Dịch truyền
Dịch truyền sử dụng chủ yếu là NaCl 0,9%,
rất hạn chế truyền máu, chỉ có 1 BN phải truyền
máu do mất nhiều máu trong mổ và phải lọc
bạch cầu trước khi truyền, 2 bn sử dụng dung
dịch keo. Số lượng dịch truyền cho mỗi bn chưa
thống nhất ở các bác sĩ gây mê và ít hơn so với
các tài liệu nghiên cứu khác(1,2,5). Trung bình
1943ml, ít nhất chỉ 800ml, nhiều nhất 4000ml và
mức CVP duy trì trong mổ từ 8 ‐ 10mmHg, thấp
nhất chỉ 4mmHg, cao nhất 16mmHg. Huyết áp
tối đa lúc nhả kẹp trung bình là 131,07mmHg ±
15,22, gần tương đương với huyết áp trước mổ.
Không có trường hợp nào bị quá tải tuần hoàn
trong và sau mổ.
Thuốc lợi tiểu
100% sử dụng Manitol ngay trước khi mở
kẹp động mạch thận để đem lại lợi tiểu thẩm
thấu cho quả thận mới ghép, liều lượng: 0,25‐
0,5mg/kg(3). Trước đây Dopamin được dùng
với liều thận để lợi tiểu nhưng từ 2008 đến nay
không được dùng với tác dụng lợi tiểu nữa,
Furosemid chỉ được dùng trong 35,38%.
Số lượng dịch truyền trong mổ, mức CVP
duy trì lúc nhả kẹp động mạch thận ghép và đặc
biệt là thời gian thiếu máu nóng được đánh giá
là có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tiên của
thận ghép(1,2,3). Trong nghiên cứu này chúng tôi
chưa xác định được tương quan giữa những yếu
tố này đến việc có nước tiểu tại bàn mổ. Dù chưa
có sự chuẩn mực về cách bù dịch và duy trì CVP
trong mổ và thời gian thiếu máu nóng thận ghép
trong nghiên cứu này lại lâu hơn so với các tác
giả khác vì tại bệnh viện Chợ Rẫy việc lấy thận
được tiến hành qua nội soi sau phúc mạc nhưng
phần lớn các ca có nước tiểu ngay sau khi nhả
kẹp động mạch thận ghép (76,9%). Chức năng
thận trở về bình thường trung bình sau 5 ngày,
tất cả các ca mổ đều thành công, không có tai
biến về gây mê, hồi sức.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gây mê hồi sức bệnh nhân mổghép thận tại bệnh viện chợ Rẫy từnăm 2003 đến 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 479
GÂY MÊ HỒI SỨC BỆNH NHÂN MỔ GHÉP THẬN
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2009
Vũ Thị Thu Hương*, Phạm Văn Đông*, Nguyễn Chí Tâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Từ năm 1992 đến cuối năm 2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy đã có 176 bệnh nhân được gây mê hồi
sức mổ ghép thận an toàn nhưng chưa có một quy trình gây mê thống nhất. Để rút ra những kinh nghiệm cho
công tác gây mê mổ ghép thận ngày càng hoàn thiện hơn chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: khảo
sát hiệu quả một số phương pháp vô cảm trong ghép thận đã thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đánh giá chức
năng thận sau ghép liên quan tới cách truyền và thể tích một số loại dịch được sử dụng trong mổ.
Phương pháp: hồi cứu hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã được mổ ghép
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2009.
Kết quả: Có 65 hồ sơ được đưa vào nghiên cứu. Phương pháp vô cảm được lựa chọn nhiều nhất là mê nội
khí quản (92,4%). Thuốc gây mê hồi sức là những thuốc có thời gian tác dụng và chuyển hóa ít bị ảnh hưởng bởi
chức năng thận, cũng không gây độc cho thận: Propofol, Fentanyl, Tracurium, Marcaine,... thuốc duy trì mê
được sử dụng nhiều vẫn là các thuốc mê bốc hơi, nhất là Sevoflurane (67,2%), tiếp theo là Isoflurane (31,1%). Số
lượng dịch truyền cho mỗi ca mổ chưa thống nhất ở các bác sĩ gây mê và ít hơn so với các tài liệu nghiên cứu
khác.
