Mục lục
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ - NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3
I. Vai trò - vị trí của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 3
1. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3
2. Vị trí của Công ty xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 5
II. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 6
1. Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu 6
2. Thu mua tạo nguồn hàng 9
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu 10
4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 13
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 15
1. Nhóm nhân tố khách quan 15
2. Nhóm nhân tố chủ quan 18
IV. Phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 19
1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 19
2. Phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XNK HÀ NỘI 25
I. Vài nét khái quát về Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội 25
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 26
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 29
1. Mặt hàng kinh doanh 29
2. Thị trường kinh doanh 30
3. Đặc điểm chung về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm qua 32
III. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP 33
1. Thực hiện kim ngạch XNK 33
2. Ký kết và thực hiện hợp đồng 35
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của TOCONTAP 36
4. Nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP 37
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty 38
1. Những khó khăn chung 38
2. Những khó khăn riêng 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA TOCONTAP 43
I. Đinh hướng phát triển kinh doanh của Công ty 43
1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 43
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999 44
II. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK 46
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp 47
2. Lùa chọn loại hình kinh doanh thích hợp 47
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 47
4. Mở rộng thị trường và bạn hàng ổn định trong và ngoài nước 48
5. Cải thiện tình hình tài chính của Công ty 48
6. Công ty cần chuẩn bị mọi điều kiện và thủ tục thực hiện cổ phần hoá 48
7. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ 48
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 49
1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu 50
2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu 50
3. Về chính sách quản lý ngoại tệ 50
4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu và nhập khẩu 51
5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 51
Kết luận
75 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đơn vị không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Những đơn vị này đề có thể thông qua TOCONTAP để thực hiện nhiều hình thức XNK như: nhập liên doanh, xuất uỷ thác, gia công uỷ thác...
Cơ cấu lao động của Công ty đã tạo điều kiện cho Công ty kinh doanh tốt hơn, sắp xếp đồng đều giữa các phòng kinh doanh, đồng thời các phòng tổ chức quản lý được tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được công việc. Công ty luon quan tâm đến quyền lợi và đời sống của CBCNV nhờ vậy các nhân viên tập trung sức lực vào công việc giúp cho kết quả kinh doanh của Công ty được tốt hơn.
3.2. Nhược điểm:
Sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra thị trường nhìn chung chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mặt hàng kinh doanh của Công ty còn nghèo nàn, ký kết hợp đồng nhỏ lẻ mang tính thăm dò. Sự biến động ở một số thị trường đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho Công ty.
Bước sang đường lối kinh doanh mới nên Công ty còn nhiều bỡ ngỡ, mọi người còn chưa năng động, nhạy bén với những thay đổi của thị trường. Việc thu nhập thông tin chưa đầy đủ nhất là khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
3.3. Nguyên nhân:
Do sản phẩm của Công ty chưa được đầu tư đúng mức về đổi mới khoa học công nghệ, do đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Cán bộ nghiệp vụ chưa được bổ sung đầy đủ các kiến thức về kinh doanh và thị trường nên họ kém năng động, nhạy bén làm kết quả kinh doanh của Công ty chưa cao. Do chính sách mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế nên có nhiều đơn vị được phép xuất nhập khẩu trực tiếp tạo nên khó khăn bước đầu cho Công ty.
Uy tín của Công ty ở trên thị trường chưa được phát huy cao nên việc kinh doanh còn kém hiệu quả.
Trên đây là những đặc điểm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. Với đặc điểm hoạt động như vậy, Công ty đã làm được những gì? Và thu được những kết quả gì? Muốn vậy ta xem xét, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP
Năm 1999 đã khép lại, Công ty đã vượt lên những khó khăn đầy thử thách của năm 1999 đó là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á và toàn cầu. Có thể nói khó khăn còn lớn hơn thời kỳ khủng hoảng do khối các nước XHCN đổ vỡ. Song Công ty vẫn ổn định, đoàn kết tốt, kinh doanh kim ngạch cao nhất từ 1995 trở lại đay, có hiệu quả, bảo toàn vốn, đời sống cán bộ từng bước được cải thiện. Tất cả các phòng nói chung kinh doanh năm 1999 không bị lỗ. Chi tiết về kết quả kinh doanh của năm 1999 như sau:
1. Thực hiện kim ngạch xuất nhập khẩu:
Chỉ tiêu bộ giao cả năm: 20.000.000 USD.
Trong đó:
Xuất khẩu:
6.000.000 USD
Nhập khẩu:
14.000.000 USD
Công ty đã thực hiện cả năm: 28.862.023 USD.
Trong đó:
Xuất khẩu:
3.575.360 USD
Nhập khẩu:
24.835.879 USD
Kinh doanh nội địa
450.784USD
So với năm 1998, tổng kim ngạch của Công ty có tăng đáng kể bằng 113%, cao nhất từ 1995 trở lại đay và bằng 143% so với kế hoạch. Riêng về kim ngạch xuất khẩu mới đạt 59,6% so với chỉ tiêu cả năm (3.575.360/6.000.000USD). Xuất khẩu cao nhất vẫn là chổi quét sơn bằng 119% so với chỉ tiêu mặt hàng (1,433 triệu/1,2 triệu USD) chiếm 40% tỷ trọng xuất khẩu.
Không tính hàng trả nợ thì tiến độ thực hiện xuất khẩu năm 1999 không bằng năm 1998, các chỉ tiêu mặt hàng chủ yếu còn thấp như:
- Hàng may mặc + dệt len = 20,50% tỷ trọng xuất khẩu.
- Hàng mây tre và mỹ nghệ + gốm sứ = 16,37% tỷ trọng xuất khẩu.
- Hàng nông sản = 18,7% tỷ đồng.
- Hàng cao su không được % nào.
Về kim ngạch nhập khẩu đạt 177%, cụ thể:
- Đồ điện gia dông = 1,864 triệu/2 triệu USD = 93% so chi tiêu mặt hàng
= 7,5% tỷ trọng nhập khẩu
- Còn lại các mặt hàng khác đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Trong đó hàng nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng chủ yếu bằng 54% tổng kim ngạch thực hiện.
