KẾT LUẬN
Việt Nam là nước có lợi thế cạnh tranh về phát
triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh
thái đa dạng, số giờ nắng nhiều, nguồn nước dồi
dào, nhân lực đông đảo. Đây chính là điều kiện
tiền đề để các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn tạo ra
những bước phát triển vượt bậc trong đảm bảo
an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa,
mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo ra sự quan
tâm của doanh nghiệp đối với ngành nông nghiệp
Việt Nam.
Để đạt tới mục tiêu: “Trong 10 năm tới ngành nông
nghiệp Việt Nam phải đứng thứ 15 thế giới, là nơi
chế biến nông sản đứng thứ 10 thế giới” [13],
nước ta cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào
nông nghiệp. Bài báo đã đưa ra được những giải
pháp cụ thể cần thực hiện trên cơ sở phân tích
thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư vào nông
nghiệp ở Việ
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam
Solutions for attracting investment into Vietnam agriculture sector
Ngô Thị Luyện, Nguyễn Thị Ngọc Mai
Email: ngothiluyendhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 19/6/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/2/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 28/3/2019
Tóm tắt
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái đa dạng, số
giờ nắng nhiều, nguồn nước dồi dào... Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay cả nước mới có khoảng 1%
tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, với số vốn chiếm gần 3% tổng vốn đầu tư
của các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Bài viết sẽ làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư vào
ngành nông nghiệp, phân tích những hạn chế, vướng mắc đang gặp phải để từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm tĕng cường thu hút vốn vào nông nghiệp trong thời gian tới.
Từ khóa: Đầu tư; nông nghiệp; khoa học công nghệ; sản xuất, kinh doanh.
Abstract
Viet Nam has a competitive advantage in developing tropical agriculture thanks to its diverse ecological
conditions, abundant sunshine hours and water sources, etc. However, according to statistics, there are
only 1% of the total number of enterprises making investment in agriculture and rural areas, registering
merely 3% of total capital in Vietnam. The article will clarify the situation of investment attraction into
agriculture sector, analyze the current shortcomings and obstacles so as to come up with a number of
proposals to increase capital for the informentioned sector in the coming time.
Keywords: Investment; agriculture; science and technology; production; business.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đạt
được những thành tựu đáng khích lệ với nhiều
điểm sáng như: trở thành nước xuất khẩu gạo
thuộc top 3 thế giới [11], một trong số 20 nước
xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn trên thế giới
[12],... Nĕm 2018, Việt Nam đã có 10 mặt hàng
nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên
40 tỷ USD [3], trong đó, có nhiều sản phẩm có vị
thế cao trên thị trường thế giới (gạo, cà phê, điều,
cao su,...). Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành
một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hội nhập
quốc tế ngày càng sâu. Sự phát triển của nông
nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào
thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp vẫn chưa
tương xứng với tiềm nĕng. Vấn đề “được mùa
mất giá”, chất lượng nông sản còn bất cập, tiêu
thụ phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc
đang đe dọa sự phát triển bền vững của ngành.
2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
NÔNG NGHIỆP
2.1. Kết quả đạt được
Hiện nay, khung pháp lý về thu hút vốn đầu tư
tư vào nông nghiệp nói chung và phát triển nông
nghiệp nói riêng đã được các cơ quan nhà nước
dần hoàn thiện theo hướng ngày một thông
thoáng, đã có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu
tư tư nhân trong và ngoài nước vào nông nghiệp,
nông thôn. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa làm hành lang pháp lý
quan trọng để các bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,... xây
dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn
NGÀNH KINH TẾ
73Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
hành nhiều chính sách thu hút các thành phần
kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, như:
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách
bảo hiểm nông nghiệp; chính sách đầu tư theo
hình thức đối tác công tư, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp trong hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn;
chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;
chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ
cao và chính sách khuyến khích hoạt động đổi
mới sáng tạo; chương trình tín dụng khuyến khích
phát triển nông nghiệp cao, nông nghiệp sạch;...
