Yếu tố ổ loét ở mặt sau HTT (hành tá
tràng) liên quan có ý nghĩa đến chảy máu tái
phát. Mặc dù có những nhận định khác nhau
nhưng phần lớn nghiên cứu bao gồm của
chúng tôi đều cho rằng vị trí mặt sau hành tá
tràng có ý nghĩa quan trọng trong tiên đoán
chảy máu tái phát. Nơi có động mạch vị tá với
kích thước lớn, là vị trí mù rất khó tiếp cận, và
không thể trực diện tiến hành những phương
pháp cầm máu trong khi nội soi. Vị trí mặt sau
hành tá tràng trong kết quả nghiên cứu của
chúng tôi là một yếu tố tiên đoán cho tình
trạng chảy máu tái phát sau nội soi cầm máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chọn điểm
cắt của HST (huyết sắt tố) là 100 g/l qua phân
tích hồi quy đơn biến cho kết quả HST <100 g/l
cũng là một yếu tố độc lập có giá trị tiên đoán
cho chảy máu tái phát
Khi phân tích tương tự cho việc sử dụng
thuốc ức chế bơm proton cho kết quả sử dụng
thuốc ức chế bơm proton liều thấp là yếu tố
tiên đoán cho chảy máu tái phát sau nội soi
cầm máu.
Trong phân tích hồi qui đơn biến, các yếu tố
tiên đoán nguy cơ CMTP liên quan có ý nghĩa
trong bệnh loét dạ dày tá tràng xuất huyết tái
phát bao gồm: HATTh (huyết áp tâm thu) < 90
mmHg, vị trí ổ loét ở mặt sau hành tá tràng, ổ
loét đang chảy máu hoặc rỉ máu, kích thước ổ
loét 1‐2 cm, kích thước ổ loét > 2cm, giá trị HST<
100 g/l, sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều
thấp. Những biến này được đưa vào phân tích
bằng mô hình hồi qui logistics đa biến để tiên
đoán tình trạng CMTP cho kết quả HATTh < 90
mmHg với OR=1,83 KTC (0,59 ‐ 5,62), vị trí ổ loét
ở mặt sau hành tá tràng với OR = 4,72 KTC (1,13
‐ 19,6), ổ loét Forrest Ia với OR = 5,55 KTC (1,65 ‐
18,63), ổ loét Forrest Ib với OR = 3,79 KTC (1,49 ‐
9,65), kích thước ổ loét ≥ 1cm với OR = 3,11 (1,17‐
8,26), ổ loét > 2cm với OR = 18,38 KTC (5,78 ‐
58,48), giá trị HST <100 g/lvới OR = 7,11 KTC
(0,86 ‐ 58,56). Tuy nhiên chỉ vị trí ổ loét ở mặt sau
hành tá tràng, ổ loét đang phun máu, ổ loét rỉ
máu, ổ loét > 2cm, sử dụng thuốc ức chế bơm
proton liều thấp liên quan có ý nghĩa với chảy
máu tái phát sau nội soi cầm máu với p < 0,05.
Các yếu tố tiên đoán chảy máu tái phát sau
nội soi cầm máu trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự như nhiều tác giả khác, điển hình
trong một phân tích gộp của Garcia L và cs
(2011)(5). Đôi khi các yếu tố có thay đổi trong
từng nghiên cứu do khác nhau về cỡ mẫu,
phương pháp can thiệp nhưng nhìn chung
không có sự khác biệt lớn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố dự đoán nguy cơ chảy máu tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi cầm máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
112
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ DỰ ĐOÁN NGUY CƠ CHẢY MÁU TÁI PHÁT
Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG XUẤT HUYẾT SAU NỘI SOI
CẦM MÁU
Nguyễn Thị Diễm*, Lê Thành Lý*
TÓM TẮT
Cơ sở: Đánh giá các yếu tố nguy cơ chảy máu tái phát sau nội soi điều trị của bệnh loét dạ dày tá tràng xuất
huyết có lợi ích giúp xác lập các biện pháp xử trí thích hợp trên bệnh nhân nguy cơ cao. Mục tiêu nghiên cứu là
xác định các yếu tố nguy cơ chảy máu tái phát sau nội soi điều trị.
