Vùng chuyển tiếp, đoạn ruột dãn và xẹp, là
biểu hiện căn bản trong đánh giá tắc nghẽn ống
tiêu hóa nói chung. Do vị trí tắc là ở tá tràng, nên
đoạn ruột xẹp sau chỗ tắc được quan sát ở phần
tá tràng xa hoặc ruột hỗng tràng. Dấu chuyển
tiếp trong nghiên cứu chúng tôi có giá trị gợi ý
tắc nghẽn cũng như vị trí tắc, với độ nhạy, độ
đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên
đoán âm lần lượt là 90,1%, 88,7%,90%, 88,8%.
Ruột xoay bất toàn có thể gây tắc tá tràng
do dây chằng Ladd hoặc xoắn ruột, với biểu hiện
tắc ruột cao vùng tá -hỗng tràng. Đây là bất
thường tiêu hóa, 90% có biểu hiện trong năm
đầu đời. Bệnh cảnh nôn ói dịch xanh rêu rất
thường gặp, việc xác định nguyên nhân là cần
thiết, giúp cho nhà ngoại khoa có thái độ tích
cực, khẩn cấp hơn nếu như là xoắn ruột do
RXBT. Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận
dấu hiệu Whirpool có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá
trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ
chính xác lần lượt là 97,3%, 98,6%, 97,3%, 98,6%
và 98,1%. Còn theo nghiên cứu của Couture(6),
dấu hiệu này có độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 100
%. Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy dấu
hiệu dãn tá tràng ở bệnh nhân xoắn ruột do
RXBT thường không rõ, điều này cũng phù với
với nhận xét của tác giả A. Coutour(6,8).Do đó việc
phát hiện dấu hiệu đảo vị trí tĩnh mạch mạc treo
tràng trên và dấu hiệu Whirlpool rất quan trọng
cho việc góp phần xác định chẩn đoán.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị siêu âm trong chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh ở trẻ nhũ nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 135
GIÁ TRỊ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC TÁ TRÀNG BẨM SINH
Ở TRẺ NHŨ NHI
Nguyễn Hữu Chí*, Nguyễn Minh Hoàng*, Lê Tấn Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị siêu âm trong chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh ở trẻ nhũ nhi tại Bệnh viện Nhi
đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 01/2012 đến tháng 3/2014, có 180 trường hợp, được đưa vào lô nghiên cứu, gồm: 109 ca
tắc tá tràng và 71 ca không tắc tá tràng. Trong nhóm tắc tá tràng, có 37 ca có xoắn ruột do RXBT. Tuổi trung
bình 23 ngày. Tỉ lệ trai/gái:1/5. Nôn ói chiếm 94%, trong đó dịch xanh rêu chiếm 76%. Trong nhóm tắc tá tràng
do nguyên nhân nội tại, đường kính tá tràng bị dãn d= 22± 6,5 mm, dấu bóng đôi trên siêu âm có độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 87,5%, 90,1%, 87,6%,90%. Trong nhóm tắc tá tràng có
xoắn ruột do RXBT, dấu Whirpool có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm 97,3%,
98,6%, 98,6%, 97,3%. Chẩn đoán siêu âm tắc tá tràng có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị
tiên đoán âm và độ chính xác 91,7%, 91,5%, 87,8%, 94,3%, 91,7%.
Kết luận: Siêu âm chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh ở trẻ nhũ nhi có giá trị cao, đặc biệt do nguyên nhân ruột
xoay bất toàn có hay không có biến chứng. Nên thực hiện bước đầu ở trẻ nghi có bất thường bẩm sinh đường tiêu
hóa hoặc nôn ói dịch xanh rêu.
Từ khóa: Tắc tá tràng, ói dịch xanh rêu, siêu âm, nhũ nhi.
ABSTRACT
ROLE OF ULTRASOUND IN THE DIAGNOSIS OF CONGENITAL DUODENAL OBSTRUCTION
IN INFANTS
Nguyen Huu Chi, Nguyen Minh Hoang, Le Tan Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 135 - 140
Objectives: To assess the role of abdominal ultrasound in the diagnosis of congenital duodenal obstruction
in infants at Children’s Hospital 1.
Methods: Cross-sectional descriptive study.
