Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy
sống tại thành phố có mối liên quan với viêm cổ
tử cung do C. trachomatis, có lẽ lối sống thành thị
thay đổi, phụ nữ giao tiếp rộng và quan hệ tình
dục được chấp nhận dễ dàng và sớm hơn. Tác
giả Levallois và cộng sự nghiên cứu trên 920 phụ
nữ hút thai tại vùng Québec với tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis là 11,4% và cũng ghi nhận sống tại
thành thị có liên quan với nhiễm (PR=1,6 với
95% CI 1-2,7) có ý nghĩa thống kê với p=0,046(11).
Các nghiên cứu tại trung tâm thành phố ở Phi
Châu tỷ lệ phụ nữ nhiễm có thể lên đến 38,3%(8).
Khảo sát phương pháp ngừa thai cho thấy có
mối liên quan giữa không sử dụng bao cao su,
hay sử dụng không thường xuyên với nhiễm C.
trachomatis, cũng như tác giả Levallois không sử
dụng biện pháp tránh thai có màng ngăn làm
tăng nguy cơ nhiễm với p=0,03(PR=1,9 khoảng
tin cậy 95% là 1,1-3,3)(11). Trong một nghiên cứu
cắt ngang trên 509 bé gái tuổi vị thành niên tại
Mỹ, tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 21%, dùng bao
cao su không đúng hay không sử dụng trong
vòng 3 tháng gần đây là 71%. Nếu họ được
hướng dẫn dùng đúng cách sẽ giảm nguy cơ
nhiễm xuống 60% (OR=0,4; 95% CI 0,2-1,0, với
p=0,04), còn đối với lậu cầu thì giảm nguy cơ
nhiều hơn 90%(16).
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy
mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, tiền
thai, số lần hút thai, số bạn tình, nghề nghiệp,
điều kiện kinh tế với viêm cổ tử cung do C.
trachomatis. Có lẽ cỡ mẫu nhỏ, sai lầm do khai
báo của người tham gia nghiên cứu.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của xét nghiệm nhanh Chlamydia trong chẩn đoán viêm cổ tử cung do Chlamydia Trachomatis ở phụ nữ nạo phá thai tại bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 1
GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM NHANH CHLAMYDIA
TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM CỔ TỬ CUNG DO CHLAMYDIA
TRACHOMATIS Ở PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Phạm Văn Đức∗, Dương Phương Mai∗∗, Trần Thị Lợi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tính giá trị của test nhanh bằng phản ứng miễn dịch men (EIA: Enzyme
Immunoassay) trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục so với phương pháp khuếch
đại chuổi DNA.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm chẩn đoán.
Phương pháp: Trong thời gian từ 3/8/2007 -10/8/2007, 203 thai phụ dến nạo hút thai trong 3 tháng
giữa thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ được đưa vào nghiên cứu. Chúng tôi phỏng vấn để tìm các yếu tố nguy cơ,
thu thập bệnh phẩm tại kênh cổ tử cung làm test nhanh EIA (One- Step Chlamydia®) để so sánh với PCR
(Roche Amplicor®) do viện Pasteur thực hiện nhằm phát hiện tình trạng viêm cổ tử cung do Chlamydia
trachomatis.
Kết quả: Qua 203 trường hợp nghiên cứu tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 7,9%. So với PCR, test nhanh
có độ nhạy 62,5%, độ đặc hiệu 99,5%, giá trị dự báo dương 90,9%, giá trị dự báo âm 96,9% với độ mạnh
của chẩn đoán phù hợp (Kappa=0,723), diện tích của đường cong ROC là 0,9389 khá tốt. Các yếu tố liên
quan nhiễm C. trachomatis như: dưới 25 tuổi, sống ở thành phố, không sử dụng bao cao su.
Kết luận: Độ nhạy của tthử nghiệm nhanh trên nhóm đối tượng nguy cơ thấp còn hạn chế, nên sử
dụng test này trong cộng đồng dân số nguy cơ trung bình và cao vì tính đơn giản và giá rẻ, phù hợp cho
chẩn đoán và điều trị.
ABSTRACT
EVALUATION OF RAPID EIA TEST IN THE DIAGNOSIS OF CHLAMYDIA TRACHOMATIS
CERVICITIS FROM PATIENTS COME TO TU DU HOSPITAL FOR FIRST TRIMESTER
ABORTION
Pham Van Duc, Duong Phuong Mai, Tran Thi Loi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 180 - 186
Objective: to compare the validity of rapid EIA test in the diagnosis of genital Chlamydia trachomatis
infection with the PCR method.
