e) Đánh xe tăng, xe bọc thép của địch
– Trước khi đánh: phải xem xét địa hình xung quanh, địch trên xe, hướng vận động của xe, nơi sơ hở,
điểm yếu của địch và căn cứ vào vũ khí trang bị để xác định cách đánh cho phù hợp.
– Cách đánh cụ thể:
+ Lợi dụng địa hình địa vật kín đáo, nơi sơ hở của địch bí mật đến gần bất ngờ nổ súng tiêu diệt bộ binh
trên xe hoặc xung quanh xe, rồi nhanh chóng dùng thuốc nổ pháo tay, mìn, lựu đạn chống tăng phá hủy xe.
+ Trường hợp bị lộ hoặc khó bí mật đến gần xe thì phải tìm mọi cách nghi binh lừa địch, rồi vòng sang
hướng khác hoặc phía sau nhanh chóng tiến đến sát xe dùng thuốc nổ, pháo tay, mìn, lựu đạn chống tăng để tiêu
diệt.
+ Nếu có B40, B41, AT thì lợi dụng địa hình, địa vật bí mật vận động đến khoảng cách thích hợp (tầm
bắn có hiệu quả) của vũ khí bắn phá hủy xe.
+ Đánh xe tăng đang vận động: lợi dụng địa hình, địa vật bí mật vận động đón đường xe phải đi qua, đợi
xe đến cự li thích hợp hoặc lúc xe lên dốc, vượt chướng ngại vật, chuyển hướng vận động. tốc độ chậm, dùng
B40, B41, AT tiêu diệt xe.
+ Nếu có bộ binh địch trên xe hoặc bám sau xe, bất ngờ nổ súng tiêu diệt bộ binh địch rồi nhanh chóng
đánh xe.
+ Ở địa hình rừng núi, thành phố có thể ẩn nấp trên cao, sát đường, chờ xe đi qua ném lựu đạn chống tăng,
pháo tay, thuốc nổ xuống để đánh xe.
g) Đánh tên địch, tốp địch ngoài công sự
– Trước khi đánh: phải quan sát xác định vị trí, hướng hoạt động của mục tiêu, địa hình, địa vật xung
quanh mục tiêu và tình huống cụ thể để xác định cách đánh cho phù hợp.
– Cách đánh cụ thể: Nếu địa hình kín đáo, bí mật vận động đến bên sườn, phía sau mục tiêu, dùng lựu
đạn, pháo tay, bắn gần tiêu diệt mục tiêu.
Nếu địa hình trống trải, khéo léo nghi binh lừa địch, thu hút chúng về một hướng, rồi bất ngờ bí mật luồn
qua hướng khác nhanh chóng vận động đến bên sườn phía sau mục tiêu diệt địch hoặc khắc phục tiến lên khoảng
cách thích hợp dùng vũ khí có trong tay chế áp địch và nhanh chóng xông lên tiêu diệt địch.
Chú ý: Luôn quan sát theo dõi đề phòng mục tiêu di chuyển.
h) Trường hợp đánh 2 – 3 mục tiêu xuất hiện cùng một lúc
Khi gặp 2 – 3 mục tiêu xuất hiện cùng một lúc, phải nhằm mục tiêu nào quan trọng nhất, nguy hiểm nhất
để đánh trước, sau đó lần lượt tiêu diệt các mục tiêu khác, đánh đến đâu chắc đến đó. Hoặc dùng lựu đạn, pháo
tay đánh lướt nhanh một lượt sau đó quay lại sục sạo tiêu diệt lần lượt từng mục tiêu. Trong quá trình đánh địch,phải khéo léo nghi binh lừa địch để khi đánh mục tiêu này không bị hỏa lực của mục tiêu khác ngăn cản hoặc
sát thương.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục an ninh quốc phòng - Bài 8: Từng người trong chiến đấu tiến công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8
TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm
Tiến công, loại tác chiến cơ bản, được thực hiện bằng cách dùng hỏa lực sát thương quân địch, công
kích mãnh liệt, nhanh chóng tiến vào chiều sâu bố trí của đối phương, tiêu diệt chúng, chiếm các khu vực (mục
tiêu) qui định.