Kết luận: phương pháp vô cảm và thuốc được sử dụng hợp lý, an toàn, tuy nhiên việc sử dụng thuốc duy
trì mê và truyền bù dịch trong mổ chưa có quy trình thống nhất, cần phải được nghiên cứu thêm.
Từ khóa: ghép thận, gây mê hồi sức, phương pháp vô cảm, dịch truyền.
ABSTRACT
ANESTHESIA AND ICU FOR KIDNEY TRANSPLANTATION
AT CHORAY HOSPITAL SINCE 2003 TO 2009
Vu Thi Thu Huong, Pham Van Dong, Nguyen Chi Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 479 ‐ 483
Introduction: Since 1992 to 2009, at Cho Ray Hospital, having been 176 patients well undergone the
kidney transplantation; but we havenʹt got a standard protocol of anesthesia and ICU for these patients. In this
study, we’d like to review anesthesiaʹs methods and fluid infusion applied in this group of patients in order to
ameliorate our daily practice.
Methodology: A retrospective study has been done on the patientʹs documents during the period since
January 2003 to December 2009.
Results: 65 patients have been included in the study. The most preferred anesthetic technique have being
been general anesthesia with tracheal intubation (92.4%). The most used anesthetic and drugs were Propofol,
Fentanyl, Atracurium, Marcaine, which were less influenced by renal function; and were Servoflurane (67.4%),
Isoflurane (31.1%) for maintenance of anesthesia. The volumes of fluid infusion were not similar for every case,
but with less amount than the one reported in literature.
Conclusion: General anesthesia has been safely applied for all patients undergoing the kidney
* Khoa Gây mê Hồi sức ‐ BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Thị Thu Hương ĐT: 0908463484 Email: huongk12@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 480
transplantation, but a standard protocol of anesthesia and fluid infusion need to be reconstructed in the future.
Keywords: kidney transplantation, anesthesia and ICU, anesthesiaʹs methods, fluid infusion.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận hiện nay ngày càng được nhiều
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lựa chọn
vì đã cải thiện được cả thời gian và chất lượng
cuộc sống của họ(11).
Từ năm 1992 đến cuối năm 2009 tại bệnh
viện Chợ Rẫy đã có 176 bệnh nhân được ghép
thận, có bệnh cảnh rất nặng, nhiều nguy cơ
trong và sau mổ, đã được gây mê hồi sức mổ
ghép thận an toàn(9). Tuy nhiên, qua 17 năm tiến
hành phẫu thuật ghép thận tại Bệnh viện Chợ
Rẫy vẫn chưa xây dựng được một quy trình gây
mê hồi sức thống nhất, vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu hồi cứu các hồ sơ của bệnh
nhân được mổ ghép thận từ tháng 1‐2003 đến
12‐2009 tại bệnh viện Chợ Rẫyvới các mục tiêu
sau:
Khảo sát hiệu quả một số phương pháp vô
cảm trong ghép thận đã thực hiện tại Bệnh viện
Chợ Rẫy. Đánh giá chức năng thận sau ghép liên
quan tới cách truyền và thể tích một số loại dịch
được sử dụng trong mổ.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các hồ sơ bệnh án của những bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã được mổ
ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm
2003 đến tháng 12 năm 2009.Tiêu chuẩn loại trừ
các hồ sơ không lưu trữ đủ các số liệu theo tiêu
chuẩn các chỉ số nghiên cứu được trình bày ở
phần phương pháp nghiên cứu sau đây.
Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt
ngang hồ sơ bệnh án.
Thu thập số liệu: thống kê mô tả, xử lý bằng
phần mềm SPSS 13.0
Tuổi, giới, cân nặng, cận lâm sàng tiền phẫu.
Các phương pháp gây mê và các thuốc sử
dụng trong mổ.
Thời gian mổ, thay đổi huyết động trước,
trong và sau mổ.
Áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) và số
lượng dịch truyền trong mổ.
Hoạt động của thận ghép ngay sau khi mở
kẹp động mạch thận.
Thời gian thiếu máu nóng thận ghép.
Hậu phẫu: Thời gian tự thở sau mổ,thời gian
tỉnh sau mổ
Chức năng thận những ngày sau mổ.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 1/2003 đến 12/2009 có
tổng số 124 bệnh nhân (bn) đã được mổ ghép
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng chúng tôi chỉ
thu thập được 65 hồ sơ đủ tiêu chuẩn đưa vào
nghiên cứu, kết quả như sau:
Tuổi trung bình 32 ± 9,14; cao nhất là 58 tuổi,
thấp nhất là 17 tuổi. Nhiều nhất là độ tuổi từ 18
đến 50 (61 bn chiếm 93,8%). Nam: 50 bn (76,9%),
nữ: 15 bn (23,1%). Cân nặng trung bình 52,58 ±
9,06 kg; nặng nhất là 94,8 kg; nhẹ nhất là 38 kg.
