Thứ ba, nâng cao khả năng tiếp cận của
người dân thông qua việc minh bạch thông tin
về quản lý đất đai6
Khả năng tiếp cận của người dân đối với
chính quyền và dịch vụ hành chính công gắn
liền với tính minh bạch của nền hành chính.
Khả năng tiếp cận của người dân thể hiện ở hai
điểm: Quyền được cung cấp thông tin và mức
độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin được cung
cấp. Về quyền được cung cấp thông tin, các
công dân cần phải được tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tiếp cận trực tiếp với chính quyền
vào những giờ thuận tiện và được cung cấp
thông tin bằng ngôn ngữ phổ thông. Trách
nhiệm cung cấp thông tin thuộc về chủ thể
quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể này phải
bảo đảm được yêu cầu cung cấp đúng, đủ, kịp
thời thông tin tới đối tượng được biết và đối
tượng cần phải biết. Các thông tin được cung
cấp phải là thông tin chính thức và đáp ứng
được nhu cầu của đối tượng cần tiếp nhận
thông tin. Đây là cơ sở quan trọng để người
dân có thể giám sát, phản biện xã hội. Về mức
độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin được cung
cấp đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ trong việc
cung cấp và phổ biến thông tin về các hoạt
động của mình.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát, phản biện xã hội, minh bạch thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai - Những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
53
GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI, MINH BẠCH THÔNG TIN
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - NHỮNG HẠN CHẾ BẤT CẬP
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Võ Đình Toàn1
Lê Thị Thúy Nga2
1. Chủ thể giám sát, phản biện xã hội,
minh bạch thông tin
Theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai
năm 2013, hệ thống tổ chức cơ quan quản lý
đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương
đến địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước về
đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương
được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai
được thành lập và hoạt động theo quy định của
Chính phủ.
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã
trong việc quản lý đất đai tại địa phương
(khoản 2 Điều 25 Luật Đất đai 2013).
Khi thực hiện quản lý đất đai, cơ quan nhà
nước phải chịu sự giám sát của các chủ thể
giám sát và phản biện xã hội có thể bao gồm:
- Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận;
- Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp;
hội, hiệp hội, liên hiệp hội;
- Cá nhân công dân có thể là nhà khoa
học, chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp và gián tiếp của quyết định, chính
sách...
1 Tiến sỹ, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
2 Thạc sỹ, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
Tóm tắt tiếng Việt: Bài viết làm rõ chủ thể và hình thức của cơ chế giám sát, phản biện xã
hội và minh bạch thông tin; cách tiếp cận để nhận thức đúng nội dung quy định của pháp luật
đất đai hiện hành về giám sát, phản biện xã hội, minh bạch thông tin và nhận diện một số hạn
chế còn tồn tại trong cơ chế giám sát, phản biện xã hội và minh bạch thông tin trong lĩnh vực
đất đai như thiếu cơ chế pháp lý khả thi, chưa quy định rõ trách nhiệm giải trình trong quản lý
đất đai, năng lực giám sát và phản biện xã hội của các chủ thể còn hạn chế Trên cơ sở đó,
bài viết đề xuất một vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã
hội, minh bạch thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai, nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đai diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Từ khóa: Cơ chế giám sát; quản lý đất đai; minh bạch thông tin đất đai.
Nhận bài: 05/01/2017; Hoàn thành biên tập: 05/02/2017; Duyệt đăng: 05/03/2017
Tóm tắt tiếng Anh:
Abstract: This article clarifies subject and form of supervision mechanism, social feedback
and transparency of information; the approach to rightly understand regulations of the current
law on land on supervision, social feedback and transparency of information in land such as
lacking of feasible mechanism of law, not having given responsibility of accountability in
management of land, capacity of supervision and social feedback of subjects are limited. Basing
on that, this article gives some recommendations to enhance effect of supervision activity, social
feedback, transparency of information in management of land with the aim to implement
regulation that the land belongs to the people and the state represents as owner and unifies the
management.
