KIẾN NGHỊ
Về protocol chụp, nếu nghi ngờ u ruột non, để
giảm liều tia, có thể không cần chụp thì không tiêm
tương phản do nó không cung cấp thêm thông tin gì
về chẩn đoán; sau tiêm, nên chụp hai thì động mạch
muộn và tĩnh mạch, giúp có thêm thông tin về động học
bắt thuốc của mô u. Xuất huyết tiêu hóa là triệu chứng
thường gặp của u ruột non. Hiện nay, thì động mạch đối
với chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa thường được chụp
ở thì động mạch sớm. Vai trò của thì động mạch trong
chẩn đoán xuất tiêu hóa là tìm dị dạng mạch máu và
tìm chảy máu hoạt động. Do đó, có thể lồng ghép cả
hai mục đích này vào nhau, thì động mạch có thể chụp
muộn hơn một chút. Mặt hạn chế của cách làm này là
mô u bắt thuốc mạnh có thể che lấp hoặc bị chẩn đoán
nhầm là tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, dựa vào
hình thái và sự thay đổi ở thì tĩnh mạch, tôi nghĩ rằng
các bác sĩ hình ảnh vẫn có thể phân biệt được mô u và
tổn thương mạch máu.
Dựa vào các kết quả thu được, tôi nhận thấy cách
tiếp cận đơn giản nhất để gợi ý loại URN là phân tích
dựa trên hình thái phát triển của u. Từ các nhánh phân
loại theo hình thái u, tiếp tục phân tích các đặc tính
khác để thu hẹp dần chẩn đoán phân biệt. Tôi xin bước
đầu đề nghị một lưu đồ chẩn đoán phân biệt các loại
URN dựa vào các tính chất hình ảnh trên CLVT (Sơ đồ
1). Do mẫu nghiên cứu của tôi còn khá nhỏ, 3 nhóm u
thường gặp trong nghiên cứu của tôi không có NET,
có thể dẫn đến một số giới hạn do chỉ có nhóm GIST
là u giàu mạch. Ngoài ra, tôi chưa tìm được cách giải
quyết đối với các tổn thương dạng polyp do tổn thương
nhỏvà chỉ có 13 trường hợp biểu hiện hình thái này
trong nghiên cứu của tôi. Vì vậy, cần thiết có nghiên
cứu với số lượng nhiều hơn và trong thời gian dài hơn
nữa. Tuy nhiên, do tôi không chủ đích chọn loại u nào
từ khi chọn mẫu nghiên cứu mà chọn tất cả các trường
hợp URN vào viện. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, lưu đồ này vẫn
có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp URN
gặp trên thực hành lâm sàng.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chụp cắt lớp đa dãy trong chẩn đoán phân biệt các u nguyên phát thường gặp ở ruột non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 51
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
GIÁ TRỊ CHỤP CẮT LỚP ĐA DÃY
TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
CÁC U NGUYÊN PHÁT THƯỜNG GẶP
Ở RUỘT NON
The role of MDCT in the differential diagnosis
of the small bowel tumors
Lê Duy Mai Huyên*, Võ Tấn Đức**
SUMMARY
* Bộ môn Chẩn đoán Hình
ảnh, Đại học Y Dược,
TP.HCM,
** BM Chẩn đoán Hình ảnh,
ĐHYD TP.HCM
Objectives: The purpose of the this study was to analyze imaging
roles to assessthe diagnostic capacity for differentiating the common
primary small bowel tumors.
Methods: We performed a retrospective study from the medical
database from January 2015 to May 2018 at University medical
center and Cho Ray hospital. The inclusion criteria were as follows:
pathologically proven primary small bowel neoplasms andpatients
were performed MDCT with intravenous contrast media. Radiologist
were blinded to the pathological information, reviewed the image
findings according to the data collection paper. Radiologist collects the
characteristics of neoplasm such as anatomical distribution, growth,
enhancement, wall thickening patterns, size, hyperplasia vascular on
tumor surfaces and lymph node characteristics. Then, comparing each
findings to pathology report to access specificity, sensitivity and positive
predictive value (PPV) of them.
Results: A total of 98 patients met the criteria for analysis in thepresent
retrospective study, 31 adenocarcinomas, 22 lymphomas, 30 GISTs anf 15
others. The extramural growth pattern isreliable prediction of GIST, with PPV
of 82.3%. All of GISTs show moderate to avid enhancement. Tumor density
of greater than or equal to 110 HU is likely to be GIST, with PPV of84.9%.
Proliferation of blood vessels on tumor surfaces can help discriminate GIST
from the others, with PPV of92%. Bowel wall thickening is the common
patternof adenocarcinoma and lymphoma. Apple-core-like, shoulder defect
and focal involvement are probably findings of adenocarcinoma, with PPV
of 81.8%, 71.4% and 76.9%, respectively. Aneurysmal dilatation of the
lumen and marked thickening wall bowel equal or greater than 25mm can
strongly suggest lymphoma, with PPV of 87.5% and 72.7%, respectively.
Enlarged lymph node with shorter axis greater than 20mmor multiple lymph
nodes fused together forming a bulky massare likely to be lymphoma, with
specificity of 100%.
Conclusion: MDCT findings could potentially be useful to
differentiate the common primary small bowel neoplasms based on
analyzing specific imaging characteristics of each tumor after classifying
by growth pattern lesion.
Keywords: Small bowel neoplasm, differentiate
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201852
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U nguyên phát của ruột non rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc
là 1/100.000, chỉ chiếm khoảng 3% đến 5% trong tổng
số các trường hợp u ống tiêu hóa (OTH)[2],[25],[26].
Bệnh học lại bao gồm nhiều nhóm nhỏ, nên có rất ít các
nghiên cứu về URN.
Phần lớn trường hợp URN đều phát hiện ở giai
đoạn trễ của bệnh do biểu hiện lâm sàng mơ hồ hoặc
thậm chí không triệu chứng gì. Cho đến nay, ruột non
vẫn là phần OTH khó tiếp cận. Phần lớn các URN chỉ
được chẩn đoán bằng các phương tiện khảo sát hình
thái, do đó hầu hết không có bằng chứng về mô bệnh
học trước khi điều trị.
Các nghiên cứu hình ảnh URN chưa được thực
hiện nhiều như các phần khác của OTH. Hơn nữa, các
nghiên cứu này chỉ mô tả đặc điểm hình ảnh riêng lẻ
của từng loại URN mà không so sánh giữa các nhóm u.
Một vài nghiên cứu ngoài nước đã trình bày một số tính
chất hình ảnh học giúp gợi ý mô bệnh học của URN, ghi
nhận trên hình cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ
(CHT). Trong nước, tôi chỉ tìm thấy một vài nghiên cứu
mô tả hình ảnh của u mô đệm đường tiêu hóa (GIST)
trên cả chiều dài của OTH hoặc ở dạ dày.
Đề tài này nhằm tổng kết lại các dấu hiệu hình ảnh
và phân tích giá trị của hình ảnh trong chẩn đoán phân
biệt các loạiURN thường gặp tại Việt Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Tiêu
chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân (BN) được chẩn
đoán ra viện là URN tại BV Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy từ 01/2015 đến 5/2018,
có chụp CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch. Tiêu
chuẩn loại trừ là BN không có kết quả giải phẫu bệnh
xác định và BN URN do di căn.
