Giải pháp phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

d. Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các trung tâm logistics trong Vùng Phát triển các trung tâm logistics đòi hỏi thời gian xây dựng lâu dài và khối lượng vốn lớn. Vì vậy, các chính sách khuyến khích như miễn giảm thuế và các hình thức hỗ trợ khác là rất cần thiết đối với phát triển các trung tâm logistics. Các biện pháp cụ thể bao gồm: - Thực hiện các chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư tiên phong, chính sách ưu đãi thuế, bảo lãnh vay, bảo hiểm tín dụng, cung cấp các nguồn tài chính với lãi suất thấp trong quá trình phát triển các trung tâm logistics trong Vùng. - Áp dụng chính sách khấu hao nhanh cho các máy móc thiết bị và các tòa nhà phục vụ hoạt động logistics ở các trung tâm logistics trong Vùng nhằm giúp các nhà đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. - Thực hiện chính sách cho phép các doanh nghiệp lùi thời hạn trả tiền thuê đất/sử dụng đất ở các dự án phát triển trung tâm logistics nhằm thu thút đầu tư của các công ty đa quốc gia và các công ty logistics quốc tế. e. Thành lập khu thương mại tự do bên trong hoặc bên cạnh một số trung tâm logistics lớn trong Vùng, biến các trung tâm này trở thành cửa ngõ giao thương của cả nước và của Hành lang kinh tế Đông - Tây Đối với phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở Vùng, việc thành lập các khu thương mại tự do bên trong hoặc bên cạnh một số trung tâm logistics lớn trong Vùng sẽ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động trung chuyển các hàng hóa chịu thuế và hạn ngạch, làm gia tăng khối lượng hàng hóa lưu thông, qua đó làm làm tăng nhu cầu về các dịch vụ ở các trung tâm logistics. Sự gia tăng của lưu lượng hàng hóa lưu thông và nhu cầu về dịch vụ sẽ góp phần làm cho các trung tâm logistics trong Vùng trở nên hấp dẫn đối với các chủ hàng, các công ty logistics, và các nhà đầu tư; vì vậy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn và bền vững hơn của các trung tâm logistics trong Vùng, qua đó sẽ rút ngắn được tiến độ biến Đà Nẵng và một vài địa phương trong Vùng trở thành cửa ngõ của cả nước và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Để thực hiện giải pháp thành lập các trung tâm thương mại bên trong hoặc bên cạnh các trung tâm logistics lớn trong Vùng, nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách cắt giảm hoặc loại bỏ các chi phí không lường trước, các trở ngại liên quan đến thuế và Luật Thương mại hiện nay cho một số trung tâm logistics trong Vùng, đặc biệt là ở Đà Nẵng

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết phát triển logistics miền Trung 8 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG giới thiệu Phát triển hệ thống các trung tâm logistics là yêu cầu cấp thiết trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gọi tắt là Vùng). Để đạt được mục đích này, việc phát triển cần được thực hiện trên cơ sở kế thừa các trung tâm logistics hiện hữu, phát huy được các tiềm năng và lợi thế phát triển phù hợp với yêu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trong tương lai. Vì vậy, mục tiêu chính của bài viết này là: Làm rõ khái niệm và phân loại các trung tâm trong hệ thống các trung tâm logistics Vùng; Đánh giá lại các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống các trung tâm logistics Vùng hiện nay; Làm rõ những cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống các trung tâm logistics Vùng trong thời gian tới; và cuối cùng là đề xuất các yêu cầu và giải pháp tổng thể phát triển các trung tâm logistics Vùng. Về các yêu cầu, hệ thống các trung tâm logistics của Vùng cần: (i) Tạo ra được động lực, lợi thế và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng nói riêng và miền Trung - Tây Nguyên nói chung; (ii) Đảm bảo tính hiệu quả về mặt vận hành, tiết kiệm chi phí đầu tư, phù hợp với các điều kiện về ngân sách và nguồn nhân lực của Vùng; (iii) Biến Vùng trở thành cửa ngõ giao thương của cả nước và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Các giải pháp chính được đề xuất là: (i) Đồng bộ hóa thiết kế và các quy hoạch liên quan; (ii) Đồng bộ hóa công tác vận hành hệ thống các trung tâm * GS.TS., Học viện Quản lý Giáo dục. * TS., Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. ? phẠm Quang trung* - nguYỄn minh ngỌc** logistics; (iii) Đồng bộ hóa lộ trình đầu tư và huy động các nguồn lực phát triển các trung tâm logistics trong Vùng; (iv) Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các trung tâm logistics trong Vùng; (v) Thành lập khu thương mại tự do bên trong hoặc bên cạnh một số trung tâm logistics lớn trong Vùng. 