Đặc biệt, trong vòng chưa đầy 5 nĕm (2014-2018),
Chính phủ đã ban hành 5 nghị quyết về cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao nĕng lực cạnh
tranh quốc gia; nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp
đến nĕm 2020 và gần đây nhất là các nghị định về
phát triển ngành nghề nông thôn; nghị định về cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn; nghị định về bảo
hiểm nông nghiệp; nghị định về chính sách khuyến
khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, đã có nhiều ưu đãi, hỗ trợ
cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn. Các nghị định đã tập trung vào các cơ chế
chính sách ưu đãi về sử dụng, thuê đất đai, mặt
bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng,
đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư cơ
sở hạ tầng đến hàng rào doanh nghiệp, ưu tiên
hỗ trợ một số dự án đầu tư vào nông nghiệp, nhất
là các dự án về liên kết, chế biến sâu, ứng dụng
khoa học công nghệ cao; giảm thủ tục hành chính,
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh
phân cấp về địa phương. Đây là những cơ hội tốt
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tính đến tháng
7/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã tổ chức rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành
chính, đơn giản hóa 241/345 điều kiện đầu tư kinh
doanh, đạt 69,8%. Bộ đề xuất cắt giảm, đơn giản
hóa 35/64 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm
tra chuyên ngành, đạt 54,6%. Bộ có 7.698 dòng
hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải
kiểm tra chuyên ngành; cần cắt giảm 125 nhóm
sản phẩm hàng (Danh mục sản phẩm, hàng hóa
đề xuất loại khỏi Danh mục hàng hóa kiểm tra
chuyên ngành: 132, đạt 52,6%) [3].
Bảng 1. Thống kê doanh nghiệp hoạt động sản xuất nông nghiệp
Nĕm 2010 2013 2014 2015 2016
Doanh nghiệp ngành nông nghiệp 2.569 3.656 3.844 3.846 4.447
- Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 977 1.723 1.831 1.740 2.164
- Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 443 636 651 645 697
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản 1.149 1.297 1.362 1.461 1.586
Nguồn: Tổng cục Thống kê nĕm 2018
Các chính sách trên được triển khai thực hiện ngay
từ khi được ban hành và tiếp tục hoàn thiện theo
hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để khai
thác tiềm nĕng, cơ hội đầu tư nhằm thu hút ngày
càng nhiều nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn. Nhờ đó, đầu tư vào nông nghiệp đã đạt
nhiều kết quả tích cực:
Về số lượng doanh nghiệp nông nghiệp
Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp thu hút
ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong
nước quan tâm tìm hiểu và đã đầu tư với quy mô
lớn, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn [2], trong giai đoạn 2005-
2016 số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh trong khu vực nông, lâm, thủy
sản tĕng từ 2.217 doanh nghiệp lên 4.400 doanh
nghiệp, bình quân tĕng 6,4%/nĕm. Nĕm 2017, có
1.955 doanh nghiệp đĕng ký thành lập mới trong
lĩnh vực nông nghiệp, đưa số lượng doanh nghiệp
đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt
trên 5.661 doanh nghiệp. Tính đến quý II/2018, có
khoảng 7.600 doanh nghiệp nông nghiệp; nếu tính
cả doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và
doanh nghiệp thương mại hàng lương thực thực
phẩm, số lượng đã tĕng từ 12.113 doanh nghiệp
nĕm 2005 lên 42.000 doanh nghiệp.
Bên cạnh sự tĕng lên của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong nông nghiệp, một số doanh nghiệp
tập đoàn lớn ngoài lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, như tập
đoàn Vingroup, MaSan, Himlam, Viettel, FLC,
Hoàng Anh Gia Lai, Pan group Những đơn vị
này cũng áp dụng nhiều quy trình sản xuất hiện
đại, áp dụng công nghệ mới và đã cho những kết
quả ban đầu khá tốt. Với các dự án đầu tư bài bản,
các doanh nghiệp đã bước đầu tạo được hiệu ứng
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, thắp
lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành
doanh nhân trên chính mảnh đất của họ.
