Giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch “đứng tên giùm” - từ lý luận đến thực tiễn

Một, không nên quy định cấm đối với giao dịch “đứng tên giùm”, trừ trường hợp “đứng tên giùm” đối với loại tài sản mà việc lưu thông của loại tài sản này ảnh hưởng đến hiệu quả của pháp luật. Hai, pháp luật cần coi giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch có điều kiện. Ba, cần xác định “người đứng tên giùm” đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ với người “nhờ đứng tên giùm” như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng quy định về vấn đề này11. Bốn, trong trường hợp giao dịch “đứng tên giùm” chưa phát sinh hiệu lực, tài sản đứng tên giùm thuộc sở hữu của người “đứng tên giùm”. Người “nhờ đứng tên giùm” chỉ có quyền đòi lại tài sản đã chuyển giao cho bên “đứng tên giùm” và bồi thường thiệt hại hoặc có quyền hưởng giá trị tài sản “đứng tên giùm”, mà không có quyền đòi lại tài sản “đứng tên giùm”

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch “đứng tên giùm” - từ lý luận đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến giao dịch “đứng tên giùm”. Tuy nhiên, do pháp luật chưa có quy định về giao dịch “đứng tên giùm”, cùng với việc các Tòa án khi giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch này có sự khác biệt, thậm chí trái ngược nhau về cách nhìn nhận bản chất của giao dịch “đứng tên giùm”. Vì vậy, trong thời gian tới cần có giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luât nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến các giao dịch “đứng tên giùm”. Châu Thị Khánh Vân* * TS. Phó trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh Abstract There have been several legal disputes related to the case of "in the name of another person" transaction in recent years. However, due to the lack of regulations on in the name of another person" transaction, the courts in dispute settlement related to this transaction have different, even contradictory, perceptions on the nature of "in the name of another person" transaction. Therefore, in the coming time, there should be a solution for futher improvement of the legal provisions to resolve the disputes related to "in the name of another person" transaction. Thông tin bài viết: Từ khóa: giao dịch, giao dịch có điều kiện, giao dịch giả tạo, người trung gian. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 30/03/2018 Biên tập : 15/05/2018 Duyệt bài : 20/05/2018 Article Infomation: Keywords: transactions; conditional transactions; fake transaction, intermediary. Article History: Received : 30 Mar. 2018 Edited : 15 May 2018 Approved : 20 May 2018 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH “ĐỨNG TÊN GIÙM” - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 1. Bản chất của giao dịch “đứng tên giùm” tài sản và mối quan hệ của người “đứng tên giùm” với người “nhờ đứng tên giùm” và những người liên quan “Đứng tên giùm” tài sản không phải là tên gọi được dùng trong các văn bản pháp luật và chúng tôi cũng cho rằng, cụm từ này không phản ánh đúng bản chất của giao dịch này. Đây chỉ là cách gọi được sử dụng trong các bản án của Tòa án và trong các bài nghiên cứu. Vậy, giao dịch “đứng tên giùm” là gì? Giao dịch này có bản chất thế nào? Người “đứng tên giùm” và người “nhờ đứng tên giùm” có mối quan hệ ra sao? Để làm rõ được các câu hỏi này, xác định bản chất của giao dịch “đứng tên giùm” trước hết, chúng ta cần xem xét lý do và hoàn cảnh xuất hiện của giao dịch này. Có thể xem xét lý do và hoàn cảnh xuất hiện của giao dịch nhờ đứng tên giùm qua vụ việc tranh chấp sau: THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 54 Số 19(371) T10/2018 Năm 2000, do Nhà nước chưa cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nên ông Trần Bá Sâm là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhờ cháu ruột là bà Huỳnh Thị Bán đứng tên mua toàn bộ căn nhà và đất của bà Trần Thị Đan gồm nhà ở, đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất đìa đến khi Nhà nước cho phép ông