MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 3
1.1 Khái quát chung về xuất khẩu 3
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 3
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu 3
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu 7
1.1.4. Nội dung chính của xuất khẩu 11
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THÊU REN CỦA CÔNG TY ARTEXPORT 17
2.1. Giới thiệu chung về Artexport Việt Nam 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 17
2.1.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 21
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức quản lý của công ty Artexport 23
2.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thêu ren của công ty Artexport 27
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu 27
2.3.2. Hình thức kinh doanh xuất khẩu 31
Chỉ tiêu 32
2.3.3 Chủng loại mặt hàng thêu ren xuất khẩu của công ty Artexport 34
2.3.4. Thị trường xuất khẩu mặt hàng thêu ren của công ty. 38
2.3.5. Đối thủ cạnh tranh của mặt hàng thêu ren của công ty Artexport 46
2.4. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thêu ren của công ty 48
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được 48
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THÊU REN CỦA CÔNG TY ARTEXPORT 56
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty Artexport 56
3.1.1. Mục tiêu tổng quát 56
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2008 56
3.1.3. Kế hoạch lợi nhuận trong 02 năm tới 57
Chỉ tiêu 57
Năm 2007 57
3.1.4. Chiến lược thực hiện của Artexport giai đoạn 2006-2008 57
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thêu ren của công ty Artexport trong thời gian tới 59
3.2.1. Giải pháp từ phía công ty 59
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá chủng loại của mặt hàng thêu ren của công ty 59
3.2.1.2. Xác định mức giá hợp lý cho mặt hàng thêu ren 62
3.2.1.3. Thực hiện công tác nghiên cứu và thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả 64
3.2.1.4. Tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất và các công ty trong ngành 67
3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước 68
Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách và các thủ tục hành chính 68
Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định về giá cho một số mặt hàng thiết yếu (điện, xăng) 68
Nhà Nước cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa. 69
LỜI KẾT 71
78 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thêu ren của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tổng hợp công ty Artexport
Ghi chó (-): kim ngạch xuất khẩu vào một thị trường nào đó bị mất (=0)
Trong xu thế hội nhập hiện nay, cạnh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu. Và trong quá trình cạnh tranh đó việc có thêm hay mất đi thị trường hoàn toàn có thể xảy ra phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy mở rộng hay duy trì thị trường của sản phẩm. Artexport cũng là đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đó từng giê, từng phót. Đối với mặt hàng thêu ren – mặt hàng xuất khẩu quan trọng của công ty thì việc duy trì được thị trường truyền thống còng nh mở rộng thêm các thị trường tiềm năng là điều vô cùng quan trọng.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2002 so với 2001: mặt hàng thêu của công ty đã bị mất đi 4 thị trường là Đài Loan, Phần Lan, Áo và Hà Lan. Nhưng bù vào đó công ty đã xuất đi được thêm 2 thị trường mới là Newzealand và Ba Lan. Kim ngạch của thị trường bị mất cao hơn so với kim ngạch tăng thêm của các thị trường mới cũng là một nguyên nhân khiến cho tổng kim ngạch mặt hàng thêu năm 2002 giảm sút so với 2001 (2.720.831USD so với 2.748.001USD) đồng thời tổng số thị trường xuất khẩu của mặt hàng thêu năm 2002 (18 thị trường) cũng giảm so với năm 2001 (20 thị trường).
Năm 2003 so với 2002: lại tiếp tục có sự sụt giảm về tổng số thị trường xuất khẩu. Trong năm 2003 trong khi công ty tiếp tục mất đi 4 thị trường là Singapore, Tiệp Khắc, Bồ Đào Nha và Newzeland thì công ty chỉ mở rộng thêm được 1 thị trường mới là Cộng Hoà Séc khiến tổng số thị trường xuất khẩu của mặt hàng này trong năm 2003 giảm xuống còn 15 thị trường. Điều đáng lưu ý ở đây là thị trường Newzeland vừa được mở rộng vào năm 2002 thì lại bị mất ngay vào năm 2003.
Năm 2004 so với 2003: Năm 2004 có thể nói là một năm rất thành công của mặt hàng thêu ren trong việc tìm kiếm thêm những đối tác mới ở những thị trường tiềm năng. Cụ thể năm này công ty mở rộng thêm 7 thị trường (bao gồm những thị trường đã mất và những thị trường mới hoàn toàn). Đó là các nước Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Malaysia, Bắc Ailen, Scottlen, Mexico và Nam Phi. Trong khi đó so với năm 2003 thì năm 2004 công ty không để mất đi thị trường nào. Có thể nói trong năm này công ty đã thành công trong hoạt động quảng bá thị trường và giới thiệu sản phẩm thêu ren đến các thị trường.
Năm 2005 so với 2004: Năm 2005 có lẽ là năm có nhiều biến động về thị trường của mặt hàng thêu ren khi mà tổng số thị trường mất đi và có thêm đều rất nhiều. Cụ thể, vào năm này công ty đã bị mất đi 7 thị trường trong đó có khá nhiều thị trường vừa mới được mở trong năm 2004 như Malaysia, Bắc Ailen, Scottlen, Mexico và Nam Phi và một số thị trường khác như Hàn Quốc và CH Séc. Số thị trường có thêm bao gồm Tiệp Khắc, Hongkong, Kowait, Thổ Nhĩ Kỳ và Ixơlen.
Năm 2006 so với 2005: Năm 2006 là năm mà mặt hàng thêu ren có nhiều thị trường xuất khẩu nhất qua tất cả các năm với 24 thị trường, tăng lên 4 thị trường so với 2005. Số thị trường có thêm (6) đã bù được vào số thị trường bị mất (4) khiến tổng số thị trường và tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đều tăng so với năm trước và so với tất cả các năm.
Nhìn chung qua các năm tuy có sự biến động nhiều,có nhiều thị trường được mở rộng và cũng có thêm nhiều thị trường bị mất đi nhưng hầu hết các thị trường truyền thống đều được duy trì. Công ty đã cố gắng tập trung phát triển thị trường theo chiều sâu, giữ vững thị trường truyền thống đồng thời tiếp tục mở rộng thêm các thị trường tiềm năng với khả năng sinh lời hợp lý.
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh của mặt hàng thêu ren của công ty Artexport
Xét về đối thủ quốc tế: Đối thủ đáng gờm nhất không những của riêng mặt hàng thêu ren của công ty mà đối với các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ nói chung công ty là các công ty của Trung Quốc. Các sản phẩm của Trung Quốc có một lợi thế là được sản xuất ra bằng nguyên liệu có sẵn rất phong phú, hầu như nguyên liệu để sản xuất ra hàng thêu ren của Trung Quốc đều không phải nhập ngoại, các sản phẩm được sản xuất hàng loạt với chất lượng đồng khá đồng đều do vậy giá thành sản phẩm hàng thêu của Trung Quốc thấp hơn so với giá thành của công ty và vì vậy giá bán của họ dễ chịu hơn nhiều so với giá bán của ta. Cụ thể qua việc giới thiệu sản phẩm qua các hội chợ thì giá CIF Trung Quốc còn thấp hơn so với giá FOB của Việt Nam. Có thể lấy dẫn chứng giá của mặt hàng khăn trải bàn. Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của công ty trong tổng số các chủng loại hàng thêu. Khi xuất sang thị trường các nước, mức giá chung đối với hàng khăn trải bàn có thêu chấm bi xanh, độ dài 60X70, không ren là 38USD/sản phẩm, trong khi đó cùng loại hàng như vậy các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ xuất với giá 30USD/sản phẩm. Đây quả là một sự chênh lệch đáng kể. Và nh vậy lợi thế về giá cả và chất lượng khiến cho các đơn hàng đặt cho nước bạn ngày càng nhiều đồng nghĩa với sự sụt giảm trong các đơn hàng của công ty.