Chiến đấu tiến công là một trong những hình thức tác chiến cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam, được
vận dụng ở các cấp chiến thuật từ cá nhân, tổ, tiểu đội Từng người có thể tự mình hoặc cùng với tổ tiêu diệt mục
tiêu trong chiến đấu tiến công hoặc làm một số nhiệm vụ khác trong chiến đấu.
Tiến công địch cơ động, tiến công nhằm tiêu diệt lực lượng địch đang cơ động, tạo thế và thời cơ cho các
hoạt động tiếp theo của cấp trên và địa phương. Địch cơ động có thể để tăng viện, ứng cứu, giải tỏa; vu hồi; thọc
sâu; hành quân càn quét; cơ động lực lượng chiến đấu hoặc vận chuyển vật chất.
Tiến công địch mới chuyển vào phòng ngự, hình thức chiến thuật tiến công nhằm tiêu diệt quân địch phòng
ngự trong hệ thống công sự trận địa chưa vững chắc, vật cản sơ sài, hệ thống hỏa lực chưa hoàn chỉnh, chỉ huy
hiệp đồng chưa chặt chẽ.
Tiến công địch tạm dừng, hình thức chiến thuật tiến công nhằm tiêu diệt quân địch tạm dừng trong thời
gian ngắn, tạo điều kiện cho hoạt động tác chiến tiếp theo của cấp trên.
Tiến công trong hành tiến (TCTHT), phương pháp chuyển vào tiến công từ vị trí cách xa quân địch phòng
ngự, bộ đội vận động từ phía sau lên, lần lượt triển khai thành đội hình trước chiến đấu và đội hình chiến đấu,
không dừng lại trước tiền duyên phòng ngự địch để làm công tác chuẩn bị, thực hành công kích ngay. Được vận
dụng khi phòng ngự của quân địch bị phá hoại và chế áp nặng bằng hỏa lực hoặc bằng vũ khí hạt nhân; khi đưa
thế đội 2 (đội dự bị) vào tác chiến; khi đột phá các tuyến (trận địa) trung gian của quân địch; khi tiến công quân
địch mới chuyển vào phòng ngự, trong điều kiện địa hình và mạng đường sá cho phép cơ động bộ đội được
thuận lợi. Để tiến hành TCTHT, cần xác định các tuyến: điều chỉnh, triển khai, tuyến chuyển sang công kích...
Khu vực xuất phát tiến công được chọn tùy thuộc vào điều kiện địa hình, nhưng thường ở ngoài tầm hỏa lực
pháo binh của đối phương.
Tiến công từ vị trí trực tiếp tiếp xúc, phương pháp chuyển vào tiến công từ vị trí phòng ngự trực tiếp với
quân địch sau khi đã bố trí lại đội hình chiến đấu, hoặc bộ đội từ phía sau lên thay phiên và chiếm lĩnh vị trí xuất
phát tiến công trực tiếp với trận địa phòng ngự của địch.
Tiến công vào khu vực địch phòng ngự, tiến công nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch trong và
ngoài công sự (lấy diệt địch ngoài công sự là phổ biến); chiếm giữ khu vực mục tiêu khi cần thiết; tạo thế, tạo
thời cơ cho các hoạt động tiếp theo của cấp trên và địa phương.
2. Đặc điểm, thủ đoạn của địch
Đối tượng tác chiến, địch là lực lượng quân sự các nước phát triển, có vũ khí trang bị hiện đại, hỏa lực
mạnh và cơ sở vật chất hậu cần kĩ thuật cao.
Đặc điểm:
– Chọn địa hình phòng ngự: có giá trị về chiến thuật.
– Xây dựng trận địa phòng ngự: liên hoàn, vững chắc, ngày càng kiên cố.
– Bố trí binh lực và hỏa lực: nhiều tầng nhiều lớp, binh lực phân tán, hỏa lực
tập trung.