Biểu 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện theo từng phòng của TOCONTAP từ năm 1997 đến năm 1999
Đơn vị tính: USD
Phòng kinh doanh
1997
1998
1999
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
Phòng XNK1
2.600.000
3.160.850
126
3.000.000
5.898.023
197
3.300.000
5.513.488
167
Phòng XNK2
920.000
1205.100
131
1.000.000
1.830.893
183
1.200.000
1.953.202
163
- XK
120.000
100.100
100.000
200.000
182.395
- NK
800.000
1.105.000
900.000
1.830.893
1.000.000
1.770.807
Phòng XNK3
1.300.000
1.506.000
158
1.500.000
2.398.357
160
1.800.000
2.043.912
114
- XK
400.000
1140957
500.000
132.283
600.000
253.108
- NK
900.000
1.391.043
1.000.000
2.226.074
1.200.000
1790.804
Phòng XNK4
1.300.000
850.042
65
1.500.000
971.776
65
1.800.000
818.902
45
- XK
500.000
40.125
400.000
41.141
600.000
61.711
- NK
800.000
809.917
1.100.000
930.635
1.200.000
757.191
Phòng XNK5
2.600.000
2.770.145
107
3.000.000
3066.350
102
3.200.000
2.580.607
- XK
700.000
226.440
800.000
271.244
1.200.000
475.226
- NK
1.900.000
2.543.705
2.200.000
2.795.106
2.000.000
2.105.381
Phòng XNK6
2.000.000
2398.813
120
1.500.000
4.493.878
180
2.700.000
3.195.044
- XK
400.000
355.186
500.000
148.816
700.000
1.085.325
- NK
1.600.000
2.043.627
2.000.000
4.105.714
2.000.000
2.109.719
- KD nội địa
239.348
Phòng XNK7
1.800.000
1.451.600
81
2000.000
1.516.004
76
2.300.000
1.958.652
- XK
500.000
204.652
600.000
222.895
800.000
115.934
- NK
1.300.000
1.208538
1.400.000
1.252.907
1.500.000
1.736.936
- KD nội địa
38.410
40.202
105.782
Phòng XNK 8
2.500.000
2.964.950
119
3.000.000
4.6.48.668
155
3400.000
4.843.062
- XK
1.300.000
1.153.220
1.600.000
1.321.129
1.800.000
1.573.959
- NK
1.200.000
1.753.278
1.400.000
3.257.976
1.600.000
3.064.468
- KD nội địa
58.452
69.563
204.635
Phòng XNK9
1.200.000
1.055.213
88
1500.000
1.131.851
75
1.800.000
1.859.825
- XK
3.428
4.620
200.000
36.420
- NK
1.200.000
989.143
1.500.000
1.047.999
1.600.000
1.711.047
- KD nội địa
62.642
79.732
112.358
XN TOCAN
1.800.000
2.158.957
120
2000.000
2.606.095
130
3.000.000
4902.695
- XK
1.400.000
1.252.900
1500.000
1.433.232
2.200.000
3.506.192
- NK
400.000
870.891
500.000
1.172.863
800.000
1.300.348
CN Hải Phòng
35.166
27.189
96.155
Nhìn chung cả năm có 7 phòng vượt mức kế hoạch được giao. Các phòng đã có sự cố gắng tương đối đều. Số cán bộ nghiệp vụ thực sự tham gia kinh doanh cao hơn trước và hầu hết các cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu đã quán triệt tinh thần theo thực hiện cơ chế khoán, quan tâm tới hiệu quả kinh doanh. Nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty mới chỉ tập trung nhiều cho nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu cao hơn hẳn so với xuất khẩu, xuất khẩu bằng 14,4% của nhập khẩu. Đơn vị xuất khẩu nhiều nhất là xí nghiệp TOCAN và phòng XNK 8, còn lại một số phòng có xuất nhưng kim ngạch còn thấp, ngoài chổi quét sơn ra, xuất khẩu phần lớn vẫn tập trung vào một số mặt hàng truyền thống như gốm sứ, mây tre đan, thảm... những mặt hàng khác chỉ giao dịch đơn thuần, khách hàng nước ngoài chỉ thăm dò là chính. Đáng kể nữa là do sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc làm Công ty bị ảnh hưởng nhiều giao dịch bị kéo dài, nhiều khi không thành công.
2. Ký kết và thực hiện hợp đồng:
Trong năm 1999 Công ty đã ký được 1.256 hợp đồng đối nội và đối ngoại với tổng kim ngạch như sau:
- Hợp đồng đối nội: 27.546.488 USD = 518 hợp đồng.
Trong đó:
Nhập khẩu uỷ thác:
19.499.828
Nhập khẩu tự doanh:
6.672.822
Xuất khẩu uỷ thác:
1.140.000
Xuất khẩu tự doanh:
133.838
- Hợp đồng đối ngoại: 29.919.608USD = 738 hợp đồng
Trong đó:
Nhập khẩu uỷ thác:
18.242.271
Nhập khẩu tự doanh:
79.703.039
Xuất khẩu uỷ thác:
1.196.943
Xuất khẩu tự doanh:
316.146
Xuất khẩu gia công:
4.453.852
Biểu 5: Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của TOCONTAP năm 1999
Stt
Tên nước
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Ký kết
Thực hiện
Ký kết
Thực hiện
1
Bỉ
41.650
41.650
2
Thuỵ Sỹ
132.000
3
Thuỵ Điển
105.808
86.611
5.700
6.378
4
Trung Quốc
1.863.306
1.469.723
106.214
5
Đài Loan
1.254.121
1.396.259
30.394
86.555
6
Hàn Quốc
2.534.633
3.712.942
138.093
7
Singapore
7.062.020
6.149.091
1.257
8
Anh
15.079
138.989
3.346
2.113
9
Hồng Kông
277.666
137.265
11.807
10
Nhật Bản
828.587
2.280.580
33.204
11
Thái Lan
9.594.901
3.298.660
237.722
12
Chi Lê
39.985
30.722
13
Đức
Mặc dù có sự biến động về kinh tế, tiền tệ và mọi hoạt động của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, TOCONTAP vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo nhịp độ phát triển, năm 1999 ký kết nhiều hơn năm trước, có mở rộng thêm một vài thị trường mới như Đan Mạch, Israel... So với năm 1998 ký kết bằng 127%, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng cao nhất bằng 87% tổng kim ngạch đã ký bằng 24,4 triệu USD.
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của TOCONTAP từ 1997 ¸ 1999:
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
1997
1998
1999
1999
1. Doanh thu
57.156,00
81.821,539
142.542,700
204.872
2. Nép ngân sách
6.905,00
15.057,000
17.526,723
29.969
- Thuế doanh thu
4980,00
729,000
926,732
1.277,4
- Thuế lợi tức
100,00
198,000
720,000
809,7
- Thuế vốn
1.117,00
1.117,000
880,000
989,8
- Thuế XNK
5.190,00
13.013,000
15.000,000
26.892,1
3. Quỹ lương
1.044,00
1.287,000
1.791,800
2.274,2
4. Lợi nhuận
-Từ XK
-Từ NK
0
465,150
235,585
229,565
1.638,000
1.026,912
611,088
1.799,51
1.154,33
645,17
5. Vòng quay vốn
3 vòng
3,5 vòng
5,35 vòng
7,7 vòng
Nhìn chung hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể: doanh thu năm 1999 bằng 144% năm 1998 bằng 250,4% năm 1997. Có thể nói đây là một cố gắng rất lớn của toàn bộ công nhân viên, đặc biệt là các phòng trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong đó đóng góp doanh số lớn phải kể đến:
- Phòng xuất nhập khẩu 5: 46.315 triệu đồng.