Phương pháp tiến hành
Tìm những BN được chẩn đoán ra viện là URN
nguyên phát, trong khoảng thời gian 01/2015 đến
5/2018. Tìm kết quả giải phẫu bệnh và hình CLVT của
những BN này. Loại trừ những trường hợp thuộc tiêu
chuẩn loại trừ.
Bác sĩ hình ảnh sẽ lần lượt đọc mù các dấu hiệu
hình ảnh được liệt kê trong phiếu thu thập số liệu mà
không biết kết quả giải phẫu bệnh. Bác sĩ hình ảnh
không cần phải đưa ra chẩn đoán loại URN mà chỉ nhận
diện các dấu hiệu hình ảnh. Sau đó, các trường hợp
trong mẫu sẽ được đối chiếu với kết quả phẫu thuật và
mô bệnh học để đưa ra các giá trị chẩn đoán loại URN
của từng dấu hiệu.
Những đặc điểm mô tả bao gồm: tuổi, giới, vị trí u,
kiểu tổn thương, kích thước tổn thương, mức độ và tính
chất bắt thuốc của tổn thương, hình ảnh khấu vai, mạch
máu giãn lớn trên bề mặt, hạch vùng.
Phân tích thống kê
Nhập liệu bằng Excel, phân tích bằng STATA13.
Các biến định tính được mô tả bằng tần số, tỷ lệ
phần trăm. Các giá trị thống kê mô tả như độ nhạy, độ
chuyên, giá trị tiên đoán dương.
Các phép kiểm được xem là có ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05.
III. KẾT QUẢ
Trong 98 trường hợpURN thỏa điều kiện chọn
mẫu, thường gặp nhất là 3 loại: Adenocarcinoma,
Lymphoma và GIST; chiếm gần 85%. Các u khác chiếm
15% còn lại, gồm có: 4 polyp sợi viêm, 3 Lipoma, 2 u
cơ trơn, 2 polyp ống tuyến, 1 Schwannoma, 1 Sarcoma
cơ trơn, 1 u thần kinh nội tiết và 1 u lành mạch máu
dạng hang.
Trong đó, có 5 trường hợp có nhiều u ở thời điểm
khảo sát, đều là Lymphoma, có 3 trường hợp u cùng
ở ruột non, 1 trường hợp u ở ruột non và tá tràng, 1
trường hợp u ở ruột non, đại tràng và trực tràng.
Bảng 1. Bảng tổng hợp các tính chất hình ảnh theo giải phẫu bệnh
U ruột non
Adeno-
carcinoma
Lym-phoma GIST U khác
Số lượng 98 31 22 30 15
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 53
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tuổi 56,4 15,1 58,3 13,8 56,2
13,8 55,8
14,4
Giới nam 63 19 17 20 7
Vị trí (*)
Tá tràng
Hỗng tràng
Hồi tràng
33
19
44
22
2
7
1
3
19
8
11
11
2
3
7
Hình thái tổn thương (**)
Polyp
Phát triển ngoài thành
Dày thành ruột
13
34
36
2
1(***)
17
4
0
18
2
28
0
5
5
1
Kiểu dày thàng ruột
Lõi táo
Giả phình
11
16
9
2
2
14
0
0
0
0
Kích thước trung bình(mm)
Tổn thương dạng khối
Tổn thương dày thành/ trên đoạn
dài
51,7
17,9/
49,4mm
33,3
24,3/ 80,5mm
66,3
Mức độ bắt thuốc
Đậm độ trung bình (HU)
Mạnh, trung bình
Kém
65
18
90,4 ± 16,5
16
4
85,4 ± 30,1
14
8
111,9 ± 43,9
30
0
5
6
Bắt thuốc đồng nhất 12 20 10
MMPTTBMU (+)
MMPTTBMU (-)
25
58
0
20
0
22
23
7
2
9
Hạch phì đại
Trục ngắn >20mm
Hạch kết thành chùm
32
7
10
12
0
0
20
7
10
0
0
0
0
0
0
(*) Có 1 trường hợp Lymphoma cùng lúc ở 2 vị trí khác nhau là tá tràng và hỗng tràng. Bỏ 3 trường hợp lipoma
do tính chất đậm độ mỡ đồng nhất của Lipoma là một tính chất đặc hiệu giúp chẩn đoán xác định u bất chấp các
tính chất hình ảnh khác, với mục tiêu phân biệt các nhóm URN, tôi loại 3 Lipoma ra khỏi mẫu phân tích các dấu hiệu
hình ảnh khác
(**) Để tránh nguy cơ nhiễu do tất cả các tổn thương có dạng polyp tại nhú tá lớn đều là Adenoma hoặc
Adenocarcinoma, tôi loại 12 trường hợp này (gồm 11 adenocarcinoma và 1 adenoma) khỏi mẫu nghiên cứu. Như
vậy, từ đây, mẫu nghiên cứu của tôi gồm 83 trường hợp
(***) Một trường hợp Adenocarcinoma được đọc là có kiểu hình phát triển ra ngoài ưu thế do lý giải hình sai,
tổn thương dày thành ruột tại cổ một túi thừa gây tắc ruột và tắc túi thừa. Túi thừa bị lý giải nhầm là phần hoại tử
không bắt thuốc của một tổn thương phát triển ưu thế ra ngoài thành ruột
MMPTTBMU: Mạch máu phát triển trên bề mặt u
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201854
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2. Bảng tóm tắt các dấu hiệu giúp phân biệt loại u ruột no
Adenocarcinoma Lymphoma GIST
Phát triển ra ngoài thành (*)
Loại; Se 100%
(p<0,001)
Se 93,3%
PPV 82,3%
(p < 0,0001)
Hạch vùng phì đại (Xem bên dưới) Loại; Se 100%(p<0,001)
Bắt thuốc trung bình đến mạnh (Không phân biệt được)
Sp 34%
PPV 46,2%
(p<0,001)
Bắt thuốc kém (Không phân biệt được) Loại; Se 100%(p<0,001)
Dày thành ruột (Xem bên dưới) Loại; Se 100%(p<0,001)
Mạch máu trên bề mặt tổn
thương
Loại; Se 100%
(p < 0,001)
Se 76,7%
PPV 92%
(p < 0,001)
Dày thành ruột (không phân biệt được) Loại; Sp 100%(p < 0,001)
Lõi táo
Sp 89,5%
PPV
81,8%
(p < 0,05)
Giả phình
Sp 88,9%
PPV 87,5%
(p < 0,001)
Dấu hiệu khấu vai
Sp 73,7%
PPV 71,4%
(p < 0,05)
Hạch phì đại > 20mm
Sp 100%
PPV 100%
(p < 0,01)
Hạch kết thành chùm
Sp 100%
PPV 100%
(p < 0,01)
Dày ≥ 25mm
PPV 72,7%
(p < 0,05)
Dài < 50mm
PPV 76,9%
(p < 0,05)
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 55
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
IV. BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu này là
chọn trên các BN được điều trị tại bệnh viện. Những u
nhỏ, không gây triệu chứng lâm sàng, sẽ khó nằm trong
mẫu nghiên cứu. Vì vậy, tỷ lệ các loại u ruột non trong
mẫu nghiên cứu của tôi không đại diện cho tỷ lệ các loại
URN thật sự trong dân số.
