Giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng thành phố Đà Nẵng

Đề xuất các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thành phố Đà Nằng Giải pháp 1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, các thiết chế cơ sở về TDTT quần chúng. Giải pháp 2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng. Giải pháp 3. Tích cực ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của nền công nghiệp 4.0 cho phát triển TDTT quần chúng. Giải pháp 4. Đẩy mạnh phát triển thể thao biển, thể thao du lịch trên cơ sở vận động, bồi dưỡng, hỗ trợ cho các đơn vị khai thác dịch vụ Giải pháp 5. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách, lợi ích của TDTT. Giải pháp 6. Hoàn thiện và phát triển hệ thống thi đấu ở cơ sở và các câu lạc bộ TDTT. Giải pháp 7. Xây dựng kế hoạch phát triển thể thao biển cụ thể, xúc tiến thành lập các CLB thể thao biển.

docx6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ DỤC THẺ THAO QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TS. Nguyễn Thái Ben, ThS. Hoàng Ngọc Viết Trường Đại học TDTTĐà Nắng Tóm tắt: Bài viết đã đánh giá thực trạng về công tác phát triển TDTT quần chúng thành phố Đà Nắng, về phong trào TDTT quần chúng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển TDTT quần chúng, nguồn nhân lực, công tác xã hội hóa TDTT, triển vọng phát triển TDTT quần chúng thành phố Đà Nang. Từ đó, bài viết đã lựa chọn được 7 giải pháp cơ bản để phát triển TDTT quần chúng thành phố Đà Nằng, đáp ứng nhu cầu xã hội cho các hoạt động TDTT của nhân dân. Từ khóa: Giải pháp, phát triển TDTT quần chúng, TP. Đà Nằng... Abstract: The project has evaluated the development of sport for people in Danang city, about the movement, facilities serving the development of sport for people, human resources, and socialization of sports, prospect of developing of sport for peoplein Danang city. Since then, the project has selected 7 basic solutions to develop the of sport for people of Danang city, responsed demand of the socialabout sports activities for the people. Keywords: Solution, development the sport for people, Danang city... ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, phong trào TDTT tại Đà Nằng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đứng trong tốp đầu của TDTT nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển TDTT quần chúng của TP. Đà Nằng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế đó là: Nhận thức về tập luyện TDTT, nâng cao sức khỏe ở người nhân dân còn chưa đầy đủ, quy mô xã hội hóa (XHH) TDTT còn hạn hẹp, TDTT quần chúng chưa thực sự đến tận cơ sở và trở thành thói quen tự nguyện, tự giác của mỗi người do vậy chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được các nguồn lực để phát triển rộng rãi phong trào ở cơ sở... Nhằm mục đích tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác thể thao quần chứng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào thể thao trong quần chúng nhân dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu phát triển Thể dục thể thao quần chúng thành phổ Đà Nang”. Bài viết được sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp toán học thống kê. KỂT QUẢ NGHIÊN cứu 1. Thực trạng công tác TDTT quần chúng của thành phố Đà Nắng Thực trạng phát triển TDTT quần chúng của TP. Đà Nắng Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nang cho thấy tỷ lệ % số người luyện tập TDTT thường xuyên cao hơn so với tỷ lệ mục tiêu chung của cả nước (đạt 34,6% so với mục tiêu chung cả nước đạt 33,0% đển năm 2020); về tỷ lệ % số gia đình thể thao tại TP. Đà Nằng cũng cao hơn so với tỷ lệ mục tiêu chung của cả nước (toàn thành phố đạt 26,2%; mục tiêu năm 2020 toàn quốc đạt 25/)%). Thông qua công tác kiếm tra và đánh giá chúng tôi nhận thấy: TDTT quần chúng của thành phố Đà Nang phát triển mạnh nhưng chưa đều, chất lượng chưa cao, đặc biệt ở nhiều khu vực dân cư huyện Hòa Vang, khu công nghiệp... còn thiếu các phương tiện tập luyện và cán bộ hướng dẫn. Công tác GDTC trong nhà trường tuy đã được đảm bảo nhưng chất lượng còn chưa cao, các hoạt động tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên chưa có bước chuyển biến mạnh mẽ. Quản lý nhà nước về TDTT còn chậm đổi mới do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Xã hội hoá TDTT ở khu vực các xã thuộc huyện Hòa Vang, công nhân các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn do đời sống kinh tế - xã hội hạn chế, đang đặt ra nhiều vấn đề mới, nhiều thử thách đòi hỏi phải được nghiên cứu khai thác tiềm lực cho TDTT cơ sở. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ phát triển TDTT quần chúng thành phố Đà Nang Quỹ đất giành cho công tác TDTT quần chúng cũng có sự khác biệt, tại các huyện ngoại thành quỹ đất giành cho TDTT nhiều nhưng việc đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn về vốn, các quận nội thành thì nhu cầu tập luyện TDTT lớn nhưng quỹ đất cho công tác TDTT còn hạn hẹp, một số quận còn rất thấp. Kết quả điều tra, tổng họp năm 2019 cho thấy rõ điều đó và được trình bày cụ thể tại Bảng 1: Bảng 1. Các công trình thể thao cơ bản cap quận, huyện TP. Đà Nang năm 2019 TT Quận, huyện Khu tập luyện công cộng Nhà tập, thi đấu Sân cỏ nhân tạo Bể bơi 1 Hải Châu 15 4 70 24 2 Thanh Khê 18 5 57 20 3 Liên Chiểu 10 3 48 18 4 Sơn Trà 10 2 23 8 5 Cẩm Lệ 12 2 24 11 6 Ngũ Hành Sơn 10 2 20 6 7 Hòa Vang 20 3 16 10 Tổng cộng 95 21 258 97 Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng về cơ bản các công trình phục vụ các hoạt động tập luyện, thi đấu thể thao cho quần chúng nhân dân tại TP. Đà Nắng là tương đối đầy đủ; mặc dù các công trình thể thao phân bố còn chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực các quận nội thành, nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo chất lượng tốt. Nhưng nhìn chung, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển phong trào tập luyện TDTT quần chúng cho nhân dân. Đặc biệt là các công trình được xã hội hóa mạnh mẽ, hoạt động TDTT đa số đi vào khai thác dịch vụ tập luyện, chúng tỏ rằng nhu cầu tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe của người dân đã có bước phát triển rất tốt, dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Thực trạng về nguồn nhân lực phát triển TDTT quần chúng tại thành phố Đà Nang Nói đến nguồn nhân lực phát triển TDTT quần chúng chính là nói đến nguồn lực con người tham gia vào sự phát triển các hoạt động TDTT quần chúng, đó chính là người tập luyện và đội ngũ phục vụ (bao gồm: cán bộ quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài thể thao, nhân viên phục vụ...). Bảng 2. Nguồn nhân lực phát triển TDTT quần chúng tại các quận, huyện thành phổ Đà Năng năm 2019 TT Quận, huyện Người tập Quản lý HDV, HLV 1 Hải Châu 73.600 9 180 2 Thanh Khê 66.500 8 160 3 Liên Chiểu 68.000 9 150 4 Sơn Trà 51.900 8 170 5 Cẩm Lệ 53.200 8 150 6 Ngũ Hành Sơn 31.300 8 160 7 Hòa Vang 48.000 8 100 Tổng cộng 392.500 58 1070 * Nguồn: Kết quả điều tra, tổng hợp và báo cáo của các quận, huyện. Qua khảo sát các quận, huyện về nguồn nhân lực phát triển TDTT quần chúng cũng có nhiều bất cập, nhu cầu tập luyện của người dân là rất lớn, nhưng chủ yếu tập luyện một cách tự phát mà không cần sự hướng dẫn của các HLV, HDV. Nhìn chung, nhu cầu tập luyện có hướng dẫn là không cao, tuy nhiên khi mà người tập phải có sự đầu tư cho tập luyện thì phong trào tập luyện TDTT mới thực sự có nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của nhân dân, để người tập sẽ tập luyện một cách khoa học, đúng phương pháp để đảm bảo tính hiệu quả, phát triển đúng mục đích. Bên cạnh đó, một lực lượng khá lớn giáo viên môn thể dục tại các trường phổ thông, các HLV thể thao thành tích cao cũng tham gia vào lực lượng HDV, HLV, trọng tài... góp chung cho sự phát triển của TDTT quần chúng tại thành phố. Công tác xã hội hóa TDTT quần chúng của thành phổ Đà Nang Công tác xã hội hóa TDTT quần chúng TP. Đà Nắng là lĩnh vực được xã hội hóa nhanh theo xu hướng phát triển của xã hội, thể hiện qua sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng của các câu lạc bộ thể thao cơ sở ngoài công lập đã ra đời và đi vào hoạt động. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã đầu tư xây dựng hàng loạt các sân bóng đá cỏ nhân tạo, các phòng tập thể hình, gym, yoga, và các sân cầu lông, các câu lạc bộ bóng bàn, võ thuật, thu hút hàng ngàn người bao gồm nhiều đối tượng khác nhau đến tập luyện và vui chơi giải trí, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội và nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân đã tích cực đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao đơn giản phù hợp tại khu dân cư, công viên, dọc bãi biển... để nhân dân tham gia tập luyện. Công tác XHH TDTT ở thành phố Đà Nắng còn gặp nhiều khó khăn như: Chưa có nhiều cá nhân, đơn vị hưởng ứng đầu tư xây dựng các điểm tập nhất là tại các vừng nông thôn của thành phố; Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa thực sự quan tâm đén phát triển TDTT; Đời sống nhân dân mặc dù đã được cải thiện nhiều, chủ yếu ở khu vực thành thị và một bộ phận nhân dân có điều kiện việc làm ổn định, nhưng phần lớn nhân dân vùng ven biển, nông thôn cơ bản vẫn còn khó khăn, chưa có điều kiện tham gia các hoạt động TDTT; Cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ cho các hoạt động TDTT còn quá thiếu so với nhu cầu thực tế; Thị trường TDTT chưa sôi động; Các tổ chức xã hội về TDTT chưa có khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế về khả năng huy động tài trợ. Triển vọng phát triển phong trào TDTT quần chúng ở TP. Đà Nằng Nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội thì TDTT quần chúng là lĩnh vực kinh doanh thể thao với nhiều tiềm năng phát triển ở Đà Nắng bởi cả 3 lý do, đó là: Một là, TDTT quần chúng là một trong những cách thức tốt nhất để chăm lo, rèn luyện và nâng cao sức khỏe của nhân dân cũng như chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, luôn nằm trong mối quan tâm phát triển và quản lý phát triển quốc gia. Hai là, TDTT quần chúng nói riêng cũng như TDTT nói chung là hoạt động phù hợp với nhu cầu xã hội ngày càng tăng, có thể kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cả cho kinh doanh TDTT và cả cho kinh doanh các dịch vụ khác “ăn theo” TDTT, như dịch vụ nhà hàng, dịch vụ dụng cụ thể thao, trang phục thể thao, truyền hình... Ba là, TDTT quần chúng nói riêng cũng như TDTT nói chung có sự hội nhập quốc tế toàn cầu ngày càng mở rộng với các chuỗi sản phẩm, dịch vụ toàn cầu tạo nhiều cơ hội và có sức hút mạnh mẽ đối với các khả năng kinh doanh, từ đó tạo nền tảng đề xuất các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng, đặc biệt là thể thao biển, thể thao du lịch... Để có thể thấy rõ triển vọng phát triển chiến lược của phong trào TDTT quần chúng, bài viết tiến hành phân tích phân tích SWOT (Strengths - Thế mạnh, Weaknesses - Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội, Threats - Thách thức) về TDTT quần chúng ở thành phố Đà Nằng. Qua phân tích cho thấy, mặc dù còn nhiều thách thức, song triển vọng phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thành phố Đà Nang là rất khả quan. Triển vọng phát triển TDTT cho mọi người nằm ở chính tiềm năng nhu cầu của xã hội phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng... và của các cá nhân người dân ngày càng gia tăng về tập luyện, rèn luyện sức khỏe thông qua các môn thể thao phong trào. 2. Lựa chọn và đề xuất các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng của thành phố Đà Nắng 2.1. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thành phố Đà Nắng Trên cơ sở tổng hợp các giải pháp phát triển TDTT trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, các báo cáo tổng kết công tác TDTT của ngành Văn hóa, thể thao và du lịch ở Trung ương và thành phố Đà Nằng những năm gần đây. Qua hội thảo chuyên đề gồm các nhà quản lý công tác TDTT ở địa phương tổ chức vào tháng 11/2019 tại trường Đại học TDTT Đà Nang để lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia chọn lựa các giải pháp phát triển TDTT quần chúng, bài viết đã sử dụng phiếu phỏng vấn gồm 10 giải pháp cơ bản. Kết quả được trình bày tại Bảng 3. Bảng 3. Ket quả phỏng vẩn lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thành phố Đà Nang (n = 27) TT Nội dung giải pháp Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 1 Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách, lợi ích của TDTT 23 85,19% 2 7,41% 2 7,41% 2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, các thiết chế cơ sở về TDTT quần chúng 25 92,59% 2 7,41% 0 0,00% 3 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng 27 100,00% 0 0,00% 0 0,00% 4 Tăng cường phối hợp liên ngành, đầu tư nguồn lực phát triển TDTT 