Trượt giá: là sự hiệu chỉnh tự động của một khoản tiền tính bằng đồng để loại trừ hiệu
ứng của lạm phát trên cơ sở quy định của luật pháp hay hợp đồng. Ví dụ: tiền lương
và trợ cấp xã hội hay tiền thuê nhà ở được tính trượt giá theo lạm phát căn cứ vào tỷ lệ
phần trăm thay đổi của CPI. Trượt giá như vậy giúp giữ cho chi phí giỏ hàng tiêu
dùng và do đó mức sống của người tiêu dùng nói chung ổn định.
Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa (nominal interest
rate - i) và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực (real interest rate - r).
Ví dụ: Giả sử anh A gửi một khoản tiền là 10 triệu đồng vào ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn với lãi suất hàng năm là 10%. Sau một năm anh A nhận được
1 triệu tiền lãi hay số lượng đồng mà anh A có tăng lên 10%. Rút toàn bộ số tiền cả
gốc và lãi anh A có 11 triệu đồng. Có đúng là anh A được lợi một số tiền là 1 triệu
đồng so với số tiền 10 triệu mà anh A gửi vào một năm trước đây không? Đúng là số
lượng tiền anh A nhận được này tăng lên 10%. Tuy nhiên, giá hàng hoá trong năm đã
tăng lên 9,5% nên mỗi đồng bây giờ mua được ít hàng hoá hơn trước hay sức mua của
anh A không tăng lên 10%. Thực tế lượng hàng hoá mà anh A mua được chỉ tăng
thêm 0,5%. Nếu lạm phát cao hơn 10%, giả sử là 12% một năm, thì sức mua thực tế
của anh A đã giảm 2%
Từ đó chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực dưới
dạng công thức sau: r = i - π
Tóm lược cuối bài
GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trên lãnh thổ quốc gia trong một năm năm.
Có ba phương pháp tính GDP đó là tính GDP theo phương pháp chi tiêu, phương pháp thu
nhập và phương pháp sản xuất.
GDP danh nghĩa là giá trị của GDP được tính theo giá hiện hành, GDP thực tế là giá trị của
GDP được tính theo giá của năm cơ sở.
CPI đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định mà một người tiêu
dùng điển hình mua.
Có ba vấn đề phát sinh khi đo lường CPI đó là: lệch do hàng hóa mới; lệch do chất lượng
hàng hóa thay đổi; lệch thay thế.
16 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 1
BÀI 1 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012
Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công
2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giáo trình Nguyên lý kinh tế
học vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012.
3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ
mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012.
Tìm hiểu những vấn đề liên quan về đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như các chỉ tiêu và
sản lưởng (GDP) và mức giá chung của nền kinh tế (CPI).
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Đo lường tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Đo lường chỉ số giá tiều dùng (CPI) và ứng dụng chỉ số CPI để điều chỉnh các biến số
kinh tế theo lạm phát.
Mục tiêu
Giúp học viên hiểu về GDP một thước đo sản lượng quan trọng phản ánh sức khỏe
của nền kinh tế; biết cách tính được giá trị của GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ
số điều chỉnh GDP.
Giúp học viên biết cách tính được chỉ số giá tiêu dùng (CPI), và ứng dụng chỉ số giá
tiêu dùng để điều chỉnh các biến số kinh tế vĩ mô tại các thời điểm khác nhau để có thể
so sánh với nhau được.
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
2 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
Tình huống dẫn nhập
“GDP và CPI”
Tổng sản phẩm trong nước (GDP), thước đo sản lượng và thu nhập của một nền kinh tế, nó là
con số thống kê thường gặp nhất vì được coi là chỉ báo tốt về phúc lợi kinh tế của xã hội. Bởi vì,
khi giá trị của GDP lớn điều này hàm ý rằng mọi người trong nền kinh tế đã tạo ra thu nhập cao
và được hưởng thụ thành quả của thu nhập cao đó. Kết quả là tổng thu nhập do tất cả các thành
viên trong nền kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn hẳn so với các
nền kinh tế có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là
phải chăng mọi giao dịch trong nền kinh tế đều được tính vào GDP?
Để trả lời cầu hỏi này chúng ta hãy xét một tình huống sau:
Để tiện cho công việc đi lại, bạn quyết định mua một chiếc xe
máy từ một đại lý của công ty Honda ở Vĩnh Phúc sản xuất với trị
giá là 48 triệu đồng. Tuy nhiên, chiếc xe này lại được sản xuất từ
năm trước vậy thì giá trị của chiếc xe máy mà bạn mua có được
tính vào GDP của Việt Nam năm nay hay không?
Câu trả lời là không bởi vì khi chiếc xe này được sản xuất ở năm trước những chưa được bán thì
nó đã được tính vào phần đầu tư tồn kho của doanh nghiệp và đã được tính vào GDP của năm
trước. Năm nay, bạn mua chiếc xe máy đó mặc dù giá trị chi tiêu của bạn đã tăng trong năm nay
nhưng đồng thời với nó là giá trị đầu tư hàng tồn kho của doanh nghiệp lại giảm tương đương, do
đó xét trên tổng thể thì giá trị của GDP là không đổi.
Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Những thay đổi
trong CPI phản ánh những tác động trực tiếp đến mức sống và phúc lợi kinh tế của mọi người
dân trong xã hội. Sự gia tăng của CPI phản ánh chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng trở lên đắt
đỏ hơn, người tiêu dùng cảm thấy mình nghèo đi và sức mua thực tế của những đồng tiền gửi tiết
kiệm trong tương lai bị giảm. Chính điều này làm giảm động lực tiết kiệm của hộ gia đình. Tại
sao lại như vậy?
