- Nguồn gốc của lạm phát
Lạm phát có xu hướng dừng lại ở một mức từ năm này qua năm khác gọi là
lạm phát đã tính toán trước và được đưa vào các hợp đồng lao động và những thỏa
thuận trước.
Tỷ lệ lạm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh tế bị chấn
động.
Những chấn động chính là cầu kéo và chi phí đẩy
Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt qua mức sản xuất
tiềm năng, việc tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Trong trường hợp này, với
mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn đến tăng lạm phát.
Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết,
khủng hoảng diễn ra, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Đây là hiện tượng mới của nền110
kinh tế công nghiệp hiện đại. Nguyên nhân là: Tăng tiền lương, làm tăng chi phí sản
xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá. Tăng giá dầu lửa và các sản phẩm sơ khai.
- Những biện pháp kiểm soát lạm phát
Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có
mối quan hệ trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại.
Dùng “chỉ số hóa” và những kỹ thuật thích ứng. Chỉ số hóa là một cơ chế, theo
đó, người ta miễn dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức giá nói chung.
Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện.
Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương.
Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà
tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm phát.
57 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm,
thu nhập quốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số
độc lập.
Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc:
Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)
Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C) (E hoặc S)
(hay R = Q = C + I , E = R – C) E = I.
E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mô nhằm giải
quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm,
có như vậy mới giải quyết được khủng hoảng và thất nghiệp.
- Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng
khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào
tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng
tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội).
91
- Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là
nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân
của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu
dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập
do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,... vì thế cầu tiêu dùng và do đó
cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.
Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.
- Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng cho mọi chế
độ xã hội.
- Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học
(công thức, mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).
8.2 Nội dung học thuyết kinh tế của J.M. Keynes
8.2.1 Lý thuyết về "khuynh hướng tiêu dùng cận biên"
Là khuynh hướng cá nhân phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng
theo tỷ lệ ngày càng giảm dần. Đây là quy luật tâm lý của mọi cộng đồng tiêu tiền,
nó là nguyên nhân của sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng dẫn đến sản xuất trì trệ,
khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
- Theo Keynes: khuynh hướng tiêu dùng cận biên là một tương quan hàm số
giữa thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó (C): C = f(Y)
- Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng này là:
Thứ nhất, thu nhập (Y): thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại.
Thứ hai, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập (thay đổi tiền công
danh nghĩa, cho một lao động, lãi suất, thuế khóa,...).
Thứ ba, những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Có
thể chia làm 2 nhóm như sau:
Nhóm làm tăng tiết kiệm (lập khoản dự phòng rủi ro, đẻ dành cho tuổi già, cho
việc học tập của con cái và bản thân, xây dựng tài sản,... thậm chí thỏa mãn tính hà
tiện đơn thuần) có thể khái quát thành sự thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng,
tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện,.. điều này làm giảm tiêu dùng.
92
Nhóm thứ hai làm giảm tiết kiệm tăng tiêu dùng (thích hưởng thụ, thiển cận,
hào phóng, phô trương, xa hoa,...).
- Bốn loại động lực là: tiết kiệm kinh doanh (bảo đảm nguồn tài chính để thực
hiện cuộc đầu tư mới mà không mắc nợ) - Tiền mặt (bảo đảm nguồn tiền mặt để đối
phó với những bất trắc xảy ra - Cải tiến (bảo đảm tăng thu nhập nhờ hiệu suất) và
động lực thận trọng về tài chính (bảo đảm quỹ dự trữ tài chính).
- Biểu thị khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (KHTDGH) (toán học): Kí hiệu:
KHTDGH = dC /dY
Trong đó: C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập, dC là gia tăng tiêu
dùng
Y là Thu nhập, dY là gia tăng thu nhập
Khi dựa vào bản chất con người và những kinh nghiệm thực tế thì Keynes tin
tưởng sâu sắc rằng con người luôn luôn sẳn sàng tăng mức tiêu dùng nhưng không
tăng quá phần thu nhập.
0< 1
dY
dC
8.2.2 Lý thuyết về số nhân đầu tư
là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập (dY) với gia tăng đầu tư (dI). Nó xác
định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là hệ số bằng số
nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị đầu tư).
Cụ thể ta có:
C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập và dC là gia tăng tiêu dùng
Y là Thu nhập và dY là gia tăng thu nhập
I là đầu tư và dI là gia tăng đầu tư
S là tiết kiệm và dS là gia tăng tiết kiệm. Khi đó ta sẽ có công thức sau:
K là số nhân đầu tư nên K=
dI
dY
Ta có: Y=C+I mà Y=C+S =>I=S
=> K=
dY
dCdCdY
dY
dS
dY
dI
dY
1
1
93
Vậy dY=
dY
dC
1
1
*dI
Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng thu
nhập. Số nhân đầu tư K cho biết khi tăng thêm 1 lượng đầu tư tổng hợp thì sản
lượng sẽ tăng thêm K lần mức gia tăng đầu tư.
Từ đó, Keynes đưa ra: nếu dY/dC->1 thì K-> , thì những biến động nhỏ về
đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn đến việc làm, ngược lại nếu khuynh hướng tiêu dùng cận
biên nhỏ gần về 0 thì những biến động nhỏ về đầu tư cũng sẽ làm sản lượng biến
động nhỏ tương ứng.
8.2.3 Lý thuyết về lãi suất tiền tệ
là phần trả công cho sự chia ly của cải tiền tệ (Số tiền trả cho việc không
sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định). Không phải cho tiết kiệm
hay nhịn ăn tiêu (vì khi tích trữ tiền mặt dù rất nhiều cũng không nhận được khoản
trả công nào cả).
