Giáo trình Giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học

Trong khi chờ đợi giáo trình có tầm cỡ quốc gia, chúng tôi biên soạn cuốn sách “Giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học” nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên Đại học Huế cùng những bạn đọc quan tâm đến nội dung cuốn sách. Nội dung cuốn sách được hoàn thành dựa trên nội dung cuốn “Bài giảng các tác phẩm kinh điển triết học” mà chúng tôi đã biên soạn phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên Triết học Đại học Khoa học Huế theo sự phân công của Bộ môn Triết học - Khoa Mác-Lênin - Trường Đại học Khoa học Huế tháng 02 năm 2000 và có sử dụng một số tư liệu của cuốn “Giới thiệu và hướng dẫn nghiên cứu các tác phẩm và chuyên đề Triết học Mác - Lênin - Bộ môn Triết đại học kinh tế quốc dân 1991”.

doc116 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tự nhiên luôn gắn với sự phát triển của sản xuất, do sản xuất quy định; Xét về bản chất, khoa học tự nhiên có tính cách mạng, nó phải chống lại chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo để phát triển. Bản thân khoa học tự nhiên có lôgíc phát triển của nó đi từ trực quan chỉnh thể đến thực nghiệm phân tích rồi đến trình độ lý luận. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là một trong những nội dung xuyên suốt của tác phẩm này. F.Enghen đã phân tích một cách sâu sắc vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học và ngược lại. - Về vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học, F.Enghen chỉ ra sự phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mỗi khi có những phát minh mới của khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó. Tương ưng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử sẽ có những hình thức khác nhau và nội dung khác nhau của triết học. F.Enghen viết: “Tư duy lý luận của mỗi thời đại sẽ có những hình thức và nội dung triết học, tức là kể cả tư duy lý luận của mỗi thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau.”. Trong tác phẩm F.Enghen đã chứng minh một cách rõ ràng: Ứng với các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học tự nhiên thì triết học cũng có những hình thức và nội dung khác nhau. Thời cổ đại, khoa học tự nhiên mang tính tự phát chưa có sự phân ngành rõ rệt mà cùng hoà vào với triết học, thì phép biện chứng của triết học là tự phát, chất phác, mộc mạc. Ở thế kỷ XVII - XVIII, khi khoa học tự nhiên đã có sự phân ngành nhưng nghiên cứu tách biệt nhau và nghiên cứu giới tự nhiên trong trạng thái tĩnh không vận động, không phát triển, thì triết học là sự thống trị của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Phải đến thế kỷ XIX, khi khoa học tự nhiên nghiên cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực và nghiên cứu giới tự nhiên trong trạng thái vận động, phát triển từ thấp đến cao thì phương pháp siêu hình trong triết học mới được thây thế dần dần bằng phương pháp biện chứng duy vật. - Về vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên, F.Enghen chỉ ra các nhà khoa học tự nhiên không thể không bị chi phối bởi triết học, vấn đề là ở chỗ họ bị chi phối bởi hệ thống triết học nào. F.Enghen cũng chỉ ra, người nào càng bài bác triết học bao nhiêu người đó càng bị chi phối bởi hệ thống triết học tồi tệ bấy nhiêu. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, luôn tồn tại những hệ thống triết học khác nhau. Nếu các nhà khoa học tự nhiên bị chi phối bởi các hệ thống triết học lạc hậu thì không thể đạt được thành tựu cao trong chuyên môn của mình. Ngược lại, các nhà khoa học tự nhiên được các hệ thống triết học tiên tiến dẫn đường họ sẽ đạt được đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học. Ông viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. F.Enghen cũng khẳng định, đối với khoa học tự nhiên hiện đại thì phương pháp tư duy duy nhất phù hợi là phép biện chứng duy vật. F.Enghen chỉ ra, trong quá trình nghiên cứu đánh giá các kết quả đã đạt được và vạch ra hướng nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học tự nhiên luôn cần đến sự chỉ dẫn của phép biện chứng duy vật. Chẳng hạn, khi các nhà khoa học tự nhiên phát hiện ra các công thức đo công khác nhau và tranh luận với nhau không phân thắng bại, Người nói các công thức đo công đó đều đúng trong những giới hạn nhất định. Khi phân tích định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Người bổ sung thêm nó không chỉ bảo toàn về số lượng mà còn bảo toàn cả về chất lượng. Khi phân tích mối quan hệ giữa các ngành khoa học trong khi chúng đang nghiên cứu tách rời lẫn nhau, F.Enghen chỉ ra, chỗ giao tiếp giữa các ngành khoa học chính là nơi chờ đợi những thành quả to lớn nhất... - Qua sự khái quat trình bày của F.Enghen, chúng ta thấy rằng, giữa khoa học tự nhiên và triết học là không tách rời nhau. Triết học phải dựa trên cơ sở các thành tựu của khoa học tự nhiên, phải khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên đã đạt được. Ngược lại, chính triết học duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển của các khoa học tự nhiên. Vật chất và vận động. - Về cơ bản F.Enghen đã chỉ ra cách khái niệm vật chất và khái niệm vận động bằng con đường trừu tượng hoá, khái quát hoá các thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng cụ thể và các dạng vận động cụ thể mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Vật chất với tư cách là khái niệm không tồn tại một cách cảm tính và cũng không thể sáng tạo ra. - F.Enghen chỉ ra vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất: không có dạng vật chất nào là không vận động, cũng như không có vận động nào lại không phải là vận động của vật chất. Vận động của vật chất là vận động tự thân nó không thể sáng tạo ra cũng như không thể bị tiêu diệt. Thuộc tính của các vật thể chỉ bộc lộ thông qua vận động. Hình thức của vận động như thế nào là do bản chất của vật thể đang vận động quy định. - F.Enghen cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa vận động và đứng im là mối quan hệ không thể tách rời nhau. Đứng im là sự vận động trong cân bằng, vận động mà sự vật, hiện tượng chưa biến đổi về chất là sự cân bằn trong vận động. Vận động cá biệt có xu hướng dẫn đến sự cân bằng, vận động toàn thể lại phá vỡ sự cân bằng riêng biệt. Mọi đứng im chỉ là tương đối và tạm thời. - F.Enghen chỉ ra vận động của vật chất có nhiều hình thức. Ông chỉ ra năm hình thức cơ bản của vận động của vật chất, đồng thời cũng chỉ ra giữa các hình thức vận động đó luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau mà