Để có thể lý giải điều này chúng ta hãy xem xét tình huống sau: Trong năm 2012 lãi suất kỳ hạn
12 được liên yết tại các NHTM là 13%/năm và lãi suất 1 tháng là 9%/năm, lạm phát năm 2012
là 6,81%. Như vậy, chúng ta nên gửi kỳ hạn nào thì có lợi? Vì sao?
Câu trả lời đó là dựa vào lãi suất thực tế mà chúng ra nhận được sau 1 năm. Nếu lãi suất thực tế
sau 1 năm của món tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng lớn hơn lãi suất thực tế của món tiền gửi có kỳ
hạn 1 tháng thì chúng ta nên gửi kỳ hạn 12 tháng và ngược lại chúng ta nên gửi kỳ hạn 1 tháng.
Trong tình huống ở trên, chúng ta nên gửi tiết kiệm với kỳ hạn 12 tháng thì có lợi hơn vì lãi suất
thực tế của món tiền gửi 12 tháng sau một năm chúng ta nhận được là 6,19% lớn hơn lãi suất
thực tế của món tiền gửi 1 tháng mà sau một năm chúng ta nhận được chỉ là 2,19%.
1. GDP là gì? Làm thế nào để có thể đo lường được GDP?
2. CPI là gì? Và làm cách nào để có thể so sánh giá trị bằng tiền tại các thời
điểm khác nhau?
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 3
Trong bài đầu tiên này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hai biến số kinh tế vĩ mô quan trọng đó là tổng
sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price
index - CPI).
1.1. Tổng sản phẩm trong nước
1.1.1. Định nghĩa GDP
Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
Để hiểu thấu đáo định nghĩa này ta phải lưu ý tới nội dung chuyển tải của từng cụm từ một.
"GDP là giá trị thị trường"
hàm ý là mọi hàng hoá và dịch
vụ tạo ra trong nền kinh tế đều
được quy về giá trị tính bằng
tiền hay tính theo giá cả của
hàng hoá được người mua và
người bán chấp nhận trên thị
trường hàng hoá và dịch vụ.
"của tất cả..." nói lên rằng
GDP tìm cách tính toán hết tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra và bán
hợp pháp trên thị trường.
"cuối cùng" nhấn mạnh rằng GDP chỉ bao gồm giá trị những hàng hoá cuối cùng.
Hàng hoá cuối cùng là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và chúng
được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Hàng hoá trung gian là
những hàng hoá như vật liệu và các bộ phận được dùng trong quá trình sản xuất ra
những hàng hoá khác.
"hàng hoá và dịch vụ" hàm ý gồm cả hàng hoá hữu hình và những dịch vụ vô hình.
"được sản xuất ra" nghĩa là GDP bao gồm giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch
vụ mới được tạo ra ở thời kỳ hiện hành.
"trong một nước" có nghĩa là giá trị của tất cả các hàng hoá được sản xuất ra trong
phạm vi lãnh thổ của Việt Nam đều được tính vào GDP của Việt Nam, bất kể các
hàng hoá đó được tạo ra bởi công dân nước nào và doanh nghiệp thuộc sở hữu
trong nước hay nước ngoài.
"trong một thời kỳ nhất định" nghĩa là GDP phản ánh giá trị sản lượng tạo ra trong
một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường, GDP được tính theo một năm hoặc
theo các quý trong năm.
1.2. Các phương pháp tính GDP
Thu nhập, chi tiêu và luồng chu chuyển
Trong điều kiện nền kinh tế giản đơn và hoàn toàn đóng với bên ngoài GDP phản ánh
đồng thời tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho việc mua
sắm toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Sở dĩ GDP phản ánh được cả tổng
thu nhập và tổng chi tiêu bởi vì thực ra hai đại lượng này chỉ là một. Cho nên, với tổng
thể nền kinh tế thì thu nhập phải bằng chi tiêu.
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
4 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
Có thể dễ dàng lý giải được tại sao thu nhập của nền kinh tế bằng chi tiêu. Đó là vì
mọi giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành bởi hai bên, bên mua và bên bán.
Khoản chi tiêu của người mua nào đó chính là khoản thu nhập của những người bán
khác. Ví dụ, anh A đến cửa hàng may của cô B để may một bộ quần áo hết 100 nghìn
đồng. Trong trường hợp này, cô B là người bán dịch vụ và anh A là người mua dịch
vụ. Giao dịch giữa anh A và cô B đã đóng góp vào tổng thu nhập và tổng chi tiêu của
nền kinh tế đúng một lượng như nhau là 100 nghìn đồng. Xét tổng thu nhập hay tổng
chi tiêu, GDP đều tăng lên một lượng bằng nhau và bằng 100 nghìn đồng.
Cũng có thể chỉ ra tại sao đối với tổng thể nền kinh tế thì thu nhập bằng chi tiêu và
cũng bằng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ thông qua nghiên cứu luồng lưu
chuyển của thu nhập và chi tiêu như biểu diễn ở Hình 1.1.
