- Bảy là, Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đổi mới đồng bộ từ trung
ương đến địa phương, có cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành để tổng
hợp, đánh giá, phân loại hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, ngành,
lĩnh vực và địa phương thường xuyên, từ đó có thể lựa chọn, đánh giá,
khuyến khích, truyền thông, tôn vinh doanh nghiệp thực hiện đổi mới
tiêu biểu có đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội;
- Tám là, Đào tạo, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn, cập nhật thường xuyên
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, các kiến thức, kỹ năng về
hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp như: quản trị đổi mới trong doanh
nghiệp; tư duy tiếp cận các hoạt động đổi mới, dự án đổi mới trong
doanh nghiệp; đa dạng hóa các hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp;
khai thác cơ sở dữ liệu về công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn-chất
lượng, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong
nước và nước ngoài./.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 67
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CHO DOANH NGHIỆP
Phạm Thế Dũng1
Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
Tóm tắt:
Chỉ số đổi mới của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng, tuy
nhiên, đ có th hội nhập và so sánh với quốc tế thì chỉ số này vẫn còn hạn chế. Một trong
những nguyên nhân của hạn chế đó là chỉ số về hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Việt
Nam còn thấp, vì vậy, trong bài viết này đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới
trong doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, so sánh hoạt động đổi mới của
Việt Nam với một số quốc gia. Nâng cao chỉ số đổi mới nói chung và hoạt động đổi mới
trong doanh nghiệp nói riêng đó là giải pháp đ doanh nghiệp có th cạnh tranh và hội
nhập, đồng thời, góp phần thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát tri n khoa học và công nghệ (KH&CN)
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Hoạt động đổi mới; Doanh nghiệp.
Mã số: 18031901
1. Mở đầu
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa việc đánh giá, so sánh giữa
các quốc gia, khu vực trên thế giới, trong các ngành, lĩnh vực khác nhau của
một nền kinh tế, các tổ chức quốc tế thường thông qua việc đo lường thống
kê hay sử dụng các chỉ số tổng hợp để đánh giá, so sánh và xếp hạng giữa
các quốc gia, khu vực hoặc các ngành, lĩnh vực, ví dụ: Lĩnh vực kinh tế có
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu - GCI; trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ và đổi mới có các Chỉ số Đổi mới toàn cầu - GII, Chỉ số Đổi mới của
Liên minh Châu Âu SII, Trong những năm qua, với các chính sách đổi
mới trong phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế của Việt Nam từng bước tăng
trưởng, trong đó hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới cũng có những
bước tiến nhất định, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn
2013-2017, chỉ số đổi mới của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng vẫn còn
1 Liên hệ tác giả: dungpthe@gmail.com
68 Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp
thấp so với các nước trong khu vực châu Á. Năm 2017, chỉ số GII của Việt
Nam đạt 38,34/100 xếp hạng 47 trong tổng số 127 quốc gia, vùng lãnh thổ,
đứng thứ 9 châu Á và thứ 3 của khu vực Đông Nam Á; nếu so sánh với
quốc gia đứng đầu khu vực là Singapore, đạt 58,69/100 (xếp thứ 7) thì
khoảng cách chỉ số GII của Việt Nam còn khá cách xa (kém 20,35 điểm và
40 bậc). Chỉ số đổi mới bao gồm 80 chỉ số thành phần, trong đó có những
chỉ số thành phần thể hiện hoạt động đổi mới của doanh nghiệp; qua kết quả
xếp hạng GII năm 2017 cho thấy, đa số các chỉ số này có xếp hạng thấp hơn
so với chỉ số chung GII. Muốn tăng chỉ số GII thì phải tăng đồng bộ các chỉ
số thành phần, nhưng trước hết cần tăng cường các chỉ số thành phần còn
thấp, trong đó có chỉ số thể hiện hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Vì
vậy, trong bài viết này chỉ đề cập đến giải pháp về phía cơ quan quản lý làm
thế nào để nâng cao hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp. Để đề xuất
được giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp, bài viết tập
trung nghiên cứu, tìm hiểu kết quả hoạt động đổi mới của một số quốc gia
trên thế giới để so sánh với Việt Nam, thông qua việc tổng hợp báo cáo đã
có và đặc biệt là kết quả điều tra, khảo sát 800 doanh nghiệp thuộc 08
ngành chế biến, chế tạo của 06 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tại
ba miền Bắc, Trung và Nam (Phạm Thế Dũng, 2017).