Còn đối với công ty, nguồn nguyên liệu có được từ thị trường trong nước cũng thường xuyên nhưng chất lượng chưa cao và vẫn còn thiếu so với nhu cầu. Cụ thể năm 2006 công ty đã phải nhập khẩu tới 30% nguyên liệu hàng thêu ren, trong đó lại chủ yếu nhập khẩu từ chính Trung Quốc và các nước Châu Âu.
Ngoài ra, còn có các đối thủ khác trong cùng khu vực nh Thái Lan, Indonesia….
Đối thủ trong nước: đó là các công ty tư nhân đang “mọc lên như nấm sau mưa” và các công ty cổ phần. Rất nhiều công ty với mục tiêu trước mắt là chiếm lĩnh thị trường và tăng kim ngạch đã thực hiện việc xuất khẩu “bằng mọi giá”, họ có thể chấp nhận xuất khẩu hàng với mức giá thấp hơn mức giá trên thị trường miễn là có được các đơn đặt hàng xuất khẩu. Đây là một thực tế và thực tế này đã khiến công ty gặp không Ýt khó khăn trong việc giữ chân bạn hàng, đặc biệt là những bạn hàng truyền thống và tìm kiếm những bạn hàng mới.
Có thể nói cạnh tranh trong việc xuất khẩu mặt hàng này đang ngày càng gia tăng theo quy mô và mức độ. Về quy mô cạnh tranh, số lượng các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều, đặc biệt khi Nhà nước có chính sách ưu đãi phát triển đối với hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu ren nói riêng thì cơ hội để các công ty này phát triển là rất lớn và do đó càng có nhiều lý do hơn để họ phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Còn các đối thủ ngoài nước thì vẫn đang lớn mạnh theo thời gian. Về mức độ cạnh tranh, hiện nay các đối thủ không chỉ cạnh tranh với nhau bằng giá cả (đây chỉ là một yếu tố cạnh tranh trước mắt và dễ bị san phẳng) mà đặc biệt hơn đó là sự cạnh tranh bằng chất lượng, sự đa dạng của mẫu mã, của các hình thức tiếp thị và của trình độ của cán bộ xuất nhập khẩu. Đó là sự cạnh tranh về thực chất và mang tính lâu dài.
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THÊU REN CỦA CÔNG TY
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được
Là một công ty Nhà Nước vừa được cổ phần hoá cách đây 3 năm, công ty đã gặp không Ýt khó khăn trong công tác điều hành và tổ chức hoạt động của mình. Tuy vậy trong thời gian qua tập thể công ty Artexport Việt Nam nói chung và các cán bộ phòng thêu nói riêng đã rất cố gắng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và phát triển ngành thêu, ngành Thủ công mỹ nghệ ngày càng lớn mạnh.
Các kết quả mà công ty Artexport Việt Nam đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thêu ren là:
Thứ nhất: kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên. Mặc dù sự cạnh tranh quyết liệt đã khiến tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của công ty có sự sụt giảm đáng kể trong thời gian đầu của quá trình nghiên cứu, tuy vậy thời gian sau đó công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng này và kết quả là đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren đã đạt mức cao nhất trong các năm nghiên cứu. Đây quả là một thành công đáng ghi nhận của phòng thêu nói riêng và của cả công ty nói chung trong việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cả ở trong và ngoài nước.
Thứ hai: Hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ cao đã mang lại hiệu quả cho hoạt động của công ty
Như đã phân tích ở trên, trong hoạt động xuất khẩu hàng thêu ren, công ty chủ yếu kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp (tỷ trọng của hình thức này gần như là tuyệt đối so với các hình thưc còn lại). Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng giá trị thực thu cho công ty. Xuất khẩu không qua trung gian cũng giúp công ty có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và xu hướng thay đổi nhu cầu của khách hàng một cách trực tiếp, nhờ vậy các sản phẩm hàng thêu đưa ra sẽ đáp ứng và có thể định hướng cho nhu cầu của các khách hàng này. Mặt khác hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao như vậy trong hoạt động xuất khẩu của công ty đã chứng tỏ sự lớn mạnh về nguồn vốn, đội ngò cán bộ công nhân viên và kinh nghiệm của công ty bởi hoạt động xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi chi phí lớn trong việc giao dịch, xuất hàng và nghiệp vụ thực hiện cũng khá phức tạp.
Thứ ba: Các sản phẩm thêu của công ty mang tính độc đáo khá cao
Tuy ngày nay hàng thêu ren có thêm hình thức thêu bằng máy nhưng các sản phẩm thêu tay vẫn phổ biến và được ưa chuộng đặc biệt những sản phẩm như quần áo thêu, tranh thêu với sự lôi cuốn về đường nét, về hoạ tiết, về màu sắc và phong cách cá nhân trong mỗi sản phẩm đã tạo ra sức hấp dẫn riêng cho các sản phẩm này. Một đặc trưng của hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu nói riêng là các sản phẩm này không chỉ mang tính tiện dụng mà còn mang tính nghệ thuật rất cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khách hàng vì vậy có thể nói tính nghệ thuật của hàng thêu đặc biệt là hàng thêu tay là một nhân tố tại nên tính độc đáo cho sản phẩm này. Và các nghệ nhân tài hoa với trí tưởng tượng phong phú và sự khéo léo không ai khác chính là người thổi hồn nghệ thuật cho những sản phẩm như vậy. Đây có thể coi là một điểm nhấn quan trọng của hàng thêu của công ty để lôi cuốn khách hàng. Tuy ngµy nay hµng thªu ren cã thªm h×nh thøc thªu b»ng m¸y nhng c¸c s¶n phÈm thªu tay vÉn phæ biÕn vµ ®îc a chuéng ®Æc biÖt nh÷ng s¶n phÈm nh quÇn ¸o thªu, tranh thªu víi sù l«i cuèn vÒ ®êng nÐt, vÒ ho¹ tiÕt, vÒ mµu s¾c vµ phong c¸ch c¸ nh©n trong mçi s¶n phÈm ®· t¹o ra søc hÊp dÉn riªng cho c¸c s¶n phÈm nµy. Mét ®Æc trng cña hµng Thñ c«ng mü nghÖ nãi chung vµ hµng thªu nãi riªng lµ c¸c s¶n phÈm nµy kh«ng chØ mang tÝnh tiÖn dông mµ cßn mang tÝnh nghÖ thuËt rÊt cao, ®¸p øng nhu cÇu thëng thøc nghÖ thuËt cña kh¸ch hµng v× vËy cã thÓ nãi tÝnh nghÖ thuËt cña hµng thªu ®Æc biÖt lµ hµng thªu tay lµ mét nh©n tè t¹i nªn tÝnh ®éc ®¸o cho s¶n phÈm nµy. Vµ c¸c nghÖ nh©n tµi hoa víi trÝ tëng tîng phong phó vµ sù khÐo lÐo kh«ng ai kh¸c chÝnh lµ ngêi thæi hån nghÖ thuËt cho nh÷ng s¶n phÈm nh vËy. §©y cã thÓ coi lµ mét ®iÓm nhÊn quan träng cña hµng thªu cña c«ng ty ®Ó l«i cuèn kh¸ch hµng.
