Giáo trình Kinh tế thương mại - Bài 2, Phần 2: Quản lý nhà nước về thương mại - Nguyễn Thanh Phong

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động kinh tế như hạn ngạch nhưng thường mang đặc tính gì? A. Chủ động. B. Miễn cưỡng. C. Gắn với điều kiện nhất định. D. Miễn cưỡng và gắn với điều kiện nhất định. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Miễn cưỡng và gắn với điều kiện nhất định. • Giải thích: Vì quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết CÂU HỎI TỰ LUẬN Có phải Hạn ngạch thuế quan và Hạn ngạch nhập khẩu là như nhau? Tại sao? Trả lời: Không phải. Hạn ngạch thuế quan là sự kết hợp giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu nhằm không khuyến khích nhập khẩu nhiều hơn hạn ngạch. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Nhà nước quản lý về thương mại là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. • Hệ thống phương pháp quản lý thương mại gồm có 3 phương pháp. • Nhà nước sử dụng hệ thống công cụ để quản lý thương mại.

pdf44 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại - Bài 2, Phần 2: Quản lý nhà nước về thương mại - Nguyễn Thanh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014109212 1 BÀI 2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Giảng viên: ThS. Nguyễn Thanh Phong Trường Đại học Kinh tế quốc dân v1.0014109212 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Hạn ngạch nhập khẩu “Theo Gafin, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Proceso Alcala cho biết: Ủy ban Thương mại Hàng hóa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-CTG) đã cho phép Philippines tiếp tục quy định hạn chế định lượng (QRs) đối với nhập khẩu gạo, vốn đã hết hạn vào tháng 6/2012”. Trích nguồn ( 1. Giá gạo trong nước của Philippines sẽ biến động theo xu hướng nào? 2. Cho biết lợi ích của chính phủ và lợi ích của doanh nghiệp có được giấy phép nhập khẩu nhận được khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu? v1.0014109212 3 MỤC TIÊU • Làm rõ tính tất yếu khách quan của quản lý Nhà nước về thương mại trong nền kinh tế thị trường. • Nghiên cứu tổ chức quản lý Nhà nước và phương pháp quản lý Nhà nước về thương mại trong nền kinh tế quốc dân. • Nghiên cứu hệ thống các công cụ quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân. v1.0014109212 4 NỘI DUNG Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước về thương mại Các phương pháp quản lý thương mại Hệ thống các công cụ quản lý thương mại v1.0014109212 5 1.2. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước 1.1. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với thương mại 1. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại v1.0014109212 6 • Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. • Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. • Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân. • Quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. 1.1. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI v1.0014109212 7 1.2. THƯƠNG MẠI LÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC • Là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, Thương mại được coi là một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, sự phát triển của thương mại góp phần vào việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. • Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã hội hóa cao, mà mỗi doanh nhân không thể xử lý các vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đòi hỏi phải có sự quản lý can thiệp của Nhà nước. v1.0014109212 8 1.2. THƯƠNG MẠI LÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC • Thương mại – dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng những mâu thuẫn của đời sống kinh tế xã hội (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với ngưười lao động, giữa doanh nhân với cộng đồng). • Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có những hoạt động mà doanh nghiệp, người lao động không được làm hoặc có những vị trí mà nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. • Trong hoạt động thương mại, dịch vụ, có cả các doanh nghiệp nhà nước. v1.0014109212 9 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI • Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách thương mại. Tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại. • Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. • Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật thương mại. • Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hoá và quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. v1.0014109212 10 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI • Quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền và chống bán phá giá. • Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương mại trong và ngoài nước. Quản lý Nhà nước các hoạt động xúc tiến thương mại. • Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thương mại. • Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại. Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. v1.0014109212 11 2.2. Phương pháp kinh tế 2.1. Phương pháp hành chính 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI 2.3. Phương pháp tuyên truyền giáo dục v1.0014109212 12 • Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thực hiện một hoạt động. • Phương pháp này bao hàm những nội dung sau đây:  Trước hết phải thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.  Thứ hai là xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận trong hệ thống tổ chức.  Thứ ba là tác động bằng hệ thống pháp chế. 2.1. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH v1.0014109212 13 2.1. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý thương mại phải nắm vững các vấn đề sau: • Trước hết, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Ngoài ra, quyết định phải xuất phát từ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể. • Thứ hai, khi sử dụng các phương pháp hành chính cần gắn quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định. • Thứ ba, khi ra quyết định hành chính, người ra quyết định phải nắm rõ khả năng và tâm lý người thực hiện. • Thứ tư, khi triển khai thực hiện, khâu khó khăn, khâu trọng yếu then chốt, người lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời. v1.0014109212 14 • Phương pháp kinh tế là sự tác động tới lợi ích vật chất của tập thể hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành động của mình. • Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Lợi ích cá nhân người lao động phải được coi là nền tảng và tác động trực tiếp đến hoạt động của con người. Vi phạm nguyên tắc khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất sẽ thủ tiêu động lực kích thích người lao động. 2.2. PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ • Sử dụng các đòn bẩy kinh tế là nội dung chủ yếu của phương pháp kinh tế. Các đòn bẩy như tiền lương, thu nhập, tiền thưởng, giá cả, lợi nhuận, chi phí... có tác động lớn tới người lao động. Nó có tác dụng kích thích hay hạn chế động lực làm việc của mỗi người. Các đòn bẩy này phải được sử dụng đồng bộ. Bên cạnh sử dụng hệ thống đòn bẩy còn phải sử dụng cả hệ thống đòn hãm như phạt vật chất và trách nhiệm vật chất khác. v1.0014109212 15 • Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới tinh thần và năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác. • Phương pháp này bao hàm những nội dung chủ yếu sau:  Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý và người lao động.  Phương pháp giáo dục thể hiện được sự khen chê rõ ràng.  Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết hợp chặt chẽ với cơ chế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động.  Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng trong hệ thống tuyên truyền vận động.  Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả cao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của doanh nghiệp, tự hào về những đóng góp của doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, đề cao trách nhiệm đối với công việc.  Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của người lao động vào doanh nghiệp. 2.3. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC v1.0014109212 16 2.3. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC Phương pháp kinh tế và phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách thức tác động gián tiếp đến người lao động, hiệu quả của nó không bộc lộ ngay mà nhiều khi mang tính chất của một quá trình. Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, do vậy, để phát huy mặt mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý. v1.0014109212 17 3. HỆ THÔNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI 3.2. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại 3.1. Xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch 3.3. Các yếu tố cơ bản của hệ thống công cụ quản lý 3.4. Những công cụ chủ yếu của chính sách thương mại v1.0014109212 18 3.1.1. Xu hướng mậu dịch tự do hay thương mại tự do. 3.1.2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch hay thương mại có bảo hộ. 3.1. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH v1.0014109212 19 3.1.1. XU HƯỚNG MẬU DỊCH TỰ DO HAY THƯƠNG MẠI TỰ DO • Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ là toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng “mô hình kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế mỗi nước. v1.0014109212 20 3.1.1. XU HƯỚNG MẬU DỊCH TỰ DO HAY THƯƠNG MẠI TỰ DO • Nội dung của tự do hóa thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại cả về bề rộng và bề sâu. Điều đó có nghĩa là phải đạt tới một sự hài hòa giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu. • Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại chính là việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. v1.0014109212 21 3.1.2. XU HƯỚNG BẢO HỘ MẬU DỊCH HAY THƯƠNG MẠI CÓ BẢO HỘ • Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, các khu vực, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài, cũng như do các nguyên nhân lịch sử để lại. • Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất hiện ngay từ khi hình