BÀN LUẬN
Tỷ lệ albumin niệu vi lượng
Tỷ lệ albumin niệu vi lượng trên toàn bộ 247
bệnh nhân đái tháo đường được xét nghiệm
ACR niệu là 34%, tỷ lệ albumin niệu đại lượng là
19%. So với nghiên cứu của các tác giả trong
nước, tỷ lệ này gần tương đương với nghiên cứu
của Trần Xuân Trường (33,8%)(4), Nguyễn Đức
Ngọ (32,2%)(3), tuy nhiên thấp hơn so với nghiên
cứu của Lê Thanh Hà (42,2%)(1), Hồ Hữu Hóa
(45,7%)(2). Điều này có thể do sự khác biệt về đặc
điểm của mẫu nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Giá trị của que thử bán định lượng albumin
niệu so với xét nghiệm chứng là ACR niệu:
Độ nhạy của que thử là 94,2%, độ chuyên là
87,7%. Khi so sánh với các nghiên cứu tương tự
ngoài nước dùng mẫu nước tiểu buổi sáng hay
mẫu nước tiểu bất kỳ như nghiên cứu của tác giả
Mongensen(8), Marshall(6), C. Parikh(9), chúng
tôi thấy có sự tương đồng giữa nghiên cứu của
chúng tôi và các tác giả vì cùng cho thấy là que
thử có độ nhạy cao (>90%) và độ chuyên thấp.
Trong khi đó, các nghiên cứu dùng mẫu nước
tiểu 24 giờ hay qua đêm như của tác giả Laura(5),
Minetti(7) cho kết quả ngược lại với nghiên cứu
chúng tôi là độ nhạy của que thử thấp và độ
chuyên cao (bảng 10).
Như vậy, nếu dùng mẫu nước tiểu bất kỳ
hay buổi sáng, que thử có độ nhạy cao, nếu
dùng mẫu nước tiểu 24 giờ hay qua đêm, que
thử có độ chuyên cao.
Giá trị tiên đoán dương của que thử là 85,2%,
giá trị tiên đoán âm của que thử là 95,2%. Giá trị
tiên đoán âm cao của que thử cho thấy nếu sau
khi thử một mẫu nước tiểu bằng que thử, que
thử đổi màu ở mức <20 mg/L thì xác suất không
có albumin niệu vi lượng trong mẫu nước tiểu là
95,2%, tức là người thử que có thể loại trừgần
hoàn toàn albumin niệu vi lượng có trong mẫu
nước tiểu.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trịcủa que thửbán định lượng albumin niệu trong tầm soát albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 174
GIÁ TRỊ CỦA QUE THỬ BÁN ĐỊNH LƯỢNG ALBUMIN NIỆU TRONG TẦM SOÁT
ALBUMIN NIỆU VI LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Văn Trí**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của que thử bán định
lượng albumin niệu với xét nghiệm chứng là tỷ số albumin/creatinin niệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 247 bệnh nhân ĐTĐ được xét nghiệm ACR niệu, có 200 bệnh
nhân có ACR niệu ≤300 mg/g được thử nước tiểu tìm albumin niệu vi lượng bằng que thử bán định lượng
albumin niệu.
Kết quả: Có 95/200 bệnh nhân có albumin niệu vi lượng được xác định bằng que thử bán định lượng
albumin niệu. Ss, Sp, PPV, NPV của que thử bán định lượng albumin niệu lần lượt là 94,2%, 87,7%, 85,2%,
95,2%.
Kết luận: Với độ nhạy cao và giá trị tiên đoán âm cao, que thử bán định lượng albumin niệu có thể là một
phương tiện có giá trị tốt trong tầm soát albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân ĐTĐ.
Từ khóa: Albumin niệu vi lượng (MAU), đái tháo đường (ĐTĐ), que thử bán định lượng albumin niệu.
Từ viết tắt: ACR: albumin/creatinin ratio, ĐTĐ: đái tháo đường, MAU: microalbuminuria, Ss: sensitivity
(độ nhạy), Sp:specificity (độ chuyên), PPV: positive predictive value (giá trị tiên đoán dương), NPV: negative
predictive value (giá trị tiên đoán âm)
ABSTRACT
UTILITY OF THE SEMIQUANTIATIVE ALBUMINURIA DIPSTICK TEST IN SCREENING FOR
MICROALBUMINURIA IN DIABETIC PATIENTS.
