Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM 1.Vị trí và tầm quan trọng của xăng dầu trong nền kinh tế. Trong bất kì nền kinh tế nào, xăng dầu cũng chiếm 1 vị trí vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam, xăng dầu là một trong ba mặt hàng chính được Nhà nước đặc biệt quan tâm (cùng với than và điện). Dầu mỏ hay dầu thô là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường . Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa Hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Như vậy có thể nói xăng có ứng dụng rất lớn cho đời sống. Các loại máy móc chạy bằng xăng có rất nhiều: Xe máy, oto, máy bay, động cơ điện .và đều rất cần thiết cho cuộc sống. Như vậy có thể nói, xăng dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất, và không thể thiếu trong đời sống. Chỉ một sự biến động nhỏ của xăng dầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác trong xã hội thế nên nó luôn là một trong những mặt hàng được Nhà nước và nhân dân sát sao theo dõi. 2. Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam chủ yếu gồm có LPG, xăng 92, xăng 95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1, DO 0,25% S; DO 0,05% S, cặn mazut, Hiện nay, có thêm một số sản phẩm mới được bổ sung là xăng pha cồn bioethanol E5, dầu NLSH biodiesel đã được kinh doanh trên thị trường. a) Xăng: Theo số liệu hải quan 2009, tổng lượng xăng RON 95 nhập khẩu với khối lượng 587.630 tấn, lượng nhập khẩu thường rơi vào mùa giữa năm. Các tháng đầu năm và cuối năm, lượng xăng nhập khẩu thấp hơn. Ngoài ra còn có xăng RON 92 phục vụ người tiêu dùng. b) Nhiên liệu phản lực và dầu hỏa: Nhiên liệu phản lực Jet A1được nhập về VN chủ yếu do công ty xăng dầu hàng không Việt Nam chiếm 78% tổng lượng Jet A1 nhập khẩu, bên cạnh đó còn có công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 16% Lượng nhiên liệu phản lực này được nhập khẩu làm nhiên liệu cho máy bay tại các sân bay chính trong nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, nên do đó một số lượng lớn nhập khẩu về cảng Nhà Bè (48%), cảng Sài Gòn Khu vực III (14%), tại phía Bắc nhập khẩu về cảng Hải Phòng (35%), ngoài ra còn nhập khẩu về cảng Chân Mây 2% tại khu vực miền Trung (cho sân bay Đà Nẵng), và cảng Bà Rịa Vũng Tàu 1% để tạm nhập tái xuất. c. Dầu Diesel (Dầu DO): Theo quy định của Nhà nước, dầu DO nhập khẩu về Việt Nam chỉ có 2 loại là Diesel 0.05% Lưu huỳnh và DO 0.25% Lưu huỳnh. Tổng lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 6,494,736 tấn trong đó DO 0.25% S chiếm 94% và DO 0,05% S chiếm 6%. 3) Thị trường xăng dầu ở Việt Nam a) Vấn đề “ độc quyền” trong thị trường xăng dầu ở Việt Nam Thị trường xăng dầu ở Việt Nam là một thị trường khá nhạy cảm. Chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần như 100% xăng dầu để cung ứng cho thị trường trong nước. Cho đến nay, dù đã có nhiều doanh nghiệp tham gia phân phối xăng dầu trên cả nước, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy Petrolimex luôn là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trong nước, và vị trí này có lẽ sẽ khó có sự thay đổi nào trong tương lai gần. Hiện nay, Petrolimex đảm nhận gần 60% nhu cầu xăng dầu trong nước thông qua hệ thống kho- cảng hiện đại, trên 1.900 cửa hàng và khoảng 5.500 đại lý trên phạm vi toàn quốc, phát triển mạnh tái xuất và chuyển khẩu xăng dầu sang Lào và Campuchia, đồng thời mở rộng thị trường sang Trung Quốc, Hongkong, Philippines Các kết quả điều tra cho thấy, trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm 4 doanh nghiệp còn lại (Petec, PV Oil, Saigon Petro và Mipeco) Có thể thấy rõ vị thế của Petrolimex qua bảng số liệu sau: Tên đơn vị Lượng nhập khẩu (tấn) Công Ty CP Dầu khí Mê Kông 52,280 Công ty Thương Mại dầu khí Đồng Tháp 100,171 Công ty TM XNK Thanh Lễ 92,296 Công Ty TNHH Dầu khí Mê Kông 5,597 Công ty xăng dầu Quân đội 92,055 Cty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư 226,343 Cty Thương mại Xăng dầu Đường Biển 12,823 Cty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí TP.HCM 11,592 Tổng công ty xăng dầu quân đội 82,624 Tổng công ty xăng dầu việt nam 1,850,570 TCT Dầu Việt Nam 16,735 (Bảng: thống kê các công ty nhập khẩu xăng dầu năm 2009. Nguồn: Số liệu hải quan) Điều này phần nào cho thấy, thị trường xăng dầu ở Việt Nam vẫn có độc quyền nhóm. Điều này trước hết đến từ các chính sách của Chính phủ. Như đã nói ở trên, xăng dầu là một mặt hàng rất thiết yếu và nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của đất nước, nên chính phủ cũng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền Nhà nước. Trong trương hợp này, chính phủ đã nhượng quyền khai thác thị trường xăng dầu để dễ dàng nắm giữ, quản lý. Theo văn bản thông báo về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2011 mà Bộ Công Thương đưa ra thì năm 2011, các doanh nghiệp trong nước sẽ nhập khẩu khoảng 11 triệu m3 xăng dầu (trong đó: xăng 3,4 triệu m3, dầu diesel 5,8 triệu m3, dầu ma dút 1,54 triệu m3, nguyên liệu bay 225.000 m3, dầu hỏa 30.000 m3)và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam sẽ được giao nhập khẩu hơn 50% tổng hạn mức (6,35 triệu m3), số còn lại giao cho 12 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác. Bên cạnh đó, còn có một sự rào cản tự nhiên tạo nên sự độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt nam. Mặc dù đã có sự mở cửa, nhưng không phải doanh nghiệp cứ muốn vào là được vì còn phải đầu tư rất lớn vào hệ thống xe bồn, trạm bán Các doanh nghiệp xăng dầu mới chỉ cạnh tranh ở mảng cuối cùng của thị phần.

doc28 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM 1.Vị trí và tầm quan trọng của xăng dầu trong nền kinh tế. Trong bất kì nền kinh tế nào, xăng dầu cũng chiếm 1 vị trí vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam, xăng dầu là một trong ba mặt hàng chính được Nhà nước đặc biệt quan tâm (cùng với than và điện). Dầu mỏ hay dầu thô là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa Hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Như vậy có thể nói xăng có ứng dụng rất lớn cho đời sống. Các loại máy móc chạy bằng xăng có rất nhiều: Xe máy, oto, máy bay, động cơ điện...và đều rất cần thiết cho cuộc sống. Như vậy có thể nói, xăng dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất, và không thể thiếu trong đời sống. Chỉ một sự biến động nhỏ của xăng dầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác trong xã hội thế nên nó luôn là một trong những mặt hàng được Nhà nước và nhân dân sát sao theo dõi. 2. Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam chủ yếu gồm có LPG, xăng 92, xăng 95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1, DO 0,25% S; DO 0,05% S, cặn mazut,… Hiện nay, có thêm một số sản phẩm mới được bổ sung là xăng pha cồn bioethanol E5, dầu NLSH biodiesel…  đã được kinh doanh trên thị trường. a) Xăng: Theo số liệu hải quan 2009, tổng lượng xăng RON 95 nhập khẩu với khối lượng 587.630 tấn, lượng nhập khẩu thường rơi vào mùa giữa năm. Các tháng đầu năm và cuối năm, lượng xăng nhập khẩu thấp hơn. Ngoài ra còn có xăng RON 92 phục vụ người tiêu dùng. b) Nhiên liệu phản lực và dầu hỏa: Nhiên liệu phản lực Jet A1được nhập về VN chủ yếu do công ty xăng dầu hàng không Việt Nam chiếm 78% tổng lượng Jet A1 nhập khẩu, bên cạnh đó còn có công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 16%…Lượng nhiên liệu phản lực này được nhập khẩu làm nhiên liệu cho máy bay tại các sân bay chính trong nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, nên do đó một số lượng lớn nhập khẩu về cảng Nhà Bè (48%), cảng Sài Gòn Khu vực III (14%), tại phía Bắc nhập khẩu về cảng Hải Phòng (35%), ngoài ra còn nhập khẩu về cảng Chân Mây 2% tại khu vực miền Trung (cho sân bay Đà Nẵng), và cảng Bà Rịa Vũng Tàu 1% để tạm nhập tái xuất. c. Dầu Diesel (Dầu DO): Theo quy định của Nhà nước, dầu DO nhập khẩu về Việt Nam chỉ có 2 loại là Diesel 0.05% Lưu huỳnh và DO 0.25% Lưu huỳnh. Tổng lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 6,494,736 tấn trong đó DO 0.25% S chiếm 94% và DO 0,05% S chiếm 6%. 3) Thị trường xăng dầu ở Việt Nam a) Vấn đề “ độc quyền” trong thị trường xăng dầu ở Việt Nam Thị trường xăng dầu ở Việt Nam là một thị trường khá nhạy cảm. Chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần như 100% xăng dầu để cung ứng cho thị trường trong nước. Cho đến nay, dù đã có nhiều doanh nghiệp tham gia phân phối xăng dầu trên cả nước, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy Petrolimex luôn là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trong nước, và vị trí này có lẽ sẽ khó có sự thay đổi nào trong tương lai gần. Hiện nay, Petrolimex đảm nhận gần 60% nhu cầu xăng dầu trong nước thông qua hệ thống kho- cảng hiện đại, trên 1.900 cửa hàng và khoảng 5.500 đại lý trên phạm vi toàn quốc, phát triển mạnh tái xuất và chuyển khẩu xăng dầu sang Lào và Campuchia, đồng thời mở rộng thị trường sang Trung Quốc, Hongkong, Philippines…Các kết quả điều tra cho thấy, trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm 4 doanh nghiệp còn lại (Petec, PV Oil, Saigon Petro và Mipeco)… Có thể thấy rõ vị thế của Petrolimex qua bảng số liệu sau: Tên đơn vị Lượng nhập khẩu (tấn) Công Ty CP Dầu khí Mê Kông 52,280 Công ty Thương Mại dầu khí Đồng Tháp 100,171 Công ty TM XNK Thanh Lễ 92,296 Công Ty TNHH Dầu khí Mê Kông 5,597 Công ty xăng dầu Quân đội 92,055 Cty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư 226,343 Cty Thương mại Xăng dầu Đường Biển 12,823 Cty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí TP.HCM 11,592 Tổng công ty xăng dầu quân đội 82,624 Tổng công ty xăng dầu việt nam 1,850,570 TCT Dầu Việt Nam 16,735 (Bảng: thống kê các công ty nhập khẩu xăng dầu năm 2009. Nguồn: Số liệu hải quan) Điều này phần nào cho thấy, thị trường xăng dầu ở Việt Nam vẫn có độc quyền nhóm. Điều này trước hết đến từ các chính sách của Chính phủ. Như đã nói ở trên, xăng dầu là một mặt hàng rất thiết yếu và nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của đất nước, nên chính phủ cũng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền Nhà nước. Trong trương hợp này, chính phủ đã nhượng quyền khai thác thị trường xăng dầu để dễ dàng nắm giữ, quản lý. Theo văn bản thông báo về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2011 mà Bộ Công Thương đưa ra thì năm 2011, các doanh nghiệp trong nước sẽ nhập khẩu khoảng 11 triệu m3 xăng dầu (trong đó: xăng 3,4 triệu m3, dầu diesel 5,8 triệu m3, dầu ma dút 1,54 triệu m3, nguyên liệu bay 225.000 m3, dầu hỏa 30.000 m3)và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam sẽ được giao nhập khẩu hơn 50% tổng hạn mức (6,35 triệu m3), số còn lại giao cho 12 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác. Bên cạnh đó, còn có một sự rào cản tự nhiên tạo nên sự độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt nam. Mặc dù đã có sự mở cửa, nhưng không phải doanh nghiệp cứ muốn vào là được vì còn phải đầu tư rất lớn vào hệ thống xe bồn, trạm bán…Các doanh nghiệp xăng dầu mới chỉ cạnh tranh ở mảng cuối cùng của thị phần. b) Sự ra đời của công ty lọc dầu Dung Quất và ý nghĩa của nó Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Nhà máy chính gồm 14 phân xưởng công nghệ chế biến dầu, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ, khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn dầu thô và sản phẩm. Phụ trợ cho hoạt động nhà máy là các hạng mục cảng biển gồm hệ thống tiếp nhận dầu thô ngoài biển cho tàu trọng tải đến 110.000 DWT, cảng xuất sản phẩm cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT, đê chắn sóng... các sản phẩm của nhà máy gồm khí hóa lỏng LPG, xăng A92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel ôtô, dầu nhiên liệu FO, lưu huỳnh và hạt nhựa polypropylen (PP). Sau hơn 2 năm kể từ ngày đón dòng sản phẩm đầu tiên (22-2-2009), Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho ra những dòng sản phẩm hữu ích và trở thành yếu tố chính trong việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước. Điều đặc biệt là nhà máy đã đáp ứng được hơn 30% nhu cầu xăng trong cả nước. Đây là một vai trò rất quan trọng đối với thị trường xăng dầu trong nước vì nhà máy sẽ giúp hạn chế nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài, giảm chi ngoại tệ và đặc biệt là sẽ giảm giá xăng dầu. Chắc chắn trong tương lai, khi nhà máy được đưa vào sản xuất một cách chính thức, sẽ đáp ứng nhiểu hơn nữa nhu cầu xăng dầu của quốc gia. c) Cơ chế quản lý của Nhà nước Xăng dầu là mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt và giá của nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế xã hội. Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp quản lý giá xăng dầu. Trước năm 2008, Nhà nước quản lý giá chủ yếu theo quyết định 187, bao gồm các nội dung đáng chú ý sau: - Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu). - Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu. - Chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà nước không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng - Nhà nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn không được tự xác định giá mà vẫn bị Nhà nước can thiệp trực tiếp. Một điểm nhấn đáng chú ý trong cơ chế quản lý của Nhà nước đó là việc ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về việc kinh doanh xăng dầu (Nghị định 55), theo đó giá xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường, và quyết định chấm dứt cơ chế bù lỗ kể từ ngày 16/9/2008. Điều này những tưởng sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn theo đó doanh nghiệp sẽ có thực quyền trong xác định giá bán, tuy nhiên hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước đó và ngày càng lộ rõ nhiều điểm bất cập. Trong suốt thời gian hiệu lực của hai văn bản này, cái gọi là cơ chế thị trường đối với giá xăng dầu vẫn chưa áp dụng được trên thực tế, bởi lẽ mỗi lần điều chỉnh