- Phòng xuất nhập khẩu 6: 31.378 triệu đồng.
- Phòng xuất nhập khẩu 3: 27.384 triệu đồng.
- Phòng xuất nhập khẩu 8: 25.291 triệu đồng.
- Phòng xuất nhập khẩu 2: 19.369 triệu đồng.
Về thu nép ngân sách: đây là số liệu nói lên sự đóng góp cho Nhà nước so với những năm trước là rất cao. Kết quả này phần nào phản ánh hiệu quả kinh doanh thực sự của công ty. Chỉ khi kinh doanh có lợi nhuận Công ty mới duy trì mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đây là việc làm mà không phải bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào cũng có thể đạt được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Chỉ tiêu lợi nhuận: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định sự sống còn của công ty, quyết định mức thu nhập của người lao động. Năm 1995 kinh doanh của công ty hoà vốn và các năm gần đây kinh doanh đều có lãi. Số liệu thực hiện năm 1999 là 1.799,5 triệu đồng và băng 114,8% năm 1998 và bằng 108,2% kế hoạch được giao năm 1999. Đây là kết quả của cơ chế quản lý kinh doanh đúng hướng đã thực sự đi vào lòng người có tác dụng tích cực trong kinh doanh.
Tiền lương và thu nhập: tỷ lệ thuận với tăng lợi nhuận, tổng thu nhập cũng tăng lên qua các năm đặc biệt là quỹ lương. Quỹ lương thực hiện năm 1999 là 2,274 tỷ đồng và bằng 126,9% năm 1998. Vì vậy thu nhập của cán bộ cũng tăng theo.
4. Nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP:
- Những việc đã làm được: năm 1999, kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONATP đã đạt được kết quả đáng khích lệ: vượt kế hoạch bộ giao và vượt kế hoạch năm 1998 cả về kim ngạch lẫn hiệu quả kinh doanh.
- Năm 1999 đã sử dụng tốt và có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và đồng vốn hiện có của công ty vào kinh doanh. Đề ra được cơ chế quản lý kinh doanh đúng đắn, tiết kiệm, tự chủ. Công ty có chính sách đối với bạn hàng, xây dựng chiến lược bạn hàng và mặt hàng trong và ngoài nước ổn định lâu dài. Khuyến khích xuất khẩu bằng mọi hướng.
- Những tồn tại và khó khăn: năm 1999 Công ty kinh doanh trong tình hình bạn hàng và mặt hàng trong và ngoài nước chưa ổn định. Mặt hàng của Công ty là hàng tạp phẩm trị giá nhỏ, mà đại đa số khách hàng cũ trong nước đã phát triển thành công ty độc lập, được trực tiếp xuất khẩu những sản phẩm của mình nên nguồn hàng xuất khẩu của công ty bị hạn chế. Thị trường ngoài nước chưa được bền vững, khách hàng cũ, lớn như Liên Xô thì gặp phải phương thức thanh toán khó khăn, hạn chế khả năng giao hàng xuất nhập khẩu. Do tính chất mặt hàng truyền thống của Công ty là hàng công nghiệp nhẹ và thủ công phải cạnh tranh với đối thủ mạnh là Trung Quốc, nên việc xuất khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Đối với các thị trường khác chỉ ký được các hợp đồng trị giá nhỏ, mang tính thời vụ. Nhiều mặt hàng giao dịch lâu nhưng không thành công. Cuối cùng do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á và toàn cầu làm cho tỷ giá đồng ngoại tệ trong nước và khu vực Châu Á biến động mạnh gây ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty.
Biểu 6: tình hình xuất khẩu 1 số mặt hàn chủ yếu trên 1 số thị trường chủ yếu từ năm 1997 - 1999 (Đơn vị USD)
Thị trường chủ yếu
12/ 1997
12/1998
12/1999
1. Đài Loan
1.167
3..205
3.389
2. Hàn Quốc
6.858
10.395
12..250
3. Nga
19.783
21.169
67.439
4. Canada
209.000
214.892
249.905
5. Mỹ
......
...
9.615
...
45.350
...
VI. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1. Những khó khăn chung:
1.1. Về thị trường:
1.1.1. Thị trường trong nước:
TOCONTAP - mét doanh nghiệp Nhà nước từ thời cơ chế cũ đã không phải quan tâm đến thị trường trong nước vì xuất nhập khẩu theo nghị định thư, với hàng nhập được Nhà nước phân bố theo kế hoạch, giao hàng theo địa chỉ trước. Mặt khác, TOCONTAP còn là một đầu mối nhập khẩu độc quyền hàng công nghiệp tiêu dùng, vì vậy đội ngò cán bộ thụ động, không phải quan tâm đến thị trường trong nước để tiêu thụ hàng hoá... Cho nên khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty không tránh khỏi những khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp Nhà nước nào cũng vấp phải. Doanh nghiệp nào nhanh nhậy, linh hoạt chuyển đổi cơ chế kịp thời, tìm ra lối thoát để thích nghi với cơ chế mới thì ổn định và tạo đà phát triển kinh doanh cho mình. TOCONTAP do chuyên doanh xuất nhập khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng là những mặt hàng cạnh tranh gay gắt vì vậy không phải một sớm một chiều mà ra khỏi những khó khăn cụ thể sau:
- Nhiều đơn vị cạnh tranh lớn: chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp phi Nhà nước còn dữ dội hơn. Không có một mặt hàng tạp phẩm nào được phép kinh doanh của Công ty còn giữ được tính độc quyền như trước, sự kinh doanh tổng hợp các mặt hàng của các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp đã tạo ra những hoạt động kinh doanh chồng chéo nhau giữa các đơn vị cũng như sự cạnh tranh với nhau nhằm đạt hiệu quả cso trong kinh doanh. Không phải chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà cả các doanh nghiệp sản xuất cũng cạnh tranh về những mặt hàng có thể sản xuất được, đồng thời họ cũng cạnh tranh về bạn hàng ở nước ngoài vì khách hàng nước ngoài ngày càng có xu hưoứng không muốn thông qua đơn vị xuất khẩu trung gian (như TOCONTAP) mà họ muốn làm ăn trực tiếp với những người sản xuất ở Việt Nam được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Như vậy Công ty vừa mất bạn hàng trong nước lẫn ngoài nước, vừa bị sản phẩm của họ cạnh tranh. Các doanh nghiệp sản xuất lớn, các đơn vị liên doanh, các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp hợp thành một hệ thống cạnh tranh mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Cùng với sự phát triển của xã hội, hệ thống này ngày càng lớn mạnh, phức tạp và ảnh hưởng quyết định tới bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào trong nền kinh tế, và đây là vấn đề có thể nói là khó khăn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
- Hàng phong phú, đa dạng về chủng loại: do vậy nên Ýt có tình trạng khan hiếm hàng hoá, hàng hoá sẽ ngay lập tức được sản xuất ra hoặc nhập từ nước ngoài về lấp đầy ngay những nhu cầu khan hiếm đó. Tuy nhiên không phải nhu cầu đã hết nên làm thừa nhiều hàng hoá trên thị trường mà thực ra nhu cầu vẫn còn nhưng chỉ có thể gặp được hàng hoá có giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường, do đó nếu Công ty nhập hàng về phải đảm bảo có thể bán được với giá trị trường. Mặt khác, hàng hoá đa dạng về chủng loại, sản phẩm thay thế, do vậy đã nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu tạo ra cũng đa dạng đòi hỏi thị trường phải đáp ứng được. Đồng thời, việc nắm bắt các chủng loại mặt hàng của Công ty là rất khó khăn, chủng loại hàng nhiều nên giá cả hàng hoá cũng có nhiều mức giá khác nhau, nhất là xu hướng hiện nay khi nhu cầu chạy theo mốt dẫn tới có khi cùng một mặt hàng tại những thời điểm khác nhau thì giá chênh lệch rất lớn. Việc kiểm soát được toàn bộ các mức giá của từng mặt hàng kinh doanh và sự biến động từng ngày từng giê đòi hỏi phải đáp ứng theo nhu cầu thị hiếu, điều đó không phải là dễ đối với các đơn vị kinh doanh hiện nay nhất là các doanh nghiệp Nhà nước.
