thông tin công cộng để nâng cao nhận thức cho người sử dụng về cơ chế tự điều tiết ví dụ như thiết bị sàng lọc và ngăn chặn những nội dung không phù hợp hay chuyển tải những thắc mắc về nội dung Internet qua đường dây nóng. Về phía chính phủ, cần tập trung vào hiệu quả điều tiết thông qua việc cho phép nhà kinh doanh đảm nhận số lượng công việc mà họ có thể đảm nhận. Cuối cùng, nhà kinh doanh có được lợi ích to lớn khi tạo ra lòng tin đối với người sử dụng cũng như nhà cung cấp dịch vụ. Vậy việc phân định ranh giới giữa việc tự đề ra quy định trong kinh doanh và quy định của chính phủ là ở đâu? Rõ ràng, chính phủ phải đảm bảo rằng luật pháp được tôn trọng trong không gian máy tính, ví dụ như với mục đích bảo vệ sở hữu trí tuệ và ngăn chặn tội phạm. Về phía những người kinh doanh, họ phải chấp nhận vai trò chính yếu của chính phủ trong việc thiết lập chính sách Internet. Nói chung, các nhà nhà kinh doanh thúc dục chính phủ cởi bỏ những quy định kiềm chế đối với những khu vực mà không có chứng cứ rõ ràng rằng việc điều hành kinh doanh sẽ có tác động tiêu cực đến xã hội hay những quyền cơ bản của con người. Vấn đề trao quyền cho người sử dụng cuối cùng thì thế nào ? Công nghệ màng lọc có thể tạo cho người sử dụng khả năng chọn lựa những nội dung mà họ và con cái họ có thể truy cập. Với chức năng sử dụng thông minh, công nghệ này giúp mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tiến hành kiểm duyệt những nội dung độc hại. Vì vậy, cần có cơ chế hiệu quả để phân loại và sàng lọc nội dung Internet. Nên chăng phải hình thành một tổ chức độc lập với nhiệm vụ phân loại và theo dõi toàn bộ nội dung thông tin trên mạng. Một hệ thống lọc thông tin hiệu quả đem lại nhiều lợi ích: người sử dụng cuối cùng tự quản lý; tôn trọng tự do ngôn luận, đa dạng trong tư tưởng, sự minh bạch; tôn trọng sự riêng tư, thao tác và sự tương thích. Hơn nữa, hệ thống này phải làm nổi bật tính thân thiện khi giao tiếp với người sử dụng, từ đó khuyến khích việc sử dụng những đặc điểm này và đưa ra sự lựa chọn về khả năng của người sử dụng cuối cùng. Nên khuyến khích việc phát triển và cung cấp các hệ thống lọc thông tin miễn phí. Những nhà kinh doanh nên thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống lọc thông tin; hướng dẫn cho khách - 25 - hàng về cách thức để sàng lọc; và tạo ra sự dễ dàng cho các bậc phụ huynh, giáo viên, và những người khách quan tâm đến những người trưởng thành để chọn lựa, lắp đặt và làm tương thích hệ thống lọc phù hợp với thiết bị của họ. Những yêu cầu điều tiết đối với những người cung cấp dịch vụ để bảo vệ hay sàng lọc nội dung thì nên tránh. Chính phủ hay những cơ quan điều tiết có thể cung cấp hệ thống lọc thông tin nhưng không nên kiểm soát việc sử dụng của họ. Tương tự như vậy, cần có những thiết bị truyền thông kỹ thuật và tổ chức để đảm bảo rằng người sử dụng có thể phản hồi lại đối với những nội dung trên Internet mà họ nhận thấy cần phải chú ý đến. Những “đường dây nóng” này đảm bảo rằng, trong trường hợp cần thiết và phù hợp, hành vi hiệu quả có thể được triển khai để xua tan những mối bận tâm. Công việc đánh giá tính hợp pháp hay bất hợp pháp của một dữ liệu cụ thể là rất khó khăn đối với những nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy cần kết hợp với công việc của đường dây nóng. Để có được chức năng này, các đường dây nóng cần có một được pháp luật điều chỉnh để tạo điều kiện cho cho việc kiểm soát những nội dung có vấn đề hoặc bất hợp pháp. Những người làm luật nên đưa ra những đòi hỏi pháp lý đối với việc xem xét việc cài đặt một cách có tổ chức và những thủ tục của đường dây nóng và bảo vệ những đường dây này khỏi tội phạm hay