Thủ đoạn chiến đấu:
– Trước khi ta tiến công: Địch thường sử dụng các biện pháp trinh sát, các phương tiện quan sát hiện đại
để phát hiện các hành động chiến đấu của ta. Khi phát hiên hoặc nghi ngờ nơi ta bố trí đội hình tiến công, địch
thường sử dụng hỏa lực mạnh bắn phá mãnh liệt nhằm phá vỡ đội hình của ta.
– Khi ta thực hành tiến công: Địch dựa vào hệ thống công sự vững chắc, kiên cố kết hợp với hỏa lực mạnh
ngăn chặn ta từ xa đến gần.
– Khi có nguy cơ bị thất bại: Địch sẽ dựa vào công sự để cố thủ chờ lực lượng ứng cứu, rút chạy bằng
trực thăng hoặc có thể rút xuống hầm sâu, gọi pháo kích bắn trùm lên trận địa,
II. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật
1. Nhiệm vụ
Trong chiến đấu tiến công, từng người có thể tự mình hoặc cùng với tổ đánh chiếm một số mục tiêu:
– Địch trong ụ súng lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà.
– Xe tăng xe bọc thép của địch.
– Tên địch tốp địch ngoài công sự.
2.Yêu cầu chiến thuật
– Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo.
– Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, hiểm yếu của địch, tiếp cận đến gần tiêu diệt địch.
– Dũng cảm, linh hoạt, kịp thời.
– Đánh nhanh sục sạo kĩ, vừa đánh vừa địch vận.
– Độc lập trong chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
– Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí, trang bị, tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn.
III. Hành động sau khi nhận nhiệm vụ
1. Hiểu rõ nhiệm vụ
Chiến sĩ thường nhận nhiệm vụ ngay tại thực địa, khi nhận nhiệm vụ phải nghe rõ, hiểu kĩ, nếu chưa rõ
phải hỏi và nhắc lại để cấp trên bổ sung cho phù hợp.
Hình 8.1. Nhận nhiệm vụ trên thực địa.
Nội dung gồm:
– Nhiệm vụ của tổ;
– Mục tiêu phải đánh chiếm (phải xem xét mục tiêu mình được giao là loại mục tiêu gì? Tính chất của
từng loại mục tiêu);
– Cách đánh: thứ tự, phương pháp tiêu diệt mục tiêu;
– Kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu, thông tin liên lạc báo cáo;
– Bạn có liên quan: Bạn ở bên phải, bên trái là ai? Làm nhiệm vụ gì?
– Sau khi đánh chiếm mục tiêu xong thì phải làm gì?
– Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị.
Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản và quan trọng nhất đòi hỏi người chiến sĩ phải nắm vững và hiểu sâu
sắc. Đó là cơ sở xây dựng quyết tâm chiến đấu, hiệp đồng với đồng đội và có tính chất quyết định cho mỗi trận
đánh.
2. Chuẩn bị chiến đấu
Công tác chuẩn bị chiến đấu của từng người phải được tiến hành thường xuyên. Khi chiến đấu phải căn
cứ vào nhiệm vụ, phân công của người chỉ huy, thời gian để làm công tác chuẩn bị đảm bảo nhanh chóng, chính
xác.
Cụ thể: Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu. Kiểm tra lại súng, đạn, lựu đạn, pháo tay, thuốc nổ, các
trang bị cần thiết cho chiến đấu và cách đeo mang cho gọn gàng. Nếu hành quân tác chiến, phải chuẩn bị đầy đủ lương
thực, thực phẩm, thuốc và trang bị y tế, đảm bảo đánh địch liên tục dài ngày.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị phải báo cáo với người chỉ huy. Nếu điều kiện cho phép phải giúp
đỡ đồng đội làm công tác chuẩn bị.
IV. Thực hành chiến đấu
1.Vận động đến gần mục tiêu
– Trước khi vận động: Phải biết địch ở đâu, địa hình khu vực tác chiến, tiến hành bằng đường nào? Tiến
tới đâu? Bằng phương pháp nào? Thời cơ tiến, cách nghi binh lừa địch ra sao?...
