Phân phối sản phẩm trên khắp đất nước thông qua:
- 11 đại diện kinh doanh và 16 đại lý phục vụ các
siêu thị, bách hoá, hiệu thuốc, hiệu rau quả, siêu
thị mini, và hiệu cắt tóc
- 7 đại diện kinh doanh, 6 đại diện địa phương và
18 đại lý cấp thấp phục vụ các mỹ viện
- Một cơ quan phân phối của công ty phụ trách
marketing tại khu vực Metro Manila
80 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Marketing quốc tế - Bài 1: Một số vấn đề về Marketing quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thiết bị - Xuất
khẩu các mặt hàng đã qua sơ chế hoặc chế biến.
Đối với hàng tiêu dùng, hình thành một nhóm
người tiêu dùng giàu có, tầng lớp trung lưu gia
tăng hình thành một khhu vực thị trường khá lớn
đối với các hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhóm 4: các quốc gia có nền kinh tế công
nghiệp hoá. Hàng hoá nhập khẩu rất đa dạng:
nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm.
Thị trường tiềm năng cho tất cả các loại hàng hoá
cả phục vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu
dùng.
19
+ Nếu căn cứ vào mức sống, có thể chia các
quốc gia trên thế giới thành 5 nhóm.
Nhóm 1: các quốc gia có mức sống thấp: phần lớn
nền kinh tế trong nước xây dựng trên cơ sở tự cung
tự cấp, sản phẩm sản xuất đơn giản, trình độ công
nghệ lạc hậu.
Nhóm 2: các quốc gia có mức sống tương đối thấp:
phần lớn hàng hoá tiêu dùng được sản xuất bởi các
doanh nghiệp trong nước. Các quốc gia này có khả
năng trao đổi với bên ngoài hạn chế.
Nhóm 3: các quốc gia mức sống chênh lệch được
đặc trưng bởi tình hình thị trường khá đặc biệt.
Đại bộ phận dân cư có mức sống thấp dựa vào sản
xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên đã hình thành một bộ phận người tiêu
dùng giàu có, có khả năng tiêu dùng hàng nhập
khẩu.
Nhóm 4: các quốc gia có mức sống chênh lệch.
Trong nền kinh tế này tồn tại một tầng lớp giàu có
và tầng lớp nghèo khó. ở giữa hai tầng lớp này đã
hình thành một tầng lớp người tiêu dùng trung lưu
do quá trình công nghiệp hoá mang lại.
Quốc gia thuộc nhóm này hình thành thị trường
tiêu dùng tương đối phong phú đối với tất cả các
loại hàng hoá.
20
Nhóm 5: các quốc gia có có mức sống cao.
Đặc trưng cơ bản của nhóm quốc gia này là
khoảng cách thu nhập ngày càng bị thu hẹp.
Tầng lớp trung lưu chiếm vị trí quan trọng, phổ
biến và có thu nhập khá cao.
Ở đây hình thành thị trường đa dạng đối với các
loại hàng hoá, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao
b. Môi trường chính trị - luật pháp
Gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ
thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo
luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành
của từng quốc gia.
Yếu tố chính trị
- Môi trường chính trị lý tưởng là một chính phủ ổn
định và thân thiện
- Thay đổi về quan điểm và mục đích của chính phủ
có thể cơ hội kinh doanh thành hiểm hoạ
- Chủ nghĩa dân tộc là sự đoàn kết và niềm tự hào
dân tộc làm giảm tính hấp dẫn của thị trường
Yếu tố luật pháp
Cơ sở của hệ thống luật pháp của các quốc gia trên
thế giới tập trung trên bốn di sản nền tảng:
21
(1) Luật Hồi giáo, bắt nguồn từ kinh Coran.
gồm những nghĩa vụ tôn giáo và những khía cạnh
thế tục điều chỉnh hành vi của mỗi con người. Mục
tiêu tối cao là công bằng xã hội.
Kinh doanh trên thị trường theo luật Hồi giáo phải
hiểu được cách diễn giải luật tại mỗi khu vực.
(2) Thông luật hay luật bất thành văn:
là những tập quán, án lệ trong quá khứ.
