4.5. Về phát triển nguồn lực trong nông nghiệp
- Nhà nước cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nhiều mặt cho lực lượng lao động làm việc cho các dự án
trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ
thống khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế
và kiến thức về thị trường cho người lao động tại chỗ, trong
đó có lao động làm việc cho FDI.
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể địa phương
trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư FDI tiếp cận người dân, gia
đình những người làm việc cho FDI để tạo sự hiểu biết, chia
sẻ và hiểu biết lẫn nhau, qua đó phát triển nguồn nhân lực
địa phương nói chung và nguồn nhân lực làm việc cho FDI.
4.6. Về công tác Xúc tiến đầu tư
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả vận động, xúc tiến FDI.
Ngành nông nghiệp cần phát triển một hệ thống quản lý
và xúc tiến FDI đối với doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt
động ở Việt Nam cũng như các nước vùng lãnh thổ có tiềm
năng đầu tư vào nông nghiệp, quảng bá hình ảnh nông
nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
- Cần coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển
khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu
tư (xúc tiến đầu tư tại chỗ) là một biện pháp tốt nhất để
xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư
nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
ở Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tăng cường quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 55.2019 118
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
SOLUTIONS FOR INCREASING FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) IN VIETNAM AGRICULTURE
Nguyễn Thị Mai Hương1,*,
Trần Thị Minh Châu2, Nguyễn Thị Xuân Hương1
TÓM TẮT
Hơn 30 năm qua, vốn FDI vào Việt Nam đã đem lại nhiều thành tựu to lớn và
đạt được những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó dòng vốn FDI vào
nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ
cả về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế
mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. Bài báo nhằm khái quát thực trạng quy mô
vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua để thấy được xu
hướng biến động của dòng vốn này và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quy mô vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam.
ABSTRACT
Thanks to foreign direct investment (FDI), Vietnam has achieved great results
in development for 30 years. However, the FDI in agriculture was limited and the
scale and capital of FDI projects were low that was not suitable for the potentials
and strengths of Vietnam agriculture. We will analyze the current state of FDI in
Vietnam agriculture in recent years to figure out the changes in the investment for
proposing solutions for increasing FDI in the agriculture sector in Vietnam.
Keywords: Foreign direct investment, agriculture, Vietnam.
1Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
2Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
*Email: huongntm@vnuf.edu.vn
Ngày nhận bài: 10/8/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 16/10/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/12/2019
1. GIỚI THIỆU
Nông nghiệp Việt Nam hiện đang đóng vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp
không những phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về lương
thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước, góp
phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 12% mà còn phục
vụ xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm xuất
khẩu chủ lực, phát huy được lợi thế so sánh của nước ta là
các mặt hàng nông lâm sản.
Đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn nhằm tạo động lực để đưa kinh tế nông
thôn phát triển và hướng tới phát triển một nền nông
nghiệp bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
là một chủ trương lớn của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Để đạt được mục tiêu này cần có một lượng vốn đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong bối cảnh huy động
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nguồn vốn
ODA có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây thì
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là một
trong những nguồn vốn quan trọng góp phần hiện thực
hóa chủ trương này. Mặc dù trong giai đoạn hội nhập,
nguồn vốn FDI đổ vào ngày càng tăng, tuy nhiên FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa phát huy được hết tiềm
năng của mình. Đặc biệt trong những năm gần đây, nguồn
vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng,
nhưng vốn FDI vào nông nghiệp có xu hướng giảm cả về
giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn FDI của nền kinh
tế. Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI
trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy
đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này.
Vì vậy để tăng cường quy mô vốn FDI vào lĩnh vực này, đòi
hỏi cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993), đầu tư trực tiếp
nước ngoài được định nghĩa: “là hoạt động đầu tư được
thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài
với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một
nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư mục đích của
chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.
Dunning (1970) đã sử dụng một định nghĩa ngắn cho các
công ty đa quốc gia (MNEs) là: “đầu tư trực tiếp chính là việc
thực hiện hoạt động sản xuất của bất cứ công ty tại nhiều
hơn một quốc gia”. Vernon (1971) đã nhấn mạnh thêm vấn
đề quy mô đầu tư và cơ cấu tổ chức của các MNEs “Các tập
đoàn đa quốc gia là các công ty lớn tổ chức các hoạt động
của họ ở nước ngoài thông qua một bộ phận tổ chức tích
hợp, được lan truyền quốc tế và việc đầu tư của họ được dựa
trên các sản phẩm và thị trường tiêu thụ”.
Theo Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 mà Quốc hội khoá XI
Việt Nam đã thông qua ngày 29-2-1987 có các khái niệm về
“đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra
nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp
nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại
và có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
No. 55.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 119
ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy
định của luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”.