Thứ tư: Hoạt động xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường đã được đẩy mạnh.
Công ty đã rất tích cực tham gia vào các hội chợ, đặc biệt là các hội chợ ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm thêu của mình. Các sản phẩm thêu mẫu với những đường nét mềm mại, thanh tó đã tạo ra sự cuốn hót rất lớn đối với khách hàng hội chợ và vì vậy số khách hàng mới tìm đến công ty qua các hội chợ ngày càng nhiều. Theo thống kê thì cứ qua 3 kỳ hội chợ là công ty đã có thêm khách hàng mới. Các hội chợ mà công ty thường tham dự đó là: Hội chợ tại Frankfort Đức (vào tháng 1, 2, 8), hội chợ tại Hongkong (vào tháng 4,10) và hội chợ tại Nhật Bản (vào tháng 9). Việc công ty tham gia hội chợ một cách thường niên đã tạo ra một “thói quen” tốt cho công ty trong việc quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại.
Thứ năm: Uy tín của công ty và sản phẩm thêu của công ty được nâng cao trên thị trường quốc tế
Artexport là một doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu được thành lập cách đây khoảng 40 năm. Trải qua một khoảng thời gian dài đó Artexport Việt Nam đã tạo dùng cho mình một thương hiệu uy tín tại thị trường trong và ngoài nước với các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Và thêu ren là một trong những sản phẩm đó. Được bắt đầu kinh doanh ngay từ ngày đầu thành lập công ty, sản phẩm thêu đã thể hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và mang lại uy tín cho công ty trên thị trường nhiều nước. Có thể nói rằng uy tín của công ty giúp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thêu và ngược lại uy tín của mặt hàng thêu đã nâng cao vị thế của công ty trên thị trường quốc tế. Uy tín và thương hiệu – cả hai điều đó đang ngày càng nâng cao giá trị của mặt hàng thêu nói riêng và các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ của công ty nói chung.
Thứ sáu: Hàng xuất khẩu được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi giao.
Công ty đã tích cực chủ động tìm kiếm nguồn hàng nguyên liệu để tránh tình trạng thiếu hụt trong khi đơn hàng vẫn chưa hoàn thành, mặt khác công ty còng xem xét yêu cầu của khách hàng một cách kỹ lưỡng để hạn chế hàng bị hồi lại, đảm bảo chất lượng hàng xuất, số lượng đóng gói và thời gian giao hàng. Bản thân công ty đã xây dựng một xưởng thêu ở Thanh Lân (cách trụ sở khoảng 6km) nhằm giúp công ty chủ động hơn trong việc chuẩn bị hàng thêu xuất khẩu.
Thứ bảy: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thêu không ngừng được tăng cao đã góp phần giúp công ty thực hiện các mục tiêu về kinh tế và xã hội
Thêu ren là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của công ty, luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Do đó việc tăng hay giảm trong giá trị xuất khẩu mặt hàng này sẽ có tác động trực tiếp tới giá trị xuất khẩu của toàn công ty và do đó ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế được đề ra.
Tuy có sự tăng giảm khá thất thường nhưng với xu hướng ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu, hàng thêu đã góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội của công ty như mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận hay mức lương bình quân của người lao động. Qua thời gian nghiên cứu có thể thấy rằng các chỉ tiêu trên ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Các bảng biểu sau sẽ thể hiện rõ hơn điều đó.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều tăng:
Bảng 2.13: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
1
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
2.152.957.859
3.812.778.150
2
Lợi nhuận trước thuế
2.187.357.436
4.250.514.402
3
Lợi nhuận sau thuế
1.574.897.354
3.060.370.369
4
Lợi nhuận khác
34.399.577
437.736.252
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp công ty Artexport
Thu nhập bình quân người lao động tăng dần qua các năm
(Số liệu năm 2007 là dự kiến)
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Trong những năm vừa qua, với sự cố gắng không ngừng công ty Artexport Việt Nam nói chung và phòng thêu nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ tuy vậy so với tiềm năng của thị trường và khả năng của công ty thì những thành tích đó dường như vẫn còn khiêm tốn và trong hoạt động xuất khẩu vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể đối với hàng thêu thì những tồn tại đó là:
Thứ nhất: Kim ngạch tuy có xu hướng tăng nhưng biến động không đều.
So với năm 2001 thì kim ngạch năm 2002 và 2003 liên tục giảm. Tuy đã được phục hồi vào năm 2004 nhưng ngay sau đó năm 2005 kim ngạch đã giảm xuống và rồi lại được tăng lên vào năm 2006. Từ đó ta có thể thấy sự không ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này là chủ yếu do sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ nước ngoài trong đó đáng gờm nhất là Trung Quốc. Các sản phẩm thêu của Trung Quốc với mẫu mã phong phú, giá thành hợp lý hơn đã dần lấn át một số thị trường truyền thống của công ty (Nhật Bản, Italia, Pháp, Đức) và mở rộng các thị trường tiềm năng mà công ty cũng có ý định xâm nhập. Đây quả là một thách thức không chỉ trước mắt mà còn trong dài hạn đối với mặt hàng thêu nói riêng mà hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung của công ty. Giá thành cao, mẫu mã nghèo nàn, những điều đó khiến hàng thêu của công ty phải chịu lép vế so với hàng của các nước bạn và kim ngạch giảm sút là điều tất yếu. Ngoài ra những biến động về tình hình chính trị trên thế giới cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xuất khẩu mặt hàng này. Nhận thấy thách thức này, công ty đã thực hiện hàng loạt biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này (như tích cực tham gia nhiều hội chợ, chủ động tìm kiếm nguồn hàng mới, thị trường tiềm năng mới, mở văn phòng đại diện tại nước ngoài), nhờ đó mà trong năm 2006 kim ngạch đã tăng phục hồi trở lại, đây quả là một kết quả đáng mừng và đáng khích lệ cho những cố gắng của công ty. Tuy vậy trong thời gian tới công ty cần duy trì các hoạt động hỗ trợ này một cách hiệu quả hơn nữa nhằm đảm bảo sự ổn định tăng trưởng bền vững của mặt hàng này.
Thứ hai: Hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa đạt được hiệu quả cao
Mặc dù các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn còn một số điểm còn tồn tại. Các hoạt động này còn tỏ ra dè dặt, thiếu tính thống nhất, số lượng hội chợ nước ngoài mà công ty tham gia còn khiêm tốn (chỉ có khoảng 3 hội chợ là tại Đức, Nhật , Pháp), các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài chưa thực sự phát huy được chức năng của mình mà chỉ làm công việc đơn thuần là trưng bày bán sản phẩm chứ chưa làm công tác yểm trợ cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm do vậy chưa kích thích, gợi mở nhu cầu của khách hàng. Mặt khác khả năng tiếp thị ra nước ngoài còn bị hạn chế do năng lực của đội ngò làm công tác thị trường còn chưa cao do vậy việc tìm hiểu nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài cũng bị hạn chế làm cho việc cải tiến mẫu mã, chất lượng không theo kịp với nhu cầu của thị trường.
