- Mức độ liên kết giữa khu vực FDI và khu
vực nội địa hầu hết đều thấp ở mọi ngành, đặc
biệt nhóm ngành công nghệ và kỹ năng cao. Xét
tổng thể nền kinh tế, khả năng tác động vào năng
suất lao động của khu vực FDI thông qua công
nghệ và kỹ năng lao động hiện nay còn thấp.
- Sự mất cân đối trong sự phát triển kinh tế
- xã hội giữa các vùng miền nước ta do các dự
án FDI hiện chỉ tập trung nhiều tại các địa bàn
có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nguồn nhân
lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đến
từ các nước phát triển, có nền khoa học công
nghệ hiện đại như: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ,
Canada, Nga còn khá khiêm tốn mà chủ yếu
đến từ châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Quốc [2].
- FDI chưa giúp Việt Nam có những bước
tiến sâu về công nghệ. Các doanh nghiệp FDI
đầu tư vào Việt Nam về cơ bản có trình độ công
nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn nhiều tài
nguyên thiên nhiên, lượng phát thải lớn. Trên
80% doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng công
nghệ trung bình của thế giới. Các dự án FDI chủ
yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp;
còn quá ít dự án về kết cấu hạ tầng; các dự án
trong nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng rất
thấp và ngày càng giảm dần trong khi đây là
những ngành có thế mạnh tại Việt Nam.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường do một số
doanh nghiệp FDI từ Châu Á như Trung Quốc,
Đài Loan, sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu
còn khá phổ biến. Một số doanh nghiệp FDI đã
gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến
đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế, an sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc
trong dư luận nhân dân như: Vedan, Miwon,
Formosa, đã bị phát hiện đang ngấm ngầm phá
hủy môi trường [4].
Ngoài ra, còn một số tồn tại khác như: Hiện
tượng trốn thuế của các doanh nghiệp FDI còn
diễn biến phức tạp, thủ tục hành chính tương đối
phức tạp gây nhiều khó khăn cho các các nhà
đầu tư nước ngoài,
4.4. Một số giải pháp đề xuất
Một là, quy định các chế tài xử phạt nghiêm
khắc đối với các dự án FDI sử dụng lãng phí
năng lượng, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trường; chèn ép các doanh nghiệp
trong nước, trốn thuế,
Hai là, mở rộng địa bàn đầu tư trực tiếp
nước ngoài để tạo nên sự cân đối trong phát triển
kinh tế - xã hội giữa các vùng miền.
Ba là, tăng cường thu hút FDI từ các nước
phát triển như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. là yếu
tố quan trọng để tiếp cận được công nghệ hiện
đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Bốn là, đơn giản hóa thủ tục và quy trình
giải quyết thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu,
rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí
xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu
hàng hóa.
Năm là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về
đầu tư trực tiếp nước ngoài: Có chính sách ưu
tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ tiên tiến
hiện đại, thân thiện với môi trường, tăng cường
liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Tập
trung thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch
vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, phát
triển kết cấu hạ tầng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu FDI – nguồn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020)
30
FDI – NGUỒN VỐN QUAN TRỌNG THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Tóm tắt
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển như Việt Nam. Một trong những cơ hội lớn mở ra đó chính là thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI là một trong những nguồn vốn đóng vai trò quan trọng cho
sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị FDI mang lại, không ít những tồn tại
cần giải quyết. Dựa vào các số liệu thống kê về tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong những năm
gần đây, bài viết tập trung phân tích thực trạng và vai trò của thu hút FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.
Từ đó, chỉ ra những tồn tại trong thu hút FDI và đề ra những giải pháp thu hút FDI hiệu quả trong thời
gian tới.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút, kinh tế Việt Nam, hội nhập, nguồn vốn
FDI - AN IMPORTANT CAPITAL SOURCE TO PROMOTE VIETNAM’S
ECONOMY IN INTEGRATION PERIOD
Abstract
International economic integration brings a lot of economic development opportunities for each country,
especially developing countries like Vietnam. One of the great opportunities is to attract foreign direct
investment (FDI). FDI is one of the important capital sources for the country's economic development.
However, besides the values that FDI has brought, many existing problems need to be solved. Based on
the statistics of Vietnam's FDI inflows in recent years, the paper focuses on analyzing the situation and
the role of FDI for Vietnam's economy; hence, points out the shortcomings in attracting FDI and
proposes solutions to attract FDI effectively in the future.