Với sự quan tâm từ phía Nhà nước, nguồn vốn
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cũng có những
điểm sáng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế đến
ngày 20/6/2018, cả nước có 502 dự án FDI vào
ngành nông nghiệp còn hiệu lực, với tổng vốn
lũy kế đạt 3.457,4 triệu USD. Các nước và vùng
lãnh thổ châu Á, như: Đài Loan (Trung Quốc),
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc là những đối tác
đầu tư lớn nhất vào ngành nông nghiệp Việt Nam
[5]. Phần lớn các dự án FDI trong lĩnh vực nông
nghiệp đều tập trung vào những địa phương có
lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, khí
hậu FDI đã góp phần nhất định vào việc chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và
chuyển giao công nghệ tiên tiến, giống cây, giống
con có nĕng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Đồng thời, tạo ra một số phương thức
mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào
phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện
tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém,
lạc hậu ở một số địa phương.
Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp
nông nghiệp trong nước nĕm 2016 là 35,8 tỷ đồng/
doanh nghiệp (vốn bình quân doanh nghiệp cả
nước là 72,82 tỷ đồng/doanh nghiệp). Nếu tính
riêng doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
là hơn 73,1 tỷ đồng/doanh nghiệp, cao hơn bình
quân cả nước.
Về các hình thức thu hút vốn đầu tư vào nông
nghiệp Việt Nam
Hiện nay, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp
để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
như các chính sách: Chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn; chính sách bảo hiểm nông
nghiệp; chính sách đầu tư theo hình thức đối tác
công tư; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong
hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn; chính sách
phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chính
sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo...
Bên cạnh đó, các vĕn bản mới ban hành đã quy
định các cơ chế chính sách ưu đãi sử dụng, thuê
đất đai, mặt bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế,
hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, phát triển thị
trường, đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào doanh
nghiệp, ưu tiên hỗ trợ một số dự án đầu tư vào
nông nghiệp, nhất là các dự án về liên kết, chế
biến sâu, ứng dụng khoa học công nghệ cao.
Đồng thời, quy định giảm tối đa các thủ tục hành
chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp,
Bảng 2.Vốn đầu tư vào nông nghiệp của doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Nĕm 2010 2013 2014 2015 2016
Doanh nghiệp ngành nông nghiệp 88.861 182.232 283.870 231.334 245.719
- Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 73.091 149.082 168.410 183.059 210.278
- Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 7.611 18.230 93.827 27.127 14.962
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản 8.160 14.919 21.632 21.148 20.479
Nguồn: Tổng cục Thống kê nĕm 2018
Nĕm 2018, thị phần xuất khẩu được đảm bảo và
mở rộng. Nĕm thị trường chính là Trung Quốc,
Mỹ, Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc tĕng trưởng
tốt, chiếm thị phần lần lượt là 22,9% (giá trị tĕng
3,6% so với nĕm 2017), 17,9% (tĕng 9,4%), 19,1%
(tĕng 7,1%); 10,64% (tĕng 11,0%) và 6,9% (tĕng
29,4%). Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng
xuất khẩu lũy kế đạt 5,7 triệu tấn, đem về 2,9 tỉ
USD, tĕng 5,6% về khối lượng và tĕng 17,7% về
giá trị so với nĕm 2017. Rau quả với giá trị xuất
khẩu 11 tháng nĕm 2018 ước đạt 3,5 tỉ USD, tĕng
11,6% so với cùng kỳ nĕm 2017, cá tra đạt kỉ lục
trên 2 tỉ USD tĕng 27,4%. Các mặt hàng chủ lực là
cà phê, điều và cao su dù bị giảm giá nhưng nhờ
tĕng số lượng xuất khẩu nên vẫn duy trì mức tĕng
giá trị xuất khẩu (cà phê đạt 3,3 tỷ USD, hạt điều
2,25 tỷ USD và cao su đạt 1,87 tỷ USD) [3].
