Giáo trình Kinh tế quốc tế - Bài 4: Hội nhập kinh tế quốc tế - Phan Thế Công

• Cải cách, tái cơ cấu, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, chi tiêu công, doanh nghiệp nhà nước. • Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao minh bạch hóa, cải cách hành chính, dễ dự đoán, loại bỏ. • Xây dựng năng lực, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cán bộ thực thi kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương. • Tham vấn, cung cấp thông tin, tăng cường tiếp cận doanh nghiệp, hiệp hội để phục vụ đàm phán. • Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và sửa đổi theo hướng đảm bảo cho nhu cầu quản lý trong nước và phục vụ cho hội nhập. • Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, những tổ chức, cá nhân về các quy định của WTO, các Hiệp định FTA mới

pdf50 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế quốc tế - Bài 4: Hội nhập kinh tế quốc tế - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015108203 1 BÀI 4 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Phan Thế Công v1.0015108203 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được liên kết kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. • Chỉ rõ các loại hình liên kết kinh tế quốc tế, các xu hướng hiện nay của hội nhập kinh tế quốc tế. • Trình bày được tình hình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam 2 v1.0015108203 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 3 • Kinh tế vi mô • Kinh tế vĩ mô • Toán cao cấp • Kinh tế phát triển v1.0015108203 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc, tìm hiểu về những vấn đề thực tiễn đặt ra và giải quyết các vấn đề thực tiễn đó. 4 v1.0015108203 5 Liên kết kinh tế quốc tế4.1 Hội nhập kinh kế quốc tế4.2 Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam4.3 CẤU TRÚC NỘI DUNG v1.0015108203 6 4.1. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 4.1.1. Khái niệm 4.1.4. Các loại hình liên kết kinh tế quốc tế 4.1.2. Đặc trưng 4.1.5. Các tác động của liên kết kinh tế quốc tế 4.1.6. Các tác động của liên minh thuế quan 4.1.3. Nguyên nhân v1.0015108203 7 • Là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa mang tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. • Là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường khu vực/thế giới thông qua các biện pháp tự do hoá và mở cửa thị trường ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. • Là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. 4.1.1. KHÁI NIỆM v1.0015108203 8 4.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) • Cấp độ liên kết: Khu vực và quốc tế. • Các chủ thể kinh tế quốc tế: Cấp quốc gia hoặc các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau. • Liên kết giữa các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các các hợp đồng kinh tế. • Cơ sở của liên kết:  Trước khi hệ thống Kinh tế xã hội chủ nghĩa sụp đổ: liên kết chủ yếu dựa vào sự tương đồng về chính trị ( Ví dụ: HĐTTKT, NATO, VACSAVA, EU)  Sau khi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa sụp đổ: liên kết chủ yếu giữa các quốc gia chung một khu vực địa lý hoặc tương đồng về trình độ phát triển kinh tế (Ví dụ: G7, G20, ASEAN, EU, NAFTA v.v.) v1.0015108203 9 • Là một hình thức phát triển tất yếu và cao nhất của phân công lao động quốc tế. • Là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở những điều khoản đã thỏa thuận trong hiệp định. • Là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa các nhà nước độc lập có chủ quyền. • Là giải pháp trung hòa cho hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại. • Là bước quá độ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa góp phần giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ, giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới. 4.1.2. ĐẶC TRƯNG v1.0015108203 10 • Do sự phát triển vượt bậc và áp dụng rộng rãi của khoa học công nghệ: Tin học, viễn thông, sinh học • Do các quốc gia có sự khác nhau về nguồn lực và lợi thế trong phát triển kinh tế. • Do sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động quốc tế, dẫn đến quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa trên phạm vi quốc tế. • Xuất phát từ yêu cầu mở rộng thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. • Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu đối với tất cả các nước trong điều kiện hiện nay.... 4.1.3. NGUYÊN NHÂN v1.0015108203 11 a. Căn cứ vào các chủ thể tham gia: • Liên kết nhỏ: Liên kết giữa các công ty hay các tập đoàn với nhau theo từng giai đoạn của quá trình tái sản xuất.  