Design: diagnostic test.
Materials and methods: available samples were taken from the patients come to the Family Planning
Department – Tu Du Hospital, for first trimester abortion, from 3-10 August 2008. Risk factors were
collected by face to face interview, collection of endocervical canal specimen for rapid EIA test (One-step
Chlamydia®) and PCR test (Roche Amplicor®) analysed by Pasteur Institute with Roche laboratory kits.
Results: 203 cases were recruited, and the rate of Chlamydia trachomatis infection is 7.9%. By
comparison with the PCR test, the rapid EIA test has a sensitivity of 62.5%, a specificity of 99.5%, a positvie
predictive value of 90.9%, a negative predictive value of 96.9% and the Kappa value of 0.723, the surface
∗ Bộ môn Phụ Sản - Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
∗∗ Bệnh viện Từ Dũ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 2
area under ROC curve is 0.9389 is quite good. The Chlamydia infection relevant factors include age under
25, citizen and without condom use.
Conclusion: The sensitivity of the rapid EIA test in the low risk group is of limited value, it’s worth to
be considered for use this test in the moderate to high risk community because of its ease and low cost for
diagnosis and treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục
(NKLTQĐTĐ) là bệnh lý phổ biến trên toàn thế
giới, gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế và
xã hội(8). Tác nhân của NKLTQĐTĐ rất đa dạng
bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
(CDC 2005). Tùy theo phong tục tập quán, điều
kiện kinh tế xã hội, chế độ chẩn đoán và điều trị
của từng nước mà tỷ lệ mắc NKLTQĐTĐ dao
động khác nhau. Trong đó nhiễm lậu và
Chlamydia trachomatis là hai tác nhân vi khuẩn
thường gặp và đang có chiều hướng gia tăng(3).
Theo Tổ chức y tế thế giới mỗi năm có thêm 90
triệu người mới mắc bệnh Chlamydia trachomatis
(C. trachomatis) trên toàn thế giới, trên 70% viêm
cổ tử cung và chiếm 40-50% viêm niệu đạo
không do lậu ở nam(8,9). Nhiễm C. trachomatis
cùng lậu cầu là hai tác nhân gây viêm vùng chậu
thường gặp nhất, có khoảng 80% nữ giới và 70%
nam giới nhiễm C. trachomatis mà không có triệu
chứng và chính họ là nguồn lây nhiễm cho bạn
tình và từ đó lan truyền ra cộng đồng(12,10,17).
Khởi đầu vị trí nhiễm khuẩn ở cổ tử cung,
niệu đạo và trực tràng nếu không được điều trị
C. trachomatis sẽ tồn tại trong nhiều tháng và gây
nhiều biến chứng như viêm vùng chậu, vô sinh
do tắc ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung, viêm
dính quanh gan(4,17). Tỷ lệ thay đổi từ 2-37% thai
phụ bị nhiễm sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non,
nhiễm trùng hậu sản(3,4,14). Cũng như vậy ở phụ
nữ nạo hút thai sẽ tăng nguy cơ nhiễm
trùng sau hút nạo, viêm vùng chậu, vô sinh
sau này do vi khuẩn di chuyển lên đường sinh
dục trên trong quá trình sanh hay hút nạo và tái
hoạt động do gặp môi trường thuận lợi cho sự
phát triển(3). Trẻ sơ sinh sanh ngả âm đạo nếu mẹ
bị nhiễm mà chưa điều trị có nguy cơ viêm kết
mạc mắt (20-40%), viêm phổi(10-20%)(3,14,17). Chi
phí cho việc điều trị biến chứng này rất lớn chỉ
sau HIV, trong khi điều trị nhiễm vô cùng đơn
giản(8). CDC 2005 khuyến cáo nên tầm soát bệnh
lây truyền qua đường tình dục một cách thường
qui mỗi năm cho những phụ nữ có quan hệ tình
dục dưới 25 tuổi đặc biệt ở các đối tượng có
nhiều bạn tình, có bạn tình mới trong vòng 3
tháng hay giao hợp không bảo vệ, thai phụ 3
tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ, những phụ
nữ muốn chấm dứt thai kỳ trong 3 tháng đầu(8,19).