Keywords: Supervision mechanism; management of land; transparency of information.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
54
Để thực hiện minh bạch thông tin trong
quản lý đất đai, trách nhiệm của Nhà nước
trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai
được quy định tại Điều 28 Luật Đất đai 2013
như sau:
- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất
đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá
nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.
- Công bố kịp thời, công khai thông tin
thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá
nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo
quy định của pháp luật.
- Thông báo quyết định hành chính, hành
vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai
cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và
lợi ích hợp pháp.
- Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm
tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức giám sát và phản biện xã hội,
minh bạch thông tin trong quản lý đất đai
Trong mỗi nhà nước dân chủ đều có những
cơ chế, những hình thức, phương thức thích
hợp để bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân
trong việc tham gia quản lý nhà nước nói
chung, quản lý đất đai nói riêng. Trong hoạt
động giám sát, phản biện xã hội và minh bạch
thông tin tùy thuộc vào chủ thể và đối tượng
khác nhau mà có những hình thức, phương
thức phù hợp.
Đối với chủ thể là cá nhân công dân, có rất
nhiều hình thức giám sát và phản biện xã hội
do nhân dân trực tiếp thực hiện, cụ thể là:
- Giám sát và phản biện qua các hình thức
tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, với
cử tri;
- Giám sát và phản biện thông qua việc
thực hiện các Quy chế dân chủ ở cơ sở, ở cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp;
- Giám sát và phản biện thông qua việc
thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị;
- Giám sát và phản biện thông qua dư luận
xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng;
trưng cầu dân ý; tham gia góp ý vào các dự
thảo chính sách, pháp luật;
- Giám sát và phản biện thông qua các tổ
chức xã hội chuyên trách;
Đối với chủ thể là các tổ chức (Mặt trận Tổ
quốc, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội...), đây
là những thiết chế dân sự đan xen trong cấu
trúc quyền lực nhà nước, thực hiện giám sát xã
hội và phản biện xã hội vừa là tham gia vào
hình thành quyền lực chính trị, vừa chuyển tải
nhu cầu, nguyện vọng của các nhóm lợi ích
trong xã hội. Phương thức giám sát và phản
biện của các chủ thể này cũng vì thế mà phải
vừa bảo đảm tính chính kiến của mình, đồng
thời bảo đảm tính đại diện của các thành viên.
Chẳng hạn, đối với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, thì có thể có những hình thức như: Tổ
chức cuộc họp; tổ chức các hội nghị chuyên đề,
các hoạt động chuyên môn; tổ chức đối thoại
trực tiếp với cơ quan, tổ chức; tổ chức lấy ý
kiến của nhân dân, các thành viên, chuyên
gia;... Đây là các phương thức quan trọng có
thể tập hợp được ý chí, nguyện vọng của đông
đảo quần chúng nhân dân, các thành viên để
kết tinh lại thành những đề xuất, kiến nghị hợp
lý đối với Đảng và Nhà nước.
3. Quy định pháp luật Việt Nam về giám
sát, phản biện xã hội và minh bạch thông tin
trong lĩnh vực đất đai
Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-
CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 đã xác lập cơ sở
pháp lý cơ bản cho việc giám sát trực tiếp của
người dân. Luật Đất đai được ban hành và có hiệu
lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2014 tại Điều 21 quy
định: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm
vi cả nước. Hội đồng nhân dân các cấp giám sát
việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương”.
Điều 198 Luật Đất đai năm 2013 chỉ rõ
“Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực
hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đât
đai theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Mặt trân
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của
Mặt trận thực hiện quyền giám sát về quản lý
và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến
pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy
định khác của pháp luật có liên quan”. Điều
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
55
199 quy định “Công dân có quyền tự mình
hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện
quyền giám sát và phản ánh các sai phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai”.