1.1.2. Thị trường ngoài nước:
- Sù biến động của thị trường cũ: sự tan rã của Liên Xô (cũ) đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Nhà nước, nó gắn liền với sự xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp ở nước ta, xoá bỏ các nghị định thư, đánh dấu thời kỳ hoạt động tự chủ của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam, làm hạn hẹp các đầu mối xuất nhập khẩu, làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp phải gánh chịu và phải sau một thời gian mới có thể phần nào khắc phục được hậu quả đó. Hiện nay, đối với TOCONTAP, SNG vẫn là một thị trường lớn cần khai thác một cách triệt để do những yêu cầu bán hay mua ở thị trường này còn mang tính cấp bách, tính khan hiếm, thị hiếu đơn giản, trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường này không được sành sỏi lắm. Do vậy có thể yên tâm không sợ họ lợi dụng sơ hở của mình nhưng cũng cần kiểm soát đồng tiền cạt ché của Nhà nước ở thị trường đó, dẫn đến việc thanh toán, chuyển tiền gặp khó khăn, phải chuyển qua các ngân hàng hay chi nhánh ở nước thứ ba và đôi khi thường bị phong toả do trước đây Mỹ cấm vận đối với Việt Nam. Đây cũng là vấn đề nan giải trong buôn bán với khối thị trường cũ này.
- Thị trường mới được mở rộng hết sức mới mẻ: việc chuyển đổi cơ chế cùng với việc bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đã tạo điều kiện cho cũng như bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam vươn rộng ra thị trường mới xa hơn, chủ yếu là nước tư bản có nền thương mại phát triển. Với những khách hàng mới thì việc tìm hiểu về họ, lập quan hệ chữ tín với họ đòi hỏi phải có thời gian nhưng đồng thời lại phải giải quyết được tính thời cơ. Mặt khác, họ là những người rất nhiều kinh nghiệm, kinh doanh có bài bản, do đó cũng phải đảm bảo sao cho theo kịp họ về trình độ để tránh thua lỗ trong kinh doanh. TOCONTAP cũng như các Công ty Nhà nước khác để tồn tại và phát triển thì ngày càng phải tìm được bạn hàng mới, điều này có nghĩa là phải chấp nhận và từng bước biết khắc phục các khó khăn nói trên.
1.2. Về chính sác của Nhà nước:
Hiện nay công tác nhập khẩu đang gặp phải những khó khăn từ phía Nhà nước về quan điểm, phương hướng chính sách. Quan điểm của nước ta là khuyến khích hoạt động xuất khẩu để dần đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường các nước trên thế giới, đồng thời chỉ nhập khẩu những mặt hàng có tính thiết yếu đối với nền kinh tế trong nước, cụ thể: theo quyết định số 864/TTG ngày 30/12/95 của thủ tướng chính phủ và thông tư hướng dẫn số 3TM/XNK ngày 25/1/1997 thì:
- Về quản lý hàng hoá XNK bằng cách Nhà nước đã đưa ra danh mục hạn chế xuất nhập khẩu một số mặt hàng như:
+ Về xuất khẩu gạo: Nhà nước chỉ cho phép hai đơn vị được phép xuất khẩu trả nợ theo cơ chế hiện hành và theo phương thức mậu dịch.
+ Về nhập khẩu hàng tiêu dùng những mặt hàng tiêu dùng cần hạn chế nhập khẩu gồm 16 mặt hàng thuộc loại hàng thực phẩm, đồ dùng cá nhân, gia đình, đồ điện, điện tử, và quang học nguyên chiếc, phương tiện đi lại. Nhà nước hạn chế kim ngạch nhập khẩu đối với một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu Nhà nước chỉ chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu.
- Nhà nước cho phép các đơn vị kinh doanh các ngành hàng khác cũng được phép xuất nhập khẩu trực tiếp: dù điều này là phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, có sự cạnh tranh lành mạnh, nhưng đã làm giảm vai trò của các đơn vị xuất nhập khẩu chuyên môn như TOCONTAP. Các doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước được quyền xuất nhập khẩu do vậy họ sẽ tự giao dịch với khách hàng nước ngoài để nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của họ, bỏ qua các đơn vị xuất nhập khẩu trung gian. Do đó, những công ty xuất nhập khẩu như TOCONTAP vừa mất bạn hàng lại vừa bị cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà cả các công ty TNHH lớn cũng được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, đây là những đơn vị kinh tế cạnh tranh mạnh nhất với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhà nước bơỉ họ tự làm tự chịu trách nhiệm do đó cơ cấu tổ chức của họ gọn nhẹ, cung cách làm ăn linh hoạt biết tránh thuế. Trong thời gian trước mắt để ổn định và cạnh tranh với các doanh nghiệp trên Công ty không tránh khỏi những khó khăn nhất định trên thương trường.