thành và tiếp tục được củng cố trong quá trình phát triển của nền thương mại thế giới với công cụ được sử dụng phổ biến nhất là thuế quan. Bên cạnh đó còn có các công cụ hành chính, các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Người ta cho rằng mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hóa từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau để giải thích cho chế độ bảo hộ mậu dịch. v1.0014109212 22 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI • Không phân biệt đối xử • Mở cửa thị trường • Cạnh tranh công bằng • Tự do mậu dịch hơn nữa • Tính dự đoán thông qua liên kết và minh bạch Txt Text Text v1.0014109212 23 • Không phân biệt đối xử  Đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT)  Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.  Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia quy định tại Ðiều III Hiệp định GATT, Ðiều 17 GATS và điều 3 TRIPS. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi phạm áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo) v1.0014109212 24 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)  Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các hiệp định của WTO.  Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu.  Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế gây ra rất nhiều tranh chấp giữa các bên ký kết GATT/WTO bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước dễ chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ ba thì nước nào cũng muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa. v1.0014109212 25  Đãi ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN)  Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.  Tối huệ quốc là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ''tối huệ quốc'' không được sử dụng trong điều này). Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự ''đối xử ưu đãi nhất''. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo) v1.0014109212 26  Đãi ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN)  Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.  Tối huệ quốc là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ''tối huệ quốc'' không được sử dụng trong điều này). Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự ''đối xử ưu đãi nhất''. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo) v1.0014109212 27 • Mở cửa thị trường (Marketing access)  Nguyên tắc ''mở cửa thị trường'' hay còn gọi một cách hoa mỹ là tiếp cận thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.  Về mặt chính trị, ''tiếp cận thị trường'' thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO. Về mặt pháp lý “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO. 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo) v1.0014109212 28 • Cạnh tranh công bằng Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc ''tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau'' và được công nhận trong án lệ của vụ Uruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo) v1.0014109212 29 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo) • Tự do mậu dịch hơn nữa Dần dần thông qua đàm phán. • Tính liên kết thông qua dự đoán và minh bạch Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định. v1.0014109212 30 3.3. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ • Thứ nhất: Kế hoạch hóa là công cụ thể hiện các mục tiêu lý tưởng của một nền kinh tế, nhờ có kế hoạch hoá mà chính phủ có thể phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, các bộ, các ngành và các địa phương. Kế hoạch hoá là công cụ duy nhất để chính phủ có thể chuyển tải nội dung đường lối chính sách. Vai trò chủ yếu của kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô là thúc đẩy hình thành cơ cấu hợp lý, vì vậy phải bảo đảm tính thống nhất trong cân đối các nguồn lực, lựa chọn phương hướng phát triển đúng đắn và động viên được sức lực, trí tuệ của toàn xã hội thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra. v1.0014109212 31 3.3. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ • Thứ hai: Công cụ pháp luật trong quản lý. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, pháp luật thể hiện vai trò của nó trên hai phương diện.  Một là: Pháp luật là công cụ cưỡng chế hành vi của các doanh nghiệp nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh của họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của toàn xã hội .  Hai là: Pháp luật là công cụ tạo ra môi trường tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp bởi vì nhờ có pháp luật mà doanh nghiệp biết được cái gì được làm, cái gì không được làm và đương nhiên cái gì được làm là được pháp luật bảo hộ quyền tự do. v1.0014109212 32 3.3. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ • Thứ ba: Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế. Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế sẽ giúp nhà nước có thể điều khiển hoạt động của các doanh nghiệp, có thể nói, mỗi chính sách kinh tế là một hành lang hướng dẫn hoạt động đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các doanh nghiệp hành động một cách phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Các chính sách kinh tế có nhiều loại, song có hai cách sử dụng. v1.0014109212 33 3.4. NHỮNG CÔNG CỤ CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 3.4.1. Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu 3.4.2. Hạn ngạch 3.4.3. Hàng rào phi thuế quan 3.4.4. Trợ cấp xuất khẩu 3.4.5. Tỷ giá hối đoái 3.4.6. Cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại v1.0014109212 34 3.4.1. THUẾ QUAN HAY THUẾ NHẬP KHẨU • Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa XNK khi qua lĩnh vực thuế quan của một nước. Là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu (là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu) và thuế xuất khẩu (là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu). Cho đến nay, thuế quan nhập khẩu vẫn là một công cụ được sử dụng rất rộng rãi nhất trong chính sách thương mại của các chính phủ trên thế giới. v1.0014109212 35 3.4.1. THUẾ QUAN HAY THUẾ NHẬP KHẨU (tiếp theo) • Đối với một nền kinh tế quy mô nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả thế giới. Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa cao lên làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng lên do đó khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt. Thuế nhập khẩu tạo ra sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa (vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước (vì nhận được mức giá cao hơn) đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của quốc gia khác, Chính phủ là người nhận được khoản thu về thuế, còn gánh nặng của thuế do người tiêu dùng phải chịu. Thuế quan nhập khẩu cũng dẫn đến những tổn thất cho nền kinh tế do hạn chế tự do hoá thương mại, tổn thất này gọi là chi phí bảo hộ. v1.0014109212 36 3.4.1. THUẾ QUAN HAY THUẾ NHẬP KHẨU (tiếp theo) • Tác động của thuế nhập khẩu. t O Q2 Q4 Q3 Q1 Số lượng P1 P2 Giá D S A B S F G H C SW’ SW D v1.0014109212 37 3.4.2. HẠN NGẠCH • Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng (hay giá trị) của một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu sang hoặc nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất nhập khẩu). • Hạn ngạch thường là những quy định hạn chế về số lượng đối với những mặt hàng dễ lượng hóa còn hạn chế trị giá đối với mặt hàng khó lượng hóa. v1.0014109212 38 3.4.2. HẠN NGẠCH • Tác động của hạn ngạch xuất khẩu O Q2 Q4 Q3 Q1 Số lượng P1 P2 Giá DS A B S F J C SW D SA Q5 v1.0014109212 39 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Do hạn chế cung nhập khẩu nên giá gạo trong nước có xu hướng tăng lên. 2. Chính phủ không có thu nhập trực tiếp từ hạn ngạch (trừ trường hợp là hạn ngạch thuế quan). Trong khi đó, doanh nghiệp có được giấy phép nhập khẩu thu được lợi nhuận lớn. v1.0014109212 40 CÂU HỎI MỞ Sau khi học xong bài này, anh/chị hãy rút ra tác động cơ bản của xu hướng thương mại tự do đến việc sử dụng các công cụ “cứng nhắc” (như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu...) của các nước? Vận dụng vào thực tiễn chính sách quản lý nhập khẩu của nước ta? Trả lời: • Giảm dần tác động và tiến tới bãi bỏ. • VN đã tham gia ASEAN (AFTA), WTO... cho thấy thuế suất của thuế nhập khẩu giảm dần, thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường nội địa... v1.0014109212 41 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Hãy nêu vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của thương mại? A. Bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế. B. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. C. Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. D. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển và định hướng cho sự phát triển của thương mại thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển và định hướng cho sự phát triển của thương mại thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. • Giải thích: Vì đây là những vai trò quản lý của Nhà nước đối với thương mại. v1.0014109212 42 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động kinh tế như hạn ngạch nhưng thường mang đặc tính gì? A. Chủ động. B. Miễn cưỡng. C. Gắn với điều kiện nhất định. D. Miễn cưỡng và gắn với điều kiện nhất định. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Miễn cưỡng và gắn với điều kiện nhất định. • Giải thích: Vì quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. v1.0014109212 43 CÂU HỎI TỰ LUẬN Có phải Hạn ngạch thuế quan và Hạn ngạch nhập khẩu là như nhau? Tại sao? Trả lời: Không phải. Hạn ngạch thuế quan là sự kết hợp giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu nhằm không khuyến khích nhập khẩu nhiều hơn hạn ngạch. v1.0014109212 44 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Nhà nước quản lý về thương mại là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. • Hệ thống phương pháp quản lý thương mại gồm có 3 phương pháp. • Nhà nước sử dụng hệ thống công cụ để quản lý thương mại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_thuong_mai_bai_2_phan_2_quan_ly_nha_nuoc.pdf
Tài liệu liên quan