Bảng 1: Tình trạng bệnh nhân trước mổ (n = 65)
Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Creatinin máu 20,80 mg% 0,80 mg% 7,9 mg% ±
3,54
Kali máu 3,1 mEq/l 6,8 mEq/l 4,2 mEq/l ±
0,75
Hemoglobin máu 16,7 g/l 6,1 g/l 10,7 g/l ± 2,36
Chức năng tâm
thu thất trái
77 % 46 % 62 % ± 6,49
Hemoglobin máu: Từ 8.0g/l trở lên 59 bn
(90,7%).
Huyết áp tối đa trước mổ: Thấp nhất
100mmHg, cao nhất 190mmHg, trung bình
136,3 ± 21,69. Chỉ có 5/65 (7,69%) bn sử dụng
Loxen để hạ huyết áp trong mổ.Thời gian mổ:
ngắn nhất 125 phút, dài nhất 530 phút, trung
bình 259,6 ± 68,71.
Phương pháp vô cảm: Các phương pháp vô
cảm đã được sử dụng là mê nội khí quản
(NKQ), tê tủy sống (TTS), tê ngoài màng cứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 481
(NMC) với tỷ lệ như sau:
Bảng 2: Các phương pháp vô cảm (n = 65)
Phương pháp vô cảm Số ca Tỷ lệ %
NKQ
NKQ + TTS
Tê NMC
TTS + NMC
60
1
3
1
92,4
1,5
4,6
1,5
Tổng số 65 100
Ghi chú: 100% bn được giảm đau sau mổ bằng tê ngoài
màng cứng liên tục với thuốc là Marcaine và Fentanyl.
Bảng 3: Thuốc sử dụng khởi mê
Thuốc Trung bình Ít nhất Nhiều nhất
Propofol
khởi mê
2,86mg/kg ±
0,66
1,45mg/kg 4,26mg/kg
Fentanyl 1,38µg/kg/giờ ±
0,45
0,57µg/kg/giờ 2,57µg/kg/giờ
Tracurium 0,22mg/kg/giờ ±
0,79
0,08mg/kg/giờ 0,43mg/kg/giờ
Bảng 4: Thuốc duy trì mê
Thuốc mê Số ca Tỷ lệ %
Sevoflurane
Isoflurane
Propofol
41
19
1
67,2
31,1
1,6
Tổng số 61 100
Thuốc giải giãn cơ Prostigmin: Có sử dụng:
22 bn (33,8%), không sử dụng: 43 bn (66,2%).
Thuốc hóa giải Fentanyl là Naloxon: Có sử
dụng: 1 bn (1,53%), không sử dụng: 64 bn
(98,47%). Tự thở ngay sau mổ: 65 bn (100%).
Rút nội khí quản sau mổ trung bình: 96 phút
± 84,76; ngắn nhất: 0 phút, dài nhất: 420 phút.
Dịch truyền: là dung dịch NaCl 9%, chỉ có 2
trường hợp truyền thêm dung dịch keo và máu
(1 trường hợp truyền Gelofusine, 1 trường hợp
truyền Heasteril 6%); 1 bn truyền 2 đơn vị hồng
cầu lắng có lọc bạch cầu do mất nhiều máu.
Bảng 5: Lương dịch truyền, CVP, HA tối đa khi nhả
kẹp động mạch thận (n = 65)
Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Dịch truyền 1943ml ± 702,22 800ml 4000ml
CVP 9mmHg ± 2,32 4mmHg 16mmHg
HA tối đa lúc
nhả kẹp ĐM
thận
131,07mmHg ±
15,22
100mmHg 160mmHg
Số ca có nước tiểu ngay sau khi nhả kẹp
động mạch thận là: 50 bn (76,9%).
Thuốc lợi tiểu: Manitol 20% được sử dụng ở
65 bn (100%) với liều lượng 100ml ngay trước
khi nhả kẹp động mạch thận. Dopamin được sử
dụng ở 18 bn (27,69%), từ 2008 đến nay không
dùng Dopamin với tác dụng lợi tiểu nữa.