Trên đây là những khó khăn chung đối với những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, mét doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước. Những khó khăn này là khách quan. Doanh nghiệp chỉ có thể nắm bắt để từ đó có biện pháp khắc phục trong hoạt động kinh doanh của mình chứ không thể loại bỏ được. Ngoài ra mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc ngành hàng, phương thức kinh doanh mà lại có những khó khăn bên trong (khó khăn riêng) khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Những khó khăn riêng:
- Công ty là một đơn vị kinh doanh xuât nhập khẩu mang tính chất tổng hợp, không có mặt hàng chuyên sâu. Đây là một bất lợi của Công ty, do không chuyên sâu vào một loại hàng hoá hoặc một ngành hàng nhất định, do đó cán bộ kinh doanh không thể nắm vững được đặc tính kỹ thuật, chủng loại cũng như giá cả của từng mặt hàng mà mịnh định kinh doanh so với các đơn vị chuyên ngành khác. Vì vậy khi triển khai kinh doanh xuất nhập khẩu cùng một loại hàng tại cùng một thời điểm thì Công ty khó cạnh tranh nổi với công ty bạn về mặt hàng đó.
- Sè cán bộ không kinh doanh của Công ty quá nhiều: trong công ty số cán bộ thuộc các phòng quản lý khá đông, chiếm 50% tổng số cán bộ trong toàn bộ Công ty, do vậy phần nào làm tăng phí quản lý hay làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Vướng mắc này là không thể tránh khỏi ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước lớn hiện nay, chính nó tạo ra sự kém linh hoạt từ đó làm tăng giá hàng hoá dẫn đến khó cạnh tranh với các doanh nghiệp phi Nhà nước.
- Về mô hình tổ chức: giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Bộ thương mại, Nhà nước về hoạt động kinh doanh của Công ty, do đó giám đốc trực tiếp ký duyệt các phương án kinh doanh nhưng lại không nắm bắt được tình hình thực tế bằng người trực tiếp thực hiện, điều hành, đó là các trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh không có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng (trừ khi có giấy uỷ quền của giám đốc), không có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện phương án, có nhiều phương án khả thi lại không được duyệt làm mất tính chủ động trong kinh doanh. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa ban lãnh đạo, các phòng ban quản lý đối với khối kinh doanh.
- Những khó khăn thuộc về quy chế của Công ty: Công ty khuyến khích hoạt động xuất khẩu chứ không khuyến khích nhập khẩu: theo quan điểm của Nhà nước tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng không thiết yếu, khống chế nhập khẩu hàng tiêu dùng bằng 20% trị giá hàng xuất, đồng thời Công ty cũng có tính mức thưởng trên doanh số hoạt động xuất khẩu gấp đôi mức thưởng trên doanh số nhập khẩu, đây cũng là một bất lợi cho hoạt động nhập khẩu của các phòng ban trước đây chưa xuất khẩu. Công ty quản lý vốn chặt chẽ hơn so với những năm trước đây: các phòng kinh doanh sử dụng vốn của Công ty phải tính lãi theo mức lãi của Ngân hàng cho Công ty vay, đồng thời phải có khế ước nội bộ quy định số hạn. Nếu không hoàn vốn đúng quy định thì phải chịu trả chậm do ngân hàng quy định. Công ty cũng phải quy định chu kỳ một vòng quay vốn không được quá 90 ngày kể từ ngày sử dụng vốn, buộc các phòng khi lập phương án kinh tế quốc tế xuất nhập khẩu phải tính kỹ hơn, nên thường bỏ lỡ thời cơ và không thu hót được khách hàng.
Công ty quy định mỗi phương án không đạt lãi ròng tối thiểu 2% doanh thu thì không được xét duyệt ngay từ đầu. Quy định này làm giảm số phương án kinh doanh của phòng không thực hiện phương châm "năng nhặt chặt bị". Công ty còn quy định chỉ cho phép ký những hợp đồng có giá trị từ 20.000 USD. Chưa kể đến việc còn bắt khách hàng đặt cọc từ 5 ¸ 10% trị giá hợp đồng. Tất cả những quy định này đều không hợp với phương châm "năng nhặt chặt bị" của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương III
Giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu
của công ty
I. Định hướng phát triển kinh doanh của công ty
1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới:
Bước vào những năm tới, khó khăn và thuận lợi của những năm qua vẫn còn tác động đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, Nhà nước sẽ giảm nhẹ các thủ tục nhằm khuyến khích xuất nhập khẩu nhưng về nhập khẩu Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ hơn bằng công cụ thuế của mình trong khi hoạt động kinh doanh của Công ty mấy năm gần đây là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Để hoàn thành kế hoạch và nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty sẽ tập trung hoạt động vào các vấn đề sau:
- Tăng cường công tác chính trị tư tưởng làm cho cán bộ công nhân viên thấy hết được các khó khăn trong giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong điều kiện thay đổi cơ chế cạnh tranh gay gắt, động viên toàn thể cán bộ công nhân viên vì lợi Ých của mình và sự tồn tại phát triển của Công ty mà ra sức làm việc có hiệu quả hơn.
- Không ngừng đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh doanh, nâng cao trình độ chuyên môn để phù hợp với xu hướng phát triển của Công ty.
- Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, tăng cường bố trí cán bộ có kinh nghiệm về nghiệp vụ ngoại thương cho các phòng nghiệp vụ đồng thời bố trí cán bộ có năng lực cho các chi nhánh để có đủ điều kiện tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để từng bước dần dần tạo thế cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu làm cho hiệu suất kinh doanh ngày càng tăng.
- Mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trên cơ sở duy trì các bạn hàng truyền thống và quen thuộc.
- Tăng cường công tác quản lý tài chính tiết kiệm trong chi tiêu và sử dụng vốn có hiệu quả, áp dụng chế độ ký kết hợp đồng cụ thể hoá công việc cho người lao động và động viên tốt chức trách được giao.
Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh, tận dụng những cơ hội trên thị trường, mở rộng các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu sang các lĩnh vực khác để tăng cường doanh số của Công ty, nâng cao lợi nhuận để giúp cho Công ty ổn định, phát triển và đứng vững trên thị trường.
Tăng cường các hoạt động xuất khẩu hàng hoá bằng hình thức tạo nhập tái xuất hay xuất khẩu trực tiếp để dần dần tạo thế cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2000:
Trên cơ sở những khó khăn và thuận lợi của năm 1999, cùng với sự ban hành có hiệu lực của luật thương mại và hệ thống các văn bản chính sách dưới luật về đổi mới công tác kinh doanh xuất nhập khẩu cùng các yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu phát triển công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty xây dựng kế hoạch năm 1999 với tổng kim ngạch là 20 triệu USD.
So với năm 1998, Công ty xây dựng kế hoạch có thấp hơn vì cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên toàn cầu, những khó khăn sẽ còn tiếp tục diễn ra trong năm 1999 và những năm tiếp theo và sau khi ban hành nghị định 57 của Chính phủ, phần lớn các thành phần kinh tế độc lập kinh doanh, mặt khác một số thuế mới ban hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh. Do vậy, để đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu có chất lượng, không bị thất thu, không bị công nợ kéo dài và đạt hiệu quả cao, Công ty sẽ áp dụng một số biện pháp sau:
- Tiếp tục giữ vững cương lĩnh đề ra của cơ chế quản lý năm 1998.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về trách nhiệm, quyền lợi của từng cá nhân trong kinh doanh, thu hẹp cơ chế phân phối bình quân.