Như vậy Luật Đất đai năm 2013 đã đưa ra
các quy định pháp cụ thể để thực hiện hoạt
động giám sát, phản biện xã hội và minh bạch
thông tin thể hiện ở những quy định cụ thể về
trình tự, thủ tục thu hồi đất như sau:
Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ
sung quy định lấy ý kiến về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Điều 43 Luật Đất đai năm
2013 quy định cơ quan, tổ chức lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất3. Hình thức, nội
dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện
như sau:
Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,
cấp tỉnh: thực hiện thông qua hình thức công
khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp
tỉnh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện: thực hiện thông qua hình thức tổ chức
hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai
thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của
UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện.
Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất gồm: các chỉ tiêu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công
trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ
chức lấy ý kiến.
Như vậy, các quy định chi tiết về lấy ý kiến
của nhân dân trong Luật Đất đai năm 2013 đã
đảm bảo cho người dân được biết những vấn
đề có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi, đời
sống của họ. Hơn nữa, việc tham vấn ý kiến
người dân trong quá trình lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất còn giúp nâng cao tính khả
thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng
thời tạo cơ sở pháp lý xác lập trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc tham vấn ý kiến của người dân khi lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ hai, việc tham vấn người dân trong
lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư được Luật Đất đai năm 2013 quy
định chi tiết để thực hiện nhất quán tại các địa
phương. Trong đó, tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu
hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ
chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực
có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung
của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức
lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác
nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại
diện những người có đất thu hồi.
Thứ ba, Luật Đất đai năm 2013 bổ sung
quy định về công dân có quyền tự mình giám
sát hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực
hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai.
4. Một số hạn chế trong cơ chế giám sát,
phản biện xã hội, minh bạch thông tin trong
lĩnh vực quản lý đất đai
Thứ nhất, thiếu cơ chế pháp lý đồng bộ đã
ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt
động giám sát, phản biện xã hội và minh bạch
thông tin trong quản lý đất đai
Do thể chế về giám sát xã hội và phản biện
xã hội còn thiếu những quy định cụ thể về trách
nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải
3 Trước đây, theo quy định Luật Đất đai năm 2003 (khoản 5 Điều 25), phạm vi lấy ý kiến đóng góp hạn chế, đó là
chỉ thực hiện đối với quy hoạch sử dụng đất của xã không nằm trong khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lập
chi tiết gắn với thửa đất.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
56
quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị và
trách nhiệm trong việc đáp ứng các điều kiện
cần thiết cho hoạt động giám sát, phản biện xã
hội nên hiệu lực pháp lý và hiệu quả thực tế của
hoạt động giám sát và phản biện xã hội còn
thấp. Nhiều người dân tố cáo cán bộ tham
nhũng, điều tra, xét xử cho người bị oan, ức
hiếp nhân dân nhưng cơ quan có thẩm quyền
không tiến hành kiểm tra, hoặc tiến hành quá
chậm nên việc xử lý không nghiêm minh hoặc
để nhân dân bất bình, các cơ quan báo chí phản
ánh mới được xem xét giải quyết như vụ lấn
chiếm lòng hồ Ialy ở Đồng Nai, vụ cưỡng chế
thu hồi đất ở Tiên Lãng - Hải Phòng... Cơ chế
phản hồi giữa cơ quan nhận kết quả không rõ
ràng nên nhiều khi đã không đánh giá được hiệu
quả, hiệu lực hoạt động phản biện trên thực tế.
Mặt khác, muốn giám sát thì người dân phải
được tiếp cận và được cung cấp đầy đủ thông
tin về đất đai. Tuy nhiên, Luật Tiếp cận thông
tin được ban hành cần phải nhanh chóng xây
dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để có một
hành lang pháp lý cho người dân thực hiện
quyền tiếp cận thông tin. Nhiều cơ quan nhà
nước, công chức nhà nước lấy cớ thông tin mà
người dân muốn tiếp cận là thông tin mật hoặc
tuyệt mật không được phép cung cấp để từ chối.
Bên cạnh đó, Luật Giám sát xã hội chưa được
ban hành nên không tạo lập cơ sở pháp lý để
người dân có thể giám sát việc quản lý nhà nước
về đất đai. Trên thực tế, người dân gặp rất nhiều
khó khăn trong việc giám sát về đất đai. Mặt
khác, có không ít người dân có tâm lý e ngại việc
mình giám sát về đất đai thì khi có công việc đề
nghị chính quyền giải quyết sẽ bị gây khó dễ.