giá, doanh nghiệp đều phải trình và chờ quyết định chính thức của cơ quan quản lý. Kết quả là giá xăng dầu vẫn bất ổn, Nhà nước vẫn tiếp tục bù lỗ và người tiêu dùng vẫn tiếp tục phản ứng mỗi khi giá xăng dầu biến động do chưa hiểu rõ được nguồn gốc. Thực tế cho thấy, hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu. Khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích của mình, các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Ngược lại khi giá thế giới giảm, do một số lý do khác nhau, các doanh nghiệp xăng dầu thường chần chừ giảm giá bán. Điều này thực sự gây thiệt hại lớn đối với người tiêu dùng. Tiếp theo đó, nhằm thực hiện đúng tiêu chí áp dụng cơ chế giá thị trường và chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14/12/2009 về ban hành quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu (Thông tư 36) phối hợp với Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 84), cùng có hiệu lực vào ngày 15/12/2009, bãi bỏ các quy định của Nghị định 55. Hai văn bản này quy định khá chặt chẽ về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất; kinh doanh phân phối xăng dầu; kinh doanh dịch vụ xăng dầu… và không mấy khác biệt so với Nghị định 55. Về mặt hệ thống kinh doanh, thương nhân đầu mối sẽ trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ hoặc thiết lập thông qua tổng đại lý. Đồng thời, tổng đại lý chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình và chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một thương nhân đầu mối. Trong trường hợp tổng đại lý muốn ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối khác thì phải thanh lý hợp đồng đại lý với thương nhân đầu mối hiện tại. Bên cạnh đó, yếu tố phi thị trường trong việc chờ cơ quan nhà nước quyết định giá bán xăng dầu mà doanh nghiệp trình lên đã được loại bỏ khi thương nhân đầu mối có toàn quyền quyết định giá bán cho đại lý và giá bán lẻ áp dụng tại cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình. II. NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 2.1. Diễn biến chính của thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 tuy rất ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều nhất bất cập của cơ chế điều hành giá xăng dầu. Cũng trong giai đoạn này, thị trường xăng dầu Việt Nam có diễn biến khá phức tạp và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người tiêu dùng. Cụ thể, thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm tài chính 2008 đã chứng kiến tới 12 lần thay đổi giá xăng dầu. Đáng chú ý là ngày 21/7/2008, giá 1 lít xăng A92 đã chạm mốc kỉ lục 19.000 đồng, sau đó giá xăng mới dần hạ nhiệt và giảm mạnh ở những tháng cuối năm. Giải thích về quyết định tăng giá xăng lên hơn 31% ( so với mức giá 14.500 đồng/ lít xăng ở thời điểm trước đó) , Bộ Tài chính cho rằng điều này sẽ hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu dầu quốc doanh hiện đang phải đương đầu với giá dầu cao trên thế giới ( giá dầu thô ở thời điểm nay khoảng 130 đôla/ thùng ). Đồng thời góp phần chống gian lận thương mại và giảm bớt một phần bù lỗ cho ngân sách nhà nước, giảm bao cấp một phần. Ngày Diesel (đ/lít) Mogas 92 (đồng/lít) 23/02/2008 14000 14500 21/7/2008 19.000 14/8/2008 18.000 27/08/2008 15450 17000 18/09/2008 15450 16500 17/10/2008 14950 16000 18/10/2008 14450 15500 31/10/2008 13950 15000 8/11/2008 12950 14000 15/11/2008 12950 13000 02/12/2008 11950 12000 11/12/2008 10950 11000 Tuy nhiên, càng về cuối năm, giá xăng dầu lại có nhiều diễn biến tích cực hơn cho người tiêu dùng. Từ ngày 02/12/2008, giá bán lẻ xăng A92 trên thị trường còn 12.000 đồng/lít. Tương tự, xăng A95 giảm xuống còn 12.500 đồng/lít. Các loại dầu diezel cũng có mức giảm tương tự, dầu hỏa giảm 500 đồng/lít. Với lần điều chỉnh này, giá xăng bán lẻ đã tương đương với thời điểm cách đây hơn hai năm, ngày 9/8/2006, khi giá xăng A92 được điều chỉnh lên mức 12.000 đồng/lít. Lần giảm giá xăng này diễn ra trong bối cảnh giá dầu thô thế giới suốt một thời gian khá dài dao động quanh mức 50 USD/thùng. Và nếu tính từ 21/7/2008 - thời điểm tăng giá xăng gần nhất - đây đã là lần giá xăng trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp. Năm 2008 còn ghi nhận một đợt giảm giá kỉ lục cuối cùng nữa, khi giá xăng A92 được các doanh nghiệp đầu mối giảm tiếp 1.000 đồng, xuống còn 11.000 đồng/lít kể từ ngày 11/12/2008. Lần giảm giá xăng này diễn ra trong bối cảnh giá dầu thô thế giới hạ xuống mức rất thấp còn 40 USD/thùng. Thậm chí, tại Singapore, nhà cung cấp xăng dầu lớn nhất cho thị trường Việt nam, giá xăng R92 chỉ còn 35,21 USD/thùng, dầu diezen 0,25S còn 59,51 USD/thùng và dầu mazút còn 224,52 USD/tấn. Năm 2009, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và khó dự báo. Thế giới tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức từ hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Đối lập với bối cảnh thị trường năm 2008, giá xăng dầu năm 2009 có xu hướng tăng là chủ đạo. Mặc dù biên độ điều chỉnh ở mỗi thời điểm quyết định tăng giá xăng dầu đều ở mức vừa phải, dao động từ 500 đồng đến 1000 đồng/ lít, nhưng người tiêu dùng vẫn có thể cảm nhận được sự chênh lệch quá rõ ràng của giá nhiên liệu ở thời điểm đầu và cuối năm. Điều này là hiển nhiên bởi sự chênh lệch này lên tới hơn 45%. Ngày Diesel (đ/lít)  Mogas 92 (đồng/lít)   09/02/2009 10450 11000 19/03/2009 9.950 11000 02/04/2009 9.950 11.500 11/04/2009 9.950 12.000 08/05/2009 10.450 12.500 10/06/2009 11.450 13.500 01/07/2009 12.050 14.200 09/08/2009 12.050 14.700 30/08/2009 13.050 15.700 01/10/2009 12.750 15.200  24/10/2009 13.250 15.500 20/11/2009 14.250 16.300 15/12/2009 14.550 15.950 Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy rõ khoàng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11/2009, sau 7 tháng trôi qua, giá xăng dầu có tới 9 lần điều chỉnh, trong đó chỉ có 1 lần giảm giá còn lại có tới 8 lần tăng giá. Có thể nói: Mặt hàng xăng dầu trong năm 2009 đã phải chịu quá nhiều biến động về giá cả. Ngày 11/4/2009 được đánh dấu là ngày bắt đầu cho "chuỗi sự kiện" tăng giá xăng bán lẻ trong nước được thực hiện... liên tục. Biểu đồ giá xăng, dầu điều chỉnh năm 2009 Bắt đầu từ ngày 11/4, giá các loại xăng và dầu hoả tăng đồng loạt 500 đồng/lít; tương ứng với mức 11.500 đồng/lít xăng tăng lên thành 12.000 đồng/lít đối với xăng A92 và từ 11.000 đồng/lít tăng lên thành 11.500 đồng/lít đối với dầu hoả. Chưa đầy một tháng sau, ngày 8/5/2009, các DN tiếp tục tăng giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu với mức tăng tương ứng từ 500 đồng - 550 đồng/lít. Theo đó, xăng A92 có giá bán mới là 12.500 đồng/lít. Dầu hoả là 12.000 đồng/lít; diesel 0,05S có giá mới là 10.500 đồng/lít và madút 3S là 9.100 đồng/kg. Cũng chỉ 1 tháng sau đó, ngày 10/6 giá các mặt hàng xăng dầu được đồng loạt tăng 1.000 đồng/lít (kg). Mức tăng này đẩy giá bán xăng A92 lên 13.500 đồng/lít; dầu hoả là 13.000 đồng/lít; diesel là 11.500 đồng/lít, và madút là 10.100 