1. tổng quan về hệ thống các trung tâm logictics vùng 1.1. Trung tâm logistics và hệ thống các trung tâm logistics vùng Theo JICA (2015), trung tâm logistics là một thực thể tách biệt ở một vùng địa lý được bảo vệ trong đó tất cả các hoạt động logistics (vận tải, giao nhận, kho hàng, quản lý dự trữ, chuyển tải, phân phối vật lý) được thực hiện trên nguyên tắc thương mại. Trong khái niệm về 3PL và 4PL, các trung tâm logistics có Liên kết phát triển logistics miền Trung 9Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng vai trò quan trọng trong việc tích hợp các dịch vụ logistics nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ toàn diện với chất lượng cao và có thể kết nối với các loại phương thức vận tải khác nhau (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không). Theo Higgins và cộng sự (2012), các trung tâm logistics vùng có thể được chia thành ba cấp độ theo quy mô, chức năng và phạm vi hoạt động từ cao đến thấp: (i) cấp độ ba gồm các cảng lớn hay còn gọi là cụm cửa ngõ (gateway cluster); tiếp đến các trung tâm logistics cấp độ 2, cụm phân luồng hàng hóa, tồn tại dưới các hình thức từ cao đến thấp là làng vận tải (freight village), cảng nội địa (inland port), bến đa phương thức (intermodal terminal); cấp độ thấp nhất là cụm kho hàng và phân phối (warehousing and distriubution cluster) tồn tại dưới các hình thức từ cao đến thấp là cảng container nội địa (inland container depot)/trung tâm phân phối (distribution center), bãi container (container yard) và kho hàng (warehouse). Trong một vùng, các loại trung tâm logistics có thể được quy hoạch thành hệ thống nhằm tối ưu hóa các hoạt động logistics - vận tải hàng hóa nội bộ vùng và kết nối hiệu quả hệ thống logistics - vận tải vùng với các hệ thống logistics - vận tải quốc tế. 1.2. Trung tâm logistics cấp độ một - cụm phân phối và kho hàng Đây là loại trung tâm logistics thực hiện phạm vi hẹp nhất các hoạt động của một trung tâm logistics. Các loại trung tâm logistics ở cấp độ này thường có kích thước S, tồn tại dưới hình thức kho hàng, trung tâm phân phối, bãi container và cảng container nội địa. Hình thức đơn giản nhất của trung tâm logistics cấp độ một là các kho hàng hoặc bãi container. Thông thường, kho hàng là địa điểm dùng để dự trữ và chứa đựng hàng hóa và thực hiện chức năng vùng đệm hàng hóa giữa các nhà cung cấp, nhà máy và khách hàng nhằm tạo ra sự lưu chuyển liên tục của hàng hóa trong các chuỗi cung ứng; Bãi container là một loại cơ sở hạ tầng được sử dụng để thực hiện chức năng dự trữ, làm sạch và sửa chữa các container rỗng. Tương tự như các kho hàng, các bãi container thực hiện chức năng vùng đệm trong các chuỗi vận tải bằng cách đảm bảo sự thông suốt trong việc cung cấp container phục vụ lưu chuyển hàng hóa. Các bãi chứa container thường được đặt cạnh các bến cảng chính hoặc các trung tâm logistics khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng nhanh vòng quay của containter. Hình thức phức tạp hơn của trung tâm logistics cấp độ một là trung tâm phân phối và cảng container nội địa. Trung tâm phân phối là một kho hàng lớn độc lập hoặc là một chuỗi kho hàng được sử dụng để lưu chuyển hàng hóa nhanh chóng, có các chức năng chính là bảo quản hàng hóa, giao hàng, nhận hàng, chuyển tải, tiếp nhận đơn hàng, nhận lại hàng hóa, quản trị thông tin, dán nhãn, in mã hàng hóa và các hoạt động khác. Khác với các kho hàng, các trung tâm phân phối tập trung quản lý các dòng hàng hóa hơn là dự trữ hàng hóa. Các cảng container nội địa được sử dụng để tích trữ tạm thời hàng hóa đóng trong các container. Tương tự như các trung tâm phân phối, mục đích chính của các cảng container nội địa là phục vụ lưu chuyển các container hàng hóa chứ không phải là tích trữ hàng hóa. Các cảng container nội địa còn có chức năng của cảng container truyền thống như: giao hàng, tích trữ, tháo hàng rời, đóng gói hàng, các dịch vụ gia tăng khác như thông quan và kiểm tra hàng hóa. 1.3. Trung tâm logistics cấp độ hai - cụm phân luồng hàng hóa Cụm phân luồng hàng hóa bao gồm các bãi vận tải đa phương thức, cảng nội địa và làng vận tải có kích thước M, kích thước L và có thể cả kích thước XL. Các trung tâm này thực hiện các hoạt động từ đơn giản như chuyển hàng hóa từ loại hình vận tải này sang một loại hình vận tải khác tại các bến cảng đa phương tiện, đến chuyển tải giữa tất cả các loại hình vận tải, phục vụ phạm vi địa lý rộng với nhiều loại dịch vụ gia tăng như trong trường hợp của các làng vận tải. Cảng đa phương tiện là cơ sở được sử dụng để chuyển tải và tập kết hàng hóa từ các phương tiện khác nhau vào các dòng vận tải lớn hơn phục vụ cho các hoạt động thương mại