Results: From January 2012 to Mars 2014, 180 cases were included in the study: 109 cases with duodenal
obstruction and 71 controls. Among the cases with duodenal obstruction, there were 37 cases with midgut
volvulus due to intestinal malrotation. Mean age was 23 days. Male/female ratio was 1.5. Vomiting was seen in
94%, of these, dark green substance was 76%. The sensitivity, specificity, positive and negative predictive value
and accuracy of ultrasound in the diagnosis of duodenal obstruction were 91.7%, 91.5%, 87.8%, 94.3%, 91.7%,
respectively. In cases with duodenal obstruction due to intrinsic causes, the diameter of the dilated duodenum was
22± 6.5 mm; the sensitivity, specificity, positive and negative predictive value and accuracy of the “double bubble”
sign were 87.5%, 90.1%, 87.6%, 90%, 88.8%, respectively. In cases with duodenal obstruction due to intestinal
malrotation and volvulus, the “whirlpool” sign had the sensitivity, specificity, positive and negative predictive
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS CK2 Nguyễn Hữu Chí ĐT: 0913452259 Email: Dr_huuchi@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 136
value of 97.3%, 98.6%, 98.6%, 97.3%, respectively.
Conclusions: Ultrasound has a high diagnostic value in the diagnosis of congenital duodenal obstruction in
infants, particularly due to intestinal malrotation with or without complication. It should be used as a routine test
in cases with suspected gastrointestinal tract anomaly or bilious vomiting.
Keywords: duodenal obstruction, dark green vomiting, ultrasound, infants.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc tá tràng bẩm sinh, thường gặp trong dị
tật đường tiêu hóa ở trẻ em. Dù đã có nhiều tiến
bộ trong lĩnh vực ngoại khoa và hồi sức, nhưng
tắc tá tràng bẩm sinh vẫn còn là một thách thức
trong điều trị, trong đó có yêu cầu chẩn đoán
chính xác và kịp thời(12,9,11). Hình ảnh bóng đôi
điển hình trên phim bụng không chuẩn bị có giá
trị gợi ý, nhưng không nhạy trong việc gợi ý
nguyên nhân tắc tá tràng(6) và trong trường hợp
có kết hợp teo thực quản(5,14). Chụp X quang
đường tiêu hóa trên có cản quang là thủ thuật
đòi hỏi phải chuẩn bị và nhiễm tia(1). Siêu âm ống
tiêu hóa đã sử dụng rộng rãi nhưng giá trị của
siêu âm trong chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh
chưa được đánh giá. Do đó, chúng tôi thực hiện
đề tài với hy vọng góp phần xác định chẩn đoán
tắc tá tràng bẩm sinh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị siêu âm trong chẩn đoán tắc
tá tràng bẩm sinh.
Mục tiêu chuyên biệt
-Xác định tỉ lệ các dấu hiệu siêu âm trong tắc
tá tràng bẩm sinh bao gồm dấu bóng đôi, dấu
nghẹt ruột, dấu chuyển tiếp.
-Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác
của các dấu hiệu siêu âm kể trên.
-Xác định tỉ lệ % siêu âm chẩn đoán đúng
nguyên nhân tắc tá tràng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhi ≤ 12tháng tuổi, nghi ngờ tắc tá tràng.
Dân số chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân được thực hiện siêu âm
bụng tại khoa Siêu âm Bệnh viện Nhi đồng
1,TP.HCM, trong khoảng thời gian từ 1/2012 đến
3/2014, với các chỉ định siêu âm như sau: nghi
ngờ tắc tá tràng hoặc nghi bất thường ống tiêu
hóa cao, theo dõi tắc ruột cao hoặc xoắn ruột
hoặc nôn có dịch xanh rêu.
Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu
Có thực hiện siêu âm khảo sát tá tràng và
được can thiệp phẫu thuật.
Tiêu chuẩn loại trừ
Chẩn đoán phẫu thuật tắc tá tràng nhưng
không do nguyên nhân bẩm sinh.
Không được phẫu thuật do từ chối phẫu
thuật, bệnh quá chỉ định phẫu thuật hoặc tử
vong trước khi phẫu thuật.
Như vậy, tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán tắc
tá tràng của chúng tôi là xác định bằng phẫu
thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi-tiến cứu, mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu
2
2
2/1 )1(
d
PPZ
N
−
=
−α
α là mức ý nghĩa sai lầm loại 1, α = 0,05.
Z là trị số lấy từ phân phối chuẩn → Z1-α/2 = Z0,975 = 1,96.
Sai số cho phép là d=5%, p=0,92 (nhóm tắc tá tràng) và
p=0,95 (nhóm không tắc tá tràng).
