Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự
khác biệt giữa lưu lượng động mạch quay ở
nhóm thành công (94,59 ± 25,5 ml/phút) và
nhóm thất bại (85,2 ± 29,6 ml/phút) (p = 0,1).
Như vậy lưu lượng động mạch quay cao hơn ở
nhóm thành công so với nhóm thất bại nhưng
không có liên quan đến kết quả tạo lỗ dò.
Trong các nghiên cứu trước đây cho rằng đo
kích thước động mạch quay trước mổ là yếu tố
quan trọng dự đoán kết quả thành công của lỗ
dò(8), nhưng cho đến nay các nhà phẫu thuật
chưa thống nhất điểm cắt đường kính động
mạch quay bao nhiêu là tối ưu cho bệnh nhân
mà điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố khác liên quan đến động mạch, ngoài ra
còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của
phẫu thuật viên. Trong nghiên cứu của chúng
tôi không thấy có liên quan giữa nhóm thành
công (2,5 ± 0,33 mm) và nhóm thất bại (2,3 ± 0,38
mm) cũng giống như các tác giả Tordoir J (2,5
mm so với 2,3 mm)(18) và Lockhart ME (cùng 2,7
mm)(8). Nhưng khi so sánh giữa giới nam (2,56 ±
0,33 mm) và nữ (2,29 ± 0,32 mm) thì có ý nghĩa
(p=0,0013), cũng tương tự như Lockhart ME ở
giới nam (2,8 ± 0,04 mm) và nữ (2,5 ± 0,04 mm)
(p=0,0 3).
Cho đến nay để xác định ngưỡng tối ưu
đường kính cho tĩnh mạch đầu là bao nhiêu
giữa các tác giả trên thế giới còn khác nhau.
Một số tác giả Châu Âu phẫu thuật mổ tạo dò
mà không quan tâm đến đường kính tĩnh
mạch là bao nhiêu, có những tác giả khác thì
quan tâm đến sự giãn nở mạch máu trước và
sau băng ép để tiên lượng kết quả. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt có ý
nghĩa (p = 0,03) đường kính tĩnh mạch đầu
giữa 2 nhóm thành công (2,41 ± 0,42 mm) và
thất bại (2,13 ± 0,46 mm).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của siêu âm Doppler mạch máu trong tiên đoán khả năng thành công mổ tạo dò động tĩnh mạch cổ tay để chạy thận định kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 264
GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH MÁU TRONG TIÊN ĐOÁN
KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG MỔ TẠO DÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH CỔ TAY
ĐỂ CHẠY THẬN ĐỊNH KỲ
Nguyễn Ngọc Vàng*, Nguyễn Văn Trí**
TÓM TẮT
Mở đầu: Lọc máu là một trong những phương pháp thay thế thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối, để thực hiện điều này cần có đường máu lâu dài. Vị trí mổ ở cổ tay hiện nay theo phương pháp Cimino và
Brescia được ưa chuộng và siêu âm Doppler hiện nay phổ biến, không xâm lấn, rẻ tiền dùng để siêu âm mạch
máu cổ tay trước mổ.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đường kính và lưu lượng mạch máu ở cổ tay (qua Doppler) với kết
quả phẫu thuật tạo dò động tĩnh mạch để chạy thận định kỳ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết qủa: Trong 70 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi được mổ tạo dò động tĩnh mạch từ 6/2009 đến
2/2010, có 14 bệnh nhân bị tắc lỗ dò (20%) sau mổ đến 4 tuần, 56 bệnh nhân còn lại được siêu âm lỗ dò có đường
kính trung bình 3,07 mm, lưu lượng 508,7 ml/phút. Đường kính trung bình động mạch quay đo được 2,46 mm,
nhóm thành công có đường kính (2,5 ± 0,33 mm), nhóm thất bại (2,3 ± 0,38 mm) (p = 0,1), lưu lượng trung bình
động mạch quay đo được 92,73 ml/phút, nhóm thành công (94,59 ± 25,5 ml/phút), nhóm thất bại (85,28 ± 29,6
ml/phút) (p = 0,28). Đường kính trung bình tĩnh mạch đầu đo được 2,35 mm, nhóm thành công có đường kính
(2,4 ± 0,42 mm), nhóm thất bại (2,13 ± 0,46 mm) (p = 0,03). Diện tích dưới đường cong ROC là 0,69 với điểm
cắt 2,3m có độ nhạy 64,29%, độ chuyên 65,71%.