Liên kết trước sản xuất: Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm;  Liên kết trong quá trình sản xuất: Chuyên môn hóa và hợp tác hóa;  Liên kết sau sản xuất: tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo .v.v. • Liên kết lớn: Liên kết giữa các quốc gia trong đó các chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước thành viên. 4.1.4. CÁC LOẠI HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ v1.0015108203 12 b. Căn cứ theo phương thức điều chỉnh • Liên kết giữa các nhà nước: Là loại hình liên kết quốc tế mà các cơ quan lãnh đạo là đại biểu của các nước thành viên tham gia với những quyền hạn hạn chế.  Các quyết định của liên kết chỉ có tính tham khảo đối với Chính phủ của các nước thành viên.  Các quyết định cuối cùng là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ (ASEM; APEC-Liên kết phi thể chế). • Liên kết siêu nhà nước: Là loại hình liên kết quốc tế mà cơ quan lãnh đạo chung là đại biểu của các nước thành viên có quyền hạn rộng lớn hơn so với liên kết giữa các nhà nước.  Các quyết định của liên kết có tính chất bắt buộc đối với các nước thành viên theo nguyên tắc đa số (ASEAN, EU-Liên kết thể chế). 4.1.4. CÁC LOẠI HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015108203 13 c. Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết: • Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do (free trade area hay trade zone) (Ví dụ: ASEAN, NAFTA, EFTA ).  Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.  Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.  Mỗi thành viên vẫn có chính sách thương mại riêng với các quốc gia không phải là thành viên. Hầu hết các nước trong khu vực có nền thương mại tương đối phát triển đã chủ động hoặc bị lôi kéo tham gia vào liên kết khu vực. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trước đây không mặn mà mấy với liên kết khu vực. • Liên minh thuế quan (Custom Union)  Là một khu vực mậu dịch tự do.  Các quốc gia thành viên áp dụng chính sách thuế quan chung với các quốc gia không phải là thành viên. Ví dụ: EEC-European Economic Community trước năm 1992. 4.1.4. CÁC LOẠI HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015108203 14 c. Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết • Thị trường chung (Common Market)  Là một liên minh thuế quan;  Cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất (lao động và vốn) trong nội bộ khối. Ví dụ: EEC được coi là một thị trường chung từ 1992. 4.1.4. CÁC LOẠI HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) • Liên minh tiền tệ (monetary union)  Xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung;  Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho các đồng tiền dân tộc của các quốc gia thành viên;  Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ;  Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của các nước thành viên;  Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính quốc tế. v1.0015108203 15 c. Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết • Liên minh kinh tế (Economic Union)  Là một thị trường chung (hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn được di chuyển tự do, các nước có biểu thuế quan chung đối với các nước không phải là thành viên);  Thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ, phối hợp điều chỉnh cán cân thanh toán. Ví dụ: EU từ năm 1994 được coi là liên minh Kinh tế; liên minh kinh tế Benelux (được thành lập năm 1960 bao gồm Bỉ, Hà Lan và Luých Xăm Bua). 4.1.4. CÁC LOẠI HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015108203 16 c. Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết (tiếp theo) • Liên kết thương mại BTA: Được ký giữa các nước khác về khu vực dành cho nhau những ưu đãi hơn hẳn so với khu vực và đa phương; FBTA: Nâng cấp từ BTA. Tính đến cuối năm 2005, số lượng FTA trên thế giới đã ký kết hoặc đang được đàm phán đã lên đến 300 hiệp định (theo Sách trắng về thương mại của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO). • Liên kết đầu tư: Trước đây, liên kết trong lĩnh vực đầu tư thường được các nước đưa vào một nội dung (đầu tư tự do) trong các hợp đồng thương mại tự do song phương và khu vực. Nay, các nước đã ký với nhau hợp đồng riêng về đầu tư. (Ví dụ: Trong khuôn khổ ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí thành lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA), và Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã được ký kết vào tháng 10/1998). 