đồng/kg. 20 ngày sau tức là ngày 1.7, giá mặt hàng xăng lại tăng thêm 700 đồng/lít, diesel tăng 600 đồng/lít, dầu hoả tăng 650 đồng/lít và madut tăng 500 đồng/lít. Đến ngày 9.8, mặt hàng xăng tiếp tục tăng thêm 500 đồng/lít; madut tăng thêm 1.000 đồng/lít và chỉ có dầu hoả giảm 500 đồng/lít. Cũng chỉ 20 ngày sau, ngày 30/8, Liên Bộ Tài chính - Công thương một lần nữa cho phép DN tăng giá bán lẻ xăng và diesel với mức tăng 1.000 đồng/lít; dầu hoả tăng 850 đồng/lít và madút tăng 300 đồng/kg. Lúc này, xăng A92 đã có giá 15.700 đồng/lít. Lần giảm giá duy nhất được các DN thực hiện từ ngày 1/10. Tuy nhiên, mức giảm đối với xăng và dầu hoả chỉ là 500 đồng/lít; diesel giảm 300 đồng/lít. Sau lần này, ngày 24/10 và ngày 20/11 vừa qua, mặt hàng xăng đã tăng 2 lần. Theo đó, xăng A92 tăng 1.100 đồng/lít; diesel tăng thêm 1.500 đồng/lít; dầu hoả tăng 1.700 đồng/lít và madut tăng 800 đồng/lít. Như vậy chỉ từ tháng 4/2009 đến nay, sau 7 tháng thì giá xăng A92 đã tăng từ 11.500 đồng lên thành 16.300 đồng/lít. Các mặt hàng diesel, dầu hoả và madut cũng tăng cao hơn 4.000 đồng/lít. Điều đáng nói là trong khoản tiền tăng mà người tiêu dùng phải gánh chịu thì thực chất lại không phải là chi phí thực tế vào giá; mà lại bao gồm cả các khoản tiền "chia sẻ" gánh nặng đối với Nhà nước và doanh nghiệp. Ngoài việc “bù lỗ” cho các doanh nghiệp, việc tăng giá liên tiếp trong năm 2009 còn phản ánh sức ép của thị trường xăng dầu thế giới đã tăng trở lại. Những tác động khiến giá xăng dầu leo thang năm 2009: Khủng hoảng kinh tế gây ra sự giảm giá của đồng USD và do đó ảnh hưởng lớn tới giá dầu của thế giới. Sự phục hồi dần dần của đồng đôla Mỹ vào tháng 10/2009 đã giúp đẩy giá dầu lên cao. Đồng đôla lấy lại vị thế của nó trên thị trường khiến cho tình hình đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu cũng gặp nhiều khó khăn, với chênh lệch khá cao giữa tỷ giá thị trường liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch thực tế đã ảnh hưởng đến khả năng huy động ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, không đủ nguồn cung Dự báo thời tiết tại Mỹ giá lạnh bất thường do vậy khiến nhu cầu sử dụng các loại nhiên liệu này tăng vọt (khoảng 6,7%). Giá dầu thô được giao dịch ở mức 78,47 USD/thùng trên sàn hàng hoá New York. Mặc dù nhu cầu của người dân tăng cao nhưng dự báo OPEC không thay đổi sản lượng. Số liệu của bộ Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu chưng cất, bao gồm dầu sưởi và dầu diesel của nước này giảm 1,8% xuống 161,3 triệu thùng trong cuối tháng 12 và dự trữ dầu thô cũng giảm xuống còn 327,5 triệu thùng. Trước và trong năm 2009, cơ chế bù lỗ cho giá xăng dầu mà Nhà nước ta áp dụng đã bộc lộ sự bất công bằng và rất phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và thói quen tiêu dùng của nhân dân. Do đó, một yêu cầu đặt ra là thị trường xăng dầu cần được vận hành theo cơ chế thị trường. Vì vậy, ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Với Nghị định này, việc kinh doanh xăng, dầu được vận hành theo cơ chế mới, doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán lẻ khi giá xăng, dầu thành phẩm thị trường thế giới có biến động, là cơ sở để các thương nhân đầu mối vận hành giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Đây là bước chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu và năm 2010, được xem là một cơ hội đối với ngành Xăng dầu vì đây là năm đầu tiên Nghị định 84 thực sự được “đi vào cuộc sống”. Ngày Diesel (đ/lít) Mogas 92 (đồng/lít) 14/01/2010 14.850 16.400 21/02/2010 14.850 16.990 03/03/2010 14.550 16.990 27/05/2010 14.550 16.490 08/06/2010 14.350 15.990 09/08/2010 14.700 16.400 Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã gửi báo cáo Thủ tướng việc kiểm tra làm rõ về tình hình kinh doanh xăng dầu những tháng đầu năm 2010 và đánh giá thực hiện Nghị định 84/2009/NĐ-CP (Nghị định 84) về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế mới. Theo kiểm tra của Tổ giám sát giá xăng dầu về tần suất điều chỉnh trong 5 tháng (từ tháng 10/2009 đến hết tháng 2/2010) như sau: Trước ngày 15/12/2009: có 2 lần điều chỉnh, mỗi lần cách nhau tối thiểu 20 ngày, đúng theo quy định của Nghị định 55/2007/NĐ-CP (thời điểm này Nghị định 55 còn hiệu lực). Sau ngày 15/12/2009 đến hết tháng 2/2020, mặt hàng xăng điều chỉnh 3 lần (1 lần giảm, 2 lần tăng); dầu diezel và mazut 3 lần tăng; dầu hỏa 1 lần tăng. Khoảng cách điều chỉnh đều trên 30 ngày, trong khi Nghị định 84 cho phép điều chỉnh trong vòng 10 ngày. So sánh với số lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong năm 2008 là 15 lần (tần suất 1,25 lần/tháng) và 9 tháng đầu năm 2009 là 13 lần (1,44 lần/tháng), Bộ Công Thương đánh giá tần suất điều chỉnh giá trong thời gian qua là bình thường, chỉ 1 lần/tháng. Thậm chí, giá xăng còn được giữ ổn định ở mức 16.400 đồng/ lít đến đầu năm 2011. Đánh giá về mức điều chỉnh giá xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết: mức điều chỉnh giá mỗi lần không lớn như những năm 2008 và đầu năm 2009, nhất là từ khi thực hiện theo Nghị định 84. Tỷ lệ thực tế điều chỉnh đều trong phạm vi cho phép quy định của Nghị định 84. Ví dụ đối với mặt hàng xăng, trước đây mức điều chỉnh mỗi lần thường thấp nhất là 500 đồng/lít và cao nhất lên tới 4.500 đồng/lít. Nhưng kể từ khi thực hiện Nghị định 84, doanh nghiệp chỉ điều chỉnh ở mức rất thấp, từ 450 đến 590 đồng/lít. Biểu đồ giá xăng, dầu điều chỉnh năm 2010 Rõ ràng, sự biến động mạnh của giá xăng dầu về ngắn hạn có thể dẫn đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế như xáo trộn tâm lý, sức ép tăng giá, gây sốc trên thị trường chứng khoán, bất lợi trong khu vực kinh doanh... Xăng dầu đóng vai trò là nhiên liệu không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Có thể thấy rõ, việc tăng giá xăng dầu hàm chứa nhiều yếu tố tiêu cực trước mắt là xáo trộn về tâm lý tiêu dùng. Những biến động trong giá xăng dầu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt nguồn cung nhập khẩu. Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2010, việc tăng giá xăng dầu ban đầu lại xuất phát từ độc quyền trong xăng dầu với 65% thị phần xăng dầu của cả nước cho Petrolimex nắm giữ. Có thể do tâm lý lo sợ thiếu hụt xăng dầu hoặc nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận trong tương lai mà các doanh nghiệp cung cấp đã hạn chế cung ứng xăng dầu như một hình thức đầu cơ tích trữ. Kết quả là chính người tiêu dùng trực tiếp chịu thiệt thòi do mức giá tăng vô lý. Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) C  Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 01  I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 011   1. Lương thực 8,18 012   2. Thực phẩm 24,35 013   3. Ăn uống ngoài gia đình 7,40 02  II. Đồ uống và thuốc lá 4,03 03  III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,28 04  IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 10,01 05  V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 06  VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 07  VII. Giao thông 8,87 08  VIII. Bưu chính viễn thông 2,73 09  IX. Giáo dục 5,72 10  X. Văn hoá, giải trí và du lịch 3,83 11  XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34 Bảng 1: Thành phần hàng hóa chiếm tỷ trọng trong tính toán CPI 2010 (nguồn Tổng cục Thống kê) Bảng 1 cho thấy cấu trúc rổ hàng hóa tính CPI hiện nay, mặt hàng xăng dầu nằm trong mục 04. Theo ước lượng sơ bộ của Bộ Tài chính thì quyền số cho xăng dầu chiếm khoảng 20% trong mục này, nghĩa là xăng dầu có quyền số 2% trong tổng thể giá hàng tính CPI. Như vậy, mức tăng 25% của giá xăng dầu trong giai đoạn hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp đến CPI khoảng 0,5%. Điều đó có nghĩa là việc tăng giá xăng dầu đã làm giảm sức mua của xã hội trong ngắn hạn. Con số 0,5% về mức tăng của chỉ số CPI chỉ nói lên tác động trực tiếp và tức thời của việc tăng giá xăng dầu đến chỉ số CPI mà chưa nói đến những tác động dây chuyền sau đó. Là một hàng hóa đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, tăng giá xăng dầu có những ảnh hưởng nhất định đến việc tăng chi phí của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo đó, giá các mặt hàng sẽ tăng do ảnh hưởng dây chuyền là một khả năng có thể dự đoán được. Mức tăng của chỉ số CPI thực tế sẽ không chỉ là 0,5% mà có thể cao hơn. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thay đổi trong chỉ số CPI của tháng 3/2011 đạt tới 1,05%. Điều này cho thấy, ành hưởng biến động xăng dầu không chỉ tác động đến người tiêu dùng trực tiếp mà cả những hộ gia đình không hề sử dụng xăng dầu cũng bị ảnh hưởng từ việc tăng mức giá chung. Hình : Mô hình Tổng cung – Tổng cầu (AD-AS) truyền thống Ngoài ảnh hưởng trong tiêu dùng, quá trình sản xuất kinh doanh đương nhiên gặp nhiều bất cập khi doanh nghiệp bị động trong việc tính toán chi phí đầu vào và khó khăn khi nâng giá sản phẩm đầu ra. Vận tải là một trong những ngành kinh tế chịu tác động lớn nhất khi có sự thay đổi giá xăng dầu. Ngành vận tải tiêu thụ trực tiếp xăng dầu, chi phí xăng dầu tăng sẽ dẫn đến cước phí vận tải tăng. Đối với đời sống, phí vận tải tăng có thể giảm nhu cầu đi lại không cần thiết của người dân. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế thì phí vận tải tăng khiến quá trình lưu thông và trao đổi hàng hóa gặp nhiều bất lợi. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nếu giá xăng dầu tăng bất ngờ và tăng quá cao sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến mức giá chung do các doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài tăng giá bán của sản phầm để cân bằng hoạt động kinh doanh. Việc tăng mức giá chung gây ra áp lực tăng lương cho nhà sản xuât bởi lẽ tâm lý lo sợ lạm phát của người lao động dễ dàng xảy ra. Mối lo ngại của nhà sản xuất không chỉ là đầu vào nguyên liệu nữa mà còn là chi phí nhân công, chi phí vận tải và thị trường tiêu thụ. Như vậy, dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI và sơ đồ cung cầu xăng dầu, tác động tiêu cực của việc tăng giá xăng dầu là ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, sức mua của xã hội, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, và thậm chí là lạm phát nếu biến động giá quá mạnh và không dự báo trước. Trong trường hợp đó, vai trò can thiệp của nhà nước trong việc bình ổn giá là đặc biệt quan trọng. 2.2 Các chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2008 – 2010 2.2.1 Qũy bình ổn giá Như trên đã phân tích, diễn biến giá dầu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng giai đoạn có nhiều biến động hết sức phức tạp do tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu trên thế giới trong khi nhu cầu lại không ngừng gia tăng. Ngay từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản, mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo. Do tiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ (năm 2000) lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008; loại trừ yếu tố trượt giá thì đây cũng là một tốc tộ tăng quá cao. Nhà nước không thể tiếp tục bù lỗ cho xăng dầu trong nước do ngoài việc nhu cầu xăng dầu tăng cao, một lượng lớn xăng dầu trong nước chảy sang các nước láng giềng do tình trạng tuồn xăng qua biên giới để hưởng chênh lệch giá. Việc bù giá xăng dầu quá lâu khiến cho giá xăng dầu trong nước thoát li với giá xăng dầu thế giới, trong khi giá xăng dầu thế giới liên tục tăng làm ngân sách nhà nước bị thâm hụt đáng kể, dẫn tới việc không thể tiếp tục bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu, bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng trở lên trì trệ do thiếu động lực phát triển, trong khi vẫn được Nhà nước bù lỗ mặc dù kinh doanh yếu kém. Người dân không hiểu rõ được cơ chế vận hành giá xăng dầu nên có những phản ứng tiêu cực trước những biến động giá xảy ra, kể cả tăng hay giảm giá, không tạo được sự đồng thuận trong xã hội, lòng tin người tiêu dùng giảm sút. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã thông qua quyết định số 79/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 về cơ chế quản lí và điều hành giá xăng dầu. Theo quyết định này, Thương nhân Việt Nam (theo quy định của Luật Thương mại) kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc chế biến xăng dầu tại thị trường trong nước (gọi tắt là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối) được quy định giá bán xăng dầu theo cơ chế giá thị trường, trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý. đầu mối có trách nhiệm đăng ký mức giá bán với Liên Bộ Tài chính - Công Thương; sau đó tổ chức bán hàng theo giá đã đăng ký, niêm yết giá bán đã đăng ký công khai  trong toàn hệ thống, bán hàng đủ khối lượng, đúng chất lượng cho khách hàng và không được bán cao hơn giá niêm yết. Đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có những biến động bất thường. Đây là bước ngoặt trong cơ chế quản lí giá xăng dầu của Nhà nước, đưa từ việc bù lỗ xăng dầu sang việc kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đưa việc kinh doanh xăng dầu theo một hướng mới. Tuy nhiên, việc văn bản được áp dụng và thực hiện đến đâu còn là điều đáng phải tranh cãi. Văn bản đã không đi được vào thực tế kinh doanh (trừ hệ thống phân phối được thiết lập nhưng việc kiểm soát tính tuân thủ hầu như chưa thực hiện được). Yếu tố ổn định giá vẫn được đặt lên hàng đầu và chính nó đã làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước lúng lúng khi phải điều hành đạt các mục tiêu dường như mâu thuẫn nhau ở cùng một thời điểm. Mặc dù việc kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường được chấp thuận vào cuối năm 2008 nhưng tới tận năm 2009, quyết định này mới thực sự đi vào thực hiện. Năm 2009 là năm đáng ghi nhớ đối với ngành Xăng dầu Việt Nam, bởi ngày 15/10/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Với Nghị định này, lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đây