– Khi vận động: Phải luôn luôn quan sát nghe ngóng địch, triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, thời tiết, ánh
sáng, âm thanh tiếng động, để vận dụng các tư thế, động tác cho phù hợp bảo đảm mọi hành động được nhanh
chóng, bí mật, an toàn, đến đúng mục tiêu đúng thời gian qui định.
Trong quá trình vận động phải giữ vững đường tiến, hướng tiến, sẵn sàng chiến đấu, tìm mọi cách đến
đúng mục tiêu được phân công.
– Khi đến đúng vị trí đã định phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, thuốc nổ, pháo tay, đào công
sự (nếu cần),... Nắm giữ thời cơ kiên quyết tiêu diệt địch.
2. Cách đánh từng loại mục tiêu
a) Đánh ụ súng lô cốt
– Đặc điểm mục tiêu:
+ Ụ súng của địch có nắp hoặc không có nắp, thường làm bằng gỗ đất, bê tông cốt thép lắp ghép, cấu trúc
theo kiểu nửa chìm nửa nổi, có lỗ bắn ra các hướng, cửa ra vào quay vào phía trong, xung quanh và trên nắp
thường xếp các bao cát. Ụ súng có thể có hàng rào chắn đạn B40, B41 bảo vệ. Giữa các ụ súng thường được nối
liền bằng hệ thống tường đất hoặc bằng các hào sâu, bên cạnh ụ súng có các hố bắn.
Các ụ súng thường được bố trí nơi địa hình có lợi chi viện, hỗ trợ cho nhau trong quá trình chiến đấu,
ngụy trang kín đáo đối phương khó phát hiện.
+ Lô cốt là mục tiêu được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, gạch đá, có nhiều ngăn, có phần nổi
phần chìm,
– Cách đánh:
+ Trước khi đánh: Phải nghiên cứu địch trên không, mặt đất, điều kiện địa hình xung quanh mục tiêu để
chọn đường tiến, phương pháp tiến, cách đánh cho phù hợp.
+ Đối với ụ súng, lô cốt không có nắp: Nhanh chóng bí mật tiếp cận bên sườn phía sau mục tiêu, dùng
lựu đạn pháo tay tung lăng vào trong ụ súng, lô cốt. Lợi dụng khói đạn mịt mù, tinh thần địch hoang mang lo sợ,
nhanh chóng xông lên bắn găm bắn gần đâm lê tiêu diệt những tên còn sống.
Hình 8.2. Một số dạng lô cốt.
+ Đối với ụ súng, lô cốt có nắp: Triệt để lợi dụng địa hình địa vật, hỏa lực của đồng đội nhanh chóng tiếp
cận góc tử giác, đặt thuốc nổ vào nơi mỏng yếu dễ phá để tiêu diệt địch bên trong. Trường hợp lô cốt, ụ súng có
hàng rào chùm thì dùng lượng nổ có móc sẵn móc vào để phá hoặc dùng kìm, kéo để cắt. Nếu lỗ bắn có lưới
chắn thì có thể buộc lựu đạn pháo tay thành chùm để phá, sau đó nhét lựu đạn pháo tay vào ụ súng, lô cốt. Khi
lựu đạn pháo tay nổ nhanh chóng xông vào bên trong dùng súng bắn gần đâm lê tiêu diệt những tên còn sống.
Trường hợp địa hình không có vật che khuất, khó bí mật tiếp cận thì phải phối hợp cùng đồng đội dùng
hỏa lực thu hút địch về một hướng, khéo léo nghi binh lừa địch nhanh chóng tiếp cận bên sườn phía sau tiêu diệt
địch.
Nếu được trang bị B40, B41 vận động đến cự li thích hợp nổ súng tiêu diệt rồi thì nhanh chóng xung
phong lên rà soát, tiêu diệt những tên còn sống.
b) Đánh địch trong hào chiến đấu, giao thông hào
Trước khi đánh: phải xem xét địch bên trên và dưới hào, địa hình xung quanh, vũ khí trang bị hiện có để
xác định cách đánh cho phù hợp.
Hình 8.3. Hào chiến đấu, giao thông hào.