được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Toàn bộ số tiền mua số tài sản này là của ông Sâm. Năm 2011, khi Nhà nước đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, ông yêu cầu bà Bán trả lại nhà đất, nhưng không được chấp nhận, nên ông khởi kiện để yêu cầu bà Bán trả lại nhà, đất cho ông. Xem xét giao dịch trong vụ việc nêu trên và các vụ việc có cùng bản chất ở các bản án khác cho thấy, về thực chất, ông Trần Bá Sâm không tham gia vào giao dịch mua bán nêu trên. Bản thân bà Trần Thị Đan cũng chỉ biết người mua là bà Huỳnh Thị Bán. Bà Trần Thị Đan không biết và không thể biết các thỏa thuận giữa ông Trần Bá Sâm và người mua là bà Huỳnh Thị Bán, thậm chí cả trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc thực chất người mua là ông Sâm. Như vậy, việc mua bán về thực chất là do bà Huỳnh Thị Bán tiến hành, nên không thể xác định giao dịch này là giao dịch giả tạo. Vì lẽ đó, cũng không thể xác định giao dịch bị che giấu là giao dịch giữa ông Trần Bá Sâm và bà Trần Thị Đan. Ở một góc độ khác, cũng có thể xem xét giao dịch mua bán này là giao dịch có điều kiện. Nghĩa là bà Bán chỉ tham gia vào giao dịch mua bán với bà Đan do ông Sâm muốn có quyền sở hữu số tài sản này. Ngoài ra, trong quan hệ này còn có một giao dịch sẽ xảy ra trong tương lai, đó là giao dịch chuyển quyền tài sản mà bà Bán mua của bà Đan cho ông Sâm. Giao dịch này chỉ xảy ra khi luật Việt Nam cho phép ông Sâm sở hữu đối với số tài sản này. Vì vậy, giao dịch này có bản chất là giao dịch có điều kiện. Mối quan hệ giữa “người đứng tên giùm” và người “nhờ đứng tên giùm” là mối quan hệ ủy quyền, đại diện hay trung gian. Theo chúng tôi, trong mối quan hệ này, người đứng tên giùm chỉ có thể là người trung gian. Người đứng tên giùm không thể là người nhận ủy quyền hay người đại diện vì người nhờ đứng tên giùm chưa có quyền sở hữu đối với tài sản đứng tên giùm. Vì vậy, không có tư cách để ủy quyền cho người đứng tên giùm trong mối quan hệ nêu trên. Như vậy, giao dịch “đứng tên giùm” được hiểu là giao dịch mua bán tài sản “đứng tên giùm” và giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản “đứng tên giùm” từ bên “đứng tên giùm” sang cho bên “nhờ đứng tên giùm” khi pháp luật cho phép người “nhờ đứng tên giùm” có quyền được sở hữu tài sản “đứng tên giùm”. Tài sản “đứng tên giùm” là các tài sản mà tại thời điểm mua bán, người “nhờ đứng tên giùm” không được phép sở hữu. Giao dịch “đứng tên giùm” tài sản có bản chất là giao dịch có điều kiện. Trong đó, người “đứng tên giùm” là người trung gian trong mối quan hệ với người “nhờ đứng tên giùm” và là người mua trong quan hệ mua bán tài sản “đứng tên giùm”. 2. Bình luận về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch “đứng tên giùm” tài sản và đề xuất Pháp luật nước ta không có quy định về giao dịch “đứng tên giùm”. Do vậy, Tòa án phải vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 55Số 19(371) T10/2018 dịch “đứng tên giùm”. Tuy nhiên, khi xem xét các bản án về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch này, có thể nhận thấy một số điểm chưa phù hợp sau đây: Thứ nhất, bản chất của giao dịch “đứng tên giùm” chưa được các Tòa án nhận định thống nhất, rõ ràng và chính xác Khi giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch “đứng tên giùm”, có Tòa án xác định giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch giả tạo, giao dịch mua hộ1, có Tòa án xác định giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch có điều kiện2, thậm chí có Tòa án không xác định bản chất của giao dịch “đứng tên giùm”3. Chúng tôi cho rằng, việc Tòa án xác định giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch giả tạo là thiếu chính xác, chưa đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý, bởi lẽ: - Xét về tính hợp pháp, nếu Tòa án coi đây là giao dịch giả tạo, nhưng Tòa án lại không tuyên giao dịch này là vô hiệu4 thì chưa phù hợp với quy định của pháp luật, vì theo quy định pháp luật, giao dịch giả tạo phải bị vô hiệu5. - Xét về tính hợp lý, theo luận giải