Thứ năm, đa dạng hóa các nguồn lực tài
chính. Cần phải đa dạng hóa việc huy động các
nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM vì tổng
nguồn vốn để xây dựng chương trình là rất lớn,
không thể chỉ huy động từ một nguồn. Mà vốn
từ ngân sách Trung ương là cần thiết để tạo đà,
tạo niềm tin cho nhân dân, là cơ sở huy động
vốn khác từ: ngân sách địa phương, đóng góp
của nhân dân, vốn lồng ghép các chương trình
mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các
doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút
đầu tư, liên doanh, liên kết. huy động nguồn
lực đóng góp của các đối tượng trong xã bằng
tiền, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động,
hiến đất
Thứ sáu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp
lý. Khi có nguồn vốn huy động được từ các đối
tượng cho thực hiện chương trình thì phải xây
dựng được kế hoạch sử dụng vốn đó một cách
hợp lý, lồng ghép được các nguồn vốn cho
chương trình cùng với các nguồn vốn từ các
chương trình khác thì sẽ vừa sử dụng được tiết
kiệm các nguồn vốn hạn hẹp lại vừa sử dụng
được một cách có hiệu quả, như thế đã gián tiếp
thúc đẩy được việc tạo lòng tin trong nhân dân
và huy động được nguồn lực từ trong nhân dân
và các đối tượng khác trên địa phương.
Những giải pháp đưa ra để huy động NLTC
thực hiện chương trình nông thôn mới không
phải chỉ áp dụng tại xã Hoàng Diệu, mà còn có
thể áp dụng cho các xã khác đang thực hiện
chương trình nông thôn mới.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trường hợp nghiên cứu điểm tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 96
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
CHO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI,
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI XÃ HOÀNG DIỆU,
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
Đoàn Thị Hân1
TÓM TẮT
Nông thôn có một một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nhà nước đã và đang
chú trọng đến việc phát triển một cách tổng thể các vùng nông thôn thông qua thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một chương trình dài và cần phải có một nguồn vốn lớn. Vì vậy, ngoài
nguồn vốn từ ngân sách cấp, phát huy từ nội lực các địa phương là rất quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
từ kinh nghiệm về huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Hoàng Diệu, bài viết
này sẽ đóng góp một vài kinh nghiệm để huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện chương trình này.
Từ khóa: Nguồn lực tài chính, nông thôn mới, xã Hoàng Diệu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp,
nông dân đang chiếm gần 74% dân số và
chiếm đến 60,7% lao động xã hội. Vì vậy,
nông thôn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của nền kinh tế nước ta. Trước yêu
cầu phát triển và hội nhập hiện nay, thực hiện
mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, đòi hỏi phải có các chính sách
đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện
các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn.
Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và
nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn
định và phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
800/QĐ-TTG ngày 04/06/2010 nhằm phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông
thôn mới. Đây là một chủ trương mang tính
chiến lược, mở ra cơ hội phát triển mới cho
nông thôn nói riêng và cho cả nước nói chung.
Chương trình nông thôn mới (NTM) cũng
như các chương trình mục tiêu khác trên cả
nước, muốn thực hiện thành công chương trình
thì không thể không nhắc tới vai trò quan trọng
của nguồn lực tài chính. Vậy việc huy động
nguồn lực tài chính (NLTC) từ đâu, sử dụng
nguồn lực tài chính như thế nào cho có hiệu
quả, đó là vấn đề đáng quan tâm hiện nay cho
1ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp
tất cả các xã đang thực hiện chương trình, nói
chung và cho Hoàng Diệu nói riêng.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Vấn đề huy động NLTC cho thực hiện
chương trình NTM ở Việt Nam.
- Thực trạng huy động NLTC và các nhân
tố ảnh hưởng đến huy động NLTC tại xã
Hoàng Diệu.
