KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Mỗi giai đoạn, kinh tế biển Việt Nam trong những năm đổi mới đã có sự chuyển
biến về chất và lượng. Cơ cấu ngành đã hợp lí hơn, đã xuất hiện những ngành kinh tế biển
gắn với khoa học – kĩ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, vận
tải biển, công nghiệp tàu biển, du lịch biển – đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh
đó, những nghề truyền thống không bị mai một mà phát triển. Việc áp dụng khoa học
hiện đại đã đưa năng suất chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Ngoài ra, khai thác hải sản và du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá đã đưa về
ngoại tệ lớn cho quốc gia.
- Trong bối cảnh chung của cả nước và tỉnh Trà Vinh, kinh tế biển của các xã ven
biển chủ yếu dựa vào khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển
du lịch ven biển đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và
xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống người dân. Với đặc trưng của kinh tế biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
chúng ta cần duy trì những tiềm năng kinh tế biển một cách lâu dài và khai thác hiệu quả
phục vụ cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Phải hướng tới phát triển bền vững
cho hôm nay và cho mai sau, không thể vì trước mắt mà chúng ta làm cạn kiệt môi trường
biển, ngược lại chúng ta phải duy trì cho thế hệ mai sau.
- Để quá trình xây dựng, phát triển NTM đạt hiệu quả cao và bền vững nhất, tỉnh
phải có quyết tâm, có kế hoạch cụ thể, có biện pháp thực hiện tốt, chủ động và sáng tạo,
có sự tham gia đầu tư nguồn lực của Nhà nước, của doanh nghiệp thật rõ nét để tạo ra sự
đột phá cho nông nghiệp nông thôn ở các xã ven biển tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, mỗi cán
bộ và người dân phải xác định xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có lộ trình
phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.
- Để hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM năm 2020 một cách bền vững, chúng ta cần phải dựa vào sự nỗ lực của hệ thống
chính quyền địa phương, sự tham gia đầu tư nguồn lực của Nhà nước, của doanh nghiệp,
cùng sự hài lòng, sự tham gia và phát huy các sáng kiến của cộng đồng cư dân nông thôn.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế biển gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã ven biển tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
149
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN GẮN VỚI QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH
MARINE ECONOMIC DEVELOPMENT SOLUTIONS ASSOCIATED WITH NEW
RURAL CONSTRUCTION PLANNING FOR COASTAL COMMUNES
IN TRA VINH PROVINCE
TS. Huỳnh Văn Hiệp1, ThS. Nguyễn Thành Công2, ThS. Bùi Phước Hảo3
Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, biển và đại dương đóng vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối
ngoại, hợp tác quốc tế. Thực hiện tốt việc quy hoạch không gian biển để quản lí liên
ngành, liên vùng đối với các vùng biển, đảo và vùng ven biển, nhằm bảo đảm tính liên kết
trong phát triển kinh tế ngay từ giai đoạn sớm của quá trình phát triển. Nghiên cứu đánh
giá lại việc quy hoạch không gian biển kết hợp với việc quy hoạch xây dựng nông thôn
mới (NTM) tại các xã ven biển tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu cho thấy việc xây dựng NTM
tại các xã ven biển khó đạt được 19 tiêu chí về NTM. Cho đến nay, toàn tỉnh có 45/85 xã
đạt chuẩn NTM, một huyện đạt NTM, một thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, số
tiêu chí trung bình 16,4 tiêu chí/xã. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà quy hoạch và
quản lí thực hiện tốt quy hoạch xã NTM vùng ven biển đạt được các tiêu chí sớm hơn so
với mục tiêu của tỉnh đề ra.
Từ khóa: kinh tế biển, nông thôn mới, tỉnh Trà Vinh, xã ven biển
Abstract: In current context, the sea and ocean play particularly important roles
in the sustainable economic development, national defense, security and foreign affairs,
and international cooperation. Well-planning of sea spaces for interdisciplinary,
interregional management of sea areas, islands and coastal areas aims to ensure the
association of economic development in the early stage of the development process. This
study reassesses the sea space planning in association with new rural (NR) construction
planning at coastal communes of Tra Vinh Province. The study found that the
construction of NR in the coastal communes was difficult to reach 19 criteria for NR. Up
to now, Tra Vinh Province has 45/85 communes and 01 district reached the criteria of
NR, 01 town completed the mission of building NR, the average number of criteria is
16.4/commune. The research results are useful for planners and managers to have well-
planning for NR coastal communes for soon achieve the province’s proposed criteria.