Số liệu trong nghiên cứu này khá tương đồng với
nghiên cứu hồi cứu của Farhat và cộng sựtrong 20
năm[5] ghi nhận có 33 trường hợp ung thư ruột non,
trong đó có 12 ca lymphoma, 11 ca adenocarcinoma,
5 ca leiomyosarcoma, 4 ca GIST và chỉ có 1 ca NET.
Có lẽ do cách chọn mẫu khá giống nhau là chọn những
trường hợp URN được điều trị, nghĩa là hầu hết các u
này phải gây ra triệu chứng làm cho bệnh nhân phải
tới viện.
Các trường hợp được chẩn đoán là GIST bắt
buộc dương tính với CD117, do một số u trung mô như
Leiomyoma, Sarcoma hoặc Schwannoma có hình thái
vi thể dạng tế bào hình thoi giống GIST. Có 2% các
trường hợp GIST thật sự nhưng âm tính với CD117
sẽ dương tính với thụ thể PDGFRA hoặc được chẩn
đoán bằng giải mã gen.Xét nghiệm hóa mô miễn dịch
tìm CD117 lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam vào
năm 2004 và đến nay chúng ta chỉ dừng lại với thụ thể
CD117 trong xác định GIST. Do đó, các trường hợp âm
tính với CD117 bị loại khỏi nhóm GIST trong nghiên cứu
của tôi có khả năng mắc một tỷ lệ sai lầm nhỏ.
Tổng số các u ít gặp trong nghiên cứu này có 15
trường hợp gồm 8 loại khác nhau, số lượng mỗi loại
ít, nên tôi gom các loại u này vào một nhóm chung và
không phân biệt nhóm này với 3 nhóm thường gặp, mà
chỉ đưa vào để tìm giá trị của các dấu hiệu hình ảnh có
thể trùng lấp giữa các u ít gặp này và các u thường gặp.
Trong đó nghiên cứu của tôi có 5 trường hợp có
nhiều u ở thời điểm khảo sát, tất cả đều là lymphoma
tế bào B, chiếm tỷ lệ 22,3% trong số lymphoma.
Lymphoma nguyên phát tế bào B có thể đa ổ ở thời
điểm khảo sát, chiếm 10-25% trường hợp, tỷ lệ đa ổ
ở tế bào T còn cao hơn, chiếm từ 21-72% tùy nghiên
cứu [3], [10]. Do tính chất đa ổ cũng là một tính chất
của Lymphoma và hình ảnh của các tổn thương trên
cùng một bệnh nhân cũng giống nhau nên tôi xem
mỗi bệnh nhân là một trường hợp, kích thước lấy
theo kích thước của tổn thương lớn nhất và ở ruột
non. Một trường hợp vừa ở tá tràng vừa ở hỗng tràng
(Hình 1), các tính chất khác đều lấy là một trường hợp
theo tổn thương lớn hơn ở hỗng tràng trừ đặc điểm về
vị trí ghi thành 2 vị trí.
Hình 1. Lymphoma ở đoạn D2 tá tràng và hỗng tràng
Tổn thương dày không đều thành tá tràng đoạn D2
(mũi tên trống), có liên quan đến Vater, gây giãn
đường mật trong gan (mũi tên đen) và tổn thương
khác ở đoạn đầu hỗng tràng (mũi tên trắng) thành
ruột dày nhưng lòng ruột giãn chứ không hẹp lòng
(Nguyễn Kim H, SHS A09-0218935)
Kỹ thuật chụp
Do đây là nghiên cứu hồi cứu, chẩn đoán trước
chụp khá đa dạng, thời gian thu thập số liệu cũng khá
dài, nên kỹ thuật chụp ở các trường hợp trong mẫu
không giống nhau. Đa phần các trường hợp không
có hình chụp ở thì trước tiêm tương phản và thì động
mạch qua tổn thương. Không có trường hợp nào được
chụp với kỹ thuật chụp CLVT ruột non. Tôi nghĩ rằng, do
triệu chứng bệnh nhân thường mơ hồ và tần suất hiếm
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201856
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
gặp của URN làm cho bác sĩ ít nghĩ đến nó. Thêm vào
đó,phần lớn bệnh nhân đều đến viện ở giai đoạn trễ,
nên hình chụp CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch
đủ để đưa ra chẩn đoán.Đây là mặt hạn chế của nghiên
cứu này vì đã không thể đồng nhất kỹ thuật chụp của
các trường hợp trong mẫu, cũng như tối ưu hóa kỹ
thuật như chụp đủ thì động học và làm căng lòng ruột.
Việc chụp không đủ thì chủ yếu ảnh hưởng đến việc
phân tích tính chất bắt thuốc của URN sẽ được bàn ở
phần sau. Lòng ruột không căng làm cho việc đánh giá
hình thái, vị trí và kích thước tổn thương không chính
xác. Tuy nhiên, nếu nhìn theo hướng thực hành lâm
sàng, đây có lẽ lại là điểm mạnh của nghiên cứu vì đặt
các kết quả nghiên cứu trong tình huống gần với thực
hành hằng ngày nhất, vì các bác sĩ hình ảnh thường
phải giải quyết các trường hợp URN chụp không đủ thì
và lòng ruột không căng.
Vị trí u ruột non
Trong nghiên cứu của tôi có 67,7% trường hợp
u tá tràng là adenocarcinoma; 57,9% u hỗng tràng là
GIST, 43,2% u hồi tràng là Lymphoma – tương đồng
với nghiên cứu của Farhat và cộng sự [5] cũng cho thấy
70% u tá tràng là adenocarcinoma; 50% u hồi tràng là
Lymphoma.
Mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ các loại u theo vị
trí giải phẫu nhưng mỗi u đều có thể nằm ở bất cứ vị trí
nào của ruột non, không có vị trí nào giúp loại trừ nhóm
u nào. Vì vậy, về mặt thực hành, với một u cụ thể, vị trí
u ít có giá trị trong chẩn đoán phân biệt các loại u.
Vater và u ruột non
Trong nghiên cứu của tôi, có 12 trường hợp tổn
thương dạng polyp tại nhú tá lớn gồm 11 trường hợp
adenocarcinoma và 1 adenoma, được xem là tổn
thương tiền thân của adenocarcinoma. Thực tế lâm
sàng, khi thấy tổn thương khu trú, đậm độ mô, dạng
polyp ở Vater, bác sĩ hình ảnh sẽ nghĩ đến một số các
khả năng như adenoma, adenocarcinoma hoặc tăng
sản nhú. Bác sĩ hình ảnh ít khi xét đến các tính chất
hình ảnh khác khi gặp trường hợp này do tần suất
cao của các loại tổn thương trên tại Vater và hầu hết
tổn thương có kích thước nhỏ, dưới 1 cm ở thời điểm
phát hiện, do tổn thương làm tắc mật làm bệnh nhân
đến viện sớm, khó đánh giá các đặc tính khác. Ngoài
ra, việc dễ dàng tiếp cận và sinh thiết để có bằng
chứng giải phẫu bệnh các tổn thương ở Vater cũng
không đặt ra vấn đề phải chẩn đoán phân biệt các loại
u Vater dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình
ảnh.Do đó, để tránh làm thay đổi giá trị chẩn đoán
của những tính chất hình ảnh khác, với mục đích tiêu
hướng đến xây dựng lưu đồ tiếp cận một URN cụ
thể, giúp gợi ý bản chất u, tôi cố gắng xử lý số liệu
theo như cách thu hẹp dần chẩn đoán phân biệt mà
các bác sĩ hình ảnh sử dụng trong thực hành hằng
ngày, vì vậy tôi loại 12 trường hợp này ra khỏi mẫu so
sánh các tính chất hình ảnh khác. Cách làm này cũng
tương tự tác giả Farhat [5].
