5. Một số giải pháp nâng chất lượng giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế
Đe lựa chọn các giải pháp khoa học, phù hợp với điều kiện giảng dạy và học tập cho sinh viên Đại học Hué nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan để xác định các nguyên tắc khi lựa chọn giải pháp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ các nguyên tắc chúng tôi đã lựa chọn được 07 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huể. Để lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và đảm bảo cơ sở khoa học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 40 giảng viên Khoa GDTC - Đại học Huế. Kết quả thu được ở Bảng 4 như sau:
Các cán bộ quản lý, giảng viên đã lựa chọn được 5 giải pháp chiếm tỷ lệ rất cần thiết cao từ 72,5% trở lên để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Hue gồm các giải pháp sau:
Giải pháp 7: Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền giáo dục về vai trò, ý nghĩa của công tác GDTC.
Giải pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học môn Bóng chuyền.
Giải pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức quản lý để hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học.
Giải pháp 4\ Khuyến khích sinh viên tập luyện một môn thể thao tự chọn.
kinh phí cho hoạt động TDTT theo chủ trương xã hội hóa.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN BÓNG CHUYỀN
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
TS. Lê Trần Quang1, TS. Nguyễn Ngọc Long2, ThS. Nguyễn Thị Mùi1
1Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế
2 Trường Đại học TDTT Đà Nắng
Tóm tắt: Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc trong chương trình học của sinh viên ở các hệ đào tạo, môn bóng chuyền được Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế xây dựng là nội dung ở học phần tự chọn (GDTC 2, 3, 4). Việc nghiên cứu phân tích thực trạng tập luyện nội - ngoại khóa, kết quả rèn luyện thể lực cũng như sở thích của người học là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến quá trình giáo dục. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với sinh viên trong giáo dục toàn diện.
Từ khóa'. Giải pháp, bóng chuyền, Đại học Huế.
Abstract: Physical education is compulsory content in the curriculum of students in the system of training, volleyball, School of Physical Education - Hue University was built as part of elective in compulsory school (Physical Education 2, 3, 4). The study analyzed internal training situation - extracurricular physical training results as well as the interests of learners is very important work, have a positive impact to the educational process.Thereby offering solutions to enhance the quality of teaching in schools mean a lot to educate students
in comprehensive education.
Keywords'. Solution, volleyball, Hue University.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất (GDTC) ở các trường đại học, cao đẳng là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên (HS, SV), nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực và tạo cơ hội cho mọi người có khả năng phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, góp phần tạo nguồn nhân lực mới, con người mới phục vụ sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đó cũng là mục tiêu chiến lược của công tác GDTC. Qua nghiên cứu cho thấy: Sức khoẻ, thể lực của HS, sv là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập, sáng tạo, phát triển năng khiếu, thẩm mĩ của các em và giúp các em đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Mặt khác trình độ học vấn, sự hiểu biết và kĩ năng sống của mỗi người cũng ảnh hường lớn đến sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Đó là một trong những điều kiện nền tảng của sự phát triển thể thao và sức khỏe của đất nước.
Qua thực tế học tập tại Khoa, cũng như quan sát các buổi tập luyện của sinh viên, đặc biệt là các lớp đã học tập qua môn Bóng chuyền chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết sinh viên đều nắm bắt kiến thức cơ bản của môn học, cũng như các kỹ thuật môn Bóng chuyền. Biết cách tổ chức tập luyện cho những người khác. Song cũng trong quá trình tập luyện ở các khóa học của sinh viên đã bộc lộ những điểm cần quan tâm, đặc biệt là trong học nội dung kỹ thuật chuyền bóng nói riêng. Nên việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế là rất cần thiết đế thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, bao gồm: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp toán học thống kê.
KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
Thực trạng về nội dung chương trình GDTC giảng dạy cho sinh viên Đại học Huế
Nội dung chương trình GDTC tại Đại học Huế được tiến hành theo quy định của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 279/QĐ-ĐHH ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Giám đốc Đại học Huế về việc ban hành chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại Đại học Huế là 120 tiết được đối với đại học, phân phối cho 4 học kỳ tương ứng với 4 học phần, mỗi học kỳ được bố trí 01 tín chỉ thực hành tương đương 30 tiết, không trùng lặp nhau về nội dung môn học giữa các học phần. Chương trình môn học GDTC giảng dạy cho sinh viên Đại học Hue được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Chương trình môn học GDTC giảng dạy cho sinh viên Đại học Huế
TT
Tên học phần
Mã học phần
Tổng số tín
chỉ
Lý thuyết
Thực hành
Bắt buộc/ Tự chọn
I
CÁC HỌC PHÀN BẮT BUỘC
1
Giảng dạy phương pháp tập luyện TDTT và phát triển tố chất thể lực
ĐK.1001
1
0
1
Bắt buộc
II
CÁC HỌC PHÀN Tự CHỌN (Chọn tối thiểu 03/08 Tín chỉ]
1
Giảng dạy thực hành Bóng rổ
BR.2011
1
0
1
Tự chọn
2
Giảng dạy thực hành Bóng chuyền
BC.2011
1
0
1
Tự chọn
3
Giảng dạy thực hành Bóng đá
BĐ.2011
1
0
1
Tự chọn
4
Giảng dạy thực hành Bóng ném
BN.2011
1
0
1
Tự chọn
5
Giảng dạy thực hành Cờ vua
CV.2011
1
0
1
Tự chọn
6
Giảng dạy thực hành Nhảy cao, Nhảy xa
CX.2011
1
0
1
Tự chọn
7
Giảng dạy thực hành Thể dục tay không
TD1.2011
1
0
1
Tự chọn
8
Giảng dạy thực hành Thể dục dụng cụ
TD2.2011
1
0
1
Tự chọn
Qua Bảng 1 cho thấy tổng số giờ học GDTC chính khóa của Đại học Huế gồm 120 tiết được chia đều trong 04 học kỳ do Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế phụ trách từ khâu lập kế hoạch, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá đến cấp phát chứng chỉ GDTC. Do thời gian học rất ngắn (30 tiết/học phần) nên trong các giờ chính khóa các giảng viên chủ yếu giảng dạy kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao đã quy định trong chương trình chi tiết của học phần đó chứ không có thời gian cho sinh viên ôn tập nhiều cũng như chưa có kế hoạch hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên tập luyện ngoại khóa.
Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn GDTC cho sinh viên Đại học Huế
Yeu tố cơ sở vật chất, các trang thiết bị dụng cụ, sân bãi... phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện là điều kiện quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. số lượng, chất lượng dụng cụ, cũng như mặt bằng diện tích các sân tập phải đảm bảo đủ không gian, thời gian... để sinh viên có thể tập luyện không những trong các giờ chính khóa mà còn có thể tập luyện ngoại khóa. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng sân bãi, dụng cụ phục vụ học tập môn GDTC tại Khoa GDTC - Đại học Huế.
Ket quả cho thấy sân bãi dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy môn GDTC và hoạt động TDTT còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng chỉ mới đáp ứng được 50-60% nhu cầu của sinh viên Đại học Huế. Các sân bãi dụng cụ đơn giản như sân đẩy tạ, đường chạy, sân đá cầu vẫn còn thiếu so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời một số môn có mật độ sử dụng quá cao như Bóng chuyền, Bóng đá... mặt khác do thời tiết ở Huế mưa nhiều nên công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và hoạt động phong trào nói chung. Từ thực tế trên để nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sân bãi dụng cụ tập luyện hiện có, Khoa GDTC - Đại Học Huế cần có kế hoạch để quy hoạch xây dựng thêm sân bãi và tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và tập luyện (nội khóa và ngoại khóa) cho sinh viên Đại học Huế.
Thực trạng tập luyện môn bóng chuyền của sinh viên Đại học Huế
Bóng chuyền là một môn thể thao có tính phổ biến cao, cũng là một môn thể thao rất bổ ích cho học sinh sinh viên tập luyện. Chính vì vậy, bài viết đã tiến hành khảo sát 313 sinh viên năm 2 (Khóa TS 2018) Đại học Huế học tập môn GDTC (môn bóng chuyền) tại Khoa GDTC - Đại học Huế. Kết quả thu được qua Bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng tập luyện môn bóng chuyền của sinh viên (n = 313)
TT
Nội dung
Số lượng chọn
Tỷ lệ %
1
Em có thích môn Bóng chuyền không?
a. Rất thích
79
25,24
b. Thích
172
54,95
c. Không thích
62
19,81
2
Em cỏ thường xuyên tập luyện môn bỏng chuyền không?
a. Thường xuyên
212
67,73
b. Thỉnh thoảng
101
32,27
3
Động cơ tập luyện môn bóng chuyền của em là gì?
a. Do ham thích
91
29,07
b. Để thi kết thúc học phần
214
68,37
c. Nâng cao thể lực
8
2,56
Qua Bảng 3 ta thấy, tỷ lệ sinh viên thể hiện sự yêu thích với môn bóng chuyền là rất lớn chiếm 80,19%, tỷ lệ không thích đối với bóng chuyền là ít chiếm 19,81%. Tỷ lệ sinh viên thường xuyên tập luyện chiếm 67,73%, tỷ lệ tập luyện không tích cực chiếm 32,27%. Động cơ tập luyện của sinh viên chủ yếu là để thi qua môn chiếm 68,37%. Như vậy, ta thấy đa số sinh viên nhận thức được tập luyện môn bóng chuyền để thi qua môn nhưng với việc học theo hình thức thụ động, đối phó nên dẫn đến hiệu quả học tập môn bóng chuyền nói riêng và kết quả giáo dục thể chất nói chung là chưa cao.
Thực trạng kết quả học môn Bóng chuyền của sinh viên năm 2 (khóa TS 2018) Đại học Huế
Chúng tôi tiến hành điều tra két quả học tập môn Bóng chuyền học kỳ I năm học 2019-2020 của sinh viên năm 2 Đại học Huế. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.
