Giải pháp tín dụng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh: trường hợp nuôi trồng thủy sản

3.4. Giải pháp từ phía hộ nuôi trồng thủy sản Quá trình phân tích thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh vượt quá năng lực về vốn và kĩ thuật, mở rộng quy mô sản xuất mà không căn cứ trên năng lực quản lí và nhu cầu thị trường. Đặc biệt, do lĩnh vực kinh tế biển chịu ảnh hưởng môi trường tự nhiên và tình hình biến động thế giới nên các doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ về thị trường, các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực cạnh tranh những phương án có tính khả thi cao và giảm rủi ro đến mức thấp nhất, tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hợp lí. Đào tạo và nâng cao trình độ kinh nghiệm chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lí, đặc biệt là cán bộ xây dựng dự án, maketing, thanh toán quốc tế. Phải ứng dụng phần mềm chuyên môn vào quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phản ảnh kịp thời các biến động của doanh nghiệp. 3.5. Các giải pháp đào tạo, tuyển dụng lao động chất lượng cao Khuyến khích tư nhân tham gia liên kết đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là lĩnh vực du lịch, nuôi trồng thủy hải sản; tăng cường kí kết thỏa thuận sử dụng lao động qua đào tạo tại địa phương với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên gia trong các ngành nghề kinh tế biển để hỗ trợ địa phương trong công tác quản lí, quy hoạch và thu hút đầu tư. Tăng cường chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, nhất là cán bộ khoa học về nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy sản, du lịch, cơ khí, tàu biển.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tín dụng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh: trường hợp nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 129 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH TRÀ VINH: TRƯỜNG HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CREDIT SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE MARINE ECONOMIC DEVELOPMENT IN TRA VINH PROVINCE: THE CASE OF AQUACULTURE PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà1, HVCH. Phan Nhật Linh2, HVCH. Bùi Thị Thúy3 Tóm tắt: Nghiên cứu giải pháp tín dụng phát triển kinh tế biển bền vững tỉnh Trà Vinh: trường hợp nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2018. Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá và phân tích, chúng tôi đã đánh giá thực trạng tín dụng tài trợ kinh tế biển, làm rõ những thuận lợi và thách thức cho kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ đó, nghiên cứu đã hàm ý chính sách phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Trà Vinh thời gian tới. Từ khóa: hàm ý chính sách, kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản, tỉnh Trà Vinh Abstract: This study aims to research credit solutions for sustainable marine economic development in Tra Vinh Province on the case of aquaculture by using the method of collecting secondary data from reports of the State Bank in Tra Vinh Province, Department of Statistics Tra Vinh Province, Department of Agriculture and Rural Development Tra Vinh Province in the period of 2016 to 2018. By using statistical and general, evaluating and analyzing methods, the authors have assessed the realities of financing credit, clarified advantages and challenges for marine economy in Tra Vinh Province. Thereby, the study has implied policies for sustainable development of marine economy in Tra Vinh Province in the coming time. Keywords: aquaculture, marine economy, policy implication, Tra Vinh Province 1. GIỚI THIỆU Trà Vinh là tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa sông Tiền và sông Hậu. Trung tâm tỉnh lị nằm trên quốc lộ 53, cách TP. Hồ Chí Minh gần 200 km và cách TP. Cần Thơ 100 km. Diện tích tự nhiên là 2.288 km2, chiếm 5,63% tổng diện tích vùng Đồng bằng 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: hongha@tvu.edu.vn 2 Học viên Cao học Trường Đại học Trà Vinh; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh 3 Học viên Cao học Trường Đại học Trà Vinh; Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.411 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 130 sông Cửu Long và 0.67% tổng diện tích cả nước, tỉnh Trà Vinh có 07 huyện và 01 thành phố [1]. Với diện tích nuôi trồng là 29.670 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của tỉnh Trà Vinh là 3.000 – 4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 – 2.500 tấn. Nguồn lợi thủy sản ven biển tỉnh Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30-40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư [1]. Bảng 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh Năm 2016 2017 2018 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) GDP Trà Vinh (tỉ đồng) 24.849 100 27.854 100 30.932 100 Trong đó: Công nghiệp 4.506 18,1 6.284 22,5 7.543 24,4 Xây dựng 1.191 4,8 1.322 4,7 1.555 5 Lâm nghiệp 184 0,8 186 0,7 190 0,6 Nông