Thứ ba: Chất lượng sản phẩm hàng thêu ren chưa cao, chủng loại và mẫu mã còn khá nghèo nàn.
Nguyên nhân của hiện tượng chất lượng hàng thêu chưa cao là do hoạt động tổ chức xuất khẩu bị phân tán, công ty vẫn chưa đưa ra được những tiêu chuẩn quy định cụ thể về chất lượng do đó khi đặt các đơn hàng tại các cơ sở sản xuất khác nhau có thể chất lượng sẽ chưa cao và chưa đồng đều. Nguyªn nh©n cña hiÖn tîng chÊt lîng hµng thªu cha cao lµ do ho¹t ®éng tæ chøc xuÊt khÈu bÞ ph©n t¸n, c«ng ty vÉn cha ®a ra ®îc nh÷ng tiªu chuÈn quy ®Þnh cô thÓ vÒ chÊt lîng do ®ã khi ®Æt c¸c ®¬n hµng t¹i c¸c c¬ së s¶n xuÊt kh¸c nhau cã thÓ chÊt lîng sÏ cha cao vµ cha ®ång ®Òu.
Chủng loại hàng thêu của công ty chưa nhiều, tính ra chỉ có 5 mặt hàng chính (bao gồm khăn trải bàn, ga gối, tói thơm, rèm cửa, quần áo trẻ em. Ngoài ra còn một số hàng thêu khác).
Điều đáng nói tiếp theo là thiết kế mẫu mã còn nghèo nàn. Nếu chủng loại chưa phong phú nhưng nếu mỗi mặt hàng có nhiều kiểu dáng và hấp dẫn thì vẫn có thể tạo ra sự đa dạng trong sự nghèo nàn đó. Tuy vậy khâu thiết kế vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Hiện nay việc thiết kế mẫu mã cho mặt hàng thêu ren đôi khi còn quá đề cao tính nghệ thuật, nhấn mạnh đến tính dân téc hoặc văn hoá của sản phẩm. Điều này có thể giúp cho công ty có thể tạo ra nét riêng, nét độc đáo trong sản phẩm thêu của mình tuy vậy công ty cần chú ý rằng những nét văn hoá hoặc những đặc tính này có thể có giá trị đối với dân téc hoặc nền văn hoá này song lại chẳng có ý nghĩa gì đối với một dân téc hoặc một nền văn hoá khác. Do đó trong các sản phẩm thêu của mình công ty cần vừa duy trì tính độc đáo của dân téc nhưng khả năng ứng dụng và tính thương mại cũng cần được đề cao.
Thứ tư: Giá cả của hàng thêu chưa được xác định hợp lý và còn khá cao
Chính sách giá của công ty chưa được sử dụng như là một công cụ để bảo vệ và cạnh tranh mở rộng thị phần của mình, nó đơn giản được sử dụng để công ty hoà nhập vào thị trường xuất khẩu Thông thường mức giá mà công ty đưa ra là dùa vào thông tin của thị trường ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ, mức tồn kho hàng và mức độ tin cậy giữa các bạn hàng. Có thể nói mức giá mà công ty đưa ra đôi khi còn chưa phụ thuộc vào giá thành còng nh tỷ suất lợi nhuận của mặt hàng này do đó công ty có thể phải chịu thiệt thòi trong một số trường hợp. Ngoài ra sự cạnh tranh về giá của các đối thủ trong và ngoài nước cũng là một sức Ðp khiến mức giá sản phẩm không phản ánh đúng giá trị thực của nó. Một nhược điểm nữa là việc sử dụng chiết khấu thương mại của công ty hầu nh rất hạn chế, thể hiện sự không linh hoạt trong hình thức thanh toán của công ty.
Giá cả của sản phẩm thêu ren của công ty còn khá cao so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc. Nguyên nhân của vấn đề này là do hàng thêu ren được sản xuất chủ yếu tại các làng nghề truyền thống với quy mô nhỏ nên Ýt quan tâm tới công tác tổ chức lao động, từ đó không tiết kiệm được chi phí nên giá thành cao. Mặt khác do là mặt hàng truyền thống nên thêu ren không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn. Do lượng sản phẩm sản xuất ra Ýt ỏi nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao, kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, các sản phẩm phải chia nhau gánh vác vào giá.
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp
nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thêu ren
của công ty Artexport
3.1. Mục tiêu phát triển và chiến lược xuất khẩu hàng hóa của công ty Artexport
3.1.1. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát của công ty Artexport là:
Huy động vốn của toàn xã hội và của các cổ đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, người có cổ phần trong công ty và những người góp vốn được làm chủ thực sự doanh nghiệp. Thiết lập phương thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy công ty làm ăn có hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao lợi tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước.
Đẩy mạnh, mở rộng và đa dạng các tổ chức sản xuất, dịch vụ gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng hoá nhằm mở rộng phát triển thị trường trong và ngoài nước, lấy hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính để phấn đấu.
Phát triển nội lực, coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và sức mạnh của công ty.
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2015
Doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân: 5 - 10%/năm
Trong đó: - Kinh doanh XNK tăng: 5 - 10%/năm
- Kinh doanh cho thuê văn phòng, kho bãi tăng: 5 - 10%/năm
- Kinh doanh khác tăng: 10 - 15%/năm
Lợi nhuận tăng bình quân: 20 - 40%/năm
Nép ngân sách Nhà Nước tăng bình quân: 10 - 15%/năm
Tỷ lệ chi trả cổ tức: 10 - 12%/năm
Thu nhập bình quân người lao động tăng khoảng 10 - 12%/năm
Bố trí lao động phù hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh, đảm bảo năng suất lao động và lợi nhuận đạt được ngày càng cao.
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp công ty Artexport
3.1.3. Kế hoạch lợi nhuận trong 02 năm tới
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch lợi nhuận trong 02 năm tới
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(triệu đồng)
% tăng, giảm
Giá trị
(triệu đồng)
% tăng, giảm
Vốn điều lệ
75.000
50
75.000
0
Doanh thu thuần
588.500
10
647.350
10
Lợi nhuận sau thuế
7.500
35.19
11.500
43.84
Nguồn: Artexport Việt Nam
3.1.4. Chiến lược thực hiện của Artexport giai đoạn 2006-2015
3.1.4.1.Chiến lược củng cố và phát triển khách hàng
Xác định, phân loại khách hàng để xây dựng chính sách thống nhất cho hoạt động bán hàng, quy định chế độ ưu đãi về giá cả, dịch vụ và thanh toán đối với các bạn hàng có uy tín gắn bó với công ty và những bạn hàng quan trọng.
Xây dựng kế hoạch tiếp thị, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường bán hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, có kế hoạch đầu tư vào khâu sản xuất để chủ động nguồn hàng, tăng hiệu quả hoạt động
Mở rộng quan hệ với các đối tác tại nhiều thị trường trong hoạt động kinh doanh XNK, lùa chọn đối tác tin cậy và có tiềm năng để thiết lập mối quan hệ nhằm mở ra những phương thức làm ăn mới, tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu về giá cả, chất lượng và thời gian.
