KẾT LUẬN
Về thực trạng thái độ học tập môn Thể dục của
HS: 42,40% HS nam và 43,54% HS nữ yêu thích môn
học Thể dục; 12,8% HS nam và 15,48% HS nữ
không yêu thích học thể dục. Trung bình có 15,04%
HS có thái độ rất tích cực, 27,88% tích cực, 43,06%
bình thường và 14,02% không tích cực trong môn học
Thể dục.
Đề tài đã lựa chọn được 02 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao thái độ học tập của HS bao gồm: (1) đổi mới
khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành giờ
dạy thực hành TDTT; (2) lựa chọn và sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
- Thông qua TN, HS NTN đã có chuyển biến tích
cực hơn NĐC về thái độ học tập môn Thể dục. Số HS
tích cực, chủ động trong học tập tăng lên nhiều hơn,
trong khi số HS chưa tích cực lại giảm nhiều hơn rõ
rệt so với NĐC, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0,05. Kết quả TN đã chứng minh
các giải pháp sư phạm đã được lựa chọn và ứng dụng
là phù hợp với thực tiễn GDTC hiện nay ở các trường
THPT tỉnh Sơn La.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao thái độ tích cực học tập môn Thể dục cho học sinh trong các trường Trung học Phổ thông tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tiễn giáo dục cho thấy, chất lượng giáo dục
nói chung và chất lượng giáo dục thể chất (GDTC)
trong nhà trường các cấp nói riêng, được hình thành
và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động tự tìm
tòi, khả năng khám phá, sáng tạo trong học tập.
Thông qua các hình thức học tập đa dạng và sự tương
tác giữa HS và giáo viên (GV), giữa HS với HS.
Trong đó, ý thức, thái độ tự giác, tích cực học tập của
người học giữ vai trò quyết định. Điều này đã được
khẳng định trong lý luận và thực tiễn giáo dục nói
chung và GDTC nói riêng, được cụ thể hóa thành các
yêu cầu trong nguyên tắc tự giác tích cực. Tuy nhiên,
việc vận dụng các phương pháp giáo dục thái độ tự
giác, tích cực học tập môn Thể dục cho HS THPT
chưa được quan tâm đúng mức và kết quả đạt được
còn rất hạn chế. Vì vậy, lựa chọn và ứng dụng một số
giải pháp sư phạm vào quá trình dạy học theo hướng
phát huy tính tự giác tích cực vận động của HS, góp
phần nâng cao chất lượng GDTC cho HS về kiến
thức, kỹ năng, thể lực và thái độ học tập là một trong
những mục tiêu của đề tài “Giải pháp nâng cao thái
độ tích cực học tập môn Thể dục cho HS trong các
trường THPT tỉnh Sơn La”.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp sau: đọc và phân tích tài liệu; phỏng vấn
tọa đàm; thực nghiệm sư phạm; kiểm tra sư phạm và
toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá thái độ học tập
môn Thể dục cho HS trong các trường THPT tỉnh
Sơn La
Có thể đánh giá thái độ học tập của HS trong giờ
Giải pháp nâng cao thái độ tích cực học tập
môn Thể dục cho học sinh trong các trường
trung học phổ thông tỉnh Sơn La
TS. Nguyễn Bá Điệp QTÓM TẮT:
Việc đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới
thái độ tích cực học tập môn Thể dục cho học
sinh (HS) trong các trường trung học phổ thông
(THPT) tỉnh Sơn La nhằm rút ra những kết luận
khách quan nhất về thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới vấn đề nghiên cứu, từ đó lựa chọn
những giải pháp nâng cao thái độ tích cực tập
luyện góp phần nâng cao chất lượng công tác Giáo
dục thể chất (GDTC) trong các trường THPT tỉnh
Sơn La.
Từ khóa: thái độ tích cực học tập, môn học
thể dục, học sinh trung học phổ thông.
ABSTRACT:
The assessment of actual affective factors to
the positive attitude of physical education for
pupils at high schools in Son La province in order
to have the most objective conclusions about the
current status of the affective factors to the
researched aspects, from which choosing
resolutions to improve the positive attitude of
training and quality of physical education at high
school in Son La province.
