BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy NTproBNP rất hữu ích trong chẩn đoán suy tim với
độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao. Tại
điểm cắt của NT-proBNP 1310 pg/ml có độ
chính xác cao nhất. Cũng vậy, NT-proBNP
tương quan thuận với mức độ suy tim theo
NYHA, tình trạng suy tim càng nặng thì NTproBNP trong máu càng cao.
Kết quả này của chúng tôi giống với các
nghiên cứu khác(5,2,13). Tuy nhiên, nồng độ NTproBNP trong máu ở nhóm bệnh nhân không có
triệu chứng suy tim trong nhiên cứu của chúng
tôi cao hơn so với các nghiên cứu trên, do những
bệnh nhân trong nhóm này là những bệnh nhân
có bệnh lý tim mạch do đó làm nồng độ NTproBNP máu cao hơn, từ đó làm điểm cắt của
NT-proBNP máu trong nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn những nghiên cứu này.
Chúng tôi so sánh NT-proBNP và BNP
trong chẩn đoán suy tim bằnng cách so sánh
diện tích dưới đường cong ROC. Diện tích
dưới đường cong ROC của NT-proBNP lớn
hơn của BNP nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê với p=0.113. Điều này chứng
tỏ NT-proBNP và BNP có giá trị như nhau
trong chẩn đoán suy tim. Các nghiên cứu khác
cũng cho thấy NT-proBNP và BNP có giá trị
như nhau trong chẩn đoán suy tim nói chung.
Nghiên cứu của Mueller T và cộng sự (n=251)
nhằm so sánh giá trị của BNP với NT-proBNP
trong chẩn đoán suy tim thì thấy điểm cắt của
BNP là 295 pg/ml và NT-proBNP là 825 pg/ml,
NT-proBNP và BNP có giá trị ngang nhau
trong chẩn đoán suy tim ứ huyết(7), nghiên cứu
của Lercher AH và cộng sự trên 57 bệnh nhân
suy tim cũng cho kết quả tương tự(6), hay như
trong nghiên cứu của O’Donoghue M và cộng
sự(10) phân tích từ nghiên cứu PRIDE (n=599)
cũng thấy NT-proBNP và BNP có giá trị như
nhau trong chẩn đoán suy tim.
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Như đã nói ở trên, trong nghiên cứu của
chúng tôi những bệnh nhân không có triệu
chứng suy tim là những bệnh nhân có bệnh lý
tim mạch cơ bản, do đó điểm cắt của NTproBNP trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
so với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, nếu áp dụng điểm cắt này trong chẩn
đoán suy tim ở những bệnh nhân có bệnh lý tim
mạch cơ bản thì vẫn có thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này đã chứng minh NTproBNP có giá trị cao trong chẩn đoán suy tim.
Nó cũng tương quan thuận với tình trạng suy
tim lúc nhập viện. Điều này gợi ý rằng có thể
đưa xét nghiệm đo nồng độ NT-proBNP máu
vào quy trình chẩn đoán suy tim cũng như để
đánh giá mức độ nặng của suy tim.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của NT-Probnp (N-Terminal B-Type Natriuretic Peptide) trong chẩn đoán suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
GIÁ TRỊ CỦA NT-PROBNP (N-TERMINAL B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE)
TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM
Vũ Hoàng Vũ*, Đặng Vạn Phước*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Suy tim là một vấn đề lớn trong chăm sóc y tế. Việc chẩn đoán suy tim thường khó khăn nhất là
trong bệnh cảnh cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Siêu âm tim là phương tiện giúp chẩn đoán suy tim
nhưng không phải luôn sẵn có. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về NT-proBNP rất có giá trị trong chẩn đoán
suy tim. Mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu nồng độ NT-proBNP trong máu có giúp chẩn đoán suy tim tại
Việt nam hay không.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích, gồm 250 bệnh nhân vào khoa Tim mạch
bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006. Trong đó có 152 bệnh
nhân bị suy tim NYHA II-IV, có 98 bệnh nhân không có triệu chứng suy tim.
