Như vậy, việc tạo sự hứng thú học
tập cho sinh viên trong trường Đại học
Đồng Nai để các em có động cơ học tập
tốt môn Giáo dục thể chất là điều rất
quan trọng. Chúng tôi đưa ra một số
giải pháp cần thiết tuy chưa phải là tối
ưu nhất nhưng sẽ giúp các em nhìn
nhận được vấn đề. Đây không phải là
yêu cầu đặt ra chỉ riêng cho đội ngũ
thầy cô giáo làm công tác Giáo dục thể
chất mà cần có sự đóng góp chung tay
của các đơn vị liên quan trong toàn
trường. Điều này đặt ra yêu cầu cần
thiết cho hoạt động giáo dục trong Nhà
trường là phải tổ chức dạy và học như
thế nào để hình thành và nâng cao sự
hứng thú cho sinh viên. Đồng thời
người học cũng cần nhận thức đúng vai
trò, vị trí môn học để có thái độ học tập
tích cực.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập môn giáo dục thể chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
154
GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Hà Quang Ánh1
Hồ Hải Quang1
TÓM TẮT
Đối với ngành giáo dục, việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay là vấn đề
luôn được ngành hết sức quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính
tích cực trong nhận thức của người học, lấy người học làm trung tâm. Để làm được
điều đó thì người học phải có sự hứng thú trong học tập. Khi người học đã thích thú,
hưng phấn, đã tự nhận thức được nhiệm vụ học tập, họ sẽ đặt mình trong tư thế chủ
động sẵn sàng trong quá trình học tập. Vì thế việc tạo ra hứng thú học tập cho người
học là điều rất quan trọng, xây dựng được các phương thức, giải pháp hợp lý tạo sự
hứng thú học tập đối với môn học Giáo dục thể chất sẽ góp phần nâng cao chất
lượng học tập của sinh viên.
Từ khóa: Đổi mới phương pháp, hứng thú học tập, thực trạng, giải pháp
1. Đặt vấn đề
Giáo dục thể chất là một trong mục
tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà
nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục
quốc dân. “Chương trình môn học Giáo
dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức,
kỹ năng vận động cơ bản, hình thành
thói quen luyện tập thể dục, thể thao
để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực,
tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng
cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt
động xã hội với tinh thần, thái độ tích
cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện” [1].
Giáo dục thể chất cũng như các loại
hình giáo dục khác, là quá trình sư
phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có
vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ
chức hoạt động của nhà sư phạm phù
hợp với học sinh với nguyên tắc sư
phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai
mặt tương đối độc lập: dạy học động tác
và giáo dục tố chất thể lực [2].
Trong hệ thống giáo dục, nội dung
đặc trưng của Giáo dục thể chất được
gắn liền với “trí dục, đức dục, mỹ
dục”. Ngoài ra chương trình Giáo dục
thể chất trong các trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp
nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo
dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ
năng và rèn luyện thể lực cho học
sinh, sinh viên” [2].
Giáo dục thể chất không những
nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng
tốt đến các mặt giáo dục khác, ngoài ra
trong quá trình tập luyện thể dục thể
thao sẽ hình thành cho con người những
phẩm chất đạo đức cần thiết khác như:
rèn luyện ý chí, tính kiên nhẫn, lòng
dũng cảm, khắc phục khó khăn... Ngoài
ra nó còn đem lại một sức khỏe cường
tráng, một tinh thần lạc quan và niềm
tin vào chính bản thân mình.
Mặc dù môn học có những yếu tố
tích cực nói trên nhưng trong nhận thức
1Trường Đại học Đồng Nai
Email: quanganh2304@yahoo.com.vn
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
155
của sinh viên việc học tập Giáo dục thể
chất thường bị xem nhẹ, một bộ phận
các em coi việc học môn học này là
môn học phụ, một giờ học thủ tục. Vì
vậy hiện nay sinh viên không thích thú
với giờ học, không nhận thức được
những lợi ích môn học mang lại, dẫn
đến tình trạng giờ học Giáo dục thể chất
đối với các em rất nhàm chán. Việc
nghiên cứu giải pháp nâng cao sự hứng
thú trong giờ học Giáo dục thể chất của
sinh viên sẽ là cơ sở khách quan cho
việc tăng cường chất lượng giảng dạy
trong nhà trường.