Nguyen Thi Thanh Thao, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 174 - 178
Objective: define sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value of the
semiquantiative albuminuria dipstick test with the reference test is urine albumin/creatinin ratio (ACR).
Patients and methods: 247 diabetic patients were first measured albuminuria by ACR test.Then, there
were 200 patients with ACR ≤300 mg/g being examined microalbuminuria by the semiquantiative albuminuria
dipstick test. 2
Results: There was 95/200 patients who were defined to have microalbuminuria by the semiquantiative
albuminuria dipstick test. Ss, Sp, PPV, NPV of the semiquantiative albuminuria dipstick test are 94.2%, 87.7%,
85.2%, 95.2%, respectively.
Conclusion: With the high sensitivity and high positive predictive value, the semiquantiative albuminuria
dipstick test is a good method for screening of microalbuminuria in diabetic patients.
Key words: microalbuminuria, diabetes, semiquantiative albuminuria dipstick test.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tầm soát albumin niệu vi lượng được xem là
quy trình bắt buộc phải làm khi tiếp cận bệnh
nhân đái tháo đường. Do đó, cần một xét
nghiệm tiện lợi để xác định albumin niệu vi
lượng. Que thử bán định lượng albumin niệu là
một phương tiện nhanh chóng, chính xác, kinh
tế để xác định albumin niệu vi lượng đã được sử
* Nội trú Bộ môn Lão khoa, ĐH Y Dược TP. HCM ** Bộ môn Lão khoa, ĐH Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thanh Thảo ĐT: 0908041390 Email:tvmdnguyenthao@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 175
dụng nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt
Nam xét nghiệm này vẫn chưa được kiểm định về
giá trị và chưa được sử dụng thường quy.Trên cơ
sở đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên
đoán dương, giá trị tiên đoán âm của que thử
bán định lượng albumin niệu với xét nghiệm
chứng là ACR niệu
Tìm mối liên quan giữa albumin niệu vi lượng
với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân ĐTĐ khám tại phòng khám nội
tiết bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 10 năm
2013 đến tháng 4 năm 2014, không có tiêu chí
loại trừ, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các nguyên nhân gây tăng albumin niệu cấp
tính: các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính, sốt, nhiễm
ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu, các bệnh lý
khác có khả năng gây tổn thương thận cấp,
nhiễm trùng tiểu hay có hồng cầu, bạch cầu
trong nước tiểu, thai kỳ.
Các nguyên nhân gây tăng albumin niệu
mạn tính: hội chứng thận hư không do ĐTĐ, các
bệnh lý cầu thận, ống thận và mô kẽ không do
ĐTĐ, suy tim mạn, các bệnh lý tự miễn, bệnh lý
ác tính, các bệnh lý truyền nhiễm: AIDS, viêm
gan siêu vi
Tỷ trọng nước tiểu 1,02.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả, tiến cứu.
Cỡ mẫu
N (Ss) = z2x (Ss (1-Ss)) /(W2 x P)
N (Sp) = z2x (Sp (1-Sp)) /(W2 x (1-P))
Trong đó: Ss: độ nhạy theo nghiên cứu trước,
Sp: độ chuyên theo nghiên cứu trước (theo
nghiên cứu của tác giả Poulsen PL , SN = 95%, SP
= 93%), z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin
cậy chọn lựa, chọn độ tin cậy 95% thìz=1,96, W:
độ chính xác mong muốn, chọn W=0,05, P là tỷ lệ
albumin niệu vi lượng trong dân số bệnh nhân
ĐTĐ, dựa theo nghiên cứu MAPS là 40%.
Tính ra: NSN là 183 bệnh nhân, NSP là 167
bệnh nhân, chọn cỡ mẫu có số lượng cao hơn để
tính được cả độ nhạy và độ chuyên, chọn N=183.
Khái niệm que thử bán định lượng albumin niệu
Dùng que Micral test của RocheR, hoạt động
dựa trên phản ứng kháng thể gắn chuyên biệt
với albumin trong nước tiểu, phức hợp kháng
nguyên kháng thể sẽ phản ứng với chất chỉ thị
màu có trên vùng đọc của que, ứng với mỗi mức
màu là một giá trị albumin niệu, có 4 mức màu
được biểu thị sẵn trên hộp chứa que là: trắng = 0
mg/L, hồng nhạt = 20 mg/L, hồng vừa = 50 mg/L,
hồng đậm tương đương ≥100 mg/L. Nếu que thử
đổi màu trung gian thì giá trị albumin niệu sẽ là
giá trị trung bình giữa hai mức màu. Que thử
đổi màu ở mức ≥20 mg/L là tương đương với
ACR niệu ≥30 mg/g.