Phương pháp: Các đối tượng nghiên cứu có loét dạ dày tá tràng được nội soi điều trị nhập vào khoa tiêu
hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ 05/2010 đến 05/2013. Các dữ liệu được ghi nhận bao gồm: bệnh cảnh lâm sàng, đặc
điểm về kết quả nội soi và phương pháp điều trị. Phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố
nguy cơ độc lập dự đoán chảy máu tái phát sau nội soi điều trị.
Kết quả: 207 bệnh nhân thỏa điều kiện nghiên cứu với độ tuổi trung bình 50,04 ± 18,11, giới nam/nữ =
2,9/1. Tỷ lệ chảy máu tái phát là 19,8%. Các yếu tố dự đoán nguy cơ chảy máu tái phát sau nội soi điều trị là:
tình trạng chảy máu đang tiếp diễn theo phân loại Forrest (Ia, OR 5,55 với độ tin cậy 95% : 1,65‐18,63; Ib, OR
3,97, dộ tin cậy 95%: 1,49‐9,65); kích thước ổ loét ≥ 2 cm (OR 18,38, độ tin cậy 95%: 5,78 ‐ 58,48); vị trí loét tá
tràng ở mặt sau dưới (OR 4,72, dộ tin cậy 95%: 1,13‐19,6); liều thuốc ức chê bơm proton thấp (PPI) (PPI tiêm
tĩnh mạch < 3 lần/ngày hoặc PPI đường uống) (OR 3,2, độ tin cậy: 1,12 ‐ 14,73).
Kết luận: Các yếu tố dự đoán nguy cơ chủ yếu chảy máu tái phát sau nội soi điều trị là loét Forrest Ia, Ib,
kích thước ổ loét lớn, vị trí loét tá tràng mặt sau dưới và liều PPI thấp. Những yếu tố dự đoán độc lập này có thể
sử dụng hữu ích trong theo dõi và xử trí các trường hợp loét dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi điều trị.
Từ khóa: Loét dạ dày tá tràng xuất huyết, nội soi điều trị.
ABSTRACT
PREDICTORS OF REBLEEDING AFTER ENDOSCOPIC THERAPY FOR PEPTIC ULCER BLEEDING
Nguyen Thi Diem, Le Thanh Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 ‐ 2014: 112 ‐ 116
Objectives: Futher knowledge regarding the predictors of rebleeding after endoscopic therapy for peptic
ulcer bleeding (PUB) may be useful for establishing additional haemostatic measures in very high‐risk patients.
The aim of study was to identify predictors of rebleeding after endoscopic therapy.
Methods: Consecutive patients with bleeding peptic ulcers who received endoscopic therapy between May
2010 and May 2013 at Cho Ray hospital were studied. Data on clinical presentation, endoscopic, and treatment
outcomes were collected prospectively. Multiple logistic regession analysis was used to indentify independent risk
factor for rebleeding after endoscopic therapy.
Results: During the study period, 207 patients were admitted with bleeding peptic ulcer required endoscopy
treatment: with a mean age of 50.04 (SD 18.11), male/female= 2.9/1. The pooled rate of rebleeding after endoscopic
therapy was 19.8%. The independent predictors of rebleeding after endoscopic therapy were active bleeding
(Forrest Ia, OR 5.55, 95% CI: 1.65‐18.63; Forrest Ib, OR 3.79, 95%CI: 1.49‐9.65), large ulcer size (≥ 2cm) (OR
18.38, 95% CI: 5.78‐58.48), posterior duodenal ulcer (OR 4.72, 95%CI: 1.13‐19.6), low dose PPI therapy (IV PPI
< 3 times/day or oral PPI) (OR 3.2, 95%CI: 1.12‐14.73).
* Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Chơ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thành Lý ĐT: 0913857594 Email: lybvcr@ gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
113
Conclusions: Mayjor predictors for rebleeding in patients receiving endoscopic therapy are active bleeding
at endoscopy, large ulcer size, posterior duodenal ulcer, low dose PPI therapy. These independent predictors of
recurrent hemorrhage after endoscopic therapy may be used to select patients who are most likely to benefit from
aggrestive post‐hemostasis care including intensive care unit observation.
Keywords: Peptic ulcer bleeding, endoscopic therapy.
NHẬP ĐỀ
Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng cấp
cứu thường gặp và nguyên nhân chủ yếu là do
loét dạ dày tá tràng(3). Hiện nay việc điều trị loét
dạ dày tá tràng xuất huyết bao gồm hồi sức nội
khoa, nội soi cầm máu kết hợp với sử dụng
thuốc ức chế bơm proton truyền tĩnh mạch. Tuy
nhiên tỉ lệ chảy máu tái phát là 10 ‐ 20% và tử
suất vẫn còn cao 6 ‐ 10%(1,7). Qua thực tế lâm
sàng cũng như các nghiên cứu cho thấy chảy
máu tái phát là yếu tố tiên lượng tử vong. Các
thang điểm được sử dụng hiện nay như Rockall
lâm sàng, Rockall đầy đủ, Blatchford không
nhằm mục đích đánh giá nguy cơ chảy máu tái
phát sau nội soi cầm máu. Do đó việc nhận định
có hay không có nguy cơ chảy máu tái phát sau
nôi soi cầm máu để có hướng xử trí thích hợp
như nội soi kiểm tra, quyết định thời gian nằm
viện nhằm cải thiện kết quả và giảm chi phí
điều trị. Điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề
tài này giúp nhận định những yếu tố tiên đoán
mạnh nhất, hằng định nhất cho chảy máu tái
phát sau nội soi cầm máu ở bệnh loét dạ dày tá
tràng xuất huyết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
xuất huyết được nội soi cầm máu tại bệnh viện
Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 5/2010 đến
tháng 5/2013 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
‐ Tuổi ≥ 16
‐ Bệnh nhân nôn ra máu hoặc nôn ra chất
giống bã cà phê trước nội soi cầm máu.
‐ Tiêu phân đen hoặc tiêu máu bầm đen
trước nội soi cầm máu.
‐ Có dấu chứng xuất huyết mới từ ổ loét ở dạ
dày tá tràng và được cầm máu qua nội soi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được nội soi cầm máu ở tuyến
trước, có tình trạng chảy máu tiếp diễn, tử vong
trong khi cầm máu qua nội soi.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang có
phân tích.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu đồng bộ liên tiếp trong thời gian
nghiên cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện nghiên cứu là hồ sơ bệnh án
được lưu trữ tại phòng hồ sơ của bệnh viện
Chợ Rẫy.
Phương pháp thu thập số liệu
Chọn tất cả các hồ sơ thoả tiêu chuẩn chọn
bệnh và ghi nhận dữ kiện theo phiếu thu thập
số liệu.
Xử lý số liệu
‐ Số liệu thu thập qua bệnh án nghiên cứu
được mã hóa, nhập dữ liệu và xử lý bằng phần
mềm SPSS phiên bản 18.0
‐ Các kiểm định có ý nghĩa thống kê khi trị
số p <0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng
5/2013 tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thu
thập 207 trường hợp loét dạ dày tá tràng xuất
huyết được nội soi cầm máu thỏa tiêu chuẩn
chọn bệnh.
Tuổi TB của bệnh loét DDTT xuất huyết
được nội soi cầm máu là 50,04 ± 18,11.
