Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Thứ năm, về quy định đối tượng chịu phí là hệ thống xử lí nước thải tập trung khu đô thị. Việc không quy định cụ thể hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị thuộc đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt là khiếm khuyết lớn của pháp luật về phí BVMT đối với nước thải. Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị và hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp có cùng chức năng là thu gom và xử lý nước thải của các chủ thể xả thải, chỉ khác nhau ở đối tượng thu gom nước thải. Đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, đối tượng mà hệ thống này thu gom để xử lý nước thải là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp. Đối tượng thu gom để xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị là các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp. Theo quy định hiện hành, hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp là đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp. Do vậy, tác giả đề xuất quy định “hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị là đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp”. Quy định này sẽ tạo sự công bằng trong việc thu phí giữa hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Thứ sáu, quy định về giá dịch vụ và phí BVMT đối với nước thải. Không có sự đồng bộ giữa các quy định giá dịch vụ và phí BVMT đối với nước thải đã và đang làm ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của pháp luật về giá dịch vụ và phí BVMT đối với nước thải.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 11 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỊU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Lê Thị Thu Hằng1 Tóm tắt: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là một trong những công cụ kinh tế quan trọng được áp dụng ở Việt Nam nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Xác định đúng đắn đối tượng chịu phí nước thải sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường của pháp luật về phí bảo vệ môi trường. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá quy định về đối tượng chịu phí nước thải theo pháp luật hiện hành từ thực tiễn áp dụng của địa phương để thấy rõ những vướng mắc, bất cập của pháp luật. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về đối tượng chịu phí nước thải để phí bảo vệ môi trường thực sự là công cụ kinh tế hỗ trợ đắc lực cho việc đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Từ khóa: Phí bảo vệ môi trường, nước thải, đối tượng chịu phí nước thải Nhận bài: 05/10/2017; Hoàn thành biên tập: 15/11/201; Duyệt đăng: 28/11/2017. Abstract: The environmental protection charge for waste water is one of the important economic tools applied in Vietnam to limit environmental pollution. Determining the correct subject of waste water fees will contribute to improving the efficiency and effectiveness of reducing environmental pollution of the environmental protection law. The article will focus on analyzing and evaluating the regulations on the subject of waste water charge of the current law from the practical application of the locality to clearly see the problems and inadequacies of the laws. Based on that, the paper proposes some recommendations to finalize the regulation on the subject of waste water charges so that environmental protection fees are actually an effective economic tool for achieving the objectives of environmental quality improvement and for ensuring the sustainable development of the economy. Key words:the environmental protection charge, waste water, subject of waste water fees Date of receipt: 05/10/2017; Date of revision: 15/11/2017; Date of approval: 28/11/2017. 1. Khái quát về pháp luật phí bảo vệ môi trường tại Việt Nam Phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải là một trong những công cụ quản lý quan trọng được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Phí BVMT đối với nước thải được xây dựng trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả-Polluter Pays Principle” nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động BVMT. Nhận thức được vai trò của công tác BVMT đối với sự phát triển bền vững, ngày 13/06/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ- CP điều chỉnh về phí BVMT đối với nước thải, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác quản lí và BVMT, đó là: i) hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải; ii) tạo nguồn thu cho hoạt động BVMT. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Vì vậy, Chính phủ đã lần lượt ban hành Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007, Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/03/2010 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP. Một số nội dung sửa đổi cơ bản như: giảm từ 7 chất gây ô nhiễm xuống còn 6 chất; sửa đổi và bổ sung việc quản lý, sử dụng số phí thu được cho cơ quan đơn vị trực tiếp thực 1 Thạc sỹ, Khoa luật- Đại học Kinh tế Đà Nẵng HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 12 hiện công tác thu phí; quy định về công bố định mức phát thải của chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính khối lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp; định kỳ khảo sát, xác định chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp. Sau nhiều lần sửa đổi nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đặt ra, pháp luật về phí BVMT đối với nước thải vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Ngày 29/03/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/NĐ-CP thay thế Nghị định số 67/2003/NĐ- CP, có hiệu lực từ ngày 01/07/2013. Quy định về phí BVMT đối với nước thải tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP đã có những tiến bộ vượt bậc so với các quy định trước đây do đơn giản, thuận tiện, dễ thực hiện đối với cả người nộp phí khi kê khai và với cơ quan thu phí khi thẩm định. Bên cạnh mục tiêu bổ sung nguồn thu vào ngân sách nhà nước, tăng nguồn lực thực hiện công tác BVMT, phí BVMT đối với nước thải được các địa phương ghi nhận là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý, giám sát, theo dõi các đối tượng xả nước thải trên địa bàn. Tuy nhiên, Nghị định số 25/NĐ-CP cũng tồn tại một số vướng mắc, hạn chế nhất định liên quan đến quy định về đối tượng chịu phí, mức phí cố định, lưu lượng nước thải tính phí cố định, hệ số tính phí đối với nước thải có chứa kim loại nặngĐể khắc phục những hạn chế của Nghị định số 25/NĐ-CP, ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thay thế Nghị định số 25/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn áp dụng trong thực tiễn, theo phản ánh của các địa phương, Nghị định 154 đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện thu phí của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là quy định về đối tượng chịu phí. Nhiều trường hợp không xác rõ đối tượng chịu phí hoặc bỏ ngõ đối tượng chịu phí làm cho các địa phương rất túng túng và gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu phí. Những vướng mắc, bất cập về đối tượng chịu phí sẽ được phân tích thông qua thực tiễn thực hiện của địa phương. 2. Những bất cập, vướng mắc về đối tượng chịu phí Thứ nhất, bất cập quy định nước thải chịu phí từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 154 đã bổ sung thêm đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp gồm nước thải từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc bổ sung các đối tượng chịu phí này khiến cơ quan thu phí của nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện vì thực tế rất khó có thể xác định được quy mô tập trung như thế nào thì phải nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Đặc thù tại các vùng nông thôn Việt Nam thì hầu hết các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm hay nuôi trồng thủy sản chủ yếu chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Theo phản ánh của Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng, Sở rất lúng túng trong việc thu phí đối với trường hợp các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ dưới 10 con gia súc, gia cầm. Hiện nay tại một số quận, huyện của Đà Nẵng, số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ rất phổ biến, đặc biệt là ở huyện Hòa Vang. Sở TN & MT Đà Nẵng rất lúng túng trong việc xác định hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thuộc đối tượng chịu phí nào. Tuy nhiên, để tránh thất thu cho ngân sách địa phương, Sở TN&MT Đà Nẵng đã tiến hành thu phí BVMT nước thải công nghiệp đối với các hộ này và đã gặp sự phản đối quyết liệt của các hộ chăn nuôi vì họ cho rằng cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, lượng nước thải phát sinh không lớn nên không thể đồng nhất việc thu phí 1,5 triệu đồng/năm như các cơ sở chăn nuôi tập trung hàng trăm hoặc hàng ngàn gia súc, gia cầm; hơn nữa họ là những hộ có thu nhập thấp, chăn nuôi để cải thiện thu nhập, số phí phải nộp 1,5 triệu đồng/năm là quá cao so với thu nhập của họ. Quy định về đối tượng chịu phí không rõ ràng đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của phí BVMT đối với nước thải. Thứ hai, bất cập quy định thu phí đối với nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến và nước mưa tự nhiên chảy tràn. Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 13 Khoản 1 Điều 5 quy định “nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí)” và khoản 6 Điều 5 quy định “nước mưa tự nhiên chảy tràn” (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất) là đối tượng miễn phí BVMT đối với nước thải đã tạo nên những bất cập trong việc xác định số phí doanh nghiệp phải nộp. Quy định này được hiểu đối với nước tuần hoàn bị thất thoát trong quá trình hoạt động của cơ sở và nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy sản xuất hóa chất, doanh nghiệp phải kê khai, đóng phí BVMT. Tuy nhiên, việc tính toán số phí phải nộp là không khả thi do thiếu căn cứ thực tiễn để đo đạc, xác định lượng nước, giá trị thông số ô nhiễm có trong nước tuần hoàn bị thất thoát (ở dạng lỏng, khí và rắn) và nước mưa tự nhiên chảy tràn qua khu vực nhà máy hóa chất. Thêm vào đó, quy định nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất) là đối tượng miễn thu phí BVMT không phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định 154 về đối tượng chịu phí. Theo Điều 2 Nghị định 154 thì nước mưa tự nhiên chảy tràn không thuộc đối tượng chịu phí nước thải, do vậy quy định nước mưa tự nhiên chảy tràn là đối tượng miễn thu phí BVMT hoàn toàn không logic. Thứ ba, bất cập đối tượng chịu phí là các của hàng thức ăn nhanh, siêu thị. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, lối sống công nghiệp xuất hiện cùng với sự ra đời nhiều cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị, trung tâm thương mại. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ của các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị, trung tâm thương mại. Đa số các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị, trung tâm thương mạicó hoạt động chế biến thực phẩm, thức ăn nhanh, sản xuất bánh ....Tuy nhiên, Nghị định 154 không xác định cụ thể cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị, trung tâm thương mại thuộc đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt. Điều này đã gây lúng túng cho các địa phương. Nhiều địa phương phản ánh họ không biết áp dụng quy định về nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt để thu phí. Các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị, trung tâm thương mại có hoạt động chế biến thực phẩm, thức ăn nhanh, sản xuất bánh ...có được coi như là cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thực phẩm được quy định tại điểm b khoản 2, Điều 2 Nghị định 154 để thu phí nước thải công nghiệp không hay các đối tượng này được xếp cùng nhóm đối tượng khách sạch, nhà hàng quy định tại điểm đ khoản 3, Điều 2 nghị định 154 để thu phí nước thải sinh hoạt. Thứ tư, bất cập không quy định đối tượng chịu phí là khu công nghệ cao. Hiện nay cả nước có 3 khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Tuy nhiên, Nghị định 154 không có quy định về đối tượng chịu phí là khu công nghệ cao đã gây lúng túng cho các địa phương trong việc xác định khu công nghệ cao thuộc đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt. Tại Đà Nẵng, khu công nghệ cao nằm ở xã Hoà Liên và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, gồm 7 khu chức năng: khu sản xuất công nghệ cao; khu nghiên cứu - phát triển, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp; khu quản lý - hành chính; khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối; khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao; khu ở; khu phụ trợ. Do khu công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay đều có quy mô lớn, gồm nhiều khu chức năng khác nhau nên rất khó xác định khu công nghệ cao thuộc đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt hay vừa là đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp (đối với chức năng sản xuất) vừa là đối tượng chịu phí của nước thải sinh hoạt (đối với chức năng quản lí hành chính). Hiện nay, Sở TN&MT Đà Nẵng không biết thu phí như thế nào đối với khu công nghệ cao và đề nghị Bộ ngành có hướng dẫn cụ thể. Thứ năm, bất cập không điều chỉnh đối tượng chịu phí là hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Trong những năm gần đây, các khu đô thị lớn tại Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 14 và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn xả thải. Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, các địa phương còn rất chú trọng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Theo quy định tại điểm p, khoản 1 Điều 2 Nghị định 154, hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp là đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định 154 lại không có bất kì điều khoản nào quy định về đối tượng chịu phí là hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Khoảng trống này của Nghị định 154 đã gây khó khăn trong việc thu phí đối với các địa phương. Dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành, nhiềuđịa phương không xác định được hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị thuộc đối tượng chịu phí nào. Có ý kiến cho rằng, đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị dù Nghị định 154 không quy định cụ thể là đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp nhưng vẫn có thể áp dụng điểm q khoản 1 Điều 2 Nghị định 154 “Cơ sở sản xuất khác” để thu phí đối với nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, xét về bản chất, hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị không phải là cơ sở sản xuất, đây chỉ là cơ sở kinh doanh dịch vụ. Mặc dù hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị là cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng cũng không thể xếp vào nhóm đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt. Muốn trở thành đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt, cơ sở kinh doanh dịch vụ phải sử dụng nước máy hoặc nước ngầm tự khai thác. Theo phản ánh của Sở TN&MT Đà Nẵng, hiện nay ngoài 5 hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp và 01 hệ thống xử lý nước thải làng nghề, Đà Nẵng đã xây dựng và vận hành 6 hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Trong quá trình tiến hành thu phí BVMT đối với các hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Sở TN&MT đã rất lúng túng khi thu phí đối với 6 hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Hiện công ty Cấp nước Đà Nẵng không thể thu phí nước thải sinh hoạt đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị được vì những lý do sau: i) hệ thống này không sử dụng nước máy nên không có nguồn nước đầu vào, do đó không có căn cứ tính phí nước thải sinh hoạt; ii) hệ thống này cũng không sử dụng nước khoan mà chỉ thu gom nước của các hộ xả thải; vì thế, cũng không có bất kì căn cứ pháp lý nào để tính phí nước thải sinh hoạt đối với nước tự khai thác. Tuy nhiên, nếu loại trừ việc thu phí BVMT đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị sẽ gây bất bình đẳng trong việc thu phí với hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp. Thực tế, Đà Nẵng đang triển khai thu phí BVMT nước thải công nghiệp đối với đơn vị này nhưng để việc thu phí có cơ sở pháp lý và nhận được sự đồng thuận của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, Sở TN&MT Đà Nẵng kiến nghị cần phải có quy định rõ ràng về vấn đề này. Thứ sáu, bất cập về đối tượng chịu phí nước thải và đối tượng chịu giá dịch vụ. Triển khai Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 08 năm 2014 về thoát nước và xử lý nước thải, nhiều địa phương đã tiến hànhthu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải đối với các hộ thoát nước. Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải đối với các hộ thoát nước. Theo quyết định 02/2017/QĐ–UBND triển khai áp dụng giá dịch vụ thoát nước và xử lí nước thải đối với các hộ thoát nước, đối tượng áp dụng giá dịch vụ tại Đà Nẵng gồm: “Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) sinh sống và hoạt động trên địa bàn 06 quận của thành phố gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các hộ thoát nước trên địa bàn 06 quận nhưng không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và các hộ thoát nước thuộc địa bàn huyện Hòa Vang thì Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 15 không áp dụng thu theo giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải và vẫn tiếp tục thu phí bảo vệ môi trường theo quy định”. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện tính giá dịch vụ thoát nước, Đà Nẵng cũng như một số địa phương khác gặp nhiều khó khăn trong việc thu phí BVMT cũng như tính giá dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất vừa sử dụng nước cấp vừa sử dụng nước ngầm. Theo quy định, những cơ sở sản xuất này vừa là đối tượng áp dụng giá dịch vụ (đối với nước cấp) vừa là đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải (đối với nước ngầm). Như vậy, chỉ vì sử dụng hai nguồn nước khác nhau mà một cơ sở sản xuất vừa phải làm thủ tục nộp tiền giá dịch vụ vừa phải làm thủ tục nộp phí BVMT đối với nước thải. Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết nhiều cơ sở sản xuất đã phản đối việc vừa phải nộp giá dịch vụ vừa phải nộp phí BVMT. Cơ quan chức năng tại Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn trong thực thi nhiệm vụ. 3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Thứ nhất, về quy định xác định đối tượng chịu phí là các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Về quy mô đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có hướng dẫn tại Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 01/06/2006. Như vậy, việc hướng dẫn quy mô đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trong pháp luật về phí BVMT đối với nước thải là không cần thiết. Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo quy mô và các điều kiện khác quy đinh tại Thông tư số 42/2006/TT- BNN ngày 01/06/2006 thì không được coi là cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Các cơ sở không được coi là cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thuộc đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt. Để tránh gây lúng túng cho các địa phương, tác giả đề xuất nên quy định rõ trong văn bản quy phạm pháp luật “cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm không tập trung” là đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt. Thứ hai, về quy định thu phí đối với nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu dân cư... phải có “hệ thống thu gom nước mưa”; trường hợp không thu gom nước mưa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do đó, việc quản lý nước tuần hoàn và nước mưa chảy tràn để không làm phát tán chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường thuộc quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước, không thuộc phạm vi quy định của phí bảo vệ môi trường. Như vậy, việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước tuần hoàn bị thất thoát trong quá trình hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy sản xuất hóa chất không hợp lí, dẫn đến sự chồng chéo giữa các khoản thu, gây tốn kém về chi phí và thời gian cho doanh nghiệp khi tiến hành kê khai, tính toán số phí phải nộp cũng như của Sở Tài nguyên và Môi trường khi thẩm định phí. Tác giả đề xuất không điều chỉnh đối tượng này trong pháp luật về phí BVMT, tránh mâu thuẫn chồng chéo với pháp luật về kiểm soát ô nhiễm. Thứ ba, xác định đối tượng chịu phí là các siêu thị có hoạt động chế biến thực phẩm, thức ăn nhanh, sản xuất bánh, các cửa hàng thức ăn nhanh có chế biến thức ăn tại chỗ. Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định 154, nước thải từ nhà hàng, khách sạn là đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt. Về bản chất, nước thải tại các siêu thị có hoạt động chế biến thực phẩm, thức ăn nhanh, sản xuất bánh, các cửa hàng thức ăn nhanh có chế biến thức ăn tại chỗ cũng có tính chất tương tự như nước thải từ hoạt động của nhà hàng, khách sạn. Để tạo sự đồng bộ với quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định 154, tác giả cho rằng nên bổ sung quy định “nước thải tại các siêu thị có hoạt động chế biến thực phẩm, thức ăn HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 16 nhanh, sản xuất bánh, các cửa hàng thức ăn nhanh có chế biến thức ăn tại chỗ là đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt”. Thứ tư, về quy định đối tượng chịu phí là khu công nghệ cao. Cần bổ sung “khu công nghệ cao là đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp”. Diện tích đất sử dụng cho hoạt động của khu công nghệ cao lên đến hàng ngàn hecta bao gồm nhiều tổ hợp và hoạt động nhưng hoạt động sản xuất vẫn là hoạt động chính với diện tích sử dụng cho khu vực xuất lên đến hàng trăm hecta. Cần căn cứ vào hoạt động chủ đạo là sản xuất để xác định khu công nghệ cao là đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Thứ năm, về quy định đối tượng chịu phí là hệ thống xử lí nước thải tập trung khu đô thị. Việc không quy định cụ thể hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị thuộc đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt là khiếm khuyết lớn của pháp luật về phí BVMT đối với nước thải. Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị và hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp có cùng chức năng là thu gom và xử lý nước thải của các chủ thể xả thải, chỉ khác nhau ở đối tượng thu gom nước thải. Đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, đối tượng mà hệ thống này thu gom để xử lý nước thải là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp. Đối tượng thu gom để xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị là các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp. Theo quy định hiện hành, hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp là đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp. Do vậy, tác giả đề xuất quy định “hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị là đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp”. Quy định này sẽ tạo sự công bằng trong việc thu phí giữa hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị. Thứ sáu, quy định về giá dịch vụ và phí BVMT đối với nước thải. Không có sự đồng bộ giữa các quy định giá dịch vụ và phí BVMT đối với nước thải đã và đang làm ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của pháp luật về giá dịch vụ và phí BVMT đối với nước thải. Theo quan điểm của tác giả, các cơ sở sản xuất vừa sử dụng nước cấp vừa sử dụng nước ngầm chỉ nên quy về một đầu mối thu theo giá dịch vụ vì những lí do: i) xu hướng chuyển từ phí sang giá sẽ là xu hướng tất yếu của sự phát triển bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện thu giá dịch vụ đối với nước thải theo quy định của Nghị định số 80/2014/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2014 về thoát nước và xử lí nước thải; ii) đối với nguồn nước ngầm tự khai thác, nhiều địa phương hiện nay không thu được phí hoặc số phí thu được trên thực tế không đáng kể vì chính quyền không cấp phép khai thác nước dưới đất nên không nắm được đối tượng chịu phí và lưu lượng nước sử dụng của cơ sở sản xuất. Trong khi đó, đối với cơ sở sản xuất sử dụng nước cấp, cơ quan chức năng có thể quản lý được lượng nước thải (thông qua đầu vào và đầu ra) nên có cơ sở pháp lý để tính giá dịch vụ tương đối chính xác.Vì vậy, khi quy đổi từ phí BVMT sang giá dịch vụ sẽ giúp chính quyền quản lý được nguồn thu từ nước ngầm tự khai thác của các địa phương. Để quy về một đầu mối tính giá dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất vừa sử dụng nước cấp vừa sử dụng nước ngầm tự khai thác, pháp luật nên quy định hệ số quy đổi lưu lượng nước ngầm sử dụng tính phí BVMT sang lưu lượng nước cấp để tính giá dịch vụ. Việc xác định lưu lượng nước ngầm sử dụng theo hướng khuyến khích cơ sở sản xuất tự kê khai. Nếu cơ sở sản xuất không tự kê khai thì cơ quan quản lý có thể dựa vào quy mô sản xuất và ngành nghề để xác định lưu lượng ngầm tính giá dịch vụ. 4. Kết luận Việc áp dụng thu phí BVMT đối với nước thải có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý và BVMT theo định hướng đảm bảo Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 17 phát triển bền vững ở nước ta. Để pháp luật về phí BVMT phát huy hiệu lực và hiệu quả thì cần có một sự thiết kế chặt chẽ. Theo nghiên cứu của World Bank 1998 thì việc thực hiện một chương trình thu phí BVMT được thiết kế thiếu chặt chẽ sẽ không mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và môi trường. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu phí với mong muốn pháp luật về phí BVMT đối với nước thải sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006). Thông tư số 42/2006/TT-BNN hướng dẫn quy mô đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập, ban hành ngày 01/06/2006. 2. Chính phủ (2003). Nghị định số 67/2003 NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, ban hành ngày 13/06/2003 3. Chính phủ (2007). Nghị định 04/2007/NĐ- CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, ban hành ngày 08/01/2007. 4. Chính phủ (2010). Nghị định số 26/2010/NĐ- CP sửa đổi khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003 NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, ban hành ngày 22/03/2010. 5. Chính phủ (2013). Nghị định số 25/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, ban hành ngày 29/03/2013. 6. Chính phủ (2014). Nghị định 80/2014/NĐ- CP về thoát nước và xử lí nước thải, ban hành ngày 06 tháng 08 năm 20014. 7. Chính phủ (2014). Nghị định số 80/2014/NĐ- CP của Chính phủvề thoát nước và xử lí nước thải, ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2014. 8. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu dân cư, ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2015. 9. Chính phủ (2016). Nghị định số 154/2016/NĐ- CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, ban hành ngày 16/11/2016. 10. UBND thành phố Đà Nẵng (2017). Quyết định 02/2017/QĐ – UBND triển khai áp dụng giá dịch vụ thoát nước và xử lí nước thải đối với các hộ thoát nước, ban hành ngày 14/02/2017. + Quan tâm và dành tỷ lệ kinh phí thỏa đáng hơn khi phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực xâm hại nói riêng; quyết định mục chi ngân sách nhà nước hàng năm dành riêng cho công tác bảo vệ trẻ em./. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Thị Chinh Phương (2016), Người chưa thành niên phạm tội - Các biện pháp hạn chế, dung-phap-luat.aspx?ItemID=164[truy cập lúc 9h ngày 20 tháng 6 năm 2016]. 2. Khắc Thành (2016), Thành lập tòa án chuyên trách về quyền trẻ em, trach-ve-quyen-tre-em-post639308.html [truy cập lúc 7h ngày 20 tháng 6 năm 2016]. 3. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giáo trình Quyền con người, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 4. Liên Hợp Quốc (1989), Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (Convention on the Rights of the child). 5. Vũ Công Giao và Lê Quỳnh Mai (2016), Tiếp cận dựa trên quyền: Nhận thức và hành động của Liên hợp quốc, Kỷ yếu Hội thảo về Tiếp cận dựa trên quyền, Khoa Luật Đại học Quốc gia, tr.1-2. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP (Tiếp theo trang 10)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_quy_dinh_phap_luat_ve_doi_tuong_chiu_ph.pdf
Tài liệu liên quan