Về quy mô vốn đầu tư
Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp
chứng kiến mức tĕng mạnh mẽ. Nếu như nĕm
2010, vốn đầu tư vào nông nghiệp đạt 88.861 tỷ
đồng, thì nĕm 2016, nguồn vốn đầu tư này tiếp
tục tĕng lên 245.719 tỷ đồng (bảng 2). Trong đó,
nguồn vốn chủ yếu tập trung vào nông nghiệp và
hoạt động dịch vụ liên quan (đạt 210.278 tỷ đồng
nĕm 2016, chiếm tới 85,6%).
NGÀNH KINH TẾ
75Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Bảng 3. Vốn đầu tư FDI vào ngành nông nghiệp giai đoạn 2009-2017
Nĕm
Vốn FDI vào
nền kinh tế
(triệu USD)
Vốn FDI vào
ngành nông nghiệp
(triệu USD)
Tỷ trọng FDI vào nông nghiệp
so với tổng vốn FDI vào nền
kinh tế (%)
2009 23.107,3 128,5 0,6
2010 19.886,1 36,2 0,2
2011 15.598,1 141,5 0,9
2012 7.854,1 33,2 0,4
2013 22.352,2 97,7 0,4
2014 15.642,6 73,98 0,5
2015 24.115,0 258,0 1,1
2016 24.373,0 99,5 0,4
2017 35.883,9 191,6 0,5
6 tháng nĕm 2018 20.333,3 80,31 0,4
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài
nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là
những cơ hội tốt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Chính vì vậy, số lượng các doanh nghiệp đầu tư
mới vào lĩnh vực nông nghiệp không ngừng gia
tĕng. Số lượng vốn đầu tư trong nước và nước
ngoài vào lĩnh vực này cũng liên tục tĕng.
Tuy nhiên, các chính sách này chưa đủ mạnh để
thu hút vốn FDI vào nông nghiệp.
Cụ thể giai đoạn 2009-2017, số vốn FDI vào nông
nghiệp có những nĕm chiếm tỷ trọng rất thấp,
không vượt qua con số 1% tổng số vốn FDI vào
Việt Nam: nĕm 2009 là 0,6%; nĕm 2010 là 0,2%;
nĕm 2012, 2013 và 2016 đều chiếm 0,4%; nĕm
2017 là 0,5%; nửa đầu nĕm 2018 giảm xuống
0,4% (bảng 3). Ngoài ra, dòng vốn FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp có tốc độ tĕng trưởng không ổn
định, thậm chí là có xu hướng giảm trong những
nĕm gần đây.
Về sử dụng lao động
Sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp
có vai trò quan trọng và đóng góp nhiều trong việc
thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc
làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn và góp
phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Tổng số
lao động thường xuyên hiện đang làm việc trong
các doanh nghiệp nông nghiệp nĕm 2017 là hơn
300 nghìn người (chiếm 2,3% tổng số lao động
trong khu vực doanh nghiệp cả nước). Bình quân
mỗi doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng hơn 30 lao
động/doanh nghiệp, cao hơn so với số lao động
bình quân trong doanh nghiệp chung cả nước (28
lao động/doanh nghiệp) [2].