Trong Điều 3, Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam sử
dụng khái niệm “đầu tư kinh doanh” để thay thế cho hai
khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”,
không có khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”, xong có
thể hiểu khái niệm FDI như sau: “FDI là hình thức đầu tư do
nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ
chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bỏ vốn đầu tư để thực
hiện hoạt động kinh doanh”.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, trong báo cáo của OECD
(1978) đã khái quát rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
nông nghiệp là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư
nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nhờ đó cho
phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ
vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ
rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối
với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước nhận đầu tư huy
động mọi nguồn lực sản xuất như vốn, lao động, tài
nguyên thiên nhiên và công nghệ. Theo đánh giá của
UNCTAD, hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP
của nước nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao động
và làm cho sản lượng GDP tăng lên. Những ngoại ứng tích
cực từ hoạt động FDI thông qua hoạt động di chuyển vốn,
công nghệ, kỹ năng và trình độ quản trị doanh nghiệp đã
góp phần nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao
động của nước tiếp nhận đầu tư. Còn đối với lĩnh vực nông
nghiệp FDI có những vai trò sau:
- FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp
Để phát triển bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, nguồn vốn
luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định. Đặc biệt tại các nước
đang phát triển, nền nông nghiệp còn lạc hậu, do vậy phát
triển nông nghiệp đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn đầu
tư lớn. Tuy nhiên thực tế là nguồn vốn đầu tư trong nước
dành cho lĩnh vực thường khá hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu vốn cho ngành. Vì vậy việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có
nguồn vốn FDI càng trở nên quan trọng và được các nước
chú trọng hơn bao giờ hết, thể hiện qua các chính sách ưu
đãi đầu tư mà hầu hết các quốc gia dành cho nhà đầu tư
khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn
Dòng vốn FDI không những bổ sung nguồn vốn cho
nông nghiệp mà còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp trên cả ba lĩnh vực:
Đối tượng của nông nghiệp: Các dự án FDI góp phần đa
dạng hóa đối tượng sản xuất như cây trồng, vật nuôi, như
tạo ra các giống cây, con mới cho năng suất, chất lượng sản
phẩm cao; hoặc các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh riêng của từng quốc gia
Loại sản phẩm: Các dự án FDI không chỉ tập trung vào
khâu sản xuất, đầu tư vào các khu nguyên liệu và còn tập
trung vào khâu chế biến, tạo thêm giá trị gia tăng cho
sản phẩm.
Quy mô sản xuất: Vốn FDI vào nông nghiệp góp phần
mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt tại các nước nông
nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu tập trung.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho ngành
Cùng với vốn đầu tư, công nghệ là yếu tố quan trọng để
xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các
quốc gia muốn có công nghệ phải đầu tư cho nghiên cứu
và phát triển hoặc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài.
Đây là khó khăn lớn đối với các nước đang và kém phát
triển. Do vậy FDI chính là nguồn cung cấp công nghệ hiện
đại cho nền kinh tế và ngành nông nghiệp thông qua
chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI.
Công nghệ áp dụng trong nông nghiệp rất đa dạng như
công nghệ sinh học phục vụ sản xuất các giống cây trồng,
vật nuôi; công nghệ sản xuất, thu hoạch; công nghệ chế
biến lâm sản; công nghệ phát triển và quản lý các nguồn tài
nguyên đất, nước, thủy lợi, tưới tiêu
Áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã tạo ra
các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng
quốc gia. Công nghệ sản xuất và thu hoạch góp phần nâng
cao năng suất, hiệu qủa sản xuất và thu hoạch sản phẩm.
Đối với nguồn tài nguyên đất, nước, những yếu tố sống còn
với sản xuất nông nghiệp, việc duy trì và nâng cao chất
lượng các nguồn tài nguyên này là hết sức quan trọng.
Công nghệ trong thủy lợi, tưới tiêu cũng là một phần
hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Ở các
nước đang phát triển, hệ thống thủy lợi thường chưa đáp
ứng được nhu cầu tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất. Một
số vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, người
sản xuất cũng không đủ nước cho sản xuất, trong khi đây
lại là những mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao cho
các quốc gia.
- Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Khi xem xét yếu tố thị trường tiêu thụ cho sản phẩm,
các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp không chỉ hướng
vào phục vụ nhu cầu trong nước mà có tỷ trọng xuất khẩu
nhất định. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư
với mong muốn tận dụng tối đa lợi thế so sánh của nước
nhận đầu tư để thu lợi nhuận cao sẽ có xu hưuóng đẩy
mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu. Kết quả là, nguồn vốn
FDI ngành nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu
nông sản ở các nước nhận đầu tư.
Ngoài ra, việc thu hút FDI vào nông nghiệp còn giúp tận
dụng được lợi thế về vốn, công nghệ sản xuất của nhà đầu
tư nước ngoài, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
làm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu nông
sản quốc gia trên thị trường thế giới. Bản thân các doanh
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 55.2019 120
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
nghiệp nội địa khác cũng có thêm cơ hội gia tăng xuất
khẩu sản phẩm của mình từ sự lớn mạnh thương hiệu của
quốc gia. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp FDI còn tác động tới các doanh nghiệp trong nước
như thúc đẩy trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và thị
trường, làm cho họ có ý thức hơn về khả năng xuất khẩu
nông sản, tăng cường hiểu biết hoạt động Marketing, đẩy
mạnh tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu. Xuất
khẩu nông sản xuất các doanh nghiệp nội địa phần nào
cũng được đẩy mạnh nhờ tác động ngoại ứng này.