Qua kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy, sinh viên đạt điểm giỏi ở cuối học kỳ tỷ lệ rất ít chiếm 7,35%. Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá cuối kỳ chiếm 29,07%. Tỷ lệ sinh viên đạt điểm trung bình và trung bình yếu rất cao chiếm 57,83%. Tỷ lệ sinh viên bị điểm kém (điểm F) chiếm 5,75%. Từ những số liệu trên cho thấy những sinh viên có năng khiếu về môn bóng chuyền tương đối ít. Đó cũng là hạn chế khi Đại học Huế triệu tập các sinh viên tham gia đội tuyển Bóng chuyền thi đấu các giải trong tỉnh và toàn quốc.
Bảng 3. Kết quả học tập môn Bóng chuyền học kỳ I năm học 2019-2020 của sinh viên năm 2
Đại học Huế (khóa TS 2018)
Nguồn: TổĐTHTQTKhoa GDTC-ĐHH
TT
Khách thể
(313)
Giỏi
8,5-10
Khá 7,0-8,4
Trung bình
5,5-6,9
Trung bình yếu 4,0-5,4
Kém dưới 4,0
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Đại học Ngoại ngữ, DHH
146
6
4,11
30
20,55
83
56,85
20
13,70
7
4,79
2
Đại học
Nông Lâm,
DHH
115
13
11,30
49
42,61
31
26,96
15
13,04
7
6,09
3
Đại học Kinh tế,
ĐHH
21
0
00
0
00
4
19,05
13
61,90
4
19,05
4
Khoa Du lịch - ĐHH
31
4
12,90
12
38,71
14
45,16
1
3,23
0
00
Trung bình
23
7,35
91
29,07
132
42,17
49
15,66
18
5,75
Một số giải pháp nâng chất lượng giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế
Đe lựa chọn các giải pháp khoa học, phù hợp với điều kiện giảng dạy và học tập cho sinh viên Đại học Hué nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan để xác định các nguyên tắc khi lựa chọn giải pháp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ các nguyên tắc chúng tôi đã lựa chọn được 07 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huể. Để lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và đảm bảo cơ sở khoa học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 40 giảng viên Khoa GDTC - Đại học Huế. Kết quả thu được ở Bảng 4 như sau:
Bảng 4. Kết quả phỏng vẩn lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao chẩt lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế (n = 40)
TT
Nội dung phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
n
%
n
%
n
%
1
Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền giáo dục về vai trò, ý nghía của công tác GDTC.
29
72,5
11
27,5
0
0
2
Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học môn Bóng chuyền.
38
95
2
5
0
0
3
Đổi hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoài giờ học.
37
92,5
3
7,5
0
0
4
Khuyến khích mỗi sinh viên tập luyện một môn thể thao tự chọn.
30
75
10
25
0
0
5
Tăng cường tổ chức thi đấu thể thao trong và ngoài trường theo chủ trương xã hội hoá.
8
20
17
42,5
15
37,5
6
Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động TDTT theo chủ trương xã hội hóa.
34
85
6
15
0
0
7
Tăng cường lực lượng giáo viên và tăng số giờ học chính khóa.
4
10
20
50
16
40
Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 4 cho thấy:
Giải pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất và
Các cán bộ quản lý, giảng viên đã lựa chọn được 5 giải pháp chiếm tỷ lệ rất cần thiết cao từ 72,5% trở lên để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Hue gồm các giải pháp sau:
Giải pháp 7: Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền giáo dục về vai trò, ý nghĩa của công tác GDTC.
Giải pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học môn Bóng chuyền.
Giải pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức quản lý để hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học.
Giải pháp 4\ Khuyến khích sinh viên tập luyện một môn thể thao tự chọn.
kinh phí cho hoạt động TDTT theo chủ trương xã hội hóa.
KỂTLUẬN
Bóng chuyền là môn thể thao rất phổ biến ở tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước nói chung và ở Đại học Huế nói riêng. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền để đáp ứng với xu hướng ngày càng phát triển của xã hội.
Nghiên cứu đã xây dựng được 05 giải pháp để định hướng nâng cao chất lượng giảng dạy môn bóng chuyền giúp Khoa Giáo dục thể chất có thể triển khai thực hiện từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của Đại học Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Lê Văn Lầm (2012), Giáo trình đo lường thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
. Bộ GD&ĐT (2015), Thông tư sổ 25/2015/TT. BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ
GD&ĐT quy định về “Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học
. Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế (2016), Chương trình môn học GDTC thuộc các
chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tạỉ Đại học Huế.
. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lam, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (2006), Giáo trình
Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
Bài nộp ngày 01/5/2020, phản biện ngày 08/5/2020, duyệt in ngày 10/5/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_bong_chuyen_cho.docx
- 50277_article_text_154074_1_10_20200827_3267 (1)_2317032.pdf