Keywords: positive attitude, physical educa-
tion, high school students.
(Ảnh minh họa)
16 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019
học thể dục bằng hình thức quan sát, ghi chép và xử
lý các tiêu chí bằng đo đạc, đánh giá định tính mà HS
thể hiện trong giờ học thể dục. Dựa vào các tiêu chí
đánh giá mà đề tài xây dựng về đánh giá thái độ học
tập của HS, đồng thời qua việc phỏng vấn 32 đồng chí
là các chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm của
khoa thể dục thể thao (TDTT) trường Đại học Tây
Bắc và các giáo viên trong các trường THPT tỉnh Sơn
La. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá
thái độ học tập môn Thể dục của HS được trình bày
ở bảng 1.
Qua kết quả bảng 1 cho thấy: các ý kiến đánh giá
đồng ý với các mức độ đánh giá thái độ học tập môn
Thể dục mà đề tài đã lựa chọn, xây dựng chiếm tỷ lệ
rất cao, tỷ lệ đồng ý đều đạt từ 87,5% trở lên. Vì vậy,
đề tài xác định đây là các mức độ đánh giá thái độ
tích cực của HS khi tham gia học tập môn Thể dục
bao gồm các mức: rất tích cực, tích cực, bình thường
và không tích cực.
2.2. Thực trạng thái độ học tập môn Thể dục
của HS trong các trường THPT tỉnh Sơn La
Đề tài tiến hành quan sát (dự giờ) hoạt động của
HS nhóm thực nghiệm (NTN) và nhóm đối chứng
(NĐC) ở 3 trường mà đề tài tiến hành tổ chức TN, để
đánh giá thực trạng dạy – học, đồng thời đánh giá
thực trạng thái độ học tập của HS. Thông qua việc
phân tích, đánh giá các phiếu quan sát giờ dạy và căn
cứ vào bảng phân loại mức độ tích cực của HS (bảng
1) để xác định thái độ học tập môn Thể dục của HS.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2 cho thấy, thực trạng thái độ học tập môn
Thể dục của HS trong các trường THPT tỉnh Sơn La
như sau: có 15,04% HS có thái độ học tập rất tích cực;
27,88% HS tích cực; 43,06% HS bình thường; đặc biệt
có đến 14,02% HS có thái độ không tích cực trong
học tập. Điều đó chứng tỏ thái độ học tập môn Thể
dục của HS các trường THPT tỉnh Sơn La có thái độ
Bảng 1. Kết quả lựa chọn các tiêu chí đánh giá thái độ học tập môn Thể dục của HS trong trường THPT
ở Sơn La (n = 32)
Mức độ đánh giá Các hành vi ý
chí
Các hành vi tập
trung
Các hành vi chỉ mức độ
tham gia hoạt động
Đánh giá n = 32
(đồng ý)
%
Rất tích cực Kiên trì Tập trung chú ý cao
độ
Học tập một cách chủ động 31 96,8
Tích cực Kiên trì Tập trung chú ý Học đầy đủ nội dung 29 90,6
Bình thường Không kiên trì Bị tác động ngoại
cảnh
Học thụ động 30 93,7
Không tích cực Không kiên trì,
bỏ tập
Không chú ý Không tham gia nội dung
học tập
28 87,5
Bảng 2. Thực trạng thái độ học tập môn Thể dục của HS trong các trường THPT tỉnh Sơn La
Nam Nữ Trung bình Thái độ Khối
(lớp) n SL % n SL % SL %
10 128 19 14,84 96 16 16,67
11 121 14 11,57 96 11 11,46
12 126 22 17,46 118 21 17,80
Rất tích cực
Tổng 375 55 14,67 310 48 15,48
103 15,04
10 128 36 28,13 96 21 21,88
11 121 33 27,27 96 26 27,08
12 126 35 27,78 118 40 33,90
Tích cực
Tổng 375 104 27,73 310 87 28,06
191 27,88
10 128 57 44,53 96 37 38,54
11 121 56 46,28 96 44 45,83
12 126 55 43,65 118 46 38,98
Bình thường
Tổng 375 168 44,8 310 127 40,96
295 43,06
10 128 16 12,50 96 22 22,92
11 121 18 14,88 96 15 15,63
12 126 14 11,11 118 11 9,32
Không tích
cực
Tổng 375 48 12,8 310 48 15,48
96 14,02
17THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
học tập chưa cao, nhất thiết cần phải có giải pháp để
nâng cao thái độ học tập cho HS.