3.1.4.2. Chiến lược về thị trường
Trong công tác thị trường, mục tiêu của công ty là đẩy mạnh khai thác thị trường hiện tại- nơi đã tiêu thụ một khối lượng lớn hàng Thủ công mỹ nghệ của công ty ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Bắc Âu, duy trì và củng cố khách hàng cũ, thu hót khách hàng mới, mạnh dạn tiếp cận và khai thác thị trường Trung Quốc. Đồng thời khôi phục và phát triển thị trường Đông Âu, chú trọng đến nhiều thị trường mới nhiều tiềm năng nh ở Trung Cận Đông, Bắc Mỹ
Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: công ty vẫn coi đây là thị trường trọng điểm trong 10 năm tới vì khoảng cách địa lý gần, dung lượng thị trường lớn, tiếp tục là khu vực phát triển năng động. Trọng tâm của công tác thị trường là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN
Đối với các thị trường khác:
Đối với Châu Âu cần tăng tỷ trọng xuất khẩu vào EU lên 25%. Để làm được điều này vai trò của Nhà Nước là rất quan trọng bởi những quy định về quản lý nhập khẩu của EU đang gây nhiều khó khăn cho công ty. Thông qua đàm phán, Nhà Nước sẽ tìm cách giải toả những trở ngại này.
Đối với thị trường Bắc Mỹ mà chủ yếu là thị trường Mỹ: cần phải tăng mạnh để đạt tỷ trọng khoảng 15-20% vào năm 2020.
3.1.4.3 Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới
Duy trì, phát triển kinh doanh ngành hàng truyền thống là hàng Thủ công mỹ nghệ, đồng thời tìm kiếm và mở rộng phát triển các ngành hàng khác.
Từng bước củng cố, đầu tư một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh quy mô và doanh sè
Quan tâm mở rộng kinh doanh các ngành hàng mới
Tiếp tục duy trì, phát triển ổn định thị trường trong nước và nước ngoài.
3.1.4.4. Chiến lược Marketing
Mục tiêu chính là thông qua những nỗ lực tiếp thị để thu hót thêm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá tên tuổi, mặt hàng của công ty thông qua Website và tham gia các hội chợ quốc tế.
Xây dựng chính sách Marketing hiệu quả và hấp dẫn với đầy đủ các yếu tố: “ Uy tín- Chất lượng- Giá cả- Khuyến mại”.
Xác định những mặt hàng chủ lực, đề ra cơ chế đầu tư thích hợp, đảm bảo lưu chuyển bình thường và có dự trữ tồn kho hợp lý.
3.1.4.5. Chiến lược về vốn và tài chính
Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khai thác tối đa đòn bẩy nợ trên cơ sở duy trì hệ số an toàn về tài chính.
Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý (vốn sản xuất và vốn kinh doanh), tranh thủ tối đa các nguồn vốn ứng trước của khách hàng
Phấn đấu tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nợ và bán trả chậm
Giữ vững mối quan hệ, đảm bảo uy tín đối với Ngân Hàng trong việc vay vốn và thanh toán nợ
Huy động vốn từ các cổ đông và ngoài xã hội, tham gia thị trường chứng khoán khi điều kiện thuận lợi.
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thêu ren của công ty Artexport trong thời gian tới
3.2.1. Giải pháp từ phía công ty
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá chủng loại mặt hàng thêu ren
a. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO- một tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã bước vào một sân chơi rộng lớn hơn với những quy tắc chung và sự cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn. Trong quá trình cạnh tranh dó những lợi thế so sánh mà các doanh nghiệp có được là giá cả. Tuy vậy yếu tố này có thể dễ dàng bị san phẳng trong điều kiện hiện nay. Và đối với mặt hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung và mặt hàng thêu ren nói riêng thì điều này càng dễ xảy ra bởi trong các mặt hàng này thì có yếu tố nghệ thuật và chất lượng đóng vai trò rất quan trọng. Cạnh tranh bằng chất lượng và nghệ thuật là giải pháp khôn ngoan nhất cho hàng thêu ren bởi đây nó sẽ đảm bảo một lợi thế lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp . Mức sống của người dân càng cao thì yêu cầu đối với sản phẩm càng khắt khe hơn, ngoài giá cả hợp lý thì độ bền, đẹp là yếu tố quan trọng quyết định đến việc mua sản phẩm của khách hàng. Vì vậy trong điều kiện chất lượng hàng thêu ren còn ở mức khá so với các đối thủ cạnh tranh thì việc cần làm đầu tiên của công ty để tăng tốc cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đó là nâng cao chất lượng cho sản phẩm thêu của mình.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần:
Kiểm tra nghiêm ngặt các công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm thêu.
Nh chóng ta đã biết, sản xuất hàng thêu bao gồm những công đoạn sau: pha cắt nguyên liệu, can in, thêu, hồ, tẩy, giặt là, đóng gói bao bì… Do vậy cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ những người sản xuất trực tiếp có đảm bảo đủ công đoạn sản xuất không. Nếu một khâu, một công đoạn nào đó mà không thực hiện thì sản phẩm rất có thể bị háng, kém phẩm chất.
Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối
Ngay từ khâu thu mua nguyên vật liệu vải và chỉ cần kiểm tra xem vải có đủ điều kiện tiêu chuẩn không (ví dụ như độ dày của vải, độ bóng của chỉ, màu sắc và độ se của chỉ có đồng đều hay không, khi pha cắt có đúng quy cách và kích thước hay không).
Trong quá trình thêu phải kiểm tra chặt chẽ các đường thêu, các mòi chỉ để tránh các hiện tượng thêu bị bồng, lỏng chân chỉ, tuột mòi chỉ…tất cả những điều đó có thể làm cho chất lượng thêu bị kém đi.
Quá trình toàn diện là một quá trình rất quan trọng (bao gồm hồ tẩy, giặt là, đóng gói bao bì), quá trình này làm tăng chất lượng lên rất nhiều (sản phẩm sạch, hồ vải cứng).
Quá trình đóng gói giúp cho sản phẩm tránh được Èm mốc trước khi đến tay người tiêu dùng.
Thiết lập một quy trình công nghệ cho việc sản xuất hàng thêu ren
“Một sản phẩm mang nặng tính thủ công có thể dẫn đến chất lượng không ổn định, mẫu mã đơn điệu, kiểu dáng kém hấp dẫn”. Đó là một thực tế của hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu đặc biệt là thêu tay nói riêng. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường để có thể cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu thì yêu cầu đổi mới, cải thiện công nghệ nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Do vậy các giải pháp có thể đưa ra là:
Thứ nhất: cần có sự đan xen giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, giữa thủ công và cơ khí sao cho đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và vệ sinh môi trường. Đối với quy trình sản xuất hàng thêu công ty có thể áp dụng sự kết hợp này. Ví dụ công ty có thể sử dụng công nghệ hiện đại trong khâu cắt vải, can in, tẩy, giặt là, đóng gói bao bì…Những công đoạn trên nếu dùng máy móc thì sẽ hiệu quả hơn nhiều so với làm thủ công mà vẫn không ảnh hưởng đến tính nghệ thuật của sản phẩm. Từ “thủ công” trong thời đại hiện nay không có nghĩa là nhất nhất tất cả các công đoạn phải làm bằng tay.