Theo tác giả Chrisopher Craig Blackmore(4),
siêu âm trong chẩn đoán tắc ruột có độ nhạy 92%
(95% CI, 87-96%), độ đặc hiệu 95% (95% CI, 87-
100%) cho nên: Số bệnh nhân tắc tá tràng cần cho
nghiên cứu là 113 ca.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 137
Số bệnh nhân không tắc tá tràng cần cho
nghiên cứu là 73 ca.
KẾT QUẢ
Từ 1/2012 đến 3/2014, có 180 trường hợp
được đưa vào lô nghiên cứu, trong đó có 109 ca
tắc tá tràng và 71 ca không tắc tá tràng. Tuổi
trung bình 23 ngày. Tỉ lệ trai/gái:1/5. Nôn ói
chiếm 94%, trong đó dịch xanh rêu chiếm 76%.
Đường kính tá tràng bị dãn ở bệnh nhân
tắc tá tràng không có xoắn ruột do RXBTd= 22
± 6,5 mm.
Đặc điểm siêu âm trong tắc tá tràng
Bảng 1: Đặc điểm siêu âm tắc tá tràng
Dấu siêu âm Tắc tá tràng không
do RXBT N=72
Tắc tá tràng có
xoắn ruột/RXBT
N=37
Dấu bóng đôi 63 (87,5%) 14 (37,8%)
Dấu chuyển
tiếp
64 (89%) Không đánh giá
Dấu tăng nhu
động ruột
53 (73,6%) 18 (48,6%)
Dấu whirlpool 0 (0%) 36 (97,3%)
Giá trị các dấu chứng siêu âm trong chẩn
đoán tắc tá tràng không có xoắn ruột do RXBT.
Bảng 2: Dấu bóng đôi trên siêu âm.
Ca bệnh
Siêu âm
Tắc tá tràng Không tắc tá tràng Tổng
bóng đôi (+) 63 7 70
bóng đôi (-) 9 64 73
Tổng 72 71 143
Se 87,5% Sp 90,1%
NPV 87,6% PPV 90%
Ac 88,8%
Bảng 3: Dấu chuyển tiếp.
Ca bệnh
Siêu âm
Tắc tá tràng Không tắc tá tràng Tổng
chuyển tiếp (+) 64 8 72
chuyển tiếp(-) 7 63 70
Tổng 71 71 142
Se 90,1% Sp 88,7%
NPV 90% PPV 88,8%
Ac 89,4%
Dấu tăng nhu động ruột.
Se 73.6% Sp 19.7%
NPV 42,4% PPV 48,2%
Ac 46,8%
Bảng 4: Dấu Whirlpooltrong chẩn đoán xoắn ruột /
RXBT.
Phẫu thuật
Siêu âm
XR/ RXBT Có XR/ RXBT
Không
Tổng
Whirlpool (+) 36 1 37
Whirlpool (-) 1 71 72
Tổng 37 72 109
Se 97,3% Sp 98,6%
NPV 98,6% PPV 97,3%
Ac 98,1%
Bảng 5:Giá trị của kết luận siêu âm chẩn đoán tắc tá
tràng.
Ca bệnh
∆ Siêu âm
Tắc tá tràng Không tắc tá
tràng
Tổng
Tắc tá tràng (+) 100 6 106
Tắc tá tràng (-) 9 65 74
Tổng 109 71 180
Se 91,7% Sp91,5% NPV 87,8% PPV 94,3% Ac
91,7%
Hình ảnh bóng đôi trên X quang bụng không
chuẩn bị
Nhóm tắc tá tràng không do RXBT: bóng đôi
điển hình chiếm 33/69 (48%), không điển hình
27/69 (39%), bình thường 9/69 (13%).
Nhóm tắc tá tràng có XR do RXBT: bóng đôi
điển hình chiếm 2/34(6%), không điển hình
17/34 (50%), bình thường 15/34 (44%).
Ca bệnh
Siêu âm
Tắc tá tràng Không
tắc tá tràng
Tổng
Tăng nhu động ruột (+) 53 57 110
Tăng nhu động ruột(-) 19 14 33
Tổng 72 71 143
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 138
A B
C D
Hình 1: Hình ảnh bóng đôi trên X quang bụng không chuẩn bị. Hình A. Bóng đôi siêu âm (ID 150776/12) B.