2.3. Lựa chọn giải pháp nâng cao thái độ tích
cực học tập môn Thể dục cho HS các trường THPT
tỉnh Sơn La
Căn cứ định hướng đổi mới giáo dục theo tinh thần
của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo của Ban chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Căn cứ định hướng đổi mới chương trình và sách
giáo khoa theo tinh thần của Nghị quyết số
88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo
khoa giáo dục phổ thông ngày 28/11/2014 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ nhu cầu của thực tiễn giáo dục cấp
THPT nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trước yêu
cầu đổi mới giáo dục Việt Nam theo hướng căn bản
và toàn diện.
Căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng GDTC nội
khóa cấp THPT tỉnh Sơn La.
Căn cứ vào sự đồng thuận của cơ quan quản lý
giáo dục tỉnh Sơn La.
Đề tài xây dựng và lựa chọn các giải pháp thông
qua việc phỏng vấn các chuyên gia, các giảng viên
khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc và GV có kinh
nghiệm trong giảng dạy môn Thể dục ở các trường
THPT. Kết quả lựa chọn được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3 cho thấy đối tượng được phỏng vấn chủ
yếu tập trung đồng ý vào hai giải pháp, các giải pháp
có tỷ lệ đồng ý từ 90% trở lên được đề tài lựa chọn
để tiến hành TN, đó là:
(1) Nhóm giải pháp: đổi mới khâu chuẩn bị của
giáo viên trước khi tiến hành giờ dạy thực hành TDTT.
Bảng 3. Kết quả lựa chọn giải pháp nâng cao thái độ tích cực học tập môn Thể dục cho HS các trường THPT
tỉnh Sơn La (n = 32)
Đánh giá (n = 32)
TT Nội dung giải pháp
Đồng ý % Không
đồng ý
%
1
Đổi mới bài tập rèn luyện KNVĐ cơ bản theo hướng đảm bảo
tính toàn diện về nội dung và phù hợp với khả năng tiếp thu
của HS
9 28,13 23 71,87
2
Đổi mới cấu trúc nội dung tiết học thể dục theo hướng đảm
bảo tính hợp lý và hiệu quả.
11 34,38 21 65,62
3
Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS
30 93,75 2 6,25
4
Đổi mới khâu chuẩn bị của GV trước khi tiến hành giờ dạy
thực hành TDTT
29 90,63 3 9,37
Bảng 4. So sánh thái độ học tập môn Thể dục của NTN và NĐC trước TN
Nam Nữ Khối (lớp) Các biểu hiện về thái độ học tập NTN NĐC Tổng NTN NĐC Tổng
Rất tích cực 6 7 13 5 6 11
Tích cực 9 8 17 8 9 17
Bình thường 33 34 67 18 23 41
Không tích cực 18 13 31 16 11 27
Tổng 66 62 128 47 49 96
10
X2 1,711 1,227
Rất tích cực 5 8 13 4 5 9
Tích cực 8 10 18 6 7 13
Bình thường 32 29 61 24 27 51
Không tích cực 15 14 29 12 11 23
Tổng 60 61 121 46 50 96
11
X 2 1,840 1,427
Rất tích cực 5 7 12 6 8 14
Tích cực 9 10 19 12 11 23
Bình thường 28 26 54 27 24 51
Không tích cực 19 22 41 16 14 30
Tổng 61 65 126 61 57 118
12
X2 3,943 1,896
18 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019
(2) Nhóm giải pháp: lựa chọn và sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
2.4. Kết quả TN các giải pháp nâng cao thái độ
tích cực học tập môn Thể dục cho HS các trường
THPT tỉnh Sơn La
Trước khi tiến hành TN, các GV giảng dạy TN đã
được tập huấn về chuyên môn, nắm vững nội dung và
quy trình triển khai các nhóm giải pháp nêu trên vào
hoạt động dạy học, từ khâu chuẩn bị giáo án, cơ sở
vật chất (CSVC) đến lựa chọn nội dung, hình thức,
phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào hoạt
động học tập của HS là chủ yếu, khuyến khích, động
viên và tạo điều kiện để phát huy ở mức cao nhất thái
độ tích cực học tập của các em. Đặc biệt trong giáo
án giảng dạy NTN, đề tài chú trọng yêu cầu giao bài
tập về nhà, động viên và kiểm tra HS thực hiện các
bài tập nhằm giáo dục thói quen rèn luyện thể chất
thường xuyên, liên tục của các em.