Để nghiên cứu thực trạng quy mô vốn FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường quy mô nguồn vốn này. Trong nghiên cứu tác
giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với
phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để thấy rõ
được xu hướng biến động của dòng vốn này. Quy trình
nghiên cứu cụ thể được mô tả ở hình 1.
Phương pháp
nghiên cứu
Nội dung
nghiên cứu
Kết quả
đạt được
(Nguồn: Tác giả tự mô phỏng)
Hình 1. Quy trình nghiên cứu
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Quy mô và tăng trưởng vốn FDI vào ngành nông
nghiệp
Kể từ khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam có hiệu lực từ năm 1988, Việt Nam đã có nhiều thành
tựu trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực
nông nghiệp.
Tổng số dự án luỹ kế còn hiệu lực trong lĩnh vực nông
nghiệp tính đến 31/12/2018 là 488 với tổng số vốn đăng ký
trên 3,44 tỷ USD; chiếm 1,78% tổng số dự án FDI (cả nước
có 27.350 dự án) và 1,01% tổng số vốn đăng ký của các dự
án FDI trong cả nước (340,14 tỷ USD). Tuy nhiên, số dự án
cũng như số vốn đăng kí của các dự án FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp còn khiêm tốn so với toàn ngành, trung bình
mỗi dự án chỉ có vốn khoảng 7 triệu USD (140 tỷ đồng).
Trong khi đó, mỗi dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến,
chế tạo có vốn bình quân 15 triệu USD (342 tỷ đồng). Số dự
án và số vốn đăng kí qua các năm đang có xu hướng giảm.
Từ năm 2012 đến nay, trung bình mỗi năm chỉ còn thu hút
được dưới 20 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với số
vốn dưới 100 triệu USD.
Nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp có biểu đồ tăng
trưởng không ổn định và phức tạp.
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch đầu tư 2019)
Hình 2. Vốn đăng ký FDI và số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở
Việt Nam
Số lượng dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp không ổn
định theo từng năm. Với năm 2009, số lượng dự án đạt gần
30 dự án. Nhưng sau đó, các năm từ 2010 đến 2013, số
lượng dự án bị giảm nhiều, mỗi năm dao động từ 10 đến 20
dự án. Đây là con số rất thấp so với tiềm năng nông nghiệp
cũng như so sánh với tổng các dự án FDI mới trong năm.
Điều này cho thấy việc ngành nông nghiệp chưa có sức hút
với vốn FDI. Đến năm 2014, số dự án FDI được cấp phép
trong năm đạt 28 dự án, cao hơn hẳn những năm trước.
Năm 2015 - 2018, tuy số lượng dự án mới đăng ký giảm
xuống nhưng quy mô vốn đăng ký tăng lên đáng kể.
Tính đến hết năm 2018, cả nước có 488 dự án FDI trong
lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có hiệu lực, với tổng vốn
đăng ký 3,44 tỷ USD, chiếm gần 3% tổng số dự án và 1,1%
tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm mạnh so với 15 năm trước
đây (chiếm 15%). Không chỉ ngày càng giảm, cơ cấu vốn
FDI trong nông nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào các dự án
thu hồi vốn nhanh như chế biến nông sản, thực phẩm; chế
biến lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc.
Bảng 1. Tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018)
STT Chuyên ngành Số dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký
(triệu USD)
Cơ cấu
vốn (%)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 13.265 195.388,757 57,44
2 Hoạt động kinh doanh bất
động sản
757 57.895,774 17,02
Phân tích,
tổng hợp
Cơ sở
lý luận
Làm rõ khái
niệm, đặc điểm
của FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp
Đánh giá thực trạng quy mô vốn
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở
Việt Nam
- Quy mô vốn và dự án FDI
-Cơ cấu FDI theo tiểu ngành
- Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
- Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư
- Cơ cấu FDI theo địa phương
Rút ra thành
tựu, hạn chế
của quy mô vốn
FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp ở
Việt Nam
Tổng hợp, so
sánh, phân
tích dữ liệu
thứ cấp
Phân tích,
tổng hợp
Thành tưu, hạn chế
và nguyên nhân hạn
chế của FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp ở
Việt Nam
Đề xuất giải pháp
tăng cường quy mô
vốn FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp ở Việt
Nam
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
No. 55.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 121
3 Sản xuất, phân phối điện,
khí, nước, điều hòa
118 23.080,170 6,79
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 732 12.015,789 3,53
5 Xây dựng 1.589 10.090,757 2,97
6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa
ô tô, mô tô, xe máy
3.504 6.810,625 2,00
7 Vận tải kho bãi 736 4.945,006 1,45
8 Khai khoáng 108 4.903,812 1,44
9 Giáo dục và đào tạo 455 4.340,491 1,28
10 Thông tin và truyền thông 1.879 3.583,048 1,05