Cách đánh cụ thể: Triệt để lợi dụng các đoạn ngoặt của hào, dùng lựu đạn, bắn gần tiêu diệt rồi mới nhảy
xuống hào.
+ Khi tiến ở dưới hào, súng cầm ở tư thế bắn gần, tùy hào nông hay sâu, rộng hay hẹp để vận dụng các
tư thế động tác cho phù hợp, thường phải lợi dụng các đoạn ngoặt của hào, tiến sát bên thành hào, hầm và dùng
tư thế thấp để tiến.
+ Khi gặp ngã ba, ngã tư của hầm hào, phải xem xét nghe ngóng, tự động tìm địa thế để đánh. Khi vượt
qua nghi ngờ là có địch, có thể dùng mưu mẹo nghi binh lừa địch để thăm dò tình hình địch. Nếu có địch thì ném
lựu đạn, bắn gần vào các ngách hào tiêu diệt rồi mới vượt qua.
Nếu địch dùng lựu đạn ném xuống hào: nhanh chóng nhặt ném trả lại, hoặc đá hất ra xa, hay nhanh chóng
lợi dụng chỗ ngoặt của hầm ẩn nấp nhưng phải sẵn sàng đánh địch sau khi lựu đạn nổ.
+ Nếu địch dùng hỏa lực bắn, nhanh chóng lợi dụng ngách hào để tránh đạn.
+ Căn cứ vào địa hình, nếu không thể tiến theo hầm, hào được thì phải nhanh chóng nhảy lên khỏi hào
(trước khi lên khỏi hào phải xem xét địch phía trên hào) rồi nhanh chóng lợi dụng địa hình, địa vật đánh vào bên
sườn phía sau tiêu diệt địch hoặc dùng hỏa lực kiềm chế phối hợp với đồng đội để tiêu diệt địch.
+ Khi gặp chông mìn cạm bẫy, cửa đóng trước hết phải nghe ngóng đề phòng địch bắn bất ngờ. Nếu
không có địch thì tùy theo tình hình để phá hủy hoặc tháo gỡ và đánh dấu lại rồi tìm đường tránh để tiếp tục tiến.
Nếu làm nhiệm vụ đánh lướt thì có thể ở trên hào dùng lựu đạn, pháo tay, bắn gần mục tiêu diệt địch, phát
triển từ đoạn hào này đến đoạn hào khác.
+ Trường hợp hào có nắp: Xem xét phát hiện các ụ chiến đấu bảo vệ hào, độ dày mỏng của nắp hào. Nếu
hào có nắp từng đoạn có thể lợi dụng chỗ trống, hở của hầm hào dùng pháo tay, lựu đạn lăng vào. Bắn găm, bắn
gần tiêu diệt địch ở dưới hầm có nắp. Nếu cần nhanh chóng xông vào lục soát diệt nốt địch còn sống sót lẩn trốn.
Nếu hào có nắp kéo dài có thể dùng thuốc nổ đặt vào nơi mỏng yếu của nắp hào để phá sập từng đoạn,
rồi lăng lựu đạn, bắn găm diệt địch trong hào có nắp.
c) Đánh địch trong hầm ngầm
– Trước khi đánh: Chiến sĩ phải căn cứ vào tin tình báo, tin từ quần chúng nhân dân hoặc tra hỏi tù binh
để phát hiện hầm ngầm của địch. Khi đã phát hiện được phải nhanh chóng đánh chiếm khống chế của hầm đồng
thời báo cáo lên cấp trên.
– Cách đánh cụ thể:
+ Nếu cửa hầm mở nhanh chóng áp sát người vào một bên. Dùng lựu đạn pháo tay ném vào bên trong,
lợi dụng lúc địch hoang mang nhanh chóng xông vào phát triển đánh địch trong hầm ngầm.
+ Nếu cửa hầm đóng kín có thể dùng cuốc xẻng, thuốc nổ để phá cửa rồi ném lựu đạn vào bên trong. Khi
lựu đạn nổ phải nghe ngóng động tĩnh, nghi binh thăm dò, xem xét rồi mới xông vào cửa dùng cách bắn gần
đánh chiếm từng đoạn hầm này đến đoạn hầm khác.