Nếu bị nhiễm nên điều trị luôn cả bạn tình của
họ với cùng một phác đồ(3). Việc chẩn đoán
nhiễm C. trachomatis chủ yếu dựa vào xét
nghiệm cận lâm sàng, tùy theo phương pháp xét
nghiệm và loại bệnh phẩm mà tính giá trị của
chẩn đoán khác nhau(8). Chi phí cho các xét
nghiệm cao và thời gian thực hiện lâu chưa đáp
ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị đặc biệt ở
nước ta thu nhập bình quân trên đầu người còn
thấp. Năm 2001, tổ chức y tế thế giới (WHO)
khuyến cáo nên sử dụng xét nghiệm nhanh
(EIA) chẩn đoán nhiễm C. trachomatis cho các
nước có nền kinh tế chưa phát triển và nhất là
cho cộng đồng dân số có nguy cơ trung bình và
cao bị nhiễm bệnh. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này trên các đối tượng đến phá thai trong 3
tháng đầu thai kỳ, nhằm sơ bộ khảo sát tính giá
trị của test nhanh (EIA) so với phương pháp
PCR, đồng thời cũng tìm hiểu tỷ lệ cũng như
một số yếu tố liên quan đến viêm cổ tử cung do
C. trachomatis ở đối tượng này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 1/8/2007 đến 10/8/2007,
chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang
trên 203 thai phụ đến nạo hút thai trong 3 tháng
đầu thai kỳ từ ngày 3-10/8/2007 tại khoa kế
hoạch hóa gia đình bệnh viện Từ Dũ.
Mẫu được chọn theo kiểu không xác suất ở các
khách hàng muốn chọn hút thai trong 3 tháng đầu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 3
thai kỳ. Mẫu được tính theo công thức:
( )
2
)/1(2 1..2
d
ppZ
n
−
=
− α
Z (1 - α/2) = 1,96 ở độ tin cậy 95%
p= độ nhạy là 86,5% (5)
d = 5% (sai số cho phép)
Tính ra n=180, chúng tôi đã tiến hành 203
trường hợp test nhanh và PCR.
Mỗi khách hàng sẽ được phỏng vấn theo
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, ước lượng tuổi
thai, khám mỏ vịt xem tình trạng cổ tử cung và
thu thập bệnh phẩm kênh cổ tử cung bằng 2 que
gòn vô trùng. Sau khi lau sạch cổ ngoài bằng
bông gòn hay gạc vô trùng, cho que gòn vào
kênh cổ tử cung sâu 1-1,5cm cho đến khi không
thấy đầu que phết nữa, quay nhiều vòng trong
10-30 giây để lấy tế bào, tránh chạm que gòn vào
thành âm đạo(17). Test nhanh (One- Step
Chlamydia) sẽ thực hiện ngay tại chổ, que còn lại
sẽ được bảo quản trong môi trường chuyên chở,
giữ trong tủ lạnh 4 độ C và chuyển tới viện
Pasteur trong ngày.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS
15.0 và Stata 9.0. Nghiên cứu không vi phạm y
đức vì thai phụ được giải thích rõ mục tiêu
nghiên cứu, có đọc và ký tên vào bản đồng
thuận, và không phải trả tiền xét nghiệm mà biết
được có nhiễm C. trachomatis hay không để được
điều trị thích hợp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 1 tuần lấy số liệu, có tất cả 203 phụ nữ
hút thai 3 tháng đầu thai kỳ tại khoa kế hoạch
hóa gia đình bệnh viện Từ Dũ, đa số không có
triệu chứng lâm sàng nhiễm C. trachomatis với
các đặc điểm được mô tả ở (bảng 1).
Tuổi trung bình của phụ nữ hút thai trong
nhóm nghiên cứu là 27,85 ± 6,275 (18 đến 45
tuổi), chủ yếu dưới 30 tuổi chiếm 70,4%. 78,3%
có địa chỉ ở thành phố, đang sống với chồng
81,8%, đa số có một bạn tình, đã sanh 1 lần, hầu
hết là chưa hút thai trước đây, không có tình
trạng mù chữ, đại học chiếm 19,2%, công việc
trọn thời gian 69%, phần lớn có mức sống trung
bình chiếm 65,5%.