Keywords: coastal commune, marine economy, new rural, Tra Vinh Province
1, 2, 3 Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh; Email: hvhiep@tvu.edu.vn
DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.413
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
150
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển bền vững biển và hải đảo luôn là chính sách quan trọng hàng đầu trong
chiến lược hướng ra đại dương của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Báo cáo
về xu hướng phát triển bền vững của các đảo ven bờ và quốc đảo nhỏ ở các nước đang
phát triển (2010) đã nêu bật một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm: biến đổi khí hậu
(BĐKH), quản lí tai biến thiên nhiên, thương mại và tài chính, du lịch, năng lượng, tài
nguyên thiên nhiên và phát triển xã hội. Tại Việt Nam, chính sách phát triển bền vững
vùng biển đảo nói chung và các đảo, huyện đảo nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Điều đó được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam và quy
hoạch phát triển kinh tế đảo đến 2020 [1].
Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, phía Đông Nam của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với chiều dài bờ biển là 65 km. Tỉnh Trà Vinh có năm
đơn vị hành chính cấp huyện, có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản khá lớn. Ngoài
nguồn lợi thủy sản, vùng biển tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển để
giao lưu kinh tế với các tỉnh ven biển trong nước và các quốc gia khác trong khu vực biển
Đông; vùng đất động cát ven biển thích hợp để phát triển điện gió, điện mặt trời. Tỉnh Trà
Vinh phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); bình quân
đạt 16,6 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 14 tiêu chí. Giai đoạn 2021 – 2025 có 80% số xã
đạt chuẩn NTM và bốn đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2026 – 2030 cơ bản
hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM theo bộ tiêu chí hiện hành
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [2]. Để đạt được mục tiêu đó sớm hơn, tỉnh Trà
Vinh cần chú trọng đến quy hoạch NTM các xã ven biển gắn với phát triển kinh tế biển là
vấn đề cấp bách hiện nay.
2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trà Vinh [3], tính đến tháng 12/2019 tỉnh
Trà Vinh có 45/85 xã được công nhận đạt chuẩn NTM chiếm 52,94%; tỉ lệ bình quân đạt
16,4 tiêu chí/xã; tỉnh có hai huyện/thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Nếu so
với mục tiêu chung được nêu trong Quyết định 1600/QĐ-TTg [4] là số xã đạt công nhận
đạt chuẩn NTM chiếm 51%, ít nhất một huyện đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 16,6 tiêu
chí/xã thì tỉnh Trà Vinh chưa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trà Vinh [3], tỉnh Trà Vinh hiện
có 45/85 xã NTM chiếm 52,94%. Tháng 12/2019, tỉnh Trà Vinh có năm xã thẩm định hồ
sơ xét công nhận xã NTM. Hiện tại, toàn tỉnh có 50/85 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, 5 xã
đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 30 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí, không có xã dưới 10 tiêu chí; ở cấp
huyện, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận huyện Tiểu Cần và thị xã Duyên Hải hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng NTM, theo kế hoạch huyện Cầu Kè sẽ đạt chuẩn NTM năm
2019 (hiện đạt 6/9 tiêu chí của huyện NTM); số tiêu chí trung bình 16,4 tiêu chí/xã. Đây
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
151
là kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, quá trình xây dựng
NTM còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những thành tựu và hạn chế này cần tiếp tục nghiên cứu,
khảo sát, đánh giá kết quả xây dựng NTM nhằm làm rõ chúng, từ đó tổng kết các chuyển
biến cơ bản và những bài học của xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 từ góc nhìn khoa
học; nhận diện được những vấn đề cơ bản cần tiếp tục giải quyết để hỗ trợ xây dựng
NTM theo hướng bền vững trong giai đoạn sau năm 2020.
Quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2 năm 2016 – 2020 đã có 10
tiêu chí hoàn thành mục tiêu đề ra, 15 tiêu chí đạt tỉ lệ trên 65% số xã toàn tỉnh, 04 tiêu
chí đạt tỉ lệ dưới 65% số xã toàn tỉnh. Xét về mặt lãnh thổ, huyện Tiểu Cần (100% xã), thị
xã Duyên Hải (100% xã), thành phố Trà Vinh (100% xã) là đơn vị dẫn đầu về tỉ lệ số xã
hoàn thành. Địa phương cần được quan tâm đầu tư, đẩy nhanh tỉ trọng các xã hoàn thành
ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long.
Bảng 1: Số xã đạt chuẩn NTM tỉnh Trà Vinh [3]
STT Đơn vị hành chính Số xã đạt NTM Ghi chú
Năm 2018 Năm 2019
1 Thành phố Trà Vinh 1 1
2 Huyện Càng Long 6 6
3 Huyện Cầu Kè 5 8 Đạt huyện NTM
4 Huyện Tiểu Cần 9 9 Đạt huyện NTM
5 Huyện Châu Thành 4 4
6 Huyện Cầu Ngang 4 4
7 Huyện Trà Cú 4 5
8 Huyện Duyên Hải 2 3
9 Thị xã Duyên Hải 5 5 Đạt Thị xã NTM
Tổng 40 45
Tỉ lệ 40/85 45/85
Ngoài ra, tại Huyện Trà Cú, các xã Ngãi Xuyên, An Quãng Hữu, Phước Hưng,
Long Hiệp, Lưu Nghiệp Anh, Tân Hiệp, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân, Kim Sơn đều
đạt từ 10 đến 17 tiêu chí. Tại huyện Cầu Ngang, các xã Kim Hòa, Nhị Trường, Long Sơn,
Hiệp Hòa, Mỹ Hòa, Thuận Hòa, Trường Thọ, Thạnh Hòa Sơn đều đạt từ 10 đến 13 tiêu
chí. Tại huyện Duyên Hải, các xã Đôn Xuân, Đôn Châu, Ngũ Lạc đạt từ 13 đến 14 tiêu
chí. Tại huyện Châu Thành, các xã Song Lộc, Đa Lộc, Mỹ Chánh, Lương Hòa, Hòa Lợi,
Phước Hảo đều đạt từ 10 đến 13 tiêu chí.
2.3. Phân tích số liệu
Kết quả số liệu trên cho thấy rằng, các xã ven biển khó đạt tiêu chí về NTM như Trà
Cú có 10 xã, Cầu Ngang có 08 xã, Duyên Hải có 03 xã và Châu Thành có 06 xã, trong đó,
các xã chỉ đạt thấp nhất là 10 tiêu chí và cao nhất là 17 tiêu chí. Theo Bảng 1, số xã đạt
chuẩn NTM tỉnh tăng rất ít và rất khó đạt theo tiêu chí NTM trong những năm tiếp theo.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
152
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ
tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 – 2020 có 19 tiêu chí [3]. Quy hoạch xã
NTM gắn với phát triển kinh tế biển cần chú trọng các tiêu chí quy hoạch, giao thông, cơ
sở hạ tầng thương mại nông thôn, thu nhập, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, quốc
phòng và an ninh.
3.1.1. Quy hoạch
Quy hoạch và lập đồ án NTM được xác định là nội dung phải được triển khai trước
một bước để định hướng cho xây dựng NTM, công tác lập, phê duyệt đề án quy hoạch và
xây dựng NTM cấp xã đã được cơ quan quản lí thực hiện. Tuy vậy, chất lượng quy hoạch
ở nhiều nơi còn thấp, một số xã chỉ dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết,
nhiều đồ án nặng về tính toán đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa thực sự chú trọng đúng mức
đến phát triển sản xuất, văn hóa, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán
huy động nguồn lực và thiếu tính thực tiễn, không triển khai được trong thực tế. Từ năm
2018, tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo các xã lập đồ án điều chỉnh, rà soát quy hoạch xây dựng
NTM để quy hoạch này phù hợp, triển khai được trong giai đoạn hiện tại và định hướng
đến năm 2030. Trong quá trình quy hoạch các xã ven biển cần chú trọng đến quy hoạch
xây dựng các cảng Trung tâm Điện lực Duyên Hải; Khu bến cảng tổng hợp Định An,
dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải tại Định An, các nhà máy Duyên Hải 1, Duyên Hải
2, Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng nuôi trồng
thủy sản tại các huyện ven biển và dịch vụ hậu cần nghề cá; đưa vào sử dụng khu neo đậu
tránh, trú bão cho tàu cá cửa Cung Hầu và cửa Định An, góp phần đáp ứng các dịch vụ
phục vụ nghề cá và giúp ngư dân tránh, trú bão an tâm.