- Giải pháp huy động NLTC cho thực hiện
chương trình NTM qua kinh nghiệm tại xã
Hoàng Diệu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Thu thập thông tin thứ cấp: Kế thừa các số
liệu, tài liệu về nông thôn mới thông qua các
báo cáo chuyên đề của xã, thông qua một số các
công trình đã nghiên cứu về chương trình NTM
trên địa bàn xã; thu thập các văn bản chính sách
về tình hình thực hiện chương trình NTM, các
báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông
nghiệp, nông thôn, mạng Internet,được sử
dụng làm nguồn thu thập thông tin cho quá
trình nghiên cứu.
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Khảo sát,
phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, cán bộ tham
gia vào thực hiện chương trình NTM tại xã
Hoàng Diệu.
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 97
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Xử lý số liệu trên Excel
+ Xử lý các số liệu phỏng vấn, khảo sát
bằng các công cụ thống kê mô tả, thống kê
phân tích
- Phương pháp chuyên gia
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Vấn đề nguồn lực tài chính cho chương
trình nông thôn mới ở nước ta
Nguồn lực tài chính là nhân tố không thể
thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội
của một quốc gia nói chung và đối với chương
trình NTM nói riêng. Huy động, phân bố và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính là vấn đề
mang tính thời sự. Trong điều kiện nguồn lực
tài chính cho chương trình còn hạn chế, việc
phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài
chính càng trở nên quan trọng hơn.
Trong Quyết định số 800/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010–2020 đã đưa ra kế hoạch huy
động NLTC cho chương trình NTM như sau:
- Vốn ngân sách: Vốn từ các chương trình
mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu đang và sẽ triển khai trên địa
bàn: khoảng 23%; vốn trực tiếp cho chương
trình để thực hiện các nội dung khoảng 17%.
- Vốn ngoài ngân sách: vốn tín dụng
khoảng 30%; vốn từ các doanh nghiệp, hợp
tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng
20%; huy động đóng góp của cộng đồng dân
cư khoảng 10%.
Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Trung ương về
xây dựng nông thôn mới đã chọn 11 xã trên địa
bàn các tỉnh, thành phố làm thí điểm xây dựng
mô hình nông thôn mới.
Sau 3 năm thí điểm tại 11 xã của Trung
ương chỉ đạo và các xã do địa phương chỉ đạo
cho thấy, hầu hết các xã thí điểm đã thực hiện
được trên 70% số lượng tiêu chí đề ra, mô hình
nông thôn mới xây dựng phù hợp với điều kiện
địa phương.
Kết quả cho thấy, mô hình nông thôn mới
đã hình thành trên thực tế tại 11 xã thí điểm
của Trung ương đạt kết quả khá toàn diện về
xây dựng mô hình nông thôn mới. Xây dựng
mô hình nông thôn mới là việc làm khó khăn,
tốn kém, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp
nên quá trình tổ chức thực hiện thí điểm đã
xuất hiện nhiều vấn đề mới, những hạn chế và
bất cập, đặc biệt là vấn đề về nguồn lực tài
chính. Để xây dựng nông thôn mới cho 1 xã
cần nguồn vốn rất lớn, khoảng 150 tỷ - 200 tỷ
đồng, trong khi nguồn lực của Nhà nước và ở
các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ
triển khai các dự án rất chậm. Các công trình
xây dựng nông thôn mới điểm phần lớn nhờ
nguồn lực của Trung ương hỗ trợ (40%), ngân
sách địa phương và của dân cư không đáng kể,
vốn doanh nghiệp còn quá ít. Ở những xã
thuần nông, phần vốn của dân cư rất thấp, như:
Tân Hội - Lâm Đồng, Tân Lập - Bình Phước,
Hải Đường - Nam Định,Nếu tình hình này
không được khắc phục sẽ phát sinh tư tưởng ỷ
lại, trông chờ vào Nhà nước, đó là sự không
lành mạnh, không công bằng với các xã ngoài
thí điểm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay,
các xã điểm gần như đã thực hiện hoàn thành
các tiêu chí của chương trình.