- Lãi suất chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: khối lượng tiền trong tiêu dùng
(tỉ lệ nghịch) và sự ưa chuộng tiền mặt (tỉ lệ thuận). Đây là điểm quan trọng để
Keynes đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước (tăng hiệu quả giới hạn
tư bản và giảm lãi suất). Sự ưa chuộng tiền mặt là khuynh hướng có tính chất hàm
số, biều diễn dưới dạng hàm số:
M = M1 + M2 = L1(Y) + L2(r) (Hàm số của lãi suất)
M: Sự ưa chuộng TM
M1: Số TM dùng cho động lực giao dịch và dự phòng
M2: Số TM dùng cho động lực đầu cơ
L1: Hàm số TM xác định M1 tương ứng với thu nhập Y
L2: Hàm số TM xác định M2 tương ứng với lãi suất r
Thu nhập (Y) cũng phụ thuộc 1 phần vào r, M1 cũng phụ thuộc r. Vì vậy sự
ưa chuộng tiền mặt là hệ số của lãi suất (r).
8.2.4 Lý thuyết về" hiệu quả cận biên của tư bản"
- Theo Keynes, mục đích của các doanh nhân khi đầu tư là bán có “thu hoạch
tương lai”. Đó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn cần thiết để sản xuất
94
ra hàng hóa đó.
- Tương quan giữa “thu hoạch tương lai” và phí tổn cần thiết để sản xuất hàng
hóa đó gọi là hiệu quả của tư bản (%).
- Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư thì hiệu quả của tư bản giảm dần và
Keynes gọi đó là hiệu quả giới hạn của tư bản (%).
Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:
Thứ nhất là, đầu tư tăng làm cho khối lượng hàng hóa tăng dẫn đến giá cả hàng
hóa sản xuất thêm giảm.
Thứ hai là, cung về hàng hóa tăng (sản xuất tăng) làm cho giá cung tổng số tư
bản tăng.
Từ đó làm cho phí tổn sản xuất tăng và “thu hoạch tương lai” giảm vì
thế hiệu quả tư bản giảm.
Như vậy tăng đầu tư sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả giới hạn của tư bản.
Giữa hiệu quả giới hạn và lãi suất có mối quan hệ mật thiết, nó hình thành nên
giới hạn của những cuộc đầu tư: khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị
trường thì người ta tiếp tục đầu tư, khi hiệu quả giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc
bằng lãi suất người ta sẽ không đầu tư nữa.
Do đó sự khuyến khích đầu tư phụ thuộc một phần vào lãi suất.
Keynes cũng phân biệt nhà tư bản và doanh nhân. Nhà tư bản là người có tiền
cho vay để thu lãi suất, còn nhà kinh doanh là người đi vay tư bản để kinh doanh sản
xuất. Trong xã hội hiện đại, có sự tách rời giữa người sở hữu và người sử dụng tư
bản. Người đi vay để đầu tư phải trả một lãi suất nhất định nên họ quan tâm đến
chênh lệch giữa hiệu quả tới hạn của tư bản và lãi suất. Sự chênh lệch đó càng lớn
thì giới hạn đầu tư càng lớn và khi giới hạn hiệu quả đầu tư bằng với lãi suất thì họ
sẽ không đầu tư nữa.
Theo Keynes, tỷ suất lợi tức có ảnh hưởng đến làn sóng đầu tư nhưng làn sóng
đầu tư không phải chỉ phụ thuộc vào tỷ suất lợi tức. Nếu giả định tỷ suất lợi tức hiện
hành là ổn định thì theo ông, đầu tư lúc đó phụ thuộc vào dự đoán dài hạn. Nhân tố
dự đoán này ngày càng quan trọng vì: nhiều nhà đầu tư không có kiến thức kinh
doanh; tâm lý phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hiện tại; hoạt động đầu cơ trên thị
95
trường chứng khoán và cuối cùng là do bản chất của con người, phụ thuộc vào tinh
thần hơn là tính toán chính xác. Như vậy, theo Keynes, sự vận động của việc làm
cũng ảnh hưởng đến tâm lý dự đoán.
Kết luận: Nội dung cơ bản của lí thuyết chung về việc làm của Keynes là:
- Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu nhập, do đó tăng tiêu dùng.
- Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn
tăng thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh. Điều đó làm giảm tương đối dần đến
giảm cầu có hiệu quả và ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm.
- Để tăng cầu có hiệu quả phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất.
Song do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút (với lãi suất tương đối ổn định)
nên giới hạn đầu tư chật hẹp không kích thích được doanh nhân đầu tư.
- Để khắc phục: nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mô lớn để thu
hút số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người nay khi có thu nhập sẽ
tham gia vào thi trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng do đó hiệu quả giới hạn
của tư bản tăng. Khi đó doanh nhân sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng (theo mô hình
số nhân). Khủng hoảng và thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.
8.2.5 Lý thuyết về vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước
(Tư tưởng trung tâm là đưa ra những giải pháp kích thích tiêu dùng và đầu tư)
Nội dung chủ yếu của lý thuyết là:
- Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư để kích thích cả đầu tư Nhà nước và tư nhân
bằng các chương trình đầu tư lớn (sự tham gia của nhà nước vào kinh tế là cần thiết,
không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết).
- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm công cụ làm
công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế thông qua hai hướng: vừa củng cố lòng tin và sự
lạc quan của doanh nhân, vừa bảo đảm bù đắp thâm hụt ngân sách.
- Thực hiện “lạm phát kiểm soát” để tăng giá cả hàng hóa, tăng mức lưu thông
tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, in tiền giấy trợ cấp thâm hụt ngân sách Nhà nước,
sử dụng công cụ thuế điều tiết kinh tế.
- Khuyến khích mọi hình thức đầu tư (để tạo việc làm và tăng thu nhập).Thậm
chí kể cả đầu tư cho chiến tranh.
96
- Khuyến khích tiêu dùng của mọi loại người (tăng tổng cầu).
(Đặc biệt khuyến khích tiêu dùng xa hoa của các tầng lớp giàu có).