trách nhiệm pháp lý dân sự trong hoạt động quản lý kinh doanh của những đường dây này. Những vấn đề gì cần được cân nhắc khi lựa chọn một cơ chế điều chỉnh cụ thể ? Dù thế nào đi chăng nữa, khi tiếp cận tới những quy định về nội dung, thì điều cần chú ý là những quy định được xây dựng không nên kìm hãm khả năng đổi mới. Nó dường như là sự giao thoa giữa hệ thống điều chỉnh do chính phủ quy đinh và hệ thống do những người kinh doanh sử dụng, điều này có thể là sự kết hợp đúng đắn khi tiến hành kiểm duyệt trong thời đại thông tin. Do tính toàn cầu của Internet, cần thiết xây dựng một hiệp định khung điều chỉnh các thực tiễn trên Internet, hiệp định này bao gồm những tiêu chuẩn cơ bản nhất đối với việc trao đổi dữ liệu và các quy định về nội dung thông tin được trao đổi. Đối với những địa chỉ thông tin cần được kiểm duyệt nội dung thì phải có những tiêu chí giúp đánh giá. Cơ chế này dẫn đến việc những người cung cấp nội dung sẽ bị phản đối khi những tài liệu được trao đổi là bất hợp pháp tại quốc gia của họ. Cơ chế này cũng giúp vượt qua những khó khăn đối với những thủ tục ngoại giao phức tạp về hợp tác xuyên biên giới. Từ các phân tích trên có thể rút ra kết luận rằng, cần nâng cao nhận thức về cơ chế kiểm duyệt thông qua giáo dục, đào tạo. Công nghiệp Internet nên xây dựng những chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về cơ chế tự điều tiết, ví dụ như việc hình thành hệ thống lọc thông tin và đường đây nóng. Trường học cũng nên trang bị những kỹ năng cần thiết cho học sinh để hiểu được lợi ích và những giới hạn của thông tin trực tuyến nhằm giúp học sinh có thể kiểm soát bản thân đối với nội dung xấu trên Internet. Internet là một môi trường rộng lớn cho mọi loại giao dịch như trao đổi thông tin, nhận phản hồi và trả lời…, vì vậy việc hình thành hệ thống pháp luật về Internet cần phải bắt nguồn từ chính những thực tiễn đó. 35 - 26 - THAM KHẢO Pháp luật không gian điều khiển và TMĐT. Baumer, David và J. Carl Poindexter. McGraw-Hill/Irwin. 2001. Web: thiết kế sơ khai và số phận sau cùng của mạng truy cập toàn cầu cho nhà đầu tư. Berners-Lee, Tim. Harper San Francisco. 1999. Pháp luật về truyền thông trong thời đại Internet. Xuất bản lần 1. Morgan Kaufmann. Black, Sharon K. 2001. Chứng cứ số hoá và tội phạm máy tính. Academic Press. Casey, Eoghan. 2000. Luật không gian điều khiển: văn bản và án lệ. Xuất bản lần 1. South-Western. College Pub. Ferrera, Gerald R. et al. 2000. Luật không gian điều khiển: quan điểm quốc gia và quốc tế. Girasa, Rosario. Pháp luật và chính sách về Internet. Xuất bản lần 1. Hiller, Janine and Ronnie Cohen. Prentice Hall. 2002. Tìm sự bảo hộ bằng sáng chế không khó: làm sao để tìm được bằng sáng trên trên mạng và trong thư viện. Xuất bản lần thứ 2. Hitcock, David. Nolo Press. Hướng dẫn Gigalaw đối với pháp luật về Internet. Random House. Isenberg, Doug. 2002. Bộ luật và những quy định khác về không gian điều khiển. Lessig, Lawrence. 1999. New York: Basic Books. Tương lại của ý tưởng: số phận chung trong một thế giới được kết nối. New York: Random House. Bản quyền số hoá. Litman, Jessica. 2001. Amherst, NY: Prometheus Books. Nguồn mở: the unauthorized white papers. Rosenberg, Donald K. (2000). John Wiley & Sons. Phần mềm miễn phí, xã hội miễn phí: những bài viết lựa chọn của Richard Stallman. Stallman, Richard, Lawrence, Lessig and Joshua Gay. (2002). Bản quyền tác giả và việc vi phạm bản quyền tác giả: sự xuất hiện của sở hữu trí tuệ và cách thức đe doạ sự sáng tạo. Vaidhyanathan, Siva. 2001. New York University Press. GHI CHÚ 1 Doug Isenberg, Hướng dẫn Gigalaw đối với luật về Internet (Random House, 1985). 