- Khuyến khích bằng nhiều biện pháp để tăng nhanh xuất nhập khẩu hoặc liên doanh liên kết để xuất khẩu.
- Tìm mọi biện pháp duy trì, củng cố và phát triển thị trường, nhất là sang khu vực Châu Á, EU, cũng như sang Đông âu, SNG...
- Tăng cường các cuộc giao dịch, đàm phán qua các hội chợ quốc tế, tiếp xúc qua các đồng chí Tham tán để mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luôn cải tiến công tác quản lý kinh doanh cho phù hợp từng thời kỳ.
- Giải quyết dứt điểm các công nợ còn dây dưa trong 6 tháng đầu năm , tháo gỡ mọi ách tắc cho kinh doanh phát triển.
- Chuẩn bị tiền đề cơ sở vật chất cho năm 2000-2005 tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Trên cơ sở đó chỉ tiêu kế hoạch xây dựng năm 2000 của Công ty là:
- Xuất khẩu: 4.000.000USD
- Nhập khẩu: 16.000.000USD.
Chỉ tiêu giao cho các phòng như sau:
(1). Chỉ tiêu nép lãi:
Phòng
Số lợi nhuận phải nép cả năm (đơn vị: VND)
XNK1
60.000.000
XNK2
50.000.000
XNK3
50.000.000
XNK4
40.000.000
XNK5
80.000.000
XNK6
80.000.000
XNK7
50.000.000
XNK8
60.000.000
Xí nghiệp TOCAN
100.000.000
Chi nhánh Hải Phòng
30.000.000
(2). Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu
Phòng
Kim ngạch xuất nhập khẩu được giao kế hoạch (đơn vị: USD)
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cộng
XNK1
100.000
2.400.000
2.500.000
XNK2
300.000
1.700.000
2.000.000
XNK3
200.000
1.300.000
1.500.000
XNK4
100.000
1.400.000
1.500.000
XNK5
500.000
2.000.000
2.500.000
XNK6
300.000
2.200.000
2.500.000
XNK7
300.000
2.200.000
2.500.000
XNK8
1.000.000
1.500.000
2.500.000
Xí nghiệp TOCAN
1.200.000
800.000
2.000.000
Chi nhánh Hải Phòng
500.000
500.000
(3). Chỉ tiêu thu nhập bình quân của Công ty: 1.000.000 đồng/người/tháng. Trên đây là những phương hướng của Công ty năm 2000. Để làm được như vậy TOCONTAP sẽ phải lùa chọn cho mình những giải pháp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể.
II. Biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của TOCONTAP
Bước vào năm 2000 và những năm tới, Công ty có những thuận lợi và thách thức mới.
Về thuận lợi, nước ta có những chuyển biến nhanh chóng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, đang có những bước tiến triển mới trên lé trình hội nhập với thị trường thế giới và khu vực. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và bản thân TOCOTAP nói riêng.
Năm 2000 sẽ là năm triển khai mạnh mẽ và toàn diện các nghị quyết của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng (VAT), luật thương mại và luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung, cơ chế quản lý thương mại nói riêng, Nhà nước tạo động lực mới cho các địa phương và các doanh nghiệp tiếp tục quá trình đổi mới.
Những thành tựu về phát triển kinh tế - thương mại trong những năm qua, đặc biệt là những thành tựu phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị - xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế thương mại.
Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và một số nước khác tiếp tục tác động đến kinh tế xã hội nước ta, đặc biệt đến thương mại hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và vốn.
Những khó khăn vốn có và những khó khăn mới nảy sinh mà năm 1999 còn phải gánh chịu rất nặng nề: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh còn thấp, tốc độ tăng trưởng một số ngành chưa cao, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đang bộc lé những yếu kém trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khả năng tài chính và ngân sách của Nhà nước còn hạn chế.
Các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập nền kinh tế - thương mại thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế đã được xác lập. Thị trường thế giới đã được phân chia ổn định, các doanh nghiệp Việt Nam đang còn non trẻ đã phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia... dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hai yếu tố cơ bản nhất đang còn nhiều tồn tại, bất cập, nhưng lại có tác động, chi phối trực tiếp đến sự phát triển của thị trường và hoạt động thương mại là thiếu thị trường tiêu thụ (cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu) và tình trạng vốn kinh doanh vừa thiếu vừa sử dụng chưa có hiệu quả ở nhiều doanh nghiệp.
Những tồn tại bức xúc trên lĩnh vực văn hoá xã hội, nạn tham nhòng, buôn lậu... cũng là những yếu tố cản trở khả năng phát triển kinh tế thương mại năm 1999.
Trong bối cảnh tình hình đó cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp:
Căn cứ vào mục tiêu của Công ty, Công ty cần xây dựng chiến lược phát triển, trong đó xác định rõ mục tiêu phát triển, cơ cấu sản xuất kinh doanh, bạn hàng và thị trường, các nguồn lực phát triển, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện cho từng thời kỳ, theo đó, mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm vào thực hiện các mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển. Tránh tình trạng doanh nghiệp hoạt động theo kiểu "đánh quả" khoán trắng từng phi vụ nhằm duy trì sự tồn tại hơn là phát triển.
2. Lùa chọn loại hình kinh doanh thích hợp:
Căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của mình để lùa chọn phương thức kinh doanh thích hợp, kết hợp chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp, kinh doanh thương mại với sản xuất hàng hoá. Công ty có khả năng và điều kiện chuyên doanh một mặt hàng hoặc một nhóm hàng, thì cần tập trung sức củng cố và phát triển cả thị trường mặt hàng, tạo điều kiện nâng cao thị phần, phát huy vai trò chủ đạo của thương nghiệp nhà nước trên thị trường, mở rộng xuất khẩu. Chủ động đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, để phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho lưu thông và xuất khẩu.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Một mặt, Công ty cần tạo ra những mặt hàng trong kinh doanh có chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong nước và nước ngoài. Mặt khác, nâng cao nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh, kể cả trong nước và nước ngoài, đồng thời củng cố "đức, trí, tín" của Công ty trên thị trường. Để nâng cao uy tín và năng lực trên thị trường, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với thị hiếu của thị trường đồng thời Nhà nước quy định tiêu chuẩn hàng hoá và tăng cường kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các quy định đó.