Phân bố theo giới tính : nam/nữ = 2/1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
114
Bảng 1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tỉ lệ (%)
≥ 40 18,8
41-59 39,6
≥ 60 41,5
Bảng 2: Phân bố HATTh lúc nhập viện
HATTh (mmHg): Số bệnh nhân %
>100 40 43
90-100 78 37,7
<90 89 19,3
Biểu đồ 1: Phân bố triệu chứng lâm sàng
Bảng 3. Tình trạng chảy máu của ổ loét
Phân độ Forrest Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Ia 22 10,6
Ib 70 33,8
IIa 77 37,2
IIb 38 18,4
Bảng 4: Kích thước ổ loét
Kích thước Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
< 1 cm 126 60,9
1-2 cm 55 26,6
> 2 cm 26 12,6
Bảng 5: Phân bố cách sử dụng thuốc ức chế bơm
proton (PPI)
Cách sử dụng PPI Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Liều thấp 69 33,3
Esomeprazole liều cao 118 57
Rabeprazole liều cao 20 9,7
Biểu đồ 2: Phân bố vị trí ổ loét
21,7%
32,4%
10,6%
2,9%
11,1%
71,0%
6,3%
36,7%
17,4%
0% 20% 40% 60% 80%
Ói máu tươi
Ói máu bầm
Ói máu đen
Tiêu máu tươi
Tiêu máu bầm
Tiêu máu đen
Ngất
Chóng mặt
Đau thượng vị
11,6%
12,1%
11,1%
16,9%
32,4%
15,5%
1,9%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%
Tâm vị
BCL
BCN
Hang môn vị
Mặt trước HTT
Mặt sau HTT
Vị trí khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
115
Biểu đồ 3: Tỉ lệ chảy máu tái phát
Bảng 6: Liên quan giữa các yếu tố tiên đoán và
CMTP
Các yếu tố dự
đoán
OR hiệu
chỉnh 95% KTC P
HATTh < 90 mmHg 1,83 0,59-5,62 0,291
Mặt sau HTT 4,72 1,13-19,6 0,033*
Forrest Ia 5,55 1,65- 18,63 0,006*
Forrest Ib 3,79 1,49- 9,65 0,005*
Ổ loét 1-2 cm 3,11 1,17- 8,26 0,142
Ổ loét > 2 cm 18,38 5,78- 58,48 0,0001*
HST <100 (g/l) 7,11 0,86-58,56 0,068
Sử dụng PPI liều
thấp
3,2 1,12-14,73 0,002*
(*) có ý nghĩa thống kê
BÀN LUẬN
Loét dạ dày tá tràng xuất huyết có thể gặp ở
mọi lứa tuổi nhưng phần nhiều gặp ở tuổi trên
40 và tỉ lệ này tăng dần theo tuổi, có lẽ liên quan
đến nhu cầu sử dụng NSAIDs và aspirin ở người
lớn tuổi (do có bệnh lý tim mạch và bệnh khớp).
Tỉ lệ nam/nữ =2,9/1, nhiều tác giả cho rằng
do nam giới tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
nhiều hơn nữ giới (thuốc lá, rượu bia, stress,
H. pylori,...).
Tỉ lệ chảy máu tái phát trong nghiên cứu của
chúng tôi là 19,8%. Qua các nghiên cứu từ 1990
đến nay tỉ lệ chảy máu tái phát thay đổi từ 10‐
20% tùy thuộc vào phương cách điều trị trong
từng nghiên cứu(4,8,6).
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh
nhân có trị số HATTh < 90 mmHg có nguy cơ
chảy máu tái phát cao hơn nhóm BN có HATTh
>100mmHg (khác biệt có ý nghĩa thống kê
p=0,025). Mặc dù chỉ số huyết áp đơn thuần
không phải là chỉ điểm đáng tin cậy để đánh giá
mức độ xuất huyết hoặc sốc, huyết áp có thể
bình thường thậm chí tăng do phản xạ co mạch
ngoại vi để bù trừ cung lượng tim nhưng chỉ số
HATTh < 90 mmHg vẫn được sử dụng một phần
tiêu chuẩn trong định nghĩa sốc. Qua kết quả trên
thì chỉ số HATTh < 90mmHg có ý nghĩa tiên đoán
chảy máu tái phát sau nội soi cầm máu.