11 Nông nghiêp, lâm nghiệp
và thủy sản
488 3.440,440 1,01
12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 133 3.419,968 1,01
13 Hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ
2.790 3.302,346 0,97
14 Cấp nước và xử lý chất thải 70 2.639,156 0,78
15 Y tế và hoạt động trợ giúp
xã hội
140 1.970,329 0,58
16 Hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ
386 950,684 0,28
17 Hoạt động dịch vụ khác 137 715,180 0,21
18 Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm
58 643,886 0,19
19 Hoạt đông làm thuê các công
việc trong các hộ gia đình
5 7,940 0,00
Tổng 27.350 340.159,445 100,00
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2019
So với các ngành khác thì số vốn FDI thu hút vào lĩnh vực
nông nghiệp là thấp nhất và chiếm cơ cấu rất nhỏ so với số
vốn FDI của toàn ngành. Hai ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo và hoạt động kinh doanh bất động sản là hai ngành
đang thu hút được nhiều vốn FDI vào Việt Nam với khoảng
gần 80% lượng vốn. Nguyên nhân hạn chế thu hút dòng vốn
FDI vào nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là
do đặc thù của ngành nông nghiệp cần có diện tích đất đai
lớn, chịu những rủi ro về thời tiết, thời gian hoàn vốn lâu, lợi
nhuận thu được thường thấp hơn những ngành khác, do đó
khó thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
3.2. Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp
- Cơ cấu FDI trong lĩnh vực nông nghiệp theo tiểu ngành
Trong những năm đầu của thập kỷ 90, các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp phần nhiều là
các dự án khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. Nhưng đến nay
các dự án đầu tư đã đa dạng hơn và khá đồng đều vào tất cả
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng và
chế biến lâm sản, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy,
sản xuất mía đường, sản xuất thức ăn chăn nuôi,
Với tổng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, các
vốn FDI trong ngành chế biến ở vị trí đứng đầu chiếm 55%,
tiếp đó là ngành trồng trọt (13%), chăn nuôi 8%, thủy sản
7% và ngành lâm nghiệp với tỷ trọng vốn thấp nhất (3%).
Nguyên nhân do ngành lâm nghiệp đòi hỏi thời gian đầu tư
dài mới thu được kết quả, đây là lý do chính khiến ngành
lâm nghiệp không thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà đầu tư.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2019
Hình 2. Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp
- Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp theo hình
thức đầu tư
Trong nông nghiệp, các dự án FDI vào nước ta có 4 hình
thức cơ bản là: Hình thức 100% vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó,
hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số với 408 dự án,
với tổng vốn đăng ký 2,7 tỷ USD, chiếm 80,12% số dự án và
79,4% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là hình thức liên doanh,
chiếm 18,85% số dự án và 20,49% số vốn đăng ký. Hình
thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Bảng 2. Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp phân theo hình thức đầu tư
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018)
STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
1 100% vốn nước ngoài 391 2.731,75
2 Liên doanh 92 705,04
3 Hợp đồng hợp tác KD 5 3,66
Tổng 488 3.440,44
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2019
- Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp theo đối tác
đầu tư
Tính đến hết năm 2018, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới đâu tư vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
của Việt Nam. Trong đó, Đài Loan có số dự án lớn nhất với
150 dự án, chiếm 30,74% số dự án và chiếm 18,84% số vốn
FDI. Tiếp theo là British Virginlslands với 5,33% số dự án và
16,61% số vốn; Singapore với 6,15% số dự án và 9,43% số
vốn. Các nước Châu Á vẫn là các nhà đầu tư lớn nhất về cả
số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư. Các đối tác từ Châu Âu đầu
tư ở mức khiếm tốn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các nhà đầu tư
từ các khu vực còn lại trên thế giới, đặc biệt là một số nước
có ngành nông nghiệp phát triển mạnh như Hoa Kỳ,
Canada, Australia vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông
nghiệp nước ta. Đầu tư của Hoa Kỳ chiếm 2,66% số dự án và
4,65% số vốn; Australia chiếm 4,71% số dự án và 3,45% số
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 55.2019 122
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
vốn; đầu tư của Canada chưa đầy 0,61% số dự án và 0,25%
số vốn. Điều này cũng hàm ý sự hạn chế của Việt Nam về
khả năng tiếp cận với những dòng vốn FDI chất lượng cao
và những đối tác nắm giữ công nghệ nguồn.