3.1.2. Giao thông
Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn được nhận diện như là bước đột phá, đáp
ứng điều kiện cấp thiết của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân hài lòng,
đồng thuận và tự nguyện tham gia thực hiện. Sau 10 năm triển khai thực hiện chương
trình xây dựng NTM, toàn tỉnh có 67/85 xã đạt tiêu chí giao thông, điều kiện về giao
thông của các xã đã được tăng cường mạnh mẽ. Điển hình như huyện Cầu Kè có 100% xã
có đường ô tô đến trung tâm xã, hiện hơn 98% đường xã, đường trung tâm xã đến huyện
và 67% đường trục ấp, đường liên ấp được cứng hóa. Đầu tư hệ thống giao thông, kè bảo
vệ dân sinh và sản xuất; đồng thời, tỉnh đầu tư đưa vào sử dụng luồng cho tàu biển có
trọng tải lớn vào sông Hậu thông ra biển Đông.
3.1.3. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh
có 78/85 xã đạt tiêu chí. Chính vì vậy, để đạt được tiêu chí trên, các xã ven biển nên tập
trung xây dựng chợ thủy sản, tổ chức thu mua cá ngư dân đánh bắt xa bờ và bán lại cho
thương lái các tỉnh khác trong vùng.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
153
3.1.4. Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người là một trong những thước đo về trình độ phát triển
kinh tế của địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là các xã ven biển. Vì vậy, thúc đẩy kinh
tế phát triển là góp phần gia tăng thu nhập cho người dân, từ đó mới hoàn thành tiêu chí.
Trong đó, các xã ven biển đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm nghèo, thông qua việc
tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương, nhất là tiềm năng
kinh tế biển như nuôi trồng và khai thác hải sản, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế
biển mới, du lịch và dịch vụ biển, công nghiệp ven biển. Đầu tư phát triển các ngành như
sản xuất điện năng, hóa dầu, đóng tàu cùng các ngành công nghiệp phụ trợ khác, phát
triển dịch vụ logictics, du lịch gắn với kinh tế cảng, khu phi thuế quan, các khu dân cư đô
thị và NTM.
3.1.5. Lao động có việc làm
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2018, tỉ lệ người có việc làm trên dân
số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 57,44%. Đến cuối năm 2019, toàn bộ
các địa phương đều có xã đạt tiêu chí. Tỉnh đã xác định đây là tiêu chí then chốt, góp
phần quan trọng để xây dựng và phát triển NTM bền vững. Quá trình xây dựng NTM giai
đoạn 2016 – 2020 đã nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 45% cuối 2015 lên 57% năm
2018. Bên cạnh các kết quả đạt được, vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Trà
Vinh còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như hiệu quả đào tạo nghề, phân bổ kinh phí,
một bộ phận người dân và cán bộ quản lí, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đào
tạo nghề. Ngoài ra, chúng ta phải chú trọng đến các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển
như kinh tế hàng hải, hải sản, khai thác dầu khí ngoài khơi, du lịch biển, làm muối, dịch
vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển
ở dải đất liền ven biển, bao gồm: đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến dầu
khí, công nghiệp chế biến thủy, hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc biển,
nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển,
điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa
học – công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các
nguồn tài nguyên biển.