Hơn nữa, tác dụng của việc giám sát trong lĩnh
vực đất đai của người dân hiệu quả thấp. Pháp
luật chưa quy định chế tài xử lý đủ mạnh đối với
trường hợp cơ quan nhà nước, công chức nhà
nước không tiếp thu, thực hiện những khuyến
nghị của người dân thông qua hoạt động giám sát.
Thứ hai, cơ chế giám sát, phản biện xã hội,
minh bạch thông tin đôi khi còn hình thức,
chưa quy định rõ trách nhiệm giải trình trong
quản lý đất đai
Trong hoạt động giám sát và phản biện xã
hội chỉ khi được tham vấn ý kiến về vấn đề gì
thì các chủ thể mới vào cuộc tìm hiểu và lên
tiếng, chưa chủ động tìm hiểu các vấn đề ngay
khi nó phát sinh để nắm bắt thông tin kịp thời
có những phản hồi chất lượng. Đôi khi sự tham
gia chỉ cho có, nêu ý kiến một cách dè dặt,
không mạnh dạn đặt vấn đề lên án hay đấu
tranh cho xã hội ngay cả khi vấn đề đó ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành
viên tổ chức mình, thậm chí còn cố tình né
tránh. Chính sự không rõ ràng và thiếu cụ thể
trong tham vấn người dân về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dễ làm
cho chúng ta có cảm nhận việc làm này mang
nặng tính hình thức và không thực chất.
Phản biện của các hiệp hội doanh nghiệp
còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có quy định
ràng buộc để bảo đảm sự phản biện thể hiện
được tiếng nói đồng thuận của các doanh
nghiệp thành viên.
Chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm
của chính quyền trong việc vận động nhân dân
tham gia giám sát, phản biện xã hội. Người dân
chỉ thực sự lên tiếng khi hành động của cơ
quan nhà nước tác động trực tiếp đến quyền và
lợi ích của họ.
Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 không
quy định rõ trách nhiệm giải trình của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp
không thay đổi phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trong trường hợp đại đa số ý kiến
người bị thu hồi đất không đồng tình với
phương án này.
Thứ ba, năng lực giám sát và phản biện xã
hội của các chủ thể vẫn còn hạn chế
Tình trạng chung hiện nay tại các tổ chức
thực hiện giám sát, phản biện xã hội là thiếu
các chuyên gia nghiên cứu độc lập và các
nghiên cứu đủ sức thuyết phục để có thể tác
động tích cực đối với đối tượng chịu sự giám
sát, phản biện xã hội. Việc đóng góp ý kiến về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đơn
giản. Bởi vì, chỉ có những người có chuyên
môn, kiến thức chuyên sâu về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất mới có thể đưa ra ý kiến
đóng góp. Do đó, việc lấy ý kiến đóng góp của
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
57
nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được hiểu như thế nào? Điều này không được
đề cập rõ trong Luật Đất đai năm 2013 và các
văn bản hướng dẫn thi hành4.
Đối với Mặt trận tổ quốc, năng lực cán bộ
Mặt trận cũng chưa chuyên nghiệp để tham gia
giám sát, phản biện xã hội. Hoạt động giám sát
của Mặt trận trong thực tế còn hình thức, hiệu
quả pháp lý chưa cao, chủ yếu mới thể hiện qua
các phát hiện, nêu ý kiến nhẹ nhàng tại các kỳ
họp, phiên họp của các cơ quan, tổ chức thuộc
đối tượng giám sát, chưa có phương thức giám
sát đúng nghĩa, chưa được quan tâm thực hiện
thường xuyên, liên tục.