4. Mở rộng thị trường và bạn hàng ổn định ở trong nước và ngoài nước:
Để phát triển sản xuất kinh doanh phải đặc biệt quan trong việc mở rộng thị trường và bạn hàng. Trên cơ sở định hướng rõ thị trường, bạn hàng, xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để tổ chức công tác thị trường, tạo mạng lưới tiêu thụ và bạn hàng ở trong nước và ngoài nước. Công ty cần tạo khả năng về tài chính, năng lực cán bộ và tổ chức đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá.
5. Cải thiện tình hình tài chính của Công ty:
Để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn đòi hỏi Công ty phải cải thiện tình hình tài chính.
Công ty cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: áp dụng tổng hợp các biện pháp như tính toán kỹ lưỡng các phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với tình hình thị trường và khả năng thực tế của Công ty, đẩy mạnh các hoạt động marketing, tìm chọn các phương thức bán hàng thích hợp... Tránh tình trạng hàng hoá tồn kho, ứ đọng, kém phẩm chất, tổ chức rà soát lại toàn bộ tài sản cố định, công cụ, phương tiện làm việc và sơ sở vật chất của doanh nghiệp để có biện phát xử lý khai thác có hiệu quả: thanh toán kịp thời tiền bán hàng, tích cực thu hồi công nợ; rà soát và hoàn thiện quy chế quản lý, tài chính nội bộ Công ty nhằm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của Công ty.
Quản lý sử dụng vốn phải nhằm trước hết bảo toàn và phát triển vốn. Cần sử dụng có hiệu quả vốn tự có của Công ty, việc vay vốn phải tính toán cụ thể các phương án sử dụng tiền vay và phải theo dõi sát sao trả gốc, trả lãi. Cần tính toán và phản ánh đầy đủ, trung thực và kịp thời chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của từng thương vụ, từng loại hình hoạt động, từng phòng, từng tháng, từng quý.
6. Công ty cần chuẩn bị mọi điều kiện và thủ tục thực hiện cổ phần hoá:
Đây là điều cốt lõi để đảm bảo cho Công ty đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường (hiện nay còn nhiều trở ngại là Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán). Do vậy, Nhà nước xúc tiến càng nhanh càng tốt sự ra đời của nó.
7. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại cho cán bộ:
Xây dùng quy hoạch cán bộ phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong cơ chế mới, phù hợp với tiến trình hội nhập của Công ty với thế giới và khu vực. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh đội ngò cán bộ hiện có, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ kinh doanh của Công ty. Bổ sung những cán bộ đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển đồng thời thay những cán bé không đủ năng lực. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngò cán bộ nghiệp vụ chuyên môn có năng lực trên thị trường nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bên cạnh những giải pháp trên TOCONTAP nên đưa ra kế hoạch phát triển dài hạn 5 năm (2000 - 2005) và những năm tiếp theo.
- Sù phát triển của thị trường trong nước.
- Mở rộng và phát triển thị trường ngoài nước.
- Xây dựng các mặt hàng chủ lực.
- Khả năng phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
- Cơ chế quản lý, bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ...
Trên đây là những giải pháp chính từ đó Công ty lùa chọn tìm kiếm con đường phát triển trong tương lai cho phù hợp với bản thân và xu hướng vận động khách quan của thị trường.
Ngoài ra, Công ty cũng cần phải tập trung vào giải quyết một số vấn đề vẫn còn vướng mắc như sau:
- Công ty cần phải sẵn sàng chấp nhận phương án có lãi thấp để tăng số phương án làm ăn, tạo việc làm và cũng có nhiệm vụ cho cán bộ.
- Mở rộng hình thức thanh toán để cán bộ kinh doanh thông thuộc, nắm vững các thủ tục thanh toán, từ đó có thể áp dụng linh hoạt đối với từng hợp đồng. Sự linh hoạt trong thanh toán quốc tế có thể làm giảm được chi phí ngân hàng và tận dụng được sự biến động của tỷ giá hối đoái, làm tăng lãi cho phương án kinh doanh, đặt biệt là đối với hợp đồng lớn.
- Phát huy hoạt động xuất khẩu nhằm từng bước cân đối giữa XK và NK, chuyển hướng kinh doanh cho phù hợp với chính sách của Nhà nước và quy chế của Công ty. Phân công mặt hàng chuyên phù hợp với khả năng của từng cán bộ...
Bên cạnh những giải pháp trực tiếp của Công ty nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng có hiệu quả hơn, Công ty cần phải quan tâm tới những vấn đề liên quan đến quản lý vi mô của nhà nước.
III. Một số kiến nghị đối với nhà nước
Để làm tốt việc kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài sự nỗ lực của Công ty, kiến nghị Nhà nước cần phải có cơ chế và một số biện pháp thích hợp. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào chính sách thương mại của Nhà nước. Chính sách thương mại phải có tác dụng gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thuế xuất nhập khẩu.
1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu:
Hiện nay thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là biện pháp chính để bảo hộ sản xuất nội địa. Chính sách thuế cần phải nhất quán đối với mọi cơ sở sản xuất kinh doanh không có những ưu tiên riêng biệt tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu để người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá thấp hơn, hỗ trợ hoặc miễn giảm đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống của đất nước và không nên quá lạm dụng thuế xuất khẩu để tránh tình trạng buôn bán lậu.
Hệ thống các chính sách thuế cần phải được kiện toàn để chống thất thu và lạm thu do việc hàng hoá bị đánh thuế nhiều lần.
2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu:
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chịu sự quản lý của Nhà nước, vì vậy kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách phân bổ hợp lý hạn ngạch xuất nhập khẩu. Hiện nay việc giành hạn ngạch nhập khẩu đã phân bổ cho các đơn vị sản xuất thông qua các bộ, ngành hàng gây ra không Ýt phiền hà cho cơ sở, không phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước cần hoàn thiện phương thức phân bổ hạn ngạch theo nguyên tắc "một cửa" chỉ phân bổ cho các đơn vị đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp theo nhóm hàng để có hiệu quả kinh tế cao hơn đóng góp nhiều hơn cho Nhà nước.