2 EDIAS Software Intern. V. BAGIS Intern., Ltd., 947 F. Supp. 412 (D. Ariz. 1996) 3 DVD Copy Control Association, Inc. v. Andrew Thomas McLaughlin et al., Case No. CV 786804 (Superior Court of the State of California, County of Santa Clara). 4 Richard, Taylor, Diễn đàn APEC và Chính sách về TMĐT: ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với TMĐT thế giới; có sẵn trên trang web Taylor/ITS98rt3.pdf 5 Cách tiếp cậnh với pháp luật xác thực điện tử; có sẵn trên trang web 6 Ibid. 7 Ibid. 8 Ibid. 9 Ibid. 10 Paul Scholtz, “Kinh tế học về thông tin cá nhân” First Monday 5, 9 (September 2000), [báo điều tử ] 11 Ibid. 12 Ibid. 13 “Bí mật thương mại”; có sẵn trên trang web 14 James Hollander, “Amazon.com và Wal-Mart giải quyết vụ án về TMĐT nổi tiếng” E-Commerce Times (5/4/1999), [báo điện tử] 15 “Bằng sáng chế kinh doanh trên Internet,” có sẵn trên trang web của 16 State Street Bank & Trust Co. v. Signal Financial Group, Inc. 149 F.3d 1368 (Fed. Cir.1998) cert denied 119 S. Ct. 851 (1999); có sẵn trên 17 Jennifer Hampton, “Hollywood mong muốn chiến thắng trong in vụ vi vi phạm bản quyền đĩa DVD”, E-Commerce Times (18/8/2000), có sẵn trên trang web 18 “Những nhà viết nhạc, nhà xuất bản âm nhac và công nghiệp ghi âm đã đưa Audiogalaxy.com ra toà vì xâm phạm quyền tác giả”, Recording Industry Association of America Press Releases (24/5/2002); có trên trang web - 27 - 19 Susan Rush, “Audiogalaxy và Công nghiệp âm nhạc: vụ việc không được giải quyết,” Broadbandweek.com (18/6/2002); có trên trang web 20 21 22 23 Những nguyên tắc cho việc cung cấp và sử dụng thông tin cá nhân; ipc/ipc/ipc-pubs/niiprivprin_final.html 24 Irving J. Sloan, Law of Privacy in a Technological Society (Oceana Publications, 1986). 25 Margaret N. Uy, “Bí mật riêng tư, chúng ta đã chuẩn bị cho điều đó ? (Phần 1)”, e-Legal 1:2. 26 “Hội đồng đã thông qua Chỉ thị về bảo vệ dữ liệu cá nhân”, European Commission Press Release: IP/95/822 (July 25, 1995); 27 OECD, Hướng dẫn cho bảo vệ ngươi tiêu dùng trong bối cảnh TMĐT (2000); có trên 28 Janet Reno, 5/4/2000 29 Giới hạn điện tử, “Phân tích EFF về những quy định về Luật ái quốc của Mỹ liên quan tới hoạt động trực tuyến” (31/11/2001); có trên trang web 30 “Tội phạm trên mạng,” Cyberlaw India FAQs; 31US v. Brown, 925 F.2nd 1301, 1308, 10th Circ. 1991 32 33 Jonathan Wallace, “Bảo vệ trao đổi thông tin trên thế giới: quyết định CDA là một thắng lợi ngọt ngào - Phần I;” 34 “Toà án liên bang phản đối việc kiểm duyệt trong thư viện,” Press Release (31/5/2002); có trên trang web 35 Center for Democracy & Technology, “Nguyên tắc CDT;” mission/principles.shtml Về tác giả Rodolfo Noel S. Quimbo là nhân viên của Philippine Senator Juan M. Flavier. Ông nhận được bằng cử nhân về tiếng Anh và Luật từ trường đại học Philipin. Ông đã viết một số bài báo và giảng bào về luật TMĐT tại Philippin và khu vực ASEAN Lời cám ơn Tôi muốn cảm ơn những người sau Kimi, vì tình yêu, lòng kiên nhẫn và tình bạn Senator Juan M. Flavier, sếp của tôi vì sự động vien và thời gian để viết Romy and Lydia Quimbo, vì sự động viên tôi quay lại trường học Emmanuel Lallana and Jaime Faustino, vì giới thiệu tôi tới nghiên cứu chính sách TMĐT Ramon J. Navarra Jr. and Renato N. Bantug Jr., những người cùng nghiên cứu và là người bạn thân thiết nhất Greta, luôn vẫy đuôi khi tôi về nhà Pavan Duggal, Advocate, Toà án tối cao Ấn độ cho việc xem xét bản dự thảo và Borro, Bheng, Rommel, Pids, Angie, Percy, Celia, Jean, Winnie, Rene, Didith, Philip, Cynthia, Bong, Perry, and Bats, and Katch, Shelah, Patricia, đồng nghiệp và bạn bè

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_thuong_mai_dien_tu_5199.pdf
Tài liệu liên quan