nghiệp – thủy sản 9.454 38,1 10.045 36,1 10.743 34,7 Dịch vụ 9.513 38,2 10.016 36 10.901 35,3 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh [2]) Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn trong tổng cơ cấu kinh tế trong ba năm luôn tăng bình quân 6% và chiếm tỉ trọng trên 30% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Điều này cho thấy, hiệu quả trong hoạt động ngành nông nghiệp và thủy sản trong ba năm qua. Tuy nhiên, dù tăng về giá trị trong đóng góp GDP nhưng cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng. Điều này cho thấy, ngành nông nghiệp thủy sản cần phải tái cơ cấu để tăng dần tỉ trọng đóng góp phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành tỉnh Trà Vinh Năm 2016 2017 2018 GDP tỉnh Trà Vinh (%) 110,68 112,09 111,05 Trong đó: Công nghiệp 136,79 139,46 120,04 Xây dựng 114,50 111,02 117,64 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 131 Lâm nghiệp 97,35 101,31 101,67 Nông nghiệp – thủy sản 91,08 106,25 106,95 Dịch vụ 126,05 105,29 108,83 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh [2]) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ba năm, giai đoạn 2016 – 2018, bình quân đạt trên 11%; trong đó, nông nghiệp – thủy sản tăng trưởng chậm nhất, bình quân đạt 6%. 2. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THỜI GIAN QUA 2.1. Tình hình chung về nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh Thế mạnh của kinh tế biển ở tỉnh Trà Vinh chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển liên tục với tổng sản lượng thu hoạch 06 tháng năm 2019 đạt 88.195 tấn (đạt 40,46% kế hoạch), tăng 18,5% so với cùng kì (tương đương tăng 13.798 tấn), cụ thể [3]: - Nuôi trồng thủy sản: Thả nuôi 4,1 tỉ con giống, diện tích 42.311 ha, thu hoạch 48.826 tấn (gồm: 15.986 tấn cá lóc, 3.903 tấn tôm sú, 14.434 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 34,88% kế hoạch, cao hơn cùng kì 10.893 tấn, trong đó: + Vùng nước mặn, lợ: Thả nuôi 1,35 tỉ con tôm sú, diện tích 19.000 ha; 2,6 tỉ con tôm thẻ chân trắng, diện tích 6.000 ha; 170 triệu con cua biển, diện tích 15.981 ha (nuôi chuyên 1.743 ha); thu hoạch 20.720 tấn (cao hơn cùng kì 5.404 tấn). Tuy nhiên, do môi trường ao nuôi không ổn định, cải tạo ao hồ chưa đúng kĩ thuật, sử dụng con giống và nguồn nước chưa đạt chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, dẫn đến tôm thiệt hại ở giai đoạn 20-60 ngày tuổi và có dấu hiệu của bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy ở các xã nuôi có diện tích lớn của hai huyện Châu Thành, Cầu Ngang và thị xã Duyên Hải, tỉ lệ thiệt hại từ 15-19% diện tích thả nuôi; do đang vào mùa sinh sản nên sức đề kháng kém, nhiệt độ cao, hàm lượng Asen trong nước vượt giới hạn cho phép đã làm cho 78,8 ha nghêu của các hợp tác xã trên địa bàn hai huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang và thị xã Duyên Hải bị thiệt hại thêm 15-20% đối với số lượng nghêu hiện còn. + Vùng nước ngọt: Thả nuôi 100,4 triệu con tôm, cá giống các loại, diện tích 1.130 ha (cá lóc 65 triệu con, diện tích 150 ha); thu hoạch 28.106 tấn (cao hơn cùng kì 5.489 tấn). - Khai thác thủy hải sản: Toàn tỉnh có 1.191 tàu cá được đăng kí, tổng công suất 143.820 CV, tăng 7.349 CV (325 tàu có công suất từ 90 CV trở lên), góp phần đưa sản lượng khai thác lên 39.369 tấn (6.395 tấn tôm), đạt 50,5% kế hoạch, cao hơn cùng kì 2.905 tấn, trong đó khai thác nội đồng 4.574 tấn, khai thác hải sản 34.795 tấn. Hoàn thành đưa vào sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cửa Cung Hầu, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền có nơi trú ẩn an toàn. - Thu mua, chế biến: Các doanh nghiệp thu mua 2.997 tấn thủy sản (tôm sú 219 tấn, tôm thẻ 1.781 tấn), chế biến 2.243 tấn, tiêu thụ 1.430 tấn, kim ngạch xuất khẩu 9,45 triệu USD. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 132 2.2. Thực trạng về sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh trong những năm qua Là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển, những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Trà Vinh đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Được sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và sự nhận thức của người dân từ lợi thế, giá trị của nuôi trồng thuỷ sản, nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn liên tục tăng lên. Bảng 3: Tình hình sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % Diện tích (ha) 30.414 32.389 32.533 1.975 6,5 144 0,5 Hộ 20.048 20.123 20.796 75 0,4 673 3,3 Sản lương (tấn) 102.033 117.188 122.385 15.155 14,8 5.197 4,4 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh [4]) Sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển tăng lên, năm 2016 đạt 102.033 tấn, đến năm 2018 tăng lên 122.385 tấn, tăng bình quân ba năm trên 8%. Trong những năm gần đây, người dân chú trọng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước mặn, nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo quy trình nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, sản lượng nuôi thuỷ sản tăng nhanh. 