Với Hiệp hội doanh nghiệp, chất lượng
đóng góp ý kiến, kiến nghị, phản biện cơ chế,
chính sách, luật pháp vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu đòi hỏi của cộng đồng doanh nghiệp,
của đất nước trong quá trình hội nhập và đổi
mới, của quá trình chuyển giao nhiều chức
năng quản lý từ nhà nước sang các tổ chức phi
nhà nước. Chính vì ý kiến phản ánh, phản biện
chỉ lo bảo vệ lợi ích cục bộ, trước mắt của
mình, thiếu cái nhìn toàn cục, nên nhiều
phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đưa ra
khó thuyết phục được cơ quan quản lý nhà
nước và dễ bị bác bỏ.
Thứ tư, chưa tạo ra cơ chế thật sự có hiệu
quả nhằm ràng buộc trách nhiệm của cơ quan
nhà nước trong việc tiếp thu và phản hồi ý kiến
của cá nhân, tổ chức về quản lý đất đai
Mặc dù Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 đã quy định việc đăng tải
các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật trên website Chính phủ, Bộ ngành để lấy
ý kiến nhân dân là điều bắt buộc phải làm,
nhưng lại không quy định cụ thể cách thức,
thời gian và các vấn đề liên quan đến việc tiếp
thu và phản hồi ý kiến từ phía cơ quan chủ trì
soạn thảo, xây dựng chính sách. Điều đó dẫn
đến việc, các ý kiến đóng góp của người dân
cũng như của các tổ chức đại diện không phải
luôn được các Ban soạn thảo tiếp thu một
cách nghiêm túc, ít có sự tổng hợp, đánh giá
các ý kiến góp ý, phản biện một cách minh
bạch, đầy đủ và công khai, chưa có nhiều diễn
đàn nhằm thảo luận, phản biện công khai khi
có các ý kiến đóng góp khác nhau. Thậm chí,
trên thực tế, có trường hợp các cơ quan này
tự quyết định có tiếp thu hay không ý kiến của
công dân vì không có cơ chế kiểm tra, giám
sát. Khâu phản hồi ý kiến của công dân, tổ
chức là một thủ tục quan trọng thể hiện tính
dân chủ, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan nhà nước, đồng thời, thể hiện mối quan
hệ thông tin hai chiều giữa người hỏi và người
tư vấn, góp ý. Tuy nhiên, hiện nay các quy
định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn
bản hướng dẫn chưa có quy định rõ về trường
hợp người dân góp ý về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất thì cơ quan có trách nhiệm lấy ý
kiến sẽ tiếp thu như thế nào.
Mặt khác, theo quy định Luật Đất đai năm
2013, trong khi chưa có quyết định giải quyết
khiếu nại thì vẫn phải thực hiện quyết định
thu hồi đất, cho dù quyết định thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng có đúng hay sai.
Trong trường hợp không có sai phạm thì
không có gì để bàn, nhưng nếu thực sự có sai
phạm, khuất tất từ phía chính quyền địa
phương, mà không giải quyết khiếu nại, đồng
thời vẫn triển khai việc thu hồi đất trên thực
tế, rồi sau đó nếu sai mới sửa thì đã muộn
màng, người bị thiệt hại và bị tổn thương
không ai khác chính là người có đất bị thu
hồi, mà đáng lý ra họ là người cần được pháp
luật bảo vệ. Cần phải tôn trọng quyền của chủ
sử dụng đất khi bị thu hồi, nếu họ chưa chấp
nhận việc thu hồi đất. Việc thu hồi và áp đặt
phải được thay thế bằng sự trao đổi và chấp
nhận của đa số người dân5.
5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động giám sát, phản biện xã hội, minh
4 Nguyễn Quang Tuyến (2016), Vài suy nghĩ về sở hữu toàn dân đối với đất đai, Tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 01/2016, tr.20.