có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định. Ông chỉ ra sự phân biệt các hình thức vận động và vạch ra mối quan hệ giữa chúng với nhau là cơ sở để phân loại các ngành khoa học cũng như vạch ra mối quan hệ giữa các ngành khoa học với nhau. Ý thức. Trong những chừng mực nhất định, trong tác phẩm này F.Enghen có bàn đến ý thức. Ông chỉ ra, vật chất trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật của mình khi có điều kiện thích hợp thì nảy sinh vật chất biết tư duy. - Y thức có mầm mống từ sinh vật cấp thấp là tính nhạy cảm, nhưng chỉ đến con người mới thực sự có ý thức. Cái quyết định làm cho con người có ý thức là lao động. Con vật chỉ sống dựa vào tự nhiên và thích ứng với tự nhiên. Trái lại, con người không thoả mãn với những gì đã có sẵn trong tự nhiên, mà bằng lao động của mình tác động một cách tích cực vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên theo nhu cầu của mình. Lao động là điều kiện cơ bản của toàn bộ đời sống con người. Trong lao động, một mặt con người bắt tự nhiên bộc lộ những đặc trưng, đặc tính của nó để mình phản ánh, mặt khác lao động làm cho các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, khả năng phản ánh của con người ngày càng cao. Lao động quyết định sự hình thành, phát triển của ngôn ngữ làm cho con người có khả năng phản ánh một cách gián tiếp, khái quát. Chính thế mà ý thức của con người xuất hiện. F.Enghen nói: “Sau lao động, đồng thời với lao động là ngôn ngữ, là hai kích thích chủ yếu biến óc vượn thành óc người”. - F.Enghen chỉ ra vai trò to lớn của ý thức đối hoạt động của con người. Hoạt động của con vật là hoạt động bản năng. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Ông chỉ ra, loài người càng cách xa loài vật bao nhiêu, thì tác động của con người vào tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, tiến hành một cách có phương pháp, hướng vào những mục đích nhất định đã đề ra từ trước bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu từ đó mà cho rằng, hoạt động của con người là do tư duy của con người quyết định thì sẽ đi đến chủ nghĩa duy tâm. Phép biện chứng. Ở tác phẩm này, F.Enghen đã đề cập một cách tương đối toàn diện về phép biện chứng: - Về các hình thức phát triển cơ bản của phép biện chứng, F.Enghen chỉ ra có ba hình thức: Biện chứng trong triết học Hy -La cổ đại là biện chứng mang tính chất thuần phác tự nhiên, mới chỉ dựa trên những trực giác mà xem xét giới tự nhiên với tư cách là một chỉnh thể nhưng chưa cmi được về chi tiết; Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Cant đến Heghen, mà đỉnh cao là biện chứng của Heghen, nhưng chỉ là phép biện chứng duy tâm; Đỉnh cao nhất của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật do C.Mac sáng lập ra. - F.Enghen nêu ra những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: Biện chứng khách quan chi phối trong giới tự nhiên, biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) chỉ là phản ánh biện chứng khách quan mà thôi. Theo F.Enghen: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến, là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động. Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”, và F.Enghen quy về ba quy luật cơ bản rồi trình bày một ssó nội duỗiung quanh ba quy luật đó: + Chất không tồn tại mà chỉ có những sự vật có chất, hơn nữa là những sự vật có vô và chất mới tồn tại. Giữa các sự vật không có sự khác nhau tuyệt đối về chất mà có những chất chung. Tất cả các chất đều có vô vàn những mức độ khác nhau về lượng và chúng có thể đo được. Chất và lượng không có sự khác nhau tuyệt đối mà chúng có thể chuyển hoá cho nhau. Không thể quy mọi sự khác nhau về chất thành sự khác nhau về lượng. Sự biến đổi về lượng phải đến điểm nút mới gây nên sự biến đổi về chất. + Trong tự nhiên không có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đồng nhất luôn luôn bao hàm sự khác biệt - đồng nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập không ngừng liên hệ tác động lẫn nhau và chỉ tồn tại trong sự liên hệ thống nhất với nhau; Ngược lại, sự thống nhất giữa chúng chỉ tồn tại trong sự phân ly, trong sự đối lập. Các mặt đối lập thâm nhập lẫn nhau, là mầm mống của nhau và ở những điểm nhất định chúng chuyển hoá lẫn nhau. Sự vận động và phát triển của thế giới là thông qua sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Tất cả mọi sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập đều thông qua khâu trung gian mà chuyển hoá cho nhau. + Sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định biện chứng của phủ định biện chứng là phát triển theo hình xoáy trôn ốc. Sự phát triển có tính chất chu kỳ, lặp lại trên cơ sở cao hơn của quá trình phát triển. - Ngoài ba quy luật, F.Enghen cũng có đề cập đến các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng. Ông phê phán các quan điểm siêu hình về tất nhiên - ngẫu nhiên đã dẫn đến thuyết định mệnh và đánh giá cao quan niệm của Heghen về mối quan hệ tất nhiên - ngẫu nhiên... Một số vấn đề về lý luận nhận thức và lôgíc học. - F.Enghen nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Con người cải biến tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất, trực tiếp nhất của tư duy. Trí tuệ của con người phát triển song song với việc con người cải biến tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của các ngành khoa học là do sản xuất quyết định. Thực tiễn chứng minh nhận thức là đúng hay sai. - Nếu khoa học tự nhiên tuyệt đối hoá kinh nghiệm, phủ định tư duy lý luận thì sẽ rới vào chủ nghĩa thần linh. Kinh nghiệm không chứng minh đầy đủ tính tất yếu. “Quy luật chung còn cụ thể hơn bất kỳ ví dụ cụ thể riêng lẻ nào”. Nhấn mạnh vai trò của nhận thức lý tính, nhưng không xem nhẹ nhận thức cảm tính: “Mọi nhận thức thực sự, thấu đáo chỉ ở chỗ: trong tư duy chúng ta nâng từ tính đơn giản nhất đến tính đặc thù và từ tính đặc thù lên tính phổ biến, là ở chỗ chúng ta tìm ra và xác định cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn trong cái tạm thời”. - Nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao theo đường quanh co phức tạp. Khả năng nhận thức của con người là vô hạn, nhưng nó thực hiện thông qua nhận thức có hạn của từng người và từng thế hệ. Vì thế, cái vô hạn là có thể nhận thức được và cũng là không thể nhận thức được. - F.Enghen cũng chỉ ra sự thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch và vai trò của phân tích, của giả thiết trong nhận thức khoa học. Đồng thời ông cũng nêu ra sự khác nhau giữa lôgíc biện chứng với lôgíc hình thức: Những phương pháp nghiên cứu