Hình thái tổn thương
Các dạng hình thái của các loại u trong nghiên
cứu của tôi tương đồng với các mô tả của y văn.
Adenocarcinoma và Lymphoma thường biểu hiện kiểu
hình dày thành ruột, một số ít Adenocarcinoma và
Lymphoma có dạng polyp. Trong khi GIST thường biểu
hiện kiểu phát triển ra ngoài ưu thế, một số ít có dạng
polyp,một trường hợp biểu hiện kiểu hỗn hợp gồm phát
triển ra ngoài và polyp, không có trường hợp nào GIST
biểu hiện kiểu hình dày thành ruột.Đây là một nhận định
quan trọng giúp phân biệt các loại URN.
Trong nghiên cứu của tôi có 6 trường hợp u
phát triển ra ngoài nhưng không phải là GIST gồm 5
trường hợp u ít gặp, đều là các u có nguồn gốc trung
mô, và 1 trường hợp là adenocarcinoma. Theo y văn
và các báo cáo tôi tìm thấy , không có tài liệu nào ghi
nhận adenocarcinoma có kiểu hình thái này.Quay lại
với trường hợp adenocarcinoma có kiểu hình “kì lạ”
trong nghiên cứu của tôi, thì đây là do nhận định sai
của bác sĩ hình ảnh (Hình 2). Thật sự, giống với y văn,
adenocarcinoma không có kiểu hình phát triển ra ngoài.
Vì vậy, tính chất phát triển ra ngoài có tính phân loại
adenomacarcinoma vàlymphoma thành một nhóm,
nhóm thứ 2 gồm GIST và các u hiếm gặp khác. Phát
triển ra ngoài có giá trị tiên đoán dương với GIST là
82,3% và giúp loại trừ adenocarcinoma và lymphoma.
Tổn thương có dạng polyp không giúp khu trú
chẩn đoán phân biệt vì kiểu hình này không ưu thế cho
loại u nào. Ngược lại, cả 3 u thường gặp đều có thể
biểu hiện dưới hình thái này.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 57
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hình 2. Adenocarcinoma và kiểu hình phát triển ra ngoài
Bệnh nhân đến viện trong bệnh cảnh tắc ruột, vị trí chuyển tiếp có hình ảnh tổn thương dạng phát triển ra ngoài
(dấu cộng, hình A) và dày thành ruột (mũi tên hình A), trong đó ưu thế phát triển ra ngoài hơn. Phần phát triển ra
ngoài có đậm độ cao (dấu cộng, hình C), không bắt thuốc và phần dày thành ruột bắt thuốc mức độ trung bình (hình
D). Hình ảnh được đọc trước mổ ở ca này là nghi ngờ GIST, với phần phát triển ra ngoài hoại tử xuất huyết. Tuy
nhiên, điểm không phù hợp mà bác sĩ hình ảnh lúc này chưa giải thích được là GIST rất hiếm khi gây tắc ruột và di
căn phúc mạc biểu hiện bằng các nốt bắt thuốc viền (mũi tên, hình B). Tổn thương sau đó được chứng minh bằng
phẫu thuật và giải phẫu bệnh là adenocarcinoma vùng cổ túi thừa gây tắc túi thừa và tắc ruột non.
(Bệnh nhân Lê Quang T., Số hồ sơ N17-0335368)
Nếu tổn thương biểu hiện dưới dạng dày thành
ruột sẽ giúp loại trừ GIST với độ chuyên và tiên
đoán dương đều là 100%. Tuy nhiên, lúc này, không
thể phân biệt được 2 nhóm u thường gặp còn lại là
adenocarcinoma và lymphoma, cần tiếp tục phân tích
các kiểu dày thành ruột như ở phần sau.
Tôi không tìm được nghiên cứu nào,cả trong và
ngoài nước,về cách đánh giá và so sánh hình thái các
loại u ruột non. Chỉ có một bài Masselli đăng trên Tạp
chí Hình ảnh học Anh năm 2012 [20]viết theo dạng tổng
hợp y văn nói về cách phân biệt các loại u ruột non trên
hình CHT. Độ phân giải mô tuyệt vời của CHT giúp xác
A B
C D
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201858
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
định tổn thương thuộc lớp niêm mạc, dưới niêm hay
làm thay đổi lớp thanh mạc, để khu trú nguồn gốc phát
triển của u, giúp liệt kê một số u dựa trên bảng phân loại
nguồn gốc các loại URN.
Các kiểu dày thành ruột
Mặc dù adenocarcinoma và lymphoma đều có
hình thái thường gặp là dày thành ruột. May mắn là
có các hình thái dày đặc trưng giúp gợi ý chẩn đoán.
Dày thành gây hẹp lòng ruột, cho hình ảnh giống lõi táo
giúp gợi ý adenoncarcinoma, giá trị tiên đoán dương
là 81,8%, độ chuyên là 89,5%. Trong khi, dày thành
nhưng kèm giãn lớn lòng ruột cho hình ảnh giả phình
thường gặp ở lymphoma hơn, giá trị tiên đoán dương là
81,8%, độ chuyên là 88,9%. Lymphoma cũng có thể có
hình ảnh hẹp lòng ruột và ngược lại adenocarcinoma
cũng có thể cho hình ảnh giãn lòng ruột, nhưng với tỷ lệ
ít hơn nhiều (Hình 3,4).
GIST lớn có thể loét trên bề mặt niêm mạc hoặc
có vùng hoại tử bên trong, thông với lòng ruột, cho hình
ảnh giảlymphoma. Tuy nhiên, phân tích tỉ mỉ các thành
của tổn thương dạng túi phình giúp phân biệt lymphoma
vàGIST. Lymphoma thâm nhiễm, lan theo chu vi thành
ruột, phá hủy thần kinh, làm đoạn ruột tổn thương giãn
lớn do mất trương lực ở tất cả các thành. Do đó, 2 đầu
của đoạn ruột giãn này sẽ thông với 2 đoạn ruột bình
thường. Ngược lại, tổn thương giả phình do GIST hoại
tử và tạo hang thông với lòng ruột chỉ phát triển từ một
thành của ruột nên đoạn ruột giãn này chỉ thông với
lòng ruột ở một đầu (Hình5 )
Dấu hiệu khấu vai
Được xem là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán
adenocarcinoma [6]. Tuy nhiên, trong các tài liệu đọc
được, tôi không tìm được giá trị chẩn đoán của dấu hiệu
này. Dấu hiệu này được tạo ra do mô u có dạng choán
chỗ, tạo vùng chuyển tiếp hẹp với mô bình thường lân
cận, giới hạn mô u rõ trên hình sau tiêm tương phản,
cho hình ảnh lồi dạng khấu vai vào lòng ruột, góc tạo
bởi bờ tổn thương và thành ruột lân cận là góc nhọn.