Thông luật giải quyết những tình huống giống nhau
trong quá khứ hay những nguyên tắc luật pháp đã
được xác định mang tính tập quán.
(3) Luật thành văn
dựa trên cơ sở hệ thống đầy đủ những qui tắc luật
pháh đã được văn bản hóa (các bộ luật).
Gồm luật thương mại, dân sự và hình sự.
Được áp dụng tại Đức, Nhật, Pháp, .. và các nước
không thuộc nhóm nước Hồi giáo cũng như nhóm các
nước xã hội chủ nghĩa.
22
(4) Luật Xã hội chủ nghĩa
được áp dụng tại một số nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa .
Xoay quanh những những khái niệm cơ bản về chính
sách kinh tế, chính trị, xã hội của Chính phủ.
Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần nghiên cứu
theo 3 phương diện:
(1).
Môi trường
chính trị luật
pháp của
nước chủ
nhà (nước
xuất khẩu)
(2).
Môi trường
chính trị-
luật pháp
của nước sở
tại
(3).
Nghiên cứu
môi trường
luật pháp
quốc tế như
Incoterms
2000, UCP
500
c. Môi trường tự nhiên hay môi trường địa lý
khí hậu
- Vị trí tự nhiên của một quốc gia ảnh hưởng đến
những lợi thế tuyệt đối và tương đối của các quốc gia
trong phát triển kinh tế.
- Điều kiện tự nhiên khí hậu ảnh hưởng đến cơ cấu
hàng hoá tiêu dùng trên mỗi khu vực thị trường (ví
dụ khí hậu 4 mùa và 2 mùa)
23
- Sự khắc nghiệt của khí hậu cũng ảnh hưởng đến
việc sử dụng và các chức năng của sản phẩm.
- Sự cạn kiệt nguồn nguyên nhiên vật liệu không có
khả năng tái sinh dẫn đến sự gia tăng giá các nguồn
lực đầu vào của doanh nghiệp.
- Các quy định nghiêm ngặt về môi trường của một
số thị trường trở thành rào cản cho xuất khẩu
d. Môi trường nhân khẩu học
+ Nghiên cứu về hình dáng, tầm vóc của người tiêu
dùng trên thị trường mục tiêu.
+ Qui mô và cơ cấu hộ gia đình.
+ Xu hướng kết hôn và ly hôn.
+ Tỷ lệ phân chia theo độ tuổi, giới tính
...
e. Môi trường văn hoá- xã hội
Bao gồm trình độ học vấn, trình độ văn hoá của các
lực lượng lao động khác nhau trong xã hội, các
nhánh văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng... ảnh hưởng
lớn đến cơ cấu tiêu dùng và tổng nhu cầu tiêu dùng
ở mỗi quốc gia
* Trong thương mại quốc tế, khó khăn, thách thức
rất lớn đối với doanh nghiệp là vượt qua được sự
khác biệt về văn hoá ở mỗi quốc gia.
24
Một số nét đặc trưng tiêu biểu của văn hoá:
+ Văn hoá là tập quán:
miêu tả những hành vi có thể và không chấp nhận
trong xã hội, được đúc kết và truyền từ đời này sang
đời khác.
+ Văn hoá là một sự quy ước:
một cộng đồng người hoặc là cam kết hoặc là tự
nguyện làm theo như là những quy tắc, chuẩn mực,
lề thói..
tuân thủ một cách tự nhiên không phải ép buộc
và rất khó thay đổi.
+ Văn hoá là cái có thể học được:
không chỉ được truyền từ đời này sang đời khác mà
còn được lan rộng trong một thế hệ.
+ Văn hóa mang tính chủ quan:
Người dân thuộc các nền văn hóa khác nhau có suy
nghĩ khác nhau về cùng một sự việc.
Có hành động được chấp nhận ở nền văn hóa này
nhưng lại không được chấp nhận ở nền văn hóa
khác.
+ Văn hóa tồn tại lâu đời:
là những di sản được truyền từ đời này sang đời
khác nên có tính bền vững và lâu dài.