Hình 1.1. biểu đồ dòng chu chuyển kinh tế vĩ mô
Biểu đồ mô tả nền kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là các hộ gia đình và các doanh
nghiệp và hai thị trường tổng hợp là thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hoá
và dịch vụ. Chúng ta tập trung vào xem xét các giao dịch kèm theo các luồng lưu
chuyển của hàng và tiền diễn ra giữa hai khu vực này.
Trong nền kinh tế giản đơn, các hộ gia đình bán và các doanh nghiệp mua các dịch vụ
về lao động, vốn, đất đai, nhà xưởng trên các thị trường yếu tố sản xuất. Các doanh
nghiệp thanh toán các dịch vụ yếu tố dưới hình thức trả thu nhập cho các hộ gia đình,
như trả tiền công cho dịch vụ lao động, tiền lãi cho việc sử dụng vốn, tiền thuê đất đai,
nhà xưởng và lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp. Toàn bộ thu nhập mà các hộ gia
đình nhận được từ các dịch vụ yếu tố sản xuất lưu chuyển qua thị trường yếu tố sản
xuất được gọi là tổng thu nhập và bằng GDP.
Cũng trong nền kinh tế này, các doanh nghiệp bán và các hộ gia đình dùng thu nhập
đã nhận được từ các doanh nghiệp để mua hàng tiêu dùng, ví dụ như lương thực, thực
phẩm, quần áo, bánh kẹo, nước giải khát, máy giặt, lò nướng, xe máy hay các dịch
vụ như khám chữa bệnh hay chăm sóc thẩm mỹ... trên các thị trường hàng hoá và dịch
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 5
vụ. Tổng thanh toán các hộ gia đình trả cho những hàng hoá và dịch vụ này qua thị
trường hàng hoá và dịch vụ gọi là chi tiêu dùng và bằng GDP.
Như vậy, chúng ta có thể tính GDP của nền kinh tế theo hai cách là cộng tất cả các
khoản thu nhập mà các doanh nghiệp thanh toán cho các hộ gia đình hoặc cộng tất cả
các khoản chi tiêu của hộ gia đình thanh toán cho các doanh nghiệp lại với nhau. Hai
giá trị này luôn bằng nhau do chi tiêu của những người này luôn bằng thu nhập của
những người khác nên GDP tính theo hai cách trên luôn bằng nhau. Sự tiếp diễn
không ngừng của các giao dịch giữa hai khu vực trên đã khiến luồng tiền liên tục chảy
từ khu vực doanh nghiệp sang khu vực hộ gia đình và sau đó quay trở về khu vực
doanh nghiệp để rồi lại chuyển qua khu vực gia đình.
Hiển nhiên là nền kinh tế thực phức tạp hơn nhiều so với nền kinh tế giả định miêu tả
ở Hình 1.1. Nó không chỉ bao gồm hai mà là bốn tác nhân kinh tế, nghĩa là ngoài các
hộ gia đình và các doanh nghiệp còn có sự tham gia của chính phủ và nước ngoài. Các
hộ gia đình không hoàn toàn chi tiêu hết các khoản thu nhập mà phải dành ra một
phần thu nhập để nộp thuế cho chính phủ, một phần để tiết kiệm cho tương lai. Trong
nền kinh tế thực, các hộ gia đình không mua hết tất cả các hàng hoá và dịch vụ được
sản xuất ra trong nền kinh tế mà chính phủ và các doanh nghiệp cũng tham gia mua
hàng hoá và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và tiếp tục quá trình sản xuất. Song, cho
dù hộ gia đình, chính phủ hay doanh nghiệp mua một hàng hoá hay dịch vụ nào đó thì
đó vẫn là một giao dịch được thực hiện giữa bên mua và bên bán. Bởi vậy, xét tổng
thể nền kinh tế thì chi tiêu luôn bằng thu nhập.
Các phương pháp đo lường tổng sản phẩm trong nước
Các nhà thống kê thường sử dụng ba phương pháp để tính GDP, đó là: phương pháp
chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất hay còn gọi là phương pháp
giá trị gia tăng.
1.2.1. Phương pháp chi tiêu
Bốn bộ phận cấu thành GDP
Tiêu dùng (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân (Personal
consumption expenditures) của các hộ gia đình về hàng hoá và dịch vụ. Chi xây dựng
và mua nhà ở mới không tính vào tiêu dùng mà được hạch toán vào đầu tư tư nhân.
Đầu tư (I) phản ánh tổng đầu tư trong nước của khu
vực tư nhân -Gross private domestic Investment.
Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp
về trang thiết bị và nhà xưởng và chi tiêu cho nhà
mới của dân cư. Đầu tư cũng bao gồm cả những
thay đổi về hàng tồn kho của doanh nghiệp
(Inventories). Tổng đầu tư bao gồm hai bộ phận: (i)
đầu tư thay thế là chi tiêu để bù đắp giá trị của bộ
phận tư bản hiện vật đã hao mòn, được gọi là khấu hao (depreciation), và (ii) đầu
tư ròng (net investment) là khoản chi tiêu để mở rộng qui mô của tư bản hiện vật.
Đầu tư ròng do đó bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao.