Bảng 3. Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp phân theo đối tác đầu tư
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018)
STT Đối tác Số dự án
Tổng vốn
đầu tư
(triệu USD)
Cơ cấu số
dự án (%)
Cơ cấu vốn
đầu tư (%)
1 Đài Loan 150 648,15 30,74 18,84
2 BritishVirginIslands 26 571,56 5,33 16,61
3 Singapore 30 324,28 6,15 9,43
4 Hồng Kông 27 269,91 5,53 7,85
5 Thái Lan 29 248,02 5,94 7,21
6 Nhật Bản 41 225,22 8,40 6,55
7 Malaysia 21 195,51 4,30 5,68
8 Hoa Kỳ 13 160,04 2,66 4,65
9 Australia 23 118,55 4,71 3,45
10 Hàn Quốc 38 114,88 7,79 3,34
Tổng 10 quốc gia 398 2.876,12 81,56 83,60
Các lãnh thổ còn lại 90 564,32 18,44 16,40
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2018
Cơ cấu trên cũng đã phản ánh phần nào khả năng vận
động, kêu gọi xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc quảng bá những tiềm
năng, thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam ra thế giới chưa
được thực hiện bài bản và có tầm nhìn chiến lược. Các cuộc
triển lãm, trưng bày sản phẩm của lĩnh vực nông nghiệp
chưa được tổ chức thường xuyên. Thêm vào đó, chính sách
ưu đãi cho FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều, chưa
thực sự đủ sức lôi kéo các nhà đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vực
nông nghiệp. Những nền nông nghiệp phát triển trên thế
giới chưa quan tâm đến nông nghiệp Việt Nam. Nếu thu
hút được sự đầu tư từ những nước có nền nông nghiệp
phát triển thì nông nghiệp Việt Nam sẽ thu được rất nhiều
lợi ích, không chỉ là số vốn FDI và chúng ta còn tận dụng,
tiếp thu được công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại,
- Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp theo địa phương
Tính đến hết năm 2018, tổng số dự án FDI đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam là 488 dự án. Số dự án và
dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp đã ít, cơ cấu dự án
và nguồn vốn này lại phân bổ mất cân đối trong các địa
phương của cả nước. Mặc dù có tới 57/64 tỉnh, thành phố
có dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được đầu tư và
phân bố ở tất cả các vùng miền trong cả nước, nhưng phần
lớn các dự án FDI ở lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào
những địa phương có lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực, vùng nguyên liệu và điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu
thuận lợi như Bình Dương (80 dự án), Lâm Đồng (57 dự án),
Đồng Nai (42 dự án), TP. Hồ Chí Minh (8 dự án), Hà Nội (21
dự án), Bình Phước (22 dự án), Bình Thuận (20 dự án), Bình
Dương (80 dự án).
Về số vốn đăng ký, Bình Dương và Đồng Nai là 2 tỉnh
vừa có số dự án cao nhất, vừa có số vốn đăng ký cao nhất,
tiếp theo là Đồng Nai, Thanh Hóa, Quảng Ninh. Trong khi
đó, những địa phương và khu vực khác lại thu hút FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp rất khó khăn.
Bảng 4. Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp phân theo địa phương
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018)
STT Địa phương Số dự án
Tổng vốn
đầu tư
(triệu USD)
Cơ cấu số
dự án (%)
Cơ cấu vốn
đầu tư (%)
1 Đồng Nai 42 573,38 8,61 16,67
2 Bình Dương 80 538,60 16,39 15,65
3 Lâm Đồng 57 236,65 11,68 6,88
4 Thanh Hóa 5 140,53 1,02 4,08
5 Quảng Ninh 10 129,81 2,05 3,77
6 Nghệ An 5 100,05 1,02 2,91
7 Vĩnh Phúc 7 99,34 1,43 2,89
8 Tây Ninh 12 98,88 2,46 2,87
9 Khánh Hòa 15 92,16 3,07 2,68
10 Bình Định 9 89,55 1,84 2,60
Tổng 10 địa phương 242 2.098,94 49,59 61,01
Các địa phương còn lại 246 1.341,50 50,41 38,99
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2018
3.3. Một số thành tựu và hạn chế của vốn FDI đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
- Thành tựu:
Trong 30 năm qua, FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
đã đạt được những thành tựu nhất định và đã có những
đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn, đóng góp vào ngân sách nhà
nước, tạo việc làm cho nông dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo cải thiện đời sống của người dân:
- FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần bổ sung
nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực này, tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, khu vực FDI vào lĩnh vực nông
nghiệp đã góp phần tích cực trong xuất khẩu nông lâm,
thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm gỗ, chè, cà
phê, chè, tiêu, điều, Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm
thủy sản năm 2018 đạt 40,02 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm
2017, thặng dư thương mại đạt 2,67 tỷ USD, góp phần giảm
nhập siêu cho cả nước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
nông sản đạt 19,51 tỷ USD, các mặt hàng thủy sản đạt 9 tỷ
USD, các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản đạt 9,6 tỷ, so với năm
2017 lần lượt tăng 1,4%, 8,4% và 15,9%. Đã có 6 mặt hàng
xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là cà phê (3,543
tỷ USD), đồ gỗ (8,476 tỷ USD), hạt điều (3,377 tỷ USD), tôm
(3,55 tỷ USD), gạo (3,054 tỷ USD), rau quả (3,822 tỷ USD); 5
mặt hàng đặt kim ngạch trên 1 tỷ là hạt tiêu, cao su, cá tra,
chè, sắn và các sản phẩm từ sắn.
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
No. 55.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 123
- Dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đã bước đầu
thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi các
phương thức sản xuất truyền thống bằng các phương thức
sản xuất mới vơi quy mô lớn hơn, tiếp thu và ứng dụng các
công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và
tính cạnh tranh của hàng hóa nông lâm, thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam.
Sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI được tiếp
thị ở trị thường quốc tế một cách khá thuận lợi, góp phần
đáng kể vào việc giới thiệu nông sản, hàng hóa của Việt
Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho thị trường
nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường, nâng cao kim
ngạch xuất khẩu chung của ngành. FDI cũng góp phần cải
thiện tập quán canh tác, góp phần phát triển kinh tế xã hội
ở nhiều địa phương, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển
nguồn nguyên liệu, cải thiện điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc
hậu ở nhiều địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra, việc hình thành các khu công nghiệp mới và
thu hút FDI vào ngành công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến nông sản, hải sản và thực phẩm đã góp
phần đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại,
sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Việc hình
thành các khu công nghiệp mới không chỉ tạo điều kiện thu
hút lực lượng lao động ở nông thôn mà còn góp phần đẩy
nhanh tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động ở
nông thôn.
- FDI góp phần tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu
nhập cho người dân các địa phương, cải thiện đời sống
kinh tế - xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn,
cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp xóa đói giảm nghèo. Đến nay,
các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp đã thu hút được
nhiều lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn lao động
thời vụ cũng như lao động khác trong khu vực chăn nuôi,
trồng trọt để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến thực
phẩm (tiêu thụ trong nước và xuất khẩu), chế biến thức ăn
chăn nuôi gia súc, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp hàng năm
cũng tạo ra khoảng 500.000 lao động trực tiếp và gián tiếp
cho ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
Các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến
nông sản tuy vốn đầu tư không lớn nhưng lại có thể tạo ra
việc làm cho lực lượng lao động đông đảo và đang thiếu
việc làm trầm trọng ở nông thôn. Thực tế cho thấy, các dự
án FDI trong lĩnh vực này không chỉ tạo công ăn việc làm và
thu nhập ổn định cho số lượng lớn lao động trực tiếp làm
việc tại các nhà máy mà còn cho nhiều hộ nông dân và trực
tiếp tham gia tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự
án hoặc theo mùa vụ (mía đường, khoai mì,).
- Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt được của FDI trong lĩnh
vực nông nghiệp thì vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn
còn những hạn chế như:
- Tỷ trọng số dự án và số vốn FDI vào nông nghiệp còn
rất thấp và thiếu ổn định. Mặc dù tỷ trọng FDI của cả nước
có xu hướng tăng lên, nhưng trong thời gian qua dòng vốn
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế cả về quy mô
dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng FDI của cả nước
(Tính đến hết năm 2018, Việt Nam thu hút được 27.350 dự
án FDI còn hoạt động với tổng vốn đăng ký lên tới 340,82
tỷ USD nhưng chỉ có 488 dự án FDI vào lĩnh vực nông
nghiệp với số vốn là 3,44 tỷ USD)[Bộ Kế hoạch đầu tư,
2018]. Qua đó thấy rằng nguồn vốn FDI chưa tương xứng
với tiềm năng và thế mạnh phát triển nông nghiệp của Việt
Nam mặc dù trong tổng thể chính sách thu hút FDI vào
nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là lĩnh
vực khuyến khích đầu tư. Mặt khác, so với hoạt động FDI ở
các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong
lĩnh vực nông nghiệp còn rất thấp, hạn chế, thiếu ổn định
và có xu hướng giảm. Đồng thời, lĩnh vực nông nghiệp luôn
tiềm ẩn những rủi ro từ điều kiện tự nhiên, thị trường, thời
gian thu hồi vốn chậm, lãi suất thấp, nên có tới 15,6% số
dự án bị giải thể trước thời hạn.
- Vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chưa phát huy đầy
đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này.
Trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản, FDI có xu
hướng tập trung vào khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có
về đất đai, lao động,. chưa có nhiều dự án tạo giống cây,
giống con mới và nuôi, trồng, chế biến các loại rau, củ, quả
xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt,
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
FDI trong lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng và chế biến
lâm sản chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, chưa
mang lại lợi ích đáng kể cho nhà đầu tư, Nhà nước và người
lao động. Các dự án chế biến lâm sản, chế biến gỗ chỉ tập
trung sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu (80%), trong
khi đó hàng năm nước ta xuất khẩu gỗ ván dăm, gỗ nguyên
liệu với khối lượng rất lớn.
Việc khai thác, sử dụng đất đai của các dự án FDI trong
lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự có hiệu quả. Nhiều dự
án trồng rừng chiếm diện tích đất khá lớn, song hiệu quả
thực tế trên 1ha sử dụng đất còn rất thấp. Một số dự án
trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản không đem lại
hiệu quả, bên cạnh đó có rất nhiều dự án có tác động
nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường tự nhiên, thậm chí
có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng.
FDI trong ngành thủy sản bị giảm do tập trung vào các
dự án sản xuất giống mới, chế biến sản phẩm có giá trị gia
tăng, nuôi các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Mặt khác,
đầu tư trong ngành này giảm do trình độ nuôi trồng thủy
sản, chế biến của các doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam
đã khá hơn, đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của quốc tế
và thị trường nhập khẩu.
