Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn học giáo dục thể chất ở trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

KEÁT LUAÄN Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập cũng như tập luyện thể dục và học tập thể thao tại các trường học. Số tiết học bị bỏ dở ngày càng nhiêu, chất lượng học tập của sinh viên suy giảm. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và quá trình đào tạo tại trường, đề tài đã lựa chọn được 3 giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học GDTC đó là: Tuyên truyền, phổ biến về BĐKH và ô nhiễm môi trường; Thay đổi lịch học tập ngoài sân bãi và trong nhà theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và Phân phối chương trình tập luyện GDTC theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua kiểm nghiệm thực tiễn, các giải pháp đã bước đầu đảm bảo được chất lượng đào tạo môn GDTC trước hiện tượng ô nhiễm môi trường và BĐKH hiện nay

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn học giáo dục thể chất ở trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 Sè §ÆC BIÖT / 2020 GIAÛI PHAÙP THÍCH ÖÙNG VÔÙI BIEÁN ÑOÅI KHÍ HAÄU VAØ O NHIEÃM MOÂI TRÖÔØNG TRONG DAÏY VAØ HOÏC MOÂN HOÏC GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT ÔÛ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NOÂNG LAÂM THAÙI NGUYEÂN Tóm tắt: Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phỏng vấn và phương pháp toán học thống kê, chúng tôi đã lựa chọn được 03 giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC ở Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đó là: Tuyên truyền, phổ biến về BĐKH và ô nhiễm môi trường; Thay đổi lịch học tập ngoài sân bãi và trong nhà theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và Phân phối chương trình tập luyện GDTC theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả ứng dụng các giải pháp trong thực tiễn đã bước đầu đảm bảo được chất lượng dạy và học môn GDTC trước hiện tượng ô nhiễm môi trường và BĐKH hiện nay. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, giáo dục thể chất, giải pháp thích ứng. Solutions to adapt to climate change and environmental pollution in teaching and learning physical education subjects at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry Summary: Using document reference, interviews and statistical mathematical methods, we have selected 03 solutions to adapt to climate change and environmental pollution in the teaching and learning PE subject at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry: Propagandizing and disseminating about climate change and environmental pollution; change the learning schedule in the yard and indoors based the direction of adapting to climate change and Distributing the training program of the PE towards climate change adaptation. The results of applying practical solutions have initially ensured the quality of teaching and learning the subject in the face of current environmental pollution and climate change. Keywords: Climate change, Physical education, Adaptation solutions, ... *TS, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên **ThS, Đại học Y dược Thái Nguyên Nguyễn Trường Giang* Nguyễn Thanh Tùng** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Phát triển thể dục thể thao (TDTT) trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn: Nâng cao sức khoẻ, thể lực, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, nhân cách và lối sống tích cực, lành mạnh cho học sinh sinh viên. Trong những năm qua, công tác giáo dục thể chất (GDTC) ở trường đại học khối kỹ thuật ở Đại học Thái nguyên đã được quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ học tập môn học GDTC chính khóa về cơ bản đã có chất lượng tốt, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu học tập chính khóa cũng như tập luyện ngoại khóa cho sinh viên. Tuy nhiên, trước hiện tượng BĐKH ngày càng gia tăng, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí đang làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập cũng như hoạt động TDTT trong trường học. Vì vậy, một nghiên cứu về xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn học GDTC, trường hợp nghiên cứu ở Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thực hiện, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học GDTC trong trường là vấn đề cấp thiết. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp tham khảo tài liệu; phương pháp phỏng vấn và phương pháp toán học thống kê. BµI B¸O KHOA HäC 86 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Lựa chọn giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Ô nhiễm môi trường và BĐKH toàn cầu ngày càng gia tăng đang tác động tiêu cực lên mọi hoạt động của đời sống xã hội của nước ta. Nguyên nhân chủ yếu của BĐKH toàn cầu là do ô nhiễm không khí gây ra và BĐKH lại tác động ngược lại càng ngày càng gay gắt hơn. BĐKH biểu hiện ở các hiện tượng như: Khí hậu biến đổi cực đoan như thay đổi quy luật theo mùa và ngay trong ngày, nóng và mưa nhiều ngay trong mùa đông ở miền Bắc, mùa hè thì nhiều khi ít mưa và có lúc lạnhsự biến đổi này làm tăng ô nhiễm không khí. BĐKH và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập cũng như tập luyện TDTT tại các trường học nói chung và tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Các tiết học không tiến hành được ngày càng nhiều dẫn tới chất lượng học tập của sinh viên suy giảm, đặc biệt là các giờ học của môn GDTC. 1.1. Nguyên tắc để lựa chọn giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sau khi tổng hợp được 5 nguyên tắc lựa chọn giải pháp, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để lựa chọn ra những nguyên tắc phù hợp nhất cho việc lựa chọn giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC. Các nguyên tắc được lựa chọn cụ thể là: - Nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn. - Nguyên tắc tính đồng bộ. - Nguyên tắc tính khả thi. - Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học. - Nguyên tắc tính hiệu quả. 1.2. Lựa chọn giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Căn cứ vào các nguyên tắc trên, chúng tôi đã lựa chọn được 7 giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để đưa vào phỏng vấn. Chúng tôi lựa chọn những giải pháp có mức độ lựa chọn “Rất cần thiết” đạt từ 80% trở lên để đưa vào ứng dụng. Kết quả được thể hiện tại bảng 1. Thông qua kết quả tại bảng 1, chúng tôi đã lựa chọn được các giải pháp số 3; 5 và 6 như trong bảng 1 để tiếp tục đưa vào nghiên cứu. 2. Ứng dụng đánh giá hiệu quả giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường Xây dựng môi trường tập luyện tốt sẽ giúp nâng cao tối đa hiệu quả giảng dạy, học tập 87 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC (n = 30) TT Giải pháp Kết quả Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % 1 Đổi mới pháp về quản lý quá trình đào tạo 18 60.00 8 26.70 4 13.30 2 Tuyên truyền, phổ biến về BĐKH và ônhiễm môi trường 26 86.70 4 13.30 0 0.00 3 Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất 15 50.00 10 33.30 5 16.70 4 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm 13 43.30 10 33.30 7 23.30 5 Thay đổi lịch học tập ngoài sân bãi và trong nhà theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu 27 90.00 3 10.00 0 0.00 6 Phân phối chương trình tập luyện GDTCtheo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu 26 86.70 3 10.00 1 3.33 7 Đầu tư xã hội và đoàn thể địa phương 15 50.00 10 33.30 5 16.70 trong dạy và học môn GDTC tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2.1. Tuyên truyền, phổ biến về BĐKH và ô nhiễm môi trường Đối với giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến về BĐKH và ô nhiễm môi trường được chúng tôi phối hợp thường xuyên với các đơn vị có liên quan trong nhà trường theo kế hoạch chung của trường và theo tiến độ của nghiên cứu. Các hình thức sử dụng trong quá trình tuyên truyền đó là: Các chương trình hoạt động theo chủ đề; thông qua hệ thống loa phát thanh của Nhà trường, băng rôn khẩu hiệu, pano áp phích, các phương tiện mạng xã hội, v.v Sau thời gian áp dụng giải pháp này, chúng tôi nhận thấy, thái độ và ý thức của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên trong toàn trường đã có những thay đổi tích cực, thể hiện ở: Mọi người đã hạn chế di chuyển bằng các phương tiện cá nhân có gắn máy; số lượng người di chuyển bằng phương tiện công cộng, bằng xe đạp, xe điện đã tăng lên; công tác dọn dẹp vệ sinh trong khuôn viên nhà trường được tiến hành thường xuyên hơn, v.v 2.2. Thay đổi lịch học tập ngoài sân bãi và trong nhà theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu Trước thực trạng BĐKH và ô nhiễm môi trường, nghiên cứu đã thử nghiệm thay đổi địa điểm và thời gian dạy và học cho phù hợp. Nội dung được trình bày tại bảng 2. Thông qua bảng 2 cho thấy: Với lịch cũ, các tiết học thường được bố trí vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều tại sân bãi ngoài trời. Thời khóa biểu này tương đối phù hợp cho kỳ 1 là mùa thu và đông. Tuy nhiên, ngay trong mùa thu năm 2020 thời tiết đã thay đổi không theo quy luật: Mưa nhiều và bất thường, trong khi trước đây ít mưa và mưa theo quy luật của miền Bắc. Trước tình hình đó, chúng tôi đã bố trí lại lịch dạy và học theo lịch mới. Trong lịch học này vẫn giữa nguyên tiết học nhưng thay đổi thời gian và địa điểm dạy và học cũng thay đổi. So sánh giữa hai lịch học cho thấy việc học GDTC cũng như tập luyện TDTT phải thay đổi để phù hợp với điều kiện học tập trước hiện tượng BĐKH và ô nhiễm môi trường. Các tiết học buổi sáng đã được đôn lên sớm hơn và buổi BµI B¸O KHOA HäC 88 Bảng 2. So sánh lịch học các môn học GDTC trong học kỳ 1 (2020–2021) của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường Thứ Lớp học phần Lịch học cũ Lịch học mới Địa điểm Thời gian Địa điểm Thời gian 2 GDTC1: Điền kinh và thể dục tay không -1-20 (N05)/TTK51, NNCNC51_1_20 Sân KTX B05 7h00’ - 9h30’ Nhà đa năng 6h00’ - 8h30’ GDTC2: Bóng chuyền -1-20 (N07)/QLTN&MTK51_1_20 Sân KTX B03 7h00’ - 9h30’ Nhà đa năng 6h00’ - 8h30’ 3 GDTC3: Bóng đá-1-20(N09)/LS 51, QLTNR51_1_20 Sân KTX B02 7h00’ - 9h30’ Nhà đa năng 6h00’ - 8h30’ 4 GDTC3: Bóng đá-1-20 (N04)/CNTPK51,CNSH51,ATT P51_1_20 Sân KTX B01 15h00’- 17h30’ Nhà đa năng 16h00’ - 18h30’ GDTC3: Bóng đá-1- 20(N08)/KHMTK51, QLTT51, KTNN51_1_20 Sân KTX B04 15h00’ - 17h30’ Sân cỏ nhân tạo 16h00’ - 18h30’ 6 GDTC3: Bóng đá-1-20 (N02)/KH&QLMT K51_1_20 Sân KTX B01 15h00’ - 17h30’ Sân cỏ nhân tạo 16h00’ - 18h30’ GDTC3: Bóng đá-1-20 (N06)/QLDDK51_1_20 Sân KTX B04 15h00’ - 17h30’ Sân cỏ nhân tạo 16h00’ - 18h30’ chiều phải lùi chậm hơn so với giờ học của các môn học khác trên giảng đường. Cụ thể, phải học từ 6h00’ đối với buổi sáng và 16h00’ đối với buổi chiều khi tổ chức học tập ngoài sân bãi. Trong nghiên cứu cũng đã chuyển các tiết học ngoài sân tự nhiên vào Nhà Thể thao đa năng và vào sân cỏ nhân tạo cho môn Bóng đá. Việc bố trí lại lịch dạy và học và sân bãi đã khắc phục được sự thay đổi thời tiết thất thường do BĐKH hiện nay, đảm bảo cho dạy và học đạt kế hoạch và có chất lượng hơn. 2.3. Phân phối chương trình tập luyện GDTC theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu Kết quả được thể hiện tại bảng 3. Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Ở chương trình cũ, với tổng số giờ học 90 tiết cho 3 nội dung môn học GDTC tập trung 100 % thời lượng cho dạy và học thực hành và phải dạy và học trực tiếp 50 phút cho 1 tiết dạy ngoài sân bãi. Thực tế này gây áp lực lớn cho người dạy và học cũng như người học khi thời tiết cực đoan xảy ra. Dẫn tới hiệu quả giờ học bị giảm sút. Trước thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành phân phối thử nghiệm lại chương trình môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cụ thể: Với tổng số giờ học 30 tiết cho 1 nội dung đã được phân phối lại: Chỉ còn 22 tiết học thực hành ngoài sân bãi, còn 6 tiết học lý thuyết và 2 tiết thảo luận trong giảng đường. Phân phối này đã giúp cho người dạy cũng như người học khắc phục phần nào khi thời tiết cực đoan xảy ra. 2.4. Đánh giá hiệu quả giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học môn GDTC tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2.4.1. Đánh giá hiệu quả thông qua kết quả học tập môn GDTC 89 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Bảng 3. So sánh sự phân phối nội dung chương trình cũ và mới của môn học GDTC trong học kỳ 1 (2020–2021) Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường TT Chươngtrình Nội dung Số tiết Thời gian và hình thức dạy và học Lý thuyết Bài tập /Phương pháp Thực hành Thảo luận 1 Cũ GDTC1- Điền kinh và Thể dục tay không 30 0 0 30 0 2 GDTC2- Bóng chuyền 30 0 0 30 0 3 GDTC3- Bóng đá 30 0 0 30 0 1 Mới GDTC1- Điền kinh và Thể dục tay không 30 6 0 22 2 2 GDTC2- Bóng chuyền 30 6 0 22 2 3 GDTC3- Bóng đá 30 6 0 22 2 Để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành so sánh kết quả học tập môn GDTC của học kỳ I năm học 2020 – 2021 (sau thời điểm áp dụng các giải pháp đã lựa chọn) với thời điểm học kỳ I năm học 2019 – 2020 (thời điển trước khi áp dụng các giải pháp) của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả được trình bày tại bảng 4. Kết quả tại bảng 4 cho thấy: Điểm học tập môn GDTC sau khi áp dụng các giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học GDTC của sinh viên cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng các giải pháp. Cụ Thể: Trong khi năm học 2019 – 2020 tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi chỉ đạt 7.5% và không có sinh viên nào đạt loại xuất sắc, trong khi đó ở năm học 2020 – 2021 sau khi áp dụng các giải pháp thì tỷ lệ sinh viên đạt loại Bảng 4. So sánh kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sau khi áp dụng các giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường (n=200) TT Xếp loại Kết quả Học kỳ I năm học 2020 - 2021 Học kỳ I năm học 2019 - 2020 mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 7 3.50 0 0.00 2 Giỏi 26 13.00 15 7.50 3 Khá 116 58.00 45 22.50 4 TB 33 16.50 78 39.00 5 Yếu 13 6.50 26 13.00 6 Kém 3 1.50 21 10.50 7 KĐĐK 2 1.00 15 7.50 Tổng 200 100 200 100 BµI B¸O KHOA HäC 90 giỏi và xuất sắc là 16.5%. Loại khá của năm 2020 – 2021 là 58% còn năm học 2019 – 2020 là 22.5%. Đặc biệt, loại trung bình và dưới trung bình của năm học 2020 – 2021 chỉ chiếm tỷ lệ 24.5%, trong khi đó tỷ lệ xếp loại này ở năm học 2019 – 2020 chiếm tới 62.5%. Điều này cho thấy việc áp dụng các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học GDTC của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có hiệu quả rõ rệt đối với việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDTC. 2.4.2. Đánh giá hiệu quả thông qua kết quả phân loại thể lực Để đánh giá hiệu quả của các giải pháp khắc phục BĐKH và ô nhiễm môi trường, bên cạnh việc đánh giá thông qua kết quả học tập môn GDTC, đề tài đã tiến hành đánh giá phân loại thể lực của sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT qui định. Kết quả được trình bày tại bảng 5. Số liệu tổng hợp được trình bày tại bảng 5 cho thấy: Bảng 5. Kết quả phân loại thể lực sinh viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT sau khi áp dụng các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường (n=200) TT Phân loại Kết quả phân loại Tổng số (n=200) Nam (n=100) Nữ (n=100) mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % 1 Tốt 59 29.50 30 30.00 29 29.00 2 Đạt 111 55.50 60 60.00 51 51.00 3 Chưa đạt 30 15.00 10 10.00 20 20.00 Đa số sinh viên được kiểm tra có trình độ thể lực thuộc mức tốt và đạt ở cả nam và nữ (từ 80% – 90%). Trong đó,tỷ lệ sinh viên có kết quả kiểm tra trình độ thể lực loại tốt chiếm chiếm tỷ lệ từ 29% - 30% trong tổng số sinh viên được kiểm tra. Điều này chứng tỏ, sau khi áp dụng các giải pháp đã lựa chọn nhằm thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học GDTC đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giờ GDTC nói chung và thể lực của sinh viên nhà trường nói riêng. KEÁT LUAÄN Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập cũng như tập luyện thể dục và học tập thể thao tại các trường học. Số tiết học bị bỏ dở ngày càng nhiêu, chất lượng học tập của sinh viên suy giảm. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và quá trình đào tạo tại trường, đề tài đã lựa chọn được 3 giải pháp thích ứng với BĐKH và ô nhiễm môi trường trong dạy và học GDTC đó là: Tuyên truyền, phổ biến về BĐKH và ô nhiễm môi trường; Thay đổi lịch học tập ngoài sân bãi và trong nhà theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và Phân phối chương trình tập luyện GDTC theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua kiểm nghiệm thực tiễn, các giải pháp đã bước đầu đảm bảo được chất lượng đào tạo môn GDTC trước hiện tượng ô nhiễm môi trường và BĐKH hiện nay. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về kiểm tra đánh giá thể lực HSSV ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 3. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 13/10/2020, phản biện ngày 6/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020 Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Trường Giang, Email: truonggiangthethao@gmail.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_va_o_nhiem_moi_truo.pdf
Tài liệu liên quan