2.2. Những hạn chế trong việc thu hút vốn đầu
tư vào nông nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào sự thật rằng, bài
toán thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào nông nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều thách
thức. Nguyên nhân xuất phát từ:
Một là, hành lang pháp lý, cơ chế để thu hút
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
còn không ít rào cản với một hệ thống thủ tục
nhiêu khê, rắc rối và tầng tầng, lớp lớp. Doanh
nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, một
trong những ngành nghề được tạm coi là khá nhẹ
nhàng, trước hết cũng phải có quy hoạch, đánh
giá tác động môi trường, xin cấp phép khai thác
nước ngầm để tưới cây, xin cả giấy phép để xả
thải. Nếu doanh nghiệp nào nằm trong quy hoạch
chĕn nuôi, phải thêm điều kiện xử lý chất thải áp
dụng theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, và
khi muốn bổ sung thêm trồng trọt để tạo liên kết
“vườn, ao, chuồng” tận dụng nguồn chất thải từ
chĕn nuôi sang trồng trọt, góp phần bảo vệ môi
trường thì phải điều chỉnh quy hoạch
Bên cạnh đó là những vướng mắc về đất đai.
Thời gian qua nhiều địa phương lúng túng khi
triển khai chủ trương dồn điền đổi thửa để quy
hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản
xuất hàng hoá. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không
có diện tích đất đủ lớn để đầu tư sản xuất, phát
triển kinh doanh lâu dài, chủ yếu vẫn dừng lại ở
các gia trại, trang trại, hợp tác xã, với nĕng lực sản
xuất vừa đủ lớn, nhưng chưa thể phát triển thành
doanh nghiệp.
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Hai là, đầu tư vào nông nghiệp mang tính rủi ro
cao. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nĕm 2017,
biến đổi khí hậu phức tạp gây nhiều hình thái thời
tiết dị thường, thiên tai xảy ra liên tiếp, kéo dài
cả nĕm trên khắp cả nước, gây thiệt hại lớn đến
kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nhân
dân; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm
ẩn nguy cơ bùng phát... Thiên tai trong nĕm 2017
đã làm 361,4 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại;
69.757 con gia súc và 1,98 triệu con gia cầm bị
chết; 59.992 ha và 41.375 lồng nuôi trồng thủy sản
bị thiệt hại [3]. Mặt khác, theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, GDP ngành nông, lâm, thủy sản nĕm
2017 tĕng 2,9%, nhưng nếu không bị thiệt hại bởi
các cơn bão số 10, 12 và 16, thì có thể đã tĕng
trên 3,0% [8]. Những rủi ro này đang thách thức
ngành nông nghiệp trước sự phát triển bền vững.
Do đó, nhiều doanh nghiệp khá dè dặt khi đầu tư
vào lĩnh vực này.
Cụ thể, hiện cả nước có khoảng hơn 49.600
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, sản
xuất, phân phối nông nghiệp, chiếm 8% tổng số
doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Tuy
nhiên chỉ có khoảng 4.447 doanh nghiệp trực tiếp
thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp (bảng
2), còn lại các doanh nghiệp trong chuỗi các ngành
liên quan đến nông nghiệp như chế biến hàng;
cung cấp nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp dịch
vụ thương mại.... Trong 6 tháng đầu nĕm 2018,
mới chỉ có 890 doanh nghiệp nông nghiệp đĕng ký
thành lập mới, trên tổng số 64.531 doanh nghiệp
thành lập, chiếm khoảng 1,38%. Đó là chưa kể,
hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu
hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất với hơn 9,2 triệu
hộ. Xét theo quy mô lao động, 96% các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu có quy
mô nhỏ và siêu nhỏ [5].
Hơn nữa, vốn đầu tư vào nông nghiệp hiện rất
khiêm tốn. Theo bảng 1, vốn đầu tư của doanh
nghiệp vào nông nghiệp nĕm 2016 là 245.719 tỷ
đồng, chỉ chiếm khoảng 0,94% so với tổng vốn
đầu tư của doanh nghiệp vào các ngành kinh tế là
26.049.661 tỷ đồng.
Doanh nghiệp FDI cũng không ngoại lệ. Mặc dù tỷ
trọng FDI của cả nước có xu hướng tĕng, nhưng
trong thời gian qua, dòng vốn FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp còn hạn chế, quá nhỏ cả về quy mô
dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn FDI
của cả nước, chưa xứng với tiềm nĕng, cũng như
thế mạnh phát triển nông nghiệp của Việt Nam.