3.1.6. Tổ chức sản xuất
Hình thức tổ chức sản xuất được xác định là một nội dung hết sức quan trọng, hỗ trợ
đắc lực cho người dân phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững nhằm nâng cao thu nhập,
cải thiện cuộc sống. Năm 2019, tỉnh có 68/85 xã đạt tiêu chí, đồng thời toàn bộ các địa
phương đều có xã đạt tiêu chí. Để các xã ven biển đạt được tiêu chí này, các địa phương
phải chú trọng tổ chức lại sản xuất trên biển theo hướng liên kết giữa ngư dân, tổ khai thác
hải sản với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, thu mua, tiêu thụ
sản phẩm trên biển; xây dựng đội tàu hậu cần chuyên phục vụ cho các tàu khai thác ở vùng
biển xa; xây dựng mô hình tàu vỏ thép khai thác hải sản hiện đại; từng bước chuyển đổi, cơ
cấu lại các nghề khai thác thủy sản hợp lí, giảm dần sản lượng khai thác thủy sản gần bờ;
khuyến khích hoạt động đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác các đối
tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt; quản lí khai thác theo tuyến, khuyến
khích phát triển mô hình đồng quản lí nguồn lợi ven bờ nhằm nâng cao khả năng tự phục
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
154
hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản. Tích cực vận động, khuyến khích các doanh
nghiệp thu mua hải sản cá nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất
nuôi trồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án lớn về nuôi trồng
thủy sản trên biển, quanh các đảo. Triển khai dự án hỗ trợ hợp tác xã nuôi trồng để nâng
cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và các tổ hợp tác.
3.1.7. Quốc phòng và an ninh
Quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự khu
vực nông thôn. Phát triển mạnh mẽ, vững chắc kinh tế – xã hội vùng ven biển, hải đảo, làm
thí điểm phát triển toàn diện kinh tế biển. Đầu tư thích đáng cho các ngành kinh tế biển có
thế mạnh, như khai thác, chế biến dầu khí, hệ thống cảng và dịch vụ vận tải biển, đánh bắt
xa bờ, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, du lịch biển, đảo... Xây dựng các trung tâm dịch
vụ có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ cho khai thác kinh tế biển, tập trung phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh biển. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và
bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, đảo. Đồng thời, phối hợp với địa phương, các cơ quan
liên quan, các cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản tổ chức tuyên truyền,
vận động ngư dân chấp hành pháp luật về biển và hiệp đồng với các lực lượng chức năng
trong việc quản lí vùng biển và bảo đảm an ninh trật tự trên biển, xây dựng các khu vực
phòng thủ ven biển, các huyện đảo vững chắc, đặc biệt trên hướng chủ yếu, địa bàn trọng
điểm để phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh.
3.2. Thảo luận
Qua phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở tỉnh Trà Vinh, trong đó các xã
ven biển phù hợp với phát triển kinh tế biển để đạt tiêu chí NTM đề ra một cách sớm nhất
[5], chúng ta nên thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
- Quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển: Để trở thành tỉnh có
nền kinh tế biển phát triển nhanh và đồng bộ, công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng ven biển mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Muốn kinh tế ven biển phát triển
mạnh, bền vững, cấp ủy, chính quyền địa phương cần nghiên cứu sâu về vấn đề quy
hoạch ven biển để không bị phá vỡ quy hoạch phát triển trong tương lai. Đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng ven biển, trước hết là xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, phục vụ cho
sự phát triển kinh tế ven biển tốt nhất. Vì vậy, cần đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng giao
thông, cảng biển, điện, nước, cụm công nghiệp, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu vui
chơi, giải trí có ý nghĩa cực kì quan trọng.
- Hoàn thiện đất đai: Hoàn thiện chính sách tiếp cận đất đai theo hướng thông
thoáng, thuận lợi, đảm bảo đúng quy định pháp luật nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh
nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Do đó, chúng ta cần thực hiện hiệu quả
Luật Đất đai và có cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư, kinh doanh để họ có cơ hội
tiếp cận, từng địa phương, vùng miền.
- Khai thác và đánh bắt thủy sản xa bờ
+ Thông qua các chính sách phát triển thuỷ sản, tỉnh nên khuyến khích ngư dân
đóng mới tàu cá có công suất lớn đánh bắt xa bờ; triển khai thực hiện có hiệu quả các
chính sách phát triển thuỷ sản; khuyến khích hỗ trợ ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá vỏ
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
155
thép, vỏ vật liệu mới có công suất lớn; trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả
khai thác xa bờ.