mà lôgíc thông thường thừa nhận (như quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, thực nghiệm) thì con người và con vật đều có, chỉ khác nhau về trình độ. Trái lai, tư duy biện chứng - tư duy lấy sự nghiên cứu biện chứng của ngay những khái niệm làm tiền đề - chỉ có thể có ở con người, và chỉ ở con người đã ở một trình độ phát triển tương đối cao. Câu hỏi ôn tập: Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? Những khái quát của F.Enghen về lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên từ trước đó cho đến khi ông viết tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về vai trò của khoa học tự nhiên với triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về vật chất và vận động trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về nguồn gốc và vai trò của ý thức đối với hoạt động của con người trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? Những quan điểm toàn diện của F.Enghen về phép biện chứng trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? Những kết luận cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận và nguyên tắc của nhận thức về lý luận nhận thức và lôgíc học được F.Enghen trình bày trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”? GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA V.I.LÊNIN (V.I LÊNIN TOÀN TẬP - TẬP 29 - NXB TIẾN BỘ - MÁTXCƠVA 1981) Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm. - Tác phẩm này được Lênin viêt trong thời kỳ “chiến tranh thế giới lần thứ nhất”. Thời đại mà những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc gay gắt đến cực độ, khủng hoảng và cách mạng đã chín muồi. Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa phép biện chứng duy vật với tính chất của chủ nghĩa đế quốc, của chiến tranh phi nghĩa, của sự nguỵ biện chiết trung, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa sô vanh bởi các thủ lĩnh Quốc tế II. Trước yêu cầu lịch sử phải bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác, Lênin đã viết tác phẩm này. - Đa số những ghi chú trong tác phẩm này, lần đầu tiên được công bố năm 1929 - 1930 trong văn tập Lênin toàn tập - tập 9 và tập 11. Nó được in thành tác phẩm “Bút ký triết học” năm 1933 - 1947. Năm 1958 được in thành tập 38 trong Lênin toàn tập tái bản lần thứ tư. - Cấu tạo trong các lần xuất bản trên là không giống nhau, trong đó nội dung tập 38 xuất bản năm 1958 là đầy đủ hơn cả. Lần xuất bản này (tập 29 trong Lênin toàn tập - nhà xuất bản Tiến Bộ - Mátxcơva 1981- Tiếng Việt) so với tập 38 có bổ sung một số nội dung ở phần III và có lược bỏ một số ghi chép trong “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” không có ở phần 2 vì đã đưa vào tập 28. - Về thứ tự sắp xếp tài liệu của cuốn sách tập 29 cũng khác trước đây. Lần này tài liệu được sắp xếp theo trình tự thời gian (được xác định gián tiếp vì Lênin không ghi ngày tháng năm). - Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn: a. Với sự phân tích về các vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật, “Bút ký triết học” giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng lý luận mác-xít về chủ nghĩa đế quốc, phát triển lý luận cách mạng Xã hội chủ nghĩa, phát triển học thuyết về nhà nước, chiến lược, sách lược của Đảng. b. Không nắm được “Bút ký triết học” thì không hiểu được toàn bộ việc Lênin tiếp tục phát triển triết học Mác trong các tác phẩm sau này như: “Nhà nước và cách mạng”, “Lại bàn về công đoàn”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”, “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”... c. “Bút ký triết học” chỉ ra những con đường phát triển hơn nữa của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lịch sử khoa học của triết học. d. Phép biện chứng duy vật được Lênin trình bày trong “Bút ký triết học” có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để nghiên cứu các quy luật xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, phân tích những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, xác định sách lược của phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện hiện nay và đấu tranh chống triết học tư sản, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại cũng như chủ nghĩa giáo điều. Bố cục của tác phẩm. Ngoài lời tựa 30 trang, chú thích và các bản chỉ dẫn cùng mục lục 184 trang, nội dung của cuốn sách chứa đựng trong 750 trang được chia thành ba phần: - Phần I. Các bản tóm tắt và các đoạn trích gồm 397 trang với các bài viết: + Bản tóm tắt “Gia đình thần thánh“ của C.Mac và F.Enghen (1895). + Bản tóm tắt “Những bài giảng về bản chất tôn giáo” của Ludwig Feuerbach (1909). + Bản tóm tắt “Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai-bni-txơ” của Ludwig Feuerbach (1914 - 1915). + Bản tóm tắt “Khoa học lôgíc” của Heghen (1914 - 1915). + Bản tom tắt “Những bài giảng về lịch sử triết học” của Heghen (1914 - 1915). + Bản tóm tắt “Những bài giảng về triết học của lịch sử” của Heghen (1914 - 1915). + Bản tóm tắt “Lôgíc học của Heghen” của Noen (1914 - 1915). + Bản tóm tắt “Triết học của Hêraclít bí ẩn ở Êphexơ” của Látxan (1914 - 1915). + Bản tóm tắt “Phép siêu hình” của Arixtốt (1914 - 1915). - Phần II. Những ghi chú về các sách các bài báo và các bài phê bình gồm 36 trang với các bài: + Ph. I-béc-vếch “Khái luận về lịch sử triết học” (1903). + Ph. Pôn-sen “Nhập môn triết học” (1903). + Ghi chú về bài phê bình cuốn sách của E. Hếch-ken “Những cái kỳ diệu của cuộc sống” và “Bí ẩn của vũ trụ” (1904). + Trích các cuốn sách viết về khoa học tự nhiên triết học của thư viện Xoóc-bon (1909). + Trích tập bút ký “Thống kê nông nghiệp Ao và những cái khác” (1913). + Trích “Bút ký về triết học” (1914 - 1915). + Trích “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” (có lược bớt so với tập 38; 1915 - 1916). - Phần III. Những ý kiến và bút tích ghi trong các trang sách gồm 315 trang với các bài viết: + Đítxơghen “Tập luận văn ngắn về triết học” (phần bổ sung mà tập 38 không có, 1908 - 1911). + G.V.Plêkhanốp “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” (1908 - 1911). + V.Suliaticốp “Sự biện hộ cho chủ nghĩa tư bản trong triết học Tây Âu từ Đêcáctơ đến E.Makhơ” (1908 - 1911). + A.Rây “Triết học hiện đại” (1908 - 1911). + A.