của chúng tôi ở mục 1 nêu trên, giao dịch “đứng tên giùm” phải được coi là giao dịch có điều kiện. Như vậy, việc Tòa án coi giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch giả tạo là chưa đảm bảo tính hợp lý. 1 Hầu hết các bản án giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch đứng tên giùm đều xem giao dịch đứng tên giùm là giao dịch giả tạo, cho dù có thể không khẳng định trực tiếp. Ví dụ, xem Bản án giám đốc thẩm số 11/2010/DS/GĐT ngày 02/4/2010 về vụ kiện đòi tài sản; Bản án dân sự phúc thẩm số 79/2012/DS-PT ngày 13/01/2012 về tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; Bản án dân sự giám đốc thẩm số 04/2013/DS- GĐT ngày 11/01/2013 về tranh chấp quyền sở hữu nhà ở 2 Bản án dân sự sơ thẩm số 164/2015/DS- ST ngày 10/4/2015 của TAND quận Gò Vấp về việc tranh chấp quyền sở hữu tài sản. 3 Án lệ số 02/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 4 Tòa án không tuyên giao dịch đứng tên giùm vô hiệu trong trường hợp giao dịch bị che giấu bị vô hiệu 5 Xem Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015. 6 Xem các bản án nêu trên. Trong bối cảnh mà pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng đối với các giao dịch “đứng tên giùm” thì việc Tòa án khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch này nhưng lại không xác định rõ ràng, chính xác về bản chất của giao dịch “đứng tên giùm” sẽ gây khó khăn trong việc hiểu, áp dụng, thực hiện pháp luật, thậm chí gây nghi ngờ về tính đúng đắn của bản án. Thứ hai, các luận giải của Tòa án chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa hợp lý Xem xét các bản án do Tòa án nhân dân các cấp giải quyết có thể nhận thấy, các luận giải của Tòa án chưa thật sự đầy đủ, rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn. Nhưng điều khó hiểu là các Tòa án lại đưa ra kết luận như nhau khi giải quyết loại tranh chấp này, cụ thể: hầu như các Tòa án đều quyết định6 chấp nhận yêu cầu đòi tài sản của người “nhờ đứng tên giùm” nếu tại thời điểm xét xử, người “nhờ đứng tên giùm” đã được phép sở hữu đối với tài sản này. Những trường hợp chưa được phép sở hữu tài sản “đứng tên giùm” tại Việt Nam, như quyền sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp mà không phải đất ở thì hầu hết các Tòa án đều không chấp nhận yêu cầu đòi tài sản của người “nhờ đứng tên giùm”. Trong trường hợp này, người “nhờ đứng tên giùm” chỉ có quyền đòi lại số tiền đã chuyển cho người THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 56 Số 19(371) T10/2018 “đứng tên giùm” và được hưởng giá trị tăng thêm từ tài sản này sau khi đã trừ đi phần mà người “đứng tên giùm” được hưởng7. Tài sản trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của người “đứng tên giùm”, kể cả trong trường hợp Tòa án nhận định đây là giao dịch giả tạo8. Cách giải quyết mà phần luận giải chưa thấu đáo này đã làm cho các vấn đề có liên quan đến giao dịch này cũng chưa có lời giải đáp thỏa đáng, như pháp luật có cấm giao dịch đứng tên giùm hay không, trong trường hợp không cấm thì giao dịch “đứng tên giùm” có hiệu lực khi nào; các bên trong giao dịch “đứng tên giùm” và những người liên quan có quyền và nghĩa vụ gì. Đối với những vấn đề này, chúng tôi có ý kiến như sau: Một là, hiện nay, pháp luật có cấm giao dịch “đứng tên giùm” hay không? Vấn đề này vẫn còn có ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng, giao dịch này bị cấm9, nhưng cũng có ý kiến cho rằng giao dịch này không bị cấm10. Chúng tôi cho rằng, chưa có cơ sở pháp lý chắc chắn để có thể khẳng định giao dịch này bị cấm hay không bị cấm. Vì vậy, giao dịch này có bị cấm hay không, cần các nhà làm luật thể hiện một cách rõ ràng. Vấn đề pháp luật có nên cấm giao dịch “đứng tên giùm” tài sản hay không, theo chúng tôi, phụ thuộc vào các tác động tiêu cực từ giao dịch này đến việc thực hiện vai trò, mục đích của pháp luật nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 7 Người “đứng tên giùm” tài sản được hưởng phần tiền tương đương với công sức đã bỏ ra để làm tăng giá trị của tài sản, như: công sức gìn giữ tài sản 8 Như đã trình bày ở trên, giao dịch giả tạo phải bị vô hiệu theo quy định pháp luật. 9 Nguyễn Hồng Hà, Cần hủy án lệ Việt kiều nhờ đứng tên mua đất ( dung-ten-mua-dat-717650.html, truy cập ngày 26/3/2018). 