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thuyền nghề gắn với di chuyển ngư trường và mùa
vụ khai thác, nhất là các nghề chủ lực, có tiềm năng, lợi thế như nghề câu cá ngừ đại
dương, câu mực, lưới vây; ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào khai thác hải sản, nhất là công
nghệ bảo quản sau khai thác; nhân rộng mô hình khai thác cá ngừ đại dương, xây dựng
các đội tàu khai thác gắn với tàu dịch vụ hậu cần.
- Nuôi trồng thủy sản
+ Chuyển đổi một số diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản nằm trong vùng quy hoạch
dịch vụ hậu cần nghề cá sang mục đích khác để đầu tư phát triển có hiệu quả.
+ Áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, củng cố và phát huy
hiệu quả mô hình tổ cộng đồng nuôi tôm ở các xã ven biển; phát triển nuôi trồng thuỷ sản
gắn với phát triển bền vững; trồng rừng ngập mặn nhằm cải thiện môi trường sinh thái
vùng nuôi tôm.
+ Tập trung chỉ đạo lịch thời vụ, kiểm dịch con giống, thuốc thú y thủy sản, quản lí
chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, thức ăn thuỷ sản; xử lí các hộ nuôi
tôm, cá tự phát, ngoài vùng quy hoạch.
- Đầu tư khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ ven biển
+ Thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy thu mua, chế biến cá ngừ đại dương; khuyến
khích các nhà đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ, phát triển các cơ sở thu
mua, chế biến và tiêu thụ hải sản gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường; từng bước phát triển chế biến hải sản theo chiều sâu, đa dạng hoá các sản phẩm;
tổ chức liên kết sản xuất hải sản từ khai thác đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phối hợp
triển khai thành công và nhân rộng mô hình khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại
dương theo chuỗi; xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương.
+ Xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy đóng tàu vỏ thép; ưu tiên các cơ sở
đóng mới và sửa chữa tàu cá mở rộng quy mô, đầu tư đồng bộ cơ khí để đóng mới tàu cá.
+ Thực hiện đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nghề khai
thác hải sản xa bờ. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu hậu cần
nghề cá và mở rộng khu neo đậu tàu cá; khuyến khích hỗ trợ các tổ, đội khai thác hải sản
xa bờ đầu tư đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng thương hiệu vi cước cá, cá
ngừ đại dương.
- Đào tạo nguồn nhân lực ven biển
+ Tăng cường liên kết các cơ sở đào tạo của tỉnh, các trung tâm về đào tạo nghề
cho lao động ven biển. Ưu tiên đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ có kĩ thuật cao. Mở
rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Có chính sách
khuyến khích, hỗ trợ học nghề cho lao động thường xuyên trên biển như máy trưởng,
thuyền trưởng, ngư dân.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
156
+ Xây dựng chương trình và đa dạng hóa hình thức đào tạo phù hợp với từng đối
tượng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, ven biển, bao gồm chương trình
đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công nhân kĩ thuật, lao động quản lí, đội ngũ doanh nhân.
+ Đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế về công tác đào tạo; thường
xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ, công chức; chú trọng phát triển và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nhất là đối với
lao động vùng nông thôn.
+ Phải có cơ chế chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên
môn, nghiệp vụ giỏi; thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những
lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu; chú trọng việc đào tạo nâng cao dân trí, gắn
với thay đổi các tập quán lạc hậu của một bộ phận dân cư vùng ven biển, bãi ngang.
- Áp dụng khoa học công nghệ
+ Tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhất là cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tương lai sẽ tác động mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế
biển và các lĩnh vực liên quan. Sớm ứng dụng vào sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm
từ biển như: công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, công nghệ sinh học biển,
công nghệ dược phẩm biển, công nghệ hoá học, phát triển nguồn năng lượng thuỷ triều và
năng lượng sóng biển.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế biển và ven biển như
công nghệ cơ khí chế tạo tàu biển, công nghệ vận tải biển, xây dựng công trình trên biển,
ven biển, công nghệ xử lí chất thải.
+ Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, giải quyết các vấn đề mang tính công
nghệ quan trọng như nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên, dự báo các biến cố tự
nhiên; nâng cao công nghệ, quan sát yếu tố tự nhiên và môi trường nhằm phục vụ hiệu
quả công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường đào tạo, đầu tư trang thiết bị
phục vụ khoa học, đổi mới công tác nghiên cứu và cơ chế quản lí khoa học.