Kết luận: Siêu âm Doppler rất hữu ích trong việc đánh giá đường kính cũng như lưu lượng mạch máu
trước và sau mổ tạo lỗ dò trước chạy thận.
Từ khóa: Động mạch quay (ĐMQ), Tĩnh Mạch đầu (TMĐ).
ABSTRACT
THE ROLE OF VASCULAR DOPPLER ULTRASOUND IN PREDICTING THE OUTCOME OF
SURGICAL CREATION OF WRIST ARTERIOVENOUS FISTULAES FOR CHRONIC
HAEMODIALYSIS
Nguyen Ngoc Vang, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 264 - 269
Background: Patients with end-stage renal failure require permanent vascular access for haemodialysis
treatment. The arteriovenous fistulae (AVF) surgically created at the wrist according to Cimino and Brescia
technique is still preferred. The Doppler ultrasound is a common, non-invasive and inexpensive tool used for the
preoperative evaluation of wrist vessels.
Objective: To determine to association between the diameters and the blood flow of wrist vessels and the
outcomes of surgically created AVFs.
Patients and method: Case series.
* Khoa Thận, BV. Chợ Rẫy, ** Bộ môn Lão Khoa, Đại Học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: Nguyễn Ngọc Vàng ĐT: 0913692572 email: ngocvang72@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 265
Results: Seventy patients with planed AVFs were recruited in our study from 6/2009 to 2/2004. Primary
AVFs failure was noted in 14 patients (20%) within 4 weeks after the procedure. In remaining 56 patients,
ultrasound measurements revealed a mean AVF diameter of 3.07 mm, and a mean blood flow of 508.7 ml/min.
The mean radial artery diameter was 2.46 mm for the whole population, 2.5 ± 0.33 mm for patients with AVF
success, and 2.3 ± 0.38 mm for patients with AVF failure (p=0.1). The mean blood flow of radial artery was 92.73
ml/min for the whole population, 94.59 ± 25 ml/min for patients with AVF success, and 85.28 ± 29.6 ml/min for
patients with AVF failure (p=0.28). The mean cephalic vein diameter was 2.35 mm for the whole population, 2.41
± 0.42 mm for patients with AVF success, and 2.13 ± 0.46 mm for patients with AVF failure (p=0.03). The
chosen cut-off point for the cephalic vein diameter was 2.3 mm, giving an area under the curve of 0.69, a
sensitivity of 64.29% and a specificity of 65.71%.
Conclusion: Doppler ultrasound is a very useful tool for the evaluation of vessel diameters and blood flow
before and after the surgical creation of AVF.
Key words: radial artery, cephalic vein, arteriovenous fistulae (AVF).
MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới có trên 1,5 triệu người
suy thận mạn giai đoạn cuối cần được điều trị
thay thế thận và ước đoán sẽ tăng gấp đôi vào
2020(19). Số lượng ngày càng tăng do xuất độ
bệnh tăng và bệnh nhân sống sót nhờ các
phương pháp thay thế thận. Cho đến nay lọc
máu đã trở thành kỹ thuật phổ biến trên thế giới
để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối mặc dù
còn nhiều phương pháp thay thế thận khác như
thẩm phân phúc mạc, ghép thận. Bệnh nhân suy
thận mạn giai đoạn cuối cần lọc máu suốt đời
nên cần có đường máu có thể dùng để chọc kim
nhiều lần nhưng ít biến chứng. Có nhiều kỹ
thuật đã được nghiên cứu nhưng phẫu thuật tạo
dò động tĩnh mạch tự thân là kỹ thuật ưu tiên
được lựa chọn nhờ có ưu thế hơn các kỹ thuật
khác. Vị trí mổ tạo lỗ dò cổ tay ưu tiên trước sau
đó mới đến các vị trí khác và mổ theo phương
pháp Cimino và Brescia.Việc đánh giá tình trạng
mạch máu trước mổ bằng thăm khám lâm sàng
mang tính chủ quan và hạn chế, nhất là mạch
máu nhỏ ở cổ tay và có bệnh kèm theo như đái
tháo đường, béo phì, phù nề cẳng tay, mạch
máu ở sâu, huyết khốiSiêu âm Doppler hiện
nay được sử dụng phổ biến là phương pháp
không xâm lấn, an toàn, rẻ tiền dùng để đánh
giá hình thái và chức năng mạch máu(9,12). Điểm
cắt lý tưởng cho đường kính động mạch quay và
tĩnh mạch đầu đến kết quả thành công của lỗ dò
của nhiều tác giả trên thế giới còn khác
nhau(10,16,17,20) và ở Việt Nam chưa có nhiều kinh
nghiệm(13,5). Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm góp phần thuận lợi cho tạo lỗ dò mới.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mối liên quan giữa đường kính và
lưu lượng mạch máu ở cổ tay (qua Doppler) với
kết quả phẫu thuật tạo dò động tĩnh mạch để
chạy thận định kỳ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi chọn vào nghiên cứu những
bệnh nhân có chỉ định lọc máu định kỳ lần
đầu, có lâm sàng và cận lâm sàng ổn định cho
phép phẩu thuật.
Loại trừ những bệnh nhân đã được mổ tạo
dò động - tĩnh mạch trước đây, hẹp tĩnh mạch
dưới đòn, huyết khối, xơ vữa nặng, đường đi
tĩnh mạch đầu không qua vị trí cổ tay. Cổ tay
nơi mổ có sẹo, vết chích, nghiệm pháp Allen(6)
thấy có sự thiếu máu bàn tay, có bệnh mạch
máu ngoại biên và suy tim nặng.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Các số liệu được nhập bằng phần mềm SPSS
11.5 và xử lí stata 10.0, các phép kiểm có ý nghĩa
thống kê khi p<0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 266
Phương pháp tiến hành
Dùng máy siêu âm Aloka 4000, xử lý công
thức bằng phần mềm của máy.
Tĩnh mạch đầu được băng ép ở cánh tay
bằng máy đo huyết áp bơm hơi ở mức 60mmHg
và đợi khoảng hai phút chờ cho tĩnh mạch
dãn(15). Đường kính động mạch quay và tĩnh
mạch đầu được đo từ lớp nội mạc đến lớp nội
mạc, đo 2 lần ở vị trí khác nhau sau đó lấy trị số
trung bình.
Lưu lượng động mạch quay (ml / phút) =
Đường kính(mm) x Vận tốc (cm/s).
Vị trí được chọn để mổ tạo dò động tĩnh
mạch ưu tiên tay không thuận vùng cổ tay nếu
thất bại mới di chuyển lên vùng khuỷu tay cùng
bên hoặc sang bên tay thuận, phương pháp gây
tê tại chỗ và được nối tận tĩnh mạch đầu vào bên
động mạch quay ở cổ tay theo phương pháp
Cimino và Brescia. Giữ liên lạc với bệnh nhân
đến 4 tuần sau mổ, hẹn bệnh nhân đến để siêu
âm lỗ dò đo đường kính lỗ dò và lưu lượng máu
qua lỗ dò trước khi đâm kim để lọc máu lần đầu.
Thất bại là tắc ngay sau mổ thường do lỗi kỹ
thuật hoặc mạch máu không đầy đủ hoặc từ lúc
mổ xong đến 4 tuần không nghe âm thổi. Một ca
gọi là thành công khi sau mổ 4 tuần bệnh nhân
chạy thận được tại lỗ dò (thông thường lưu
lượng ≥ 250ml).