2. Một số khái niệm
2.1. Khái niệm về Đổi mới
- Theo Joseph Schumpeter: Khái niệm đổi mới được xuất hiện từ đầu thế
kỷ XX, tuy nhiên, phải đến Joseph Schumpeter, nhà kinh tế học, xã hội
học người Áo (1883-1950), khái niệm đổi mới được phân tích một cách
có hệ thống. Schumpeter (1934) đưa ra khái niệm đổi mới và phân chia
đổi mới thành năm loại, bao gồm: (i) Đưa ra sản phẩm mới; (ii) Đưa ra
các phương pháp sản xuất mới; (iii) Mở ra thị trường mới; (iv) Phát triển
các nguồn mới cung cấp vật liệu thô hay các loại đầu vào mới khác; (v)
Tạo ra cấu trúc thị trường mới trong một ngành. Như vậy Schumpeter đã
đặt nền móng cho một ngành khoa học nghiên cứu về đổi mới, một lĩnh
vực đã và đang phát triển rực rỡ cho đến ngày nay.
- Theo Tổ chức Hợp tác và phát tri n kinh tế (OECD, 2005), đổi mới được
định nghĩa là việc đưa ra một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới
hoặc một sản phẩm được cải tiến đáng kể, hoặc đưa ra và thực hiện qui
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 69
trình công nghệ mới, phương pháp tiếp thị mới, một phương pháp tổ
chức mới trong hoạt động kinh doanh, trong tổ chức nơi làm việc hoặc
trong quan hệ với bên ngoài. Có bốn loại đổi mới: (i) Đổi mới sản phẩm;
(ii) Đổi mới qui trình; (iii) Đổi mới cách tiếp thị; (iv) Đổi mới cách tổ
chức. Tính mới bao gồm: mới với doanh nghiệp, mới với thị trường và
mới với thế giới. Khái niệm đổi mới của OECD đến nay được nhiều
nước trên thế giới áp dụng và triển khai.
- Theo Luật KH&CN Việt Nam năm 2013, đổi mới là việc tạo ra, ứng
dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng
cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng,
giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
2.2. Chỉ số đổi mới toàn cầu - GII
Chỉ số đổi mới toàn cầu được xây dựng bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
WIPO, Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp)
hợp tác thực hiện và được công bố hàng năm, bắt đầu từ năm 2007 nhằm
đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế thế giới. Chỉ số
GII của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Chỉ số GII của Việt Nam giai đoạn 2013-2017
TT Năm Điểm
Xếp hạng
toàn cầu
Quốc gia xếp
hạng
Xếp hạng
Đông Nam Á
1 2013 34,8 76 142 4
2 2014 34,8 71 143 4
3 2015 38,3 52 141 4
4 2016 35,4 59 128 4
5 2017 38,3 47 127 3
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo The Globlal Innovationindex (2013-2017).
Chỉ số GII của Việt Nam năm 2017 xếp thứ 47/127 quốc gia, vùng lãnh thổ,
trong số bảy trụ cột của chỉ số này thì nhóm trụ cột số năm: Trình độ phát
triển kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 73/127 là khá thấp so với chỉ số GII
chung, trụ cột này có chỉ số thành phần thể hiện hoạt động đổi mới của
doanh nghiệp khá thấp, Bảng 2 bên dưới cho biết chỉ số thành phần thể hiện
hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp có thứ hạng thấp trong số các chỉ số
thành phần của GII.