Kết quả: Nồng độ NT-proBNP máu ở nhóm bệnh nhân suy tim (2677 ± 957 pg/ml) cao hơn nhóm bệnh
nhân không có triệu chứng suy tim (778 ± 397 pg/ml) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Diện tích dưới đường
cong ROC của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim là 0,981. Tại điểm cắt 1310pg/ml, NT-proBNP có độ chính
xác cao nhất 89%, độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 89%. Không có sự khác biệt giữa NT-proBNP và BNP trong chẩn
đoán suy tim (AUC của NT-proBNP: 0,981, AUC của BNP: 0,963 với p=0,113).
Kết luận: NT-proBNP có giá trị cao trong chẩn đoán suy tim và có giá trị tương đương với BNP trong
chẩn đoán suy tim.
ABSTRACT
ROLES OF NT-PROBNP (N-TERMINAL B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE)
IN DIAGNOSIS OF HEART FAILURE
Vu Hoang Vu, Dang Van Phuoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 67 - 71
Background: NT-proBNP concentrations have been shown to be useful in diagnosis of heart failure.
Objectives: to evaluate the roles of NT-proBNP in diagnosis of heart failure.
Methods: A cross-sectional study in 250 patients were in cardiology department, Cho Ray hospital from
May, 2005 to March, 2006 including 152 heart failure pateints and 98 non-heart failure patients.
Results: NT-proBNP level in patients with heart failure were higher than those without heart failre (2677 ±
957 vs 778 ± 397 pg/ml; p<0.0001). the area under the curve of NT-proBNP in diagnosis of heart failure is 0.981.
At cutpoint of 1310pg/ml was useful in diagnosis of heart failure with diagnostic accuracy of 89%, sensitivity of
90%, specificity of 89%. There was no differ significant beetween NT-proBNP and BNP in diagnosis of heart
failure (AUC of NT-proBNP: 0,981, AUC of BNP: 0.963; 95% CI = 0.004-0.041; p=0.113).
Conclusions: BNP concentrations have shown to be useful in diagnosis of heart failure. It closely correlated
with NYHA functional classification. The NT-proBNP was equivalent to BNP in diagnosis of heart failure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các triệu chứng của suy tim thường không
đặc hiệu, thay đổi từ người này sang người khác,
do đó việc chẩn đoán suy tim vẫn là một thách
thức lớn trong thực hành lâm sàng(11,12). BNP và
NT-proBNP được tiết ra từ tế bào cơ tim khi có
* Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
hiện tượng quá tải áp suất hoặc thể tích trong
buồng thất, NT-proBNP có thời gian bán hủy dài
hơn và có nồng độ trong máu cao hơn BNP(4,14).
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của
BNP trong chẩn đoán suy tim cũng như chẩn
đoán các rối loạn chức năng thất trái(8,9). Gần đây,
có nhiều nghiên cứu ngoài nước chứng tỏ NT-
proBNP cũng có giá trị trong chẩn đoán suy
tim(1). Mục tiêu của nghiên cứu chúng tôi là đánh
giá khả năng chẩn đoán suy tim của xét nghiệm
đo nồng độ NT-proBNP trong máu và so sánh
gía trị của NT-proBNP với BNP trong chẩn đoán
suy tim.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Có 250 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu
của chúng tôi. Những bệnh nhân này là những
người vào khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy.
Những bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp,
tâm phế mạn, suy thận creatinin máu >2.5mg%,
hội chứng Cushing, chấn thương tim, chèn ép
tim được loại ra khỏi nghiên cứu. Những bệnh
nhân vào nhóm nghiên cứu được làm các xét
nghiệm cơ bản, siêu âm tim, mẫu máu xét
nghiệm BNP và NT-proBNP được lấy trong
vòng 24 giờ đầu nhập viện. Xét nghiệm NT-
proBNP được thực hiện bằng thuốc thử của
hãng BIOMEDICA (Hoa Kỳ) bằng phương pháp
miễn dịch men. BNP được định lượng bằng
phương pháp miễn dịch men vi hạt.
Nhóm bệnh nhân suy tim được chẩn đoán
dựa vào tiêu chuẩn Framingham. Nhóm không
suy tim là nhóm không có triệu chứng suy tim.
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 13.0 và
Medcal 8.0 để xử lý dữ liệu. Xác định điểm cắt
của NT-proBNP và BNP trong chẩn đoán suy
tim tại nơi có độ chính xác của chẩn đoán cao
nhất (tỉ lệ âm tính giả và dương tính giả trong
chẩn đoán suy tim thấp nhất). Các phép kiểm có
ý nghĩa thống kê khi p<0.05.