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
6 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
Chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ hay thường gọi là chi tiêu chính phủ
(G) cho các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương. Khoản chi tiêu này bao
gồm chi cho an ninh, quốc phòng, luật pháp, chiếu
sáng đường phố và các nơi công cộng... Chi tiêu
chính phủ không bao gồm các khoản thanh toán
chuyển khoản hay còn gọi là chuyển giao thu nhập
(Transfer payments - Tr) ví dụ như các khoản trợ
cấp cho những người thuộc diện chính sách xã hội
như người già, người tàn tật hay chi trợ cấp thất
nghiệp bởi vì những khoản chi này không thể hiện
việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ mà chỉ đơn thuần là việc chuyển tiền từ chính
phủ sang các hộ gia đình. Chuyển giao thu nhập như vậy làm thay đổi thu nhập của
các hộ gia đình nhưng không tác động đến giá trị sản xuất của nền kinh tế. Trong
khi đó, GDP thể hiện thu nhập và chi tiêu cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ nên
các khoản chuyển giao thu nhập không được coi là một bộ phận cấu thành chi tiêu
chính phủ.
Xuất khẩu ròng về hàng hoá và dịch vụ (NX) là giá trị xuất khẩu (Exports - X) trừ
đi giá trị nhập khẩu (Imports - IM) hay bằng khoản chi tiêu của người nước ngoài
cho mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở trong nước (Exports - X) trừ đi
khoản chi tiêu của người dân trong nước cho mua hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở
nước ngoài (Imports - IM).
Do giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (Y) phải bằng tổng chi
tiêu để mua lượng hàng hoá và dịch vụ đó nên tổng chi tiêu bằng GDP.
Y = GDP = C + I + G + NX
Phương trình trên là một đồng nhất thức nghĩa là nó luôn luôn đúng bởi vì mỗi một
đồng chi tiêu tính vào GDP đều được đưa vào một trong các bộ phận cấu thành GDP.
Do đó, giả định rằng không có sai số thống kê thì tổng của cả bốn khoản mục chi tiêu
C, I, G và NX phải bằng GDP.
1.2.2. Phương pháp thu nhập
GDP tính theo phương pháp thu nhập được thực hiện bằng cách tổng cộng tất cả các
khoản thu nhập mà các doanh nghiệp trả các hộ gia đình cho các dịch vụ tạo ra bởi các
yếu tố sản xuất.
Thu nhập trong nước ròng theo chi phí yếu tố = W + R + i + Pr
Thù lao lao động (compensation of employees - W) là toàn bộ các khoản thanh
toán doanh nghiệp trả cho các dịch vụ lao động. Nó bao gồm tiền công và tiền
lương ròng (còn gọi là "trả đem về nhà") mà công nhân nhận được hàng tháng,
thuế thu nhập bị giữ lại, các khoản phúc lợi phụ như an sinh xã hội và các khoản
đóng góp vào quỹ hưu trí.
Tiền lãi ròng (Net interest - i) là toàn bộ các khoản lãi tính trên các khoản vốn hộ gia
đình cho vay, ví dụ như trái phiếu công ty, trừ đi lãi thanh toán cho các khoản vốn
mà hộ gia đình vay nợ, chẳng hạn như tiền lãi tính theo số dư nợ trên thẻ tín dụng.
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 7
Thu nhập từ tiền cho thuê tài sản (Rental income - R) là khoản tiền thanh toán cho
việc sử dụng đất đai và các yếu tố đầu vào đã thuê khác. Nó bao gồm cả tiền thuê
nhà tính theo giá thuê cho chính gia chủ ở trong căn nhà đó.
Lợi nhuận doanh nghiệp (Profit - Pr) là toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp kiếm
được. Một phần của những khoản lợi nhuận này được trả cho các hộ gia đình ở
dạng cổ tức và một phần được doanh nghiệp giữ lại dưới dạng lợi nhuận không
phân phối dành để tiếp tục đầu tư.
Tuy nhiên, tổng các khoản thu nhập này chưa phải là GDP. Để có GDP cần phải tiến
hành hai bước điều chỉnh tiếp theo; đó là điều chỉnh từ chi phí yếu tố sang giá thị
trường và điều chỉnh từ thu nhập ròng sang tổng thu nhập.
Điều chỉnh chi phí yếu tố sang giá thị trường
o Khi tổng cộng tất cả chi tiêu cuối cùng về hàng hoá và dịch vụ chúng ta có tổng
sản phẩm trong nước theo giá thị trường. Các khoản chi tiêu này được đánh giá
theo giá thị trường mà dân cư thanh toán cho các hàng hoá và dịch vụ khác nhau.
Một cách đánh giá hàng hoá và dịch vụ khác đó là đánh giá theo chi phí yếu tố.
o Chi phí yếu tố (Factor cost) là giá trị của một hàng hoá và dịch vụ được tính
bằng cách cộng chi phí của tất cả các yếu tố sản xuất đã được sử dụng để sản
xuất ra nó. Nếu chỉ có giao dịch kinh tế giữa hộ gia đình và doanh nghiệp - khi
không có thuế nộp cho chính phủ và trợ giá của chính phủ - thì các giá trị tính
theo giá thị trường và chi phí yếu tố sẽ như nhau. Song, sự hiện diện của thuế
gián thu và trợ giá làm cho hai cách đánh giá này khác biệt nhau.
o Thuế gián thu (Indirect tax) là khoản thuế mà người tiêu dùng thanh toán khi mua
hàng hoá và dịch vụ. Nó khác thuế
trực thu là thuế đánh vào thu nhập.