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Đặc điểm Tần
suất Tỷ lệ(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Tuổi: 27,85 ±
6,275
Lứa tuổi 18-25
26-35
36-45
86
87
30
42,4
42,8
14,8
42,4
85,2
100
Địa chỉ Thành phố Nông thôn
159
44
78,3
21,7
78,3
100
Hôn
nhân
Độc thân
Đang ở với chồng
Li thân
34
166
3
16,7
81,8
1,5
16,7
98,5
100
Tình
trạng
học vấn:
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Đại học
17
72
75
39
8,4
35,5
36,9
19,2
8,4
43,8
80,8
100
Sinh viên 16 7,9 7,9
Nội trợ 35 17,2 25,1
Làm trọn thời
gian 140 69,0 94,1
Nghề
nghiệp
Làm bán thời
gian 12 5,9 100
Kinh tế
gia đình:
Giàu
Khá
Trung bình
1
69
65,5
0,5
34,0
65,5
0,5
34,5
100
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM:
Bảng 2: Tính giá trị của test nhanh EIA qua 203
trường hợp nghiên cứu
Độ nhạy Độ chuyên Độ tiên đoán Dương âm
62,5% 99,5% 90,9% 96,9%
Nhận xét: Qua 203 trường hợp nghiên cứu
có 16 phụ nữ viêm cổ tử cung do C. trachomatis.
Về mặt thống kê, test nhanh có tương quan rõ rệt
với viêm cổ tử cung do C. trachomatis với p=0,000
(kiểm định Fisher). So với PCR, test nhanh có độ
nhạy 62,5%, độ đặc hiệu 99,5%, giá trị dự báo
dương 90,9%, giá trị dự báo âm 96,9%, khả năng
mắc bệnh trước test nhanh (tần suất bệnh) là
7,9%, khả năng mắc bệnh sau test nhanh (+):
90,91%, khả năng mắc bệnh sau test nhanh (-):
3,125%. Với độ mạnh của chẩn đoán phù hợp ở
mức độ vững chắc (chỉ số Kappa = 0,723)(bảng 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 4
Khảo sát một số yếu tố liên quan độc lập
với viêm cổ tử cung do C. trachomatis ở
phụ nữ hút thai. (Bảng 3)
Bảng 3: Yếu tố nguy cơ độc lập khi chẩn đoán viêm
CTC do C. trachomatis bằng PCR
Yếu tố nguy cơ PR (prevalence
ratio) và 95% CI Giá trị p
Tuổi 18-25
Hôn nhân
Sống tại thành phố
Học vấn
Nghề nghiệp
Kinh tế
Tuổi bắt đầu quan hệ
Số bạn tình
Không dùng bao cao su
Số lần sanh
Số lần hút thai
Tiền căn viêm chậu
CRP+
4,581 (1,423-14,744)
1,308 (1,208-1,416)
0,188 (0,052-0,682)
0,813 (0,642-1,028)
0,007
0,421
0,004
0,518
0,910
0,656
0,164
0,799
0,01
0,754
0,206
0,102
0,000
Kiểm định chính xác Fisher
Nhận xét: Dùng phép kiểm định chính xác
fisher với p>0,05 cho thấy không có mối liên
quan giữa viêm cổ tử cung do C. trachomatis với
tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp và
kinh tế gia đình, tuổi bắt đầu quan hệ tình dục,
số bạn tình từ trước đến nay hay số bạn tình mới
12 tháng vừa qua, số lần sanh, dự định thai kỳ
lần này, hút thai hay tiền căn viêm vùng chậu.
Lứa tuổi dưới 25 chiếm 42,3% ở nhóm
nghiên cứu, trong đó viêm cổ tử cung do C.
trachomatis ở nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất 75%
các trường hợp nhiễm. Tỷ lệ nhiễm ở lứa tuổi
này 12/86(p=14%) so với lứa tuổi trên 25 tuổi
p=3,4%(4/117). Kiểm định chính xác Fisher cho
thấy có mối liên giữa nhóm tuổi dưới 25 và viêm
cổ tử cung do C. trachomatis với p=0,007.
Dân số nghiên cứu địa chỉ chủ yếu tại thành
phố, tất cả các trường hợp phát hiện nhiễm đều
sống tại thành phố chiếm tỷ lệ p=10,1%(16/159),
không có trường hợp nào nông thôn bị bệnh,
kiểm định Fisher cho thấy có mối liên quan giữa
viêm cổ tử cung do C. trachomatis với dân thành
thị với p=0,004.
Đa số phụ nữ trong nhóm nghiên cứu không
hay thỉnh thoảng sử dụng bao cao su, số trường
hợp nhiễm khi sử dụng thường xuyên bao cao
su 1/13(7,7%) so với sử dụng không thường
xuyên 2/93(2,2%) và không bao giờ sử dụng bao
cao su trong quan hệ là 13/97(13,4%). Kiểm định
chích xác Fisher thấy có mối liên quan giữa viêm
cổ tử cung do C.trachomtis với việc không sử
dụng hay không dùng thường xuyên bao cao su
trong quan hệ với (p=0,01).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có làm xét
nghiệm đếm công thức bạch cầu và CRP để chẩn
đoán nhiễm trùng hiện tại, kết quả là có 3 trường
hợp nhiễm C. trachomatis có dấu nhiễm trùng
trên cận lâm sàng, ngoài ra không có trường hợp
nào khác có CRP tăng và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p=0,000. nhưng khi tính tỷ
suất nguy cơ PR (CLS+/-) =0,813 và khoảng tin
cậy 95% (0,642-1,028) có chứa 1 nên mối liên
quan giữa viêm cổ tử cung do C. trachomatis với
yếu tố dấu hiệu nhiễm trùng trên cận lâm sàng
không có ý nghĩa về phương diện thống kê.