Bóng đôi siêu âm (ID 150776/12). C. dấu whirlpool (ID: 151412/13). D. Màng ngăn có lỗ thông (ID 148126/13)
Nguyên nhân tắc tá tràng
Bảng 6:Nguyên nhân tắc tá tràng
Nguyên nhân Tần số Tỉ lệ %
Teo tá tràng Teo 33 30,3
Màng ngăn Không lổ thông 2 17,4
Có lỗ thông 17
Tụy nhẫn + Teo/Màng ngăn 5 11,9
+ Hẹp 8
TMC trước tá tràng + Teo 1 1,8
+ Hẹp 1
Dây Ladd/RXBT 3 2,8
Xoắn ruột/RXBT 37 33,9
Dây Ladd+Tụy nhẫn (phối hợp) 2 1,8
BÀN LUẬN
Tắc tá tràng bẩm sinh là bất thường hay
gặp nhất trong các dị tật gây tắc của ống tiêu
hóa ở trẻ em. Ngày nay, với sự phát triển của
chẩn đoán tiền sản, bệnh có thể được chẩn
đoán sớm từ giai đoạn bào thai. Tuy nhiên,
trong điều kiện nước ta, vẫn còn khá nhiều
trường hợp bỏ sót, lâm sàng thường gặp bệnh
cảnh nôn ói sau sinh hoặc nôn ói kéo dài ở trẻ
lớn (trường hợp tắc tá tràng không hoàn toàn,
dạng màng ngăn có lổ thông hoặc hội chứng
động mạch mạc treo tràng trên...). Do đó, vấn
đề chẩn đoán chính xác và kịp thời tắc tá tràng
sau khi trẻ ra đời vẫn là một yêu cầu lớn trong
thực hành lâm sàng Nhi khoa(12,11).
Ngày nay, với những tiến bộ về kỹ thuật
hình ảnh học, siêu âm có thể khảo sát gần như
toàn bộ ống tiêu hóa. Dấu “bóng đôi” là đặc
trưng chẩn đoán tắc tá tràng trên phim bụng
không chuẩn bị, dấu hiệu này tương ứng với
bóng khí trong dạ dày và tá tràng đoạn gần bị
giãn kèm với tình trạng không có khí trong đoạn
xa của ống tiêu hóa(7). Dấu hiệu này cũng nhận
dạng được trên siêu âm(3,10), bởi luôn luôn có kèm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 139
theo ứ dịch hoặc nhờ chủ động đưa dịch vào dạ
dày. Một kỹ thuật luôn luôn cần thiết trong siêu
âm ống tiêu hóa là sự duy trì một lực tì đè có
mức độ và liên tục lên đầu dò khi quét hình, để
“đẩy khí” ra khỏi vị trí phía dưới đầu dò sẽ loại
bỏ được sự bất lợi do khí trong ruột(2). Khi hình
ảnh quan sát tốt hơn, sẽ thấy khá rõ hai cấu trúc
chứa dịch và khí, cùng trên mặt cắt ngang ở
vùng bụng trên, tương ứng với dạ dày và tá
tràng dãn.Tắc tá tràng bẩm sinh do teo hẹp,
thường có vị trí tắc ở D2, lân cận nhú tá lớn, do
đó phần tá tràng dãn thường là D1 và D2. Bình
thường, tá tràng D2 thường xẹp và nằm giữa túi
mật và đầu tụy, khi bị dãn sẽ dễ dàng nhận ra ở
tại vị trí này, dưới dạng một cấu trúc dịch – khí,
đặc biệt cho trẻ nằm nghiêng phải sẽ thấy rõ
mức khí dịch này(3). Dấu bóng đôi, qua nghiên
cứu, chúng tôi thấy có độ nhạy cao 87,5%, độ đặc
hiệu 90,1%, giá trị tiên đoán dương 90%,giá trị
tiên đoán âm 87,6%. Dấu bóng đôi, trên siêu âm
rất có ích cho chẩn đoán tắc tá tràng, đặc biệt ở
trẻ có kèm teo thực quản, và hơn nữa, chúng tôi
nhận thấy dấu bóng đôi điển hình trên phim
Xquang bụng không chuẩn bị chỉ chiếm 48% đối
với nhóm không có RXBT và chỉ chiếm 6% ở trẻ
có xoắn ruột do RXBT. Chúng tôi nhận thấy
khẩu kính tá tràng dãn 22,1 ± 6,5mm, chưa được
ghi nhận trong y văn.