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của nhóm TN
(NTN) và nhóm đối chứng (NĐC) trước và sau TN.
Căn cứ vào tần số xuất hiện của các mức độ biểu
hiện thái độ học tập môn Thể dục trước khi tiến hành
TN của từng nhóm, tiến hành so sánh thái độ học tập
môn Thể dục giữa HS NTN và NĐC thông qua test X2.
2.4.1. So sánh thái độ học tập môn thể dục của
NTN và NĐC trước TN
Để thấy được thái độ học tập môn Thể dục của HS
chúng tôi tiến hành so sánh thái độ học tập môn Thể
dục của NTN và NĐC trước TN. Kết quả được trình
bày tại bảng 4.
Qua bảng 4 cho ta thấy:
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của HS khối
10: trước TN, số HS có biểu hiện thái độ tích cực và
không tích cực học tập của NTN và NĐC không có
khác biệt đáng kể. Kết quả tính X2 so sánh giữa nam
NTN và nam NĐC là 1,711, so sánh giữa nữ NTN và
nữ NĐC là 1,227. Với độ tự do bằng 3 và p = 0,05, tra
bảng X2 được X2bảng = 7,815. X2bảng > X2tính ở tất cả
các nhóm so sánh. Như vậy, trước TN không có sự
khác biệt về thái độ học tập môn Thể dục của HS
NTN và NĐC thuộc khối 10 với p > 0,05.
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của HS khối
11: trước TN, số HS có biểu hiện thái độ tích cực,
bình thường và không tích cực học tập của NTN và
NĐC không có khác biệt đáng kể. Kết quả tính ÷2 so
sánh giữa nam NTN và nam NĐC là 1,840, so sánh
giữa nữ NTN và nữ NĐC là 1,427. Với độ tự do bằng
3 và P = 0,05, tra bảng X2 được X2bảng = 7,815. X2bảng
> X2tính ở tất cả các nhóm so sánh. Như vậy, trước TN
không có sự khác biệt về thái độ học tập môn Thể
dục của HS NTN và NĐC thuộc khối 11 với p > 0,05.
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của HS khối
12: trước TN, số HS có biểu hiện thái độ tích cực và
Bảng 5. So sánh thái độ học tập môn Thể dục của NTN và NĐC sau TN
Nam Nữ
Khối (lớp) Các biểu hiện về thái độ
học tập NTN NĐC Tổng NTN NĐC Tổng
Rất tích cực 26 12 38 20 12 32
Tích cực 19 16 35 13 9 22
Bình thường 17 28 45 10 23 33
Không tích cực 4 6 10 4 5 9
Tổng 66 62 128 47 49 96
10
X2 8,387 7,921
Rất tích cực 20 11 31 19 11 30
Tích cực 20 18 38 17 16 33
Bình thường 15 28 43 6 18 24
Không tích cực 5 4 9 4 5 9
Tổng 60 61 121 46 50 96
11
X2 6,752 8,122
Rất tích cực 24 14 38 19 10 29
Tích cực 22 23 45 25 17 42
Bình thường 11 22 33 13 26 39
Không tích cực 4 6 10 4 4 8
Tổng 61 65 126 61 57 118
12
X2 6,600 8,524
19THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
20 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
không tích cực học tập của NTN và NĐC không có
khác biệt đáng kể. Kết quả tính X2 so sánh giữa nam
NTN và nam NĐC là 3,943, so sánh giữa nữ NTN và
nữ NĐC là 1,896. Với độ tự do bằng 3 và p = 0,05, tra
bảng X2 được X2bảng = 7,815. X2bảng > X2tính ở tất cả
các nhóm so sánh. Như vậy, trước TN không có sự
khác biệt về thái độ học tập môn Thể dục của HS
NTN và NĐC thuộc khối 12 với p > 0,05.