BÀN LUẬN
Phương pháp khuếch đại chuổi DNA giúp
chẩn đoán viêm cổ tử cung do nhiễm C.
trachomatis đã được các nước phát triển sử dụng
trong nhiều thập niên qua. Có nhiều phương
pháp được áp dụng như: phương pháp lai phân
tử (NAH), phương pháp khuếch đại gen (PCR,
LCR, TMA, SDA) nhưng đều có chung đặc điểm
là khả năng khuếch đại in vitro DNA lên hàng
triệu lần và phát hiện nhờ mẫu dò đặc hiệu và cơ
chất tạo màu. Chúng có độ nhạy và đặc hiệu trên
90% dần thay thế phương pháp nuôi cấy tế bào
có độ nhạy thấp 50-80% so với khuếch đại, mặc
dù có độ đặc hiệu của phương pháp nuôi cấy là
100% nhưng khó áp dụng thường quy trên lâm
sàng do kỹ thuật chưa được chuẩn hóa, khác
nhau giữa các phòng thí nghiệm, đòi hỏi trình
độ kỹ thuật viên, điều kiện vận chuyển nghiêm
ngặt, thời gian kết quả lâu (3-5 ngày)(6,15). Tuy
vậy các phương pháp trên tương đối mắc tiền và
cần thời gian để cho kết quả nên chưa phù hợp
cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong ngày.
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán là phương pháp PCR do hãng Roche
cung cấp. Test nhanh (EIA) là xét nghiệm sắc ký
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 5
miễn dịch dùng kháng thể đơn hay đa dòng
được đánh dấu bằng enzyme, phát hiện kháng
nguyên LPS chọn lọc C. trachomatis trong cổ tử
cung và niệu đạo có kết quả nhanh trong vòng
15 phút đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới
và tại Việt Nam đã sử dụng nhiều trong những
năm gần đây. Qua nghiên cứu trên 203 trường
hợp hút thai 3 tháng đầu thai kỳ test nhanh đã
phát hiện 10/16 trường hợp viêm cổ tử cung do
C. trachomatis, 1 trường hợp dương tính giả. Tính
giá trị của test nhanh là độ nhạy 62,5%, độ đặc
hiệu 99,5%, giá trị dự báo dương 90,9%, giá trị
dự báo âm 96,9%, khả năng mắc bệnh trước test
nhanh (tần suất bệnh) là 7,9%, khả năng mắc
bệnh sau test nhanh(+): 90,91%, khả năng mắc
bệnh sau test nhanh(-): 3,125%. Với độ mạnh của
chẩn đoán phù hợp ở mức độ vững chắc (chỉ số
Kappa = 0,723). Đường cong ROC thể hiện độ
nhạy và tỷ lệ dương tính giả (1- độ chuyên) thay
đổi với các ngưỡng chẩn đoán khác nhau và
diện tích dưới của đường cong ROC là 0,9389
khá tốt. Với đường cong nay, ngưỡng được chọn
tương ứng với độ nhạy 62,5% và độ chuyên
99,5%. Ở Mỹ phương pháp EIA được sử dụng
phổ biến, nhất là tại các phòng mạch tư trong
thập niên qua(10). Yếu tố ảnh hưởng đến tính giá
trị của test chẩn đoán tùy thuộc vào: tần suất
mắc bệnh trong cộng đồng, lựa chọn tiêu chuẩn
xác định chẩn đoán, loại bệnh phẩm thu thập, số
thể sơ cấp trong mẫu bệnh phẩm, phương pháp
thống kê và tham khảo(9,10). Tổng hợp y văn cho
thấy độ nhạy test EIA của các hãng khác nhau
thay đổi từ 50-95%(10,12). Ở dân số nguy cơ thấp (p
<10%) như trong nghiên cứu chúng tôi độ nhạy
phù hợp với y văn. So sánh với các phương
pháp EIA khác với cùng phương pháp khuếch
đại DNA cho thấy không có sự khác biệt giữa
nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác
(bảng 4). Khi sử dụng khuếch đại DNA làm tiêu
chuẩn chẩn đoán thì độ nhạy của test nhanh
(EIA) sẽ giảm hơn so với phương pháp nuôi cấy
do độ nhạy của phương pháp này kém hơn PCR
(bảng 5). Trong nghiên cứu của ClearviewEIA®
so với nuôi cấy trên các cộng đồng khác nhau
cho thấy: với p=5% thì giá trị tiên đoán dương,
âm lần lượt là 79,2% và 99,3% còn so với p=20%
thì 94,8% và 96,8% (với ngưỡng phát hiện của
ClearviewEIA® là 105-107 CFU/ml). Do đó ở cộng
đồng dân số nguy cơ trung bình (p = 10-20%) và
cao (p > 20%) sẽ tăng giá trị tiên đoán dương
đồng thời giảm giá trị tiên đoán âm do thể sơ
cấp trong mẫu bệnh phẩm cao và các tác giả
cũng khuyến cáo nên sử dụng test EIA trên các
đối tượng này(2,4,8,10). Ngưỡng phát hiện trong
mẫu bệnh phẩm kênh cổ tử cung cho kết quả
dương tính của Phamatech OneStep Chlamydia
test® là 107 CFU/ml (CFU: colony forming unit).