Ngược lại, tổn thương dày thành ruột trong Lymphoma
là dạng thâm nhiễm, do đó vùng chuyển tiếp rộng, giới
hạn giữa mô u và mô bình thường lân cận không rõ,
góc tạo bởi bờ tổn thương và thành ruột lân cận là góc
tù (hình 6)
Trong nghiên cứu của tôi, dấu hiệu này có độ nhạy
thấp, khoảng 50%, nhưng độ chuyên khá cao, khoảng
73,7%. Một số trường hợp lymphoma trong nghiên cứu
của tôivẫn có dấu hiệu này, chiếm tỷ lệ khoảng 20%.
Hình 3. Hình ảnh lõi táo ở Adenocarcinoma
Hình ảnh dày không đều thành hỗng tràng, làm lòng ruột hẹp không đều có hình dạng lõi táo (trong vòng tròn)
(Lý D. –Số hồ sơ N17-0291217)
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 59
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hình 4. Hình giả phình ở một
trường hợp Adenocarcinoma.
Thành ruột dày không đều ở một
đoạn hồi tràng cuối kèm giãn lớn
lòng ruột (trong vòng tròn) do đám
rối thần kinh ruột bị các tế bào u
xâm lấn(Nguyễn Phục H. – Số hồ sơ
N17-0004419)
Hình 5. Hình ảnh giả giả phình ở một trường hợp GIST
Hình ảnh GIST hoại tử, thông với lòng ruột cho hình ảnh giống giả phình ở Lymphoma (trong vòng tròn ở
hình A, B). Nhìn trên hình ở mặt cắt đứng dọc (C), tổn thương phát triển từ một thành của tá tràng (mũi tên)
(Nguyễn Văn N. – số hồ sơ N16-0361117)
Hình 6. Hình khấu vai trên một trường hợp
Adenocarcinoma tá tràng
(Lương Văn L. Số hồ sơ N17-0004749)
A B C
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201860
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kích thước tổn thương
Kích thước tổn thương dạng khối
Nghiên cứu của tôi cho thấy GIST có kích thước
lớn hơn adenocarcinoma và lymphoma. Kết quả của tôi
cũng tương tự nghiên cứu của Patrick D McLaughlin và
Michael M Maher [22]. Bài viết này đưa ra nhận xét kích
thước u tại thời điểm phát hiện cũng là một yếu tố gợi
ý bản chất u, GIST có kích thước lớn nhất, trung bình
khoảng 7,5 cm [22]
Tuy nhiên do tổn thương dạng khối là hình thái ít
gặp của adenocarcinoma và lymphoma so với dạng dày
thành. Trong nghiên cứu của tôi chỉ có 3 trường hợp
adenocarcinoma và 4 trường hợp lymphoma biểu hiện
ở dạng này. Mẫu nhỏ nên tôi không thể đưa ra nhận
định nào về kích thước tổn thương giúp phân biệt các
loại u. Hơn nữa do khoảng biến thiên trong kích thước
của GIST quá lớn, nhỏ nhất 16mm và lớn nhất 180mm.
Khoảng biến thiên rộng này thời điểm phát hiện khác
nhau. GIST có thể được phát hiện tình cờ hoặc do có
biến chứng, thường gặp nhất là do xuất huyết tiêu hóa.
Thời điểm xuất hiện biến chứng cũng phụ thuộc vào độ
ác tính của GIST, mà GIST là u có tiềm năng ác tính
rất thay đổi. Độ biến thiên trong kích thước của GIST
tại thời điểm phát hiện cũng rộng trong các nghiên cứu
của Levy [16] và Vasconcelos [32]. Tóm lại, mặc dù kích
thước của các nhóm u khác nhau có ý nghĩa và GIST là
tổn thương có kích thước lớn nhất nhưng theo tôi kích
thước của tổn thương dạng khối tại thời điểm phát hiện
không giúp phân biệt các loại u ruột non.
Kích thước tổn thương dày thành ruột
Một tổn thương dày thành ruột sẽ có 2 kích thước
cần đánh giá là độ dày thành ruột và độ dài của đoạn
ruột tổn thương.
Tất cả các trường hợp u ruột non đều dày thành
trên 8mm. Mẫu của tôi không nghiên cứu các nguyên
nhân kháclàm dày thành ruột nhưng có thể thấy không
có trường hợp nào u ruột mà thành ruộtdày ít hơn
8mm. Nhận định này cũng tương tự của tác giả Macari
[19] “thành ruột dày trên 10mm thường gặp trong các
trường hợp u ruột non. Hầu hết các trường hợp thành
ruột dày trên 20mm đều là u ruột non”. Như vậy, khi
gặp một trường hợp thành ruột dày dưới 8mm nên cân
nhắc chẩn đoán nếu nghi ngờ u.
Kết quả trong nghiên cứu của tôi cho thấy thành
ruột dày trong các trường hợp lymphoma dày hơn
trong adenocarcinoma tại thời điểm phát hiện. Điều này
hoàn toàn hợp lý, lymphoma thường không làm hẹp
lòng ruột, bệnh nhân chỉ có đau bụng mơ hồ và mệt
mỏi, do đó thường được phát hiện muộn hơn. Ngược
lại, adenocarcinoma thường làm hẹp lòng ruột, gây tắc
ruột, nên bệnh nhân thường đến viện sớm hơn. Với
ngưỡng dày thành ruột lớn hơn hoặc bằng 25mm giúp
gợi ý lymphoma, mặc dù độ nhạy thấp, chỉ khoảng
40%, nhưng PPV là 72,7% và độ chuyên biệt khá cao,
83,3%. Vì chúng ta còn một số dấu hiệu khác giúp gợi ý
mô bệnh học của u ruột non, với mục tiêu thu hẹp dần
chẩn đoán phân biệt, nên tôi chọn các ngưỡng có độ
đặc hiệu cao dù độ nhạy có thể thấp.
Về độ dài của tổn thương, tổn thương do
lymphoma dài hơn do adenocarcinoma. Điều này hoàn
toàn phù hợp với bài viết của tác giảFernandes[7] là
hầu hết u ruột non thường biểu hiện dày khu trú, ≤ 5cm,
trừ lymphoma điển hình, tổn thương có thể kéo dài trên
một đoạn ruột dài trên 5cm. Với ngưỡng ≤ 5cm, giá
trị tiên đoán dương với adenocarcinoma là 76,9%; độ
chuyên là 84,2%.
Mức độ bắt thuốc của u
Thực tế khi đọc hình, đôi khi khó xác định u bắt
thuốc mạnh hay trung bình. Hơn nữa, với mục tiêu
chẩn đoán phân biệt các loại URN, việc chia mức độ
bắt thuốc thành 3 mức độ: mạnh (tương đương mạch
máu lân cận), trung bình (khoảng giữa mạnh và kém)
và kém (tương đương cơ) không giúp tôi phân biệt các
nhóm u. Do đó, tôi gom trung bình đến mạnh thành một
nhóm gọi chung là không bắt thuốc kém. Việc phân biệt
giữa kém và không kém lại khá dễ dàng.