Keywords: Foreign direct investment (FDI), attract, Vietnam's economy, integration, capital source
JEL classification: O; O1
1. Đặt vấn đề
FDI là một trong những nguồn vốn quan
trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp
phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát
triển. Nhà kinh tế học Samuelson với tác phẩm
“Kinh tế học” ra đời vào năm 1948, trong đó
ông đưa ra thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú
huých từ bên ngoài”. Với lý thuyết này nhiều
quốc gia đã vận dụng vào quá trình phát triển
nền kinh tế nhất là đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam. Vận dụng lý thuyết này,
các quốc gia muốn đạt mức tăng trưởng kinh tế
thì cần có một cú huých từ bên ngoài cụ thể như
yếu tố về vốn, khoa học công nghệ hiện đại,
chuyên gia trong đó thì yếu vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò là cú huých
mang tính đột phá quan trọng trong yếu tố tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia. Qua đó cho
chúng ta thấy chỉ có “mở cửa” ra bên ngoài mới
tận dụng được tối đa lợi thế so sánh của nước
mình để từ đó phát huy và tăng cường nội lực
của mình. Các nước NICs trong gần 30 năm qua
nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước
ngoài cho phát triển kinh tế cùng với một chính
sách kinh tế năng động và có hiệu quả đã trở
thành những con rồng Châu Á [1].
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh
tế thế giới, nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế - xã hội trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Trong những năm gần đây, nhiều hiệp định
thương mại và đầu tư thế hệ mới có sự tham gia
của Việt Nam như: các hiệp định FTA với Chilê,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu;
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA);
hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)... đã thúc đẩy Việt Nam
mở rộng hợp tác trong khu vực và trên thế giới
[5]; giúp Việt Nam tăng cường mở rộng xuất
khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn và thu hút
đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà
Việt Nam đang có nhu cầu phát triển; gia tăng
động lực và tốc độ phát triển kinh tế, cũng như
thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường đầu tư -
kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp FDI cũng gây ra không ít
những tác động tiêu cực đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội nước ta.
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020)
31
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu
với các quan điểm khác nhau phân tích về vai trò
của FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Minh Phương (2014) phân tích cơ
hội và thách thức tự do hóa đầu tư đối với Việt
Nam nhưng không đề ra giải pháp để vượt qua
các thách thức đó.
Nguyễn Tấn Vinh (2017) nêu khá chi tiết
thực trạng và những giá trị mà FDI mang lại cho
nền kinh tế sau 30 năm đổi mới nhưng chưa phân
tích được những tồn tại của các doanh nghiệp
FDI đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Phạm Thiên Hoàng (2019) chủ yếu phân
tích tác động của FDI và những thách thức đối
với nền kinh tế Việt Nam nhưng không đề ra
những giải pháp cụ thể.
Bằng các phương pháp thống kê, tổng hợp,
so sánh, tác giả phân tích thực trạng, vai trò, tồn
tại và đề xuất các giải pháp hiệu quả để FDI thực
sự trở thành nguồn vốn quan trọng thúc đẩy nền
kinh tế phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn số liệu
Bài báo sử dụng nguồn số liệu thứ cấp về
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam từ Niên giám thống kê Việt Nam và Cục
Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong
giai đoạn 2010 - 2019. Ngoài ra, tác giả còn tham
khảo một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp số liệu cần
thiết phục vụ quá trình nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử
dụng phương pháp này để mô tả, phân tích thực
trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong những
năm gần đây.
Phương pháp tổng hợp, đồ thị, so sánh: Sau
khi thu thập và tổng hợp được số liệu nghiên
cứu, tác giả tiến hành phân tích số liệu bằng các
phương pháp đồ thị, phương pháp so sánh và
bảng thống kê. Ngoài ra tác giả còn ứng dụng
phần mềm tin học Microsoft Excel và các công
cụ máy tính để xử lý dữ liệu.
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai
đoạn 2010-2019
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể về thu hút nguồn vốn FDI trong khoảng 10
năm trở lại đây. Theo thống kê của cục Đầu tư
nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy,
giai đoạn 2010-2019 đã có 21.077 dự án FDI
được cấp phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với
tổng số vốn đăng ký 252.988 triệu USD. Trong
đó, tỷ lệ giải ngân đạt 56,82%. Quy mô bình
quân 1 dự án đạt 12 triệu USD.