Ba là, khoa học, công nghệ chưa phát huy vai trò
là động lực, là đòn bẩy trong sản xuất. Các mô
hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa giảm
được nhiều tác động tiêu cực của các yếu tố khí
hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân
là do cơ chế, chính sách phục vụ phát triển chưa
đồng bộ, hiệu quả chưa cao; lãnh đạo một số sở,
ban, ngành chưa thật sự quan tâm đầu tư cho
hoạt động khoa học, công nghệ.
Ngoài ra, việc nhân rộng các mô hình nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, cơ giới hóa sản xuất còn bất cập. Việc
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển
nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị chưa đáp
ứng yêu cầu. Các sản phẩm khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được xây dựng,
quảng bá và phát triển thương hiệu, do vậy giá trị
kinh tế chưa cao.
Bốn là, rất ít lao động có tay nghề được đào tạo
bài bản. Điều này khiến cho nĕng suất lao động
nông nghiệp của Việt Nam khá thấp so với các
nước trong khu vực. Theo báo cáo về “Triển vọng
phát triển châu Á nĕm 2017” của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), sản lượng nông nghiệp
bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng
1/3 của Indonesia và chưa bằng một nửa so với
Thái Lan, Philippines.
Nĕm là, Việt Nam chưa có sàn giao dịch nông sản
đúng nghĩa để kiểm soát được chất lượng, sản
lượng và giá trị cho nông sản cũng như thúc đẩy
các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển thương
mại điện tử, chú trọng truy xuất nguồn gốc, đảm
bảo yếu tố an toàn thực phẩm. Một trong các
nguyên nhân khiến hàng nông sản Việt Nam dù
đa dạng, phong phú và tiềm nĕng nhưng chưa
xuất khẩu bền vững, xuất phát từ thói quen sử
dụng các vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực
vật một cách tùy tiện, ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản.
Hơn nữa, cơ chế hợp tác công - tư trong xúc tiến
thương mại ngành nông nghiệp còn hạn chế, hình
thức, ít hiệu quả. Việc không xác định được thị
trường trọng tâm trọng điểm dẫn đến phân bổ
nguồn lực xúc tiến bất hợp lý; các chương trình
xúc tiến còn hình thức, chưa thực sự kết nối được
NGÀNH KINH TẾ
77Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
nhu cầu của các thị trường với tiềm nĕng sản xuất
trong nước nên nhiều nguồn lực của cả hai phía
công - tư còn bị lãng phí.
Sáu là, hệ thống logistic trong các lĩnh vực nói
chung và trong phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam phát triển
chưa đồng bộ. Do vậy, chi phí vận chuyển, bảo
quản các sản phẩm nông nghiệp quá cao, dẫn đến
giá thành khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại một số nước như Trung Quốc, Thái Lan trong
xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ,
Nhật Bản, Australia, Singapore,...
3. GIẢI PHÁP TĔNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, thời
gian tới cần triển khai một số giải pháp sau:
Một là, Nhà nước cần có chính sách cải cách về
thủ tục trong thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, cụ thể:
- Đối với đầu tư trong nước, cần có các chính sách
khuyến khích hợp tác công tư hợp lý và hiệu quả.
Cụ thể chính sách này cần dành cho các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp những ưu đãi và
trợ cấp về thuế (thu nhập, VAT, thuế xuất - nhập
khẩu...), bên cạnh đó cần có những chính sách
đồng bộ phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,
hỗ trợ về hạ tầng thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương
mại và cơ chế tài chính đặc thù. Cơ chế hỗ trợ
theo hình thức vườn ươm doanh nghiệp cũng cần
được ưu tiên thực hiện.
