Giáo trình Đại cương giải phẫu sinh lý - Bài 1: Mở đầu

Mô: Mô là tập hợp của những tế bào tương tự nhau theo một các sắp xếp nhất định để thực hiện một chức năng đặc biệt. Có 3 loại mô chính là:  Biểu mô phủ: Là loại mô làm chức năng che phủ bề mặt hoặc lót mặt trong các khoang tự nhiên của cơ thể. Có thể được chia thành nhiều loại dựa vào loại tế bào (lát, trụ hay vuông) và cách sắp xếp (nếu tế bào xếp thành 1 lớp thì gọi là đơn, nếu xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau thì gọi là tầng). Ví dụ: thượng mô lát đơn, thượng mô lát tầng, thượng mô trụ đơn,  Biểu mô tuyến: Tạo thành các tuyến ngoại tiết (như tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến dạ dày,.) và các tuyến nội tiết (như tuyến thượng thận, tuyến giáp, ). Các tuyến ngoại tiết có ống tiết mở ra da hay vào các khoang tự nhiên, số lượng chất tiết lớn và thường chỉ có tác dụng khu trú còn các tuyến nội tiết thì không có ống tiết, khối lượng chất tiết rất nhỏ, đổ trực tiếp vào máu nên có tác dụng toàn thân.  Mô liên kết: Mô cơ, mô xương, mô sụn, mô thần kinh, mô mỡ, mô máu. Phân loại mô liên kết: + Mô liên kết thưa: Đệm, dinh dưỡng, hàn gắn vết thương (Mô mỡ, mô máu . ). + Mô liên kết màng: Bao bọc các cơ quanh màng bụng, tim . Gồm 2 lá, giữa là lớp dịch. + Mô liên kết có hướng: TB liên kết và sợi xếp theo hướng nhất định (Gân cơ, dây chằng ). Hệ cơ quan trong cơ thể người:  Hệ xương.  Hệ cơ.  Hệ thần kinh  Hệ tuần hoàn.  Hệ hô hấp.  Hệ tiêu hóa.  Hệ tiết niệu.  Hệ sinh dục.  Hệ nội tiết.

doc5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Đại cương giải phẫu sinh lý - Bài 1: Mở đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Giải phẫu, sinh lý là môn khoa học nghiên cứu về hình thái và cấu trúc, hoạt động, chức năng của các tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan trong mối liên hệ lẫn nhau và với môi trường sống. Miêu tả được mối liên quan giữa các bộ phận trong cơ thể với nhau và giữa các bộ phận trong cơ thể với môi trường. Định nghĩa, vai trò, phạm vi môn giải phẫu, sinh lý (GPSL). Định nghĩa: Giải phẫu học (GPH): Chuyên nghiên cứu các hình thể và cấu trúc của cơ thể, mối liên quan giữa các bộ phận trong cơ thể và tương quan của toàn cơ thể với môi trường. Sinh lý học (SLH): Chuyên nghiên cứu về hoạt động, chức năng của các tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan trong mối liên hệ lẫn nhau và với môi trường sống, đồng thời sinh lý học cũng nghiên cứu về sự điều hòa chức năng để thích nghi với các điều kiện môi trường hay thay đổi, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Vai trò môn giải phẫu, sinh lý (GPSL): Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả những môn phân hoá và phát triển đã nêu trên của nó. Hình thái học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sở cho lĩnh vực sinh lý học. Giải phẫu và sinh lý học là 2 môn không thể tách rời nhau được. Hình thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở thành một quan điểm và phương châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu. Phạm vi môn học: Theo mục đích nghiên cứu: Giải phẫu y học. Giải phẫu nhân chủng học. Giải phẫu học mỹ thuật. Giải phẫu học thể dục thể thao. Giải phẫu nhân trắc học. Giải phẫu học so sánh. Theo mức độ nghiên cứu: Giải phẫu học đại thể: Nghiên cứu các chi tiết giải phẫu nhìn thấy được bằng mắt thường , hoặc bằng kính lúp. Giải phẫu học vi thể: Nghiên cứu cấu trúc cơ thể ở mức độ  vi thể , của tế  bào bằng kính hiển vi quang học, ngày nay tách  phần nầy thành một môn học riêng , đó là mô học. Giải phẫu học siêu vi và phân tử: Nhờ sự phát triển ra kính hiển vi điện tử , nên có  thể  phát hiện được khoảng cách của 2 vật tới 1 hoặc 2 angstrong , đưa việc nghiên cứu hình thái  ở mức độ phân tử. Theo phương