Sau khi nhúng que vào nước tiểu 5 giây, để
que nằm ngang trong 1 phút, đọc kết quả trên
vùng đọc của que bằng cách so màu với thanh
màu có sẳn trên hộp chứa que. Từ đó xác định
được mức albumin niệu.
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của nghiên cứu:
- Đã được chẩn đoán ĐTĐ và đang dùng
thuốc điều trị ĐTĐ (có kèm theo toa thuốc) hay
đang dùng các phương pháp điều trị ĐTĐ
không dùng thuốc như tiết chế chế độ ăn, luyện
tập thể dục.
Hoặc
Bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ theo
đúng tiêu chuẩn của ADA 2013, bao gồm:
Đường huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (7
mmol/L), hoặc
Đường huyết tương bất kỳ ≥200 mg/dL (11,1
mmol/L), kèm theo có các triệu chứng của tăng
đường huyết hay cơn tăng đường huyết.
Tiêu chuẩn chẩn đoán albumin niệu vi lượng
Albumin niệu vi lượng khi chỉ số ACR trong
khoảng 30-300 mg/g hoặc sự đổi màu của que
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 176
thử bán định lượng albumin niệu ≥20 mg/L.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
ĐTNC
n=200 % TB ± SD
(chung)
Giới tính Nam 71 35,5%
Nữ 129 64,5%
Tuổi <60 tuổi 80 40% 62 ± 12
≥60 tuổi 120 60%
Thời gian
ĐTĐ
<5 năm 93 46,5% 7,2 ± 6,05
≥5 năm 107 53,5%
Tiền sử
THA
Có 102 51%
Không 98 49%
Sự tuân thủ
điều trị
Có 150 75%
Không 50 25%
BMI 18,5 - 22,9 78 39% 24,6 ± 4,04
23-24,9 38 19%
≥25 84 42%
HATT <140 mmHg 136 68% 128,9 ±
18,7 ≥140 mmHg 64 32%
HbA1C < 7% 62 31% 8,5 ± 2,1
7 – 8 % 33 16,5%
> 8% 105 52,5%
Độ lọc cầu
thận
≥60 mL/phút 142 71% 75,7 ± 2,4
<60 mL/phút 58 29%
Bảng 2: Kết quả thử nước tiểu bằng xét nghiệm ACR
niệu
ACR n %
Bình thường (<30 mg/g) 116 47
Vi lượng (30-300 mg/g) 84 34
Đại lượng (>300 mg/g) 47 19
Tổng cộng 247 100
Bảng 3: Kết quả thử nước tiểu bằng que thử bán định
lượng albumin niệu
MAU n
(-)(<20 mg/L) 105
(+)(≥20 mg/L) 95
Tổng cộng 200
Bảng 4: Bảng 2x2 trên đối tượng nghiên cứu chung
ACR+(≥30
mg/g)
ACR-(<30
mg/g)
Tổng
Que thử (+)(≥20 mg/L) 81 14 95
Que thử (-)(<20 mg/L) 5 100 105
Tổng 86 114 200
Ss =
x 100% = 94,2% Sp =
x 100% = 87,7%
PPV =
x 100% = 85,2% NPV =
= 95,2%
Bảng 5: Mối liên quan giữa MAU và các biến số
định tính
Biến định tính MAU (+)
n (%)
MAU (-)
n (%)
OR
(CI)
P
Giới:
Nam
Nữ
36 (37,9)
59 (62,1)
35 (33,3)
70 (66,7)
0,819
(0,45-1,46)
0,501
Dùng thuốc ức
chế RAA:
Có
Không
Tiền sử tăng
huyết áp:
Có
Không
38 (40)
57 (60)
54 (56,8)
41 (43,2)
67 (63,8)
38 (36,2)
48 (45,7)
57 (54,3)
0,714
(0,408-1,248)
1,56
(0,894-2,735)
0,236
0,116
Bảng 6: Mối liên quan giữa MAU và sự tuân thủ
điều trị ĐTĐ
Sự tuân thủ
điều trị ĐTĐ
MAU (+)
n(%)
MAU (-)
n(%)
Tổng P
OR, CI
Không n(%) 35 (70%) 15 (30%) 50 P <0,001
OR=3,5
CI= 1,76-6,96
Có n(%) 60 (40%) 90 (60%) 150
Tổng 95 105 200