2. Cơ sở lý luận
Qua tham khao một số sách nghiên
cứu về tâm lý học, tìm hiểu kinh
nghiêm qua các bài viết của các giảng
viên chuyên ngành thể chất của một số
trường đại học, trao đổi với các giảng
viên giảng dạy bộ môn Tâm lý học của
Nhà trường, chúng tôi đúc kết một số
khái niệm cơ bản về lý luận như sau:
2.1. Nhận thức về hứng thú và
hứng thú học tập
- Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý
nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng
mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt
động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung
cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu
của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh
khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả
của hoạt động nhận thức, tăng sức làm
việc [3].
- Riêng với hứng thú học tập môn
Giáo dục thể chất: Là thái độ lựa chọn
đặc biệt của người học đối với kết quả,
quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng
những tri thức cũng như kỹ năng của
môn học, do thấy được sự hấp dẫn và ý
nghĩa thiết thực của môn học đối với
bản thân. Việc hình thành hứng thú học
tập môn Giáo dục thể chất sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập môn học này, góp phần tăng thêm
sự yêu thích, cũng như ý thức của sinh
viên đối với việc tập luyện tăng cường
sức khỏe [3].
2.2. Đối tượng hứng thú học tập
của sinh viên
Sự hứng thú luôn có đối tượng xác
định. Hứng thú của mỗi cá nhân chính
là cái có ý nghĩa quan trọng, có giá trị
đối với chính cá nhân đó. Có người
hứng thú với lĩnh vực này, người lại
hứng thú với lĩnh vực khác. Như trong
lĩnh vực thể thao có người chỉ hưng
phấn với riêng một bộ môn, một môn
thể thao nào đó, họ chỉ ham thích khi
được xem hoặc được chơi môn thể
thao đó.
2.3. Sự cần thiết của hứng thú
trong quá trình học tập
Bất cứ trong công việc gì khi có sự
thích thú sẽ dẫn đến sự hưng phấn, khi
đó con người có cảm giác dễ chịu với
hoạt động đó, làm nảy sinh khát vọng
hành động, nảy sinh hành động sáng
tạo. Ngược lại, nếu không có thích thú
sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực.
Sự hứng thú trong học tập của sinh
viên kích thích tính tích cực của trí tuệ,
sự nỗ lực hành động trong hoạt động học
tập, tạo nên động cơ kích thích sinh viên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
156
lĩnh hội tri thức và tìm những nguồn tri
thức mới trong nội dung học tập.
Giáo dục sự hứng thú phải gắn liền
với đổi mới phương pháp dạy học. Giáo
dục hứng thú tạo tiền đề cho cách dạy
phát hiện vấn đề. Sinh viên không phát
hiện vấn đề khi không tích cực hoạt
động, tích cực tư duy. Quá trình học tập
dựa trên sự hứng thú làm cho sinh viên
không những nắm được nội dung kiến
thức mà còn tạo nên thái độ tích cực của
cá nhân trong học tập. Thực tiễn cho
thấy, thiếu sự hứng thú học tập là một
trong những nguyên nhân dẫn đến kết
quả yếu kém trong quá trình học tập.
3. Thực trạng về việc tạo sự hứng
thú học tập môn học Giáo dục thể
chất tại trường Đại học Đồng Nai
Tình hình chung: Đội ngũ giảng
viên tổ Thể dục thuộc khoa Thể dục -
Nhac - Họa có 1 tiến sĩ, 10 thạc sĩ và 1
cử nhân, có năng lực tốt về mặt chuyên
môn. Cơ sở vật chất được trang bị tương
đối đầy đủ với 2 nhà thi đấu đa năng, sân
vân động, sân bóng đá mini... Giảng dạy
theo chương trình của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, có chọn lọc, phù hợp với tình
hình thực tế của Nhà trường.
Với những điều kiện trên, thiết
nghĩ việc giảng dạy Giáo dục thể chất
sẽ có nhiều thuận lợi. Nhưng thực tế
trong những năm gần đây, việc học tập
môn Giáo dục thể chất của sinh viên
trường Đại học Đồng Nai vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả
như mong muốn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
thực trạng trên nhưng nguyên nhân chủ
yếu là chưa tạo cho sinh viên sự đam
mê thích thú, đối với các em việc học
mang tính chất cưỡng ép, không ít sinh
viên sợ học môn Giáo dục thể chất, coi
việc học Giáo dục thể chất là môn học
nhàm chán, mệt nhọc.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra,
khảo sát thực tế này ở sinh viên (đối
tượng khảo sát: 100 sinh viên) qua
phiếu thăm dò với câu hỏi: “Em có
thích học môn Giáo dục thể chất
không?”, hai đáp án lựa chọn: Thích và
không thích. Kết quả, 62% số phiếu
chọn đáp án “không thích” và 38%
chọn đáp án “thích”.