vùng và lục địa. Các cảng đa phương tiện lưu chuyển các luồng hàng hóa lớn và có cơ sở hạ tầng phục vụ nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hóa đến điểm cuối cùng. Một số cảng vận tải đa phương tiện thực hiện các chức năng như một làng vận tải ngoại trừ các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ thương mại, trong khi đó một số cảng vận tải đa phương tiện chỉ thực hiện chức năng chuyển tải giữa các hình thức vận tải. Cảng nội địa có thể được hiểu là một sự mở rộng của các cảng biển truyền thống, được kết nối với các Liên kết phát triển logistics miền Trung 10 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng cảng chính bởi hệ thống các phương tiện vận chuyển đường sắt hoặc là điểm trung gian kết nối với các tuyến vận tải đường biển cự ly gần. Cảng nội địa có thể được coi là một vệ tinh của cảng chính tập hợp hàng hóa vào các tuyến vận tải xa hơn hoặc luồng hàng hóa được chuyển đến vào các vùng nhỏ hơn. Cảng nội địa có thể cung cấp các loại dịch vụ của cảng container nội địa và bãi container. Bên cạnh đó, cảng nội địa còn phục vụ các hình thức vận tải khác và cung cấp các gói dịch vụ hải quan đầy đủ. Thông qua việc cung cấp tất cả các loại dịch vụ của một cảng biển truyền thống, các cảng nội địa có thể làm giảm sự tắc nghẽn giao thông tại các cảng chính. Hơn nữa với chức năng là một điểm tập hợp và phân luồng cho các dòng vận chuyển đường biển, các cảng nội địa có thể tạo ra các lợi ích cho khách hàng từ lợi thế do quy mô. Làng vận tải là một khu đất chứa đựng cụm cơ sở hạ tầng về công nghiệp, vận tải đa phương thức, phân phối và logistics được sử dụng để điều tiết các luồng hàng hóa. Đặc điểm trọng tâm của các làng vận tải là có mức độ kết nối cao và nhanh đến các cảng đa phương thức và các hình thức vận tải khác (đường bộ, đường sắt, đường không, và đường thủy). Một số làng vận tải được bổ sung thêm chức năng tập kết và phân chia hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả lưu chuyển hàng hóa đô thị. Ngoài ra, các làng vận tải còn tối đa được hiệu quả hoạt động cho các khách hàng thông qua việc tập hợp và điều phối việc khai thác các thiết bị, sử dụng cơ sở hạ tầng, cung ứng các dịch vụ tại một địa điểm. 1.4. Trung tâm logistics cấp độ ba - cụm cửa ngõ Cụm cửa ngõ thường được đặt ở các cảng quốc tế chính (mainport Terminal) kết nối vận tải đường biển quốc tế với hệ thống vận tải và logistics nội địa. Nhiều hoạt động khác nhau được thực hiện ở bên trong và các vùng ngoại vi của cửa ngõ này. Trung tâm này có thể bao gồm các cảng biển lớn có thể chuyển tải khối lượng hàng hóa lớn từ các tuyến vận tải đường biển sang các tuyến vận tải nội địa hoặc các cảng lớn khác như sân bay kết nối với khắp thế giới. Các dòng hàng hóa lớn đi vào được phân luồng thành những dòng vận tải nhỏ hơn nhưng đủ lớn để bốc đầy toàn bộ một chuyến tàu hỏa, chuyến phà hoặc tàu biển để tiếp tục vận chuyển hoặc ngược lại hàng hóa từ các loại phương tiện khác nhau được tập hợp về đây để vận chuyển ra bên ngoài. Các trung tâm cửa ngõ này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và đất đai. Ngoài ra, các trung tâm logistics này có những tác động rất lớn về mặt kinh tế, có thể tạo ra nhiều việc làm, cung cấp các Liên kết phát triển logistics miền Trung 11Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng không gian rộng lớn để dự trữ hàng hóa, có cơ sở hạ tầng lớn để có thể bốc dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng, cung cấp nhiều loại dịch vụ gia tăng liên quan đến vận tải và logistics. Các trung tâm này thường được sử dụng bổ sung cho các trung tâm logistics đa phương tiện nội địa và thực hiện chức năng là cổng kết nối cho các chuỗi cung ứng quốc tế. 2. thực trạng, điều kiện và thách thức trong phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung 2.1. Thực trạng hệ thống các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều trung tâm logistics được hình thành ở những mức độ khác nhau. Tuy vậy, các trung tâm này chưa thực sự được kết nối với nhau một cách có hệ thống, có những hạn chế nhất định về mặt chức năng và về mặt phân bố. Các cảng biển như Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn hiện đang là những trung tâm logistics chính của Vùng. Ở Vùng cũng có một số trung tâm logistics cung cấp các dịch vụ tương đối trọn gói như Công ty Thaco Logistics, Công ty Cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng. Tuy vậy, số lượng các trung tâm logistics dưới hình thức này còn tương đối ít, quy mô và chức năng còn hạn chế. a. Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) Cảng Chân Mây có Bến số 1 với chiều dài 420 m, độ sâu trước bến 12,5 m đủ khả năng đón tàu có trọng tải 50.000 DWT và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn; Bến chuyên dùng cho tàu có trọng tải 20.000 DWT để xếp dỡ các cấu kiện siêu trường, siêu trọng; thiết bị cẩu bờ di động Gottwald làm hàng đa năng như container, hàng siêu trường, siêu trọng, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời như than cám, cát silic, titan, clinker với năng suất cao, có thể đạt 10.000 T/24 giờ. Năm 2006, Tập đoàn Alcan - nhà khai thác và chế biến quặng nhôm hàng đầu thế giới - đã chọn cảng Chân Mây để gia công, lắp ráp xuất khẩu các cấu kiện siêu trường, siêu trọng. Về dài hạn, cảng Chân Mây sẽ được phát triển đào sâu vào đất liền với chiều dài bến cảng có thể đạt đến 20 km và lượng hàng thông qua có thể đạt đến 100 triệu tấn/năm. Cảng Chân Mây đang cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau: (1) Xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa; (2) Cho thuê kho tàng, bến bãi; (3) Lai dắt tàu biển; (4) Dịch vụ cung ứng tàu biển; (5) Dịch vụ cung ứng xăng dầu; (6) Vận chuyển khách du lịch; (7) Đại lý, môi giới hàng hải; (8) Sửa chữa cơ khí; (9) Cung cấp các dịch vụ hàng hải: cung ứng điện, nước ngọt, nhiên liệu, vật tư tàu biển; cửa hàng miễn thuế; (10) Xuất nhập khẩu, giao nhận và bảo quản hàng hóa. b. Cảng Đà Nẵng Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối vùng (loại I), về lâu dài có thể phát triển để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế của Vùng. Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là Xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.200 m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000 DWT, tàu container đến 2.500 Teus và tàu khách đến 75.000 GRT, cùng các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại, đảm bảo năng lực khai thác lên đến 8 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, với mục tiêu nâng cao năng lực khai thác tàu container và tàu có trọng tải lớn, cảng Đà Nẵng cũng đã định hướng thực hiện các kế hoạch phát triển và mở rộng cảng, với mục tiêu đến năm 2018 sẽ hoàn thiện các khu logistics, bãi trung chuyển và hoàn thành xong dự án cảng Tiên Sa giai đoạn 2 với mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Cảng Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau đây: (1)  Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa; (2) Dịch vụ lưu và cho thuê kho bãi; (3) Lai dắt, hỗ trợ tàu tại cảng; (4) Vận tải đường thủy, đường bộ; (5) Cung ứng xăng dầu; (6) Sửa chữa phương tiện vận tải; (7) Xây dựng công trình vừa và nhỏ; (8) Kinh doanh các dịch vụ hàng hải khác. c. Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) Cảng Dung Quất là cảng tổng hợp quốc gia loại I được chính thức đưa vào khai thác và sử dụng từ năm 2002 với chức năng phục vụ bốc xếp, vận chuyển toàn bộ hàng hóa thiết bị để xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cảng Dung Quất là nơi xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và hàng hóa cho hầu hết các nhà đầu tư trong Khu kinh tế Dung Quất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua cảng đạt khoảng 0,6 triệu tấn, số lượng tàu cập cầu trung bình 150 tàu/năm. Bến số 1 cảng Dung Quất có năng lực đón tàu  70.000 DWT và năng lực bốc xếp 2.000 tấn/ngày. Cảng Dung Quất cung cấp các dịch vụ chính sau: (1) Xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa gồm cả hàng siêu trường siêu trọng; (2) Cho thuê thiết bị nâng hạ; (3) Liên kết phát triển logistics miền Trung 12 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Dịch vụ lắp đặt thiết bị; (4) Cung ứng và sửa chữa tàu biển; (4) Đại lý tàu biển. d. Cảng Quy Nhơn (Bình Định) Cảng Quy Nhơn có năng lực tiếp nhận được cỡ tàu đến 30.000 DWT với tần suất bình thường và cỡ tàu đến 50.000 DWT giảm tải. Các dịch vụ chính được cung cấp tại cảng Quy Nhơn là: (1) Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng; (2) Dịch vụ đưa đón tàu ra vào cảng, hỗ trợ, lai dắt tàu biển; (3) Kinh doanh kho/bãi, kho ngoại quan; (4) Bốc xếp, giao nhận hàng hóa; (5) Đại lý vận tải hàng hóa, đại lý tàu biển, đại lý vận tải thủy/bộ, vận tải đa phương thức; (6) Bảo dưỡng, sửa chữa các loại động cơ, phương tiện vận tải thủy/bộ; (7) Dịch vụ PTI, bảo trì, chạy điện, sửa chữa, vệ sinh container lạnh; (12) Dịch vụ đại lý vận tải thủy, bộ; (13) Dịch vụ xếp dỡ, đóng gói, ủy thác giao nhận; (14) Dịch vụ đại lý tàu biển.  2.2. Các động lực thúc đẩy phát triển hệ thống trung tâm logistics trong Vùng a. Triển vọng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều khu công nghiệp và đô thị lớn như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, tạo ra tiềm năng phát triển các trung tâm