4.1.4. CÁC LOẠI HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015108203 17 a. Các tác động tích cực • Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên; • Tạo nên sự ổn định trong quan hệ giữa các nước thành viên nhằm đạt được mục tiêu của quá trình liên kết; • Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô và nguồn lực phát triển, tạo việc làm và tăng phúc lợi cho nhân dân; • Tạo động lực cạnh tranh, kích thích việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới ở các nước thành viên; • Điều chỉnh chính sách phát triển của các nước thành viên tương thích và phù hợp với chính sách phát triển của liên kết; • Tiết kiệm được các loại chi phí quản lý, chi phí hải quan cửa khẩu và các loại giao dịch khác. 4.1.5. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ v1.0015108203 18 b. Các tác động tiêu cực • Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước thành viên khi hình thành một thị trường thống nhất; • Làm phá sản các doanh nghiệp kém cạnh tranh; • Gây thất nghiệp; • Gây ra tình trạng chia cắt thị trường thế giới và làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. 4.1.5. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015108203 19 a. Liên minh thuế quan với việc tạo lập thương mại (Trade Creation) • Khái niệm: Là trường hợp một phần sản xuất nội địa với chi phí cao của một nước thành viên được thay thế bởi nhập khẩu với chi phí thấp hơn từ một nước thành viên khác. • Tác động:  Hàng hóa trao đổi giữa các nước thành viên tăng lên về cả số lượng và phạm vi  cải thiện cán cân thanh toán.  Người tiêu dùng được lợi do giá cả thấp hơn.  Sản xuất có hiệu quả hơn.  Sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn.  Chính phủ giảm, mất nguồn thu thuế. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN v1.0015108203 20 a. Liên minh thuế quan với việc tạo lập thương mại (Trade Creation) Sx Dx J C M N B A=1 H G=2 V=10 U=30 Z=50 W= 60 Px X S1+T 0 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 21 a. Liên minh thuế quan với việc tạo lập thương mại (Trade Creation) • Các giả thiết:  Giả sử có 2 quốc gia cùng sản xuất sản phẩm X;  Giả sử quốc gia 2 là quốc gia nhỏ;  Sx và Dx là đường cung và đường cầu nội địa đối với hàng hóa X ở quốc gia 2;  Px=1 USD là giá cả của hàng hóa X ở quốc gia 1 trong điều kiện thương mại tự do;  S1 là đường cung co dãn hoàn toàn của sản phẩm X từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 trong điều kiện thương mại tự do;  S1 + T là đường cung co dãn hoàn toàn sản phẩm X từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 trong điều kiện thuế quan 100%. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 22 a. Liên minh thuế quan với việc tạo lập thương mại (Trade Creation) • Khi chưa có liên minh thuế quan:  Quốc gia 2 đánh thuế 100% vào hàng hóa X nhập khẩu từ quốc gia 1.  Quốc gia 2 nhập khẩu hàng hóa X từ quốc gia 1 với Px= 2 $  Xét quốc gia 2 ta thấy:  Sản xuất: 30X;  Tiêu dùng: 50X;  Nhập khẩu: 20X;  Thu nhập của Chính phủ: (2-1)(20)= 20 $;  Mức giảm thặng dư của người tiêu dùng: diện tích AGHB;  Mức tăng thặng dư của người sản xuất: diện tích AGJC. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 23 a. Liên minh thuế quan với việc tạo lập thương mại (Trade Creation) • Sau khi quốc gia 1 và quốc gia 2 thiết lập một liên minh thuế quan  Tại mức giá Px= $1;  Xét quốc gia 2 ta có;  Sản xuất: 10 X;  Tiêu dùng: 70 X;  Nhập khẩu: 60 X;  Thu nhập của Chính phủ: $0;  Mức thặng dư của người tiêu dùng tăng lên: Diện tích AGHB;  Mức thặng dư của người sản xuất giảm xuống: Diện tích AGJC. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 24 a. Liên minh thuế quan với việc tạo lập thương mại (Trade Creation) Kết luận: Lợi ích ròng do liên minh thuế quan đem lại cho 2 quốc gia tạo lập thương mại là: CJM là phúc lợi xã hội đạt được và là kết quả của việc di chuyển sản xuất từ các nhà có hiệu quả sản xuất thấp hơn ở quốc gia2 (có mức chi phí sản xuất VUJC) sang các nhà sản xuất kết quả của lợi ích tiêu dùng tăng thêm do giá giảm xuống làm cho người dân ở quốc gia 2 có thể mua một khối lượng hàng hóa lớn hơn (có mức lợi ích ZWBH) với mức chi phí thấp hơn (có mức chi phí ZWBN). 