KẾT QUẢ
Có 70 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối nhập khoa thận và có nhu cầu lọc máu định
kỳ từ tháng 6/2009 đến tháng 2/2010.
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu và
kết quả tạo lỗ dò
Bảng 1. Đặc điểm chung giữa các nhóm
Thành
công
Thất bại Giá trị p
Nam 38 (84,4%) 7 (15,6%) Giới
Nữ 18 (72%) 7 (28%)
p=0,21
< 65 49 (80,3%) 12 (19,7%) Tuổi
≥ 65 7 (77,8%) 2 (22,2%)
p=0,85
Không béo phì 54 (96,4%) 13 (92,8%) Dinh
dưỡng
(BMI)
Béo phì 2 (3,57%) 1 (7,2%)
p=0,55
Thành
công
Thất bại Giá trị p
Không 42 (75%) 8 (57,1%) ĐTĐ
Có 14 (25%) 6 (42,9%)
p=0,18
Hb(g/l) Trung bình 79,3 87,5 p=0,08
Bảng 1 cho thấy không có liên quan giữa
nhóm tuổi, giới, dinh dưỡng, đái tháo đường và
nồng độ Hemoglobin đến kết quả tạo lỗ dò.
Trong 70 bệnh nhân chọn nghiên cứu có 16
bệnh nhân bị tắc sau mổ đến 4 tuần nên còn lại
56 bệnh nhân được siêu âm. Đường kính trung
bình đo được 3,07 mm, thấp nhất 1,6 mm, cao
nhất 5 mm. Lưu lượng trung bình của lỗ dò
508,73 ml/p, cao nhất là 1422 ml/p và thấp nhất
là 250 ml/p. Đường kính trung bình động mạch
quay đo được 2,46mm, thấp nhất 1,6mm, cao
nhất 3,1mm.Tỉ lệ thành công của lỗ dò theo
đường kính động mạch quay: Dùng phép kiểm t
so sánh cho thấy nhóm thành công có đường
kính trung bình là 2,5 mm và nhóm thất bại là
2,3 mm, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,102.
Bảng 2: Tỉ lệ thành công của lỗ dò theo đường kính
động mạch quay:
Bệnh
nhân
Đk trung
bình
Độ lệch
chuẩn
KTC
95%
p
Thành
công
56 2,5 mm 0,33 [2,4 -
2,59]
0,102
Thất bại 14 2,3 mm 0,38 [2,1 -
2,5]
Tổng
cộng
70 2,46 mm 0,35 [2,4 -
2,5]
Tỉ lệ thành công đường kính động mạch
quay theo giới
Dùng phép kiểm t so sánh động mạch quay
cho thành công nam có đường kính trung bình
2,56 mm và nữ là 2,29 mm, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,0013.
Bảng 3: Tỉ lệ thành công đường kính động mạch
quay theo giới
Nhóm Bệnh nhân
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn KTC 95%
p
Nam 45 2,56 mm 0,33 [2,46 - 2,66] 0,28
Nữ 25 2,29 mm 0,32 [2,15 - 2,42]
Tổng cộng 70 2,46 mm 0,35 [2,38 - 2,54]
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 267
Lưu lượng trung bình động mạch quay đo
được là 92,73 ml/phút, cao nhất 148 ml/p và thấp
nhất 31 ml/p. Tỉ lệ thành công của lỗ dò theo lưu
lượng: Dùng phép kiểm t so sánh, lưu lượng
trung bình của nhóm thành công là 94,59 ml/p
và nhóm thất bại là 85,28 ml/p, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,28.