logistics. Theo Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13.10.2014 của Thủ tướng Chính chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì giai đoạn 2016 - 2020 vùng này có tốc độ tăng trưởng khoảng 9% hàng năm, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 20%. Các khu vực Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai - Dung Quất và Nhơn Hội sẽ được phát triển trở thành các hạt nhân, trung tâm kinh tế lớn của Vùng. Theo một số tính toán được công bố, tùy theo tính hiệu quả trong hoạt động logistics, chi phí logistics chiếm khoảng 10 đến 25% GDP, vì vậy để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, hình thành nên các hạt nhân phát triển thì các trung tâm logistics cũng cần được xây dựng, mở rộng và phân bố một cách tương ứng và đồng bộ. b. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển các trung tâm logistics lớn như có nhiều cảng biển sâu, chi phí giải phóng mặt bằng thấp, là nơi giao thoa của các loại hình vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường sông và đường hàng không. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn có một vùng hinterland (vùng nội địa rộng) bao gồm các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, các vùng thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây gồm Trung Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và miền Nam Myamar. Các yếu tố trên tạo ra những lợi thế và tiềm năng lớn để phát triển hệ thống trung tâm logistics đa chức năng có quy mô lớn, thực hiện vai trò là trung tâm logistics cửa ngõ (gateway) cho vùng miền Trung - Tây Nguyên và Hành lang kinh tế Đông - Tây. c. Quy hoạch phát triển các cảng biển và trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Quy hoạch hệ thống cảng biển và Quy hoạch các trung tâm logistics ở miền Trung tạo ra hành lang pháp lý để phát triển các trung tâm logistics trong Vùng. Theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24.12.2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thì ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có 3 cụm cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối vùng loại I là cụm cảng Đà Nẵng, cụm cảng Dung Quất và cụm cảng Quy Nhơn có thể đón các tàu có trọng lượng đến 30 nghìn DWT. Ngày 03.7.2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030.  Theo quy hoạch này một Trung tâm logistics hạng I sẽ được thành lập ở Đà Nẵng; 1 Trung tâm logistics hạng II sẽ được thành lập ở Hành lang kinh tế đường 14B; 1 Trung tâm logistics hạng II sẽ được thành lập ở Hành lang kinh tế đường 9; 1 Trung tâm logistics hạng II sẽ được thành lập ở Hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung Bộ. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung a. Những điểm mạnh - Có các cảng nước sâu, có tiềm năng phát triển thành các cảng biển lớn: Vùng trọng điểm kinh tế miền Trung có 4 cảng biển lớn đang hoạt động và có nhiều tiềm năng để mở rộng quy mô. Độ sâu của các cảng biển cùng tiềm năng mở rộng diện tích các cảng tạo nên những điều kiện thiết yếu để phát triển các cảng này thành các cụm logistics cửa ngõ của Vùng. Liên kết phát triển logistics miền Trung 13Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng - Các loại hình dịch vụ logistics cơ bản đã được triển khai, các tuyến đường biển quốc tế đã được kết nối tại các cảng biển chính của Vùng đã tạo ra những tiền đề vững chắc để mở rộng hoạt động của các cảng này theo mô hình cụm logistics cửa ngõ. - Các cảng biển nhỏ, cảng đường sông, ga đường sắt, tuyến đường sắt, đường bộ chính hiện nay đã tạo ra được những tiền đề thuận lợi để phát triển các trung tâm logistics nội địa, tạo nên xương sống để hình thành hệ thống các trung tâm logistics đa phương tiện ở vùng nội địa. b. Những điểm yếu - Hiện nay ở Vùng chưa có trung tâm logistics lớn có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của một trung tâm logistics hoàn chỉnh: các cảng biển chính trong Vùng đang là những trung tâm logistics lớn và phức tạp nhất, tuy nhiên các trung tâm này chưa thực sự trở thành nơi tập hợp nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics có khả năng cung cấp một cách toàn diện các loại dịch vụ của cụm cửa ngõ logistics. - Các trung tâm logistics nội địa ở cấp độ thấp hơn như các cụm phân phối hàng hóa, cụm kho hàng và trung tâm phân phối chưa được hình thành một cách rõ nét. Cụ thể, ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay chưa có cụm phân phối hàng hóa (trung tâm logistics cấp độ 2) để thực hiện hiệu quả chức năng cảng vệ tinh, trung tâm phân luồng hàng hóa, cảng hàng hóa đa phương tiện. Các trung tâm logistics cấp độ 1 đang tồn tại chủ yếu dưới hình thức kho hàng là chính, còn thiếu các hình thức trung tâm logistics khác phục vụ cho việc phân phối hàng hóa ở các địa bàn nhỏ hơn trong Vùng. - Chưa có sự phối hợp tốt trong việc làm rõ vai trò của các trung tâm logistics chính trong Vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và chất lượng logistics. Cụ thể, hiện nay cảng Đà Nẵng đang được coi là cảng cửa ngõ, tuy nhiên quy mô và năng lực tiếp nhận tàu hàng của cảng này cũng không có sự khác biệt nhiều so với các cảng biển chính khác trong Vùng, do vậy không khai thác được lợi thế nhờ quy mô và phạm vi hoạt động. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy để nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt logistics của Vùng, chức năng cửa ngõ Vùng nên tập trung vào một cảng chính. Ví dụ, số lượng hàng hóa vận chuyển bằng container ở cụm cảng Long - Beach chiếm đến 32,4% lưu lượng hàng hóa vận chuyển ở nước Mỹ vào năm 1997 lên 37,8% năm 2006. - Hệ thống các trung tâm logistics chưa được hình thành rõ nét. Hiện nay, các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện các chức năng của các trung tâm logistics, đặc biệt là để bổ sung cho nhau thực hiện các chức năng logistics nhằm tạo ra các chuỗi cung ứng hiệu quả trong nội bộ Vùng và kết nối chặt chẽ với các chuỗi cung ứng quốc tế. c. Triển vọng và cơ hội phát triển - Nhu cầu phát triển các trung tâm logistics để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Các trung tâm logistics được coi là nền tảng của hệ thống logistics Vùng và là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Vùng thông qua việc tạo ra các lợi thế về logistics cho các ngành kinh tế trong Vùng. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và hình thành các trung tâm hạt nhân, trung tâm phát triển của Vùng như trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo nên triển vọng tốt để phát triển hệ thống các trung tâm logistics của Vùng. - Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tạo ra cơ hội để phát triển hệ thống các trung tâm logistics lớn: Các biển nước sâu trong Vùng có thể mở rộng, vùng nội địa rộng lớn và mạng lưới đầy đủ các tuyến vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông trong Vùng tạo nên triển vọng lớn để phát triển hệ thống trung tâm logistics đa chức năng lớn gồm các trung tâm logistics cửa ngõ (gateway) và các trung tâm phân luồng hàng hóa ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Thuận lợi về mặt chính sách từ Quy hoạch phát triển các cảng biển và Quy hoạch các trung tâm logistics. Quy hoạch hệ thống cảng biển và Quy hoạch trung tâm logistics đã tạo ra những khuôn khổ chính sách và pháp lý để phát triển các trung tâm logistics ở miền Trung có tính hệ thống, tránh được hiện tượng chồng chéo trong quy hoạch phát triển. d. Những khó khăn và thách thức - Thách thức trong phối hợp thực hiện các quy hoạch: liên quan trực tiếp nhất đến phát triển hệ thống các trung tâm logistics Vùng là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng, Quy hoạch hệ thống cảng và Quy hoạch các trung tâm logistics. Liên kết phát triển logistics miền Trung 14 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Tuy nhiên việc chủ trì các quy hoạch này được thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương. Vì vậy, sẽ có những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo rằng các trung tâm logistics được phát triển một cách hệ thống, có khả năng bổ sung cho nhau trong việc tạo ra lợi thế hay điều kiện phát triển thuận lợi để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm. - Thách thức trong phối hợp thực hiện giữa các địa phương trong Vùng: Các trung tâm logistics có thể đem lại các lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho sự phát triển kinh tế của các địa phương trong Vùng. Về mặt trực tiếp, phát triển các trung tâm logistics sẽ góp phần tạo ra việc làm, tạo ra nguồn thu ngân sách, đóng góp vào sự tăng trưởng của địa phương có các trung tâm này. Về mặt gián tiếp, phát triển hệ thống logistics hợp lý (một hệ thống các trung tâm logistics tối ưu cho toàn Vùng chứ không phải cho từng địa phương) sẽ góp phần tạo ra các lợi thế cho phát triển các ngành kinh tế của toàn Vùng. Vì vậy, sẽ có những thách thức nhất định trong việc phối hợp phát triển hệ thống logistics giữa các địa phương trong Vùng. - Thách thức về các nguồn lực phát triển hệ thống các trung tâm logistics. Phát triển các trung tâm logistics, đặc biệt là phát triển các trung tâm logistics cấp độ 2 và cấp độ 3 đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn, nguồn nhân lực có trình độ cao để vận hành các trung tâm logistics. Tuy vậy, với quy mô thu ngân sách và quy mô nền