Đêbôrin “Chủ nghĩa duy vật biện chứng” (1908 - 1911). + G.V.Plêkhanốp “N.G.Tsecnưsepxky” (1908 - 1911). + I.U.M.Xtêclốp “N.G.Tsenưsepxky, cuộc đời và hoạt động của ông 1828 - 1889” (phần bổ sung mà tập 38 không có, 1908 - 1911). Các nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm. Phần I. Các bản tóm tắt và các đoạn trích (03 - 400). a) Ở bản tóm tắt “Gia đình thần thánh” của C.Mac và F.Enghen (Tr 3 - 46). Tên tác phẩm này của C.Mac và F.Enghen là “Gia đình thần thánh, hay phê phán sự phê phán có tính chất thần thánh” viết năm 1845. Ở phần tóm tắt này Lênin chú ý xem xét sự hình thành thế giới quan của C.Mac và F.Enghen. Lênin nhận xét: C.Mac và F.Enghen đã đi từ triết học Heghen đến chủ nghĩa xã hội - sự chuyển biến đó là rất rõ ràng. C.Mác và F.Enghen đã hình thành quan điểm về vai trò của cách mạng vô sản (Tr11), có quan điểm duy vật khi phân tích ý thức xã hội. C.Mác và F.Enghen đã có luận điểm hết sức quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội là hoạt động lịch sử - hoạt động này là sự nghiệp của quần chúng - càng vững mạnh thì khối lượng quần chúng càng tăng lên. C.Mac và F.Enghen đã phê phán đối với các quan hệ xã hội tư sản và triết học Heghen, đồng thời ở tác phẩm này hai ông cũng đã tiến hành phê phán, đánh giá đối với chủ nghĩa duy vật trước đó, mà quan trọng nhất của sự phê phán đối với chủ nghĩa duy vật trước đó là phần “Cuộc chiến đấu phê phán chống lại chủ nghĩa duy vật Pháp”. Ở đây, C.Mac đã vạch rõ cách mạng vô sản là kết luận lôgíc rút ra từ toàn bộ sự phát triển lịch sử của triết học duy vật. Cũng trong phần này, Lênin đã tiến hành phê phán phái Heghen trẻ là duy tâm chủ quan về xã hội, có những tư tưởng phản động về vai trò của quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ trong lịch sử. Lênin cũng nêu ra kết luận của C.Mac chống phái Heghen trẻ là: Không thể nhận thức được hiện thực lịch sử, nếu đã loại trừ khỏi nó mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn, giữa người với tự nhiên, giữa khoa học tự nhiên với công nghiệp, giữa phương thức sản xuất với đời sống (Tr 38 - 39). Chính Lênin đã dựa vào kinh nghiệm của C.Mác và F.Enghen chống phái Heghen trẻ để chống lại phái “dân tuý” Nga trên những luận điểm sai trái của phái này về tính thụ động của quần chúng nhân dân, của đám đông trước sự anh hùng, quyết định của cá nhân vĩ nhân lãnh tụ. b) Ở bản tóm tắt tác phẩm ”Những bài giảng về bản chất tôn giáo” của Ludwig Feuerbach viết năm 1851, Lênin chủ yếu chú ý đến quan điểm duy vật của Ludwig Feuerbach về tự nhiên và những tính quy luật khách quan của nó, sự phê phán của Ludwig Feuerbach đối với chủ nghĩa duy tâm , tôn giáo và sự luận chứng của ông về chủ nghĩa vô thần. Lênin cho rằng, ở đây Ludwig Feuerbach mới chỉ phôi thai, mầm mống chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội mà thôi. Hạn chế của Ludwig Feuerbach ngay trong thời gian 1848 - 1851 so với C.Mac là ông ta đã không hiểu cuộc cách mạng 1848. Định nghĩa về giới tự nhiên của Ludwig Feuerbach rõ ràng nhưng không sâu sắc. Định nghĩa của F.Enghen sâu sắc hơn và làm rõ sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm (Tr 54). Chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach có nhiều hạn chế và chật hẹp cuả thuật ngữ ”nguyên lý nhân bản trong triết học”. Nguyên lý nhân bản và chủ nghĩa tự nhiên của Ludwig Feuerbach chỉ là sự mô tả chủ nghĩa duy vật một cách không chính xác và yếu ớt (Tr 76). c) Bản tóm tắt tác phẩm “Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Laibnitxơ” của Ludwig Feuerbach viết năm 1847. Lênin chú ý đến sự chuyển hoá từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach. Đặc biệt Lênin chú ý sự trình bày tỷ mỷ của Ludwig Feuerbach về hệ thống triết học phức tạp của nhà tư tưởng vĩ đại Đức ở thế kỷ XVIII Laibnitxơ. Laibnitxơ (1646 - 1716) là một nhà triết học, một bác sỹ, một nhà hoạt động xã hội Đức. Ông là người có cống hiến cho sự phát triển toán học, là một trong những người sáng lập ra phép tính vi phân. Ngoài ra ông còn nghiên cứu vật lý, địa lý, sinh học, sử học, ngôn ngữ và là người sáng lập ra lôgic toán hiện đại. Về triết học, ban đầu Laibnitxơ là nhà duy vật máy móc. Sau đó ông chuyển sang duy tâm khách quan. Với “Thuyết đơn tử” 1714 ông coi vật chất không là một thực thể vì nó có quảng tính nên nó có thể phân chia được. Thực thể phải rất đơn giản: Đơn tử là thực thể tinh thần không thể phân chia. Thế giới có nhiều đơn tử, mỗi đơn tử đều có tri giác và khát vọng của mình, các đơn tử không tác động qua lại lẫn nhau nhưng đồng thời tạo ra cái thống nhất của thế giới. Thế giới được điều khiển nhờ sự hoà hợp tiền định của các đơn tử tối cao. Về nhận thức luận, ông là nhà duy lý duy tâm. Ông cho rằng tiêu chuẩn của chân lý là tính rõ ràng, rành mạch, không mâu thuẫn của tri thức. Để kiểm tra chân lý chỉ cần các quy luật lôgíc của Arixtốt là đủ. Về xã hội, ông có tư tưởng điều hoà giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến Đức. Ở trong tác phẩm của mình, Ludwig Feuerbach nhận định Laibnitxơ là duy tâm về vật chất (Tr81). Lênin cũng chú ý đến tư tưởng biện chứng của Laibnitxơ. Người đánh giá cao tư tưởng biện chứng này mặc dù nó có chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa thầy tu (Tr 83). Người chú ý đến sự phê phán duy lý của Laibnitxơ đối với chủ nghĩa kinh nghiệm của Lôccơ; Lốccơ (1632 - 1704) là người tiếp tục kinh nghiệm luận của F.Bêcơn nhưng có bổ sung thêm đặc biệt là trong nhận thức luận. Ông là nhà triết học nhị nguyên, là điểm xuất phát cho hai trào lưu triết học Duy vật Pháp với các đại biểu Điđơrô, Hônbách và Duy tâm chủ quan Anh với đại biểu là Beccơly. Nếu F.Bêcơn nói mọi nhận thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, thì J.Lôccơ bổ sung thêm: mọi kinh nghiệm đều bắt nguồn từ cảm giác. Lôccơ phủ nhận tư tưởng về sự tồn tại của tư tưởng bẩm sinh của Đề-các. Ông coi tập hợp của tất cả những kinh nghiệm sẽ làm xuất hiện đời sống tâm lý, đời sống tư tưởng của con người. Do không giải thích triệt để mối liên hệ giữa “đặc tính có trước “ và “đặc tính có sau” mà lý luận của ông về “đặc tính có trước và đặc tính có sau của đối tượng nhận thức” bị Beccơly lợi dụng để luận giải về tính chất chủ quan trong sự tồn tại của các đối tượng nhận thức. Lênin cũng chỉ ra sự giống nhau giữa tư tưởng của Laibnitxơ và Cant. Cant (1732 - 1804) là nhà triết học nhị nguyên, duy tâm chủ quan và bất khả tri. Trước 1770, ông là nhà vật lý với hai phát kiến vĩ đại: Giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ từ những hạt bụi vật chất; Giả thuyết khoa học về sự lên xuống của nước thuỷ triều do tác động của sức hút mặt trăng với trái đất. Sau 1770 triết học của ông chịu ảnh hưởng nhiều triết học của Hium, Lepnit và Vônphơ. Ông coi “lực thuần tuý” mới là nguyên nhân và nguyên nhân vận động của vũ trụ. Ông kết hợp triết học duy vật siêu hình và triết học duy tâm duy lý của thế