Các bài viết trước đây chỉ ghi nhận lymphoma và
adenocarcinoma là u nghèo mạch máu, GIST và NET
là u giàu mạch. Nhận định khái quát này giúp dự đoán
tính chất bắt thuốc của tổn thương thứ phát nếu có ở
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 61
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
gan, nhưng có vẻ không phù hợp với kết quả nghiên
cứu của tôi. Theo kết quả nghiên cứu của tôi, bắt
thuốc từ trung bình đến mạnh gặp ở 100% GIST; 80%
adenocarcinoma và 63,6% lymphoma; số còn lại 20%
adenocarcinoma và 36,7% lymphoma bắt thuốc kém.
Gần đây, nghiên cứu của Shinya và cộng sự [29]
cho thấy phân tích kiểu động học bắt thuốc khác nhau
của các loại URN giúp phân biệt các loại u. Nghiên cứu
này cho thấy khả năng chẩn đoán chính xác loại URN
đạt 78-95% nếu chỉ dựa vào kiểu bắt thuốc ở thì động
mạch và 75-92% dựa vào động học bắt thuốc. Độ chính
xác thay đổi tùy theo từng loại u. Khái niệm phân tích
động học bắt thuốc của mô URN khá mới mẻ và hầu
như chưa được sử dụng trong thực hành tại Việt Nam.
Các trường hợp trong nghiên cứu của tôi thường
được chụp một thì, khoảng 60-70 giây sau tiêm tương
phản, như vậy nó nằm đâu đó ở khoảng giữa của thì
ruột và thì tĩnh mạch theo nghiên cứu của Shinya.
Như vậy, nếu chỉ dựa vào tính chất bắt thuốc ở một
thời điểm như nghiên cứu của tôi, chúng ta chỉ có thể
phân biệt được nhóm GIST ra khỏi 2 nhóm còn lại là
adenocarcinoma và lymphoma, tương tự nghiên cứu
của Shinya.
Do huyết động học ở mỗi cá thể hoàn toàn khác
nhau, nên hạn chế rõ ràng của các kỹ thuật ghi hình
tại từng thời điểm như CLVT là luôn có nguy cơ không
bắt trúng thời điểm bắt thuốc điển hình của tổn thương.
Tôi nghĩ rằng, đây là lý do làm cho tính chất bắt thuốc
của các u trong nghiên cứu của tôi khác với kết quả dự
đoán theo đặc tính giàu hay nghèo mạch máu của các
loại u.
Như vậy, theo nghiên cứu của tôi chúng ta có thể
rút ra được các kết luận:
yKhi gặp một u bắt thuốc kém, chúng ta có thể
không nghĩ đến GIST. Độ chuyên và giá trị tiên đoán âm
của bắt thuốc kém với GIST là 100%.
yMột u bắt thuốc từ trung bình đến mạnh chỉ có
46% khả năng là GIST, do có một số u khác ngoài GIST
cũng bắt thuốc thuốc từ trung bình đến mạnh. Nhưng
nếu đậm độ mô u ở thì tĩnh mạch bằng hoặc lớn hơn
110HU thì khả năng là GIST tăng lên, PPV là 84,9%.
Mặc dù, thời điểm chụp không giống, nhưng nếu dựa
trên biểu đồ bắt thuốc các loại u từ nghiên cứu của
Shinya,kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương đồng với
nghiên cứu này.
yMức độ bắt thuốc mô u không giúp phân biệt
adenocarcinoma và lymphoma.
Tính chất bắt thuốc của u
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn lymphoma
bắt thuốc đồng nhất, trong khi GIST và adenocarcinoma
bắt thuốc không đồng nhất.
Nếu phân tích tỉ mỉ thì kiểu bắt thuốc không đồng
nhất ở adenocarcinoma khác với GIST cả về cơ chế và
hình ảnh. Adenocarcinoma thường được phát hiện ở
giai đoạn u có kích thước nhỏ do khuynh hướng phát
triển theo chu vi làm hẹp lòng ruột và gây triệu chứng.
Là u nghèo mạch nên adenocarcinoma bắt thuốc không
đồng nhất do độ biệt hóa không đồng đều trong u chứ
không phải do u thiếu máu hoại tử. Trong khi GIST lớn
bắt thuốc không đồng nhất do u giàu mạch, khi phát
triển lớn vượt khỏi khả năng cấp máu sẽ tạo ra các
vùng hoại tử. Do đó, mặc dù nhìn chung, GIST lớn bắt
thuốc không đồng nhất, do có vùng hoại tử, tạo hang
và xuất huyết nhưng phần mô của GIST vẫn bắt thuốc
mạnh và đồng nhất.
Tính chất bắt thuốc đồng nhất hay không của
GIST rất phụ thuộc vào kích thước cũng như mức độ
ác tính của GIST. Độ ác tính của GIST chắc chắn không
thể dự đoán trên hình ảnh trừ khi đã có hình ảnh di căn
tại thời điểm khảo sát. Kích thước GIST, như phân tích
ở phần trên, có độ biến thiên rất rộng tại thời điểm khảo
sát. Do đó, theo tôi, không thể dựa vào tính chất về độ
đồng nhất của u sau tiêm để phân biệt các loại URN.
Mạch máu trên bề mặt tổn thương
Mạch máu phát triển ngoằn nghèo trên bề mặt tổn
thương (hình 7) là một dấu hiệu khá đặc hiệu trong
chẩn đoán GIST. Mặc dù độ nhạy không cao, khoảng
76,7%, nhưng độ đặc hiệu của dấu hiệu này khá cao,
96,2%.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201862
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hạch
Hạch phì đại không phải là tính chất thường gặp
của GIST dù là GIST ác tính[27]. Các trường hợp
có hạch phì đại đều thuộc nhóm adenocarcinoma
và lymphoma. Các u lành tính khác như leiomyoma,
lipoma hoặc adenoma không có hạch kèm theo.
Hạch phì đại trong adenocarcinoma thường
rời rạc và có kích thước nhỏ. Hạch trong lymphoma
thường lớn và kết thành chùm. Cũng như các dấu hiệu
khác, với mục tiêu thu hẹp dần chẩn đoán phân biệt,
tôi chọn ngưỡng hạch phì đại kích thước trục ngắn
lớn hơn 20mm trong chẩn đoán lymphoma để có độ
chuyên biệt đạt 100% mặc dù độ nhạy thấp.Tương tự,
hạch kết chùm có tính gợi ý lymphoma đạt độ chuyên
biệt 100%, mặc dù độ nhạy thấp, 50%.
V. KẾT LUẬN
Giống các báo cáo trước đây, lipoma có thể chẩn
đoán xác định bằng hình ảnh học. Các tổn thương u
dạng polyp tại nhú tá lớn hầu hết là adenoma hoặc
adenomacarcinoma. Do vị trí có thể tiếp cận dễ dàng
bằng nội soi tiêu hóa trên và sinh thiết, mục đích gợi
ý bản chất tổn thương của các tổn thương ở vị trí này
không phải là vai trò của chẩn đoán hình ảnh. Đối với
các URN còn lại, CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch
có thể giúp chẩn đoán phân biệt các loại URN thường
gặp.