Ổ loét đang phun máu có nguy cơ chảy máu
tái phát cao hơn gấp 15 lần đối với ổ loét có cục
máu đông, đối với những BN có ổ loét đang rỉ
máu sẽ có nguy cơ chảy máu tái phát cao hơn 7,2
lần so với ổ loét có cục máu đông, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy có nhận
định giống nhau giữa các tác giả về yếu tố đang
chảy máu của ổ loét (máu phun hay rỉ) có giá trị
quan trọng và ý nghĩa trong tiên đoán chảy máu
tái phát sau nội soi cầm máu(2,9).
Qua phân tích hồi quy đơn biến thì ổ loét có
kích thước > 2cm và kích thước 1 ‐ 2 cm có nguy
cơ chảy máu tái phát cao hơn ổ loét có kích
thước < 1cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p <0,05. Với kích thước ổ loét lớn tổn thương
nhiều mạch máu, nội soi cầm máu trên diện
thương tổn rộng cho kết quả hạn chế nên nguy
cơ chảy máu tái phát cao.
Yếu tố ổ loét ở mặt sau HTT (hành tá
tràng) liên quan có ý nghĩa đến chảy máu tái
phát. Mặc dù có những nhận định khác nhau
nhưng phần lớn nghiên cứu bao gồm của
chúng tôi đều cho rằng vị trí mặt sau hành tá
tràng có ý nghĩa quan trọng trong tiên đoán
chảy máu tái phát. Nơi có động mạch vị tá với
kích thước lớn, là vị trí mù rất khó tiếp cận, và
không thể trực diện tiến hành những phương
pháp cầm máu trong khi nội soi. Vị trí mặt sau
hành tá tràng trong kết quả nghiên cứu của
chúng tôi là một yếu tố tiên đoán cho tình
trạng chảy máu tái phát sau nội soi cầm máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chọn điểm
cắt của HST (huyết sắt tố) là 100 g/l qua phân
tích hồi quy đơn biến cho kết quả HST <100 g/l
cũng là một yếu tố độc lập có giá trị tiên đoán
cho chảy máu tái phát sau nội soi cầm máu đáng
tin cậy.
19,8%
80,2%
Có Không
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
116
Khi phân tích tương tự cho việc sử dụng
thuốc ức chế bơm proton cho kết quả sử dụng
thuốc ức chế bơm proton liều thấp là yếu tố
tiên đoán cho chảy máu tái phát sau nội soi
cầm máu.
Trong phân tích hồi qui đơn biến, các yếu tố
tiên đoán nguy cơ CMTP liên quan có ý nghĩa
trong bệnh loét dạ dày tá tràng xuất huyết tái
phát bao gồm: HATTh (huyết áp tâm thu) < 90
mmHg, vị trí ổ loét ở mặt sau hành tá tràng, ổ
loét đang chảy máu hoặc rỉ máu, kích thước ổ
loét 1‐2 cm, kích thước ổ loét > 2cm, giá trị HST<
100 g/l, sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều
thấp. Những biến này được đưa vào phân tích
bằng mô hình hồi qui logistics đa biến để tiên
đoán tình trạng CMTP cho kết quả HATTh < 90
mmHg với OR=1,83 KTC (0,59 ‐ 5,62), vị trí ổ loét
ở mặt sau hành tá tràng với OR = 4,72 KTC (1,13
‐ 19,6), ổ loét Forrest Ia với OR = 5,55 KTC (1,65 ‐
18,63), ổ loét Forrest Ib với OR = 3,79 KTC (1,49 ‐
9,65), kích thước ổ loét ≥ 1cm với OR = 3,11 (1,17‐
8,26), ổ loét > 2cm với OR = 18,38 KTC (5,78 ‐
58,48), giá trị HST <100 g/lvới OR = 7,11 KTC
(0,86 ‐ 58,56). Tuy nhiên chỉ vị trí ổ loét ở mặt sau
hành tá tràng, ổ loét đang phun máu, ổ loét rỉ
máu, ổ loét > 2cm, sử dụng thuốc ức chế bơm
proton liều thấp liên quan có ý nghĩa với chảy
máu tái phát sau nội soi cầm máu với p < 0,05.