Thứ hai: Công ty nên có hỗ trợ tích cực cho các đối tác sản xuất của mình tại các làng nghề tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả. Đầu tư ban đầu có thể là tốn kém nhưng công ty cần xác định đây là sự đầu tư chiến lược, có tính chất quyết định đến sự cạnh tranh lâu dài của sản phẩm thêu của mình. Quá trình này cũng cần có sự hợp tác của cả hai bên.
b. Đa dạng hoá sản phẩm thêu ren
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần chú trọng tới việc cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Chủng loại mặt hàng thêu ren của công ty khá khiêm tốn (chỉ có trên dưới 10 loại hàng thêu) do vậy để có thể thu hót khách hàng hơn nữa thì ngoài việc đáp ứng nhu cầu của họ công ty cần phải định hướng cho nhu cầu đó, thiết kế ra không chỉ những sản phẩm thêu ren đang được ưa chuộng mà còn phải tạo ra những kiểu dáng sẽ được ưa chuộng hơn nữa trên thị trường. Điều đó có nghĩa là công ty cần đón đầu nhu cầu của khách hàng.Để làm được điều này thì một yếu tố không thể thiếu đó là đội ngò những nhà thiết kế mẫu mã - những người được đào tạo bài bản, có trí tưởng tượng và sù sáng tạo.
Khi tiến hành đa dạng hoá sản phẩm thêu ren công ty cần chú ý những điểm sau:
Đa dạng hoá chất lượng sản phẩm: với cùng một chất lượng nh nhau công ty nên có những mặt hàng khác nhau (áo thêu, gối thêu, khăn trải bàn…) và các mặt hàng này cũng phải được đa dạng theo mẫu mã, kích thước.
Đa dạng hoá theo hướng sản phẩm: các mặt hàng thêu khác nhau thì giá bán sẽ khác nhau. Đối với những mặt hàng cầu kỳ (độ tinh tế và sắc nét cao) thì giá sẽ cao, hàng thêu đơn giản thì giá sẽ thấp
Đa dạng hoá theo mầu sắc: có thể có những sản phẩm cùng tông màu hoặc những sản phẩm có sù phối kết hợp của nhiều loại mầu khác nhau và tất nhiên sự kết hợp đó phải hài hoà.
Đa dạng hoá theo lứa tuổi: công ty có thể phân chia việc thiết kế theo từng lứa tuổi (thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên) và dùa vào từng lứa tuổi đó công ty sẽ thiết kế ra những sản phẩm thêu với màu sắc, hoạ tiết, mẫu mã phù hợp. Ví dụ độ tuổi thiếu niên và thanh niên có thể sẽ ưa thích những gam màu sáng, hoạ tiết sinh động còn lứa tuổi trung niên và cao niên thì phù hợp với những gam màu tối hơn, hoạ tiết giản dị và đơn giản hơn.
Đa dạng hoá sản phẩm là một biện pháp để hạn chế rủi ro và tạo ưu thế trong cạnh tranh. Tuy vậy trong điều kiện tiềm lực có hạn, công ty không thể nào đa dạng theo tất cả chất lượng, sản phẩm, màu sắc hay lứa tuổi bởi việc đa dạng hoá này đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về vốn và nhân lực. Vì vậy trước khi tiến hành đa dạng hoá sản phẩm công ty cần nghiên cứu từng thị trường cụ thể để quyết định đa dạng hoá theo một hoặc một vài hướng nhất định. Ví dô : đối với thị trường Mỹ, đây là một thị trường đa dạng về chủng téc, yêu cầu về chất lượng không quá cao và mức giá là một yếu tố quan trọng để họ ra quyết định mua sản phẩm do vậy công ty có thể tiến hành đa dạng hoá theo hướng sản phẩm để đưa ra những sản phẩm với chất lượng khác nhau để người tiêu dùng lùa chọn hoặc có thể đa dạng hoá theo mẫu mã để phù hợp với sở thích đa dạng của người dân ở đây.
3.2.1.2. Xác định mức giá hợp lý cho mặt hàng thêu ren
Việc xác định mức giá hợp lý cho mặt hàng thêu ren là cần thiết bởi nếu xác định đúng cách thì công ty có thể coi giá cả là một yếu tố cạnh tranh. Tuy hiện nay giá cả không còn là yếu tố quyết định cho lợi thế của một sản phẩm nhưng cạnh tranh về giá là một trong những hình thức cạnh tranh gay gắt và được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường bởi giá cả có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của cả người mua và người bán.
Mức giá của sản phẩm thêu ren của công ty có thể được xác định dùa vào nhiều yếu tố như độ có giãn của cầu về mặt hàng này, tâm lý khách hàng, đối thủ cạnh tranh…tuy vậy giá chỉ là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả khi người mua có sự nhạy cảm cao về giá.
Hiện nay, đôi khi công ty còn tính giá theo mức giá hiện hành tức là mức giá chung trên thị trường. Nhược điểm của phương pháp này là nó chưa phản ánh bản chất tình hình sản phẩm trên thị trường và tình hình sản xuất sản phẩm thêu ren của công ty. Công ty chỉ nên coi giá thị trường là một cơ sở để ra quyết định chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó.
Việc quyết định giá của sản phẩm thêu ren của công ty cần căn cứ vào chu kỳ sống của sản phẩm này trên thị trường: Khi một chủng loại của mặt hàng này đã dần lỗi thời và đang trong thời kỳ bão hoà và suy thoái thì công ty cần bán với giá thấp hơn nhằm kích cầu để thu hồi vốn nhanh và ngược lại. Trong trường hợp công ty muốn rút ngắn vòng đời của sản phẩm công ty có thể chào bán với số lượng thấp nhất với mức giá thấp nhất để thu hót khách hàng và ngay sau đó công ty cần chuẩn bị mặt hàng tiếp theo để thế chỗ vào mặt hàng bị rút ngắn chu kỳ
Giá cả cũng có thể được xác định dùa vào mối quan hệ đối với từng bạn hàng, dùa vào mùa vụ hay tâm lý.
Hiện nay việc tính giá sản phẩm thường đựơc tính theo công thức sau:
Chi phÝ xuÊt khÈu ®¬n vÞ s¶n phÈm
Chi phÝ thu mua ®¬n vÞ s¶n phÈm
Gi¸ dù kiÕn cho 1 ®¬n vÞ s¶n phÈm
L·i dù kiÕn
= + + + +
Đây là phương pháp đơn giản, được sử dụng phổ biến để tính giá hàng xuất khẩu. Công ty có thể tính theo phương pháp này để thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh .
3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả
Việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu có vai trò quyết định đến mọi công ty khi họ tiến hành các hoạt động xuất khẩu của mình. Đối với sản phẩm thêu ren của Artexport cũng vậy. Qua việc phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của mặt hàng này chúng ta có thể thấy sự biến động khá thất thường trong việc duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, có những thị trường công ty vừa xâm nhập được vào năm trước thì năm nay đã bị mất. Do đó việc nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu hàng thêu ren vào các thị trường đó hiệu quả hơn. Việc nghiên cứ thị trường sẽ giúp công ty nắm bắt được các đặc điểm của từng thị trường, nhu cầuc về hàng thêu của thị trường đó và xu hướng giá cả xuất khẩu để từ đó có thể đưa ra các biện pháp thâm nhập phù hợp.
a. Đối với thị trường Châu Á - Thái Bình Dương
Trong khu vực này, công ty chủ yếu xuất khẩu hàng thêu ren của mình sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và những thị trường đó có một số đặc điểm như:
Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thêu ren là khá lớn và được duy trì trong một thời gian khá dài
Yêu cầu về chất lượng hàng thêu ren của các thị trường này là khá cao, trong đó khó tính nhất là thị trường Nhật Bản
Khả năng thanh toán khá cao
Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước trên là tương đối gần, có nhiều nét tương đồng về văn hoá, thị hiếu tiêu dùng, bản sắc văn hoá dân téc
Để có thể thâm nhập vào các thị trường này cần rất nhiều nỗ lực. Sau đây là ví dụ về cách thâm nhập thị trường của một khách hàng điển hình của công ty đối với hàng thêu ren, đó là thị trường Nhật Bản
Thứ nhất: công ty cần quan tâm đến khâu thiết kế mẫu mã của hàng thêu ren. Người Nhật rất quan tâm đến những sản phẩm mang những nét văn hoá truyền thống đồng thời cũng rất ưu thích sự mới lạ đồng thời họ còn đòi hỏi ở sản phẩm một phong cách cá nhân của người sáng tác vì vậy trong các sản phẩm thêu của mình công ty cần chú trọng đến những yếu tố đó.