3.2. Tình hình thực hiện huy động NLTC
cho thực hiện chương trình NTM tại xã
Hoàng Diệu
Hoàng Diệu là xã có vị trí cách trung tâm
huyện Gia Lộc khoảng 6 km, cách trung tâm
tỉnh Hải Dương 12 km, có đường cao tốc 5B
Hà Nội - Hải Phòng đi qua, và khu dịch vụ của
tuyến đường là điều kiện thuận lợi cho phát
triển dịch vụ, có 2 km quốc lộ 37 qua địa phận
xã, có 2 khu công nghiệp trên địa phận xã (khu
công nghiệp Gia Lộc và khu công nghiệp
Hoàng Diệu).
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 98
Diện tích tự nhiên của xã là 753,3 ha, trong
đó: Diện tích đất nông nghiệp 473,5 ha, đất
nuôi thuỷ sản 77,07 ha, đất công nghiệp 10,56
ha, đất khác 192,17 ha.
Dân số 7.600 người, lao động trong độ tuổi
có 4.400 người, (nam 2.196, nữ 2.204). Trong
đó lao động nông nghiệp có 2.640 người (nam
1296, nữ 1.344 ).
Lao động của xã dồi dào và ổn định, cần cù,
chịu khó có nhiều kinh nghiệm trong lao động,
sản xuất, tạo điều kiện cho việc phát triển ổn
định nông nghiệp nông thôn.
Là một trong 6 xã của huyện Gia Lộc được
chọn thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới (NTM) giai đoạn 1. Thời gian qua, xã
Hoàng Diệu đã chú trọng đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người
dân về xây dựng nông thôn mới và huy động
các nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng
nông thôn.
Người dân Hoàng Diệu chủ yếu sản xuất
nông nghiệp, và một bộ phận người dân làm
nghề giày da truyền thống, nên đời sống còn
gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, phát huy tính dân chủ, đề cao vai
trò của người dân trong quá trình xây dựng
nông thôn mới chính là tiền đề để Hoàng Diệu
sớm thực hiện được các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới. Điều đó thể hiện qua việc, tất cả các
công trình, hạng mục xây dựng, người dân đều
được tham gia giám sát.
Xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và
thực hiện rất tốt trên hệ thống phát thanh của
xã; tuyên truyền qua các hội nghị đảng bộ, các
tổ chức đoàn thể, các cuộc họp của nhân dân
tại 9 thôn của xã với số người tham dự là 1.200
lượt ngườivới nội dung là các chủ trương,
văn bản về chính sách của Đảng và Nhà nước
về xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm của
các thôn trong việc triển khai thực hiện, cung
cấp các thông tin để cho nhân dân hiểu rõ mục
đích, yêu cầu và nội dung của chương trình về
xây dựng Nông thôn mới.
Tổng dự toán kinh phí thực hiện đề án xây
dựng nông thôn mới tại xã Hoàng Diệu được
dự tính là 129,5 tỷ đồng và được cân đối từ các
nguồn như trên bảng 01.
Bảng 01. Tổng nguồn vốn dự toán cho xây dựng NTM tại xã Hoàng Diệu
TT Nội dung
Vốn theo kế hoạch
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
1 Nguồn từ ngân sách 51,5 39,77
2 Nguồn huy động từ các chương trình lồng ghép 21 16,22
3 Nguồn vốn tín dụng 28 21,62
4 Nguồn huy động từ doanh nghiệp 19 14,67
5 Nguồn do dân đóng góp 10 7,72
Tổng số 129,5 100
(Nguồn: UBND xã Hoàng Diệu)
Ngân sách Trung ương hỗ trợ vốn thực hiện
các hạng mục: Công tác quy hoạch và các công
trình hạ tầng cấp xã, gồm: đường giao thông
đến xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; đào
tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng NTM cho
cán bộ cấp thôn, xã, các cán bộ hợp tác xã số
vốn là 51,5 tỷ đồng.
Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia,
các chương trình, dự án hỗ trợ khác là 21 tỷ
đồng bao gồm: Chương trình giảm nghèo;
Chương trình quốc gia về việc làm; Chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn,Vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình
chủ yếu là ngân sách Trung ương hỗ trợ và một
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 99
phần ngân sách địa phương. Vốn tín dụng, bao
gồm vốn vay hỗ trợ đầu tư phát triển và tín
dụng thương mại. Vốn từ các Doanh nghiệp,
Hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác. Vốn
đóng góp của cộng đồng: huy động sự đóng
góp dưới mọi hình thức từ nhân dân trong xã.
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án, phân
theo các hợp phần chính thể hiện qua bảng 02.
Bảng 02. Tổng nhu cầu vốn cho thực hiện chương trình NTM theo các hợp phần
TT Nội dung
Vốn theo kế hoạch
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
1 Lập đồ án quy hoạch 0,5 0,39
2 Đầu tư phát triển CSHT 52 40,15
3 Hỗ trợ phát triển sản xuất 38 29,34
4 Văn hóa - xã hội - môi trường 29 22,39
5 Hệ thống chính trị 10 7,72
Tổng số 129,5 100,00
(Nguồn: UBND xã Hoàng Diệu)
Trước khi triển khai chương trình xã mới có
2/19 tiêu chí đạt yêu cầu. Từ khi thực hiện
chương trình đến nay đã có thêm 6 tiêu chí đạt
yêu cầu, tổng có 8/19 tiêu chí đạt yêu cầu. Mục
tiêu trong năm 2013 sẽ hoàn thành thêm 4 tiêu
chí, năm 2014 là 3 tiêu chí và năm 2015 hoàn
thành 4 tiêu chí còn lại.
3.3. Thực trạng huy động nguồn lực tài
chính cho thực hiện chương trình NTM và
các nhân tố ảnh hưởng đến huy động NLTC
tại xã Hoàng Diệu
Cơ cấu vốn đã huy động theo các nguồn
tính đến tháng 8/2012 thể hiện qua bảng 03.
Bảng 03. Cơ cấu vốn huy động tại xã Hoàng Diệu đến tháng 8 năm 2012
TT Nguồn huy động vốn
Tổng
dự toán
(Tỷ
đồng)
Đã huy động đến
tháng 8/2012
Tỷ lệ huy
động so với
dự toán
(%)
Số lượng
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
1 Nguồn từ ngân sách 51,5 6,371 47,29 12,37
2
Nguồn huy động từ các chương trình
lồng ghép
21 0,5 3,71 2,38
3 Nguồn vốn tín dụng 28
4 Nguồn huy động từ doanh nghiệp 19
5 Nguồn do dân đóng góp 10 6,6 48,99 66,00
Tổng số 129,5 13,471 100 10,40
(Nguồn: UBND xã Hoàng Diệu)
Tháng 11/2011, xã bắt đầu triển khai
chương trình, vì vậy nguồn vốn huy động cho
chương trình chỉ từ ngân sách, chưa huy động
được từ các nguồn ngoài ngân sách. Cụ thể
nguồn vốn gồm: Trung ương và tỉnh hỗ trợ
năm 2011 là 1,05 tỷ đồng (chương trình xây
dựng nông thôn mới 0,75 tỷ, xây dựng trường
Tiểu học 0,3 tỷ, Vốn ngân sách xã: 2,5 tỷ đồng
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 100
(từ nguồn chuyển quyền sử dụng đất). Chưa có
sự hỗ trợ vốn từ ngân sách huyện, lồng ghép
các chương trình dự án, vốn doanh nghiệp, vốn
góp từ nhân dân. Tổng cộng nguồn vốn năm
2011 của xã là 3,55 tỷ đồng.