Học thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nước
tư bản và có những biến thể khác nhau – Là cơ sở cho chính sách kinh tế của
nhiều nước tư bản.
8.3 Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes mới
Trường phái này được xây dựng trên cơ sở học thuyết Keynes, có ba trào lưu
là:
- Những người Keynes phái hữu: là những người ủng hộ độc quyền,
chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế.
- Những người Keynes tự do: là những người ủng hộ độc quyền nhưng chống
chạy đua vũ trang. (Gọi là phái Keynes chính thống)
- Những người Keynes mới phái tả: ủng hộ lợi ích của tư bản nhỏ và vừa,
chống lại độc quyền.
Trường phái này tác động đến chính sách của nhiều nước tư bản, phát triển
rộng rãi ở nhiều nước, sắc thái khác nhau, đáng chú ý là ở Mỹ và Pháp.
8.3.1 Trường phái Keynes mới ở Mỹ
Những người Keynes mới ở Mỹ:
- Coi học thuyết của Keynes là liều thuốc hiệu nghiệm và có bổ sung tăng. Đưa
ra các giải pháp: tăng thu ngân sách, tăng thuế trong thời kì hưng thịnh, tăng nợ Nhà
nước.
- Coi thu chi ngân sách là “công cụ ổn định bên trong” của nền kinh tế.
- Coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất để ổn định thị trường, thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế.
8.3.2 Trường phái Keynes mới ở Pháp
Có hai trào lưu:
- Một số muốn áp dụng nguyên vẹn học thuyết Keynes.
- Một số khác phê phán Keynes trong việc sử dụng lãi suất để điều tiết kinh tế
và đề nghị thay bằng công cụ kế hoạch hóa. Họ phân biệt “Kế hoạch hóa mệnh
lệnh” với “Kế hoạch hóa hướng dẫn” và nước Pháp dùng Kế hoạch hóa hướng dẫn.
97
Trường phái sau Keynes
Đặc điểm cơ bản của trường phái sau Keynes là:
- Coi quan điểm kinh tế của Keynes là nguồn gốc, nhưng phê phán Keynes
(chính thống) đã bỏ qua nhân tố tiền tệ, trừu tượng hóa vấn đề “Năng suất giới hạn”,
phê phán lí thuyết giá trị của Marx.
- Dựa vào lí thuyết giá trị của D.Ricardo, phương pháp phân tích của
Marx áp dụng các quan điểm hệ thống kinh tế - xã hội vào nghiên cứu kinh tế (ví
dụ: Chú ý đến vai trò công đoàn trong phát triển kinh tế).
- Áp dụng nhiều dòng lí thuyết khác nhau để xây dựng hệ thống lí luận của
mình với gốc là học thuyết Keynes.
8.3.3 Vai trò của học thuyết Keynes và những hạn chế
Thành tựu
- Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự
phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư
bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm
50 – 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao (tạo nên
những thần kì: Nhật, Tây Đức, Pháp, Thụy Sĩ,...). Vì vậy học thuyết này giữ vị trí
thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài. Các khái
niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô ngày nay.
“Nó là liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ
lành mạnh”
- Học thuyết này là cơ sở chủ đạo của các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước
tư bản phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí CHLB Đức dựa vào
học thuyết Keynes ban hành đạo luật có tên “Luật về ổn định hóa nền kinh tế”
(1968) tạo khung pháp lí cho chính phủ toàn quyền điều hành nền kinh tế nhằm đạt
4 mục đích: tăng trưởng, thất nghiệp thấp, chống lạm phát và cân bằng thanh toán.
- Keynes được coi là nhà kinh tế cừ khôi, cứu tinh đối với chủ nghĩa tư bản sau
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Dư luận rộng rãi đánh giá Keynes là một trong ba nhà kinh tế lớn nhất (cạnh
A.Smith và Marx).
98
Tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” được so sánh với
“Nguồn gốc của cải của các dân tộc” (A.Smith) và “Tư bản” (Marx)
Hạn chế
Mặc dù vậy, học thuyết kinh tế trường phái Keynes còn nhiều hạn chế, đó là:
- Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm
thời), biểu hiện:
Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao.
Khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên,
thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn.
- Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không có
hiệu quả, biểu hiện: Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát
càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại.
- Quá coi nhẹ cơ chế thị trường (“dùng đại bác bắn vào cơ chế thị trường”).
- Phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từ tâm lý con người để giải
thích nguyên nhân kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoàng mới với đặc trưng là lạm phát. Vì
cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng tới tầm
quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.
- Là bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa được tận gốc rế căn bệnh của chủ nghĩa tư
bản. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt đến trình độ
xã hội hoá cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Vai trò và hạn chế của học thuyết Keynes.
Câu 2: Lý thuyết về vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước và giá trị vận
dụng của nó hiện nay.
Câu 3: Lý thuyết về số nhân đầu tư và ý nghĩa vận dụng chính sách hiện nay.
99
Chương 9: HỌC THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường
phái chính hiện đại). "Nền kinh tế hỗn hợp" là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế
tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước. Nội dung của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp được trình bày rõ
trong cuốn "Kinh tế học" của P.A.Samuelson.
9.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu (trường phái chính hiện
đại)
9.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX trường phái cổ điển và cổ điển mới đề cao
vai trò của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà
nước vào nền kinh tế.
Đầu thế kỷ XX trường phái Keynes xuất hiện. Keynes đề cao vai trò điều tiết
vĩ mô của Nhà nước và phê phán những khuyết tật của cơ chế thị trường.
Từ những năm 40-50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do mới ra đời. Trường phái
tự do mới một mặt khuyến khích phát triển cơ chế thị trường, nhưng mặt khác lại
quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả tiêu cực của cơ chế
thị trường thông qua vai trò của nhà nước.
Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng nền kinh tế sẽ phát triển không có hiệu quả
nếu như đề cao vai trò của thị trường hoặc vai trò của nhà nước. Vì vậy các quan
điểm của các xu hướng, các trường phái kinh tế có sự xích lại gần nhau. Quá trình
xích lại giữa các xu hướng tư tưởng kinh tế hình thành học thuyết kinh tế của trường
phái chính hiện đại, người đứng đầu trường phái này là P.A.Samuelson.
Paul A.Samuelson, người sáng lập khoa kinh tế học nổi tiếng chuyên đào tạo
sau đại học của Viện công nghệ Massachusetts. Ông được đào tạo tại trường đại học
Chicago và Harvard. Khi còn trẻ ông đã nổi tiếng thế giới nhờ các công trình khoa
học của mình và ông là người Mỹ đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế
học (1970). P.A.Samuelson đã từ lâu viết bài trong mục kinh tế học của Tạp chí
Newsweek. Ông thường điều trần trước Quốc hội (Mỹ) và hoạt động với tư cách cố
vấn chuyên môn cho Ngân hàng Dự trữ liên bang và Bộ Ngân khố Hoa kỳ, và nhiều
100
tổ chức tư nhân...Ông đã từng làm cố vấn kinh tế cho tổng thống John F.Kennedy.
Ngoài nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts và chơi tennis, P.A.Samuelson
còn là giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học New York.
9.1.2 Phương pháp luận nghiên cứu
- Họ sử dụng một cách tổng hợp các quan điểm và phương pháp kinh tế của
các trường phái kinh tế trong lịch sử làm cơ sở để dưa ra các lý thuyết kinh tế của
mình.
- Họ sử dụng phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô để trình bày các
vấn đề kinh tế học.
Kinh tế học gồm hai nội dung: kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô và nền
kinh tế hỗn hợp.
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là lý thuyết trung tâm trong học thuyết kinh
tế.
9.2 Nội dung lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái “Cổ điển” và “Cổ điển mới” say sưa với
“bàn tay vô hình” còn Keynes và trường phái Keynes mới lại say sưa với “Bàn tay
nhà nước”.
P.A.Samuelson chủ trương phát triển kinh tế vừa dựa vào cơ chế thị trường vừa
dựa vào vai trò điều tiết của nhà nước để điều hành nền kinh tế.
9.2.1 Thị trường và cơ chế thị trường
Theo P.Samuelson cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó
cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau để xác định vấn
đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Cơ chế thị trường là một trật tự kinh tế chịu sự tác động của các qui luật kinh tế
khách quan.
Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt
động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là một
phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác
nhau. Không có một bộ não hay hệ thống tính toán trung tâm nhưng nó vẫn giải
quyết vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà
101
không ai biết; những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay
cũng không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành
rất tốt. Trong nền kinh tế thị trường không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có
trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau
để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ.
Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa và
dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hãng tự
nguyện trao đổi nhiều hàng hóa khác nhau.
Hơn nữa, giá cả hoạt động như một tín hiệu đối với người sản xuất và người
tiêu dùng. Nếu như người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa nào đó hơn nữa, thì
giá sẽ tăng và nó sẽ phát tín hiệu cho người bán rằng cần cung nhiều hơn hơn. Kết
quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán sẽ được duy trì.
Những gì đúng với thị trường hàng tiêu dùng thì cũng đúng với thị trường về
các yếu tố sản xuất như đất đai hoặc lao động.
Giá cả sẽ kết hợp các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trên
thị trường. Giá tăng lên sẽ làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng và khuyến
khích sản xuất. Giá hạ xuống sẽ khuyến khích tiêu dùng và không khuyến khích sản
xuất. Giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường. Như vậy, giá cả chỉ cho người sản
xuất biết nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai.
Nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến cung - cầu hàng hóa, đó là hai lực
lượng người bán và người mua trên thị trường. Sự biến động của giá cả đã làm cho
trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi. Đó chính là nội dung của quy
luật cung - cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng
và kỹ thuật. Người tiêu dùng điều khiển thị trường vì họ là người bỏ tiền ra mua
hàng hóa mà các hãng sản xuất, nghĩa là họ bỏ phiếu bằng đô la. Họ chọn điểm nằm
trên ranh giới khả năng sản xuất. Song kỹ thuật lại hạn chế người tiêu dùng một
cách căn bản.
Theo P.A.Samuelson vì nền kinh tế không thể vượt quá được ranh giới khả
102
năng sản xuất nên lá phiếu của người tiêu dùng không thể quyết định được vấn đề
phải sản xuất hàng hóa gì. Các nguồn lực của nền kinh tế cùng với nền khoa học,
công nghệ của nó hạn chế sự ham muốn tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng
phải tuân theo khả năng cung cấp hàng hóa của các nhà sản xuất. Người sản xuất
dịnh giá hàng hóa của mình theo chi phí sản xuất. Họ sẵn sàng bỏ những lĩnh vực
kinh doanh ít lợi nhuận để chuyển sang những lĩnh vực kinh doanh khác có nhiều lợi
nhuận hơn. Như vậy, chi phí sản xuất và các quyết định kinh doanh cùng với lá
phiếu của tiêu dùng mới thực sự xác định hàng hóa gì sẽ được sản xuất ra.
Thị trường hoạt động như một trung gian hòa hợp giữa những sở thích của
người tiêu dùng và các khả năng công nghệ.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của
người kinh doanh. Các hãng luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì vậy họ sẽ
rời bỏ những hoạt động không đem lại lợi nhuận và đầu tư vào sản xuất những hàng
hóa có nhu cầu cao, thu được nhiều lợi nhuận.