kỷ XVII làm một. Lý luận về bất khả tri của ông đối với “vật tự nó” và lý luận nhận thức của Cant là sự phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thế giới. d) Trọng tâm của phần này và cũng là trọng tâm của tập 29 chính là những tóm tắt các tác phẩm của Heghen (Tr 93 - 346). Lênin tóm tắt các tác phẩm chính của Heghen “Khoa học lôgíc”, “Những bài giảng về lịch sử triết học”, “Những bài giảng về triết học của lịch sử”. Hêghen (1770 - 1832). Triết học của ông xét về hệ thống là duy tâm khách quan có kết cấu siêu hình. Ông thừa nhận lực lượng tinh thần là cái có trước. Giới tự nhiên là cái có sau, phụ thuộc, là phát sin từ thinh thần khách quan. Ông cũng thừa nhận phát triển có tận cùng, là lắp lại cái ban đầu theo quy tắc vòng tròn khép kín. Ông cũng coi giới tự nhiên không vận động phát triển về mặt thời gian mà chỉ vận động phát triển về mặt không gian - tức chỉ tăng về số lượng trong không gian mà thôi.Tuy nhiên hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen chính là phép biện chứng. Có thể nói, dù duy tâm và thiếu triệt để nhưng những vấn đề cơ bản cốt lõi nhất của phép biện chứng hiện đại đã được đề cập đến một cách bao quát và có nhiều điểm sâu sắc. - Ở đây Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm và hạn chế về lịch sử của triết học Heghen là “sự nhượng bộ của chủ nghĩa thần bí”, là “trò chơi những loại suy trống rỗng”, là “sự phản bội lại sự phát triển” và chỉ ra “cái hạt nhân hợp lý sâu sắc trong cái vỏ thần bí của chủ nghĩa Heghen” (Tr 164). Lênin loại bỏ thượng đế, ý niệm tuyệt đối, ý niệm thuần tuý và chủ nghĩa duy vật lộn ngược của Heghen, phát hiện ra ý nghĩa chân chính của lôgíc của Heghen, nhìn thấy “suối lửa” chảy từ chủ nghĩa duy tâm khách quan sang chủ nghĩa duy vật (Tr 177), vạch ra những phôi thai của quan niệm duy vật của Heghen không chỉ về giới tự nhiên mà cả về lịch sử nữa. - Lênin đánh giá: trong “Khoa học lôgíc” Heghen tiến gần hơn cả đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn trong triết học lịch sử ông đứng cách xa nhất với chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong triết học lịch sử, C.Mac và F.Enghen đã tiến một bước lớn nhất, còn Heghen là già cỗi và trở thành một thứ đồ cổ (Tr 344 - 345). - Ở phần này, Lênin hiểu rõ và phát triển theo quan điểm duy vật những quy luật và những phạm trù cơ bản của phép biện chứng, vạch ra mối liên hệ lẫn nhau giữa chúng, xác định tương quan giữa phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức: + “Sự kế tục sự nghiệp của Heghen và của C.Mac phải là sự xây dựng một cách biện chứng lịch sử của tư tưởng loài người, của khoa học và kỹ thuật” (Tr 156). + Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng, những mặt đối lập làm thế nào mà trở thành đồng nhất (Tr 116). + Phép biện chứng là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới (Tr 118). + Biện chứng của sự vật, hiện tượng sản sinh ra biện chứng của ý niệm chứ không phải ngược lại (Tr209). + Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập (tr 240). + Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. + Phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn ngay trong bản chất của các đối tượng (Tr 268). e) Trong bản tóm tắt sách của Gioóc giơ Noen “Lôgíc học của Heghen” (Tr 347 - 354), Lênin nêu rõ tác giả là người duy tâm chủ nghĩa không có tài: “Không một lời về phép biện chứng duy vật, chắc chắn là tác giả không có một khái niệm gì về phép biện chứng duy vật cả” (Tr347). Sự phê phán của Noen là sự phê phán của nhà duy tâm nhỏ đã tầm thường hoá phép biện chứng của Heghen. f) Trong bản tóm tắt sách của Látxan “Triết học của Hêraclít - bí ẩn ở Ephexơ” viết 1858 (Tr 361 - 377). Phéc-đi-năng Latxan (1825 - 1864) là nhà hoạt động phong trào công nhân Đức. Trong tư tưởng của mình, ông muốn lập ra một chủ nghĩa cơ hội mới, từ bỏ đấu tranh giai cấp, coi nhà nước là tổ chức siêu giai cấp, thoả hiệp với giai cấp phong kiến Đức. Ông giải thích một cách kinh viện đối với triết học Hêghn để biện hộ cho đường lối chính trị cơ hội của mình. Ông theo chủ nghĩa Man-tuýt ( Man-tuýt 1766 - 1834 là một linh mục Anh, lầ người nêu ra quy luật dân số siêu lịch sử. Theo đó ông quan niệm dân số tăng theo cấp số nhân, tư liệu sản xuất tăng theo cấp số cộng rồi từ đó rút ra những mâu thuẫn của xã hội, và ông cho rằng chỉ có thể khắc phục những mâu thuẫn đó bằng ngăn ngừa tăng dân số, bằng thể chế hoá hôn nhân, điều chỉnh sin đẻ) coi mọi cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi nâng cao tiền lương đều là vô nghĩa. Latxan bị C.Mac và F.Enghen kịch liệt phê phán trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gotha”. Lênin chỉ rõ tại sao C.Mac gọi tác phẩm này là “bài làm của học sinh”: Latxan chỉ nhắc lại, cóp lại Heghen về Hêracơlít. “Nhồi nhét vào tác phẩm của mình cả cái đống học vấn cực kỳ thông thái rởm không thể tưởng tượng được” (Tr 363). Lênin cũng chỉ ra, C.Mac đã đi từ Heghen đến Ludwig Feuerbach và đi qua Ludwig Feuerbach đến chủ nghĩa duy vật biện chứng khi tiếp cận triết học của Hêracơlít (Tr363 - 364). Đồng thời Lênin trách Latxan đã để trong bóng tối chủ nghĩa duy vật hoặc những khuynh hướng duy vật của triết học Hêracơlít (Tr 376). g) Kết thúc phần này là bản tóm tắt tác phẩm “Phép siêu hình” của Arixtốt gồm hai tập in năm 1847 (Tr 387 - 397). Ở đây Lênin nhận xét, Arixtốt đã “đề cập đến tất cả, tất cả các phạm trù” (Tr 389), ông ta đã cố gắng tìm tòi và tiến gần đến phép biện chứng khách quan thông qua sự phê phán của ông ta đối với chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn. Arixtôt là người đặt nền móng đầu tiên cho môn lôgic hình thức. Ở đây những quy luật cơ bản của tư duy hình thức đã được ông nêu lên và có giá trị đến ngày nay: quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật bài trung. Lênin cũng chỉ ra tính phức tạp của quá trình nhận thức, sự phân đôi của nhận thức, tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo có trong cái trừu tượng đầu tiên, và chỉ ra lợi ích của tưởng tượng, của ước mơ trong khoa học chính xác (Tr 394 - 395). h) Ngoài các nội dung trên, phần I. Lênin còn trình bày hai đoạn trích “Dàn mục phép biện chứng (Lôgíc) của Heghen” và “Về vấn đề phép biện chứng” (Tr 355 - 360). Ở đây, Lênin đã chỉ ra đặc trưng của quá trình nhận thức, vạch ra mối tương quan giữa lôgíc học, phép biện chứng và lý luận nhận thức. Người chỉ rõ sự đối lập của quan niệm biện chứng và quan niệm siêu hình về sự phát triển; phân tích các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng; các quy luật phát triển lịch sử; và