3. Chính sách quản lý ngoại tệ:
Cần có sự quản lý ngoại tệ của Nhà nước để đảm bảo có được đầu vào bằng nhập khẩu (gồm: nguyên liệu, bán thành phẩm, các thiết bị và phụ tùng mà trong nước chưa sản xuất được) và các đầu ra bằng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Mặc dù có sự thiếu ngoại tệ ở các doanh nghiệp nhưng có khá nhiều tình trạng lưu thông nội bộ như việc tích trữ ngoại tệ ở quy mô khá lớn. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp giải quyết hậu quả tiêu cực của những sự trao đổi Ýt nhiều tuỳ tiện như thế. Việc quản lý hợp lệ ngoại tệ được coi là vấn đề chủ yếu cho thời kỳ kế hoạch các năm tới. Nhà nước cần phải chuyển sự ưu tiên phân bổ vốn ngoại tệ cho các dự án lớn tốn khá nhiều ngoại tệ và thời gian xây dựng cơ bản lâu dài, song việc cổ vũ khuyến khích các mối liên kết trong nội bộ các ngành công nghiệp và cải tiến hoạt động của Công ty theo các tiêu chuẩn kinh tế. Chính sách về tỷ giá hối đoái của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái cho ta biết giá một đơn vị tiền tệ của nước ngoài tính bằng tiền nước ta. Khi một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu thì tất yếu sẽ có lúc công ty đó tiến hành bán hoặc mua ngoại tệ. Song nếu bán ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương thì công ty đó sẽ bị thấp hơn giá thị trường khoảng 5 - 10%, hoặc nếu mua ngoại tệ của ngân hàng sẽ cao hơn giá thị trường. Do đó, các đơn vị nhiều khi xử lý bằng cách bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế khác có nhu cầu ngoại tệ theo giá thị trường, hoặc tìm các mặt hàng xuất nhập khẩu có chênh lệch giá cao để nhập. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần có sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương đối sát với giá thị trường. Khoảng chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra phải là tối thiểu, chỉ gồm lệ phí dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước cần giành một số ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh ngoại tệ và điều tiết tỷ giá cho thị trường ổn định không đột biến.
Trong khi chưa có biện pháp khống chế giá thị trường tương ứng với tỷ giá kinh doanh của ngân hàng thì chấp nhận mua theo tỷ giá thị trường để đảm bảo cho các đơn vị xuất khẩu không bị thiệt (vì toàn bộ giá mua hàng xuất khẩu và giá bán hàng nhập khẩu đều theo giá thị trường.
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và du lịch cần quản lý bằng cách buộc các đơn vị phải thanh toán qua ngân hàng, tiến tới xoá bỏ tình trạng các đơn vị giữ ngoại tệ, tự do mua bán cho nhau.
Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực về tỷ giá hối đoái như công bố các tỷ giá trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ cho các ngân hàng kinh doanh ngoại tệ và giữ cho tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh như USD, DEM... ổn định trên thị trường nội địa. Hiện tại chính sách tỷ giá hối đoái là tạo điều kiện cho xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước đang có kế hoạch sẽ xây dựng thị trường hối đoái hợp pháp trong tương lai để chống tình trạng buôn bán ngoại tệ ở "thị trường ngầm" gây thất thu cho Nhà nước.
4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu và nhập khẩu
Thực tế cho thấy những hiểu biết kém cỏi và thiếu thông tin về thị trường thế giới là một trở ngại lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy nhiều máy móc thiết bị nhập khẩu với giá cao. Điều đó là nguyên nhân của việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kém, Nhà nước phải tạo điều kiện, giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc tổ chức công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.
5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:
Đây là sự sống còn cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, Nhà nước tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp đảm bảo các đơn vị trực tiếp liên doanh, liên kết với nước ngoài tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho nước ngoài, thu được lượng vốn lớn, góp phần tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Hiện nay, mặc dù Nhà nước đã tạo được môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhưng chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, thực hiện điều này cần có thời gian và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ quyền kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như TOCONTAP.
Tóm lại để tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu cần nhiều yếu tố, phối hợp sự dụng nhiều cách thức, biện pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình thực hiện và khả năng kinh doanh của đơn vị. Xuất nhập khẩu là một đòn bẩy quan trọng để đưa nền kinh tế nước nhà đi lên, đồng thời hoà nhập được với cộng đồng quốc tế cho đúng với xu thế của thời đại ngày nay là kinh tế được quốc tế hoá.
Kết luận
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thực tế rất đa dạng, phức tạp chuyển biến không ngừng. Vì vậy nó đòi hỏi phải được bổ sung và hoàn thiện theo thời gian.
Để tài đã xây dựng trên cơ sở tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP thời cơ chế thị trường, từ đó phân tích rót ra những kết luận có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ hoạt động xuất nhập khẩu của TOCONTAP mà với cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhà nước nói chung hiện nay.
Qua thời gian học tập tại trường, dưới sự dẫn dắt và giảng dạy nhiệt tình của các thày cô bản thân em đã thu hái được những kiến thức cơ bản về lý luận ngoại thương, tiếp thu được những thông tin mới nhất, từ đó vận dụng với công việc thực tế trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thày giáo hướng dẫn và sự chỉ bảo của các cô chú cán bộ công nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu 3 - Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. Đây là một đề tài phức tạp rộng lớn và do hạn chế về thời gian nên đề tài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Ngọc Uyên cùng toàn thể các thày cô giáo, các cô chú cán bộ kinh doanh trong phòng xuất nhập khẩu 3 - Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội đã giúp em trau dồi kiến thức cơ bản, không ngừng nâng cao hiểu biết để hoàn thành tốt đề tài này.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình thương mại quốc tế
PGS. PTS. Nguyễn Duy Bét
NXB Hà Nội 1998
Giáo trình kinh tế thương mại
Giáo trình tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế
PTS. Trần Chí Thành
NXB Thống kê - Hà Nội 1994
Giáo trình kinh tế ngoại thương - Trường ĐH Ngoại Thương
Tổ chức kỹ thuật ngoại thương - Trường ĐHKT Tp HCM
Báo thương mại
Báo cáo tổng kết các năm của Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ - NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
3
I. Vai trò - vị trí của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
3
1. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
3
2. Vị trí của Công ty xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
5
II. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
6
1. Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
6
2. Thu mua tạo nguồn hàng
9
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
10
4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
13
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
15
1. Nhóm nhân tố khách quan
15
2. Nhóm nhân tố chủ quan
18
IV. Phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
19
1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
19
2. Phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XNK HÀ NỘI
25
I. Vài nét khái quát về Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội
25
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
25
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
26
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
29
1. Mặt hàng kinh doanh
29
2. Thị trường kinh doanh
30
3. Đặc điểm chung về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm qua
32
III. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP
33
1. Thực hiện kim ngạch XNK
33
2. Ký kết và thực hiện hợp đồng
35
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của TOCONTAP
36
4. Nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP
37
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty
38
1. Những khó khăn chung
38
2. Những khó khăn riêng
41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA TOCONTAP
43
I. Đinh hướng phát triển kinh doanh của Công ty
43
1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới
43
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999
44
II. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK
46
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp
47
2. Lùa chọn loại hình kinh doanh thích hợp
47
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
47
4. Mở rộng thị trường và bạn hàng ổn định trong và ngoài nước
48
5. Cải thiện tình hình tài chính của Công ty
48
6. Công ty cần chuẩn bị mọi điều kiện và thủ tục thực hiện cổ phần hoá
48
7. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ
48
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
49
1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu
50
2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu
50
3. Về chính sách quản lý ngoại tệ
50
4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu và nhập khẩu
51
5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
51
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 91.doc