12 44,44% 10 37,04% 5 18,52% 5 Hoàn thiện và phát triển hệ thống thi đấu ở cơ sở và các câu lạc bộ TDTT 21 77,78% 4 14,81% 2 7,41% 6 Cơ quan chức năng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quỹ đất, nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT 15 55,56% 7 25,93% 5 18,52% 7 Tích cực ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của nền công nghiệp 4.0 cho phát triển TDTT quần chúng 22 81,48% 4 14,81% 1 3,70% 8 Đẩy mạnh phát triển thể thao biển, thể thao du lịch trên cơ sở vận động, bồi dưỡng, hỗ trợ cho các đơn vị khai thác dịch vụ du lịch 25 92,59% 2 7,41% 0 0,00% 9 Xây dựng kế hoạch phát triển thể thao biển cụ thể, xúc tiến thành lập các CLB thể thao biển 24 88,89% 2 7,41% 1 3,70% 10 Xây dựng và phát triển mối liên kết hệ thống các loại hình CLB, mạng lưới chủ nhiệm, HDV, trọng tài, nhà tài trợ cho các cơ sở 19 70,37% 6 22,22% 2 7,41% Qua Bảng 3 cho thấy: 10 giải pháp mà bài viết đã tổng hợp đa số đều có sự nhất trí cao của các chuyên gia. Qua đó bài viết đã lựa chọn được 7 giải pháp phát triển TDTT quần chúng tại TP. Đà Nằng có tỷ lệ đồng ý cao từ 77,78% đến 100%. 2.2. Đề xuất các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thành phố Đà Nằng Giải pháp 1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, các thiết chế cơ sở về TDTT quần chúng. Giải pháp 2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng. Giải pháp 3. Tích cực ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của nền công nghiệp 4.0 cho phát triển TDTT quần chúng. Giải pháp 4. Đẩy mạnh phát triển thể thao biển, thể thao du lịch trên cơ sở vận động, bồi dưỡng, hỗ trợ cho các đơn vị khai thác dịch vụ Giải pháp 5. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách, lợi ích của TDTT. Giải pháp 6. Hoàn thiện và phát triển hệ thống thi đấu ở cơ sở và các câu lạc bộ TDTT. Giải pháp 7. Xây dựng kế hoạch phát triển thể thao biển cụ thể, xúc tiến thành lập các CLB thể thao biển. KÉT LUẬN Thực trạng tập luyện TDTT quần chúng của nhân dân thành phố Đà Nắng cho thấy: Năm 2019 số người tập luyện thường xuyên trung bình là 34,6%; số gia đình tập luyện TDTT thường xuyên là 26,22%. Tuy nhiên chưa đồng đều, tập trung chủ yéu ở khu vực các quận có sự phát triển mạnh về kinh te - xã hội. Phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa trong học sinh, sinh viên chưa phát triển mạnh, về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác TDTT còn gặp nhiều khó khăn nhất là các quận nội thành, quỹ đất dành cho TDTT còn hạn hẹp. du lịch. Bằng phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát xã hội học, phương pháp phỏng vấn, tọa đàm với các cán bộ trực tiếp làm công tác TDTT ở cơ sở bài viết đã lựa chọn được 7 giải mang tính đổi mới, đóng vai trò quan trọng và pháp cơ bản mang tính chất nền tảng chung cho 03 giải pháp mang tính chuyên môn. thành phố Đà Nằng; trong đó có 04 giải pháp TÀI LIỆU THAM KHẢO . Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. , Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết sổ 08-NQ/TWngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”. . Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết sổ 2160/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013phê duyệt “Quy hoạch phát triển TDTT năm 2020, định hướng đến năm 2030”. , Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2019), “Đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng đáp ứng nhu cầu xã hội”, Đề tài KH&CN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. , UBND thành phố Đà Nằng (2018), Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 của UBND thành phổ Đà Nang về việc ban hành Ke hoạch triển khai công tác phát triển thể thao giải trí trên địa bàn thành phố Đà Nang từ năm 2018 - 2020. .UBND thành phố Đà Nắng (2019), Quyết định số 5426/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 của UBND thành phổ Đà Nang về Đe án thành lập Câu lạc bộ thể thao biển và kế hoạch phát triển thể thao biển thành phổ Đà Nang. Bài nộp ngày 27/4/2020, phản biện ngày 05/5/2020, duyệt in ngày 10/5/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiai_phap_phat_trien_the_duc_the_thao_quan_chung_thanh_pho_d.docx
  • pdf50264_article_text_154085_1_10_20200827_0303 (1)_2317022.pdf
Tài liệu liên quan