Các khoản thuế doanh thu và thuế
tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt
hàng như rượu, thuốc lá và các loại
mỹ phẩm là thuế gián thu. Do có thuế
gián thu nên người tiêu dùng thanh
toán cho hàng hoá và dịch vụ họ mua
một số tiền lớn hơn so với số tiền mà
người sản xuất nhận được. Ở đây, giá
thị trường lớn hơn chi phí yếu tố. Ví dụ, giả sử thuế doanh thu là 10 phần trăm, nếu
ta mua một gói mì ăn liền 2000 đồng thì ta phải thanh toán 2200 đồng. Chi phí yếu
tố bao gồm cả lợi nhuận của gói mì là 2000 đồng. Nhưng do có thuế gián thu nên
giá thị trường là 2200 đồng và chi phí yếu tố là 2000 đồng.
o Trợ cấp cho người sản xuất (Subsidy) là một khoản tiền chính phủ thanh toán
cho một người sản xuất. Ví dụ, chính phủ cấp tiền trợ giá để nông dân sản xuất
rau sạch. Do có trợ cấp sản xuất nên đối với một số hàng hoá và dịch vụ người
tiêu dùng chỉ phải thanh toán một khoản nhỏ hơn số tiền mà người sản xuất
nhận được. Trong trường hợp này giá thị trường nhỏ hơn chi phí yếu tố.
o Do vậy, để tính toán GDP theo cách tiếp cận thu nhập theo yếu tố chúng ta phải
cộng thuế gián thu vào tổng thu nhập theo yếu tố sản xuất và trừ đi các khoản trợ
Người tiêu dùng thanh toán thuế gián thu
khi mua hàng hóa, dịch vụ
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
8 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
cấp sản xuất hay cộng với thuế gián thu ròng (Te - net expenditure Tax). Tuy nhiên,
điều chỉnh này chỉ cho phép chúng ta tiếp cận gần đến GDP hơn chứ chưa thực sự
có được GDP. Bởi vậy, cần thiết phải thực hiện một bước điều chỉnh nữa.
Điều chỉnh sản phẩm trong nước ròng sang tổng sản phẩm trong nước
o Nếu cộng tất cả các khoản thu nhập theo yếu tố lại với nhau và sau đó cộng với
thuế gián thu và trừ đi trợ cấp sản xuất chúng ta sẽ có sản phẩm trong nước
ròng theo giá thị trường. Ở đây, chúng ta cần phân biệt các thuật ngữ ròng
(net) và tổng hay gộp (gross).
o Nói đến tổng có nghĩa là trước khi trừ khấu hao còn nhắc tới ròng có nghĩa là
sau khi đã trừ khấu hao.
o Một yếu tố cấu thành tổng chi tiêu là tổng đầu tư (gross investment-I). Như
vậy, khi tổng cộng tất cả các khoản chi tiêu chúng ta thu được một con số bao
gồm cả khoản khấu hao, đây là một chỉ tiêu tổng (gộp).
o Một thành tố của tổng thu nhập theo yếu tố là lợi nhuận ròng (net profit) của
các doanh nghiệp hay khoản lợi nhuận sau khi đã trừ khấu hao về tư bản hiện
vật. Như vậy, khi tổng cộng tất cả các khoản thu nhập theo yếu tố chúng ta có
một con số không bao hàm khấu hao, đó là một chỉ tiêu ròng.
Sau khi tiến hành hai bước điều chỉnh; đó là điều chỉnh từ giá chi phí yếu tố sang giá
thị trường (Te - thuế gian thu ròng) và điều chỉnh từ thu nhập ròng sang tổng thu nhập
(Dep - khấu hao), thì ta được giá trị của GDP như sau:
GDP = W + R + i + Pr + Te + Dep
1.2.3. Phương pháp sản xuất
Phương pháp này có thể được dùng để đo lường đóng góp của từng ngành vào GDP.
Phương pháp sản xuất này còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng (Value Added - VA) là giá trị sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị
của hàng hoá trung gian mua từ các doanh nghiệp khác.
GDP = ∑VAi
Ví dụ: tính giá trị gia tăng của các doanh nghiệp đóng góp vào quá trình sản xuất ra
quần/áo
Hình 1.2 : Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp góp vào
quá trình sản xuất ra quần áo
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 9
1.3. Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác
Ngoài GDP, thu nhập của nền kinh tế còn được phản ánh bằng các chỉ tiêu đo lường
khác. Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu mà các chỉ tiêu này bao hàm nhiều hoặc ít khoản
thu nhập hơn so với GDP. Dưới đây là các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần:
Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP) là tổng thu nhập do
công dân của một nước tạo ra.
o GNP bằng GDP cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (Net Factor
Income from Abroad - NFA).
o NFA là chênh lệch giữa thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài
và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước.
GNP = GDP + NFA
Sản phẩm quốc dân ròng (Net national Product - NNP) bằng GNP trừ đi khấu hao.
Khấu hao là sự hao mòn của tài sản cố định như nhà xưởng, thiết bị máy móc của
nền kinh tế.
NNP = GNP - Dep
Thu nhập quốc dân (National Income = NI) bằng NNP trừ thuế gián thu ròng. Đó là:
NI = NNP - Te
Thu nhập cá nhân (Personal Income - PI) là khoản thu nhập mà các hộ gia đình và
doanh nghiệp phi công ty (non-corporate businesses) nhận được từ các dịch vụ yếu tố
sản xuất và từ các chương trình trợ cấp của chính phủ về phúc lợi và bảo hiểm xã hội.
Thu nhập khả dụng (Disposable Income - Yd) bằng thu nhập cá nhân trừ thuế thu nhập
cá nhân (Personal Income Tax) và các khoản phí ngoài thuế phải nộp cho chính phủ.