Bảng 7: Mối liên quan giữa MAU và các biến số định lượng
Biến định lượng MAU (+)n=95 MAU (-)n=105 P
1)Tuổi 63,9 ± 11,5 60,3 ± 12,6 0,04
2)Thời gian ĐTĐ 8,4 ± 6,2 6,2 ± 5,8 0,012
3)HATT 134,2 ± 19,8 124,2 ± 16,3 <0,001
4)Huyết áp tâm trương 77,9 ± 10,9 75,5 ± 8,7 0,079
5)BMI 24,4 (22,3-27,4) 23,4 (21-26,5) 0,046*
6)Vòng eo 94 ± 9,3 90,6 ± 9 0,009
7) Đường huyếtlúc đói 160 (124-202) 130 (113-158,5) <0,001*
8) HbA1C 8,8 (7,3-10,5) 7,5 (6,6-9,3) 0,005*
9) Hemoglobin 12,6 ± 1,6 13 ± 1,5 0,068
10) Cholesterol toàn phần 185 (157-224) 175 (150-207) 0,06*
11) HDL 43,7 ± 10 43,4 ± 9,8 0,837
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 177
Biến định lượng MAU (+)n=95 MAU (-)n=105 P
12) LDL 14 (90,5-140,5) 106 (8-126) 0,139*
13) Triglyceride 176,5 (131-243) 156 (108-218) 0,08*
Bảng 8: Mối liên quan giữa MAU và độ lọc cầu thận
trên ĐTNC chung
MAU (+)n(%) MAU (-)n(%) POR, CI
GFR <60 35(36,8) 23(21,9) P=0,02
OR=2,08
CI=1,11-3,87
GFR ≥60 60(63,2) 82(78,1)
Tổng 95 105
Bảng 9: Liên quan giữa MAU và độ lọc cầu thận trên
ĐTNC ≥60 tuổi
MAU (+)n(%) MAU (-)n(%) POR, CI
GFR <60 33(55) 22(36,7) P=0,044
OR=2,1
CI=1,01-4,38
GFR ≥60 27(45) 38(63,3)
Tổng 60 60
Bảng 9: Mối liên quan giữa MAU (+) với các biến số
theo hồi quy logistic đa biến
Biến số OR CI P
Giới nữ 1,473 0,721-3,008 0,288
Sự không tuân thủ điều
trị ĐTĐ 4,114 1,792-9,445 0,001
Sử dụng thuốc ức chế
hệ renin-angiotensin 0,999 0,501-1,99 0,997
Tuổi 1,044 1,01-1,078 0,01
Thời gian ĐTĐ 1,014 0,955-1,077 0,645
BMI 1,006 0,872-1,16 0,937
Vòng eo 1,04 0,977-1,107 0,222
Huyết áp tâm thu 1,024 1,001-1,048 0,04
Huyết áp tâm trương 1,016 0,972-1,063 0,47
HbA1C 0,984 0,804-1,205 0,88
Đường huyết lúc đói 1,01 1,003-1,017 0,003
BÀN LUẬN
Tỷ lệ albumin niệu vi lượng
Tỷ lệ albumin niệu vi lượng trên toàn bộ 247
bệnh nhân đái tháo đường được xét nghiệm
ACR niệu là 34%, tỷ lệ albumin niệu đại lượng là
19%. So với nghiên cứu của các tác giả trong
nước, tỷ lệ này gần tương đương với nghiên cứu
của Trần Xuân Trường (33,8%)(4), Nguyễn Đức
Ngọ (32,2%)(3), tuy nhiên thấp hơn so với nghiên
cứu của Lê Thanh Hà (42,2%)(1), Hồ Hữu Hóa
(45,7%)(2). Điều này có thể do sự khác biệt về đặc
điểm của mẫu nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Giá trị của que thử bán định lượng albumin
niệu so với xét nghiệm chứng là ACR niệu:
Độ nhạy của que thử là 94,2%, độ chuyên là
87,7%. Khi so sánh với các nghiên cứu tương tự
ngoài nước dùng mẫu nước tiểu buổi sáng hay
mẫu nước tiểu bất kỳ như nghiên cứu của tác giả
Mongensen(8), Marshall(6), C. Parikh(9), chúng
tôi thấy có sự tương đồng giữa nghiên cứu của
chúng tôi và các tác giả vì cùng cho thấy là que
thử có độ nhạy cao (>90%) và độ chuyên thấp.