Kết quả trên cho thấy việc tạo sự
ham thích môn học ngay từ trong suy
nghĩ của sinh viên là rất cần thiết. “Chất
lượng học tập nói chung và kết quả học
tập môn học Giáo dục thể chất nói riêng
phụ thuộc đáng kể vào thái độ của sinh
viên với môn học, điều đó biểu hiện ra
bên ngoài bằng sự hứng thú say mê của
người học đối với chương trình học tập.
Trong quá trình học, theo tâm lý của đa
số sinh viên phần lớn chỉ tập trung vào
các môn học có liên quan trực tiếp đến
những gì mà sau này phục vụ cho công
tác của mình” [3]. Việc học Giáo dục thể
chất là một điều kiện đủ để các em đáp
ứng chuẩn đầu ra, do vậy sinh viên
thường có thái độ xem nhẹ môn học này.
Như vậy, vấn đề đặt ra là thái độ
nhìn nhận của các em đối với môn học
và làm thế nào để nâng cao sự hứng thú,
tích cực của sinh viên trong giờ học
Giáo dục thể chất. Trách nhiệm của
người làm công tác giáo dục thể chất là
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
157
phải tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc
sinh viên thiếu hứng thú đối với môn
học (do chương trình, nội dung môn
học còn nhiều hạn chế, nhàm chán,
phương pháp giảng dạy chưa phù hợp,
hay đội ngũ thầy cô giáo chưa nhiệt
huyết, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy
đủ), làm sao để trong suy nghĩ của
các em không coi môn học này là môn
phụ, làm cho các em thấy được tác dụng
của môn học, hiểu được lợi ích của việc
rèn luyện thể dục thể thao. Từ đó sẽ có
những giải pháp phù hợp hơn trong
công tác giảng dạy.
4. Các giải pháp tạo sự hứng thú
trong giờ học Giáo dục thể chất cho
sinh viên trường Đại học Đồng Nai
Để giải quyết thực trạng trên,
chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp
cơ bản, phù hợp với tình hình thực tế
của Nhà trường.
4.1. Về môn học
- Không ngừng cải tiến giáo trình,
đổi mới nội dung chương trình giảng dạy
phù hợp với sự yêu thích của sinh viên
và điều kiện cụ thể của Nhà trường.
- Đưa những môn học tự chọn phát
huy được tối đa năng khiếu của sinh
viên vào chương trình học.
- Loại bỏ những môn học không
còn phù hợp với tình hình hiện tại,
những môn học không còn thực tế,
mang tính chung chung.
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng
sao cho khoa học, hợp lý.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy
một cách thiết thực, không mang tính
hình thức.
- Tăng cường giáo dục ý nghĩa mục
đích môn học.
- Đưa vào nội dung bài giảng
phương pháp trò chơi và phương pháp
thi đấu.
- Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu ở từng
nội dung học.
- Đưa nội dung tiêu chuẩn rèn luyện
thể thao vào nội dung kiểm tra đánh giá
môn học.
4.2. Về sinh viên
- Hình thành động cơ học tập đúng
đắn: “Sinh viên cần tự giác, nghiêm túc,
tích cực trong học tập nói chung và đối
với môn học Giáo dục thể chất nói
riêng. Động cơ học tập tốt không tự
dưng có mà cần phải được xây dựng,
hình thành trong quá trình học tập với
sự hướng dẫn của thầy cô giáo” [3]. Các
em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành
được động cơ học tập tích cực.
- Hiểu tác dụng của việc học tập và
luyện tập thể dục thể thao: Giáo dục cho
các em hiểu sức khỏe là vốn quý của
con người, có sức khỏe là có tất cả. Để
có sức khỏe tốt cần tập luyện thể dục
thể thao thường xuyên, đúng phương
pháp, đúng khoa học. Đây là biện pháp
hữu hiệu và đơn giản nhất giúp các em
cũng cố, giữ gìn và tăng cường sức
khỏe, giúp các em có một tinh thần
phấn chấn, lạc quan, giảm bớt sự căng
thẳng, mệt mỏi.
- Sinh viên cần nhận thức được vị
trí và vai trò của môn học Giáo dục thể
chất, thấy được lợi ích môn học mang
lại, từ đó từng bước hình thành sự yêu
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
158
thích trong việc học tập và rèn luyện
nâng cao sức khỏe.