- Đối với thu hút FDI, Chính phủ cần xây dựng mới
chính sách thu hút đầu tư FDI đặc biệt trong các
lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất đầu
vào, dịch vụ hậu cần, chế biến nông sản, quản lý
chất lượng, phát triển thị trường,... gắn thu hút
doanh nghiệp với nhu cầu thị trường, theo địa
phương và lĩnh vực trọng điểm. Nghiên cứu ban
hành các cơ chế chính sách giúp đơn giản hóa
các thủ tục trong việc vay vốn ngân hàng, khuyến
khích ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho
các doanh nghiệp kinh doanh có vùng nguyên
liệu được tổ chức và có hợp đồng nông sản với
nông dân.
- Phát triển công tác thúc đẩy liên kết công tư
trong đầu tư vào nông nghiệp thông qua xây dựng
các diễn đàn về chính sách để tháo gỡ khó khĕn
cho doanh nghiệp; đưa doanh nghiệp cùng tham
gia vào quá trình hoạch định các chính sách liên
quan; cùng doanh nghiệp thiết kế những dự án
đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả cho cả doanh
nghiệp và nông dân; cung cấp dịch vụ công để hỗ
trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp như
thông tin về chính sách, cơ sở dữ liệu cho đầu tư,
chuyên gia của từng lĩnh vực để tư vấn, phát
triển dự án và thị trường.
Hai là, để hạn chế rủi ro trong đầu tư đồng thời
tĕng cường hoạt động nghiên cứu khoa học áp
dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp thì cần
ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực,
ngành nghề:
(i) Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung
trong các lĩnh vực trồng trọt, chĕn nuôi, nuôi trồng
thủy sản;
(ii) Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi,
giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất
đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thức ĕn chĕn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học,
thuốc thú y chĕn nuôi và thủy sản;
(iii) Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động
hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển trong sản xuất nông nghiệp;
(iv) Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông,
lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất
máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp
Ba là, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lực
lượng lao động nông nghiệp. Đào tạo nghề phải
xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của các
doanh nghiệp trên từng địa bàn cụ thể và nhu cầu
thực tế của người dân. Do đó, từng địa phương
cần có những nghiên cứu đánh giá để nắm bắt
nhu cầu cụ thể của từng nghề, nhóm nghề, vị trí
công việc của doanh nghiệp nhằm đáp ứng
nhân lực phù hợp.
Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao kiến
thức cho người lao động nông thôn để có thể tiếp
thu thành quả công nghệ hiện đại trong sản xuất
nông nghiệp. Tạo thêm nhiều việc làm mới ở khu
vực ngoại thành để thu hút lao động dư thừa trong
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Mặt khác, đa dạng hóa hình thức đào tạo, đẩy
mạnh xã hội hóa dạy nghề. Xây dựng và ban
hành chính sách đào tạo, thu hút người lao động
78
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
có trình độ cao đẳng, đại học về hợp tác xã nông
nghiệp, nhất là con em tại chỗ của địa phương;
đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề
cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định
số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến nĕm 2020;
hoàn thiện các chương trình đào tạo kỹ nĕng, tay
nghề cho người lao động, nâng cao nhận thức về
việc làm và khả nĕng tìm kiếm việc làm cho người
lao động.
Bốn là, phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt
động nông nghiệp. Cụ thể:
- Hình thành sàn giao dịch công nghệ cao trong
nông nghiệp và phát triển các loại hình dịch vụ môi
giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính,
bảo hiểm, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm
thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử
dụng sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về công nghệ
cao trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông
tin về công nghệ cao trong nông nghiệp; tổ chức,
tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao
trong nông nghiệp quy mô quốc gia, quốc tế.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nông
nghiệp hàng đầu của Việt Nam đầu tư nghiên cứu
nhu cầu và thị hiếu các thị trường nước ngoài để
phát triển đa dạng sản phẩm với chất lượng tốt,
hạn chế xuất khẩu thô và xây dựng mạng lưới
phân phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng
ở các thị trường quốc tế. Hình thành chuỗi ngành
hàng chiến lược bám sát thị trường, có liên kết
quốc tế mạnh, có thương hiệu toàn cầu, có vị thế
ở một số thị trường mục tiêu, có ảnh hưởng kinh
tế và xã hội lớn...