1.4. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP
GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành
hay tổng của các tích giữa lượng các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong
một năm nhân với giá của các hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm đó.
n
t t t
n i i
i=1
GDP = q p
Trong đó:
o i biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i với i = 1, 2, ..., n;
o t biểu thị cho thời kỳ tính toán;
o q biểu thị lượng từng mặt hàng, với qi là lượng của mặt hàng i;
o p biểu thị giá của từng mặt hàng, pi là giá mặt hàng i.
GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế
được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở hay năm gốc.
0
1
n
t t
r i i
i
GDP q p
với giả định rằng t = 0 ở năm cơ sở hay năm gốc.
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
10 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP growth rate - g), đó là phần trăm thay
đổi của GDP thực trong thời kỳ/năm này so với thời kỳ/năm trước.
1
1 100%
t t
t r r
t
r
GDP GDPg
GDP
Chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá trung bình
của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được tính vào GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP
được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực.
100 t
r
t
nt
GDP
GDPD
Ví dụ:
Chúng ta có thể minh hoạ những điều đã được đề cập trên bằng một ví dụ đơn giản về
một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hoá cuối cùng là gạo và nước mắm.
Đối với mặt hàng gạo, đơn vị đo lường về lượng được tính bằng ki-lô-gam và giá
được tính theo đơn vị nghìn đồng một ki-lô-gam. Với mặt hàng nước mắm đơn vị đo
lường về lượng được tính bằng lít và giá được tính theo nghìn đồng một lít. Chúng ta
tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa
(GDPn), GDP thực (GDPr) theo cách tiếp cận chi tiêu, chỉ số điều chỉnh GDP (D) và
tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng kinh tế kinh tế hàng năm (g) như thế
nào. Dựa theo các công thức đã nêu và chọn năm 2008 là năm cơ sở chúng ta tính
được các chỉ tiêu trên căn cứ vào số liệu ở Bảng 1.1.
Gạo Nước mắm Tính các chỉ tiêu
Năm
Giá
(Nghìn
đ/kg)
Lượng
(kg)
Giá
(Nghìn
đ/l)
Lượng
(lít)
GDPn
(Nghìn đ)
GDPr
(Nghìn đ) D
2008 12 1000 20 180 15600 15600 100,0
2009 13 1060 22 195 18070 16620 108,7
2010 16 1130 24 210 23120 17760 130,2
Bảng 1.1. GDPn, GDPr và chỉ số điều chỉnh GDP
Nhìn vào kết quả tính toán ở Bảng 1.1 chúng ta thấy rằng GDP danh nghĩa và GDP
thực bằng nhau và bằng 15600 nghìn đồng trong năm cơ sở là năm 2008, vì vậy, chỉ
số điều chỉnh GDP bằng 100. Trong năm 2009, GDP danh nghĩa là 18070 nghìn đồng
trong khi GDP thực là 16620 nghìn đồng, chúng ta có chỉ số điều chỉnh GDP là 108,7.
Điều này có nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế trong năm 2009 đã tăng lên 8,7
phần trăm so với năm 2008 hay còn gọi là tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số điều chỉnh
GDP. Tương tự, chúng ta có của 2010 là 130,2 hay mức giá chung của nền kinh tế
năm 2010 đã tăng lên là 30,2 phần trăm so với năm cơ sở. Chúng ta cũng tính được tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế của năm 2009 là 6,5 phần trăm và 2010 là 6,9 phần trăm trên cơ
sở các số liệu về GDP thực của các năm tương ứng.
1.5. GDP và phúc lợi kinh tế
GDP được coi là tiêu thức tốt nhất phản ánh phúc lợi kinh tế của một xã hội. Ngay từ
đầu bài chúng ta thấy rằng GDP phản ánh đồng thời cả hai mặt là tổng thu nhập và chi
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 11
tiêu của nền kinh tế để mua hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra. Tuy nhiên,
không phải quy mô thu nhập và chi tiêu của cả nền kinh tế mà chính quy mô GDP
bình quân theo đầu người mới là tiêu thức cho biết mức độ hưởng thụ phúc lợi kinh tế
của một thành viên trung bình trong nền kinh tế. Rõ ràng là một người có mức thu
nhập cao hơn được hưởng mức chi tiêu cao hơn cho các hàng hoá và dịch vụ phục vụ
đời sống vật chất và tinh thần đa dạng của mình và do đó có cuộc sống sung túc và
mãn nguyện hơn so với một người có thu nhập và chi tiêu thấp hơn. Nhìn chung các
quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn ngoài việc đảm bảo cho người
dân có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn còn có thể cung ứng được cho dân cư của họ các
dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn so với các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người
thấp hơn. Ở những quốc gia này, tỷ lệ số người trưởng thành biết chữ và có học vấn
cao hơn, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp hơn và kết quả là có tuổi thọ
cao hơn các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn.
Hạn chế của GDP:
Phúc lợi kinh tế (Economic Welfare/ Economic Well-being) là một tiêu thức toàn diện
về trạng thái phúc lợi nói chung. Cải thiện phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào sự tăng
trưởng của GDP thực song điều này cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác không
được tính hết vào GDP. Có thể kể tới một vài yếu tố sau:
Không tính đến sự cải thiện về chất lượng hàng hóa và dịch vụ;
Không tính kinh tế phụ gia đình;
Không tính đến hoạt động kinh tế ngầm;
Không tính đến chất lượng môi trường;
Không xét tới vấn đề công bằng xã hội.