10 Xem Bản án dân sự sơ thẩm số 164/2015/DS- ST ngày 10/4/2015 của TAND quận Gò Vấp về việc tranh chấp quyền sở hữu tài sản. nói chung. Giao dịch này chỉ nên cấm trong trường hợp có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện vai trò, mục đích của pháp luật nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Giao dịch “đứng tên giùm” có thể gây ra tác động tiêu cực là làm hạn chế, thậm chí đóng băng tài sản trong thời gian “đứng tên giùm”, bởi lẽ mục đích của người “nhờ đứng tên giùm” tài sản là muốn sở hữu tài sản “đứng tên giùm”, nhưng do pháp luật cấm họ được sở hữu loại tài sản này, nên họ phải thông qua mối trung gian để đảm bảo khi pháp luật bỏ quy định cấm họ sẽ có được loại tài sản này. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đều hướng đến mục đích này. Ngoài ra, cũng có thể thông qua giao dịch “đứng tên giùm”, người “nhờ đứng tên giùm” muốn đầu tư vào tài sản “đứng tên giùm” để hưởng hoa lợi, lợi tức và phần giá trị tăng thêm từ tài sản. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp mục đích của giao dịch này là muốn sở hữu tài sản “đứng tên giùm” thì giao dịch này mới có thể làm hạn chế sự lưu thông, thậm chí làm đóng băng tài sản đứng tên giùm cho đến khi pháp luật cho phép người nhờ đứng tên giùm có quyền sở hữu tài sản đứng tên giùm, bởi lẽ, để đảm bảo cho việc thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho người “nhờ đứng tên giùm” theo cam kết, về lý thuyết, bên “đứng tên giùm” chỉ có hai lựa chọn hoặc không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu cho người khác THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 57Số 19(371) T10/2018 hoặc chuyển quyền sở hữu có thời hạn. Thực tế, việc chuyển quyền sở hữu có thời hạn dường như không diễn ra vì khó thực hiện và gặp sự phản đối từ người “nhờ đứng tên giùm”. Mặt khác, nếu đã cho phép giao dịch “đứng tên giùm” thì pháp luật cũng có các quy định để đảm bảo cho mục đích của giao dịch này được thực hiện. Chính vì lẽ đó, tài sản “đứng tên giùm” hầu như không tham gia vào bất cứ giao dịch nào. Việc không tham gia được vào giao dịch đã ngăn cản cơ hội sự dịch chuyển của tài sản đến người có khả năng sử dụng chúng hiệu quả hơn. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, pháp luật không nên cấm giao dịch “đứng tên giùm” đối với tài sản mà việc sử dụng hiệu quả chúng không phải là mối quan tâm của pháp luật. Đối với các loại tài sản mà pháp luật coi việc sử dụng hiệu quả là mục đích mà pháp luật cần hướng đến thì không nên cho phép giao dịch “đứng tên giùm” hoặc nếu cho phép thì cần có quy định hạn chế đến mức tối đa tác động tiêu cực này. Hai là, khi nào thì giao dịch “đứng tên giùm” có hiệu lực? Để xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch “đứng tên giùm” cần dựa vào cách hiểu và bản chất của giao dịch “đứng tên giùm”. Theo chúng tôi, đối với giao dịch mua bán giữa người “đứng tên giùm” tài sản và người bán tài sản (giữa bà Bán và bà Đan trong ví dụ nêu tại mục 1) thì giao dịch này có hiệu lực kể từ thời điểm có hiệu lực của giao dịch mua bán tài sản. Ví dụ, đối với bất động sản trên đất là vào thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. Giao dịch này khi giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề “đứng tên giùm” cần xem là một giao dịch độc lập với giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người “đứng tên giùm” tài sản sang người “nhờ đứng tên giùm” tài sản, bởi lẽ người “đứng tên giùm”, như đã trình bày, không phải là người tham gia vào giao dịch mua bán với vai trò là người được người “nhờ đứng tên giùm” ủy quyền hay đại diện cho người “nhờ đứng tên giùm”. Trong giao dịch này, người “đứng tên giùm” không thực hiện giao dịch mua bán nhân danh người “nhờ đứng tên giùm”, mà thực hiện giao dịch này nhân danh chính bản