pháp nghiên cứu: Giải phẫu học chức năng: Hình thái và chức năng là 2 mặt thống nhất của 1 bộ phận , chức năng nào có cấu tạo ấy và ngược lại, cấu tạo ra sao sẽ làm được chức năng  như vậy. Giải phẫu học phát triển: Nghiên cứu sự thay đổi của các hình thái ở các giai đoạn phát triển khác nhau, từ khi là 1 trứng thụ tinh cho tới khi già và chết. Giải phẫu học hệ thống: Trình bày cơ thể theo từng hệ thống các cơ quan làm chung 1 chức năng nhất định. Giải phẫu từng vùng: Nghiên cứu hệ thống từng vùng của cơ thể , như: chi trên, chi dưới, đầu mặt cổ, ngực bụng . Phương pháp nầy giúp sinh viên thấy được mối liên quan của các thành phần trong từng vùng của cơ thể hơn là phương pháp hệ thống. Giải phẫu học định khu: Cũng gần giống như giải phẫu học từng vùng, nhưng chú ý nhiều hơn đến liên quan của các thành phần trong từng lớp từ nông vào sâu, đây chính là giải phẫu phục vụ cho ngoại khoa. Giải phẫu học bề mặt: Nghiên cứu chủ yếu hình thể lồi lõm ở bề mặt mọi tư thế của cơ thể. Giải phẫu học X quang: Bao gồm cả giải phẫu nội soi và giải phẫu nhấp nháy bằng phóng xạ cắt lớp , hoặc hình ảnh cộng hưởng từ hoặc siêu âm, những hình ảnh nầy đều khác với hình ảnh giải phẫu nhìn bằng mắt thường. Danh pháp, đặt tên, phương pháp học giải phẫu: Danh pháp: Chiếm 2/3 danh pháp y học, Cuối thế kỷ XIX có 50.000 từ giải phẫu để chỉ 5.000 chi tiết (mỗi chi tiết mang 10 tên). 1955: Đại hội các nhà giải phẫu thế giới lân 6 họp tại Paris, đưa ra 1 bảng danh pháp lấy tên là P.N.A ( Paris Nomina Anatomica) làm cơ sở thống nhất danh từ giải phẫu mà tất cả các nước áp dụng cho tới ngày nay. Ở Việt nam năm 1983, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền dựa theo bảng danh pháp Quốc tế P.N.A ,biên soạn quyển danh từ Giải phẫu học 4 thứ tiếng: La tinh, Anh, Pháp, Việt . Đặt tên: Lấy tên các vật có trong tự nhiên để đặt cho các chi tiết giải phẫu giống các vật tự nhiên ấy: Xương thuyền, xương ghe, xương bướm, cây phế quản. Đặt tên theo các dạng hình học: Tam giác cánh tay tam đầu, tứ giác cánh tay, ống cánh tay, tam giác đùi.. Đặt tên theo chức năng: Cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngữa, cơ gấp, cơ duỗi, cơ quay. Theo nguyên tắc nông sâu: Cơ gấp chung các ngón nông, cơ gấp sâu, thần kinh quay nông, thần kinh quay sâu Theo vị trí tương quan với 3 mặt phẳng trong không gian: Mặt phẳng đứng dọc: Phân chia cơ thể làm 2 nửa (nửa phải và nửa trái) , phần nào nằm gần mặt phẳng dọc giữa gọi là trong, nằm xa gọi là ngoài. Mặt phẳng đứng ngang: Chia cơ thể thành 2 phần phía trước (bụng) và phía sau (lưng) . Mặt phẳng nằm ngang: Là các mặt phẳng cắt ngang qua cơ thể chia cơ thể ra làm 2 phần (trên và dưới). Phương pháp học: Xác và xương rời: Học xương thì phải trực tiếp cầm lấy xương mà mô tả, đối chiếu với hình vẽ trong sách hoặc trên tranh. Học các phần mềm thì phải trực tiếp phẫu tích trên xác mà quan sát và hiểu nội dung đã nêu trong bài giảng hoặc sách vở. Các mô hình nhân tạo bằng chất dẻo hay thạch cao: Tuy không hoàn toàn giống thật song vẫn giúp ích cho sinh viên học về hình ảnh không gian hơn tranh vẽ và dễ tiếp xúc hơn xác. Tranh vẽ: Tranh vẽ là phương tiện học tập rất tốt và rất cần thiết. Cơ thể sống: Là một học cụ vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Không gì dễ hiểu dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ vận dụng vào thực tế bằng quan sát trực tiếp trên cơ thể sống những cái có thể quan sát được như: Tai ngoài, mắt, mũi, họng, miệng, răng... Hình ảnh X-quang: Hình ảnh X-quang cũng là học cụ trực quan đối với thực tế trên cơ thể sống. Đặc điểm cơ thể sống, cấu trúc và chức năng tế bào: 3.1 Đặc điểm cơ thể sống: Một cơ thể sống muốn tồn tại được phải đảm bảo 3 yếu tố sau: Tính chuyển hóa: Thông qua hai quá trình đồng hóa (tổng