GDP là một tiêu thức tốt, song không hoàn hảo phản ánh phúc lợi kinh tế của một
quốc gia.
1.6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà
một người tiêu dùng điển hình mua.
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến
động của giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư
và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh
hoạt theo thời gian.
1.7. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng
Bước 1. Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho
năm cơ sở ( tiq ) với t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t,
với t = 0 ở năm cơ sở; và i là dạng viết gọn của mặt
hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở.
Bước 2. Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ
hàng cố định cho các năm ( tip ).
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
12 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
Bước 3. Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các năm. Chi phí
cho giỏ hàng của mỗi năm được tính bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm
tương ứng với lượng cố định của các mặt hàng ấy ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá
trị tìm được với nhau.
Chi phí giỏ hàng ở năm t = ∑ptiqi0
Bước 4. Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm. CPI của một năm/thời kỳ nào đó
chính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chi phí) giỏ hàng
của năm cơ sở nhân với 100.
Bước 5. Tính tỷ lệ lạm phát (π). Đây là công việc cuối cùng giúp chúng ta hiểu
được ứng dụng của CPI trong phân tích kinh tế, cụ thể là dùng CPI để tính tỷ lệ lạm
phát. Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. Do vậy, tỷ lệ lạm
phát là phần trăm thay đổi của mức giá chung so với thời kỳ trước đó. Trong ví dụ
này, tỷ lệ lạm phát hay tốc độ tăng giá của giỏ hàng tiêu dùng của năm sau so với năm
trước được tính bằng công thức sau:
%
CPI
CPICPI
t
tt
t 1001
1
Ví dụ:
Chúng ta giả định rằng ở năm cơ sở 2008 giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình chỉ
bao gồm có hai mặt hàng là gạo và cá với lượng hàng mua tương ứng là 10 ki-lo-gram
và 5 ki-lo-gram cá.
Trong ví dụ ở Bảng 1.2, CPI của năm 2009 là 109,3. Theo định nghĩa thì CPI của năm
2008 (năm cơ sở) là 100. CPI năm 2009 là 109,3 cho biết rằng mức giá của năm 2009
cao hơn mức giá của năm cơ sở 2008 là 9,3 phần trăm. Tương tự, so với năm cơ sở
2008 thì mức giá của năm 2010 đã tăng lên là 24,1 phần trăm.
Năm Giá gạo
(Nghìn đ/kg)
Giá cá
(Nghìn đ/kg)
Chi tiêu
(Nghìn đ/)
CPI
Tỷ lệ lạm phát
(%/năm)
2008 12 30 270 100,0
2009 13 33 295 109,3 9,3
2010 16 35 335 124,1 13,6
Bảng 1.2. CPI và tỷ lệ lạm phát: Đơn giản hoá tính toán
1.8. Những vấn đề phát sinh khi đo lường CPI
Lệch do hàng hoá mới: Hàng hoá mới luôn xuất hiện thay thế hàng hoá cũ. Hàng
hoá mới xuất hiện tạo cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn, điều này
cũng có nghĩa là mỗi một đồng trở nên có giá trị hơn. Tuy nhiên, vì CPI được tính
dựa trên một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định, không tính đến hàng hoá mới được
người tiêu dùng mua nên nó không phản ánh được sự thay đổi về sức mua của
đồng tiền trong đó.
1
1
100
m
t o
i i
t i
m
o o
i i
i
p q
CPI
p q
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 13
Lệch do chất lượng thay đổi: Hầu hết các hàng hoá và
dịch vụ đều kinh qua sự cải thiện chất lượng không
ngừng theo thời gian. Khi chất lượng hàng tiêu dùng
tăng thì giá trị của đồng tiền cũng tăng theo. Đương
nhiên, nếu chất lượng hàng hoá nào đó thuộc giỏ hàng
tiêu dùng giảm liên tục trong khi giá của hàng hoá ấy
không thay đổi thì giá trị của đồng tiền cũng giảm đi.
Lệch thay thế: Thay đổi của CPI đo lường phần trăm thay đổi giá cả của một giỏ
hàng hoá và dịch vụ cố định. Mặc dù giá hàng hoá và dịch vụ thay đổi từ năm này
qua năm khác song không phải giá của mọi hàng hoá thay đổi theo cùng một tỷ lệ
như nhau. Một số hàng hoá có giá tăng nhanh hơn những hàng hoá khác. Chính
những thay đổi về giá tương đối này khiến người tiêu dùng tìm đến những mặt
hàng có giá tăng chậm hơn hay rẻ hơn tương đối thay vì tiêu dùng đúng như cơ cấu
của giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định trước đây.
1.9. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng
Phần trên chúng ta đã thảo luận về hai chỉ số đó là chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá
tiêu dùng (CPI). Điểm giống nhau cơ bản của chúng là cả hai đều đo lường mức giá
chung của nền kinh tế và đều được các nhà kinh tế và hoạch định chính sách quan tâm
và sử dụng vào việc hoạch định những chính sách kinh tế và xã hội. Đương nhiên là
hai chỉ số này có những khác biệt nhất định vì chúng được xây dựng và sử dụng ở
những điều kiện không đồng nhất với nhau.