- Củng cố quốc phòng và an ninh các xã ven biển: Hằng năm tổ chức huấn
luyện, diễn tập, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng dân quân biển; thực
hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng công an, quân đội, biên phòng trong đấu tranh
ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
- Huy động tài chính: Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động phát triển kinh tế, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh
tế biển nói riêng, tỉnh Trà Vinh cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước để phát triển những
ngành mũi nhọn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
+ Phát huy mọi nguồn lực như truyền thống tự lực, tự cường để huy động toàn bộ
nguồn lực của người dân và địa phương; đồng thời, cần sự giúp đỡ rất quan trọng của
Trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ của kiều bào nước ngoài, liên doanh, liên kết của các tổ
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
157
chức trong và ngoài tỉnh, với phương châm phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. Bên
cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách tỉnh, Trung ương và viện trợ nước
ngoài để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển, các công trình thuộc kết cấu hạ
tầng lớn như cảng, đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp.
+ Nên thực hiện chính sách tập trung đầu tư đúng mức, đồng bộ và dứt điểm nhằm
phát huy cao nhất năng lực và hiệu quả khai thác, đặc biệt là đối với cụm công nghiệp,
cảng, hạ tầng du lịch, các cơ sở sản xuất và dịch vụ nhằm tạo sức bật nhanh cho phát triển
kinh tế biển và vùng ven biển.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Mỗi giai đoạn, kinh tế biển Việt Nam trong những năm đổi mới đã có sự chuyển
biến về chất và lượng. Cơ cấu ngành đã hợp lí hơn, đã xuất hiện những ngành kinh tế biển
gắn với khoa học – kĩ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, vận
tải biển, công nghiệp tàu biển, du lịch biển – đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh
đó, những nghề truyền thống không bị mai một mà phát triển. Việc áp dụng khoa học
hiện đại đã đưa năng suất chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Ngoài ra, khai thác hải sản và du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá đã đưa về
ngoại tệ lớn cho quốc gia.
- Trong bối cảnh chung của cả nước và tỉnh Trà Vinh, kinh tế biển của các xã ven
biển chủ yếu dựa vào khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển
du lịch ven biển đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và
xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống người dân. Với đặc trưng của kinh tế biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
chúng ta cần duy trì những tiềm năng kinh tế biển một cách lâu dài và khai thác hiệu quả
phục vụ cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Phải hướng tới phát triển bền vững
cho hôm nay và cho mai sau, không thể vì trước mắt mà chúng ta làm cạn kiệt môi trường
biển, ngược lại chúng ta phải duy trì cho thế hệ mai sau.
- Để quá trình xây dựng, phát triển NTM đạt hiệu quả cao và bền vững nhất, tỉnh
phải có quyết tâm, có kế hoạch cụ thể, có biện pháp thực hiện tốt, chủ động và sáng tạo,
có sự tham gia đầu tư nguồn lực của Nhà nước, của doanh nghiệp thật rõ nét để tạo ra sự
đột phá cho nông nghiệp nông thôn ở các xã ven biển tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, mỗi cán
bộ và người dân phải xác định xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có lộ trình
phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.
- Để hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM năm 2020 một cách bền vững, chúng ta cần phải dựa vào sự nỗ lực của hệ thống
chính quyền địa phương, sự tham gia đầu tư nguồn lực của Nhà nước, của doanh nghiệp,
cùng sự hài lòng, sự tham gia và phát huy các sáng kiến của cộng đồng cư dân nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Văn Trường và cộng sự. “Mô hình phát triển bền vững biển đảo: hiện trạng
phát triển và định hướng cho các đảo ven bờ Việt Nam”. Hội nghị Khoa học Địa lí
Toàn quốc lần thứ XI. Hội Địa lí Việt Nam. 2019; 10-21.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
158
[2] Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[3] Niên giám Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2018.
[4] Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu
chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
[5] Nghị quyết số 44/2017/NQ-HĐND ngày 19/10/2017 của Chủ tịch Hội đồng nhân
dân tỉnh Trà Vinh về việc quy định mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ vốn
thực hiện các nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
[6] Quyết định số 1600/QĐ–TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_kinh_te_bien_gan_voi_quy_hoach_xay_dung.pdf