P.A.Samuelson cho rằng, đôi lúc thị trường làm chúng ta thất vọng, đó là
những khuyết tật của thị trường và thị trường không phải lúc nào cũng đưa đến kết
quả tối ưu. Khuyết tật thứ nhất của thị trường là độc quyền và các hình thức cạnh
tranh không hoàn hảo khác. Khuyết tật thứ hai của bàn tay vô hình xảy ra khi xuất
hiện những tác động lan tỏa hay ảnh hưởng ngoại sinh bên ngoài thị trường nạn ô
nhiễm môi trường. Cuối cùng là tình trạng phân phối thu nhập không thể chấp nhận
được cả về mặt chính trị lẫn về đạo đức.
9.2.2 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp
Kinh tế thị trường mang lại những thành tựu kinh tế to lớn nhưng hậu quả kinh
tế xã hội do khuyết tật của kinh tế thị trường gây ra như khủng hoảng thất nghiệp,
lạm phát, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèocũng rất nghiêm trọng. Vì
vậy để kinh tế thị trường phát triển lành mạnh Chính phủ phải thực hiện điều tiết
nền kinh tế.
Chính phủ có 3 chức năng kinh tế chính trong nền kinh tế thị trường: sửa chữa
những thất bại của thị trường; đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế; tăng trưởng
và ổn định kinh tế vĩ mô.
103
Chức năng thứ nhất là, sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường
hoạt động có hiệu quả. Một trong những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho
hoạt động của nó không hiệu quả là do có yếu tố cạnh tranh không hoàn hảo hay độc
quyền. Cạnh tranh không hoàn hảo làm cho giá bán cao hơn chi phí và mức tiêu thu
của người tiêu dùng giảm dưới mức hiệu quả. Trường hợp cực đoan của cạnh tranh
không hoàn hảo là độc quyền, một hãng cung cấp duy nhất có thể quyết định giá của
mặt hàng hay dịch vụ nào đó.Vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế
độc quyền đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường. Chính phủ cần đưa ra
các luật chống độc quyền và luật lệ kinh tế để làm tăng hiệu quả của hệ thống thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Hình thức phi hiệu quả thứ hai là khi có những tác động bên ngoài như ô nhiễm
môi trường, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt...Vì vậy chính phủ phải sử dụng những
luật lệ để điều hành kinh tế như là một phương pháp để ngăn chặn những tác động
đó.
Chức năng thứ hai là, đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế. Nền kinh tế thị
trường tạo ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nguyên nhân
là, mức thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm sự nỗ lực, trình độ giáo
dục, sự kế thừa, giá cả các yếu tố và cả sự may mắn nữa. Hơn nữa hàng hóa tuân
theo các lá phiếu bằng tiền chứ không phải là theo nhu cầu cấp thiết nhất.Vì vậy
chính phủ phải can thiệp để phân phối lại thu nhập đó. Công cụ quan trọng nhất là
thuế lũy tiến và thuế thu nhập cao. Đồng thời chính phủ phải xây dựng hệ thống hỗ
trợ cho những người có thu nhập thấp, những người không có thu nhập, những
người có hoàn cảnh khó khăn, già yếu bệnh tật và không có việc làm..
Chức năng thứ ba là, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Từ khi ra đời chủ
nghĩa tư bản đã mắc căn bệnh kinh niên về lạm phát và suy thoái kinh tế. Ngày nay,
nhờ những đóng góp trí tuệ của John Maynasd Keynes và những người theo ông,
chúng ta đã biết cách kiểm soát như thế nào những tình huống xấu nhất của chu kỳ
kinh doanh. Bằng việc sử dụng một cách cấn thận các chính sách tài khóa và tiền tệ,
các chính phủ có thể tác động đến sản lượng, việc làm và lạm phát. Chính sách tài
khóa của chính phủ là quyền lực đánh thuế và chi tiêu. Chính sách tiền tệ bao gồm
104
việc xác định mức cung tiền tệ và lãi xuất. Sử dụng hai công cụ cơ bản đó, các chính
phủ có thể tác động tới mức tổng chi tiêu xã hội, tốc độ tăng trưởng và tổng sản
lượng, việc làm và mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
Cũng như bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình cũng có những khuyết tật, có
nhiều vấn đề chính phủ lựa chọn không đúng, chẳng hạn chính phủ tài trợ cho các
chương trình quá lớn trong thời gian quá dài. Chính phủ đưa ra những quyết định sai
không phản ánh sự vận động của thị trường...Những khuyết tật đó gây ra tính không
hiệu quả của sự can thiệp chính phủ. Vì vậy phải kết hợp cả cơ chế thị trường và vai
trò của chính phủ để điều hành nền kinh tế hiện đại, hình thành một nền kinh tế hỗn
hợp, trong đó thị trường quyết định hầu hết các giá cả và sản lượng, còn chính phủ
kiểm soát tổng thể nền kinh tế với các chương trình về thuế, chi tiêu ngân sách, và
quy định về tiền tệ.
9.3 Một số lý thuyết cơ bản của học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
9.3.1 Lý thuyết về "sự khan hiếm và có giới hạn của các nguồn lực" và sự
lựa chọn
Các nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế của mọi quốc gia có những thuận lợi
khó khăn nhất định. Căn cứ vào điều kiện tài nguyên, con người, trình độ kỹ
thuật...mỗi quốc gia lựa chọn và đưa ra quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào cho phù hợp với khả năng của mình.
Thực chất lý thuyết “lựa chọn” nhằm đưa ra mô hình số lượng cho người tiêu
dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó, dự đoán được sự thay đổi
của nhu cầu xã hội.
Giả sử 2 mặt hàng kinh tế được lựa chọn là lương thực và máy móc. Nguồn tài
nguyên dùng cho sản xuất đã được xác định, còn lại là sự lựa chọn nguồn tài nguyên
đó sản xuất cái gì. Giữa 2 mặt hàng, nếu tối đa mặt hàng này thì mặt hàng kia bằng
không. Nếu giới hạn sản xuất mặt hàng này thì mặt hàng kia sẽ được sản xuất tương
ứng với nguồn tài nguyên nó sử dụng.