70 Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp
Bảng 2. Chỉ số thể hiện hoạt động đổi mới doanh nghiệp Việt Nam thứ
hạng thấp
Mã
số Tên chỉ số
Thứ hạng
2015 2016 2017
5.1.1 Việc làm trong các ngành dịch vụ thâm dụng tri
thức (% tổng việc làm)
101 94 94
5.1.3 Chi phí R&D do doanh nghiệp thực hiện (% GDP) 71 68 52
5.2.1 Hợp tác đại học - doanh nghiệp 89 86 76
5.2.3 Chi phí R&D được tài trợ từ nước ngoài (% tổng
chi cho R&D)
71 72 82
5.2.5 Số lượng đơn sáng chế nộp tại 2 văn phòng (trên 1
tỷ $PPP GDP)
96 90 96
5.3.5 Số nhân viên nghiên cứu trong doanh nghiệp (đơn
vị %, tính theo FTE, tính trên 1.000 dân)
Không
có
Không
có
55
Nguồn: The Global Innovation Index 2017 Innovation Feeding the World
3. Hoạt động đổi mới của doanh nghiệp
3.1. Hoạt động đổi mới của một số quốc gia
(1) Hoạt động đổi mới của quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Viện
Thống kê của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp quốc
- UNESCO Institute for Statistics (UIS) tổng hợp dữ liệu đổi mới trong
doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, bao gồm nhóm quốc gia có thu
nhập cao, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Bảng 3 bên dưới
(UNESCO Institute for Statistics, 2017) là tỷ lệ phần trăm của hoạt động đổi
mới doanh nghiệp sản xuất các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.
Bảng 3. Hoạt động đổi mới của quốc gia có thu nhập trung bình và thấp
năm 2015
Quốc gia
Tự
nghiên
cứu phát
triển
Thuê bên
ngoài
R&D
Thu nhận
máy móc,
thiết bị
và phần
mềm
Thu nhận
tri thức
bên ngoài
Đào tạo
Giới thiệu
sản phẩm
mới ra thị
trường
Các
chuẩn bị
khác
Argentina 66,1 16,8 80,3 14,7 51,8 : 51,4
Azerbaijan 88,9 : 66,7 : : : :
Belarus 12,7 16,0 58,5 2,2 10,8 10,3 62,9
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 71
Quốc gia
Tự
nghiên
cứu phát
triển
Thuê bên
ngoài
R&D
Thu nhận
máy móc,
thiết bị
và phần
mềm
Thu nhận
tri thức
bên ngoài
Đào tạo
Giới thiệu
sản phẩm
mới ra thị
trường
Các
chuẩn bị
khác
Brazil 17,3 7,1 84,9 15,6 62,8 33,7 33,8
Bulgaria : 6,4 66,8 15,8 32,9 23,3 31,4
China 58,9 12,2 57,8 4,8 43,5 23,4 27,7
Colombia 23,6 6,3 70,7 27,6 17,7 18,9 16,9
Costa Rica 76,2 28,3 82,6 38,9 81,2 : 75,9
Cuba 9,8 41,3 90,2 36,6 22,1 83,8 11,9
Ecuador 34,8 10,6 74,5 27,0 33,7 10,6 10,1
Ai Cập 29,7 6,7 80,8 35,0 74,9 47,2 94,4
El Salvador 41,6 6,7 : : : 82,7 :
Ethiopia 19,2 8,8 94,8 31,7 44,9 38,6 17,1
Ghana 49,6 23,7 75,9 36,6 80,4 59,8 45,5
Ấn Độ 35,5 11,4 67,6 16,1 39,2 16,7 14,8
Indonesia 58,4 6,2 47,8 27,0 46,5 59,3 94,2
Kazakhstan 37,1 13,3 62,1 17,1 21,2 26,1 48,6
Kenya 57,9 31,4 69,3 41,4 82,1 61,4 55,7
Malaysia 44,6 - 52,2 23,0 48,6 42,0 67,6
Mexico 74,5 25,5 : : : 69,0 :
Morocco 60,3 39,7 : : : : :
Nigeria 48,8 30,7 82,9 51,7 81,2 61,0 40,5
Panama 69,6 17,4 56,5 : 15,2 : 26,1
Romania 23,0 : 70,9 8,7 23,0 21,2 30,3
LB Nga 50,1 22,6 94,6 10,7 19,3 74,5 24,4
Serbia 42,9 19,8 64,3 15,7 47,8 52,0 34,0
Nam Phi 54,1 22,4 71,2 24,8 69,6 42,6 47,7
Macedonia 34,1 13,4 74,0 28,6 49,9 37,0 54,2
Thổ Nhĩ Kỳ 44,4 18,5 76,5 26,6 34,3 43,9 41,3
Uganda 60,1 34,5 68,5 39,9 73,7 56,0 41,5
Ukraine 16,7 7,6 73,1 8,2 21,4 12,1 24,3
Tanzania 39,3 27,4 79,8 51,2 96,4 64,3 53,6
Nguồn: 2015 UIS innovation data collection, Eurostat and AU/NEPAD.