Bảng 4: Tỉ lệ thành công của lỗ dò theo lưu lượng:
Bệnh
nhân
Lưu lượng
trung bình
Độ lệch
chuẩn
KTC
95%
p
Thành
công
56 94,59 ml/p 25,5 [87,8 -
101,4]
0,28
Thất bại 14 85,28 ml/p 29,6 [68,2 -
102,3]
Tổng
cộng
70 92,7 ml/p 26,4 [86,4 –
99]
Tỉ lệ thành công lưu lượng động mạch
quay theo giới
Dùng phép kiểm tra so sánh, lưu lượng
thành công của nam là 97,8 ml/p cao hơn nữ là
83,6 ml/p và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,03.
Bảng 5. Tỉ lệ thành công lưu lượng động mạch quay
theo giới
Bệnh
nhân
Lưu lượng
trung bình
Độ lệch
chuẩn
KTC
95%
p
Nam 45 97,6 ml/p 25,5 [90,1 -
105,4]
0,03
Nữ 25 83,6 ml/p 26,02 [72,9 -
94,4]
Tổng
cộng
70 92,7 ml/p 26,4 [86,4 –
99]
Đường kính trung bình tĩnh mạch đầu đo
được là 2,35 mm và thấp nhất 1,4 mm, cao nhất
3,5 mm. Tỉ lệ thành công của lỗ dò theo đường
kính tĩnh mạch đầu: Dùng phép kiểm t để so
sánh cho thấy nhóm thành công có đường kính
trung bình 2,41 mm nhóm thất bại có đường
kính 2,13 mm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê p = 0,03.
Bảng 6: Tỉ lệ thành công của của lỗ dò theo đường
kính tĩnh mạch đầu
Nhóm Bệnh nhân
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn KTC 95% p
Thành
công
56 2,41 mm 0,42 [3,29 - 2,52] 0,03
Thất bại 14 2,13 mm 0,46 [1,86 - 2,39]
Tổng
cộng
70 2,35 mm 0,44 [2,25 - 2,46]
Tỉ lệ thành công đường kính tĩnh mạch
đầu theo giới
Dùng phép kiểm t để so sánh cho thấy giới
nam thành công khi có đường kính tĩnh mạch
đầu trung bình là 2,42 mm và nữ là 2,24 mm
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
với p = 0,09.
Bảng 7: Tỉ lệ thành công đường kính tĩnh mạch đầu
theo giới
Nhóm Bệnh nhân
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn KTC 95%
Nam 45 2,42 mm 0,42 [2,29 - 2,55]
Nữ 25 2,24 mm 0,45 [2,04 - 2,42]
Tổng cộng 70 2,35 mm 0,44 [2,25 - 2,46]
Xác định giá trị ngưỡng của tĩnh mạch đầu
Do tỉ lệ thành công của tĩnh mạch đầu có ý
nghĩa thống kê (p = 0,03), nên chúng tôi khảo sát
giá trị ngưỡng đường kính của tĩnh mạch đầu
bằng cách vẽ đường cong ROC với diện tích
dưới đường cong ROC là 0,69. Tại điểm cắt 2,3
mm với độ nhạy 64,29% và độ chuyên 65,71%.
BÀN LUẬN
Trong 70 bệnh nhân nghiên cứu của chúng
tôi được mổ tạo dò động tĩnh mạch để lọc máu
định kỳ từ 6/2009 đến 2/2010, có 14 bệnh nhân bị
tắc lỗ dò sau mổ chiếm tỉ lệ 20% và được mổ lại
lần 2, so với các nghiên cứu trong nước như
Nguyễn Anh Dũng (13) và Đặng Văn Duyên (5) thì
chúng tôi cao hơn. Lưu lượng lỗ dò 56 bệnh
nhân còn thông nối trung bình đo được 508,73
ml/phút trong đó thấp nhất 250 ml/phút và
những bệnh nhân này đều chạy thận được lần
đầu qua lỗ dò.