25
+ Văn hóa là sự tích tụ có sàng lọc:
văn hóa không tồn tại một cách cố định mà nó tích
tụ, sàng lọc thêm những nét văn hóa mới trong quá
trình phát triển của nó.
+ Văn hóa luôn có sự giao lưu và năng động:
Các giá trị văn hóa luôn thay đổi, điều chỉnh cho phù
hợp với trình độ và tình hình xã hội mới.
Nét văn hóa của các quốc gia giao thoa, tác động
lẫn nhau, tiếp thu, bổ sung các giá trị tiến bộ, tích
cực của các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng
tác động, ảnh hưởng đến nền văn hóa khác.
f. Môi trường công nghệ
Trình độ công nghệ quốc gia phản ánh năng lực cạnh
tranh giữa quốc gia này so với quốc gia khác. Gồm
các yếu tố:
+ Trình độ công nghệ chung của quốc gia
+ Ngân sách quốc gia dành cho nghiên cứu và
phát triển công nghệ
+ Chiến lược phát triển công nghệ quốc gia và
phát triển công nghệ
+ Số lượng bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ
thuật
+ Mức độ độc quyền công nghệ
26
g. Môi trường cạnh tranh
Nghiên cứu cạnh tranh của các quốc gia cần tập
trung vào các khía cạnh sau:
+ Các qui định liên quan đến cạnh tranh trên thị
trường quốc gia và quốc tế, các qui định, hiệp định
về cạnh tranh giữa các quốc gia, hiệp hội, khu vực thị
trường..
+ Các qui định liên quan đến điều kiện cạnh tranh
chung và cạnh tranh ngành...
+ Các áp lực cạnh tranh trên thị trường từ các doanh
nghiệp khác nhau, cũng như áp lực từ khách hàng
đến doanh nghiệp...
+ Nghiên cứu các mức độ cạnh tranh về nhu cầu,
mong muốn, giữa các loại sản phẩm cùng loại và
giữa các nhãn hiệu sản phẩm
BÀI TẬP
1. Giả sử bạn là một doanh nghiệp nhập khẩu một
mặt hàng tiêu dùng (tự chọn).
Hãy phân tích môi trường nhân khẩu học (cụ thể )
tại Việt Nam cho việc kinh doanh sản phẩm của
doanh nghiệp
27
2. Dựa trên những nét đặc trưng tiêu biểu của yếu tố
văn hoá.
Hãy cho ví dụ cụ thể về các sản phẩm đang nhập
khẩu vào thị trường Việt Nam đã phù hợp với những
nét đặc trưng đó.
BÀI 3
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa
chọn chiến lược
điều
kiện
khả
năng
Tiềm
lực
văn hóa
luật
pháp
tập quán
chính trị
hoa
hồng
sự hợp
tác
Trung
gian
lợi tứcsự phântánsố lượng
Khách
hàng
cồng
kềnh
giá trị
cao
dễ hư
hỏng
Sản
phẩm
xã hộikinh tếcạnhtranh
Thị
trường
28
Công ty có tiềm lực mạnh chủ động lựa chọn
phương thức thâm nhập theo khả năng của doanh
nghiệp
Công ty có qui mô nhỏ, trung bình nên lựa chọn
phương thức xuất khẩu sản phẩm trực tiếp hoặc
gián tiếp ra thị trường nước ngoài.
* Quá trình quốc tế hoá của doanh nghiệp
Trải qua 6 giai đoạn
Kinh doanh nội địa, không có xuất khẩu.
Xuất khẩu qua vùng ven biên giới .
Xuất khẩu ra một vài thị trường nước ngoài
qua đại lý
Xuất khẩu sang nhiều thị trường nước
ngoài qua đại lý
Xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài
Xuất khẩu vốn và tổ chức sản xuất ở nước ngoài
29
2. Những chiến lược thâm nhập thị trường
thế giới
AThâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất
trong nước
Nội địa
Nước
ngoài
hàng hóa
Xuất
khẩu
tạo nguồn vốn nhập khẩu tư liệu sx
mở rộng quy mô sx ngành nghề mới
đổi mới trang thiết bị, công nghệ nâng cao tay nghề
nâng cao mức sống
tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao vị trí
Ý nghĩa của việc xuất khẩu:
Ưu điểm:
· Tạo nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
·Khai thác tốt tiềm năng của đất nước trên cơ sở
liên hệ với thị trường thế giới .