+ Khi nhảy vào cửa hầm phải nhanh chóng nép sát người vào một nơi có bóng tối hoặc góc cánh cửa hầm.
+ Khi tiến đánh địch trong hầm phải thận trọng từng bước, từng đoạn. Một tay giữ súng sẵn sàng chiến
đấu, một tay sờ vào vách hầm kết hợp với chân dò dẫm dưới đáy hầm để phát triển, tai lắng nghe động tĩnh.
+ Khi phát hiện địch, nhanh chóng nổ súng tiêu diệt, lợi dụng lúc địch hoang mang ẩn tránh, nhanh chóng
xông lên tiêu diệt những tên địch còn lại.
Cũng có thể dùng lựu đạn, pháo tay để tiêu diệt địch. Trong hầm phải hết sức hạn chế dùng thuốc nổ, chủ
yếu dùng cách bắn gần đâm lê. Để tránh làm trở ngại khi cần nhanh chóng phát triển chiến đấu.
+ Nếu có thuốc nổ thì đặt vào nơi mỏng yếu trên nắp hầm để phá sập từng đoạn rồi dùng pháo tay, lựu
đạn ném vào để tiêu diệt địch trong hầm ngầm.
Ngoài ra còn tận dụng những phương tiện tại chỗ để đánh địch như: tháo nước, hun khói, để diệt địch
đồng thời kết hợp với công tác vận động địch ra hàng.
d) Đánh địch trong nhà
– Trước khi đánh: phải xem xét địch trong và ngoài nhà, địa hình địa vật xung quanh gần nhà để xác định
cách đánh cho phù hợp.
– Cách đánh cụ thể: phải đánh chắc từng phòng, sục sạo kĩ, khi diệt địch ở phòng này phải chú ý địch ở
phòng bên:
+ Trường hợp đến sát nhà vẫn giữ được bí mật: phải lợi dụng địa hình, nơi sơ hở của địch bí mật đến sát nhà
(nơi tiện ném lựu đạn, bắn gần) bất ngờ dùng pháo tay,
lựu đạn ném vào trong nhà. Khi lựu đạn pháo tay nổ lợi dụng cửa sổ, cửa ra vào bắn quét vào bên trong nhà đồng
thời xông vào nép người vào thành tường, nơi kín đáo nghe ngóng động tĩnh, phát hiện và tiêu diệt nốt những tên
địch còn sống sót.
Nếu căn nhà có nhiều phòng thì căn cứ vào tình hình địch, nhiệm vụ của mình mà dùng pháo tay, lựu
đạn đánh từng phòng trong phạm vi được phân công, sau đó sục sạo tiêu diệt nốt những tên còn sống.
Đánh xong phòng này, phát triển đánh sang phòng khác. Khi phát triển phải kết hợp nghi binh lừa địch.
+ Trường hợp khó đến sát nhà: Tìm mọi cách nghi binh lừa địch thu hút địch về một hướng rồi vòng sang
hướng khác nhanh chóng đến bên sườn, phía sau căn nhà, bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch (cách đánh như trên).
+ Động tác đánh địch theo cầu thang: Phải nghe ngóng xem xét để nắm địch bố trí ở cầu thang. Cầu thang
thẳng hay ngoặt sang bên nào để xác định những nơi có thể lợi dụng tiêu diệt địch để phát triển thuận lợi.
Sau đó dùng hỏa lực bắn mạnh vào phía địch ở cầu thang, lợi dụng lúc địch hoang mang nhanh chóng
tiến lên (hoặc xuống) dùng bắn gần đâm lê để tiêu diệt địch ở cầu thang.
Nếu cầu thang ngoặt, lợi dụng phía tay vịn tiến lên chỗ ngoặt bất ngờ ném lựu đạn hoặc vừa bắn mạnh
vừa xông lên (hoặc xuống) để đánh gần tiêu diệt địch.
e) Đánh xe tăng, xe bọc thép của địch
– Trước khi đánh: phải xem xét địa hình xung quanh, địch trên xe, hướng vận động của xe, nơi sơ hở,
điểm yếu của địch và căn cứ vào vũ khí trang bị để xác định cách đánh cho phù hợp.