Còn với mẫu nước tiểu đầu dòng ngưỡng của
PCR là 2EB/ml (EB: elementary bodies) trong khi
với ChlamydiaEIA và miễn dịch huỳnh quang là
2x103EB/ml(9). Am tính giả trong nghiên cứu này
6/16 cao hơn trong nghiên cứu của Jones và cộng
sự sử dụng test EIA (Chlamydiazyme®) trên 416
đối tượng không mang thai với tỷ lệ nhiễm p là
20,4% tỷ lệ âm là 13/76 có lẽ trong thai kỳ có tăng
sinh mạch máu vùng cổ tử cung làm phết bệnh
phẩm quá nhiều máu ảnh hưởng tới việc đọc kết
qủa(7). Dương tính giả trong nghiên cứu chúng
tôi có 1 trường hợp có thể giải thích do phản ứng
chéo với LPS ở màng tế bào của các vi khuẩn
Gram(-), đây cũng chính là nhược điểm của
phương pháp EIA(10). Cũng trong nghiên cứu của
Jones dương tính giả là 21/64 trường hợp bệnh
phát hiện bởi test này so sánh với nuôi cấy, tác
giả nhận định có thể chẩn đoán lầm để điều trị
hơn là điều trị hậu quả biến chứng về sau(7).
Do tính chất đối tượng nghiên cứu đặc thù là
phụ nữ xin bỏ thai ngoài ý muốn khó thực hiện
trong cộng đồng, nhưng chúng tôi cũng có một
số kết quả đáng chú ý. Tỷ lệ viêm cổ tử cung do
C. trachomatis ở phụ nữ hút thai 3 tháng đầu thai
kỳ là 7,9% cũng tương tự như tác giả Handsfield
và cộng sự nghiên cứu trên 1059 phụ nữ chấm
dứt thai sớm đa số là không triệu chứng thì tỷ lệ
là 9,3%, theo tổng hợp y văn thế giới tỷ lệ này
vào khoảng 5,1-15,9%(11), CDC 2005 phụ nữ
khám thai ba tháng đầu thì tần suất khoảng 8%
(2,8-16,9%), và các yếu tố nguy cơ chính làm tăng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 6
tần suất nhiễm C. trachomatis trong thai kỳ là số
lần quan hệ, không sử dụng biện pháp tránh thai
có mang ngăn, tuổi vị thành niên(8).
Khảo sát lứa tuổi dưới 25 cho thấy có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê, cũng tương tự
như nghiên cứu tác giả Levallois trên 920 phụ
nữ hút thai, lứa tuổi dưới 24 có liên quan
nhiễm với p=0,001 (PR=3 khoảng tin cậy 95% là
2-4,6)(11). Theo CDC 2005 tần suất mắc bệnh ở
các đối tượng này khoảng 6,3%(3-20%) và tăng
lên thêm ở các đối tượng có điều kiện kinh tế
kém là 9,2%(3,1%-14,5%). Tuổi là yếu tố nguy
cơ chính quan trọng, tần suất tăng cao ở nhóm
tuổi hoạt động tình dục đặc biệt trên nhóm
tuổi vị thành niên do yếu tố giải phẩu học dẽ
tổn thương niêm mạc cổ tử cung khi giao hợp
làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh lây truyền
qua đường tình dục(8,19). Nghiên cứu tại Hà
Lan nhóm tuổi 18-25 tần suất gần gấp
đôi(5,3%) so với nhóm tuổi 26-30 (3,4%)(8),
trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy nguy cơ
này gấp 4 lần. Ở Mỹ 50% số trường hợp nhiễm
C. trachomatis ở lứa tuổi 15-24, và được xem là
đối tượng nguy cơ chính cho việc tầm soát(16,19).