So sánh diện tích dưới đường cong ROC của
NT-proBNP và BNP bằng phương pháp so sánh
diện tích dưới đường cong ROC trong cùng một
mẫu của Hanley và Mc Neil(3).
KẾT QUẢ
Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 250 bệnh
nhân với các đặc điểm như bảng 1
Bảng 1
Nhóm suy
tim
Nhóm không
suy tim p
n 152 98
Nam / nữ 1,41 1,04 0,24
Tuổi 59,1± 18,5 55,5 ± 17,2 0,12
Creatinin máu (mg/dl) 1.1 ± 0.3 1.0 ± 0.2 0,04
Dung tích hồng cầu (%) 37 ± 6 38 ± 8 0,30
Rung nhĩ (n) 57 5 0,001
BNP pg/ml (trung bình ±
độ lệch chuẩn)
1108 ±
1232 63 ± 83 <0.0001
NT-proBNP pg/ml (trung
bình ± độ lệch chuẩn) 2677±957 778±397 <0.0001
Ln (NT-proBNP) 7,82± 0,34 6,53 ± 0,52 <0,0001*
* Phân tích đa biến nhằm loại bỏ các yếu tố ảnh
hưởng đến việc so sánh nồng độ NT-proBNP máu ở
giữa 2 nhóm
Mối tương quan của NT-proBNP với các
yếu tố
Nhằm loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến việc
so sánh nồng độ NT-proBNP máu giữa 2 nhóm
bệnh nhân suy tim và không suy tim, chúng tôi
tiến hành khảo sát mối tương quan giữa NT-
proBNP và các yếu tố có thể làm thay đổi nồng
độ NT-proBNP máu.
Bảng 2: Mối tương quan của NT-proBNP và các yếu
tố khảo sát
Tương quan giữa NT-proBNP với Hệ số tương
quan
p
Tuổi 0,145 0,154
Giới 0,163 0,110
Creatinin máu 0,058 0,588
Dung tích hồng cầu - 0,274 0,014
Rối loạn nhịp tim 0,117 0,251
NT-proBNP có tương quan nghịch với dung
tích hồng cầu (p=0.014) nghĩa là dung tích hồng
cầu càng thấp thì nồng độ NT-proBNP máu
càng cao và ngược lại. NTproBNP không tương
quan với giới tính, tuổi, creatinin máu, và tình
trạng rối loạn nhịp.
Mối tương quan của NT-proBNP với mức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
độ suy tim
Biểu đồ 1: Nồng độ NT-proBNP máu tương quan
với mức độ suy tim theo NYHA, tình trạng suy tim
càng nặng thì nồng độ NT-proBNP máu càng cao
(p<0.0001)
So sánh nồng độ NT-proBNP ở nhóm suy
tim và nhóm không suy tim
Nồng độ NT-proBNP máu ở nhóm bệnh
nhân suy tim (2677 ± 957 pg/ml) cao hơn nhóm
bệnh nhân không có triệu chứng suy tim (778 ±
397 pg/ml) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).
Nhằm loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến việc so
sánh nồng độ NT-proBNP máu giữa 2 nhóm,
chúng tôi dùng phân tích đa biến loại bỏ các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP
máu thì thấy rằng NT-proBNP máu ở nhóm suy
tim vẫn cao hơn nhóm không suy tim có ý nghĩa
thống kê với p<0,0001.
Chúng tôi khảo sát giá trị của NT-proBNP
trong chẩn đoán suy tim bằng cách vẽ đương
cong ROC của NT-proBNP. Diện tích dưới
đường cong ROC của NT-proBNP là 0,981
chứng tỏ NT-proBNP rất có giá trị trong chẩn
đoán suy tim.
Biểu đồ 2: Đường cong ROC của NT-proBNP trong
chẩn đoán suy tim
Tại điểm cắt 1310pg/ml, NT-proBNP có độ
chính xác cao nhất trong chẩn đoán suy tim với
độ chính xác 89%, độ nhạy 90%, độ đặc hiệu
89%, giá trị tiên đoán dương 95%, giá trị tiên
đoán âm 89%.