được xem là bước chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu. Theo nghị định, Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá để tham gia bình ổn giá, Quỹ bình ổn giá được lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Điều 27 nghị định 84/2009/NĐ-CP quy định rõ việc kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có điều tiết và quản lí của Nhà nước: thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại điều này; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá; thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu mối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp các yếu tố cấu thành giá xăng dầu cơ sở biến động làm cho trong phạm vi nhất định ( điều chỉnh giảm 12% hoặc điều chỉnh tăng 7%), cơ quan đầu mối có quyền tăng giảm giá xăng dầu theo giá thị trường, nếu điều chỉnh ở mức cao hơn thì có thể sử dụng quỹ bình ổn để bù đắp chi phí. Cơ chế kinh doanh xăng dầu đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các thông tin ra xã hội không đầy đủ về vấn đề vốn rất nhạy cảm này nên cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp còn phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Từ nửa cuối tháng 2/2008, khi giá xăng dầu thế giới biến động, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính xây dựng đề án thành lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo nguyên tắc lấy số lãi có được khi giá dầu thế giới giảm để bù cho lúc tăng. Quỹ được trích lập từ tiền trả khi mua xăng dầu của người tiêu dùng và sử dụng với mục đích nhằm bình ổn thị trường trong nước khi giá xăng dầu thế giới cao và do Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) quản lý giám sát. Sau 6 tháng, doanh nghiệp sẽ hạch toán lỗ lãi; các khoản tiền dôi dư từ quỹ sẽ được chuyển thành lợi nhuận doanh nghiệp. Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ được sử dụng để giảm tần suất và biên độ điều chỉnh giá so với biến động thực tế của giá thế giới diễn ra hàng ngày. Điều đó có nghĩa rằng khi giá xăng dầu trên thế giới thay đổi, người tiêu dùng sẽ chưa phải chịu ngay mức giá mới đó, khoản chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới tạm thời sẽ được bù đắp bằng quỹ bình ổn giá. Người tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá bình quân của thế giới tính trên chu kỳ một năm, kết quả là giá xăng dầu trong nước vẫn có thể bám sát với giá xăng dầu trên thế giới và tránh cho thị trường trong nước những cú sốc về giá, Nhà nước không phải bù lỗ cho doanh nghiệp, đảm bảo thị trường đi theo đúng hướng. Tuy nhiên khó khăn ban đầu đặt ra là nguồn kinh phí để thành lập quỹ bình ổn chưa có.Vì thế trước hết, quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ được hình thành trên cơ sở trích một khoản trước thuế thu nhập doanh nghiệp từ giá bán xăng dầu. Theo thông tư số 159/2009/TT-BTC, khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng làm giá vốn bán lẻ cơ sở tính theo quy định tại Thông tư này tăng cao hơn giá bán trong nước hiện hành của từng loại xăng dầu đến 500 đồng/lít (kg), các doanh nghiệp giữ ổn định giá bán phù hợp với thời gian quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu. Khoản chênh lệch lỗ phát sinh do phải giữ ổn định giá bán so với giá vốn bán lẻ cơ sở được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá. Trường hợp Quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết, không còn số dư hoặc Quỹ bình ổn giá chưa đủ nguồn lực tài chính để bình ổn giá, khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới biến động tăng cao, tăng đột biến làm cho giá vốn bán lẻ cơ sở của doanh nghiệp tính theo quy định tại Thông tư này tăng cao hơn giá bán trong nước hiện hành; doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định hiện hành để điều chỉnh giá phù hợp với sự biến động của giá vốn xăng dầu thành phẩm trên thị trường. Kể từ khi được thành lập năm 2009, sau một năm đi vào hoạt động, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Quyết toán không minh bạch và không rõ ràng đã tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sử dụng quỹ vào mục đích riêng, gây thất thoát cho Nhà nước và bất bình trong dư luận. Liệu việc kinh doanh của các doanh nghiệp là lãi hay lỗ không thể chỉ nghe theo các báo cáo tài chính mà cần kiểm toán vào cuộc. Và việc các doanh nghiệp hiện đang lấy nguồn ngân sách trong quỹ để bù đắp thua lỗ và việc làm bất hợp lí. Việc trích lập quỹ chưa giải quyết bình ổn giá nhưng lại tác động tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi tích tụ một số vốn từ quỹ này để giảm vốn vay và từ đó lại tạo ra lợi thế cạnh tranh giá dẫn đến độc quyền - tiêu diệt cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu. Hậu quả là trong khi người dân phải trích nộp vào quỹ bình ổn xăng dầu từ 300-500 đồng cho mỗi lít xăng nhưng không hề được hưởng quyền lợi chính đáng từ việc làm này. Sử dụng quỹ bình ổn sai mục đích ban đầu, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ, ngân sách quỹ thì ngày càng giảm đang gây khó khăn và áp lực cho các cấp quản lí. Trong điều kiện kinh tế thị trường, quỹ bình ổn lẽ ra phải được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp, không được phép lấy tiền của người dân để trích vào quỹ bình ổn giá xăng để doanh nghiệp sử dụng quỹ để bù đắp cho doanh nghiệp với lí do giữ giá. Điều này không hề được thế giới chấp nhận nhưng đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Thực tế này phản ánh mặc dù đã có quyết định về việc vận động thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường ngay từ cuối năm 2008 thì cho tới nay, nghị định vẫn chưa được thực hiện đúng hướng. 2.2.2 Thuế nhập khẩu xăng dầu Sự bất ổn trong tình hình chính trị ở Trung Đông và nguy cơ chiến tranh vùng vịnh vào cuối năm 2007 đã làm nguồn cung xăng dầu trên thế giới không ổn định, giá cả tăng cao. Mặc dù đã sử dụng ngân sách trong quỹ bình ổn giá để bù đắp cho khoản lỗ từ việc bán xăng dầu trong nước với giá thấp hơn trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gánh chịu thua lỗ. Vào thời điểm tháng 11/2010, mặc dù đã sử dụng tới 1200 đồng từ quỹ bình ổn giá, nhưng theo Bộ tài chính, mặt hàng xăng dầu vẫn phải chịu khoản lỗ 700 đồng cho mỗi lít. Để kịp thời đối phó với những biến động thất thường của thị trường dầu mỏ và phục vụ đáp ứng nguồn cung trong nước, tránh xảy ra tình trạng khan hiếm cung cho thị trường trong nước cũng như giảm áp lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Nhà nước đã có những biện pháp hỗ trợ, trong đó có thể kể đến việc điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu vào từng thời điểm. Khoảng đầu năm 2008, sau một thời gian duy trì ở mức cao, và sau giai đoạn tăng giá liên tục, thiết lập mức cao kỷ lục 147 USD/thùng vào ngày 11/7/2008 thì ngay sau đó giá dầu đã rơi vào giai đoạn tụt dốc mạnh, xuống còn 34,64 USD/thùng vào đầu tháng 12/2008, giảm tới 76,5% so với mức đỉnh (Nguồn: tinkinhte.com). Ngay