Thứ hai: Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản thông qua việc trực tiếp tiếp cận với thị trường này bằng những cuộc hội thảo, các cuộc triển lãm giới thiệu về sản phẩm thêu ren. Chắc chắn rằng những sản phẩm thêu với đường nét tinh sảo, gợi cảm và lôi cuốn sẽ thuyết phục được những vị khách khó tính này. Việc đưa sản phẩm mẫu đến tận tay người tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp tới các giác quan của người tiêu dùng, khơi dậy nhu cầu trong họ một cách mạnh mẽ hơn là những lời giới thiệu chung chung đặc biệt là những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao như các sản phẩm thêu đặc biệt là hàng thêu tay. Tuy vậy biện pháp này có một nhược điểm là chi phí sẽ tốn kém đối với công ty.
b. Đối với thị trường Châu Mỹ
Châu Mỹ hàng năm tiêu thụ tới 15% hàng Thủ công mỹ nghệ trên toàn thế giới vì vậy cơ hội cho mặt hàng thêu ren của công ty là rất lớn. Hiện nay, đối với thị trường này công ty chủ yếu xuất sang Bắc Mỹ và trong thị trường Bắc Mỹ thì Mỹ là đối tác chủ yếu. Mỹ là một thị trường rất tiềm năng bởi mức sống cao (đồng nghĩa với khả năng thanh toán cao) và điều đáng quan tâm là họ có thể chấp nhận sản phẩm ở mọi cấp chất lượng. Sự đa dạng về chủng téc và về mức sống đã tạo nên sự đa dạng theo đó về chủng loại và chất lượng. Đối với thị trường này công ty cần chú ý những điểm nh sau:
Thứ nhất: Tại thị trường này mặt hàng thêu ren của công ty rất khó có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc trừ khi tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã độc đáo và tinh xảo, được tiêu thụ qua các kênh phân phối riêng. Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về hàng thêu máy song có thể cạnh tranh ở mặt hàng thêu tay có chất lượng cao. Công ty cần chú trọng đặc biệt tới mặt hàng này.
Thứ hai: Người Mỹ tuy không quan tâm nhiều đến chất lượng nhưng họ đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm. Do đó công ty cần soạn thảo chính sách nhãn hiệu cụ thể. Nhãn hiệu tối thiểu phải đảm bảo các thông tin như: nhận biết được sản phẩm thêu, chỉ rõ được phẩm chất của hàng thêu, mô tả sản phẩm trong chõng mực nào đó (nơi sản xuất, chất liệu), mô tả sản phẩm bằng những hình vẽ hấp dẫn.
c. Đối với thị trường Đông Âu
Trước năm 90, kim ngạch thêu ren của công ty xuất sang thị trường Đông Âu là rất lớn tuy vậy hiện nay kim ngạch này không còn cao nh trước nưã. Mặc dù vậy trong tương lai công ty vẫn xác định đây là một thị trường trọng điểm cần khôi phục, duy trì và phát triển.
Đặc điểm của thị trường này đó là: đây là một thị trường dễ tính, không đòi hỏi chất lượng cao, những người có mức thu nhập khá chiếm chủ yếu vì vậy công ty có thể tập trung xuất khẩu những sản phẩm thêu ren đáp ứng nhu cầu của tầng líp này.
Biện pháp mà công ty có thể thực hiện:
Thực hiện việc đa dạng hoá sản phẩm theo chất lượng, tập trung vào những sản phẩm thêu ren có chất lượng khá
Công ty có thể mở đại lý của của mình ở nước ngoài. Những đại lý này có thể của người Việt tại đây hoặc là những người Đông Âu chính gốc. Việc thiết lập đại lý có thể giúp cho công ty tận dụng được sự am hiểu về thị trường của những người bản địa và điều đó sẽ giúp công ty xuất khẩu hiệu quả hơn
d. Đối với thị trường Tây Âu
Hiện nay mặt hàng thêu ren của công ty xuất khẩu sang thị trường này rất lớn đặc biệt là thị trường Italia, Đức, Anh, Tây Ban Nha…
Đặc điểm của thị trường này là: mức thu nhập của người dân cao nên khả năng thanh toán tốt, yêu cầu về sản phẩm khá khắt khe (sản phẩm phải nhẹ nhàng, kiểu dáng đơn giản song đòi hỏi nguyên liệu cao cấp, phải đẹp, tinh tế và chất lượng cao).
Khi thâm nhập vào thị trường này công ty cần chú ý:
Để giảm thiểu rủi ro công ty cần thông hiểu các “luật chơi” của EU như hệ thống pháp luật, các rào cản kỹ thuật cũng như tìm hiểu về phong tục tập quán, thị hiếu người tiêu dùng.
Liên doanh với những đối tác nước bạn nhằm tạo chỗ đứng trong các kênh phân phối đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm bởi chất lượng chính là những viên gạch xây dựng nên thương hiệu đồng thời nó cũng là lời hứa đảm bảo đối với hàng hoá và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.
3.2.1.4. Tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất và các công ty trong ngành
Đối với các công ty trong ngành:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh là một điều tất yếu, cạnh tranh ngày càng gay gắt với quy mô và mức độ ngày càng lớn đặc biệt đối với những công ty sản xuất những sản phẩm cùng loại hay thay thế. Tuy vậy hiện nay có một cách khôn ngoan hơn để các công ty tồn tại đó là sự hợp tác cùng có lợi. Và trong điều kiện hiện nay công ty cũng nên thực hiện điều này.
Với đặc điểm và khả năng thực tế, công ty có thể tham gia các hình thức liên doanh, liên kết nhằm ổn định và mở rộng thị trường như sau:
Liên kết với các công ty, xí nghiệp thêu ren khác: với sự liên kết này các công ty có thể giúp đỡ nhau trong kỹ thuật công nghệ, đàm phán và thoả thuận với nhau về giá cả, chia sẻ thông tin về thị trường, về kinh nghiệm..sao cho các bên đều cảm thấy có lợi
Liên kết với các ngành sản xuất phục vụ cho việc xuất khẩu hàng thêu ren này (nh ngành dệt - đây là các đơn vị cung cấp nguyên liệu chỉ, vải phục vụ cho việc thêu ren)
Liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu
Đối với các cơ sở sản xuất:
Thực chất công ty là đơn vị trung gian xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu ren nói riêng. Hàng thêu được công ty trực tiếp thu mua từ các làng nghề truyền thống chính vì thế các làng nghề đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất khẩu của công ty. Để đảm bảo sự hợp tác lâu dài và có hiệu quả công ty có thể quan tâm hỗ trợ về tài chính, cung cấp thông tin, công nghệ trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi. Trên thực tế các làng nghề hiện nay hoạt động với quy mô nhỏ, manh mún, thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất do vậy công ty có thể thực hiện việc liên doanh liên kết với các đơn vị trong làng nghề để có thể chủ động trong nguồn hàng bằng cách góp vốn chéo, cùng tham gia quản lý, định hướng sản xuất cho chủng loại mẫu mã có nhiều khả năng xuất khẩu.