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 25 b. Liên minh thuế quan với việc chuyển hướng thương mại Khái niệm: Là trường hợp khi nhập khẩu với chi phí thấp của một nước thành viên từ phần còn lại của thế giới được thay thế bởi nhập khẩu với chi phí cao từ một nước thành viên khác. Sx Dx J’ C N B A=1 B’ G’=1.5 20 30 80 90 Px X S1+T 0 40 70 G=2 H’C’ J H S3 S1 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 26 b. Liên minh thuế quan với việc chuyển hướng thương mại (tiếp theo) • Tác động:  Có 3 quốc gia cùng sản xuất sản phẩm X;  Giả sử quốc gia 2 là quốc gia nhỏ;  Sx và Dx là đường cung và đường cầu nội địa đối với hàng hóa X ở quốc gia2;  quốc gia 1 và quốc gia 3 là những quốc gia sản xuất hàng hóa X trên quy mô lớn, S1 và S3 là đường cung co giãn hoàn toàn của sp X từ quốc gia 1 và quốc gia 3 đối với quốc gia 2 trong điều kiện thương mại tự do;  S1+T là đường cung khi đánh thuế sản phẩm X đối với quốc gia 1 là 100%;  Px=1 USD là giá cả của hàng hóa X ở quốc gia1 trong điều kiện thương mại tự do;  Px=1,5$ là giá cả hàng hóa X ở quốc gia3 trong điều kiện thương mại tự do. • Khi chưa có liên minh thuế quan  Quốc gia 2 đánh thuế nhập khẩu 100%;  Quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ quốc gia1 với giá Px=2 $;  Xét quốc gia 2: sx: 20X; tiêu dung: 50X; nhập khẩu: 30X; thu nhập Chính phủ = (2-1)(50-20)= 30 $. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 27 b. Liên minh thuế quan với việc chuyển hướng thương mại • Sau khi quốc gia 2 và quốc gia 3 thành lập liên minh thuế quan và xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm X  Quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ quốc gia 3 với giá Px = 1,5$;  Xét quốc gia 2: sx:15X; tiêu dùng: 60X; nhập khẩu: 45X; thu nhập của Chính phủ: 0$. • Kết luận:  Phúc lợi xã hội mà quốc gia 2 thu được do tạo lập thương mại là diện tích C’J’J và diện tích H’B’H (3,75$);  Phúc lợi xã hội mà quốc gia 2 mất đi do chuyển hướng thương mại là: Diện tích hình MNH’J’ (15 $);  Vậy phúc lợi xã hội mất đi do chuyển hướng thương mại là: 15$ - 3,75$ = 11,25$. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 28 b. Liên minh thuế quan với việc chuyển hướng thương mại (tiếp theo) • Các lợi ích khác từ liên minh thuế quan:  Tiết kiệm chi phí giao dịch, vận chuyển, chi phí thuế quan trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên (phần lớn các khối liên kết gần nhau về địa lý);  Tạo nên sự ổn định tương đối về thị trường xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên;  Tăng cường chuyên môn hóa quốc tế và hợp tác hóa sản xuất;  Các liên minh thuế quan sẽ có được điều kiện thuận lợi hơn trong các đàm phán thương mại quốc tế với phần còn lại của thế giới;  Nếu một liên minh thuế quan mà loại trừ được hàng rào thương mại giữa các quốc gia thành viên mà không làm tăng hàng rào thương mại đối với phần còn lại của thế giới là một hành động hướng tới thương mại tự do và như vậy làm tăng phúc lợi của các quốc gia thành viên và không phải là thành viên. 4.1.6. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN (tiếp theo) v1.0015108203 29 4.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4.2.1. Khái niệm 4.2.2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế v1.0015108203 30 4.2.1. KHÁI NIỆM • Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. • Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều mức độ: Từ một vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, một vài nước đến nhiều nước. • Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu:  Đàm phán cắt giảm thuế quan;  Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan;  Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;  Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;  Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;  Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tếcó tính chất toàn cầu. v1.0015108203 31 • Đó là sự liên hệ, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. • Là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế. • Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn. • Vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa yêu cầu và gây sức ép đối với các quốc gia trong công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế. • Tạo điều kiện cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất. • Tạo điều kiện cho sự di chuyển hàng hóa, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia. 4.2.2. BẢN CHẤT CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ v1.0015108203 32 4.3.