105
Khả năng sản xuất Lương thực Máy móc
A 0 15
B 1 14
C 2 12
D 3 9
E 4 5
F 5 0
Bảng này cho thấy 6 phương án lựa chọn khác nhau. Các khả năng: B,C,D,E
chỉ rõ nếu muốn sản xuất mặt hàng này nhiều thì mặt hàng kia phải ít.
Hai khả năng: A, F chỉ rõ nếu muốn tối đa mặt hàng này thì mặt hàng kia bằng
không.
Do đó phải căn cứ vào lao động tài nguyên, kỹ thuật, nhu cầu và hiệu quả để
lựa chọn khả năng đầu tư sản xuất có hiệu quả tối đa. Giới hạn khả năng sản xuất
biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có.
Từ sự phân tích trên đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Theo
P.Samuelson, một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản
xuất.
Có thể biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất bằng đồ thị dưới đây.
Máy móc
15
14
12
9
5
0 1 2 3 4 Lương thực
106
9.3.2 Lý thuyết về thất nghiệp
- Ảnh hưởng của thất nghiệp
Hậu quả đau đớn nhất của suy thoái là thất nghiệp tăng lên. Thất nghiệp cao,
vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Là vấn đề kinh tế, nó là sự lãng phí
những nguồn lực quí báu. Là vấn đề xã hội, nó là căn nguyên của những thiệt thòi to
lớn vì công nhân thất nghiệp phải vật lộn với nguồn thu nhập ngày càng eo hẹp.
Tác động kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, trên thực tế, nền kinh tế sẽ
phải từ bỏ những hàng hóa dịch vụ mà những người thất nghiệp đáng lẽ sản xuất ra.
Tác động xã hội.Thất nghiệp gây ra những thiệt hại về người và tâm lý xã hội
nặng nề. Những nghiên cứu về y tế cộng đồng chỉ ra rằng, thất nghiệp dẫn đến sự suy
sụp sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần: bệnh tim tăng cao hơn, nghiện rượu và tự
sát...
- Các loại thất nghiệp
Thất nghiệp là những người không có việc làm, đang chờ để được đi làm hoặc
đang đi tìm việc làm.
Khi phân loại cơ cấu thị trường lao động, các nhà kinh tế xác định có ba loại
thất nghiệp khác nhau: thất nghiệp cơ học; thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ.
Thất nghiệp cơ học xuất hiện do sự di chuyển không ngừng của mọi người
giữa các vùng, giữa các công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Thất nghiệp cơ cấu là sự bất cập giữa cung và cầu về lao động. Sự bất cập đó
có thể xảy ra do cầu về một loại lao động nào đó tăng lên trong khi cầu một loại
khác giảm xuống, còn cung không điều chỉnh theo một cách nhanh chóng.
Thất nghiệp chu kỳ tồn tại khi nhu cầu chung về lao động thấp. Khi tổng chi
tiêu và sản lượng giảm, thất nghiệp tăng ở hầu khắp mọi nơi.
Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
107
Thất nghiệp tự nguyện là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không đi
làm ở mức lương thị trường.
AE: là số công nhân có việc làm với mức lương W; EF: là số công nhân muốn
đi làm nhưng ở mức lương cao hơn W. Do vậy EF là lượng thất nghiệp tự nguyện.
Nếu mức lương thay đổi linh hoạt sẽ không còn thất nghiệp nữa
Thất nghiệp không tự nguyện, là những người đang muốn làm việc với mức
lương hiện tại trên thị trường nhưng không tìm được việc làm.
ở mức lương W’, số công nhân muốn đi làm nằm ở G, nhưng các doanh
nghiệp chỉ thuê ở H, vì vậy HG đượ coi là thất nghiệp không tự nguyện, có nghĩa họ
là những người đủ tiêu chuẩn muốn làm việc ở mức lương phổ biến nhưng không
thể tìm được việc làm.
Mức lương
W
’
H G
W
E
S D
S
Thất nghiệp
không tự nguyện
Có việc làm
Lao động
Mức lương
W
Lao động
E
A
D
F
Có việc làm
Thất nghiệp tự
nguyện
S
D
D
108
Thất nghiệp không tự nguyện diễn ra do tiền lương không linh hoạt khi có
những biến động kinh tế lớn. Tính không linh hoạt tăng lên một phần do chi phí của
việc quản lý hệ thống tiền lương. Những chi phí này có thể thấy trong quãng thời
gian dài của những hợp đồng của nghiệp đoàn –thường là 3 năm. Trong những thỏa
thuận nghiệp đoàn, tiền công và lương tháng nói chung được quy định không quá
một lần một năm.
- Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động (tính theo tỷ lệ
%).
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên biến đổi cùng chiều với khủng hoảng và mức độ
lạm phát trong nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh mức lạm phát do giá cả và tiền lương gây
ra. Do đó trong nền kinh tế thị trường hiện đại nếu ngăn chặn được mức lạm phát
cao thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ ở mức thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn luôn lớn hơn 0. Vì trong một quốc gia các hoạt
động kinh tế như thị hiếu tài năng đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hóa, dịch
vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự
gia tăng là tăng thêm số thanh thiếu niên, người thiểu số, phụ nữ vào lực lượng lao
động; tác động của chính sách (như trợ cấp bảo hiểm) làm cho công nhân thất
nghiệp không tích cực tìm việc làm; do thay đổi cơ cấu sản xuất...
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường lao động,
mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ; tạo ra việc
làm công cộng.
9.3.3 Lý thuyết về tiền tệ và lạm phát
- Bản chất lạm phát: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung.
Mức giá (năm t)- mức giá (năm t-1)
Tỷ lệ lạm phát(năm t) = x 100
Mức giá (năm t-1)
109
Lạm phát bao gồm: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm, là lạm phát hàng năm một chữ
số.