Tính đến tháng 8/2012, Hoàng Diệu đã đầu
tư cho chương trình với tổng kinh phí là
13,471 tỷ đồng chủ yếu đầu tư cho các công
trình hạ tầng thiết yếu. Trong đó:
Nguồn vốn từ ngân sách cấp để thực hiện
xây dựng đường giao thông và các công trình
đầu tư xây dựng cơ bản là 2,81 tỷ đồng.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động,
người dân trong xã đã tự nguyện đóng góp
bằng nhiều hình thức như góp tiền, ngày công
để xây các công trình hạ tầng nông thôn như
trường học, trạm y tế, nghĩa trang liệt sỹ, nhà
văn hoá các thôn...Tiêu biểu như công trình
đường giao thông từ UBND xã đến thôn Phan
Hà với chiều dài 2,3 km, nhân dân đã đóng góp
450 m2 đất 03; 875 m2 đất công điền cùng hàng
trăm công lao động; nhân dân hiến đất làm
mương thủy lợi nội đồng là 3.200 m2. Đến nay,
tổng kinh phí do người dân đóng góp vào xây
dựng nông thôn mới là 6,6 tỷ đồng, đây là con
số khá lớn so với một xã thuần nông. Tuy
nhiên, so với nhu cầu về vốn đặt ra thì nguồn
vốn cho việc thực hiện chương trình đến thời
điểm hiện nay vẫn chưa đạt được nhu cầu vốn
đề ra, nguyên nhân là do đời sống của nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn, một bộ phận
không nhỏ người dân không tham gia vào các
hoạt động của chương trình, huy động nguồn
từ các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế,
chủ yếu là kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp
thông qua đầu tư vào các công trình như:
đường giao thông, chợ nông thôn, xây dựng
làng nghề truyền thống,chưa huy động được
các nguồn từ tín dụng. Xã vẫn chưa huy động
được nguồn vốn từ tín dụng và từ doanh
nghiệp trên địa bàn.
Từ thực tế, sau hơn 2 năm thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hoàng
Diệu, công tác huy động nguồn lực tài chính
cho thực hiện chương trình NTM tại xã Hoàng
Diệu ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:
Thứ nhất, nhận thức của người dân trong xã
về chương trình là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả huy động NLTC. Năm
2011, là năm xã mới bắt đầu triển khai chương
trình, việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của
chương trình chưa được thực hiện một cách
sâu rộng vì vậy xã chưa huy động được sự
đóng góp của nhân dân trong xã. Đến năm
2012, xã thực hiện công tác tuyên truyền nội
dung của chương trình, vận động người dân
tham gia, làm cho người dân hiểu rõ về những
lợi ích họ sẽ được hưởng sau khi thực hiện
thành công chương trình, xã đã nhận được sự
nhiệt tình tham gia đóng góp của người dân.
Chỉ trong vòng 8 tháng xã đã huy động được
6,6 tỷ đồng từ nhân dân. Tuy nhiên, xã cũng
xác định rõ, đây là chương trình dài nên việc
huy động từ người dân không phải ồ ạt tại một
thời điểm, mà nó mang tính lâu dài và từ nhiều
hình thức đóng góp khác nhau.
Thứ hai, năng lực của đội ngũ cán bộ xã là
nhân tố quan trọng trong việc huy động nguồn
lực từ trong nhân dân. Hoàng Diệu là xã có đội
ngũ cán bộ với trình độ ngày càng được nâng
cao, luôn đi sâu sát vào đời sống của nhân dân,
các công việc được giải quyết một cách rõ ràng
và minh bạch nên đã tạo được lòng tin trong
nhân dân. Vì vậy, khi xã thực hiện triển khai
chương trình, người dân trong xã đã có sự
đồng thuận cao, và không ngại tự nguyện đóng
góp cho chương trình bằng các hình thức. Họ
tin rằng sự đóng góp của họ sẽ được sử dụng
một cách hợp lý và có ý nghĩa, và sẽ phục vụ
cho chính cuộc sống của họ.