Furosemid được sử dụng ở 23 bn (35,38%).
Thời gian thiếu máu nóng thận ghép trung
bình: 4,48 phút; ngắn nhất là 0,58 phút; dài nhất
là 11,25 phút. Trong đó 57 bn có thời gian thiếu
máu nóng từ 6 phút trở xuống (87,7%).
Chức năng thận trở về bình thường trung
bình sau: 5,06 ngày ± 3,89; ngắn nhất là sau 1
ngày, dài nhất là sau 19 ngày.
BÀN LUẬN
Bệnh nhân mổ ghép thận hầu hết ở độ tuổi
lao động, Bệnh viện Chợ Rẫy chưa ghép thận
cho trẻ em và người lớn tuổi. Nam nhiều hơn nữ
(gấp hơn 2 lần), tỷ lệ này tương đương với các
nghiên cứu khác trên thế giới.
Gây mê nội khí quản được lựa chọn là
chủ yếu
61/65 bn (93,8%) vì có nhiều ưu điểm, bệnh
nhân ngủ êm dịu, giãn cơ tốt tạo điều kiện
thuận lợi cho phẫu thuật viên thao tác kỹ thuật
trong thời gian mổ kéo dài (trung bình 259,6 ±
68,7 phút).
Sử dụng thuốc
Thuốc được sử dụng là những thuốc có thời
gian tác dụng và chuyển hóa không bị ảnh
hưởng bởi chức năng thận, cũng không gây độc
cho thận. Thuốc mê được sử dụng để khởi mê là
Propofol, liều lượng cao hơn những bệnh nhân
khác, trung bình là 2,86mg/kg ± 0,66(4,6). Huyết
áp tối đa trong mổ thấp nhất là 90mmHg.
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau sử dụng là Fentanyl, giãn
cơ sử dụng là Atracurium với liều lượng hoàn
toàn tương tự như những trường hợp bệnh
nhân không suy thận(8). 100 % bệnh nhân được
giảm đau sau mổ bằng tê ngoài màng cứng liên
tục, nhiều hơn nhiều so với 7/350 (2%) ca ghép
thận ở bệnh viện Jaslok, Ấn độ(5). Tác dụng giảm
đau tốt và chuyển hóa của thuốc tê Marcaine
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 482
không bị ảnh hưởng bởi chức năng thận, cũng
không gây độc cho thận.
Thuốc giải giãn cơ
Thuốc giải giãn cơ chỉ được sử dụng cho 22
bn (33,8%). Naloxon chỉ sử dụng cho 1 bn nhưng
tất cả các bệnh nhân đều tự thở tốt ngay sau mổ.
Thời gian bệnh nhân tỉnh, rút nội khí quản trung
bình sau mổ là: 96 ± 84,76 phút.
Mặc dù có thể gây giảm mức lọc cầu thận,
giảm bài tiết muối ở thận(7, 10), nhưng thuốc duy
trì mê được sử dụng nhiều vẫn là các thuốc mê
bốc hơi, nhất là Sevoflurane (67,2%), tiếp theo là
Isoflurane (31,1%).
Dịch truyền
Dịch truyền sử dụng chủ yếu là NaCl 0,9%,
rất hạn chế truyền máu, chỉ có 1 BN phải truyền
máu do mất nhiều máu trong mổ và phải lọc
bạch cầu trước khi truyền, 2 bn sử dụng dung
dịch keo. Số lượng dịch truyền cho mỗi bn chưa
thống nhất ở các bác sĩ gây mê và ít hơn so với
các tài liệu nghiên cứu khác(1,2,5). Trung bình
1943ml, ít nhất chỉ 800ml, nhiều nhất 4000ml và
mức CVP duy trì trong mổ từ 8 ‐ 10mmHg, thấp
nhất chỉ 4mmHg, cao nhất 16mmHg. Huyết áp
tối đa lúc nhả kẹp trung bình là 131,07mmHg ±
15,22, gần tương đương với huyết áp trước mổ.
Không có trường hợp nào bị quá tải tuần hoàn
trong và sau mổ.