Lạm phát phi mã là lạm phát trong phạm vi hai hoặc 3 chữ số trong một năm
Siêu lạm phát diễn ra khi các nhà máy in tuôn ra tiền và giá cả bắt đầu tăng
lên gấp nhiều lần mỗi tháng.
- Tác động của lạm phát
Lạm phát tác động đến nền kinh tế bằng cách phân phối lại thu nhập và của
cải, và bằng cách làm giảm tính hiệu quả kinh tế.
Tác động đến phân phối lại thu nhập và của cải xảy ra thông qua ảnh hưởng
của nó đối với giá trị thực tế trên của cải của mọi người.Lạm phát không dự đoán
được thường phân phối lại của cải từ những người chủ nợ sang con nợ, giúp đỡ
người đi vay làm thiệt hại cho người cho vay.
Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế. Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá
cả, sai lệch việc sử dụng đồng tiền, thuế suất và lãi suất thực tế. Mọi người đi đến ngân
hàng nhiều hơn, thuế có thể leo khung và thu nhập tính được có thể bị bóp méo. Khi
các ngân hàng trung ương có những biện pháp hạ thấp lạm phát, chi phí thực tế của
những biện pháp này về phương diện việc làm và sản lượng có thể rất đau xót.
- Nguồn gốc của lạm phát
Lạm phát có xu hướng dừng lại ở một mức từ năm này qua năm khác gọi là
lạm phát đã tính toán trước và được đưa vào các hợp đồng lao động và những thỏa
thuận trước.
Tỷ lệ lạm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh tế bị chấn
động.
Những chấn động chính là cầu kéo và chi phí đẩy
Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt qua mức sản xuất
tiềm năng, việc tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Trong trường hợp này, với
mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn đến tăng lạm phát.
Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết,
khủng hoảng diễn ra, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Đây là hiện tượng mới của nền
110
kinh tế công nghiệp hiện đại. Nguyên nhân là: Tăng tiền lương, làm tăng chi phí sản
xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá. Tăng giá dầu lửa và các sản phẩm sơ khai.
- Những biện pháp kiểm soát lạm phát
Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có
mối quan hệ trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại.
Dùng “chỉ số hóa” và những kỹ thuật thích ứng. Chỉ số hóa là một cơ chế, theo
đó, người ta miễn dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức giá nói chung.
Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện.
Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương.
Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà
tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm phát.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Lý thuyết về "sự khan hiếm và có giới hạn của các nguồn lực" và sự lựa chọn
và ý nghĩa vận dụng chính sách.
Câu 2: Lý thuyết về tiền tệ và lạm phát. Liên hệ thực tế Việt Nam.
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử các
học thuyết kinh tế, NXB Đại học Quốc gia năm 2009.
[2] . Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh
tế, 2008
[3] . TS. Hà Quy Tính, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Tài chính,
2008
[4] . PGS. TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB
Đại học kinh tế quốc dân, 2010
112
MỤC LỤC
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 1
1.1 Giới thiệu khái quát học phần ........................................................................ 1
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 3
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
1.3 Chức năng và ý nghĩa nghiên cứu học phần ................................................. 4
1.3.1 Chức năng của học phần ............................................................................. 4
1.3.2 Ý nghĩa của học phần ................................................................................. 5
Chương 2: CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI VÀ THỜI TRUNG
CỔ ............................................................................................................................... 6
2.1 Tư tưởng kinh tế thời kỳ Cổ đại..................................................................... 6
2.1.1 Bối cảnh ra đời và những đặc trưng cơ bản của các tư tưởng kinh tế thời
kỳ Cổ đại ..................................................................................................................... 6
2.1.2 Tư tưởng kinh tế Hy Lạp, La mã thời kỳ Cổ đại ........................................ 6
2.1.3 Tư tưởng kinh tế Trung Quốc thời kỳ cổ đại ............................................ 10
2.2 Tư tưởng kinh tế thời kỳ trung cổ ............................................................... 12
2.2.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc trưng cơ bản của các tư tưởng kinh tế thời
Trung cổ .................................................................................................................... 12
2.2.1.1 Hoàn cảnh ra đời ............................................................................... 12
2.2.1.2 Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ ........................................... 13
2.2.2 Những tư tưởng kinh tế thời Trung cổ ở phương Tây .............................. 13
2.2.3 Những tư tưởng kinh tế thời Trung cổ ở Trung Quốc .............................. 16
2.2.3.1 Tư tưởng về ruộng đất ........................................................................ 16
2.2.3.2 Quan điểm về thuế .............................................................................. 16
2.2.3.3 Quan điểm về thương mại .................................................................. 17
Chương 3: HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG ....... 18
3.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa trọng
thương ...................................................................................................................... 18
3.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 18
3.1.2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản chủ nghĩa trọng thương ......................... 19
3.2 Hai giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa trọng thương. ............................. 20
3.2.1 Giai đoạn 1: Chủ nghĩa trọng thương tiền tệ (còn gọi là giai đoạn học
thuyết tiền tệ - “Bảng cân đối tiền tệ”) ..................................................................... 20
113
3.2.2 Giai đoạn 2: Chủ nghĩa trọng thương thương mại (còn gọi là học thuyết
về bảng cân đối thương mại) ..................................................................................... 21
3.3 Chủ nghĩa trọng thương ở một số nước ...................................................... 22
3.3.1 Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp ................................................................ 22
3.3.2 Chủ nghĩa trọng thương ở Anh ................................................................. 24
3.3.3 Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương và vai trò của nó ........................... 25
Chương 4: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ BẢN CỔ ĐIỂN ...................... 29
4.1 Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm và phương pháp luận .................................... 29
4.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 29
4.1.2 Đặc điểm và phương pháp luận ................................................................ 30
4.2 Học thuyết kinh tế của W. Petty (1623 - 1687) .......................................... 30
4.2.1 Sơ lược tiếu sử và phương pháp luận ....................................................... 30
4.2.2 Các lý thuyết kinh tế chủ yếu của W. Petty .............................................. 32
4.3 Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa trọng nông ............................................ 35
4.3.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 35
4.3.2 Học thuyết kinh tế của Francois Quesnay (1694 - 1774) ......................... 36