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010 4.3.2. Tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt đời sống kinh tế - xã hội 4.3.3. Định hướng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 4.3.5. Những thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế 4.3.4. Thách thức đặt ra trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mới 4.3. ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM v1.0015108203 33 a. Đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam • Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta gắn bó quan hệ chặt chẽ với đường lối đổi mới kinh tế. • Đại hội Đảng VI (1986):  Khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế;  Công bố Luật Đầu tư (1987);  Có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều về nước để kinh doanh. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010 v1.0015108203 34 a. Đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam • Đại hội VII (1991): Thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (1991-2000), đưa ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế:  Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển;  Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết mối quan hệ giữa tiêu dùng và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa;  Cố gắng khai thông quan hệ với các Tổ chức quốc tế: IMF, WB, ADB và mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác trong khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương;  10/1993: Việt Nam thiết lập lại được quan hệ bình thường với IMF, WB, ADB. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 35 a. Đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam  10/1994: Việt Nam gửi đơn xin gia nhập ASEAN (7/1995 được chấp nhận);  Tháng 12/1994: Gửi đơn xin gia nhập WTO (1/1995 WTO chính thức nhận đơn gia nhập của Việt Nam để tiến hành đàm phán cụ thể). • Đại hội VIII (6/1996):  Khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá tŕnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế;  6/1996: Việt Nam tham gia thành lập ASEM;  11/1998: Việt Nam là thành viên APEC. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 36 a. Đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam • Đại hội IX (2001):  Khẳng định đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.  Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.  Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường.  27/11/2001: Bộ Công thương ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 37 b. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam • Cho đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước. • Có quan hệ thương mại với gần 160 nước, đã ký hơn 60 hiệp định kinh tế về thương mại song phương. • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty, tập đoàn thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ. • Bình thường hóa quan hệ với các Tổ chức Tài chính - Thanh toán quốc tế: WB, IMF. • Tranh thủ viện trợ của các nước và các định chế tài chính quốc tế. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 38 b. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam • Các bước đi trong tiến trình hội nhập:  Đối với bên ngoài:  Năm 1993: Khai thông quan hệ với IMF, WB, ADB.  1/1995: Gửi đơn xin gia nhập WTO.  28/07/1995: trở thành thành viên chính thức ASEAN.  01/1/1996: chính thức tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).  3/1996: Tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập.  15/6/1996: Gửi đơn xin gia nhập APEC.  11/1998: Được công nhận là thành viên của APEC.  Năm 2000: Ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 39 b. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (tiếp theo)  Đối với trong nước, chúng ta đã làm 3 việc cơ bản sau:  Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập kinh tế quốc tế (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài);  Xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế;  Thành lập Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế. Ủy ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo và điều hành các bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế (QĐ31/1998-TTG). 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 40 c. Những kết quả đạt được trong tiến trình hội nhập • Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước. Có quan hệ kinh tế- thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. • Đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch. • Nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế. • Kinh tế:  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa;  Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục, khá cao và tương đối ổn định, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.  