So sánh NT-proBNP và BNP trong chẩn
đoán suy tim
Để so sánh NT-proBNP và BNP trong chẩn
đoán suy tim, chúng tôi tiến hành vẽ phân tán
đồ (Scatter plot) để tìm mối tương quan giữa
NT-proBNP và BNP và so sánh diện tích dưới
đường cong ROC của NT-proBNP và BNP.
Biểu đồ 3: Đường cong ROC của NT-proBNP và
BNP trong chẩn đoán suy tim.
AUC 0,981
1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0
1 – độ đặc hiệu
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
Độ nhạy
Đường cong ROC của NT-proBNP
NYHA 4 NYHA 3 NYHA 2 Không suy tim
Khó thở
6000.0
5000.0
4000.0
3000.0
2000.0
1000.0
0.0
NT-proBNP(pg/ml)
1.
0
0.8 0.6 0.4 0.2 0.0
1 – độ đặc hiệu
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
Độ
nhạy
Đường tham chiếu
BNP(pg/ml)
NT-proBNP(pg/ml)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
0 2000 4000 6000
BNP(pg/ml)
0.0
1000.0
2000.0
3000.0
4000.0
5000.0
n
t-p
ro
bn
p(p
g/
m
l)
Biểu đồ 4: Phân tán đồ (scatter plot) biểu thị mối
tương quan giữa NT-proBNP và BNP. NT-proBNP
có tương quan thuận với BNP (r=0.859; p<0.0001)
Chúng tôi so sánh khả năng chẩn đoán suy
tim của NT-proBNP và BNP bằng cách so sánh
diện tích dưới đường cong ROC của NT-proBNP
và BNP. Sự khác biệt diện tích (AUC): 0,018. Sai
số chuẩn: 0,011. Khoảng tin cậy 95%: - 0,004 đến
0,041. P: 0,113. Do đó, NT-proBNP và BNP có giá
trị như nhau trong chẩn đoán suy tim
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy NT-
proBNP rất hữu ích trong chẩn đoán suy tim với
độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao. Tại
điểm cắt của NT-proBNP 1310 pg/ml có độ
chính xác cao nhất. Cũng vậy, NT-proBNP
tương quan thuận với mức độ suy tim theo
NYHA, tình trạng suy tim càng nặng thì NT-
proBNP trong máu càng cao.
Kết quả này của chúng tôi giống với các
nghiên cứu khác(5,2,13). Tuy nhiên, nồng độ NT-
proBNP trong máu ở nhóm bệnh nhân không có
triệu chứng suy tim trong nhiên cứu của chúng
tôi cao hơn so với các nghiên cứu trên, do những
bệnh nhân trong nhóm này là những bệnh nhân
có bệnh lý tim mạch do đó làm nồng độ NT-
proBNP máu cao hơn, từ đó làm điểm cắt của
NT-proBNP máu trong nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn những nghiên cứu này.
Chúng tôi so sánh NT-proBNP và BNP
trong chẩn đoán suy tim bằnng cách so sánh
diện tích dưới đường cong ROC. Diện tích
dưới đường cong ROC của NT-proBNP lớn
hơn của BNP nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê với p=0.113. Điều này chứng
tỏ NT-proBNP và BNP có giá trị như nhau
trong chẩn đoán suy tim. Các nghiên cứu khác
cũng cho thấy NT-proBNP và BNP có giá trị
như nhau trong chẩn đoán suy tim nói chung.
Nghiên cứu của Mueller T và cộng sự (n=251)
nhằm so sánh giá trị của BNP với NT-proBNP
trong chẩn đoán suy tim thì thấy điểm cắt của
BNP là 295 pg/ml và NT-proBNP là 825 pg/ml,
NT-proBNP và BNP có giá trị ngang nhau
trong chẩn đoán suy tim ứ huyết(7), nghiên cứu
của Lercher AH và cộng sự trên 57 bệnh nhân
suy tim cũng cho kết quả tương tự(6), hay như
trong nghiên cứu của O’Donoghue M và cộng
sự(10) phân tích từ nghiên cứu PRIDE (n=599)
cũng thấy NT-proBNP và BNP có giá trị như
nhau trong chẩn đoán suy tim.