lôgíc của nhận thức, chỉ rõ về nguồn gốc giai cấp (xã hội) và nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm. Ở đoạn trích “về vấn đề phép biện chứng” (Tr 359 - 360) tuy không lớn, nhưng là sự khái quát có một không hai về chiều sâu và sự phong phú của tư tưởng đối với toàn bộ cái chủ yếu và cái cơ bản tạo nên nội dung của phép biện chứng duy vật: Lôgíc, Phép biện chứng và lý luận nhận thức là thống nhất ở C.Mac trong chủ nghĩa duy vật khoa học nhất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã lấy ở Heghen tất cả những gì có giá trị và phát triển thêm lên. Phần II. Những ghi chú về các sách, các bài báo và các bài phê bình (401 - 436). Trong phần này, Lênin coi khoa học tự nhiên là lĩnh vực quan trọng nhất trong nhận thức của loài người, sự phát triển của nhận thức phụ thuộc vào thực tiễn và kỹ thuật. Lênin cũng chỉ ra tính chất biện chứng của sự phát triển nhận thức (Tr 381 - 382). Lênin cũng giải thích quá trình phức tạp của sự nhận thức các quy luật tự nhiên chứa đựng những nguồn gốc của việc giải thích chúng một cách duy tâm; Lênin cũng đề cập đến một số nhà khoa học tự nhiên đã từ bỏ chủ nghĩa duy vật. Về nguồn gốc, nguyên nhân của chủ nghĩa duy tâm hiện đại trong vật lý và khoa học tự nhiên (Tr 423), Lênin cho rằng vì các nhà khoa học tự nhiên không nắm, không hiểu biết chủ nghĩa duy vật biện chứng hiện đại, không hiểu biết phép biện chứng duy vật. Ở đây, Lênin cũng nghiên cứu những vấn đề riêng lẻ của sự phát triển của nhận thức khoa học tự nhiên: Tính vô hạn của vật chất; bản chất của không gian, thời gian; Ý nghĩa của những trừu tượng toán học; Vai trò của các ký hiệu trong toán học. Phần III. Những ý kiến và bút tích ghi trong các sách (437-503). Phần này gồm những đoạn trích từ các sách của Đítxơghen, Plêkhanốp, Suliaticốp, Arây, Xtêclốp và Đêbôrin với những ý kiến của Lênin. - Thông qua việc đánh giá các tác giả trên, Lênin đề cập đến nhiều vấn đề của phép biện chứng về xã hội, lịch sử triết học, triết học của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa vô thần khoa học. - Trong “Tập văn ngắn về triết học” (Tr 437 - 546), Lênin đánh giá cao tính đảng của nhà triết học tự học Đitxơghen độc lập đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng. Lênin đánh giá cao quan niệm của ông về đối tượng nghiên cứu của triết học, lý luận phản ánh, cuộc đấu tranh chống tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm của ông. Đitxơghen (1828 - 1888) là một thợ thuộc da và là một trong những nhà trước tác triết học dân chủ - xã hội lỗi lạc của Đức (Xem Lênin toàn tập - tập 23 - trang 148). Bằng con đường tự học, ông đã trở thành một nhà triết học. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach và tự phát đi đến biện chứng duy vật. Ông đã từng sống ở Đức, Nga, Mỹ. Ông chủ yếu bàn về nhận thức luận nhưng không đầy đủ mà chỉ dừng ở nhận thức cảm tính, nhận thức trừu tượng. Ông tuyên truyền hăng say cho học thuyết Mác-Ăngghen nhưng do không phát hiện hết phép biện chứng duy vật với tư cách là phương pháp nhận thức nên đã đi đến nhượng bộ chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa duy vật tầm thường. Lênin cũng chỉ ra những sai lầm của ông là chưa có một học vấn triết học đầy đủ nên có sự lầm lẫn giữa các khái niệm triết học; sử dụng thuật ngữ của các đối thủ triết học của mình mà không phê phán. Tuy nhiên, Lênin rất quý Đitxơghen, sử dụng các tác phẩm của ông vào chống chủ nghĩa Makhơ. - Lênin phê phán kịch liệt đối với chủ nghĩa duy vật tầm thường thô sơ của Suliaticốp. Suliaticốp (1872 - 1912) là một nhà dân chủ - xã hội, nhà phê bình văn học Nga. Các tác phẩm của ông đã đơn giản hoá, tầm thường hoá một cách thô bạo đối với chủ nghĩa Mác. Ông ta đã quy các quá trình phát triển của triết học, nghệ thuật, văn học và khoa học tự nhiên trong xã hội có giai cấp thành sự biểu thị đơn giản “lợi ích giai cấp”, coi mọi hệ thống triết học chỉ là sự biện hộ về lý luận cho các lợi ích cuỉa giai cấp tư sản. Từ đó coi chủ nghĩa Mác không liên quan gì đến họ, phủ nhận những tư tưởng triết học trước Mác không có yếu tố nào là chân lý khách quan, phủ nhận tính độc lập tương đối của các khoa học với triết học. Lênin phản đối kịch liệt đối với chủ nghĩa Suliaticốp. Lênin cho rằng, tác giả là một người xuyên tạc sự phát triển lịch sử của triết học Tây Âu, tác giả đã hoà các trào lưu triết học vào nhau, quy toàn bộ triết học tư sản là biện hộ cho chủ nghĩa tư bản mà không phê phán (Tr 566) [Sự biện hộ cho chủ nghĩa tư bản trong triết học Tây Âu Tr 551 - 569]. - Đối với tác phẩm “Triết học hiện đại” của Arây (Tr 579 - 632), Lênin phê phán tác giả theo chủ nghĩa thực chứng và đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật xấu hổ để xem xét một số vấn đề cụ thể của khoa học tự nhiên (tr 622, 623, 624, 627, 628, 630). - Khi nhận xét các sách của Plêkhanốp và Xtêclốp viết về Tsecnưsepxky, Lênin rất chú ý đến lịch sử tư tưởng, lịch sử triết học Nga. + Ghêoócgi Valentinôvích Plêkhanốp (1856 - 1918) là nhà cách mạng và nhà tư tưởng Nga, sáng lập ra phong trào dân chủ xã hội Nga. Thế giới quan của ông rất phức tạp: Ban đầu là lãnh đạo của tổ chức dân tuý, sau đó thành người trung thành bảo vệ và tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác, đấu tranh chống lại chủ nghĩa dân tuý ở Nga và ở Thuỵ Sỹ. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ I ông đứng về bọn sô vanh-xã hội không tán thành cách mạng Tháng Mười. Trong các tác phẩm của mình ông đánh giá cao triết học Mác, coi chủ nghĩa Mác là bước phát triển mới về chất so với các triết thuyết về xã hội trước đó, nhưng ông phạm phải sai lầm là đánh giá thấp nhân tố chủ quan trong sự phát triển lịch sử, đã nhượng bộ với thuyết văn tự tượng hình. Tuy có sai lầm nhưng các tác phẩm của ông ngày nay vẫn được coi là những cuốn sách giáo khoa có giá trị trong nghiên cứu triết học Mác. + Nicôlai Gavrilivich Tsecnưsépxky (1828 - 1889) là nhà dân chủ cách mạng, nhà triết học duy vật, nhà phê bình và nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Nga. Ông là lãnh tụ của phong trào dân chủ cách mạng Nga những năm 60 của thế kỷ XIX, là tiền bối xuất sắc của p-hái dân chủ xã hội Nga. Ông chịu ảnh hưởng những tư tưởng của Ghestxen, Belinxky và Ludwig Feuerbach nhưng ông đi xa hơn Feuerbach trong quan niệm vai trò xã hội của triết học. Ông bắt những quan niệm lý luận của mình phải hoàn toàn phục tùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng những người lao động khỏi chế độ nông nô và chế độ nô lệ tư sản. Ông kịch liệt phê phán chủ nghĩa bất khả tri của Cant. Ông