Các yếu tố huyết động có ảnh hưởng đến sự
thành công của lỗ dò như huyết áp, lưu lượng
máu động mạch quay, cung lượng tim và lưu
lượng máu của tĩnh mạch đầu cũng như tĩnh
mạch dưới đòn nhưng trong phạm vi nghiên
cứu của chúng tôi chỉ đo lưu lượng máu của
động mạch quay trước phẫu thuật. Để tạo thành
công lỗ dò một trong những yếu tố quang trọng
là sự giãn nở của động mạch quay để tăng lưu
lượng máu cũng như tái cấu trúc mạch máu sau
tạo lỗ dò. Do đó nguyên nhân nào làm cho dày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 268
và hẹp lòng mạch máu như xơ vữa, huyết khối,
bệnh mạch máu ngoại biên do đái tháo đường,
lớn tuổi, hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến
lưu lượng máu qua lỗ dò(11). Khi siêu âm động
mạch quay là động mạch nhỏ nên khi đo lưu
lượng thường không chính xác do dòng chảy là
dòng chảy rối, ngoài ra các yếu tố khác như
phương pháp phẫu thuật và sự giãn nở tĩnh
mạch đầu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự
khác biệt giữa lưu lượng động mạch quay ở
nhóm thành công (94,59 ± 25,5 ml/phút) và
nhóm thất bại (85,2 ± 29,6 ml/phút) (p = 0,1).
Như vậy lưu lượng động mạch quay cao hơn ở
nhóm thành công so với nhóm thất bại nhưng
không có liên quan đến kết quả tạo lỗ dò.
Trong các nghiên cứu trước đây cho rằng đo
kích thước động mạch quay trước mổ là yếu tố
quan trọng dự đoán kết quả thành công của lỗ
dò(8), nhưng cho đến nay các nhà phẫu thuật
chưa thống nhất điểm cắt đường kính động
mạch quay bao nhiêu là tối ưu cho bệnh nhân
mà điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố khác liên quan đến động mạch, ngoài ra
còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của
phẫu thuật viên. Trong nghiên cứu của chúng
tôi không thấy có liên quan giữa nhóm thành
công (2,5 ± 0,33 mm) và nhóm thất bại (2,3 ± 0,38
mm) cũng giống như các tác giả Tordoir J (2,5
mm so với 2,3 mm)(18) và Lockhart ME (cùng 2,7
mm)(8). Nhưng khi so sánh giữa giới nam (2,56 ±
0,33 mm) và nữ (2,29 ± 0,32 mm) thì có ý nghĩa
(p=0,0013), cũng tương tự như Lockhart ME ở
giới nam (2,8 ± 0,04 mm) và nữ (2,5 ± 0,04 mm)
(p=0,0 3).
Cho đến nay để xác định ngưỡng tối ưu
đường kính cho tĩnh mạch đầu là bao nhiêu
giữa các tác giả trên thế giới còn khác nhau.
Một số tác giả Châu Âu phẫu thuật mổ tạo dò
mà không quan tâm đến đường kính tĩnh
mạch là bao nhiêu, có những tác giả khác thì
quan tâm đến sự giãn nở mạch máu trước và
sau băng ép để tiên lượng kết quả. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt có ý
nghĩa (p = 0,03) đường kính tĩnh mạch đầu
giữa 2 nhóm thành công (2,41 ± 0,42 mm) và
thất bại (2,13 ± 0,46 mm).
Bảng 8: So sánh với các tác giả khác.
Số bệnh
nhân
Thành
công
Thất bại p
Brimble KS và
CS
106 2,51 mm 2,23 mm 0,04
Tordoir J và CS 43 2, 2 mm 1, 8 mm 0,04
Chúng tôi 70 2,41 mm 2,13 mm 0,03
Thông thường khám lâm sàng tĩnh mạch ở
nữ giới khó hơn nam giới do lớp mỡ dày hơn,
mạch máu ở sâu hơn thậm chí khi đã siêu âm
mạch máu thì nữ giới tiến hành phẫu thuật ở cổ
tay vẫn thấp hơn ở nam(18).
Kết quả của chúng tôi sự khác biệt giữa nam
(2,4 ± 0,42 mm) và nữ (2,2 ± 0,45 mm) đến kết
quả tạo lỗ dò không có sự khác biệt (p =0,09).