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy
sống tại thành phố có mối liên quan với viêm cổ
tử cung do C. trachomatis, có lẽ lối sống thành thị
thay đổi, phụ nữ giao tiếp rộng và quan hệ tình
dục được chấp nhận dễ dàng và sớm hơn. Tác
giả Levallois và cộng sự nghiên cứu trên 920 phụ
nữ hút thai tại vùng Québec với tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis là 11,4% và cũng ghi nhận sống tại
thành thị có liên quan với nhiễm (PR=1,6 với
95% CI 1-2,7) có ý nghĩa thống kê với p=0,046(11).
Các nghiên cứu tại trung tâm thành phố ở Phi
Châu tỷ lệ phụ nữ nhiễm có thể lên đến 38,3%(8).
Khảo sát phương pháp ngừa thai cho thấy có
mối liên quan giữa không sử dụng bao cao su,
hay sử dụng không thường xuyên với nhiễm C.
trachomatis, cũng như tác giả Levallois không sử
dụng biện pháp tránh thai có màng ngăn làm
tăng nguy cơ nhiễm với p=0,03(PR=1,9 khoảng
tin cậy 95% là 1,1-3,3)(11). Trong một nghiên cứu
cắt ngang trên 509 bé gái tuổi vị thành niên tại
Mỹ, tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 21%, dùng bao
cao su không đúng hay không sử dụng trong
vòng 3 tháng gần đây là 71%. Nếu họ được
hướng dẫn dùng đúng cách sẽ giảm nguy cơ
nhiễm xuống 60% (OR=0,4; 95% CI 0,2-1,0, với
p=0,04), còn đối với lậu cầu thì giảm nguy cơ
nhiều hơn 90%(16).
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy
mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, tiền
thai, số lần hút thai, số bạn tình, nghề nghiệp,
điều kiện kinh tế với viêm cổ tử cung do C.
trachomatis. Có lẽ cỡ mẫu nhỏ, sai lầm do khai
báo của người tham gia nghiên cứu.
Bảng 4: So sánh tính giá trị của một số xét nghiệm EIA so với PCR:
Giá trị tiên đoán Test EIA so với PCR Cỡ mẫu tần suất(%) Độ nhạy Độ chuyên
dương âm
ClearviewEIA(11)
Optical immunoassay(19)
One-Step Chlamydia(PVĐ)
787(p=8,4)
1384(p=10,7
203(p=7,9)
50%
64,2%
62,5%
100%
99,1%
99,5%
100%
89,6%
90,9%
91,7%
95,9%
96,9%
Bảng 5: So sánh giá trị của EIA với nuôi cấy:
Test EIA() so với phương pháp cấy Cở mẫu và tần số (%) Độ nhạy Độ chuyên Giá trị tiên đoán dương âm
Chlamydiazyme(7)
Chlamydiazyme(18)
ClearviewChlamydia(18)
ClearviewChlamydia(1)
TestPack Chlamydia(5)
416(p=20,4)
965(p=4,5)
965(p=4,5)
376(p=17,5)
1694(p=11,6)
87,8%
74,4%
79%
93,5%
72,9%
84,6%
99,6%
99,6%
99%
97,4%
100%
88,9%
89,5%
95,4%
96,2%
99,6%
98,8%
99%
98,7%
96,5%
KẾT LUẬN
Chẩn đoán nhiễm C. trachomatis rất quan
trọng và có ảnh hưởng dư hậu sinh sản về sau,
mà việc điều trị di chứng này rất tốn kém mà đôi
khi không hiệu quả. So với PCR, test nhanh có
độ nhạy 62,5%, độ đặc hiệu 99,5%, giá trị dự báo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 7
dương 90,9%, giá trị dự báo âm 96,9%. Test
nhanh EIA đơn giản, phuc vụ cho nhu cầu chẩn
đoán và điều trị trên lâm sàng mà giá thành thấp
phù hợp điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên
độ nhạy chưa cao ở nhóm nguy cơ thấp, thích
hợp cho cộng đồng nguy cơ trung bình và cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Arumainayagam, J.T. (1990). "Evaluation of a Novel Solid-
Phase Immunoassay, Clearview Chlamydia, for the Rapid
Detection of Chlamydia trachomatis." Journal of clinical
microbiology 28, no. 12: 2813-2814.