5 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2016), Dự án điều tra cơ bản “Đánh giá thực trạng đảm bảo các quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cộng đồng trong các dự án có thu hồi đất nông nghiệp”, tr.198
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
58
bạch thông tin trong lĩnh vực quản lý đất
đai trong thời gian tới
Thứ nhất, tăng cường tính công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai
Việc bảo đảm công khai, minh bạch trong
hoạt động quản lý còn đòi hỏi về trách nhiệm
giải trình của các cơ quan trước nhân dân. Để
đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động
của các cơ quan công quyền, phải nâng cao
trách nhiệm giải trình (trước nhân dân, trước
cơ quan, tổ chức) của các cơ quan đó. Pháp luật
cần có đòi hỏi và chế tài rõ ràng, cụ thể và
nghiêm minh đối với những hành vi che giấu
hoặc từ chối cung cấp thông tin của các cơ
quan và công chức Nhà nước. Nhà nước cần
có các quy định pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của các cơ quan công quyền trong việc cung
cấp thông tin cho người dân và tổ chức. Ở đây,
trách nhiệm giải trình giống như một thể chế,
và để đạt được những kết quả mong muốn thì
thể chế đó phải được thực thi một cách có hiệu
quả và hiệu lực tương tự như các thể chế khác.
Do đó, cần ban hành quy định trách nhiệm giải
trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp không điều chỉnh phương án
bồi thường khi đại đa số người bị thu hồi đất
không đồng ý với phượng án bồi thường và chế
tài xử lý khi không thực hiện trách nhiệm này.
Trong điều kiện ngày nay, bảo đảm minh
bạch không chỉ là việc đáp ứng yêu cầu về
cung cấp thông tin mà điều quan trọng còn là
bảo đảm sự tham gia và giám sát của người dân
vào các quá trình phát triển, tức là bảo đảm đạt
được sự đồng thuận của xã hội về các thể chế,
chính sách, chương trình hoạt động...
Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để vận
hành có hiệu quả hoạt động giám sát và phản
biện xã hội
Giám sát và phản biện xã hội không chỉ là
việc phát huy quyền dân chủ của người dân mà
thực chất còn là sự huy động và tập trung trí
tuệ của toàn dân vào giải quyết công việc
chung của hệ thống công quyền trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước theo phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”. Do vậy, cần bảo đảm hành lang pháp lý
để nhân dân có thể thực hiện đầy đủ quyền
giám sát và phản biện của mình.
Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý về hoạt động giám sát, phản
biện xã hội, minh bạch thông tin trong quản lý
đất đai tạo ra cơ chế sao cho bảo đảm tính xã
hội rộng rãi, tính đa dạng, linh hoạt và mềm
dẻo khi thực hiện các hình thức, biện pháp
giám sát, phản biện xã hội và minh bạch thông
tin về quản lý đất đai. Trong đó, Luật Đất đai
2013 và các văn bản pháp lý liên quan cần
hoàn thiện các nội dung cụ thể như sau:
Một là, các hình thức lấy ý kiến nhân dân
phải được tổ chức chặt chẽ, thực sự thể hiện
nguyện vọng của người dân. Hoàn thiện quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai
năm 2013 theo hướng bổ sung thêm các hình
thức lấy ý kiến khác (lấy ý kiến bằng thư, bằng
internet; phiếu khảo sát;..) đối với dự thảo
phương án đền bù, bồi thường ngoài hình thức
hình thức họp dân. Người dân phải được tham
gia ý kiến đối với các chi tiết của dự án, các
chi tiết được thảo luận, phân tích cụ thể về lợi
ích kinh tế cả chung lẫn riêng, về tác động xã
hội tới từng nhóm dân và về tác động của ô
nhiễm môi trường.
Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về thời
gian tổ chức lấy ý kiến; bổ sung phương thức
lấy ý kiến đặc thù đối với những nhóm yếu thế
như đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, người
nghèo; phương thức tiếp thu ý kiến và phản hồi
với người dân về việc hoàn thiện theo những
vấn đề đã đóng góp ý kiến.
Hai là, pháp luật đất đai nên có quy định
quyền khiếu nại, tố cáo của người dân được
thực hiện ở tất cả các công đoạn của quá trình
thu hồi đất. Đồng thời, pháp luật cũng cần quy
định việc giải quyết khiếu nại ở giai đoạn nào
thì phải được giải quyết dứt điểm ngay ở giai
đoạn đó theo đúng thời hạn luật định. Làm như
vậy, một mặt vừa bảo đảm quyền khiếu nại của
công dân được tôn trọng, mặt khác cũng nâng
cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc tổ chức thực thi
nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo tính
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
59
minh bạch, công khai và sự tôn nghiêm của
pháp luật trong thực tiễn áp dụng.