Thương mại:  Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, một số mặt hàng xuất khẩu có vị trí cao trên thị trường thế giới.  Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng.  Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện đáng kể. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 41 c. Những kết quả đạt được trong tiến trình hội nhập (tiếp theo) • Đầu tư:  Thu hút được nguồn vốn FDI và tranh thủ được nguồn vốn ODA ngày càng lớn và giảm đáng kể nợ nước ngoài;  1988-2007: 9.500 dự án với 40 tỷ $ vốn thực hiện/98 tỷ $ vốn đăng ký;  2007: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16% GDP; chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.  Khoa học - công nghệ  Tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học - công nghệ.  Tăng cơ hội xuất khẩu và tiêu dùng các sản phẩm công nghệ thông tin. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 42 d. Những hạn chế  Nhận thức về hội nhập Kinh tế quốc tế của cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao và nhất quán. Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại;  Doanh nghiệp nước ta nói chung còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật Quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất-kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước còn nặng;  Chưa có một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế;  Hệ thống chính sách, luật pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn có những chính sách, luật chưa thực sự phù hợp với những thông lệ quốc tế. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 43 d. Những hạn chế  Trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch quá nhiều so với các nước trong khu vực.  Lực lượng sản xuất có nguy cơ tụt hậu so với tŕnh độ phát triển chung của thế giới.  Sức cạnh tranh hàng hoá kém, hiệu quả đầu tư thấp.  Cơ cấu hàng hoá chủ yếu là bán sản phẩm và gia công, xuất khẩu tuy với khối lượng lớn nhưng giá trị thu được thấp;  Có thể dẫn đến khả năng mất thị trường trong và ngoài nước;  Sức ép cạnh tranh thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia và thành lập các trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D);  Dễ dẫn đến nhập khẩu công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường;  Những quy định của WTO trong Hiệp định TRIMS và TRIPS khiến cho nội địa hóa công nghiệp trở lên khó khăn hơn.  Bản sắc văn hoá đang bị đe doạ, đặc biệt là lối sống của lớp trẻ. 4.3.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 (tiếp theo) v1.0015108203 44 4.3.2. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC MẶT CỦA ĐỜI SỐNG KINH TÊ-XÃ HỘI Tiêu cực • Nhập khẩu tăng mạnh; • Chịu sức ép cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến nhiều ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường (sắt thép, dầu thực vật, các mặt hàng nông sản, các ngành dịch vụ • Không gian điều chỉnh chính sách bị thu hẹp; • Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm; • Nông dân bị tổn thương từ những cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp; • Tăng khoảng cách giàu nghèo; • Ô nhiễm môi trường. Tích cực • Thúc đẩy xuất khẩu; • Thu hút đầu tư nước ngoài; • Tăng trưởng kinh tế, việc làm; • Phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội; • Thay đổi hệ thống pháp lý một cách rõ ràng, minh bạch hơn; • Tái cấu trúc nền kinh tế; • Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, thế giới; • Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt; • Tăng thu nhập bình quân đầu người. v1.0015108203 45 4.3.3. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2020 • Gắn kết lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tiến trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nói chung và lộ trình hội nhập nói riêng; • Tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương nói chung và tích cực tham gia Vòng đàm phán Đô ha của WTO, cũng như các vòng đàm phán Đa phương tiếp theo nói riêng; • Thực hiện đầy đủ Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020. Chủ động tham gia FTA một cách chọn lọc để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nền kinh tế. Đảm bảo mức độ hội nhập các FTA phải cao hơn và sâu hơn đáng kể so với hội nhập WTO. • Tăng cường hội nhập kinh tế trong khuôn khổ ASEAN nhằm xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, tạo sự bổ sung và hỗ trợ với các khuôn khổ đa phương và song phương nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của nền kinh tế. • Tiếp tục tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư, trước hết là các cam kết trong khuôn khổ WTO, ASEAN, ASEAN+ và các cam kết song phương khác. v1.0015108203 46 4.3.4. THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG XU HƯỚNG HỘI NHẬP KTQT MỚI • Cắt giảm thuế quan: Xóa bỏ phần lớn, thậm chí là 100% số dòng thuế, trong đó xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực với tỉ lệ rất cao. • Các biện pháp SPS, TBT: Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật, tăng cường minh bạch hóa. • Dịch vụ & Đầu tư: Đàm phán mở cửa thị trường theo phương thức tiếp cận chọn bỏ, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc thiết lập các yêu cầu mới (chẳng hạn như: tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, chính sách chỉ tiến không lùi v.v); áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư ở phạm vi rộng (bao hàm cả giai đoạn tiền thành lập). v1.0015108203 47 • Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn nhiều so với mức trong WTO. • Mua sắm Chính phủ: Tăng cường cạnh tranh, mở cửa thị trường đối với lĩnh vực mua sắm công. • Các vấn đề lao động, môi trường: quyền tự do lập hội (nghiệp đoàn), quyền đàm phán tập thể của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động; gắn bảo vệ môi trường với thương mại và đầu tư. • Doanh nghiệp nhà nước (SOE): Minh bạch hóa giao dịch của doanh nghiệp nhà nước, không ưu ái doanh nghiệp nhà nước gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp tư nhân. 4.3.4. THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG XU HƯỚNG HỘI NHẬP KTQT (tiếp theo) v1.0015108203 48 4.3.5. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ • Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường các thành viên WTO thông qua việc các thành viên phát triển, đang phát triển (trừ nhóm RAM và LDC) phải thực hiện cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan khi Vòng Đô-ha kết thúc; • Giảm chi phí xuất khẩu, tạo thuận lợi hóa thương mại (Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trong WTO mới được thông qua tại Bali tháng 12/2013); • Thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn vào các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ và các thành viên TPP, các nước khối EFTA, Hàn Quốc, Nga, Ca-dắc-xtan, Bê-la-rút do được xóa bỏ thuế quan sâu hơn so với mức thuế trong WTO. • Thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa do ta đã cam kết một môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, dễ dự đoán. Nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ bằng những cam kết quốc tế về đầu tư (các quy định về bảo hộ đầu tư, cơ chế kiện ISDS); • Tăng trưởng kinh tế, việc làm; • Phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội; • Thay đổi hệ thống pháp lý một cách rõ ràng, minh bạch hơn; • Tái cấu trúc nền kinh tế; • Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, thế giới; • Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt. v1.0015108203 49 • Cải cách, tái cơ cấu, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, chi tiêu công, doanh nghiệp nhà nước. • Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao minh bạch hóa, cải cách hành chính, dễ dự đoán, loại bỏ. • Xây dựng năng lực, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cán bộ thực thi kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương. • Tham vấn, cung cấp thông tin, tăng cường tiếp cận doanh nghiệp, hiệp hội để phục vụ đàm phán. • Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và sửa đổi theo hướng đảm bảo cho nhu cầu quản lý trong nước và phục vụ cho hội nhập. • Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, những tổ chức, cá nhân về các quy định của WTO, các Hiệp định FTA mới. 4.3.5. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015108203 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 50 Qua bài học này, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề sau: • Liên kết kinh tế quốc tế. • Hội nhập kinh tế quốc tế. • Đình hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_bai_4_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_ph.pdf
Tài liệu liên quan