hợp các chất, tạo chất dinh dưỡng). Quá trình dị hóa (phân giải các chất, tạo ra năng lượng). Kết hợp hệ thống men (Enzym). Tính kích thích: Khả năng đáp ứng với nội, ngoại môi và phụ thuộc vào cường độ kích thích. Có khi một số tế bào tự hung phấn. Tính sinh sản: Đặc tính để phát triển giống loài. Con người sinh sản hữu tính (Sự phối hợp giữa tinh trùng và trứng). Di truyền (Thông qua nhiễm sắc thể). Con mang đặc tính cả bố và mẹ. Biến dị: sự thay đổi của di truyền Cấu trúc tế bào: Tế bào là đơn vị cấu tạo chức năng nhỏ nhất của sinh vật sống, có nhiều hình dạng khác nhau. Ở người gồm khoảng 1014 tế bào (100.000 tỷ). Cấu tạo gồm 3 phần: Màng tế bào: Dày khoảng 7-10 Nm, được cấu tạo chủ yếu bởi 2 lớp phân tử phospholipid có đuôi kị nước hướng vào nhau và các đầu ưa nước hướng ra ngoại vi của màng.Trên màng cũng có các phân tử protein và glucid kết hợp với các lipid gọi là các glycolipid. Bào Tương: Chứa nhiều cấu trúc vi thể gọi là các bào quan Lưới nội bào: Là một hệ thống màng song song nối với nhau đế giới hạn một khoang chứa dịch gọi là bề; hiện diện hầu như khắp bào tương và nối màng tế bào với màng nhân. Chức năng tổng hợp và vận chuyển protein, lipid. Ty thể: Chức năng tổng hợp và tích trữ ATP (ATP là chất giàu năng lượng giúp tạo năng lượng cho tế bào). Ty thể có nhiều trong các tế bào cơ. Ribosom: Là những thể nhỏ, đặc, nằm tự do hay bám vào lưới nội bào. Nó làm nhiệm vụ tổng hợp protein. Bộ Golgi: Là một hệ thống túi màng nằm kế cận nhân tế bào. Nó làm nhiệm vụ chuẩn bị, cô lập các chất tiết của tế bào. Chính vì vậy nó khá phát triển ở các tế bào tuyến. Tiêu thể (lysosom): Là những túi chứa nhiều men tiêu hóa, làm nhiệm vụ cơ quan tiêu hóa của tế bào. Trung thể: Gồm 2 cấu trúc hình trụ nằm gần nhân, có nhiệm vụ hướng dẫn trong sự phân bào Nhân Tế Bào: Thường có dạng cầu hay bầu dục, gồm: màng nhân, nhân tương, hạt nhân và chất nhiễm sắc. Chức năng tế bào: Trao đổi chất. Sinh trưởng. Sinh sản. Cảm ứng. Phân loại mô, hệ cơ quan. Mô: Mô là tập hợp của những tế bào tương tự nhau theo một các sắp xếp nhất định để thực hiện một chức năng đặc biệt. Có 3 loại mô chính là: Biểu mô phủ: Là loại mô làm chức năng che phủ bề mặt hoặc lót mặt trong các khoang tự nhiên của cơ thể. Có thể được chia thành nhiều loại dựa vào loại tế bào (lát, trụ hay vuông) và cách sắp xếp (nếu tế bào xếp thành 1 lớp thì gọi là đơn, nếu xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau thì gọi là tầng). Ví dụ: thượng mô lát đơn, thượng mô lát tầng, thượng mô trụ đơn, Biểu mô tuyến: Tạo thành các tuyến ngoại tiết (như tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến dạ dày,...) và các tuyến nội tiết (như tuyến thượng thận, tuyến giáp,). Các tuyến ngoại tiết có ống tiết mở ra da hay vào các khoang tự nhiên, số lượng chất tiết lớn và thường chỉ có tác dụng khu trú còn các tuyến nội tiết thì không có ống tiết, khối lượng chất tiết rất nhỏ, đổ trực tiếp vào máu nên có tác dụng toàn thân. Mô liên kết: Mô cơ, mô xương, mô sụn, mô thần kinh, mô mỡ, mô máu. Phân loại mô liên kết: Mô liên kết thưa: Đệm, dinh dưỡng, hàn gắn vết thương (Mô mỡ, mô máu ... ). Mô liên kết màng: Bao bọc các cơ quanh màng bụng, tim . Gồm 2 lá, giữa là lớp dịch. Mô liên kết có hướng: TB liên kết và sợi xếp theo hướng nhất định (Gân cơ, dây chằng ). Hệ cơ quan trong cơ thể người: Hệ xương. Hệ cơ. Hệ thần kinh Hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp. Hệ tiêu hóa. Hệ tiết niệu. Hệ sinh dục. Hệ nội tiết. KẾT LUẬN Là môn cơ sở, nền tảng các môn học khác trong y học. Tùy theo mục đích nghiên cứu phục vụ cho y học giải phẫu trong nghiên cứu, y học chẩn đoán, điều trị, giải phẫu thể dục mỹ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dai_cuong_giai_phau_sinh_ly_bai_1_mo_dau.doc
Tài liệu liên quan