lập tức, Bộ tài chính đã bàn bạc đi đến thống nhất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này. Cụ thể, theo quyết định số 76/2008/QĐ-BTC ban hành ngày 11/9/2008, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh thuế suất nhập khẩu xăng dầu với các mặt hàng trong nhóm 2710 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi với mức thuế từ 0% tới 20% cho các sản phẩm dầu và chế phẩm từ dầu. Sau đó, do biến động giảm giá trên thị trường thế giới, Bộ Tài chính tiếp tục ra Quyết định số 99/2008/QĐ-BTC ký ngày 7/11 điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đưa thuế nhập khẩu xăng dầu lên mức phổ biến 15%, trong đó thuế nhập khẩu mặt hàng xăng tăng lên 20%, dầu hỏa lên 20%, diesel lên 15%, mazut lên 20%. Sau một thời gian, giá xăng dầu trên thế giới bắt đầu ổn định trở lại ở ngưỡng 40USD/ thùng vào đầu năm 2009 và theo đà tăng trở lại. Việc áp dụng mức thuế suất cũ nhanh chóng trở nên không phù hợp, gây áp lực với các công ty xăng dầu bởi họ phải chịu mức thuế vào thời điểm mà giá dầu trên thế giới tụt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại trong khi thực tế giá dầu lại đang nhích dần lên. Thông tư số 15/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính quy định từ ngày 24/1/2009, các mặt hàng xăng, dầu sẽ đồng loạt áp dụng thuế suất mới 35%, thay cho mức 40% hiện hành và điều chỉnh giảm lần hai liên tiếp xuống mức 25% vào 10/2/2009. Đây được coi là động thái hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu trong bối cảnh giá dầu thế giới đang có xu hướng nhích dần lên. Trong nhiều tuần, giá dầu quốc tế xoay quanh ngưỡng 40-45 USD/thùng. Giảm thuế giúp doanh nghiệp có cơ hội giảm giá bán trong nước, kéo theo sự giảm giá của hàng loạt các mặt hàng khác vì xăng dầu vốn là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Trong vòng chưa đầy một tháng, xăng dầu có đợt điều chỉnh giảm thuế lần thứ ba từ ngày 23/2/2009, mức thuế nhập khẩu các loại xăng động cơ có hoặc không pha chì, loại cao cấp và thông dụng, xăng máy bay, tetrapropylen, dung môi trắng điều chỉnh từ 25% xuống còn 20%. Đây được coi là sự hỗ trợ tích cực đến từ phía Nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu mối. Đợt giảm thuế này dựa trên cơ sở giá dầu trên thế giới đang ổn định. Tuy nhiên, trái với kì vọng của người dân, giá xăng dầu trong nước chưa thể giảm ngay vì mức giảm thuế này mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp bù đắp được chi phí, chưa đủ để có thể hạ nhiệt giá xăng dầu trong nước. Trong năm tài chính tiếp theo, xăng dầu nhập khẩu cũng trải qua những đợt giảm thuế liên tiếp. Thông tư số 59/2010/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành, từ ngày 21/4, xăng dầu được áp dụng mức thuế nhập khẩu mới đối với các tờ khai hải quan. Cụ thể, mặt hàng xăng sẽ có mức thuế nhập khẩu mới là 17%, thay cho mức 20% trước đó, dầu diezel áp dụng thuế 10%, thay cho mức 15% hiện hành. Vào cuối năm 2010, mức thuế nhập khẩu xăng dầu lại được điều chỉnh giảm sâu xuống mức 12%, giảm 5% so với bảng thuế suất cũ, dầu diesel được áp dụng mức 5% thay vì 10%. Qua các số liệu trên, một điều dễ nhận thấy rằng, thuế nhập khẩu xăng dầu biến động ngược chiều với giá dầu trên thế giới. Khi xăng dầu trên thế giới bước vào giai đoạn ảm đạm cuối năm 2008, giá dầu giao dịch thế giới ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại, các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối đã bắt đầu hòa vốn và kinh doanh có lãi khoảng 3%-4%, thuế nhập khẩu được điều chỉnh tăng để bù đắp tổn thất Nhà nước trong đợt bù lỗ xăng dầu trước đó. Ngược lại, sau đợt giảm giá sâu này, giá dầu trên thế giới bắt đầu hồi phục và tăng trở lại. Việc tăng giá trong nước không thể tiến hành trong một sớm một chiều bởi những ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu trong nước tới các ngành sảnh xuất khác là rất lớn. Để giúp các doanh nghiệp trong nước bình ổn được giá xăng dầu, Bộ tài chính liên tiếp đưa ra các thông tư hướng dẫn điều chỉnh mức thuế cho mặt hàng thuộc nhóm 2710 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Mức thuế nhập khẩu từ ngưỡng 40% (2008) giảm xuống mức 12% (2010) làm giảm đi sức ép mà các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối đang đối mặt, hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp và giảm sức ép tăng giá trong nước. Theo số liệu của Bộ tài chính và các tập đoàn bán lẻ xăng dầu, dưới tác động của việc giá xăng dầu thế giới nhập khẩu liên tục tăng cao cùng ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD của ngân hàng nhà nước kéo theo mức lỗ của các doanh nghiệp xăng dầu hiện rất lớn. Tuy nhiên với mục tiêu chống lạm phát và kìm hãm sự gia tăng không ngừng của chỉ số tiêu dùng bình quân CPI, việc tăng giá xăng dầu là bất khả thi. Trong khi quỹ bình ổn xăng dầu đã được sử dụng hết, Bộ tài chính chủ trương giảm thuế nhập khẩu xăng dầu là quyết định làm hài lòng các doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn và giảm giá bán lẻ xăng dầu. Có thể nói, giai đoạn này tuy rất ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều nhất những bất cập của cơ chế điều hành giá và thuế xăng dầu. Việc tiếp tục can thiệp giá và áp dụng một cơ chế điều hành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới biến động rất nhanh chóng theo hai xu hướng ngược nhau đã dẫn đến một nghịch lý là: trong thời kỳ giá thế giới đã giảm sâu, Nhà nước vẫn phải bỏ một số tiền bù giá tương đương, thậm chí cao hơn so với giai đoạn giá thế giới tăng đỉnh điểm; phân khúc số tiền bù giá cho từng giai đoạn trong năm 2008 có thể thấy rõ nhận định này (khoảng 12 ngàn tỷ /11 ngàn tỷ). Khái quát lại, từ khi công bố chấm dứt bù giá đến nay, doanh nghiệp vẫn không có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định; Nhà nước không có biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp kết cấu giá bán xăng để hình thành nguồn trả nợ ngân sách, tạo ra sự mấp mô về giá bán, doanh nghiệp không bình đẳng trong cạnh tranh; các văn bản mới tiếp tục ra đời song cũng không đi vào thực tế (barem thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá); cơ chế đăng ký giá kéo dài mang nặng tính xin cho (phê duyệt), các cơ quan truyền thông khai thác và đưa ra thông tin về tăng giảm giá rất sớm, không những không có tính định hướng dư luận mà tạo ra áp lực nặng nề cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nguồn lực từ doanh nghiệp đầu mối chuyển qua đại lý rất khó kiểm soát sự minh bạch và đúng đắn của các nhu cầu ở trước thời điểm tăng giá. Trầm trọng hơn là xã hội không thừa nhận hoạt động kinh doanh xăng dầu là phải có lãi (dù rất thấp) như tất cả các hoạt động kinh doanh khác, trong khi dễ dàng chấp nhận thông tin về hoạt động ngân hàng có thể lãi hàng ngàn tỷ đồng trong 6 tháng 2009. III. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM 3.1: Chính sách thuế xăng dầu nhập khẩu Chính sách thuế là công cụ hết sức quan trọng để hướng dẫn và điều tiết cơ cấu sản xuất, phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Chính sách thuế, đặc biệt là thuế hàng hoá xuất nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Tuy nhiên chính sách thuế thường được quy định ổn định trong một thời gian, trong khi đó giá cả hàng hoá thường xuyên biến động phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Mặt hàng xăng dầu nhập khẩu cũng vậy. Do nhu cầu về xăng dầu thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây, trong khi nguồn cung lại có hạn từ đó dẫn đến những xáo trộn về giá cả trên thị trường này. Đứng trước tình hình này, nhà nước nên áp dụng cơ chế thuế linh hoạt đối với mặt hàng nhạy cảm này. Đây là mặt hàng chịu rất nhiều sức ép của giá thế giới. Quy định về hiệu lực công báo của các văn bản giấy tờ như hiện nay không phù hợp với mặt hàng xăng dầu. Trong một tháng dưới sự biến động liên tục của giá xăng dầu nhà nước có thể phải điều chỉnh từ 2 - 3 lần thuế, nếu chờ ngày có hiệu lực thì giá thế giới đã biến động theo chiều ngược lại. Chính vì vậy, nhà nước nên xây dựng một cơ chế thuế linh hoạt - mức thuế sẽ tự động lên xuống khi có sự biến động về giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Mức thuế này sẽ được tính bằng chênh lệch giữa giá CIF nhập khẩu và giá ngưỡng (kể cả chi phí vận chuyển hàng hoá). Khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao, mức thuế linh hoạt sẽ tự động giảm xuống để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng; ngược lại khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp, mức thuế này sẽ tăng lên nhằm đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước. 3.2: Các chính sách về quỹ bình ổn giá và điều chỉnh giá bán lẻ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh chính sách về thuế, các chính sách về quỹ bình ổn cũng như điều chỉnh giá bán lẻ cũng cần một sự thay đổi phù hợp với điều kiện hội nhập cũng như tình hình biến động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Việc bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, mặc dù đã góp phần ổn định mức giá xăng dầu nhập khẩu trong thời gian qua, song nhà nước không thể bù lỗ bằng ngân sách mãi được. Thứ nhất là do ngân sách có hạn. Hơn nữa khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế, việc bù lỗ sẽ phải chấm dứt. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen với sự giúp đỡ của nhà nước, liệu khi không còn được trợ giúp lại có thêm cả sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài thì khó có thể tồn tại. Việc quy định giá bán lẻ thì quá cứng nhắc, có một khoảng cách lớn giữa giá trong nước và giá nước ngoài. Do vậy, nhà nước nên nới dần mức giá để giá xăng dầu trong nước tiệm cận diễn biến thị trường thế giới, đồng thời góp phần ngăn ngừa tình trạng buôn lậu xăng dầu do sự chênh lệch giá gây ra. Cụ thể hơn nhà nước nên xây dựng một cơ chế để vừa ổn định giá xăng dầu nhập khẩu vừa không bị lỗ trong đó nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chia sẻ trách nhiệm. Ngân sách nhà nước vẫn bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu nhập khẩu bằng doanh thu của dầu thô xuất khẩu khi mức giá biến động tăng song số tiền bù lỗ nên giảm dần. Chính phủ cũng nên yêu cầu các doanh nghiệp phải rà soát lại các chi phí đầu vào của sản xuất, tìm mọi biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tối thiểu ở mức 5-10% (trong đó có cả chi phí xăng dầu), không vì việc điều chỉnh giá xăng dầu mà cộng dồn tới chi phí, đẩy giá lên. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng phải gánh chịu một phần. Giá bán xăng dầu mới dự kiến sẽ tác động trực tiếp đến giá thành một số sản phẩm với mức độ từ 0,06% đến 8,38%. Đối với cá nhân đi xe máy, dự kiến mỗi tháng phải chi thêm từ 7500 - 10000 đồng. 3.3: Theo dõi chặt chẽ và có những dự báo thường xuyên về sự biến động giá cả mặt hàng xăng dầu để có điều chỉnh hợp lý Nhà nước nên xây dựng một cơ quan chuyên theo dõi những biến động về giá dầu, nguyên nhân của những biến động, dự báo về mức tăng giá hay giảm giá dầu kịp thời cho các doanh nghiệp để có những điều chỉnh về giá. Cơ quan có thể thuộc Cục xúc tiến thương mại, chuyên theo dõi những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới sau đó sẽ thông báo ngay cho các Bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp về các biến động này để nhà nước và các doanh nghiệp có quyết định xử lý kịp thời về mức giá bán. 3.4: Ổn định giá cả của những mặt hàng khác Để chống tác động dây chuyền do việc tăng giá xăng dầu đến các hàng hoá, dịch vụ khác nhà nước cần có những chính sách giữ ổn định giá những mặt hàng khác đặc biệt là điện, than, xi măng. Nhà nước cần chỉ đạo và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phải có biện pháp tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu để giảm chi phí sản xuất, trước hết là giảm chi phí nhiên liệu trong sản xuất nhằm khắc phục ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu đến giá thành sản phẩm, cố gắng giữ ổn định giá bán sản phẩm. Để chống tác động dây chuyền do việc tăng giá xăng dầu đến các hàng hoá khác, nhà nước cần đưa ra pháp lệnh chỉ đạo phải giữ ổn định giá bán điện, giá than, giá xi măng như hiện nay. Mặc dù, giá xăng dầu tăng nhưng không được tăng giá bán điện, than, xi măng. Điều này rất cần thiết, nhưng cũng khả thi vì theo tính toán tác động của tăng giá xăng dầu sẽ làm giảm lợi nhuận hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất 3 sản phẩm này. Như vậy, đồng thời với việc quản lý giá xăng dầu theo mức giá thị trường, nhà nước đồng thời phải quản lý mức giá các mặt hàng khác bằng pháp lệnh để tránh xảy ra tình trạng tăng giá dây chuyền, dẫn đến lạm phát và ảnh hưởng người tiêu dùng. 3.5: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để nâng giá các loại hàng hoá khác, hay tình trạng buôn lậu qua biên giới Cần có một sự phối hợp giữa các Bộ ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các hiện tượng lợi dụng tình hình đầu cơ găm hàng trục lợi; giám sát chất luợng xăng dầu bảo đảm cân đo đúng số lượng, bán đúng chủng loại và giá quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới, xử lý việc tái xuất xăng dầu. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để nâng giá các mặt hàng xăng dầu một cách bất bình thường, xâm phạm lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng, các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra các yếu tố hình thành giá và xử lý các vi phạm theo quy định của Pháp lệnh giá. Mặt khác, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng, dầu qua biên giới, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong nước, nhà nước nên triển khai các biện pháp mạnh như chấn chỉnh lại hệ thống đại lý, cấp giấy phép mở cây xăng vùng biên nhưng dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, tăng cường kiểm soát và ban hành các quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH060.doc
Tài liệu liên quan