thân người “đứng tên giùm”. Người này cũng không thể viện lý do liên quan đến việc “đứng tên giùm” để yêu cầu hủy bỏ giao dịch, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc được người bán đồng ý. Đối với giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản “đứng tên giùm” từ người “đứng tên giùm” sang “người nhờ đứng tên giùm” thì giao dịch chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người “nhờ đứng tên giùm” được pháp luật cho phép sở hữu tài sản “đứng tên giùm”, bởi vì như trên đã trình bày, giao dịch này là giao dịch có điều kiện và điều kiện ở đây là khi bên “nhờ đứng tên giùm” có quyền sở hữu “tài sản đứng tên giùm”. Ba là, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch “đứng tên giùm”, chúng tôi cho rằng, những người này có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Đối với bên “nhờ đứng tên giùm” Khi bàn về quyền của bên “nhờ đứng tên giùm”, câu hỏi quan trọng cần được làm rõ là bên “nhờ đứng tên giùm” có quyền yêu cầu bên “đứng tên giùm” không được thực hiện các giao dịch, nhất là giao dịch chuyển quyền trong thời gian “đứng tên giùm”, trừ khi được sự đồng ý của bên “nhờ đứng tên giùm” hay không? Trong trường hợp bên THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 58 Số 19(371) T10/2018 “đứng tên giùm” thực hiện giao dịch đối với tài sản “đứng tên giùm” thì bên “nhờ đứng tên giùm” có quyền gì? Trong thực tế, dường như các giao dịch “đứng tên giùm” hiện nay, bên “nhờ đứng tên giùm” đều đưa ra thỏa thuận này. Đối với câu hỏi bên “nhờ đứng tên giùm” có quyền yêu cầu bên “đứng tên giùm” không được thực hiện các giao dịch, nhất là giao dịch chuyển quyền trong thời gian “đứng tên giùm”, trừ khi được sự đồng ý của bên “nhờ đứng tên giùm” hay không, chúng tôi cho rằng, vì giao dịch mua bán tài sản của người “đứng tên giùm” là một giao dịch độc lập, nhân danh chính người “đứng tên giùm” nên không phải là giao dịch giả tạo. Do đó, giao dịch này vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Mặt khác, giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch có điều kiện nên về nguyên tắc, bên “nhờ đứng tên giùm” chỉ có quyền này khi giao dịch “đứng tên giùm” có hiệu lực. Vì vậy, bên “nhờ đứng tên giùm” chỉ có quyền buộc bên “đứng tên giùm” thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, trong đó có nghĩa vụ không được chuyển quyền hay định đoạt tài sản, trừ khi được sự đồng ý của bên “nhờ đứng tên giùm” khi điều kiện của giao dịch xảy ra. Đối với giao dịch “nhờ đứng tên giùm”, điều kiện làm phát sinh hiệu lực chính là khi pháp luật cho phép người “nhờ đứng tên giùm” có quyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp người “nhờ đứng tên giùm” chưa có quyền sở hữu tài sản đứng tên giùm thì người “nhờ đứng tên giùm” không có quyền yêu cầu người “đứng tên giùm” không được chuyển quyền sở hữu tài sản nói riêng và việc định đoạt đối với tài sản nói chung. Tại thời điểm này, tài sản “đứng tên giùm” vẫn phải thuộc sở hữu của bên “đứng tên giùm” và thỏa thuận chuyển quyền chưa có hiệu lực. Chính vì vậy, với tư cách là chủ sở hữu tài sản và chưa bị ràng buộc bởi cam kết, người “đứng tên giùm” hoàn toàn có quyền định đoạt tài sản. Tất nhiên, pháp luật có thể đặt ra ngoại lệ để can thiệp vào mối quan hệ này nhằm hạn chế quyền của chủ sở hữu tài sản, đảm bảo cho bên “nhờ đứng tên giùm” thực hiện được mục đích của mình. Tuy nhiên, nếu pháp luật hạn chế quyền của chủ sở hữu tài sản nhằm đảm bảo cho giao dịch “đứng tên giùm” được thực hiện thì bên cạnh điểm tích cực là ý chí của các bên được tôn trọng, giao dịch giữa các bên được thực hiện, nhưng, như đã trình bày ở phần trên, nếu hạn chế quyền của chủ sở hữu tài sản sẽ gây tác động không tốt đến lưu thông dân sự của tài sản và hiệu quả sử dụng của tài sản. Do đó, quy định như vậy chỉ nên áp dụng đối với các loại tài sản mà pháp luật không quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả loại tài sản này. Trong trường hợp pháp luật coi trọng việc sử dụng hiệu quả loại tài sản này vì