2.3. Thực trạng nguồn vốn tín dụng tài trợ kinh tế thủy sản tỉnh Trà Vinh Bảng 4 : Tình hình vốn tín dụng ngân hàng tài trợ kinh tế thủy sản tỉnh Trà Vinh ĐVT: Tỉ đồng Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 ST % ST % Tổng dư nợ trên địa bàn 17.012 20.623 23.651 3.611 21,2 3.028 14,7 Nông nghiệp và thủy sản: 6.057 6.949 8.130 892 14,7 1.181 16,9 - Dư nợ ngắn hạn 2.872 2.957 3.395 85 2,9 438 14,8 - Dư nợ trung, dài hạn 3.185 3.992 4.735 807 25,3 743 18,6 - Nợ quá hạn 176 174 265 -2 -1,1 91 52,3 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh [5]) Dư nợ trên địa bàn tăng trưởng qua ba năm bình quân trên 18%; trong đó, nông nghiệp và thủy sản tăng trưởng bình quân 15%; xét theo cơ cấu dư nợ nông nghiệp và thủy sản, năm 2016 đạt 35,6% tổng dư nợ, đến 2018 đạt 34,3%, giảm 1,3% trong ba năm. Điều này cho thấy, cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp, thủy sản đang có xu hướng giảm so với tổng dư nợ ở hai lĩnh vực khác, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, mặc dù số tuyệt đối về dư nợ tăng về số lượng, hằng năm tăng thêm trên 1.000 tỉ đồng. Nguyên nhân là do các ngân hàng thương mại tập trung cho vay mở rộng, cho vay nuôi tôm công nghệ cao. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 133 2.4. Tình hình vốn đầu tư của nhà nước cho ngành nông nghiệp, thủy sản Hình 1: Tổng vốn đầu tư nhà nước cho nông nghiệp và thủy sản (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh [2] và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh [6]) Năm 2016, tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn là 126 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 76%; trong đó, vốn đầu tư tập trung vào hạ tầng thủy lợi, các công trình cống đập như hệ thống bờ bao, cống cấp thoát nước, đường giao thông nội vùng, đường điện phục vụ sản xuất. Từ lợi thế, năng suất, giá trị nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn đem lại, để tiếp tục phát huy lợi thế nêu trên, nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản tiếp tục tăng năm 2017, tăng lên 227 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 51% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, thủy sản; tăng thêm 101 tỉ đồng so với năm 2016, chủ yếu tập trung vào các vùng bị xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu như các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành. Tuy nhiên, năm 2018, vốn đầu tư cho nuôi trồng giảm dần, chỉ còn 40 tỉ đồng, chỉ chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân là do hệ thống đầu tư thủy lợi nội đồng dần hoàn thiện nên vốn giải ngân trong năm 2018 có xu hướng giảm. 3. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH 3.1. Giải pháp đối với nhóm nhân tố về phía ngân hàng thương mại Để thực hiện tốt vai trò tài trợ vốn tín dụng, thực hiện các mục tiêu kinh tế biển đã đề ra, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lí và hiệu quả, theo hướng mở rộng nhằm phát huy ưu thế của mình, hạn chế đầu tư các ngành, lĩnh vực không có lợi thế cạnh tranh, tập trung cho dự án phục vụ kinh tế biển, khai thác tiềm năng vốn có, phát triển các ngành nghề liên quan đến kinh tế biển nhưng đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng thương mại điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kì dựa trên chính sách tín dụng hằng năm, chính sách tín dụng cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển tín dụng kinh tế biển tại địa phương, cụ thể: Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 134 + Xây dựng chỉ tiêu cho vay cụ thể các ngành kinh tế biển, theo loại hình kinh tế, theo thời hạn vay. + Đẩy mạnh cho vay hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản. Vì nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ gia đình rất thấp, họ không hội đủ điều kiện cho vay, nên ngân hàng thương mại khi cho vay cần kết hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. + Cần có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế biển về hạn mức tín dụng, lãi suất, phí. + Giao chỉ tiêu đến từng nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng phải giới thiệu sản phẩm tín dụng đến hộ gia đình và hướng dẫn tận tình, tránh tình trạng thụ động, ai cần thì đến vay. Ngược lại, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác maketing tín dụng. + Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng để điều chỉnh sao cho phù hợp với sự thay đổi đột ngột của nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. 