2.4.2. So sánh thái độ học tập môn Thể dục của
NTN và NĐC sau TN
Kết quả so sánh thái độ học tập môn Thể dục của
NTN và NĐC sau TN ở bảng 5 cho thấy:
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của HS khối
10: NTN có số HS rất tích cực và tích cực học tập tăng
cao hơn hẳn NĐC (nam NTN là 45 so với 28 của
NĐC; nữ NTN là 33 so với 21 của NĐC), số HS bình
thường và không tích cực của NTN giảm nhiều còn
lại ít hơn rõ rệt so với NĐC. X2tính của nam NTN và
nam NĐC là 8,387, của nữ NTN và nữ NĐC là 7,921
đều lớn hơn X2bảng = 7,815 với độ tự do bằng 3 và p =
0,05. Như vậy, sau TN, NTN có nhiều HS rất tích cực
và tích cực hơn NĐC một cách rõ rệt, khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của HS khối
11: các số liệu tại bảng 4 cho thấy, nam NTN có
nhiều HS rất tích cực và tích cực hơn nam NĐC, tuy
nhiên, X2tính của nam NTN và nam NĐC là 6,752 thấp
hơn so với X2bảng = 7,815, là sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05. X2tính của nữ NTN và nữ
NĐC là 8,122 > X2bảng = 7,815, thái độ học tập của nữ
NTN tích cực hơn nữ NĐC, khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
So sánh thái độ học tập môn Thể dục của HS khối
12: các số liệu tại bảng 4 cho thấy, nam NTN có
nhiều HS rất tích cực và tích cực hơn nam NĐC, tuy
nhiên, X2tính của nam NTN và nam NĐC là 6,752 thấp
hơn so với X2bảng = 7,815, là sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05. X2tính của nữ NTN và nữ
NĐC là 8,122 > X2bảng = 7,815, thái độ học tập của nữ
NTN tích cực hơn nữ NĐC, khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
3. KẾT LUẬN
Về thực trạng thái độ học tập môn Thể dục của
HS: 42,40% HS nam và 43,54% HS nữ yêu thích môn
học Thể dục; 12,8% HS nam và 15,48% HS nữ
không yêu thích học thể dục. Trung bình có 15,04%
HS có thái độ rất tích cực, 27,88% tích cực, 43,06%
bình thường và 14,02% không tích cực trong môn học
Thể dục.
Đề tài đã lựa chọn được 02 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao thái độ học tập của HS bao gồm: (1) đổi mới
khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành giờ
dạy thực hành TDTT; (2) lựa chọn và sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
- Thông qua TN, HS NTN đã có chuyển biến tích
cực hơn NĐC về thái độ học tập môn Thể dục. Số HS
tích cực, chủ động trong học tập tăng lên nhiều hơn,
trong khi số HS chưa tích cực lại giảm nhiều hơn rõ
rệt so với NĐC, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0,05. Kết quả TN đã chứng minh
các giải pháp sư phạm đã được lựa chọn và ứng dụng
là phù hợp với thực tiễn GDTC hiện nay ở các trường
THPT tỉnh Sơn La.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (1994), Chỉ thị số 36-CT/TW về công tác TDTT trong
giai đoạn mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp (Ban hành kèm
theo quyết định 93QĐ/RLTT ngày 29/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục).
3. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bùi Quang Hải (2007), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của HS một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp
quan sát dọc, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
5. Trần Thanh Tùng (2007), “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC
chính khóa của sinh viên trường Đại học Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguồn bài báo: được trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Giái pháp nâng cao thái độ tích cực
học tập môn Thể dục cho HS trong các trường trung học phô thông tỉnh Sơn La” của tác giả Nguyễn Bá Điệp,
năm 2017.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25/8/2018; ngày phản biện đánh giá: 2/11/2018; ngày chấp nhận đăng: 6/12/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_thai_do_tich_cuc_hoc_tap_mon_the_duc_cho.pdf