Trong khi đó, các nghiên cứu dùng mẫu nước
tiểu 24 giờ hay qua đêm như của tác giả Laura(5),
Minetti(7) cho kết quả ngược lại với nghiên cứu
chúng tôi là độ nhạy của que thử thấp và độ
chuyên cao (bảng 10).
Như vậy, nếu dùng mẫu nước tiểu bất kỳ
hay buổi sáng, que thử có độ nhạy cao, nếu
dùng mẫu nước tiểu 24 giờ hay qua đêm, que
thử có độ chuyên cao.
Giá trị tiên đoán dương của que thử là 85,2%,
giá trị tiên đoán âm của que thử là 95,2%. Giá trị
tiên đoán âm cao của que thử cho thấy nếu sau
khi thử một mẫu nước tiểu bằng que thử, que
thử đổi màu ở mức <20 mg/L thì xác suất không
có albumin niệu vi lượng trong mẫu nước tiểu là
95,2%, tức là người thử que có thể loại trừgần
hoàn toàn albumin niệu vi lượng có trong mẫu
nước tiểu.
Bảng 10: Kết quả độ nhạy và độ chuyên của que thử bán định lượng albumin niệu theo một số nghiên cứu
Tác giả N Chứng Nước tiểu Ss(%) Sp (%)
Nagrebetsky 88 ACR buổi sáng 91,7 44
G.Lepore 1.712 ACR buổi sáng 95,2 84,7
Larijani 200 ACR buổi sáng 93 87
Mogensen 2.228 ACR bất kỳ 96,7 71
Laura 245 AER 24 giờ 83 96
Minetti 391 IT 24 giờ 89 98
Gossain 103 IT qua đêm 69,5 97,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 178
Tác giả N Chứng Nước tiểu Ss(%) Sp (%)
Bashyam 167 IT qua đêm 63 100
Chúng tôi 200 ACR bất kỳ 94,2 87,7
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
albumin niệu vi lượng và các biến số nghiên
cứu
Theo phân tích đơn biến là: sự không tuân
thủ điều trị, tuổi, thời gian ĐTĐ, huyết áp tâm
thu, BMI, vòng eo, đường huyết lúc đói, HbA1C.
- Theo phân tích hồi quy logistic đa biến là:
sự không tuân thủ điều trị, tuổi,huyết áp tâm
thu và đường huyết lúc đói.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cortes-Sanabria Laura, et al (2006), "Utility of the Dipstick
Micraltest II in the screening of microalbuminuria of diabetes
mellitus type 2 and essential hypertension",Rev Invest
Clin,58(3), pp. 190-7.
2. Hồ Hữu Hóa (2009), "Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng
xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái
Nguyên",Luận văn thạc sỹ y học,Trường Đại Học Y Dược Thái
Nguyên.
3. Lê Thanh Hà (2004), "Một số nhận xét bệnh thận do đái tháo
đường típ 2 ở người có tuổi",Luận văn chuyên khoa cấp 2,Đại
Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Marshall S. M., Shearing P. A., Alberti K. G. (1992), "Micral-
test strips evaluated for screening for albuminuria",Clin
Chem,38(4), pp. 588-91.
5. Minetti E. E., et al (1997), "Accuracy of the urinary albumin
titrator stick 'Micral-Test' in kidney-disease patients",Nephrol
Dial Transplant,12(1), pp. 78-80.
6. Mogensen C. E., et al (1997), "Multicenter evaluation of the
Micral-Test II test strip, an immunologic rapid test for the
detection of microalbuminuria",Diabetes Care,20(11), pp. 1642-
6.
7. Nguyễn Đức Ngọ (2009), "Microalbumin niệu ở bệnh nhân
đái tháo đường típ 2, mối liên quan với các thành phần của
hội chứng chuyển hóa",Tạp chí y học thực hành Bộ Y Tế,Số 2,tr.
644-645.
8. Parikh C. R., et al (2004), "Rapid microalbuminuria screening
in type 2 diabetes mellitus: simplified approach with Micral
test strips and specific gravity",Nephrol Dial Transplant,19(7),
pp. 1881-5.
9. Trần Xuân Trường (2008), "nghiên cứu nồng độ
Microalbumin niệu chẩn đoán sớm biến chứng thận trên bệnh
nhân đái tháo đường týp 2",Tạp chí Y học thực hành số 1,tr. 34-
37.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tricua_que_thuban_dinh_luong_albumin_nieu_trong_tam_soat.pdf