kinh tế, nguồn nhân lực của các tỉnh trong Vùng hiện nay sẽ rất khó khăn để huy động các nguồn lực địa phương cho phát triển các trung tâm logistics trong Vùng. 3. giải pháp phát triển hệ thống các trung tâm logictics ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung 3.1. Yêu cầu đặt ra đối với phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tạo ra được động lực, lợi thế và điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả miền Trung - Tây Nguyên. Cụ thể, hệ thống các trung tâm logistics phải góp phần cắt giảm tổng chi phí logistics cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau, cắt giảm chi phí sinh hoạt của người dân qua đó góp phần cắt giảm chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho Vùng. - Tạo ra được hệ thống trung tâm logistics tối ưu nhằm đảm bảo tính hiệu quả về mặt vận hành, tiết kiệm chi phí đầu tư, phù hợp với các điều kiện về ngân sách và nguồn nhân lực của Vùng. Cụ thể, các trung tâm logistics được thành lập sẽ tạo ra được hệ thống cơ sở hạ tầng chung, giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa và các luồng vận tải hợp lý, tránh được hiện tượng dư thừa chồng chéo cơ sở hạ tầng, tiết kiệm vốn đầu tư, có lộ trình phát triển phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực trong Vùng. - Tạo ra được hệ thống logistics nhằm biến Vùng trở thành cửa ngõ giao thương của cả nuớc và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Cụ thể, phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở Vùng phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ các chức năng, các dịch vụ của một cụm cửa ngõ (gateway cluster) theo các tiêu chuẩn quốc tế. 3.2. Các giải pháp tổng thể phát triển hệ thống trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung a. Giải pháp đồng bộ hóa thiết kế và quy hoạch - Các trung tâm logistics cần được chuẩn hóa thiết kế theo các cấp độ nhằm hạn chế sự chồng chéo không cần thiết về mặt chức năng và đảm bảo các trung tâm có chức năng bổ sung cho nhau trong các chuỗi cung ứng hàng hóa. Các bên liên quan cần phối hợp với nhau để xây dựng các thiết kế chuẩn ở cả cấp độ chuỗi cửa ngõ, trung tâm phân luồng, trung tâm kho hàng và phân phối hàng hóa. - Đồng bộ hóa các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch hệ thống cảng biển và Quy hoạch các trung tâm logistics. Theo đó, ủy ban nhân các địa phương trong Vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương cần hợp tác với nhau để đồng bộ hóa các quy hoạch đảm bảo các cảng và các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được phát triển đồng bộ. - Quy hoạch sau khi được đồng bộ hóa phải xác định rõ các chủng loại, vị trí, số lượng các trung tâm logistics cho từng cấp độ nhằm đảm bảo các trung tâm logistics được bố trí, thiết kế và đầu tư phát triển để trở thành một hệ thống các trung tâm có năng lực, có chức năng bổ sung cho nhau, phù hợp với yêu cầu thực hiện Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của cả Vùng và từng địa phương trong Vùng. - Các trung tâm logistics theo từng cấp độ cần Liên kết phát triển logistics miền Trung 15Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng được bố trí ở các địa điểm phù hợp với chức năng, điều kiện giao thông, điều kiện tự nhiên, quy mô dân số và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. b. Giải pháp đồng bộ hóa trong vận hành hệ thống các trung tâm logistics Các trung tâm logistics cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình vận hành đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi, thông suốt với chi phí thấp nhất. Sự phối hợp này được thể hiện ở sự hợp tác giữa các khách hàng trong một trung tâm logistics và giữa các trung tâm trong hệ thống trong Vùng. - Về hợp tác giữa các khách hàng trong từng khu logistics: Các trung tâm logistics theo từng cấp độ phải xác định rõ danh mục các dịch vụ mà mình cung cấp, khách hàng mà họ phục vụ, các cơ sở hạ tầng chung mà khách hàng có thể chia sẻ, góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi về mặt khoảng cách và về mặt mạng lưới để khách hàng trong từng trung tâm có thể hợp tác hiệu quả với nhau hoặc có thể sử dụng các dịch vụ của nhau một cách thuận tiện. - Về hợp tác giữa các trung tâm logistics: Các trung tâm logistics cũng cần xây dựng nội dung và các phương án hợp tác trong vận hành nhằm tăng cuờng hợp tác giữa các trung tâm, nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng. Các nội dung hợp tác giữa các trung tâm có thể là chia sẻ năng lực cung cấp, chia sẻ thông tin về các luồng hàng hóa, tối ưu hóa các luồng hàng hóa giữa các trung tâm, xây dựng các phương án phân luồng và tích tụ các dòng vận