Ngoài ra, với đội ngũ cán bộ có năng lực sẽ
xây dựng được kế hoạch sử dụng triệt để được
các nguồn vốn do ngân sách cấp. Tuy nhiên,
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 101
trên địa bàn xã, một số nguồn vốn cấp cho các
công trình xây dựng cơ bản nhưng xã không
thúc đẩy được khâu thực hiện và quyết toán
vốn kịp thời nên vốn giải ngân không đúng
thời hạn.
Thứ ba, tiềm lực kinh tế của địa phương có
ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn
cho việc thực hiện chương trình NTM. Hoàng
Diệu là xã thuần nông, đang trong quá trình
phát triển, mà nguồn vốn cần thiết để thực hiện
cho chương trình là rất lớn. Ngoài nguồn vốn từ
ngân sách cấp trên cấp cho chương trình, nguồn
vốn ở xã chủ yếu là từ nguồn chuyển quyền sử
dụng đất. Hiện nay, thị trường đất đang chững
lại, mặt khác, việc phát triển các dịch vụ của địa
phương mới đang trong quá trình phát triển, tại
thời điểm hiện tại thì khó để huy động rộng rãi
từ các đối tượng trên địa bàn xã.
Khi xây dựng NTM trên cơ sở tiềm năng,
lợi thế của địa phương có sẵn thì việc huy động
nguồn lực cho chương trình sẽ có nhiều thuận
lợi hơn.
Thứ tư, quy chế dân chủ cơ sở có ảnh hưởng
lớn đến huy động nguồn lực tài chính tại các
địa phương. Hoàng Diệu đã phát huy quyền
làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động
viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của
người dân bằng cách đưa người dân vào Hội
đồng nhân dân xã. Trong xây dựng nông thôn
mới, xã thực hiện theo phương châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quá
trình xây dựng đề án, kế hoạch; công khai quy
hoạch tại nơi công cộng; công khai các nguồn
huy động đầu tư, đóng góp của nhân dân để
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
KTXH...vì vậy, người dân đã nhiệt tình tham
gia đóng góp cho chương trình.
Đây là nội dung quan trọng, cần đi sâu làm
rõ để đưa ra được các giải pháp huy động được
tối đa NLTC cho thực hiện xây dựng nông
thôn mới ở xã Hoàng Diệu nói chung và các
địa phương khác nói riêng.
4. Giải pháp huy động NLTC
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền. Để
huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn
mới đạt kết quả tốt, trước tiên phải làm tốt
công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo
được sự thống nhất, đồng thuận thống nhất của
nhân dân về cách nghĩ, cách làm. Công tác
tuyên truyền phải thực hiện một cách thường
xuên, liên tục để cho mọi cán bộ, người dân
hiểu rõ về chương trình.
Thứ hai, thực hiện phát huy dân chủ rộng
rãi. Phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu
cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân
chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của người dân
trong xã, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa
chọn những nội dung bức thiết cần làm trước,
cần tập trung đầu tư, cách thức huy động
nguồn lực tổng hợp... phù hợp với điều kiện và
đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn
theo các xã khác.
Thứ ba, tập trung củng cố tổ chức và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã. Muốn người dân
lắng nghe ý kiến của mình thì chính bản thân
các cán bộ phải là người có kiến thức sâu rộng
về chương trình. Vì vậy, phải coi trọng công
tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và
tập huấn về kiến thức xây dựng nông thôn mới
cho đội ngũ cán bộ xã, những người trực tiếp
chỉ đạo thực hiện. Đội ngũ cán bộ cơ sở càng
năng động, sáng tạo, trưởng thành thì kết quả
đạt được càng tích cực và hiệu quả hơn, càng tạo
được lòng tin và sự đồng thuận trong nhân dân,
và việc huy động các nguồn lực càng thuận lợi
và đạt kết quả cao.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch huy động nguồn
lực tài chính phù hợp. Phải căn cứ vào đặc
điểm, lợi thế của từng xã để xây dựng một kế
hoạch huy động vốn phù hợp, phải xây dựng
kế hoạch để người dân đóng góp một cách dần
dần và lâu dài. Đặc biệt, xã cần tìm hướng đi
đúng đắn và phát huy thế mạnh của làng nghề
truyền thống, tìm hiểu và mở rộng thị trường ra
khắp cả nước và xuất khẩu nước ngoài.