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Như đã nói ở trên, trong nghiên cứu của
chúng tôi những bệnh nhân không có triệu
chứng suy tim là những bệnh nhân có bệnh lý
tim mạch cơ bản, do đó điểm cắt của NT-
proBNP trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
so với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, nếu áp dụng điểm cắt này trong chẩn
đoán suy tim ở những bệnh nhân có bệnh lý tim
mạch cơ bản thì vẫn có thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này đã chứng minh NT-
proBNP có giá trị cao trong chẩn đoán suy tim.
Nó cũng tương quan thuận với tình trạng suy
tim lúc nhập viện. Điều này gợi ý rằng có thể
đưa xét nghiệm đo nồng độ NT-proBNP máu
vào quy trình chẩn đoán suy tim cũng như để
đánh giá mức độ nặng của suy tim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bayes-Genis A, Santolo-Bel M, Zapico-Muniz E, al et. N-
terminal probrain natriuretic peptide (NT-proBNP) in the
emergency diagnosis and in-hospital monitoring of patients
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
with dysnoea and ventricular dysfunction. The European
Journal of Heart Failure, 2004: p. 301-308.
2. Berdague P, Caffin PY, Barazer I, and Vergnes C. Use of N-
terminal prohormone brain natriuretic peptide assay for
etiologic diagnosis of acute dyspnea in elderly patients. Am
Heart J, 2006. 151: p. 690-698.
3. Hanley JA and McNeil BJ. A method of comparing the areas
under receiver operating characteristic curves derived from
the same cases. Radiology, 1983. 148: p. 839-843.
4. Hunt PJ, Yandle TG, Nicholls MG, Richards AM, and EA
Espiner. The amino-terminal portion of pro-brain natriuretic
peptide (Pro-BNP) circulates in human plasma. Biochem
Biophys Res Commun, 1995. 214: p. 1175 -83.
5. Januzzi JL, Camargo CA, Anwaruddin S, and al et. The N-
terminal Pro-BNP Investigation of Dyspnea in the Emergency
department (PRIDE) study. American Journal of Cardiology,
2005. 95: p. 948-954.
6. Lercher AH, Neubauer Elke, and Muller Silvana et al. Head-
to-head comparison of N-terminal pro-brain natriuretic
peptide, brain natriuretic peptide and N-terminal pro-atrial
natriuretic peptide in diagnosing left ventricular dysfunction.
Clinica Chimica Acta, 2001. 310: p. 193-197.
7. Mueller T, Gegenhuber A, Poelz W, and M Haltmayer. Head-
to-head comparison of the diagnostic utility of BNP and NT-
proBNP in symptomatic and asymptomatic structural heart
disease. Clinica Chimica Acta, 2004. 341: p. 41-48.
8. Nakamura M, Endo H, Nasu M, Arakawa N, Segawa T, and
K Hiramori. Value of plasma B type natriuretic peptide
measurement for heart disease screening in a Japanese
population. Heart, 2002. 87: p. 131-135.
9. Nielsen OW, McDonagh TA, and SD Robb. Retrospective
analysis of the cost-effectiveness of using plasma brain
natriuretic peptide in screening for left ventricular systolic
dysfunction in the general population. J Am Coll Cardiol,
2003. 41: p. 113-120.
10. O'Donoghue MCA, Baggish A, and al et. NT-PRO BNP is
superior for the evaluation of patients with dyspnea and non-
systolic congestive heart failure: A ProBNP Investigation of
Dyspnea in the Emergency Department (PRIDE) substudy.
Journal of the American College of Cardiology, 2005. 45
(suppl A): p. 139A.
11. Remes J, Miettinen H, Reunanen A, and al et. Validity of
clinical diagnosis of heart failure in primary health care. Eur
Heart J, 1991. 12: p. 315- 21.
12. Stevenson LW and JK Perloff. The limited reliability of
physical signs for estimating hemodynamics in chronic heart
failure. JAMA, 1989. 261: p. 884-8.
13. Vallea R, Aspromonteb N, Barroa S, Canalia C, and
Carbonieric. E The NT-proBNP assay identifies very elderly
nursing home residents suffering from pre-clinical heart
failure. The European Journal of Heart Failure, 2005. 7: p. 542-
551.
14. Vanderheyden M, Bartunek J, and M Goethals. Brain and
other natriuretic peptides: molecular aspects. The European
Journal of Heart Failure, 2004. 6: p. 261-268.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cua_nt_probnp_n_terminal_b_type_natriuretic_peptide.pdf