Ba là, trong thời gian tới, nước ta cần ban
hành Luật Giám sát và phản biện xã hội, vì đây
là đạo luật đặt cơ sở pháp lý chung cho hoạt
động giám sát phản biện xã hội trong đó có lĩnh
vực đất đai.
Thứ ba, nâng cao khả năng tiếp cận của
người dân thông qua việc minh bạch thông tin
về quản lý đất đai6
Khả năng tiếp cận của người dân đối với
chính quyền và dịch vụ hành chính công gắn
liền với tính minh bạch của nền hành chính.
Khả năng tiếp cận của người dân thể hiện ở hai
điểm: Quyền được cung cấp thông tin và mức
độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin được cung
cấp. Về quyền được cung cấp thông tin, các
công dân cần phải được tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tiếp cận trực tiếp với chính quyền
vào những giờ thuận tiện và được cung cấp
thông tin bằng ngôn ngữ phổ thông. Trách
nhiệm cung cấp thông tin thuộc về chủ thể
quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể này phải
bảo đảm được yêu cầu cung cấp đúng, đủ, kịp
thời thông tin tới đối tượng được biết và đối
tượng cần phải biết. Các thông tin được cung
cấp phải là thông tin chính thức và đáp ứng
được nhu cầu của đối tượng cần tiếp nhận
thông tin. Đây là cơ sở quan trọng để người
dân có thể giám sát, phản biện xã hội. Về mức
độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin được cung
cấp đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ trong việc
cung cấp và phổ biến thông tin về các hoạt
động của mình./.
6 Xem: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2012), Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện quyền hiến định của
công dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) về tham gia quản lý nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
tr.115.
Thứ sáu, việc ban hành văn bản hướng dẫn
thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật còn chậm nên áp dụng chưa thống nhất,
thiếu đồng bộ. Việc triển khai thực hiện diễn
ra rất chậm chạp, kế hoạch tập huấn, công tác
tuyên truyền chưa được xác định, coi trọng
đúng mức. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế là
Văn bản quy phạm pháp luật có số lượng được
ban hành theo chế độ tập thể khá nhiều nên rất
khó xác định trách nhiệm của chủ thể ban
hành, còn những văn bản quy phạm do cá nhân
được trao quyền ban hành cũng chưa có chế tài
cụ thể. Đây là một trong những căn nguyên
hiện còn tồn tại những văn bản quy phạm pháp
luật sai trái, không phù hợp trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội những vẫn chưa được
khắc phục, giải quyết kịp thời.
Như vậy, với hệ thống các quy phạm pháp
luật được quy định trong các Bộ luật, luật và
các văn bản dưới luật như Nghị định, thông
tư, quyết định hiện nay đã quy định khá cụ
thể về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ
tục giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật trái pháp luật với các hình
thức xử lý đối với mỗi loại văn bản quy phạm.
Cơ chế xử lý cũng đa dạng hơn (bao gồm cả
Tòa án nhân dân được quy định trong khoản
1, khoản 2 Điều 6; điểm I khoản 1 Điều 37;
khoản 13 Điều 38; Điều 111; khoản 1 Điều
113 Luật Tố tụng hành chính năm 2015).
Qua đó cho thấy, trong hoạt động giám sát,
kiểm tra, xử lý thì cơ chế tự kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật còn có khoảng
trống nhất định, chưa phù hợp với thực tế. Vì
vậy cần có những quy định hợp lý, kịp thời để
góp phần nâng cao hiệu quả đối với hoạt động
giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất
trong xử lý văn bản quy phạm có dấu hiệu
hoặc trái pháp luật hiện nay./.
GIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
THEO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2015
(Tiếp theo trang 47)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_sat_phan_bien_xa_hoi_minh_bach_thong_tin_trong_linh_vuc.pdf