Các yếu tố tiên đoán chảy máu tái phát sau
nội soi cầm máu trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự như nhiều tác giả khác, điển hình
trong một phân tích gộp của Garcia L và cs
(2011)(5). Đôi khi các yếu tố có thay đổi trong
từng nghiên cứu do khác nhau về cỡ mẫu,
phương pháp can thiệpnhưng nhìn chung
không có sự khác biệt lớn.
KẾT LUẬN
‐ Tuổi xuất hiện loét dạ dày tá tràng xuất
huyết là 50 ± 18,11 và tỉ lệ xuất hiện bệnh này
tăng dần theo tuổi.
‐ Tỉ lệ chảy máu tái phát sau nội soi cầm máu
là 19,8%.
‐ Ổ loét được phân loại Forrest Ia, ổ loét
được phân loại Forrest Ib, vị trí ổ loét ở mặt
sau hành tá tràng, kích thước ổ loét > 2cm, sử
dụng thuốc ức chế bơm proton liều thấp là
những yếu tố độc lập tiên đoán chảy máu tái
phát sau nội soi cầm máu.
‐ Nhằm cải thiện tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân
loét dạ dày tá tràng xuất huyết cần theo dõi sát
tình trạng xuất huyết sau nội soi cầm máu và xử
trí tích cực khi có các yếu tố tiên đoán chảy máu
tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adler DG, Leighton JA, Davila RE, et al. (2004), “ASGE
guideline: the role of endoscopy in acute non‐variceal upper‐
GI hemorrhage”. Gastrointest Endosc; 60 (4) : pp.497‐504.
2. Brullet E, Calvet X, Campo R, et al. (1996), “Factors predicting
failure of endoscopic injection therapy in bleeding duodenal
ulcer”. Gastrointest Endosc; 43: pp.111 – 6.
3. Button LA, Roberts SE, Evans PA, Goldacre MJ, et al.(2011),
“Hospitalized incidence and case fatality for upper
gastrointestinal bleeding from 1999 to 2007”. Gastroenterology;
141(1): pp. 62‐70.
4. Daneshmed TK, Hawkey CT, Langman MT (1992),
“Omeprazole versus placebo for acute upper gastro intestinal
bleeding: randomised double blind controlled trial”. Bristish
Medical Journal; 304(6820): pp. 143‐147.
5. Garcia L, Villoria A, et al (2011), “Meta‐analysis: predictors of
rebleeding after endoscopic treatment for bleeding peptic
ulcer”. Aliment Pharmacol Ther ;34: pp. 888‐900.
6. Hearnshaw SA, Logan RF, et al (2010), “Outcomes following
early red blood cell transfusion in acute upper gastrointestinal
bleeding”. Alimentary Pharmacol Ther ; 32: pp. 215‐224.
7. Hearnshaw SA, Logan RF, Lowe D, Travis SP (2001), “Acute
upper gastrointestinal bleeding in the UK: patient
characteristics, diagnoses and outcomes in the 2007 UK
audit”. Gut; 60(10): pp. 1327‐35.
8. Lê Thành Lý và cs (2007), “ Đánh giá hiệu quả ban đầu điều
trị bằng tiêm truyền tĩnh mạch thuốc esomeprazole trong
phòng ngừa chảy máu tái phát sau nội soi điều trị xuất huyết
do loét dạ dày tá tràng”. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam; 3(9),
tr. 525‐27.
9. Wang CH, et al.(2010) “ High‐Dose vs Non‐High‐Dose proton
Pump Inhibitors After Endoscopic Treatment in Patients with
bleeding Peptic Ulcer: A systematic Review and Meta‐
analysis of Randomized Controll Trials”. Arch Intern Med;
170(9):751‐758.
Ngày nhận bài báo: 03/06/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/08/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_yeu_to_du_doan_nguy_co_chay_mau_tai_phat_o_benh.pdf