72 Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp
Từ Bảng 3 cho biết trung bình tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp giới thiệu sản
phẩm mới ra thị trường là 43,8, đặc biệt, một số quốc gia có hoạt động đổi
mới cao trên 50% như: Cu Ba: 83,8%; Salvado: 82,7%; Nga: 74,5%;
Mexico: 69%; Tanzania: 64,3%; Kenya: 62,4%; Nigeria: 61%; Indonesia:
59,3%;...
(2) Hoạt động đổi mới của Malaysia: chủ trì đánh giá là Trung tâm Thông
tin KH&CN Malaysia (MASTIC) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Thông
tin Malaysia (MOSTI) phối hợp với nhiều cơ quan khác như Bộ Giáo dục,
Bộ Nội thương, Hội người tiêu dùng và Ngân hàng Nagera Malaysia,... tổ
chức triển khai theo cẩm nang hướng dẫn OSLO của OECD, từ năm 1994-
2015, Malaysia đã có 7 cuộc điều tra về đổi mới công nghệ, trung bình
khoảng 2-3 năm một lần. Khu vực doanh nghiệp điều tra: doanh nghiệp sản
xuất và dịch vụ. Cuộc điều tra đổi mới gần nhất của Malaysia là năm 2015
với kết quả doanh nghiệp đổi mới là 72% và không đổi mới là 28%, cao
hơn năm 2012 là 70% đổi mới và 30% không đổi mới. Số lượng doanh
nghiệp và kết quả điều tra đổi mới của doanh nghiệp Malaysia được thể
hiện trong Bảng 4 bên dưới.
Bảng 4. Kết quả đổi mới của doanh nghiệp Malaysia năm 2012 và 2015
Công ty
Năm 2012 Năm 2015
Số công ty Tỷ lệ (%) Số công ty Tỷ lệ (%)
Đổi mới 1.178 70,0 1.213 72,0
Không đổi mới 504 30,0 472 28,0
Tổng 1.682 100 1.685 100
Nguồn: National Survey of Innovation 2015
(3) Hoạt động đổi mới tại Trung Quốc: hoạt động đổi mới diễn ra rất sôi
nổi do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bên trong và bên ngoài Trung
Quốc, dựa vào kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt
động tại Trung Quốc, tại báo cáo điều tra đổi mới ở Trung Quốc năm 2014
(China Innovation survey 2014) cho thấy, từ năm 2012-2014, hoạt động đổi
mới của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng khá nhanh từ 47-65% như
minh họa chi tiết ở Hình 1.
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 73
Nguồn: Báo cáo “China Innovation Survey 2014”
Hình 1. Hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Trung Quốc từ năm 2012-
2014
3.2. Hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam
Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam có một số các cuộc điều tra liên
quan đến hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp, tuy nhiên, trong bài viết
này đề cập đến cuộc điều tra với quy mô mẫu doanh nghiệp lớn, trong nhiều
ngành kinh tế, trên phạm vi nhiều địa phương và với chu kỳ điều tra từ 3
năm trở lên, ví dụ: cuộc điều tra với 8.000 doanh nghiệp trong 5 năm liền
2010-2014 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và cuộc điều
tra mẫu 821 doanh nghiệp trong Đề án cấp Quốc gia của Bộ KH&CN, trên
cơ sở cẩm nang hướng dẫn OSLO của OECD.