Thuốc lợi tiểu
100% sử dụng Manitol ngay trước khi mở
kẹp động mạch thận để đem lại lợi tiểu thẩm
thấu cho quả thận mới ghép, liều lượng: 0,25‐
0,5mg/kg(3). Trước đây Dopamin được dùng
với liều thận để lợi tiểu nhưng từ 2008 đến nay
không được dùng với tác dụng lợi tiểu nữa,
Furosemid chỉ được dùng trong 35,38%.
Số lượng dịch truyền trong mổ, mức CVP
duy trì lúc nhả kẹp động mạch thận ghép và đặc
biệt là thời gian thiếu máu nóng được đánh giá
là có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tiên của
thận ghép(1,2,3). Trong nghiên cứu này chúng tôi
chưa xác định được tương quan giữa những yếu
tố này đến việc có nước tiểu tại bàn mổ. Dù chưa
có sự chuẩn mực về cách bù dịch và duy trì CVP
trong mổ và thời gian thiếu máu nóng thận ghép
trong nghiên cứu này lại lâu hơn so với các tác
giả khác vì tại bệnh viện Chợ Rẫy việc lấy thận
được tiến hành qua nội soi sau phúc mạc nhưng
phần lớn các ca có nước tiểu ngay sau khi nhả
kẹp động mạch thận ghép (76,9%). Chức năng
thận trở về bình thường trung bình sau 5 ngày,
tất cả các ca mổ đều thành công, không có tai
biến về gây mê, hồi sức.
KẾT LUẬN
Ghép thận là một phẫu thuật phức tạp, được
tiến hành ở những bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối, là những bệnh nhân có bệnh cảnh rất
nặng nề, có nguy cơ cao trong và sau mổ. Cho
đến nay, tất cả các ca mổ ghép thận tại bệnh viện
Chợ Rẫy đều được gây mê hồi sức an toàn.
Để có được thành công như vậy là nhờ có
sự đóng góp rất lớn của những nhà gây mê đã
lựa chọn được phương pháp vô cảm và sử
dụng thuốc phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng
thuốc duy trì mê và truyền bù dịch trong mổ
chưa có quy trình thống nhất, cần phải được
nghiên cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dawidson I, Berglin E, Brynger H et al (1987): Intravascular
volumes and colloid dynamics in relation to fluid management
in living related kidney donors and recipients. Crit Care Med.;
15:631‐636.
2. De Gasperi ANS et al (2006). ʺPerioperative fluid management
in kidney transplantation: in volume overload still mandatory
for graft funtion?ʺ Transplant Proc 38 807‐ 809.
3. Drury N (2010). ʺAnaesthesia for renal transplantation
aneasthesie Tutorial of the week 174, 12th April .ʺ Anaethesia
Tutorial of the week.
4. Goyal P, Puri GD, Pandey CK, et al (2002): Evaluation of
induction doses of propofol: Comparison between endstage
renal disease and normal renal function patients. Anaesth
Intensive Care; 30:584‐587.
5. Jain A, Baxi V et al (2009). ʺRenal transplantation‐ Anaesthetic
experience of 350 cases.ʺ Indian Journal of Anaesthesia 53 (3):
306‐ 311.
6. Kirvela M, Olkkola KT, Rosenberg PH, et al. (1992):
Pharmacokinetics of propofol and haemodynamic change
during induction of anaesthesi in uraemic patients. Br J
Anaesth.; 68:178‐182.
7. Litz RJ, Hubler M, Lorenz W, et al.(2002) Renal responses to
Desflurane and Isoflurane in patients with renal insufficiency.
Anesthesiology ; 97: 1133‐6.
8. Modesti C, Sacco T, Morelli G, et al (2006). Balanced anesthesia
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 483
versus total intravenous anesthesia for kidney transplantation.
Minerva Anestesiol :72:627‐35.
9. Rigatto C (2003): Clinical epidemiology of cardiac disease in
renal transplant recipients. Semin Dial 2003; 16:106‐110.
10. Teixeira S, Costa G, Costa F et al (2007). Sevoflurane versus
isoflurane: does it matter in renal transplantation. Translant
Proc 207:39:2486‐8.
11. Wolfe RA, Ashby VB, Milford EL, Ojo AO, Ettenger RE,
Agodoa LY et al (1999). Comparison of mortality in all patients
on dialysis, patients on dialysis awaiting transplantation, and
recipients of a first cadaveric transplant. N Engl J Med ;341
(23):1725– 30.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gay_me_hoi_suc_benh_nhan_moghep_than_tai_benh_vien_cho_ray_t.pdf