Biểu đồ 1. Số liệu FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2010-2019 [2]
Về lĩnh vực đầu tư: Trong giai đoạn 2010-
2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào
19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung
nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến,
chế tạo với tổng số vốn đạt 142,957 tỷ
USD, chiếm 57,54% tổng vốn đầu tư đăng
ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ
hai đạt 30,943 tỷ USD chiếm 12,46% tổng vốn
đầu tư đăng ký. Các lĩnh vực khác đạt 74,528 tỷ
USD chiếm 30% tổng vốn đầu tư đăng ký.
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Vốn đăng ký (triệu USD) 19,76415,61816,34822,35221,92222,75724,85835,88435,46538,020
Vốn thực hiện (triệu USD) 11,00011,00010,46011,50012,50014,50015,80017,50019,10020,380
19,764
15,618
16,348
22,352 21,922 22,757
24,858
35,884 35,465
38,020
-
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020)
32
Biểu đồ 2. Tình hình đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo lĩnh vực trong giai đoạn 2010-2019
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2010-2019 [2]
Về địa bàn đầu tư: Trong giai đoạn 2010-
2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 62
tỉnh thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là
địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 39,63 tỷ USD, chiếm 15,96%
tổng vốn đầu tư. Thành phố Hà Nội đứng thứ 2 với
tổng vốn đầu tư đăng ký trên 28 tỷ USD,
chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng
thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 21 tỷ
USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần
lượt là Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai,...
Về đối tác đầu tư: Trong giai đoạn 2010-
2019, có 135 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư
vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư
lớn nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến
54,809 tỷ USD (chiếm 22,06% tổng vốn đầu tư);
đứng thứ 2 là Singapore với tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt gần 43 tỷ USD (chiếm 17,2% tổng
vốn đầu tư). Singapore đứng ở vị trí thứ 3 với số
vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đạt 35,391 tỷ
USD (chiếm 14,25% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo
là Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan,
4.2. FDI có vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế Việt Nam
4.2.1. Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư
phát triển và tăng trưởng kinh tế đất nước:
FDI là nguồn vốn bổ sung đáng kể vào tổng
đầu tư xã hội. FDI đã có đóng góp quan trọng
vào GDP với tỷ trọng ngày càng cao. Nếu như
giai đoạn 1998-2007, vốn FDI trung bình hàng
năm chiếm tỷ trọng 17,7% vốn đầu tư toàn xã hội
[8] thì giai đoạn 2010-2019 con số này lên đến
24,5% [7]. Theo số liệu Niêm giám thống kê có
thể thấy rất rõ tỷ trọng đóng góp GDP của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có xu
hướng gia tăng (Biểu đồ 3). Điều này khẳng định
vị trí, vai trò quan trọng của khu vực FDI trong
nền kinh tế.
Biểu đồ 3. Tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (%)
Nguồn: Niên giám thống kê giai đoạn 2010-2019 [7]
57.540%
12.460%
30.000%
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Kinh doanh bất động sản
Các ngành khác
18
18
20
19
20
20
21
020
020
020
-
5
10
15
20
25
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020)
33
4.2.2. Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu
Trong giai đoạn 2010-2019, cùng với tốc độ
tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt
Nam có sự đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp
khu vực FDI, trung bình hàng năm khu vực FDI
đóng góp 62,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước. Nếu như năm 2010 giá trị xuất khẩu
hàng hóa khu vực FDI chỉ đạt 34,1 tỷ USD
chiếm 47,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước
thì đến năm 2019 giá trị xuất khẩu hàng hóa khu
vực FDI đạt tới 181,35 tỷ USD chiếm 68,8% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước [6].
4.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa
FDI tác động đến cơ cấu kinh tế được thể
hiện chủ yếu thông qua cơ cấu vốn đầu tư. Cơ
cấu vốn đầu tư của nước ta có sự chuyển dịch
ngày càng phù hợp với xu thế công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, năm 1986 tỷ trọng của ngành nông
nghiệp là cao nhất với 38,1%; trong khi đó dịch
vụ chiếm tỷ trọng là 33%, còn công nghiệp chỉ
chiếm tỷ trọng 28,9%. Hiện nay, nguồn vốn FDI
chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (64,3%)
và dịch vụ (30,5%). Cơ cấu kinh tế năm 2019
của Việt Nam: công nghiệp và xây dựng chiếm
tỷ trọng 34,49%; dịch vụ chiếm 41,64% còn
nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
13,96%. FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát
triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới,
tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp làm
tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân
nhờ có cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn [7].