4. KẾT LUẬN
Việt Nam là nước có lợi thế cạnh tranh về phát
triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh
thái đa dạng, số giờ nắng nhiều, nguồn nước dồi
dào, nhân lực đông đảo. Đây chính là điều kiện
tiền đề để các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn tạo ra
những bước phát triển vượt bậc trong đảm bảo
an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa,
mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo ra sự quan
tâm của doanh nghiệp đối với ngành nông nghiệp
Việt Nam.
Để đạt tới mục tiêu: “Trong 10 nĕm tới ngành nông
nghiệp Việt Nam phải đứng thứ 15 thế giới, là nơi
chế biến nông sản đứng thứ 10 thế giới” [13],
nước ta cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào
nông nghiệp. Bài báo đã đưa ra được những giải
pháp cụ thể cần thực hiện trên cơ sở phân tích
thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư vào nông
nghiệp ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ADB (2017), Triển vọng phát triển châu Á nĕm 2017.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018a),
Báo cáo Tiềm nĕng, cơ hội và định hướng giải pháp
thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018b),
Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển
nông nghiệp, nông thôn nĕm 2017 và triển khai Kế
hoạch nĕm 2018.
[4]. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2017), Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 6
tháng đầu nĕm 2018.
[5]. Cục Quản lý đĕng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (2018), Tình hình đĕng ký doanh nghiệp
tháng 6 và 6 tháng đầu nĕm 2018.
[6]. Nguyễn Khắc Đông (2016), Thu hút vốn đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận
vĕn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.
[7]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(2017), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt
Nam 2016.
[8]. Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế - xã
hội nĕm 2017
[9]. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám Thống kê
nĕm 2017, Nxb Thống kê.
[10]. Đoàn Anh Tuấn (2018), Đẩy mạnh thu hút FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo,
số 17, tháng 6/2018.
[11]. Hải Yến (2018), Việt Nam lọt top 5 thế giới xuất
khẩu nông sản, nhưng vẫn chưa chinh phục nổi thị
trường EU, https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-
truong/viet-nam-lot-top-5-the-gioi-xuat-khau-nong-
san-nhung-van-chua-chinh-phuc-noi-thi-truong-
eu-238468.html.
[12]. Nam Giang (2018), Chất lượng và thương hiệu
quyết định nông sản Việt vươn ra thế giới, https://
bnews.vn/chat-luong-va-thuong-hieu-quyet-dinh-
nong-san-viet-vuon-ra-the-gioi/90721.html.
[13]. Đức Tuân (2018), Thủ tướng ‘đặt hàng’ ngành nông
nghiệp vào tốp 15 thế giới,
Thuc-day-doanh-nghiep-dau-tu-vao-nong-nghiep/
Thu-tuong-dat-hang-nganh-nong-nghiep-vao-top-
15-the-gioi/342657.vgp.
NGÀNH KINH TẾ
79Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Ngô Thị Luyện
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Nĕm 2007: Tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân
+ Nĕm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Quản trị kinh doanh, Kinh tế thương mại
- Email: ngothiluyendhsd@gmail.com
- Điện thoại: 0977336889
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Ngọc Mai
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Nĕm 2010: Tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh doanh
+ Nĕm 2013: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Quản trị kinh doanh, Quản trị chiến lược, Quản trị bán hàng,
marketing, Khởi nghiệp kinh doanh, Quản trị thương hiệu
- Email: ngocmai242@gmail.com
- Điện thoại: 0916143388
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_thu_hut_von_dau_tu_vao_nganh_nong_nghiep_viet_nam.pdf