2 Chan, E.C. (1995). "Evaluation of Sanofi diagnostics
Pasteur Chlamydia microplaste EIA shortened assay and
comparison with cell culture and Syva Chlamydia
MicroTrak II EIA in high and low rish population." Journal
of clinical microbiology vol.33,No.11: 2839-2841.
3 Clad, A. (2005). "Vertically transmitted infections, Genital
C. trachomatis infection." Module 8: Infectios in Pregnancy
and Childbirth: p23-27.
4 Clark, A., et al. (1992). "Multicenter evaluation of the
AntigEnz Chlamydia enzyme immunoassay for diagnosis
of Chlamydia trachomatis genital infection." J Clin
Microbiol 30(11): 2762-4.
5 Coleman, P. (1989). "TestPack Chlamydia, a new Rapid
assay for the direct detection of Chlamydia trachomatis."
Journal of clinical microbiology 27, No 12: 2811-2814.
6 Hall, G.S. (2005). "Molecular diagnostis methods for
detection of Neisseria gonorrhoeae and Chlamydia
trachomatis." Reviews in Med Microbiol 16: p 69-78.
7 Jones, M.F. (1984). "Detection of Chlamydia trachomatis in
Genital Specimens by the Chlamydiazyme Test." Journal
of clinical microbiology 20, No 3: p. 465-467.
8 Kucinskiene, V., et al. (2006). "Prevalence and risk factors
of genital Chlamydia trachomatis infection." Medicina
(Kaunas) 42(11): 885-94.
9 Kuipers, J.G. (1995). "Sensitivities of PCR, Micro Trak,
ChlamydiaEIA, IDEIA, and PACE 2 for Purified
Chlamydia trachomatis elementary bodies in urine,
peripheral blood, peripheral blood Leukocytes, and
Synovial fluid." Journal of clinical microbiology vol.33,
No. 12: 3186-3190.
10 Lauderdale, T.L., L. Landers, I. Thorneycroft, and K.
Chapin (1999). "Comparison of the PACE 2 assay, two
amplification assays, and Clearview EIA for detection of
Chlamydia trachomatis in female endocervical and urine
specimens." J Clin Microbiol 37(7): 2223-9.
11 Levallois, P., J.E. Rioux, and L. Cote (1987). "Chlamydial
infection among females attending an abortion clinic:
prevalence and risk factors." Cmaj 137(1): 33-7.
12 Lê Hồng Cẩm (2002),'' Nghiên cứu tỷ lệ viêm cổ tử cung
do Chlamydia trachomatis và một số yếu tố kết hợp ở phụ
nữ trong lứa tuổi sinh đẻ tại huyện Hóc Môn, luận văn
tiến sĩ y khoa, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
13 Magder, L.S. (1990). "Effect of patient characteristics on
performance of an Enzyme Immunoassay for detecting
cervical Chlamydia trachomatis infection." Journal of
clinical microbiology vol. 28, No. 4: 781-784.
14 Malenie, R., P.J. Joshi, and M.D. Mathur (2006).
"Chlamydia trachomatis antigen detection in pregnancy
and its verification by antibody blocking assay." Indian J
Med Microbiol 24(2): 97-100.
15 Newhall, W.J., et al. (1999). "Head-to-head evaluation of
five chlamydia tests relative to a quality-assured culture
standard." J Clin Microbiol 37(3): 681-5.
16 Paz-Bailey, G., et al. (2005). "The effect of correct and
consistent condom use on chlamydial and gonococcal
infection among urban adolescents." Arch Pediatr Adolesc
Med 159(6): 536-42.
17 Petersen, E.E. (2001). "Genital Chlamydia trachomatis
infection." module 1: Gynaecologycal Infectiology: 71-82.
18 Skulnick, M., et al. (1991). "Comparison of the Clearview
Chlamydia test, Chlamydiazyme, and cell culture for
detection of Chlamydia trachomatis in women with a low
prevalence of infection." J Clin Microbiol 29(9): 2086-8.
19 Swain, G.R., et al. (2004). "Decision analysis: point-of-care
Chlamydia testing vs. laboratory-based methods." Clin
Med Res 2(1): 29-35.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cua_xet_nghiem_nhanh_chlamydia_trong_chan_doan_viem.pdf