4.2.4. Tạo tác động lan tỏa công nghệ
Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI
đã tạo ra tác động lan tỏa công nghệ, góp phần
nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển
giao công nghệ (CGCN) và chuyển giao kỹ năng
quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh
tranh, đổi mới công nghệ đối với các doanh
nghiệp trong nước. Các dự án FDI quy mô lớn đã
tạo ra cú hích tác động mạnh mẽ tới kết quả xuất
khẩu của các ngành này ở Việt Nam. Sự hiện
diện của các doanh nghiệp FDI trong ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo sức ép, buộc các
doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, cải
thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất
khẩu, tăng cường liên kết thương mại. Lợi thế áp
đảo về vốn và công nghệ của các tập đoàn đa
quốc gia đã tạo ra những áp lực không nhỏ tới thị
phần xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp nội địa [3].
Biểu đồ 4. Khu vực FDI đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu (%)
Nguồn: Tổng cục Hải quan giai đoạn 2010-2019 [6]
4.2.5. Góp phần làm tăng trưởng năng suất lao
động
Tính đến năm 2019, theo báo cáo của Cục
Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu
vực FDI đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao
động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián
tiếp [2]. Phân tích từ báo cáo của Tổng cục
Thống kê cho thấy, năng suất lao động khu vực
FDI cao hơn khoảng 1,4 lần so với khu vực kinh
tế nhà nước và cao gấp 7 đến 8 lần so với khu
vực dân doanh; khu vực FDI đóng vai trò quan
trọng vào thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao
động của Việt Nam. Tuy nhiên, đóng góp của
khu vực FDI vào tăng trưởng năng suất lao động
được tạo bởi tác động dịch chuyển lao động từ
khu vực năng suất lao động thấp (chủ yếu từ khu
vực nông nghiệp) sang khu vực FDI với năng
suất lao động cao hơn (chiếm 64%) [7].
4.3. Tồn tại trong thu hút FDI vào Việt Nam
Nhìn chung, Việt Nam đã nhận được tác
động tích cực từ FDI, song mức độ tác động tích
cực còn thấp, chủ yếu do khả năng cạnh tranh,
72.19
96.91
114.57
132.135
150.22 162.02
176.58
215.12
243.48
263.590
34.1 47.87
64.05 80.91
94
110.59
123.93
155.24
171.53 181.35
0
50
100
150
200
250
300
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
(tỷ USD)
Giá trị xuất khẩu hàng hóa khu vực FDI
(tỷ USD)
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020)
34
học hỏi, nhất là liên kết sản xuất, tham gia vào
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước
còn yếu. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản hạn
chế tác động lan tỏa từ FDI. Thực tế cho thấy,
các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia
công, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt
Nam không cao. FDI chưa tạo được mối liên kết
chặt chẽ với doanh nghiệp Việt để cùng tham gia
chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ
trợ Việt Nam phát triển, hoạt động chuyển giao
công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa đạt như
kỳ vọng [3].
- Mức độ liên kết giữa khu vực FDI và khu
vực nội địa hầu hết đều thấp ở mọi ngành, đặc
biệt nhóm ngành công nghệ và kỹ năng cao. Xét
tổng thể nền kinh tế, khả năng tác động vào năng
suất lao động của khu vực FDI thông qua công
nghệ và kỹ năng lao động hiện nay còn thấp.
- Sự mất cân đối trong sự phát triển kinh tế
- xã hội giữa các vùng miền nước ta do các dự
án FDI hiện chỉ tập trung nhiều tại các địa bàn
có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nguồn nhân
lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đến
từ các nước phát triển, có nền khoa học công
nghệ hiện đại như: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ,
Canada, Nga còn khá khiêm tốn mà chủ yếu
đến từ châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Quốc[2].