· Là phương thức truyền thống, dễ thực hành đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
30
Nhược điểm:
·Phụ thuộc vào quota nhập khẩu của nước ngoài.
·Gặp phải hàng rào thuế quan và phi thuế quan
của nước ngoài.
· Chưa linh hoạt trong thương mại quốc tế.
· Phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước
ngoài.
Các hình thức thực hiện chiến lược
Xuất khẩu
trực tiếp
1
Thị trường
thế giới
a. Trường hợp áp dụng
- Đã nghiên cứu thị trường và có đầy
đủ thông tin cần thiết đảm bảo cho
kinh doanh đạt hiệu quả như dự kiến
là yếu tố quan trọng hàng đầu và
là điều kiện để xuất khẩu trực tiếp.
- Phải có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị
trường nước ngoài,
- Có khả năng quản lý, điều hành xuất khẩu hiệu quả
b. Hình thức tiến hành
- Mở chi nhánh bán hàng của mình ở nước ngoài,
- Xuất khẩu từ nước thứ ba
- Xuất khẩu từ công ty liên doanh
- Lập đại diện bán hàng ở nước ngoài
- Tiến hành qua Hiệp hội xuất khẩu
31
Xuất khẩu
gián tiếp
2
Thị trường thế
giới
Cty quản lý
xuất khẩu
Khách hàng
ngoại kiều Nhà ủy
thác xuất
khẩu
Môi giới
xuất khẩu
Hãng buôn
xuất khẩu
a. Trường hợp áp dụng
- Chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước
ngoài.
- Lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường
- Quy mô kinh doanh còn nhỏ
- Các nguồn lực có hạn, chưa thể dàn trải các hoạt
động ở nước ngoài.
- Cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi ro
cao.
- Rào cản thương mại từ phía Nhà nước.
b. Hình thức tiến hành
- Thông qua công ty thương mại xuất khẩu hay
nhà xuất khẩu chuyên doanh,
- Qua tổ chức mua gom hàng và xuất khẩu,
- Qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh
Marketing riêng của họ.
- Qua một công ty quản lý xuất khẩu
32
BThâm nhập thị trường thế giới từ sản
xuất ở nước ngoài
Doanh nghiệp
xuất khẩu
Nhượng
bản
quyền
Sx theo
hợp
đồng
Hoạt
động
lắp ráp
Hợp đồng
quản trị
Liên
doanh
Đầu tư
trực tiếp
Là phương thức điều hành của doanh nghiệp có bản
quyền (Licensor) với doanh nghiệp khác (licensee)
a. Nhượng bản quyền (licensing)
Các phương thức sản xuất
Các bằng sáng chế
Bí quyết công nghệ
Nhãn hiệu
Tác quyền
Chuyển giao công nghệ
Trợ giúp kỹ thuật
Một vài kỹ năng khác
Tiền về bản quyền
Ưu điểm:
- Licensor thâm nhập với mức rủi ro thấp
- Licensee sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc nhãn
hiệu nổi tiếng sản phẩm có chất lượng cao để
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nhược điểm:
- Licensor ít kiểm soát được Licensee.
- Khi hợp đồng chấm dứt, Licensor có thể đã tạo ra
đối thủ cạnh tranh.
33
Là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do
nhà sản xuất gia công ở thị trường nước ngoài
b. Sản xuất theo hợp đồng
Thị trường
nước ngoài
Nhà sản
xuất
Doanh nghiệp
khách hàng
sản xuất/lắp ráp
Hợp đồng
Ưu điểm:
- Thâm nhập thị trường thế giới rủi ro ít hơn.
- Khai thác mạnh sản phẩm mới ở thị trường mới.
- Tránh những vấn đề: vốn đầu tư, lao động, hàng
rào thuế quan và phi thuế quan.
- Tạo sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường mới.
- Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công,
giá nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp.