3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước
Do mặt hàng thêu ren là một trong những mặt hàng Thủ công mỹ nghệ vì vậy những chính sách hoặc biện pháp nào của Nhà Nước áp dụng đối với mặt hàng Thủ công mỹ nghệ cũng có tác động trực tiếp tới mặt hàng thêu ren vì vậy những kiến nghị sau đây có thể áp dụng cho mặt hàng Thủ công mỹ nghệ nói chung
Hoàn thiện hơn nữa chính sách và các thủ tục hành chính
Nhà nước cần giải quyết mọi vướng mắc về cơ chế, chính sách sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ. Hàng Thủ công mỹ nghệ đã được Nhà Nước ưu tiên phát triển tuy vậy trong một số chính sách của mình Nhà Nước cần xem xét lại để hoàn thiện hơn nữa. Ví dô quy định của Nhà Nước về hạch toán tiền công trong các đơn vị sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ là chưa hợp lý. Mét doanh nghiệp sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chỉ được phép hạch toán tiền công không quá 18-20% giá thành sản phẩm, nếu vượt quá thì phải loại ra để tính thu nhập chịu thuế là không hợp lý.
Riêng đối với công ty Artexport, thủ tục hoàn thuế VAT của cơ quan thuế rất chậm, số tiền thuế VAT này rất lớn (xấp xỉ 3 tỷ đồng) và do đó dẫn đến ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của công ty. Do đó đề nghị Nhà Nước có biện pháp để có biện pháp nhanh chóng hoàn thuế cho công ty.
Đảm bảo sự ổn định về giá cho một số mặt hàng thiết yếu (điện, xăng)
Trong thời gian qua, giá điện đã tăng lên còn mặt hàng xăng dầu thì được điều chỉnh nhiều lần trong một khoảng thời gian không dài. Có thể nói sự bất ổn trong việc xác định mức giá cho những mặt hàng thiết yếu đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất xuất khẩu của công ty nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Giá đầu vào leo thang đồng nghĩa với sự tăng lên của chi phí và giá thành và vì vậy sẽ khó khăn hơn rất nhiều cho doanh nghiệp trong khả năng cạnh tranh về giá. Vì vậy Nhà Nước cần có những biện pháp vĩ mô cần thiết hơn nữa để ổn định mức giá của các mặt hàng trên một cách hợp lý.
Tiến hành các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa.
Thứ nhất : Nhà nước nên thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại mạnh mẽ hơn
Nhà Nước có thể thực hiện công tác này thông qua các tham tán thương mại, internet, các tổ chức du lịch, hàng năm Nhà Nước nên tổ chức các hội chợ, các cuộc triển lãm trưng bày giới thiệu hàng Thủ công mỹ nghệ để thu hót khách trong và ngoài nước. Nhà nước cũng có thể phát hành miễn phí những tập san giới thiệu về các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thông qua hệ thống sứ quán và thương vụ trong đó chỉ có các sản phẩm tiêu biểu, có chất lượng cao hoặc đã từng đạt huy chương tại các hội chợ quốc tế mới được đưa vào tập san này
Nhà nước cũng cần thiết lập trung tâm tư vấn xuất khẩu các ngành nghề truyền thống để cung cấp thông tin về các thị trường trên thế giới, thị hiếu người tiêu dùng, tư vấn về luật pháp…Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có trung tâm nào thực hiện chức năng như vậy cả trong khi các nước trong khu vực ASEAN đã có từ lâu như tại Malaysia có “Crafts Council of Malaysia”, tại Philipin có “ Council for living Traditions Foundation”, tại Bruney có “ Bruney art and handicraft training center”.
Thứ hai : Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực
Nhà nước cần thành lập một số trường líp đào tạo nghề ngay taị trong các làng nghề nhằm cải tạo ra thế hệ các nghệ nhân trẻ tuổi có tay nghề cao. Nhà nước có thể thực hiện việc liên kết giữa các trường đào tạo chính quy với các doanh nghiệp trong việc đào tạo các thợ thủ công trẻ, hướng họ về những nét văn hoá truyền thống của sản phẩm đồng thời giúp họ tiếp cận với nhu cầu của cuộc sống hiện tại để từ đó họ có thể thiết kế ra những sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật cao lại vừa mang tính hữu dụng. Điều này là rất quan trọng bởi có nhiều làng nghề hiện nay không bắt kịp được với cơ chế mới và sự biến động về thị trường đã bị thụt lùi và trở lên lạc hậu.
Riêng đối với công ty Artexport : Artexport là công ty Nhà Nước mới được cổ phần từ cuối năm 2004. Sau khi cổ phần hoá, còng nh nhiều công ty mới cổ phần hoá khác, Artexport gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý và điều hành do đó ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ hoạt động của công ty . Hiện nay mét trong những chính sách của Nhà Nước đối với các công ty mới cổ phần nh Artexport là miễn trong 2 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo. Tuy vậy Nhà Nước có thể xem xét và kéo dài thời gian miễn, giảm đối với loại thuế trên bởi mặt hàng mà công ty hiện đang kinh doanh đang được Nhà Nước khuyến khích phát triển.
Lời kết và kiến nghị
Hiện nay, ngành Thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành thêu ren nói riêng đang có những cơ hội phát triển hơn bao giê hết. Sự hội nhập của nền kinh tế nước ta với các nước trên thế giới, những chính sách ưu đãi của Nhà Nước, là những nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
Kiến nghị: Đối với công ty Artexport nói riêng, muốn kinh doanh có hiệu quả mặt hàng thêu ren của mình công ty cần có chính sách phù hợp trong đó hội tụ cả những yếu tố chung và yếu tố riêng. Những yếu tố chung có thể kể đến là chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại, sự tiện nghi của sản phẩm. Còn những yếu tố riêng của sản phẩm thêu ren đó là sự độc đáo, tinh xảo của các đường nét hoa văn, mẫu mã sản phẩm, sự lôi cuốn trong hoạ tiết và phong cách cá nhân của từng nghệ nhân.
Trong quá trình thực tập của mình tại Artexport Việt Nam, em đã tìm hiểu thực tế và vận dụng những kiến thức đã học nhằm phân tích thực trạng trong hoạt động xuất khẩu hàng thêu ren của công ty, thấy được những tồn tại mà công ty đang gặp phải và những nguyên nhân của nó và từ đó đưa ra một số giải pháp đối với công ty và kiến nghị đối với Nhà Nước nhằm giúp công ty xuất khẩu mặt hàng này một cách hiệu quả và bền vững hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Tuyết Mai đã hướng dẫn em làm chuyên đề thực tập này.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới chó Hoàng Ngọc Tiến – Trưởng phòng Gốm Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủ công mỹ nghệ Artexport cùng các anh chị và cô chú trong phòng đã cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành bản chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn./
Hà nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007 Sinh viên
Chu Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 68.doc