– Cách đánh cụ thể:
+ Lợi dụng địa hình địa vật kín đáo, nơi sơ hở của địch bí mật đến gần bất ngờ nổ súng tiêu diệt bộ binh
trên xe hoặc xung quanh xe, rồi nhanh chóng dùng thuốc nổ pháo tay, mìn, lựu đạn chống tăng phá hủy xe.
+ Trường hợp bị lộ hoặc khó bí mật đến gần xe thì phải tìm mọi cách nghi binh lừa địch, rồi vòng sang
hướng khác hoặc phía sau nhanh chóng tiến đến sát xe dùng thuốc nổ, pháo tay, mìn, lựu đạn chống tăng để tiêu
diệt.
+ Nếu có B40, B41, AT thì lợi dụng địa hình, địa vật bí mật vận động đến khoảng cách thích hợp (tầm
bắn có hiệu quả) của vũ khí bắn phá hủy xe.
+ Đánh xe tăng đang vận động: lợi dụng địa hình, địa vật bí mật vận động đón đường xe phải đi qua, đợi
xe đến cự li thích hợp hoặc lúc xe lên dốc, vượt chướng ngại vật, chuyển hướng vận động... tốc độ chậm, dùng
B40, B41, AT tiêu diệt xe.
+ Nếu có bộ binh địch trên xe hoặc bám sau xe, bất ngờ nổ súng tiêu diệt bộ binh địch rồi nhanh chóng
đánh xe.
+ Ở địa hình rừng núi, thành phố có thể ẩn nấp trên cao, sát đường, chờ xe đi qua ném lựu đạn chống tăng,
pháo tay, thuốc nổ xuống để đánh xe.
g) Đánh tên địch, tốp địch ngoài công sự
– Trước khi đánh: phải quan sát xác định vị trí, hướng hoạt động của mục tiêu, địa hình, địa vật xung
quanh mục tiêu và tình huống cụ thể để xác định cách đánh cho phù hợp.
– Cách đánh cụ thể: Nếu địa hình kín đáo, bí mật vận động đến bên sườn, phía sau mục tiêu, dùng lựu
đạn, pháo tay, bắn gần tiêu diệt mục tiêu.
Nếu địa hình trống trải, khéo léo nghi binh lừa địch, thu hút chúng về một hướng, rồi bất ngờ bí mật luồn
qua hướng khác nhanh chóng vận động đến bên sườn phía sau mục tiêu diệt địch hoặc khắc phục tiến lên khoảng
cách thích hợp dùng vũ khí có trong tay chế áp địch và nhanh chóng xông lên tiêu diệt địch.
Chú ý: Luôn quan sát theo dõi đề phòng mục tiêu di chuyển.
h) Trường hợp đánh 2 – 3 mục tiêu xuất hiện cùng một lúc
Khi gặp 2 – 3 mục tiêu xuất hiện cùng một lúc, phải nhằm mục tiêu nào quan trọng nhất, nguy hiểm nhất
để đánh trước, sau đó lần lượt tiêu diệt các mục tiêu khác, đánh đến đâu chắc đến đó. Hoặc dùng lựu đạn, pháo
tay đánh lướt nhanh một lượt sau đó quay lại sục sạo tiêu diệt lần lượt từng mục tiêu. Trong quá trình đánh địch,
phải khéo léo nghi binh lừa địch để khi đánh mục tiêu này không bị hỏa lực của mục tiêu khác ngăn cản hoặc
sát thương.
3. Hành động khi chiếm được mục tiêu
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, người chiến sĩ phải thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
– Giữ vững mục tiêu;
– Kiểm tra lại toàn bộ vũ khí trang bị, báo cáo lên cấp trên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới;
– Sẵn sàng bắn máy bay bay thấp;
– Khi có lệnh của cấp trên tiến hành giải quyết tốt công tác thương binh tử sĩ, tù hàng binh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_giao_duc_an_ninh_quoc_phong_bai_8_tung_nguoi_tron.pdf