- Phân bổ nguồn vốn FDI không đồng đều giữa các
vùng và địa phương. Dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp
chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi về
khí hậu, thổ nhưỡng, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi như
Lâm Đồng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh,
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 55.2019 124
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
Khánh Hòa. Qua đó thấy rằng các địa phương có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi rất khó kêu gọi vốn FDI
của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối tác nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực
nông nghiệp còn thiếu tính đa dạng. Cho đến nay, đã có
trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là các quốc gia ở khu vực
Châu Á. Hầu như cho đến nay chưa có thay đổi đáng kể về
cơ cấu FDI theo đối tác, các nước Châu Á vẫn là các nhà đầu
tư vốn FDI lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất cả về tỷ trọng số
dự án và tỷ trọng vốn đầu tư, trong khu các đối tác từ Châu
Âu vẫn đầu tư ở mức khiêm tốn, đầu tư đáng kể nhất là
British Virginlslands, Hoa Kỳ, Liên bang Nga. Điều này phần
nào phản ánh cơ cấu chung về đối tác FDI ở Việt Nam, song
cũng cho thấy khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt
Nam trong lĩnh vực này còn hết sức hạn chế.
3.4. Nguyên nhân của hạn chế
- Chưa có chiến lược, kế hoạch chung cho toàn vùng
trong thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp; chủ trương
thu hút FDI chưa nhất quán ưu tiên vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Kế hoạch, quy hoạch còn lỏng lẻo, thiếu chế tài hữu
hiệu quản lý các vùng sản xuất tập trung nên đã tạo ra sự
phát triển tự do, cạnh tranh tùy tiện và cả độc quyền vô
nguyên tắc đã làm cho thị trường nguyên liệu nông sản
trong vùng trở nên hỗn loạn, lúc tăng, lúc giảm dẫn đến
không tạo được vùng nguyên liệu phát triển ổn định, có sự
kiểm soát của nhà nước về nguồn gốc, chất lượng nông sản.
- Thiếu chiến lược, chủ trương chung, nên nhiều địa
phương vẫn còn lúng túng, chưa xác định được khâu nào,
giai đoạn nào và sản phẩm gì trong nông nghiệp nên ưu
đãi đầu tư và mức độ ưu đãi như thế nào, lĩnh vực nào thu
hút vốn từ doanh nghiệp FDI, lĩnh vực nào thu hút vốn từ
doanh nghiệp trong nước, cần tập trung thu hút những đối
tác đầu tư nào có thế mạnh công nghệ, kỹ thuật để có thể
chuyển giao, học hỏi từ họ Chính điều này dẫn đến kết
quả thu hút chưa phát huy được những lợi thế của từng địa
phương, số dự án thấp, thiếu ổn định
- Hệ thống pháp luật, chính sách đối với nhà đầu tư
nước ngoài trong nông nghiệp thiếu rõ ràng và minh bạch;
các văn bản pháp luật chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng
bộ, ổn định, còn chồng chéo nhau gây khó khăn cho nhà
đầu tư nước ngoài; chính sách ưu đãi cụ thể đối với các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp, chính
sách thu hút FDI hiện đang được cào bằng với các ngành
khác trong nước và một số kém ưu đãi hơn so với các nước
trong khu vực, làm cho dòng vốn FDI không chảy nhiều vào
lĩnh vực nông nghiệp và thiếu ổn định.
- Chính sách đất đai còn nhiều bất cập, dẫn đến việc tiếp
cận đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp của các nhà đầu
tư nước ngoài còn khó khăn như còn nhiều quy định hạn chế
về quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
diện tích đất cho mỗi hộ gia đình, chuyển mục đích sử dụng
đất Nhà đầu tư nước ngoài không được cấp sổ đỏ và chỉ có
thể thuê lại đất từ chính phủ mà không được thuê trực tiếp
từ cá nhân hay thuê lại từ doanh nghiệp Điều này nhằm
đảm bảo bình đẳng về tiếp cận đất đai nhưng lại dẫn đến
hạn chế khả năng tích tụ đất đai và gây cản trở cho đầu tư
dài hạn, sản xuất quy mô lớn.
- Người lao động có xu hướng chuyển sang các ngành
nghề khác ổn định hơn, nhất là vào các khu công nghiệp
mới mọc lên tại các địa phương vì thu nhập của người lao
động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp thường thấp
hơn so với các thu nhập của các ngành nghề khác. Do đặc
tính của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên nhu
cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp không ổn định,
lúc nhàn rỗi, lúc khẩn trương đã làm cho các lao động
không yên tâm làm việc trong doanh nghiệp nông nghiệp.
4. GIẢI PHÁP
4.1. Về hỗ trợ, ưu đãi các dự án FDI trong nông nghiệp
- Tiếp tục duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợ hiện
hành đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ như: cho nông dân
vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu
nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; hỗ trợ các hoạt
động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản
xuất nông nghiệp và chế biến nông sản
- Tiếp tục áp dụng biện pháp ưu đãi thuế thu nhập đối
với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học trong
sản xuất các loại giống mới, dự án phát triển kết cấu hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Hướng dẫn kênh hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho các
dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp từ Ngân hàng phát
triển để tạo nguồn vốn bổ sung cho các doanh nghiệp FDI
đang triển khai một số dự án đầu tư tạo giống, sản xuất sản
phẩm xuất khẩu
- Áp dụng cơ chế bảo lãnh, thế chấp để doanh nghiệp
FDI có dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu
tư được tiếp cận thuận lợi.