có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì không nên đặt ra ngoại lệ này. Trong trường hợp giao dịch chưa phát sinh hiệu lực, bên “đứng tên giùm” thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản “đứng tên giùm”, bên “nhờ đứng tên giùm” không có quyền đòi tài sản từ người “đứng tên giùm” và người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản “đứng tên giùm”. Trong trường hợp này, người “nhờ đứng tên giùm” cũng chỉ có quyền đòi lại số tiền đã chuyển cho bên “đứng tên giùm” và được bồi thường thiệt hại. Để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch đứng tên giùm, pháp luật cũng có thể cho phép người “nhờ đứng tên giùm” THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 59Số 19(371) T10/2018 được lựa chọn giữa việc đòi lại số tiền đã chuyển cho bên “đứng tên giùm” và được bồi thường thiệt hại với việc được hưởng giá trị tài sản “đứng tên giùm”, trừ khi luật có quy định cấm không cho người “nhờ đứng tên giùm” được hưởng giá trị tài sản “đứng tên giùm”. - Đối với bên “đứng tên giùm” tài sản và những người liên quan Như trên đã trình bày, bên “đứng tên giùm” chỉ đóng vai trò trung gian, mà không phải với vai trò người được ủy quyền hay người đại diện của người “nhờ đứng tên giùm” nên trong giao dịch mua bán tài sản, bên “đứng tên giùm” tham gia với tư cách độc lập. Mặt khác, khi giao dịch “đứng tên giùm” chưa có hiệu lực, bên “đứng tên giùm” có quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản “đứng tên giùm”. Nghĩa là trước thời điểm người nhờ “đứng tên giùm” được pháp luật cho phép sở hữu tài sản “đứng tên giùm”, bên “đứng tên giùm” có quyền định đoạt tài sản “đứng tên giùm” theo ý chí của mình. Trong trường hợp người “đứng tên giùm” đưa tài sản “đứng tên giùm” vào giao dịch thì giao dịch này không thể bị vô hiệu vì lý do đây là tài sản “đứng tên giùm”. Bên liên quan (bên tham gia vào giao dịch này) có quyền đối với tài sản “đứng tên giùm” theo thỏa thuận với bên “đứng tên giùm “và không phải trả lại tài sản “đứng tên giùm” cho bên “nhờ đứng tên giùm”. Trong trường hợp giao dịch “đứng tên giùm” đã phát sinh hiệu lực thì người bên “đứng tên giùm” không có quyền định đoạt 11 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng xem người “đứng tên giùm” có vai trò như là người trung gian trong quan hệ với người “nhờ đứng tên giùm” tài sản (xem 3. 301 – 3.304 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng; xem Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án, tr. 752). tài sản “đứng tên giùm”, có nghĩa vụ chuyển giao tài sản “đứng tên giùm” cho bên “nhờ đứng tên giùm” theo cam kết với bên “nhờ đứng tên giùm”. Các giao dịch liên quan đến tài sản “đứng tên giùm” bị vô hiệu, trừ trường hợp bảo vệ người thứ ba ngay tình. Trong trường hợp này, bên liên quan không có quyền đối với tài sản “đứng tên giùm” và phải trả lại tài sản “đứng tên giùm” cho bên “nhờ đứng tên giùm”. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, pháp luật hay án lệ cần quy định về giao dịch “đứng tên giùm” theo hướng: Một, không nên quy định cấm đối với giao dịch “đứng tên giùm”, trừ trường hợp “đứng tên giùm” đối với loại tài sản mà việc lưu thông của loại tài sản này ảnh hưởng đến hiệu quả của pháp luật. Hai, pháp luật cần coi giao dịch “đứng tên giùm” là giao dịch có điều kiện. Ba, cần xác định “người đứng tên giùm” đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ với người “nhờ đứng tên giùm” như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng quy định về vấn đề này11. Bốn, trong trường hợp giao dịch “đứng tên giùm” chưa phát sinh hiệu lực, tài sản đứng tên giùm thuộc sở hữu của người “đứng tên giùm”. Người “nhờ đứng tên giùm” chỉ có quyền đòi lại tài sản đã chuyển giao cho bên “đứng tên giùm” và bồi thường thiệt hại hoặc có quyền hưởng giá trị tài sản “đứng tên giùm”, mà không có quyền đòi lại tài sản “đứng tên giùm”■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 60 Số 19(371) T10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_quyet_tranh_chap_lien_quan_den_giao_dich_dung_ten_gium.pdf