4.3. Về giáo viên
- Giáo viên phải là người đầu tàu
trong việc tạo động lực cho sinh viên
hướng đến sự yêu thích thể dục thể
thao: Giáo viên phải là tấm gương tốt về
rèn luyện thể dục thể thao, không ngừng
trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, đổi mới phương pháp
giảng dạy.
- Giáo viên cần giúp cho học sinh
thấy được mục đích, ý nghĩa và vai trò
của môn học: Phải tác động vào cả nhận
thức, hình thành xúc cảm cũng như
hành động của sinh viên, giúp các em
xác định mục tiêu học tập cho mình.
* Về nhận thức: Giáo viên cần giúp
sinh viên nhận thức đúng, đầy đủ về môn
học, giải thích cho sinh viên hiểu việc học
môn Giáo dục thể chất cũng như việc tập
luyện thể thao đối với các em là hết sức
quan trọng. Điều này không những góp
phần nâng cao sức khỏe mà còn giúp các
em có một tinh thần sảng khoái và tri óc
minh mẫn để tiếp thu tốt hơn các kiến
thức trong học tập.
* Về xúc cảm: Tạo không khí thoải
mái trong giờ học để các em cảm thấy
yêu thích môn học. Trong quá trình học,
giáo viên phải nhận xét, đánh giá công
bằng, trung thực để các em nhận thấy
khả năng thực sự của mình.
* Về hành động: Tạo môi trường
học tập thân thiện, đưa vào giảng dạy
những môn học tự chọn phù hợp với
điều kiện thực tế của Nhà trường và khả
năng của đa số sinh viên, động viên các
em tham gia các câu lạc bộ thể dục thể
thao và tham gia thi đấu trong các
phong trào thể thao trong Nhà trường.
- Giáo viên cần áp dụng tốt phương
pháp trò chơi và thi đấu trong giờ học.
Bằng việc tận dụng các hình thức trò
chơi trong giờ học, các em sẽ cảm thấy
giờ học không nặng nề và tẻ nhạt. Giáo
viên luôn hoan nghênh, động viên khi
các em có sự sáng tạo thêm các trò chơi
vận động mới.
- Tìm hiểu đặc điểm sức khỏe, tâm
sinh lý lứa tuổi. Điều này rất quan trọng
trong hoạt động thể dục thể thao cũng
như môn học Giáo dục thể chất, tránh
những tác dụng xấu có thể xảy đến
trong quá trình học tập để có phương
pháp phù hợp khi giảng dạy.
- Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất
cơ thể: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
linh hoạt, khéo léo của học sinh để có
những bài tập, lượng vận động phù hợp.
Với việc làm này, chúng tôi nhận thấy
các em đã thay đổi nhận thức, tích cực
tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú
và say mê hơn với môn học vì đã có
được những nội dung học đúng với khả
năng, lượng vận động phù hợp với bản
thân. Từ đó sức khỏe được tăng cường,
kết quả học tập cũng được nâng lên.
- Mạnh dạn áp dụng các phương
pháp khoa học công nghệ thông tin vào
giảng dạy: Hiện nay, phương pháp sử
dụng phương tiện trực quan và ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
đang được ngành giáo dục quan tâm bởi
nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận
thức của sinh viên. Phương pháp sử
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
159
dụng phương tiện trực quan không phải
là phương pháp mới nhưng ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy lại
là phương pháp mới với môn học Thể
dục - môn học chủ yếu là thực hành trên
sân tập, mang tính vận động nhiều hơn
lý thuyết. Việc trình bày có kết hợp làm
mẫu, thị phạm, sử dụng phim, ảnh, đặc
biệt là những đoạn phim về những cuộc
thi đấu thể thao đỉnh cao của những vận
động viên thế giới, những vận động
viên hàng đầu của Việt nam. Sử dụng
công nghệ bằng những động tác kỹ
thuật được quay chậm, lặp đi lặp lại,
hay như những động tác kỹ thuật do
chính các em thực hiện được ghi hình
rồi trình chiếu để bản thân các em và cả
lớp cùng được xem không còn là công
việc khó. Từ đó các em tự nhìn nhận, tự
rút kinh nghiệm cho bản thân. Khi các
em cảm thấy thích thú hơn với môn học
thì buổi học sẽ đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên cần xây dựng tốt mối
quan hệ giữa thầy và trò. Sự quan tâm
của người thầy là nguồn động viên
khuyến khích vô cùng lớn đối với sinh
viên. Nhiệt tình trong giảng dạy, chuẩn
mực trong đạo đức, công bằng trong
đánh giá sẽ tạo niềm tin giúp các em
thấy được khả năng thực sự của mình
và cảm thích thú với môn học. Thông
qua biện pháp này, tình cảm giữa thầy
và trò sẽ được gắn bó, sinh viên không
ngại chia sẻ với thầy cô về những
vướng mắc trong học tập.