Bảng 9: So sánh tĩnh mạch đầu trung bình nam và
nữ với các tác giả khác
Nam Nữ p
Brimble KS và CS 2,3 ± 0,08
mm
2,3 ± 0,1 mm
E. Korten và CS 2,4 ± 1 mm 2,2 ± 0,7 mm 0,24
Lockhart M.E và
CS
3,0 ± 0,04
mm
2,9 ± 0,03
mm
0,41
Chúng tôi 2,4 ± 0,42
mm
2,2 ± 0,45
mm
0,09
Diện tích dưới đường cong ROC đo được
0,69 là chấp nhận được nhưng chọn điểm cắt 2,3
mm với độ nhạy 64,29% và độ chuyên 65,71%
còn hơi yếu có thể do mẫu nghiên cứu của
chúng tôi còn ít và phân bố không đều.
Điểm cắt đường kính tĩnh mạch đầu của
chúng tôi (2,3 mm) so với các tác giả khác như
Wong (1,6 mm)(20), Lawrence J (2,5 mm)(16),
Lockhart ME (2,5 mm)(7), Brener (the kidney) (2,5
mm)(2), Brimble KS (2,6 mm)(3). Như vậy, nhận
thấy điểm cắt tối ưu cho tĩnh mạch đầu hiện nay
cho phẫu thuật thành công tạo lỗ dò động tĩnh
mạch ở cổ tay hiện cũng chưa thống nhất giữa
các tác giả vì còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh
nhân, sự giãn nở mạch máu và nhất là kinh
nghiệm của phẫu thuật viên.
Hạn chế đề tài của chúng tôi là: (1) Do bệnh
nhân nhập viện suy thận mạn giai đoạn cuối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 269
nên sau mổ khoảng 4 tuần là sử dụng lỗ dò nên
chúng tôi không theo dõi được lâu hơn; (2) Đề
tài của chúng tôi liên quan đến nhiều chuyên
khoa như siêu âm, phẫu thuật và lọc máu nên
chúng tôi không trực tiếp thực hiện mà nhờ đến
sự giúp đỡ của các khoa liên quan; (3) Thời gian
thực hiện đề tài ngắn, số lượng bệnh nhân còn ít
và thời gian theo dõi chưa đủ dài để có kết luận
khách quan hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 70 bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối được siêu âm Dopler mạch máu
cổ tay trước khi tạo lỗ dò chúng tôi nhận thấy,
đường kính và lưu lượng động mạch quay
không liên quan đến kết quả tạo lỗ dò. Tĩnh
mạch đầu được băng ép mức 60 mmHg có sự
khác biệt đường kính trung bình giữa nhóm
thành công (2,41 mm) và nhóm thất bại (2,13
mm) với p = 0,03, chọn điểm cắt 2,3 mm với độ
nhạy 64,29%, độ chuyên 65,71%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anton 10N., Sidawy, MD., Richard Gray, MD., et al (2002),
Recommended standards for reports dealing with
arteriovenous hemodialysis accesses. Volume 35, Issue 3,
Pages 603-610.
2. Brenner BM (2008)16, Hemodialysis, The kidney, Saunders, 8th
ed,Vol.2.Ch.58. pp.1957-1985
3. Brimble15 KS, Rabbat ChG, Treleaven DJ, Ingram AJ (2002),
Utility of ultrasonographic venous assessment prior to forearm
arteriovenous fistula creation. Clin Nephrol; 58(2):122-7.
4. Carlo Basile18, Giovanni Ruggieri, Luigi Vernaglione, Alessio
Montanaro and Rosa Giordano (2004),The natural history of
autogenous radio-cephalic wrist arteriovenous fistulas of
haemodialysis patients:a prospective observational
study.Nephrol Dial Transplant19:1231-1236.