tải. c. Đồng bộ hóa lộ trình đầu tư và huy động các nguồn lực phát triển các trung tâm logistics - Hệ thống các trung tâm logistics sau khi được thiết kế không thể tiến hành đầu tư xây dựng cùng một lúc mà đòi hỏi các bên liên quan phải phối hợp xây dựng trên cơ sở tính cấp bách của nhu cầu và khả năng huy động các nguồn lực phát triển từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn tư nhân. - Xác định rõ các nguồn vốn chủ yếu cho từng trung tâm logistics theo từng cấp độ và theo từng hạng mục. Cụ thể, ngân sách Trung ương nên được sử dụng để đầu tư các trung tâm logistics cấp độ 3 và cấp độ 2 có quy mô lớn. Ngân sách nhà nước địa phương nên ưu tiên để đầu tư phát triển các trung tâm logistics cấp độ 2 có quy mô nhỏ. Các trung tâm logistics cấp độ 1 nên tập trung kêu gọi tư nhân Liên kết phát triển logistics miền Trung 16 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng tÀi liỆu tham khẢo 1. Cảng Chân Mây. 2016. Các thông tin tại www. chanmayport.com.vn 2. Cảng Đà Nẵng. 2016. Các thông tin tại http:// danangport.com 3. Cảng Dung Quất. 2016. Các thông tin tại http:// dungquatport.com.vn 4. Cảng Quy Nhơn. 2016. Các thông tin tại quinhonport.com.vn 5. Quyết định số 1037/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 2014. 6. Quyết định số 1874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 2014. 7. Quyết định số 1012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 2015. 8. Higgins, C.D., Ferguson, M.R., & Kanaroglou, P.S. 2012. Varieties of Logistics Centers: Developing a Standardized Tyopology and Hierarchy. Transportation Research Record (2288). 9 - 18. 9. JICA. 2015. Master Plan for Development of an International Logistics Hub for SADC Countries in the Republic of Namibia. đầu tư. Đối với từng hạng mục trong các trung tâm logistics, ngân sách nhà nước nên được sử dụng để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và thiết bị sử dụng chung cho khách hàng. Các hạng mục có tính chuyên biệt nên huy động tư nhân đầu tư. d. Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các trung tâm logistics trong Vùng Phát triển các trung tâm logistics đòi hỏi thời gian xây dựng lâu dài và khối lượng vốn lớn. Vì vậy, các chính sách khuyến khích như miễn giảm thuế và các hình thức hỗ trợ khác là rất cần thiết đối với phát triển các trung tâm logistics. Các biện pháp cụ thể bao gồm: - Thực hiện các chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư tiên phong, chính sách ưu đãi thuế, bảo lãnh vay, bảo hiểm tín dụng, cung cấp các nguồn tài chính với lãi suất thấp trong quá trình phát triển các trung tâm logistics trong Vùng. - Áp dụng chính sách khấu hao nhanh cho các máy móc thiết bị và các tòa nhà phục vụ hoạt động logistics ở các trung tâm logistics trong Vùng nhằm giúp các nhà đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. - Thực hiện chính sách cho phép các doanh nghiệp lùi thời hạn trả tiền thuê đất/sử dụng đất ở các dự án phát triển trung tâm logistics nhằm thu thút đầu tư của các công ty đa quốc gia và các công ty logistics quốc tế. e. Thành lập khu thương mại tự do bên trong hoặc bên cạnh một số trung tâm logistics lớn trong Vùng, biến các trung tâm này trở thành cửa ngõ giao thương của cả nước và của Hành lang kinh tế Đông - Tây Đối với phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở Vùng, việc thành lập các khu thương mại tự do bên trong hoặc bên cạnh một số trung tâm logistics lớn trong Vùng sẽ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động trung chuyển các hàng hóa chịu thuế và hạn ngạch, làm gia tăng khối lượng hàng hóa lưu thông, qua đó làm làm tăng nhu cầu về các dịch vụ ở các trung tâm logistics. Sự gia tăng của lưu lượng hàng hóa lưu thông và nhu cầu về dịch vụ sẽ góp phần làm cho các trung tâm logistics trong Vùng trở nên hấp dẫn đối với các chủ hàng, các công ty logistics, và các nhà đầu tư; vì vậy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn và bền vững hơn của các trung tâm logistics trong Vùng, qua đó sẽ rút ngắn được tiến độ biến Đà Nẵng và một vài địa phương trong Vùng trở thành cửa ngõ của cả nước và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Để thực hiện giải pháp thành lập các trung tâm thương mại bên trong hoặc bên cạnh các trung tâm logistics lớn trong Vùng, nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách cắt giảm hoặc loại bỏ các chi phí không lường trước, các trở ngại liên quan đến thuế và Luật Thương mại hiện nay cho một số trung tâm logistics trong Vùng, đặc biệt là ở Đà Nẵng. p.Q.t. - n.m.n.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_he_thong_cac_trung_tam_logistics_o_vung.pdf
Tài liệu liên quan