Chỉ số điều chỉnh GDP
o Chỉ số điều chỉnh đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong một nước.
o Chỉ số giá điều chỉnh GDP có quyền số biến đổi (giỏ hàng biến đổi).
o Thời gian tính theo năm hoặc theo quý.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
o Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ
do một người tiêu dùng điển hình mua.
o Chỉ số giá tiêu dùng có quyền số cố định (giỏ hàng cố định).
o Thời gian tính theo tháng, quý, năm.
1.10. Vận dụng CPI trong thực tiễn: Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát
Chúng ta xem xét một ví dụ về mức tiền lương tối thiểu chính phủ quy định trả cho
người lao động vào năm 1993 là 120 nghìn đồng. Năm 2010 mức tiền lương tối thiểu
là 730 nghìn đồng. Thực ra mức tiền lương tối thiểu mới ở năm 2010 có cao hơn mức
tiền lương tối thiểu ở năm 1993 là 508,3 phần trăm như cảm nhận thoạt đầu không?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần biết mức giá của 1993 và của 2010. Số liệu thống
kê cho thấy rằng mức giá của năm 2010 cao hơn mức giá của năm 1993. Như vậy một
phần tiền lương tối thiểu của năm 2010 sẽ cần dùng để bù đắp cho mức giá cao hơn ở
năm 2010. Theo giá cố định năm 1994 thì CPI của 1993 tính được là 87,4 và CPI năm
2010 là 301,4. Ở đây, mức giá chung đã tăng lên thêm 244,85 phần trăm = [(301,4-
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
14 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
87,4)/87,4]x100. Chúng ta có thể dùng con số này để tính mức tiền lương tối thiểu cho
người lao động Việt Nam năm 1993 theo đồng của 2010 theo công thức sau:
Mức tiền lương tối thiểu năm 1993 tính bằng đồng của năm 2010 = Mức tiền
lương tối thiểu năm 1993 tính bằng đồng của năm 1993 × (CPI năm 2010/CPI năm
1993) = 120 × (301,4/87,4) = 413,82 (nghìn đồng).
Như vậy, so mức tiền lương tối thiểu năm 2010 là 730 nghìn đồng với mức tiền
lương tối thiểu của năm 1993 theo đồng của năm 2010 là 413,82 nghìn đồng thì
tiền lương tối thiểu tăng lên là 76,4 phần trăm thay vì 508,3 phần trăm như cảm
nhận đơn thuần qua con số ban đầu. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta đã sử dụng CPI
để điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vào mức tiền lương tối thiểu của năm 1993
theo đồng của năm 2010.
Trượt giá: là sự hiệu chỉnh tự động của một khoản tiền tính bằng đồng để loại trừ hiệu
ứng của lạm phát trên cơ sở quy định của luật pháp hay hợp đồng. Ví dụ: tiền lương
và trợ cấp xã hội hay tiền thuê nhà ở được tính trượt giá theo lạm phát căn cứ vào tỷ lệ
phần trăm thay đổi của CPI. Trượt giá như vậy giúp giữ cho chi phí giỏ hàng tiêu
dùng và do đó mức sống của người tiêu dùng nói chung ổn định.
Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa (nominal interest
rate - i) và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực (real interest rate - r).
Ví dụ: Giả sử anh A gửi một khoản tiền là 10 triệu đồng vào ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn với lãi suất hàng năm là 10%. Sau một năm anh A nhận được
1 triệu tiền lãi hay số lượng đồng mà anh A có tăng lên 10%. Rút toàn bộ số tiền cả
gốc và lãi anh A có 11 triệu đồng. Có đúng là anh A được lợi một số tiền là 1 triệu
đồng so với số tiền 10 triệu mà anh A gửi vào một năm trước đây không? Đúng là số
lượng tiền anh A nhận được này tăng lên 10%. Tuy nhiên, giá hàng hoá trong năm đã
tăng lên 9,5% nên mỗi đồng bây giờ mua được ít hàng hoá hơn trước hay sức mua của
anh A không tăng lên 10%. Thực tế lượng hàng hoá mà anh A mua được chỉ tăng
thêm 0,5%. Nếu lạm phát cao hơn 10%, giả sử là 12% một năm, thì sức mua thực tế
của anh A đã giảm 2%
Từ đó chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực dưới
dạng công thức sau: r = i - π
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216 15
Tóm lược cuối bài
GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trên lãnh thổ quốc gia trong một năm năm.
Có ba phương pháp tính GDP đó là tính GDP theo phương pháp chi tiêu, phương pháp thu
nhập và phương pháp sản xuất.
GDP danh nghĩa là giá trị của GDP được tính theo giá hiện hành, GDP thực tế là giá trị của
GDP được tính theo giá của năm cơ sở.
CPI đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định mà một người tiêu
dùng điển hình mua.
Có ba vấn đề phát sinh khi đo lường CPI đó là: lệch do hàng hóa mới; lệch do chất lượng
hàng hóa thay đổi; lệch thay thế.
Bài 1: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
16 NEU_ECO102_Bai1_v1.0013101216
Câu hỏi ôn tập
1. GDP là gì?
2. Hàng hóa trung gian là gì?
3. CPI là gì?
4. Hãy chỉ ra những hạn chế của việc sử dụng CPI để tính lạm phát?
5. GDP có phải là một chỉ tiêu hoàn hảo để phản ánh phúc lợi kinh tế của dân cư một quốc gia
hay không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_bai_1_do_luong_cac_bien_so_kinh_te.pdf