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 102
Thứ năm, đa dạng hóa các nguồn lực tài
chính. Cần phải đa dạng hóa việc huy động các
nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM vì tổng
nguồn vốn để xây dựng chương trình là rất lớn,
không thể chỉ huy động từ một nguồn. Mà vốn
từ ngân sách Trung ương là cần thiết để tạo đà,
tạo niềm tin cho nhân dân, là cơ sở huy động
vốn khác từ: ngân sách địa phương, đóng góp
của nhân dân, vốn lồng ghép các chương trình
mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các
doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút
đầu tư, liên doanh, liên kết... huy động nguồn
lực đóng góp của các đối tượng trong xã bằng
tiền, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động,
hiến đất
Thứ sáu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp
lý. Khi có nguồn vốn huy động được từ các đối
tượng cho thực hiện chương trình thì phải xây
dựng được kế hoạch sử dụng vốn đó một cách
hợp lý, lồng ghép được các nguồn vốn cho
chương trình cùng với các nguồn vốn từ các
chương trình khác thì sẽ vừa sử dụng được tiết
kiệm các nguồn vốn hạn hẹp lại vừa sử dụng
được một cách có hiệu quả, như thế đã gián tiếp
thúc đẩy được việc tạo lòng tin trong nhân dân
và huy động được nguồn lực từ trong nhân dân
và các đối tượng khác trên địa phương.
Những giải pháp đưa ra để huy động NLTC
thực hiện chương trình nông thôn mới không
phải chỉ áp dụng tại xã Hoàng Diệu, mà còn có
thể áp dụng cho các xã khác đang thực hiện
chương trình nông thôn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN & PTNT (2011), Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới năm 2011 và kế hoạch năm 2012, Hà
Nội.
2. Đỗ Kim Chung (2010), Phương pháp tiếp cận
phát triển nông thôn, Báo cáo hội thảo xây dựng nông
thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh.
3. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Vấn đề phát huy sự tham
gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng
Nông thôn mới - Bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm
Thụy Hương, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp,
Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội
4.Webside:
va-phat-trien-nong-thon/bai-viet/1051-thuc-trang-va-
giai-phap-nham-xay-dung-nong-thon-moi-tai-xa-thanh-
lam-huyen-luc-nam-tinh-bac-giang-giai-doan-2012-
2015.html
5.Webside:
ewsId=4fb8853c-bff0-420c-a1df-abf16c416ea9
SOLUTIONS TO MOBILIZE FINANCIAL SOURCES
FOR THE NEW RURAL PROGRAM: THE CASE OF HOANG DIEU VILLAGE,
GIA LOC DISTRICT, HAI DUONG PROVINCE
Doan Thi Han
SUMMARY
Countryside plays an important role in the process of socio - economic development. Recently, the State has
focused on developing entirely through implementing “the new rural programe“ in all the countrsides of our
nation. The new rural programe is a long-term one which needs a huge capital. Besides the capital from the
national budget, therefore, it is important to bring into play the internal force from the regions. Based on the case
study research in Hoang Dieu village on mobilizing financial fund to implement “the new reral program” , this
report hope to contribute some experiences about how to get financial sources to carry out this programe.
Keywords: Financial sources, Hoang Dieu, New rural
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_huy_dong_nguon_luc_tai_chinh_cho_thuc_hien_chuong.pdf