(1) Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống
kê (GSO) và Trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch (UoC) phối hợp triển
khai dự án “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại
Việt Nam”. Báo cáo của dự án là sự tổng hợp các phát hiện từ 5 cuộc điều
tra “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam
từ năm 2010 đến năm 2014” phản ánh cụ thể nhiều khía cạnh của môi
trường kinh doanh tại Việt Nam, trong đó, những nội dung liên quan đến
đánh giá đổi mới công nghệ như: năng lực công nghệ của doanh nghiệp,
chuyển giao công nghệ, cải tiến - điều chỉnh công nghệ, lan tỏa công nghệ.
Trong báo cáo cũng cho biết hoạt động nghiên cứu, đổi mới, cải tiến công
nghệ của doanh nghiệp chiếm từ 6,4-11% (Vũ Văn Hưng, 2015), trong đó,
mới với thị trường là 50-55%, mới với doanh nghiệp là 40-45%. Tỷ lệ đầu
tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam là dưới 0,5% doanh thu2.
2 Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014, ở Việt Nam điều tra tại 7.450 doanh nghiệp
74 Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp
(2) Kết quả điều tra đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thuộc Đề tài cấp
Quốc gia của Bộ KH&CN với nội dung nghiên cứu là phương pháp luận và
điều tra, đánh giá hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp theo cẩm nang
hướng dẫn OSLO của OECD với phương án điều tra như sau:
- Chọn mẫu điều tra: 1.000 doanh nghiệp;
- Quy mô doanh nghiệp: lớn, nhỏ và vừa;
- Loại hình doanh nghiệp: nhà nước, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài;
- Địa điểm điều tra: 05 thành phố và 01 tỉnh trực thuộc Trung ương là Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và tỉnh
Quảng Ninh;
- Ngành kinh tế điều tra: 08 ngành chế biến, chế tạo theo mã cấp 2 của Hệ
thống ngành kinh tế của Việt Nam VSIC (Quyết định số 10/2007/QĐ-
TTg);
- Số liệu doanh nghiệp điều tra: 3 năm 2013-2015;
- Thời gian thực hiện điều tra: từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2016.
Trên cơ sở lựa chọn 1.000 mẫu doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã thu thập
được phiếu của 821 doanh nghiệp đạt 82,1%, trong đó có 138 doanh nghiệp
lớn (chiếm 16,8% tổng số doanh nghiệp), các doanh nghiệp này được dải
đều ở cả 06 địa phương điều tra; thành phố Hồ Chí Minh có 54 doanh
nghiệp lớn, chiếm 23% doanh nghiệp lớn trong số các địa phương điều tra.
Bảng 5 bên dưới cho biết số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp lớn điều tra phân
theo 06 địa phương.
Bảng 5. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp lớn phân theo 06 địa phương
TT Tỉnh, thành phố Tổng số DN Số DN lớn Tỷ lệ (%)
1 Thành phố Hồ Chí Minh 231 54 23,4
2 Cần Thơ 98 9 9,2
3 Hà Nội 198 40 20,6
4 Hải Phòng 100 19 19,0
5 Đà Nẵng 92 8 8,7
6 Quảng Ninh 102 8 7,8
Trong số 821 doanh nghiệp điều tra được phân ra theo 08 ngành kinh tế,
ngành có nhiều doanh nghiệp nhất là sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 75
(mã C25) có 243 doanh nghiệp và ngành có ít doanh nghiệp nhất là sản xuất
kim loại (mã C24) chỉ có 42 doanh nghiệp. Bảng 6 bên dưới cho biết số
lượng doanh nghiệp điều tra phân theo 08 ngành.