- FDI chưa giúp Việt Nam có những bước
tiến sâu về công nghệ. Các doanh nghiệp FDI
đầu tư vào Việt Nam về cơ bản có trình độ công
nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn nhiều tài
nguyên thiên nhiên, lượng phát thải lớn. Trên
80% doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng công
nghệ trung bình của thế giới. Các dự án FDI chủ
yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp;
còn quá ít dự án về kết cấu hạ tầng; các dự án
trong nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng rất
thấp và ngày càng giảm dần trong khi đây là
những ngành có thế mạnh tại Việt Nam.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường do một số
doanh nghiệp FDI từ Châu Á như Trung Quốc,
Đài Loan, sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu
còn khá phổ biến. Một số doanh nghiệp FDI đã
gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến
đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế, an sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc
trong dư luận nhân dân như: Vedan, Miwon,
Formosa,đã bị phát hiện đang ngấm ngầm phá
hủy môi trường [4].
Ngoài ra, còn một số tồn tại khác như: Hiện
tượng trốn thuế của các doanh nghiệp FDI còn
diễn biến phức tạp, thủ tục hành chính tương đối
phức tạp gây nhiều khó khăn cho các các nhà
đầu tư nước ngoài,
4.4. Một số giải pháp đề xuất
Một là, quy định các chế tài xử phạt nghiêm
khắc đối với các dự án FDI sử dụng lãng phí
năng lượng, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trường; chèn ép các doanh nghiệp
trong nước, trốn thuế,
Hai là, mở rộng địa bàn đầu tư trực tiếp
nước ngoài để tạo nên sự cân đối trong phát triển
kinh tế - xã hội giữa các vùng miền.
Ba là, tăng cường thu hút FDI từ các nước
phát triển như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... là yếu
tố quan trọng để tiếp cận được công nghệ hiện
đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Bốn là, đơn giản hóa thủ tục và quy trình
giải quyết thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu,
rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí
xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu
hàng hóa.
Năm là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về
đầu tư trực tiếp nước ngoài: Có chính sách ưu
tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ tiên tiến
hiện đại, thân thiện với môi trường, tăng cường
liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Tập
trung thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch
vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, phát
triển kết cấu hạ tầng.
5. Kết luận
Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài và đã đạt được nhiều
thành tựu về phát triển kinh tế trong đó có sự
đóng góp quan trọng của nguồn vốn FDI. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề tiêu cực do các
doanh nghiệp FDI gây ra ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Để hạn chế những tiêu cực đó và phát huy hơn
nữa hiệu quả của nguồn vốn FDI, Việt Nam cần
áp dụng triệt để một số giải pháp như: Quy định
các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các dự
án FDI sử dụng lãng phí năng lượng, công nghệ
lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; Mở rộng địa
bàn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tăng cường thu
hút FDI từ các nước phát triển ở châu Âu và châu
Mỹ; Đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải
quyết thủ tục hành chính; Hoàn thiện hệ thống
pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020)
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Ngọc Cường. (2005). Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Lý luận Chính trị
[2]. Cục Đầu tư nước ngoài. (2010-2019). Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2019.
Truy cập ngày 01/02/2020. Từ
[3]. Phạm Thiên Hoàng. (2019). Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam. Truy cập ngày 10/01/2020. Từ
[4]. Phạm Thị Ngoan. (14/12/2019). Mở cửa thu hút FDI và vấn đề môi trường. Truy cập ngày
05/01/2019. Từ
[5]. Nguyễn Minh Phương. (2014). Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự
tham gia của Việt Nam, Hội thảo quốc tế AEC - lần thứ 3. Hà Nội, ngày 28/10/2014.
[6]. Tổng cục Hải quan. (2010-2019). Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12
tháng. https://www.customs.gov.vn
[7]. Tổng cục Thống kê. (2010-2019). Niên giám thống kê giai đoạn 2010 - 2019. Truy cập ngày
18/01/2020. Từ
[8]. Nguyễn Tấn Vinh. (31/01/2017). Nhìn lại giá trị của FDI ở Việt Nam sau gần 30 năm. Truy cập
ngày 05/12/2019. Từ
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Thị Thanh Thủy
- Đơn vị công tác: Khoa HTTT Kinh tế - Trường ĐH Công nghệ Thông
tin & Truyền thông Thái Nguyên
- Địa chỉ email: nttthuy.thkt@ictu.edu.vn
Ngày nhận bài: 25/02/2020
Ngày nhận bản sửa: 24/03/2020
Ngày duyệt đăng: 29/3/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fdi_nguon_von_quan_trong_thuc_day_nen_kinh_te_viet_nam_trong.pdf