Vùng chuyển tiếp, đoạn ruột dãn và xẹp, là
biểu hiện căn bản trong đánh giá tắc nghẽn ống
tiêu hóa nói chung. Do vị trí tắc là ở tá tràng, nên
đoạn ruột xẹp sau chỗ tắc được quan sát ở phần
tá tràng xa hoặc ruột hỗng tràng. Dấu chuyển
tiếp trong nghiên cứu chúng tôi có giá trị gợi ý
tắc nghẽn cũng như vị trí tắc, với độ nhạy, độ
đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên
đoán âm lần lượt là 90,1%, 88,7%,90%, 88,8%.
Ruột xoay bất toàn có thể gây tắc tá tràng
do dây chằng Ladd hoặc xoắn ruột, với biểu hiện
tắc ruột cao vùng tá -hỗng tràng. Đây là bất
thường tiêu hóa, 90% có biểu hiện trong năm
đầu đời. Bệnh cảnh nôn ói dịch xanh rêu rất
thường gặp, việc xác định nguyên nhân là cần
thiết, giúp cho nhà ngoại khoa có thái độ tích
cực, khẩn cấp hơn nếu như là xoắn ruột do
RXBT. Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận
dấu hiệu Whirpool có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá
trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ
chính xác lần lượt là 97,3%, 98,6%, 97,3%, 98,6%
và 98,1%. Còn theo nghiên cứu của Couture(6),
dấu hiệu này có độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 100
%. Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy dấu
hiệu dãn tá tràng ở bệnh nhân xoắn ruột do
RXBT thường không rõ, điều này cũng phù với
với nhận xét của tác giả A. Coutour(6,8).Do đó việc
phát hiện dấu hiệu đảo vị trí tĩnh mạch mạc treo
tràng trên và dấu hiệu Whirlpool rất quan trọng
cho việc góp phần xác định chẩn đoán.
KẾT LUẬN
Siêu âm chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh ở
trẻ nhũ nhi có giá trị cao, đặc biệt do nguyên
nhân ruột xoay bất toàn có hay không có biến
chứng. Nên thực hiện bước đầu ở trẻ nghi có bất
thường bẩm sinh đường tiêu hóa hoặc nôn ói
dịch xanh rêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alehossein M (2012). Diagnostic Accuracy of Ultrasound in
Determining the Cause of Bilious Vomiting in
Neonates.Iranian Journal of Radiology. 9(4), 190-194.
2. Alois H (2011). "Transabdominal ultrasound of the
gastrointestinal tract",European Course Book.
3. Bisset RAL, Khan AN. (2008). "Different Diagnosis In
Abdominal Ultrasound",Elsevier India.
4. Blackmore Christopher Craig "Imaging in acute abdominal
pain", pp. 459-473.
5. Chang Thomas C. (1998). Sonography of pediatric luminal
gastrointestinaldisorders.J.Applied Radiology. 27 (6).
6. Couture A. (2008). "Bowel Obstruction in Neonates and
Children", in Gastrointestinal Tract Sonography in Fetuses
and Children, Couture A, Baud C, Editors, Springer:
Germany, pp. 131-251.
7. Gupta AK, Guglani B. (2005). Imaging of congenital anomalies
of the gastrointestinal tract.Indian J Pediatr. 72 (5), 403-14.
8. Marta H. (1999). Imaging of neonatal gastrointestinal
obstruction.Radiologic Clinics of North America. 37 (6), 1163-
1186.
9. Sherif NK. (2006), Congenital Duodenal Obstruction.Annals
of Pediatric Surgery, 2 (2), 130-135.
10. Tawil MI. (2007). "Pediatric Emergencies: Non-traumatic
Abdominal Emergencies ", in Emergency Radiology - Imaging
and Intervention, Borut Marincek, Editor, Springer, pp. 621-
632.
11. Trần Thanh Trí, Lâm Thời Kim. (2013), Đánh giá kết quả điều
trị tắc tá tràng ở trẻ em. Y học TP. Hồ Chí Minh. 17 (3), 26-31.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 140
12. Trương Nguyễn Uy Linh, Trần Thành Trai. (2000), Điều trị tắc
tràng sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1.Y học TP. Hồ Chí
Minh. 4 (1), 5-10.
13. Vinocur DN. (2012). Neonatal Intestinal Obstruction.Am J
Roentgenol, 198, W1-10.
14. Yechiel S. (2006)."Duodenal Obstruction"in Pediatric Surgery,
Puri P, Editor, Springer, pp. 203-212.
Ngày nhận bài báo: 24/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 30/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_sieu_am_trong_chan_doan_tac_ta_trang_bam_sinh_o_tre.pdf