5. Đặng Văn Duyên, Dương Quang Trí, Phạm Văn Bùi (2003),
Siêu âm Doppler và phẫu thuật tạo dò động tĩnh mạch ở cổ tay
trong chạy thận nhân tạo định kỳ.Tạp chí Y học TP.HCM,Tập
7, phụ bản số 1.
6. David G22. Cable, MD, Charles J. Mullany, MB, MS, Hartzell
V. Schaff, MD (1999), The Allen test. Ann Thorac Surg; 67:876-
877.
7. Lockhart ME36, Robbin ML, Fineberg NS, Wells CG, Allon M
(2006), Cephalic vein measurement before forearm fistula
creation: does use of a tourniquet to meet the venous diameter
threshold increase the number of usable fistulas?. Ultrasound
Med; 25(12):1541-1545.
8. Lockhart ME38, MD, MPH, Michelle L. Robbin, MD and
Michael Allon, MD (2004), Preoperative Sonographic Radial
Artery Evaluation and Correlation With Subsequent
Radiocephalic Fistula Outcome. J Ultrasound Med 23:161-168 •
0278-4297.
9. Malovrh M.MD44 (2009), The Role of Sonography in the
Planning of Arteriovenous Fistulas for Hemodialysis. Seminars
in Dialysis Volume 16 Issue 4, Pages 229-303
10. Malovrh M43. MD (1998), Non-invasive evaluation of vessels
by duplex sonography prior to construction of arteriovenous
fistulas for haemodialysis. Nephrol Dial Transplant; 13:125–129
11. Malovrh. M. MD45: Native arteiovenous fistula (2002),
Preoperative evaluation. American Journal of Kidney Diseases
Volume 39, Issue 6, Pages 1218-1225.
12. Martin Ferring46, John Henderson, Antonius Wilmink and
Steve Smith (2008), Vascular ultrasound for the pre-operative
evaluation prior to arteriovenous fistula formation for
haemodialysis: review of the evidence. Nephrol Dial Transplant
23: 1809–1815.
13. Nguyễn Anh Dũng (2001), Nhận xét kết quả phẫu thuật tạo dò
động tĩnh mạch để lọc máu tại bệnh viện Thống Nhất. Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, ĐHYD TPHCM.
14. Nguyễn Văn Trí (2007), Đánh giá mạch máu bằng siêu âm
màu Duplux: Bài giảng lớp siêu âm tim và mạch máu. ĐHYD
TPHCM.
15. Nils Planken R52, Xavier H. A. Keuter, Arnold P. G. Hoeks, et
al (2006), Diameter measurements of the forearm cephalic vein
prior to vascular access creation in end-stage renal disease
patients: graduated pressure cuff versus tourniquet vessel
dilatation. Nephrology Dialysis Transplantation 21(3): 802-806.
16. Parmar. J, M. Aslam, N. Standfield: Pre-operative Radial
Arterial Diameter Predicts Early Failure of Arteriovenous
Fistula (AVF) for Haemodialysis. European Journal of Vascular
and Endovascular Surgery, Volume 33, Issue 1, Pages 113 - 115
(2007
17. Silva MB Jr70, Hobson RW 2nd, Pappas PJ, et al (1998), A
strategy for increasing use of autogenous hemodialysis access
procedures: impact of preoperative noninvasive evaluation.
Vasc Surg; 27(2):302-7; discussion 307-8.
18. Tordoir J72, Rooyens P, Dammers R, Van der Sande F, De
Haan M, Ien Yo T (2003), Prospective evaluation of failure
modes in autogenous radiocephalic wrist access for
haemodialysis. Nephrol Dial transplant ; 18: 378–383
19. Trần Thị Bích Hương (2001),Các phương pháp thay thế thận.
Bài giảng sau đại học.
20. Wong V79, Ward R, Taylor J, Selvakumar S, How TV, Bakran
A. (1996), Factors associated with early failure of arteriovenous
fistulae for haemodialysis access. Eur J Vasc Endovasc Surg;
12(2):207-13.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cua_sieu_am_doppler_mach_mau_trong_tien_doan_kha_nan.pdf