4.4. Về phía Nhà trường, các cấp
quản lý
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm sâu
sắc đến xây dựng phong trào thể dục thể
thao vững mạnh trong toàn trường, xem
đây là một trong những tiêu chí quan
trọng để đưa nhà trường trở thành đơn vị
chuẩn về giáo dục toàn diện.
- Nâng cao vị trí của môn Giáo dục
thể chất trong chương trình học tập
chính khóa.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức
các hoạt động hội thảo chuyên đề về
Giáo dục thể chất, chuyên đề về tăng
cường và bảo vệ sức khỏe Điều đó sẽ
kích thích sự hăng hái thi đua trong việc
dạy và học của giáo viên và sinh viên.
- Trang bị cơ sở vật chất, sân bãi,
trang thiết bị dụng cụ, nhà tập đa năng
đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho công tác
giảng dạy và tập luyện nhằm đảm bảo
chất lượng dạy học và tạo sự hứng thú
cho sinh viên.
- Nhà trường cần thành lập một số
các câu lạc bộ thể thao phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất ở các môn như: cầu
lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá...
- Để tăng tính hấp dẫn, nâng cao
hứng thú cho sinh viên khi học môn
Giáo dục thể chất, Nhà trường cần chỉ
đạo và hỗ trợ Đoàn Thanh niên, Hội
Sinh viên, Phòng Công tác sinh viên
phối hợp cùng các khoa tổ chức các giải
thi đấu thể thao thường xuyên để sinh
viên có được sân chơi yêu thích, làm
quen dần với không khí thi đấu, phù
hợp với tâm lý và sức khỏe, giúp các
em vui thích khi tham gia những hoạt
động này.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
160
5. Kết luận
Như vậy, việc tạo sự hứng thú học
tập cho sinh viên trong trường Đại học
Đồng Nai để các em có động cơ học tập
tốt môn Giáo dục thể chất là điều rất
quan trọng. Chúng tôi đưa ra một số
giải pháp cần thiết tuy chưa phải là tối
ưu nhất nhưng sẽ giúp các em nhìn
nhận được vấn đề. Đây không phải là
yêu cầu đặt ra chỉ riêng cho đội ngũ
thầy cô giáo làm công tác Giáo dục thể
chất mà cần có sự đóng góp chung tay
của các đơn vị liên quan trong toàn
trường. Điều này đặt ra yêu cầu cần
thiết cho hoạt động giáo dục trong Nhà
trường là phải tổ chức dạy và học như
thế nào để hình thành và nâng cao sự
hứng thú cho sinh viên. Đồng thời
người học cũng cần nhận thức đúng vai
trò, vị trí môn học để có thái độ học tập
tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư, số 25/2015-TT/BGDĐT, “Quy định về chương trình môn học giáo
dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học”
2. Nguyễn Mạnh Cương (2016), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy môn giáo dục thể chất”, Nguồn:
chat-luong-giang-day-mon-giao-duc-the-chat-1565-vi.htm, (2/3/2018)
3. Hoàng Thị Hương (2016), “Giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo
dục thể chất chính khóa cho sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội”, Nguồn:
(5/3/2018)
THE SOLUTION TO BOOTING INSPIRATION FOR STUDENTS TO
IMPROVE THE QUALITY OF LEARNING PHYSICAL EDUCATION
ABSTRACT
The innovation of teaching methods is always the issue of education.
Innovating teaching methods is to promote the positive side in human perception
and focus on learning. To make possible, learners have to get the interest in
learning. When they are aware of the task of learning, they will put themselves in
ready position. Therefore, creating interest in learning for learners is very
important. We have to develop reasonable methods and solutions to make
learners have interest in physical education that will contribute to the
improvement of the learning quality of learners.
Keywords: Method innovation, studying interest, status, solution
(Received: 24/4/2018, Revised: 11/5/2018, Accepted for publication: 28/5/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_sinh_vien_nham_nang_cao_c.pdf