coi thực tiễn là cục đá thử vàng của mọi lý luận, cố gắng xây dựng phép biện chứng của Hêghen theo hướng duy vật. Hạn chế của ông là chưa nhận thức đầy đủ về thực tiễn, về quá trình nhận thức và vẫn là chủ nghĩa duy vật nhân bản, nhưng các tác phẩm của ông trong nhiều vấn đề đã đi gần đến quan niệm duy vật trong giải thích đời sống xã hội. Thời cải cách nông dân, ông mơ ước tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông dân, ông là một trong những cha đẻ của chủ nghĩa dân tuý nhưng là người tiến gần đến chủ nghĩa xã hội khoa học nhất vì ông đặt niềm tin và hy vọng của mình vào cách mạng. Ông cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thiết lập trên cơ sở của kinh tế phát triển và chỉ có quần chúng nhân dân mới có thể sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội. + Alếch-xan-đờ-rơ I-va-nô-vích Ghenxten (1812 -1870) là nhà dân chủ cách mạng Nga, nhà văn và nhà triết học duy vật Nga. Ông cũng là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa dân tuý Nga. Ông hai lần bị Sa Hoàng đưa đi đày. Từ 1847 sống lưu vong ở Pháp, Ý, Anh. Ông mất tại Pari. Theo Lênin thì ông đã tiến gần đến chủ nghĩa duy vật biện chứng khi ông tìm ra và chứng minh sự thống nhất của tồn tại và tư duy, của thực tiễn và lý luận, của xã hội và cá nhân. Trong lĩnh vực triết học của lịch sử ông đã quan niệm xét đến cùng quy luật xã hội là sự kết hợp của tiến trình tự phát triển của lịch sử (siêu hình không có ý thức của các dân tộc) và hoạt động có ý thức của cá nhân. Cách mang 1848 - 1849 ở Pháp và Ý thất bại ông sin ra chán nản, bi quan, hoài nghi với những triển vọng cách mạng xã hội có thể có ở phương Tây mà trước đó ông đã đấu tranh nhằm giáo dục cách mạng cho quần chung nhân dân, chuẩn bị cho họ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau cùng ông là người sáng lập ra chủ nghĩa dân tuý Nga. + Vitxariôn Grigôriêvich Bêlinsky (1811 - 1848) là nhà dân chủ cách mạng Nga, nhà phê phán văn học, người sáng lập mỹ học hiện thực Nga. Ban đầu ông theo phái Hêghen trẻ, từ những năm 40 ông chuyển sang lập trường duy vật tiìm thấy trong biện chứng duy tâm của Hêghen những nguyên tắc cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học và hành động cách mạng. Ong tin vào một xã hội mới ra đời nhờ những cuộc cách mạng bạo lực nhưng lại không lý giải được tính tất yếu của cách mạng xã hội. Ông cũng là người đấu tranh chống tôn giáo tích cực của Nga. Sau cùng ông là người sáng lập ra chủ nghĩa dân chủ cách mạng Nga bằng những tư tưởng cơ bản về mỹ học hiện thực của mình. Ông coi bản chất và đặc điểm của nghệ thuật là tái hiện hiện thực bằng hình tượng với những nét điển hình của nó. Ông chống chủ nghĩa lãng mạn phản động và tuyên truyền những nguyên lý của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Ông coi trọng sự phụ thuộc của ý nghĩa xã hội của văn học vào việc khắc phục một hố sâu ngăn cách giữa giới có học vấn với quần chúng nhân dân. Ông nhấn mạnh tính đồng cảm hiện đại “tức là sự tiến bộ - một phẩm chất không thể không có ở người nghệ sỹ chân chính”. - Lênin đánh giá cao truyền thống duy vật, tiên tiến của tư tưởng xã hội Nga. Người nhấn mạnh chủ nghĩa duy vật cách mạng và chủ nghĩa duy vật của Tsecnưsépxky và cuộc đấu tranh kiên quyết của ông chống chủ nghĩa tự do vì cách mạng nông dân. Người cũng chỉ ra quan điểm mensêvích của Plêkhanốp, khi ông ta đánh giá sai lầm nội dung giai cấp trong hoạt động của Tsecnưsépxky. Plêkhanốp đã không thấy được sự khác nhau giữa lý luận duy tâm và duy vật về lịch sử nên không thấy được sự khác nhau về chính trị - thực tiễn và về giai cấp giữa người tự do và người dân chủ (Tr 675). - Lênin phủ nhận khuynh hướng đưa Tsecnưsépxky đến gần chủ nghĩa tự do làm lu mờ những tư tưởng dân chủ cách mạng của ông ở Plêkhanốp, đồng thời phủ nhận khuynh hướng xoá mờ ranh giới giữa chủ nghĩa Mác với quan điểm của Tsécnưsépxky của Xtêclốp (Tr 643 - 749). Lênin cũng khẳng định: trong “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” Plêkhanốp là nhà triết học duy vật (Tr 547 - 550). KẾT LUẬN: Trong “Bút ký triết học” phép biện chứng và lý luận nhận thức được Lênin đặc biệt chú trọng: - Lênin coi phép biện chứng duy vật là lý luận duy nhất đúng về sự phát triển; là chìa khoá của sự tự vận động của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng; làm rõ những yếu tố phổ biến của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên - xã hội - tư duy; nêu ra những quy luật chung của vận động của thế giới (Tr 184, 379). + Khi xem xét các quy luật cơ bản của phép biện chứng, Lênin đặc biệt chú trọng đến quy luật mâu thuẫn. Người chỉ rõ “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... đó là thực chất của phép biện chứng” (Tr 378). Người đã dùng các ví dụ toán, lý, hoá, khoa học xã hội minh hoạ cho nội dung quy luật và chỉ ra tính tương đối của “thống nhất” chỉ là hình thức liên hệ bên trong, hình thức liên hệ tạm thời; Tính tuyệt đối của “đấu tranh” là nguồn gốc cuỉa tự vận động, tự phát triển của hết thảy mọi sự vật, hiện tượng. + Theo Lênin, quy luật mâu thuẫn là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng. Chỉ xuất phát từ quy luật này mới hiểu các quy luật, phạm trù khác (Tr 240). + Hai quy luật Lượng - Chất và Phủ định biện chứng của phủ định biện chứng được Lênin xem xét ít hơn, thậm chí Lênin còn coi sự chuyển hoá lượng thành chất và ngược lại là ví dụ của sự chuyển hoá các mặt đối lập (Xem bản tóm tắt sách “Khoa học lôgíc” của Heghen trang 93 - 258). Lênin coi đặc trưng cơ bản của quá trình phát triển là sự lặp lại ở giai đoạn cao một số các đặc trưng, đặc tính của giai đoạn thấp và quay trở lại dường như cái cũ (Tr 245). + Lênin chỉ ra quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển; quy luật Lượng - Chất là nội dung của sự vận động, phát triển; quy luật phủ định bao quát toàn bộ quá trình vận động, phát triển. Lênin chỉ ra bản chất của phép biện chứng trong phủ định là tính kế thừa, chọn lọc, không phủ định sạch trơn, không do dự, không chiết trung (Tr 245). - Lênin xem việc áp dụng phép biện chứng duy vật vào quá trình nhận thức là việc làm thiên tài. Việc này Heghen là duy tâm, C.Mac là duy vật. Người nhận xét: lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức cùng một cái duy nhất (Tr 360). - Vừa tiến hành phê phán quan niệm duy tâm của Heghen về lịch sử triết học, Lênin đồng thời chỉ ra giá trị của việc nghiên cứu của Heghen về lịch sử phép biện chứng. Lênin đặt cho lịch sử triết học nhiệm vụ tách những mầm mống của tư duy khoa học ra khỏi sự tưởng tượng, ra khỏi tôn