Bảng 6. Số lượng doanh nghiệp điều tra phân theo 8 ngành
TT Mã Tên ngành Số lượng
1 C10 Sản xuất chế biến thực phẩm 193
2 C24 Sản xuất kim loại 42
3 C25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 243
4 C26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và SP quang học 52
5 C27 Sản xuất thiết bị điện 81
6 C28 Sản xuất xe có động cơ 55
7 C29 Sản xuất máy móc, thiết bị 110
8 C30 Sản xuất phương tiện vận tải khác 45
Từ kết quả điều tra 821 doanh nghiệp cho thấy, trong tất cả các ngành và
các địa phương điều tra đều có doanh nghiệp hoạt động đổi mới, trong giai
đoạn 2013-2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đổi mới là 17,24% - 21,01%.
Bảng 7 bên dưới cho biết tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đổi mới trong giai
đoạn 2013-2015 và tăng trưởng trung bình hoạt động đổi mới của doanh
nghiệp trong giai đoạn 2013-2015 là 10,39%.
Bảng 7. Tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp đổi mới trong giai đoạn 2013-2015
TT Năm điều tra Tỷ lệ đổi mới (%)
1 2013 17,24
2 2014 18,95
3 2015 21,01
4. Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động đổi mới của một số quốc gia trên thế
giới theo số liệu của Viện Thống kê của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và
Khoa học của Liên Hợp quốc (UIS), kết quả các cuộc điều tra của
Malaysia, Trung Quốc và một số kết quả nghiên cứu, điều tra thực tế hoạt
động đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cho
thấy: đối với các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp thì hoạt động
đổi mới của doanh nghiệp đạt trung bình khoảng 43,8%, thậm chí có những
76 Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp
quốc gia đạt 59-80% như: Cu Ba: 83,8%; Salvado: 82,7%; Nga: 74,5%;
Mexico: 69%; Tanzania: 64,3%; Kenya: 62,4%; Nigeria: 61%; Indonesia:
59,3%; Malaysia: 72%; Trung Quốc: 65%;... Trong khi đó, hoạt động đổi
mới của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt từ 17,24% - 21,01% nhỏ hơn ½ so
với trung bình quốc gia có thu nhập trung bình và thấp trên thế giới, rõ ràng
đây là một khoảng cách cần cải thiện trong thời gian tới, khi Việt Nam đã
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Để làm được điều này, cần có một số giải
pháp chủ yếu từ phía cơ quan quản lý KH&CN như sau:
- Một là, Triển khai chính sách ưu đãi thuế, tín dụng cho doanh nghiệp
thực hiện đổi mới; huy động nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp thực
hiện đổi mới, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn, khuyến khích
doanh nghiệp khai thác các nguồn từ quỹ phát triển KH&CN trong
doanh nghiệp (Điều 17, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008);
- Hai là, Tăng cường thị trường KH&CN, phát triển cơ sở dữ liệu nguồn
cung, thúc đẩy thông tin nguồn cầu và đặc biệt là phát triển các tổ chức
trung gian của thị trường KH&CN bao gồm các tổ chức hoạt động dịch
vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, định giá
và giám định công nghệ, vì đây chính là các tổ chức có vai trò kết nối
giữa bên cung và bên cầu công nghệ, hay nói một cách khác đây chính là
biện pháp tăng cường hoạt động liên kết giữa khu vực đại học với doanh
nghiệp;
- Ba là, Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức KH&CN
sở hữu kết quả KH&CN, sở hữu nguồn cung công nghệ với các doanh
nghiệp, tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ góp phần tăng cường
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu;
- Bốn là, Tăng cường hiệu quả tác động lan tỏa công nghệ trong chuyển
giao công nghệ từ FDI, thông qua cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp
FDI và các nhà cung cấp địa phương, các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt
Nam;
- Năm là, Ưu tiên, khuyến khích các dự án của doanh nghiệp thực hiện đổi
mới tham gia vào các quỹ, chương trình, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới
với các quy mô khác nhau; đặc biệt là dự án có mục tiêu phát triển chuỗi
sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, theo ngành, lĩnh vực tạo tính lan tỏa
để phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, đặc thù;
- Sáu là, Ưu tiên các dự án mà doanh nghiệp chủ trì áp dụng kết quả
nghiên cứu KH&CN; các dự án nhập khẩu, giải mã làm chủ công nghệ,
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 77
đặc biệt là các công nghệ cao, công nghệ ưu tiên trong phát triển các sản
phẩm quốc gia, ngành, địa phương, để nhanh chóng rút ngắn trình độ
công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp trong khu vực
và thế giới, đây chính là giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh và hội
nhập của doanh nghiệp Việt Nam;
- Bảy là, Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đổi mới đồng bộ từ trung
ương đến địa phương, có cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành để tổng
hợp, đánh giá, phân loại hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, ngành,
lĩnh vực và địa phương thường xuyên, từ đó có thể lựa chọn, đánh giá,
khuyến khích, truyền thông, tôn vinh doanh nghiệp thực hiện đổi mới
tiêu biểu có đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội;
- Tám là, Đào tạo, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn, cập nhật thường xuyên
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, các kiến thức, kỹ năng về
hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp như: quản trị đổi mới trong doanh
nghiệp; tư duy tiếp cận các hoạt động đổi mới, dự án đổi mới trong
doanh nghiệp; đa dạng hóa các hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp;
khai thác cơ sở dữ liệu về công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn-chất
lượng, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong
nước và nước ngoài./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp
thứ 3 ngày 03/6/2008.
2. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
3. Vũ Văn Hưng, 2015. “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại
Việt Nam: kết quả điều tra năm 2010-2014”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt
Nam online, xem 21/05/2015, <
trung-uong/8763-nang-luc-canh-tranh-va-cong-nghe-o-cap-do-doanh-nghiep-tai-viet-
nam-ket-qua-dieu-tra-2010-2014.html>
4. Phạm Thế Dũng, 2015. “Điều tra đổi mới công nghệ, kinh nghiệm quốc tế và định
hướng áp dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Công thương, Ấn phẩm Khoa học và công
nghệ, số 22/2015, tr. 26-28.
5. Phạm Thế Dũng, 2015. “Chỉ số đổi mới công nghệ: Kinh nghiệm quốc tế và định
hướng áp dụng cho Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên
san Nghiên cứu chính sách và quản lý, tập 31/số 2/2015, tr. 20-25.
78 Giải pháp nâng cao hoạt động đổi mới cho doanh nghiệp
6. Phạm Thế Dũng, 2016. Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ, Kinh nghiệm
của Australia và đề xuất cho Việt Nam, “Hoạt động chuy n giao công nghệ quốc tế -
Bài học chuy n giao công nghệ cho Việt Nam”. Hà Nội, Nxb Thế giới.
7. Phạm Thế Dũng, 2017. Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận điều tra, đánh giá
đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Báo cáo kết quả nhiệm vụ cấp Quốc gia.
8. Phạm Thế Dũng, Nguyễn Đình Đức, 2017. “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới
công nghệ”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Nghiên cứu
chính sách và quản lý, tập 33, số 4/2017, tr. 50-55.
9. Tổng hợp từ các báo cáo The Globlal innovationindex_2013-2017
Tiếng Anh
10. OECD, 2005. Oslo Manual - Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation
Data. Paris, Organization for Economic Co-operation and Development.
11. China Innovation survey 2012-2014, <https://www.strategyand.pwc.com/media
/file/Strategyand_2014-China-Innovation-Survey.pdf>.
12. UNESCO Institute for Statistics, 2017. Summary Report of the 2015 UIS Innovation
Data Collection, <
report-of-the-2015-uis-innovation-data-collection-2017-en.pdf>
13. Benoi Godin, 2000. Outline for history of science measurement. Project on the
History and Sociology of S&T Statistics,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_hoat_dong_doi_moi_cho_doanh_nghiep.pdf