Trong các tính chất hình ảnh, đặc điểm về hình
thái phát triển của tổn thương là dấu hiệu quan trọng,
giúp tiếp cận và phân biệt các URN. Hầu hết các tổn
thương phát triển ưu thế ra ngoài thành ruột là GIST.
Một số u hiếm gặp khác cũng có thể biểu hiện hình thái
này. Tuy nhiên, nhờ tần suất cao hơn và các dấu hiệu
hình ảnh có độ đặc hiệu cao của GIST như tổn thương
bắt thuốc từ trung bình đến mạnh, trên 110HU ở thì tĩnh
mạch, hoặc có mạch máu phát triển ngoằn ngoèo trên
bề mặt u giúp xác định chẩn đoán.
Adenocarcinoma và lymphoma không biểu hiện
hình thái phát triển ra ngoài thành. Cả hai đều có kiểu
hình thường gặp là dày thành ruột. Kích thước lớn và
tính chất kết thành chùm của hạch là dấu hiệu đặc hiệu
của lymphoma. Trong trường hợp không có hạch hoặc
hạch không có các tính chất trên, có thể phân biệt 2 loại
URN này bằng các dấu hiệu hình ảnh đặc trưng cho
từng loại u. Dấu hiệu lõi táo, khấu vai và tổn thương khu
trú (ngắn hơn 50mm) giúp gợi ý adenocarcinoma hơn.
Các dấu hiệu giả phình và tổn thương dày hơn 25mm
giúp gợi ý lymphoma.
Hình 7. Mạch máu phát triển ngoẳn ngoèo trên bề mặt u
Một trường hợp GIST biểu hiện dạng hỗn hợp vừa tạo polyp trong lòng (ngôi sao ở hình A,B) vừa tạo khối phát
triển rất lớn ra ngoài thành (trong vòng tròn hình A). Dựng hình MIP (C) cho thấy rõ hơn dấu hiệu mạch máu phát
triển ngoằn ngoèo trên bề mặt u
(Phan Văn C. – số hồ sơ N15-0056652)
A B C
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 63
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tổn thương dạng polyp vẫn là một thách thức với
chẩn đoán hình ảnh. Khi gặp tổn thương dạng này, có
thể tiếp tục tìm các dấu hiệu như tăng sinh mạch máu
của tổn thương, mức độ bắt thuốc và các dấu hiệu kèm
theo ở hạch, mạc treo và phúc mạc giúp gợi ý bản chất
tổn thương.
KIẾN NGHỊ
Về protocol chụp, nếu nghi ngờ u ruột non, để
giảm liều tia, có thể không cần chụp thì không tiêm
tương phản do nó không cung cấp thêm thông tin gì
về chẩn đoán; sau tiêm, nên chụp hai thì động mạch
muộn và tĩnh mạch, giúp có thêm thông tin về động học
bắt thuốc của mô u. Xuất huyết tiêu hóa là triệu chứng
thường gặp của u ruột non. Hiện nay, thì động mạch đối
với chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa thường được chụp
ở thì động mạch sớm. Vai trò của thì động mạch trong
chẩn đoán xuất tiêu hóa là tìm dị dạng mạch máu và
tìm chảy máu hoạt động. Do đó, có thể lồng ghép cả
hai mục đích này vào nhau, thì động mạch có thể chụp
muộn hơn một chút. Mặt hạn chế của cách làm này là
mô u bắt thuốc mạnh có thể che lấp hoặc bị chẩn đoán
nhầm là tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, dựa vào
hình thái và sự thay đổi ở thì tĩnh mạch, tôi nghĩ rằng
các bác sĩ hình ảnh vẫn có thể phân biệt được mô u và
tổn thương mạch máu.
Dựa vào các kết quả thu được, tôi nhận thấy cách
tiếp cận đơn giản nhất để gợi ý loại URN là phân tích
dựa trên hình thái phát triển của u. Từ các nhánh phân
loại theo hình thái u, tiếp tục phân tích các đặc tính
khác để thu hẹp dần chẩn đoán phân biệt. Tôi xin bước
đầu đề nghị một lưu đồ chẩn đoán phân biệt các loại
URN dựa vào các tính chất hình ảnh trên CLVT (Sơ đồ
1). Do mẫu nghiên cứu của tôi còn khá nhỏ, 3 nhóm u
thường gặp trong nghiên cứu của tôi không có NET,
có thể dẫn đến một số giới hạn do chỉ có nhóm GIST
là u giàu mạch. Ngoài ra, tôi chưa tìm được cách giải
quyết đối với các tổn thương dạng polyp do tổn thương
nhỏvà chỉ có 13 trường hợp biểu hiện hình thái này
trong nghiên cứu của tôi. Vì vậy, cần thiết có nghiên
cứu với số lượng nhiều hơn và trong thời gian dài hơn
nữa. Tuy nhiên, do tôi không chủ đích chọn loại u nào
từ khi chọn mẫu nghiên cứu mà chọn tất cả các trường
hợp URN vào viện. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, lưu đồ này vẫn
có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp URN
gặp trên thực hành lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anzidei M., Napoli A., et al. (2011), “Malignant tumours of the small intestine: a review of histopathology,
multidetector CT and MRI aspects”.Br J Radiol, 84 (1004), pp. 677-690.
2. Buckley J A, Fishman E K (1998), “CT evaluation of small bowel neoplasms: spectrum of disease”.RadioGraphics,
18 (2), pp. 379-392.
3. Byun J. H., Ha H. K., et al. (2003), “CT findings in peripheral T-cell lymphoma involving the gastrointestinal
tract”.Radiology, 227 (1), pp. 59-67.
4. Chang S. T., Menias C. O. (2013), “Imaging of primary gastrointestinal lymphoma”.Semin Ultrasound CT MR,
34 (6), pp. 558-65.
5. Farhat M. H., Shamseddine A. I., et al. (2008), “Small bowel tumors: clinical presentation, prognosis, and
outcome in 33 patients in a tertiary care center”.J Oncol, 2008, pp. 212067.
6. Fernandes D. D., Galwa R. P., et al. (2012), “Cross-sectional imaging of small bowel malignancies”.Can Assoc
Radiol J, 63 (3), pp. 215-21.
7. Fernandes T., Oliveira M. I., et al. (2014), “Bowel wall thickening at CT: simplifying the diagnosis”.Insights
Imaging, 5 (2), pp. 195-208.
8. Ganeshan Dhakshina, Bhosale Priya, et al. (2013), “Imaging Features of Carcinoid Tumors of the Gastrointestinal
Tract”.American Journal of Roentgenology, 201 (4), pp. 773-786.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/201864
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
9. Ghai Sangeet, Pattison John, et al. (2007), “Primary Gastrointestinal Lymphoma: Spectrum of Imaging Findings
with Pathologic Correlation”.RadioGraphics, 27 (5), pp. 1371-1388.
10. Gollub Marc J. (2008), “Imaging of Gastrointestinal Lymphoma”.Radiologic Clinics, 46 (2), pp. 287-312.
11. Gore Richard M., Mehta Uday K., et al. (2006), “Diagnosis and staging of small bowel tumours”.Cancer Imaging,
6 (1), pp. 209-212.