4.3.3 Học thuyết kinh tế của Turgot (1727 - 1781) ........................................... 39
4.4 Học thuyết kinh tế của A. Smith (1723 – 1790) .......................................... 40
4.4.1 Tiểu sử và hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tế của A.Smith ................... 40
4.4.2 Phương pháp luận nghiên cứu của A. Smith ............................................ 41
4.4.3 Nội dung học thuyết kinh tế của A. Smith. .............................................. 42
4.4.3.1 Lý thuyết về "Bàn tay vô hình" ........................................................... 42
4.4.3.2 Lý thuyết về giá trị của hàng hoá và tiền tệ ....................................... 43
4.4.3.3 Lý thuyết về phân công lao động và lợi thế so sánh tuyệt đối ........... 45
4.4.3.4 Lý thuyết về phân phối ....................................................................... 47
4.4.3.5 Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất của tư bản .................................. 49
4.5 Học thuyết kinh tế của D. Ricardo ............................................................... 51
4.5.1 Tiểu sử và phương pháp luận nghiên cứu ................................................. 51
4.5.2 Nội dung học thuyết kinh tế của D. Ricardo ............................................ 52
4.5.2.1 Lý thuyết về giá trị-lao động .............................................................. 52
4.5.2.2 Lý thuyết về tiền tệ ............................................................................. 53
4.5.2.3 Lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối ............................................... 54
4.5.2.4 Lý thuyết về phân phối ....................................................................... 55
4.5.2.5 Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất của tư bản .................................. 57
Chương 5: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN .............................. 59
114
5.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản của các học thuyết kinh tế
tiểu tư sản ................................................................................................................. 59
5.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 59
5.1.2 Những đặc điểm cơ bản ............................................................................ 59
5.2 Các học thuyết kinh tế tiểu tư sản ................................................................ 60
5.2.1 Học thuyết kinh tế của Sismondi (1773-1842) ......................................... 60
5.2.1.1. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản ............... 61
5.2.1.2 Các lý thuyết kinh tế của Sismondi .................................................... 62
5.2.2 Học thuyết kinh tế của Prudhon (1809-1865). ......................................... 67
Chương 6: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHÔNG TƯỞNG Ở PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ THỨ 19 ................................... 72
6.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản các học thuyết kinh tế của
chủ nghĩa xã hội không tưởng ở phương Tây thế kỷ 19 ...................................... 72
6.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 72
6.1.2 Những đặc điểm cơ bản ............................................................................ 72
6.2 Các tác giả chủ yếu ........................................................................................ 73
6.2.1 Học thuyết kinh tế của Sait Simon(1760-1825) ....................................... 73
6.2.2 Học thuyết kinh tế của Charles Fourier (1772-1832) ............................... 74
6.2.3 Học thuyết kinh tế của Robert Owen (1771-1858) ................................... 75
Chương 7: HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA MARX-LENIN .............. 78
7.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu trong học thuyết kinh
tế của Marx-Engels ................................................................................................. 78
7.1.1 Những tiền đề về kinh tế, xã hội và tư tưởng ........................................... 78
7.1.2 Quá trình hình thành học thuyết kinh tế của Marx-Engels ....................... 79
7.1.3 Phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế của Marx-Engels ................ 82
7.2 Nội dung học thuyết kinh tế của Marx-Engels (Đóng góp) ....................... 82
7.2.1 Học thuyết về giá trị lao động................................................................... 82
7.2.2 Học thuyết về giá trị thặng dư .................................................................. 83
7.3 Học thuyết kinh tế của Lenin ....................................................................... 83
7.3.1 Học thuyết của Lenin về chủ nghĩa đế quốc ............................................. 83
7.3.2 Học thuyết của Lenin về xây dựng CNXH ............................................... 84
Chương 8: HỌC THUYẾT KINH TẾ JOHN MAYNARD KEYNES VÀ
TRƯỜNG PHÁI KEYNES .................................................................................... 87
8.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu.................................. 87
8.1.1 Tiểu sử và tác phẩm John M. Keynes ....................................................... 87
115
8.1.2 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 89
8.1.3 Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................. 90
8.2 Nội dung học thuyết kinh tế của J.M. Keynes ............................................ 91
8.2.1 Lý thuyết về "khuynh hướng tiêu dùng cận biên" .................................... 91
8.2.2 Lý thuyết về số nhân đầu tư ...................................................................... 92
8.2.3 Lý thuyết về lãi suất tiền tệ ....................................................................... 93
8.2.4 Lý thuyết về" hiệu quả cận biên của tư bản" ............................................ 93
8.2.5 Lý thuyết về vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước ........................... 95
8.3 Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes mới ........................................ 96
8.3.1 Trường phái Keynes mới ở Mỹ ................................................................ 96
8.3.2 Trường phái Keynes mới ở Pháp .............................................................. 96
8.3.3 Vai trò của học thuyết Keynes và những hạn chế .................................... 97
Chương 9: HỌC THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP .............................. 99
9.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu (trường phái chính
hiện đại) .................................................................................................................... 99
9.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 99
9.1.2 Phương pháp luận nghiên cứu ................................................................ 100
9.2 Nội dung lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp ............................................... 100
9.2.1 Thị trường và cơ chế thị trường .............................................................. 100
9.2.2 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp .................................... 102
9.3 Một số lý thuyết cơ bản của học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp ............ 104
9.3.1 Lý thuyết về "sự khan hiếm và có giới hạn của các nguồn lực" và sự lựa
chọn ......................................................................................................................... 104
9.3.2 Lý thuyết về thất nghiệp ......................................................................... 106
9.3.3 Lý thuyết về tiền tệ và lạm phát.............................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te_phan_2.pdf