giáo và huyền thoại. Người chú ý thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng, vạch ra khả năng, cội rễ, nguồn gốc về nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm được lợi ích của giai cấp thống trị củng cố (Tr 385). Người nhấn mạnh, lịch sử triết học là vũ khí đấu tranh của hai trào lưu triết học cơ bản duy vật và duy tâm, và chỉ rõ sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên đã chứng minh tính chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tự nhiên và chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội của C.Mac và F.Enghen. - Lênin làm nổi bật những yếu tố cơ bản của quá trình nhận thức là: Giới tự nhiên; Nhận thức của con người - bộ óc người; Những khái niệm, những quy luật, những cặp phạm trù là hình thức của sự phản ánh giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người (Tr 193). + Người chú ý xem xét con đường phức tạp của nhận thức: Tư duy đi từ những sự vật riêng lẻ được phản ánh trong các cảm giác, biểu tượng đến các khái niệm trừu tượng, đến phản ánh gián tiếp bản chất của đối tượng sâu sắc, đầy đủ và đúng hơn. Bản chất của nhận thức biện chứng là sự triển khai toàn bộ những vòng khâu của hiện thực (Tr167). Lênin chỉ rõ: Cái chung có tính mâu thuẫn, là chết cứng, là không thuần khiết, là không hoàn toàn không biến đổi (ete), nó là một giai đoạn trên con đường đến nhận thức cái cụ thể, bởi ta không bao giờ nhận thức cái cụ thể một cách hoàn toàn. Tổng vô hạn các khái niệm chung đem lại cái cụ thể trong tính hiện thực của nó (Tr 298). + Người nhấn mạnh: nhận thức lý luận không bao quát được chân lý khách quan nếu nó tách khỏi thực tiễn. Chỉ khi xác định đúng vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức mới hiểu được cả sự phát triển lịch sử của tri thức về hiện thực khách quan lẫn sự tiến hoá của những hình thức lôgíc (khái niệm, phán đoán, suy lý, phạm trù, quy luật) mà nhờ nó tri thức ấy được phản ánh vào trong tư duy (Tr 102, 234). Người vừa giải thích một cách duy vật nguồn gốc của các phạm trù, vừa phân tích nội dung của chúng, vai trò của chúng trong quá trình nhận thức. Người đã xem xét các phạm trù cơ bản, quan trọng nhất của phép biện chứng: Riêng - Chung, Nguyên nhân - Kết quả, Nội dung - Hình thức, Bản chất - Hiện tượng, Khả năng - Hiện thực, Tất nhiên - Ngẫu nhiên, Tất yếu - Quy luật.. + Lênin đề cập rất nhiều lần vấn đề lôgíc với tính cách là lý luận nhận thức, nó đem lại không chỉ là sự mô tả có tính chất lịch sử tự nhiên về những hiện tượng của tư duy, mà còn là sự phù hợp với chân lý (Tr 183). Nếu Heghen chỉ đoán ra sự tự vận động của thế giới trong biện chứng của các khái niệm, thì Lênin giải thích sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các khái niệm một cách duy vật (Tr216). Người chỉ ra con đường biện chứng của nhận thức qua ba giai đoạn: Cảm tính, lý tính, thực tiễn. + Trong khi chỉ ra sự thống nhất trong mối tương quan Lôgíc học - Phép biện chứng - Lý luận nhận thức, Lênin cũng chỉ ra những lĩnh vực tri thức mà lý luận nhận thức phải dựa vào đó để khai thác tài liệu là lịch sử của triết học; các khoa học riêng rẽ; lịch sử phát triển của óc trẻ em, của động vật; lịch sử ngôn ngữ; tâm lý học; sinh lý học các giác quan... + Ở bản tóm tắt sách của Heghen “Những bài giảng về lịch sử triết học” (Tr 259 - 331), Lênin chú ý nhiều đến mối liên hệ lý luận và lịch sử nhận thức; các quy luật tư duy và quá trình hình thành các quy luật ấy. Người cũng chú ý đến lịch sử tư duy xét về mặt phát triển và áp dụng các khái niệm chung, các phạm trù của lôgíc học hiện đại; sự phát triển của triết học trong lịch sử phải phù hợp với sự phát triển của triết học lôgíc (Tr281) - Tóm lại, những nội dung triết học được Lênin quan tâm nhiều nhất trong tác phẩm này là định nghĩa phép biện chứng, vị trí và mối tương quan giữa hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù, phép biện chứng với tính cách là lý luận nhận thức (bản chất của nhận thức, chân lý, con đường biện chứng của nhận thức, tính năng động của ý thức, mối quan hệ giữa mục đích và hoạt động có mục đích của con người, nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm), Lôgíc biện chứng (định nghĩa, đối tượng, kết cấu, sự thống nhất giữa phép biện chứng, logíc học và lý luận nhận thức). Câu hỏi ôn tập: Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Bút ký triết học“ của Lênin? Những định nghiã khác nhau của Lênin về phép biện chứng trong tác phẩm “Bút ký triết học“? Trong tác phẩm “Bút ký triết học“ Lênin đã làm sâu sắc thêm nội dung của quy luật mâu thuẫn như thế nào? Trong tác phẩm “Bút ký triết học“ Lênin đã phê phán những sai lầm của Hêghen về hai quy luật Lượng - chất và Phủ định của phủ định như thế nào, đồng thời Lênin đã làm rõ nội dung và vai trò của hai quy luật này trên những phương diện nào? Khi bàn về các phạm trù cụ thể Bản chất - hiện tượng; quy luât; Nội dung - hình thức; Cái riêng - cái chung;... thì những tư tưởng có tính nguyên tắc của Lênin về tự nghiên cứu lý luận về phạm trù trong tác phẩm “Bút ký triết học“ là gì? Hày trình bày quan niệm của Lênin về phép biện chứng với tính cách là lý luận nhận thức đã được ông trình bày trong tác phẩm “Bút ký triết học“? TÀI LIỆU THAM KHẢO: Hệ tư tưởng Đức - C.Mac và F.Enghen - Nhà xuất bản Sự Thật - Hàn Nội 1987. Ludwig Feuerbach - Sự cáo chung của triết học cổ điển Đức - F.Enghen - Nhà xuất bản Sự Thật 1969 và Tác phẩm này hiện được đăng trong Tuyển tập C.Mac và F.Enghen - Tập VI - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1984 - Trang 353 - 422 và được đăng trong C.Mac và F.Enghen toàn tập - Tập 21 - Trang 259 - 307. Biện chứng của tự nhiên - F.Enghen - Nhà xuất bản Sự Thật 1976 Chống Đuy Rinh - F.Enghen - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1976 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - C.Mac và F.Enghen - Nhà xuất bản Sự Thật 1976. Về tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của C.Mac và F.Enghen - Nhà xuất bản Tiến Bộ - Matxcơva 1987. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán - Lênin - Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcơva 1976. Bút ký triết học - Lênin - Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcơva 1979. Giới thiệu và hướng dẫn nghiên cứu các tác phẩm và chuyên đề Triết học Mác-Lênin - Bộ môn Triết đại học kinh tế quốc dân 1991. Bài giảng các tác phẩm kinh điển triết học - Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh - Bộ môn Triết học trường Đại học Khoa học Huế 1999 - 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgttpkdth_9883.doc