3.2. Chuyên môn hóa các hoạt động xử lí nợ xấu Việc xử lí nợ xấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phát sinh sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng, đến nguồn vốn của các ngân hàng, làm gián đoạn quá trình chuyển vốn. Việc xử lí nợ xấu thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc xử lí nợ xấu phải đảm bảo khoa học dựa trên các tiêu thức như nguyên nhân phát sinh nợ, khả năng thu hồi nợ, tài sản đảm bảo nợ vay, đối tượng khách hàng Từ đó, các tổ chức tín dụng đưa ra các biện pháp cụ thể trong việc ngăn ngừa và xử lí nợ xấu. [7] Chuyên môn hoá hoạt động xử lí nợ xấu: Thành lập bộ phận xử lí nợ xấu tại các chi nhánh nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá trong nghiệp vụ hoạt động tín dụng, đẩy nhanh tốc độ xử lí nợ xấu để thu hồi nợ. Tăng cường hoạt động phối hợp với các ban ngành liên quan trong quá trình xử lí nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục phát mãi, xử lí tài sản là đất đai, bất động sản, thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản. 3.3. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng: thẩm định uy tín khách hàng phải được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Việc đánh giá khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mới giao dịch lần đầu, được chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả khoản tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng phải tự xây dựng cho mình hệ thống cơ sở dữ liệu để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng hệ thống nhập thông tin tài chính, phi tài chính, từ đó, các chi nhánh khi cấp tín dụng cho một khách hàng sẽ nhập toàn bộ thông tin tài chính và phi tài chính lên hệ thống của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đây sẽ là kho thông tin quý báu, giúp các chi nhánh nắm bắt thông tin của khách hàng cũng như Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 135 tình hình quan hệ tín dụng với các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng sẽ tránh được việc một khách hàng có tổng dư nợ quá lớn tại nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Xây dựng hệ thống những chỉ tiêu đánh giá khách hàng: Việc xây dựng được khung chỉ tiêu đánh giá khách hàng sẽ giúp cán bộ khách hàng có cơ sở để nhận xét và đánh giá khách hàng tốt hơn, đồng thời công tác kiểm soát nghiệp vụ cũng có nhiều thuận lợi. 3.4. Giải pháp từ phía hộ nuôi trồng thủy sản Quá trình phân tích thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh vượt quá năng lực về vốn và kĩ thuật, mở rộng quy mô sản xuất mà không căn cứ trên năng lực quản lí và nhu cầu thị trường. Đặc biệt, do lĩnh vực kinh tế biển chịu ảnh hưởng môi trường tự nhiên và tình hình biến động thế giới nên các doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ về thị trường, các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực cạnh tranh những phương án có tính khả thi cao và giảm rủi ro đến mức thấp nhất, tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hợp lí. Đào tạo và nâng cao trình độ kinh nghiệm chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lí, đặc biệt là cán bộ xây dựng dự án, maketing, thanh toán quốc tế. Phải ứng dụng phần mềm chuyên môn vào quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phản ảnh kịp thời các biến động của doanh nghiệp. 3.5. Các giải pháp đào tạo, tuyển dụng lao động chất lượng cao Khuyến khích tư nhân tham gia liên kết đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là lĩnh vực du lịch, nuôi trồng thủy hải sản; tăng cường kí kết thỏa thuận sử dụng lao động qua đào tạo tại địa phương với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên gia trong các ngành nghề kinh tế biển để hỗ trợ địa phương trong công tác quản lí, quy hoạch và thu hút đầu tư. Tăng cường chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, nhất là cán bộ khoa học về nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy sản, du lịch, cơ khí, tàu biển. 3.6. Chú trọng bảo vệ môi trường biển Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội với các chương trình, biện pháp bảo vệ môi trường. Đầu tư khôi phục 500 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khu vực bãi triều, cửa sông ven biển nhằm tạo sự cân bằng sinh thái, lọc sạch nước biển, hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản, vùng phát triển du lịch, phát triển công nghiệp thích hợp. Bắt buộc các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải đúng tiêu chuẩn. Kiểm soát dịch bệnh tại vùng nuôi trồng thủy sản một cách kịp thời và hiệu quả để tránh dịch bệnh lây lan làm ô nhiễm môi trường nước các vùng khác. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh. Truy cập từ: https://travinh.gov.vn/Default.aspx?sname=ubnd&sid=1426&pageid=37930&catid= 65120&catname=dieu-kien-tu-nhien [Truy cập ngày 24/02/2020]. [2] Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2018; 2019. [3] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp tỉnh Trà Vinh 2018-2020; 2019. [4] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh. Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2018-2020; 2019. [5] Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh. Báo cáo kết quả cho vay nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2019; 2019. [6] Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh (2016-2018). Báo cáo dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016-2018. [7] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_tin_dung_phat_trien_kinh_te_bien_tinh_tra_vinh_tru.pdf
Tài liệu liên quan