12. Horwitz Benjamin M., Zamora G. Elizabeth, et al. (2011), “Best Cases from the AFIP: Gastrointestinal Stromal
Tumor of the Small Bowel”.RadioGraphics, 31 (2), pp. 429-434.
13. Hou Y. Y., Tan Y. S., et al. (2004), “C-kit gene mutation in human gastrointestinal stromal tumors”.World J
Gastroenterol, 10 (9), pp. 1310-1314.
14. James S., Balfe D. M., et al. (1987), “Small-bowel disease: categorization by CT examination”.American
Journal of Roentgenology, 148 (5), pp. 863-868.
15. Lê Văn Cường (2011), “Giải phẫu sau đại học”,
16. Levy A. D., Remotti H. E., et al. (2003), “Gastrointestinal stromal tumors: radiologic features with pathologic
correlation”.Radiographics, 23 (2), pp. 283-304, 456; quiz 532.
17. Levy A. D., Sobin L. H. (2007), “From the archives of the AFIP: Gastrointestinal carcinoids: imaging features
with clinicopathologic comparison”.Radiographics, 27 (1), pp. 237-57.
18. Lo Re Giuseppe, Federica Vernuccio, et al. (2015), “Radiological features of gastrointestinal lymphoma”.
Gastroenterology research and practice, 2016.
19. Macari Michael, Megibow Alec J., et al. (2007), “A Pattern Approach to the Abnormal Small Bowel: Observations
at MDCT and CT Enterography”.American Journal of Roentgenology, 188 (5), pp. 1344-1355.
20. Masselli G., Colaiacomo M. C., et al. (2012), “MRI of the small-bowel: how to differentiate primary neoplasms
and mimickers”.The British Journal of Radiology, 85 (1014), pp. 824-837.
21. Masselli Gabriele (2013), “Small Bowel Imaging: Clinical Applications of the Different Imaging Modalities—A
Comprehensive Review”.ISRN Pathology, 2013, pp. 1-13.
22. McLaughlin Patrick D., Maher Michael M. (2013), “Primary Malignant Diseases of the Small Intestine”.American
Journal of Roentgenology, 201 (1), pp. W9-W14.
23. Neugut A. I., Jacobson J. S., et al. (1998), “The epidemiology of cancer of the small bowel”.Cancer Epidemiol
Biomarkers Prev, 7 (3), pp. 243-251.
24. Nguyễn Quang Quyền (2011), “Bài giảng Giải phẫu học”, pp. tr. .
25. Pan Sai Yi, Morrison Howard (2011), “Epidemiology of cancer of the small intestine”.World Journal of
Gastrointestinal Oncology, 3 (3), pp. 33-42.
26. Sailer Johannes, Zacherl Johannes, et al. (2007), “MDCT of small bowel tumours”.Cancer Imaging, 7 (1), pp.
224-233.
27. Sandrasegaran Kumaresan, Rajesh Arumugam, et al. (2005), “Gastrointestinal Stromal Tumors: Clinical,
Radiologic, and Pathologic Features”.American Journal of Roentgenology, 184 (3), pp. 803-811.
28. Scarsbrook Andrew F., Ganeshan Arul, et al. (2007), “Anatomic and Functional Imaging of Metastatic Carcinoid
Tumors”.RadioGraphics, 27 (2), pp. 455-477.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 32 - 12/2018 65
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
29. Shinya T., Inai R., et al. (2017), “Small bowel neoplasms: enhancement patterns and differentiation using post-
contrast multiphasic multidetector CT”.Abdom Radiol (NY), 42 (3), pp. 794-801.
30. Shirsat H. S., Vaiphei K. (2014), “Primary gastrointestinal lymphomas - A study of 81 Cases from a Tertiary
Healthcare Centre”.Indian J Cancer, 51 (3), pp. 290-292.
31. Tzen C. Y., Mau B. L. (2005), “Analysis of CD117-negative gastrointestinal stromal tumors”.World J
Gastroenterol, 11 (7), pp. 1052-1055.
32. Vasconcelos R. N., Dolan S. G., et al. (2017), “Impact of CT enterography on the diagnosis of small bowel
gastrointestinal stromal tumors”.Abdom Radiol (NY), 42 (5), pp. 1365-1373.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích giá trị của các dấu hiệu hình ảnh trong chẩn đoán phân biệt các loại u ruột non(URN) thường gặp tại
Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, chọn tất cả những bệnh nhân (BN) được
chẩn đoán ra viện là URN tại BV Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy từ 01/2015 đến 5/2018, có chụp
CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch, có kết quả giải phẫu bệnh xác định là u nguyên phát ruột non. Bác sĩ hình ảnh sẽ lần
lượt đọc mù các dấu hiệu hình ảnh được liệt kê trong phiếu thu thập số liệu mà không biết kết quả giải phẫu bệnh. Bác sĩ hình
ảnh không cần phải đưa ra chẩn đoán loại URN mà chỉ nhận diện các dấu hiệu hình ảnh là vị trí u, hình thái u, mức độ và tính
chất bắt thuốc của u, các kiểu dày thành ruột của u, kích thước u, dấu hiệu mạch máu trên bề mặt u và tính chất hạch. Sau đó,
các trường hợp trong mẫu sẽ được đối chiếu với kết quả phẫu thuật và mô bệnh học để đưa ra các giá trị chẩn đoán loại URN
của từng dấu hiệu.
Kết quả: Hồi cứu lại 98 trường hợp chẩn đoán u nguyên phát ruột non, có 31 adenocarcinoma, 22 lymphoma, 30 GIST
và 15 u khác. Hình thái phát triển ra ngoài giúp gợi ý GIST, PPV 82,3%. Tất cả GIST đều bắt thuốc từ trung bình đến mạnh; mô
u bắt thuốc trên 110HU có độ đặc hiệu là 84,9%; mạch máu phát triển trên bề mặt tổn thương có PPV là 92% trong gợi ý GIST.
Hình thái thường gặp của Adenocarcinoma và Lymphoma là dày thành ruột. Các dấu hiệu lõi táo, khấu vai, tổn thương khu trú
trên đoạn ngắn gợi ý Adenocarcinoma có PPV lần lượt là 81,8%, 71,4%, 76,9%. Các dấu hiệu giả phình và tổn thương dày thành
rõ lớn hơn hoặc bằng 25mm gợi ý Lymphoma có PPV lần lượt là 87,5%, 72,7%. Hạch phì đại có trục ngắn trên 20mm và kết
thành chùm gợi ý Lymphoma có độ đặc hiệu là 100%.
Kết luận: CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch có thể giúp chẩn đoán phân biệt các loại URN thường gặp bằng cách
phân tích các dấu hiệu hình ảnh đặc hiệu cho các loại u sau khi đã phân nhóm các loại URN dựa vào hình thái phát triển của u.
Ngày nhận bài: 2/8/2018. Ngày chấp nhận đăng: 20/10/2018
Người liên hệ: Lê Duy Mai Huyên, Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học Y Dược, TP.HCM;
email: msmaihuyen@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
gia_tri_chup_cat_lop_da_day_trong_chan_doan_phan_biet_cac_u.pdf