- Có chính sách trợ cấp cho nông dân và các doanh
nghiệp nông nghiệp khi bị tổn thất về thiên tai, bị rủi ro về
biến động giá thị trường nông sản.
4.2. Về công tác quy hoạch
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch,
kế hoạch phát triển của từng ngành, từng sản phẩm theo
hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
đặt ra trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn
thời kỳ 2015 - 2020 định hướng 2030 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cũng như định hướng thu hút, sử
dụng nguồn vốn FDI. Căn cứ các quy hoạch nói trên, các
ngành, địa phương cần xây dựng các Danh mục dự án ưu
tiên gọi vốn FDI với các thông tin cụ thể về mục tiêu, địa
điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc
tổ chức các chương trình vận động đầu tư.
- Chính quyền địa phương chủ động quy hoạch vùng
nguyên liệu nông sản cho nhà đầu tư gắn với các hình thức
chuyển giao quyền sử dụng đất từ nông dân sang nhà đầu
tư. Bố trí vốn ngân sách hoặc các nguồn vay ODA của Việt
Nam để đầu tư giải phóng mặt bằng tại các vùng dự án
triển khai.
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
No. 55.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 125
4.3. Về đất đai, mặt nước
- Mở rộng và đảm bảo quyền lợi của người nông dân
trong việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư,
đi đôi với đảm bảo khả năng sử dụng đất ổn định theo quy
hoạch của nhà đầu tư. Áp dụng hình thức kết hợp giữa nhà
đầu tư và nông dân để đầu tư triển khai dự án: người nông
dân góp đất đai và sức lao động, nhà đầu tư bỏ vốn và
công nghệ.
- Từng địa phương tiến hành quy hoạch lại việc sử dụng
các loại đất của các dự án FDI trong nông nghiệp và xác
định kế hoạch sử dụng đất lâu dài cho từng dự án.
4.4. Về phát triển vùng nguyên liệu
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn dưới hình thức cho
nhà đầu tư FDI vay để xây dựng các hạng mục kết cấu hạ
tầng cứng và mềm cần thiết và sử dụng lâu dài tại vùng
nguyên liệu.
- Cung cấp tín dụng ưu đãi cho nông dân và doanh
nghiệp để đầu tư trực tiếp vào cây trồng để tạo vùng
nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả.
- Chính quyền tỉnh và các huyện có vùng nguyên liệu
của dự án FDI có trách nhiệm bảo vệ và duy trì các vùng
nguyên liệu đã quy hoạch cho dự án FDI để đảm bảo cung
cấp đầy đủ nguyên liệu tập trung cho nhà đầu tư.
- Xác định quyền và trách nhiệm cho nhà đầu tư trong
việc đưa ra các biện pháp bảo vệ vùng nguyên liệu của họ.
4.5. Về phát triển nguồn lực trong nông nghiệp
- Nhà nước cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nhiều mặt cho lực lượng lao động làm việc cho các dự án
trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ
thống khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế
và kiến thức về thị trường cho người lao động tại chỗ, trong
đó có lao động làm việc cho FDI.
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể địa phương
trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư FDI tiếp cận người dân, gia
đình những người làm việc cho FDI để tạo sự hiểu biết, chia
sẻ và hiểu biết lẫn nhau, qua đó phát triển nguồn nhân lực
địa phương nói chung và nguồn nhân lực làm việc cho FDI.
4.6. Về công tác Xúc tiến đầu tư
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả vận động, xúc tiến FDI.
Ngành nông nghiệp cần phát triển một hệ thống quản lý
và xúc tiến FDI đối với doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt
động ở Việt Nam cũng như các nước vùng lãnh thổ có tiềm
năng đầu tư vào nông nghiệp, quảng bá hình ảnh nông
nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
- Cần coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển
khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu
tư (xúc tiến đầu tư tại chỗ) là một biện pháp tốt nhất để
xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư
nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
ở Việt Nam.
5. KẾT LUẬN
Trong khi FDI của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng
vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô
dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn FDI của cả
nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có
một chiến lược, định hướng với tư duy mới để tăng cường
quy mô vốn FDI, thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát
triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại, góp phần hoàn
thành sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Kế hoạch đầu tư, 2018. 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới. NXB Thống kê, Hà Nội.
[2]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2005. Luật Đầu tư. Hà Nội.
[3]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2014. Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung.
Hà Nội.
[4]. Cục Đầu tư nước ngoài, 2018. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm
2018. Truy cập ngày 25/12/2018 https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6108/
Tinh-hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2018
[5]. Dunning, J.H., 1970. Studies in Direct Investment. Allen and Unwin,
London.
[6]. IMF, 1993. Balance of payments manual (Fifth ed.). IMF.
[7]. OECD, 1978. Facing the future: Mastering the probable and managing the
unpredictable. Organization for Economic Cooperation and Development.
[8]. Vernon, R., 1971. The Multinational Spread of U.S. Enterprises. Basic
Books. New York
AUTHORS INFORMATION
Nguyen Thi Mai Huong1, Tran Thi Minh Chau2, Nguyen Thi Xuan Huong1
1Vietnam National University of Forestry
2Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_tang_cuong_quy_mo_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.pdf