Nhược điểm:
- Ít kiểm soát quy trình sản xuất ở nước ngoài.
- Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp có thể tạo
ra một nhà cạnh tranh mới với chính mình.
34
- Sự kết hợp giữa xuất khẩu và sản xuất ở nước
ngoài
thuận lợi trong sản xuất ở nước ngoài.
- Xuất khẩu linh kiện rời lắp ráp thành sản phẩm
hoàn chỉnh.
tiết kiệm chi phí về chuyên chở và bảo hiểm; tận
dụng với tiền luơng thấp
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
c. Hoạt động lắp ráp
- Cung cấp bí quyết quản trị cho công ty nước ngoài
dưới dạng xuất khẩu dịch vụ quản trị.
- Là hình thức tham gia thị trường thế giới với mức
rủi ro thấp và giúp công ty tạo ra lợi tức ngay.
d. Hợp đồng quản trị:
Thị trường
nước ngoài
Nhà sản
xuất
Khách
hàng
quản trị
Bí quyết
- Hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu, quản
lý, điều hành và quyền lợi về tài sản.
- Ưu điểm: kết hợp thế mạnh về kỹ thuật, vốn và
điều hành
- Hạn chế: có các quan điểm khác nhau về sản xuất
kinh doanh, chiến lược phát triển ...
e. Liên doanh
Công ty
liên doanhNước
ngoài
Nội
địa
35
- Lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo sản
phẩm thích hợp với thị trường nước ngoài, kiểm soát
hoàn toàn sản xuất kinh doanh ...
- Hạn chế: rủi ro lớn
f. Ðầu tư trực tiếp
Thị trường
nước ngoài
Nhà sản
xuất
Người tiêu
dùng
Dịch vụ
Sản phẩm
Ưu điểm:
· Tận dụng thế mạnh của nước sở tại để giảm giá
thành sản phẩm.
· Khắc phục hàng rào thuế quan và phi quan thuế.
· Sử dụng được thị trường nước sở tại (chủ nhà)
· Chuyển giao được công nghệ, kỹ thuật sang những
quốc gia chậm phát triển.
Kết luận về chiến lược thâm nhập thị trường
thế giới từ sản xuất ở nước ngoài :
Nhược điểm:
· Nếu có sự bất ổn về kinh tế và chính trị ở nước sở
tại, nhà đầu tư có thể bị rủi ro.
· Phải có vốn lớn và khả năng cạnh tranh cao.
· Phải nghiên cứu kỹ thị trường mới của nước sở tại.
36
CChiến lược thâm nhập thị trường thế
giới tại khu thương mại tự do
(Special Economic Zone)
Là một khu vực địa lý có kích
thước vừa đủ trong đất nước, tại
đó áp dụng những ưu tiên về
nhiều chính sách (thuế, hạn
nghạch, chính sách tự chủ...) đặt
ở vị trí thuận lợi cho giao thông,
địa hình, nguồn nhân lực
Đặc khu kinh tế
(Export Processing Zone)
Là khu công nghiệp đặc
biệt dành sản xuất, chế
biến sản phẩm xuất khẩu
hoặc các dịch vụ liên quan
XNK, với ưu đãi về thuế
hay giá thuê mướn mặt
bằng, thuế thu nhập, các
thủ tục hành chính.
Khu chế xuất
(Free Trade Zone)
Là khu vực hoặc một
vùng được xác định
trước đã được thông báo
hoặc bảo hộ của chính
phủ về nhiều lĩnh vực
Khu thương mại tự do
37
- Tận dụng lợi thế: miễn giảm các loại thuế, chi phí
thuê mướn nhà cửa, nhân công thấp.
- Trong khi tìm thị trường, có thể gửi hàng hóa vào
khu thương mại tự do để giữ lại sơ chế hoặc đóng
gói lại trong một thời gian nhất định mà không phải
làm thủ tục hải quan hoặc đóng thuế nhập khẩu.
Ý nghĩa
Ưu điểm:
· Tận dụng một số chế độ ưu đãi về thuế, giá nhân
công, lao động
· Thuận lợi cho các hoạt động tạm nhập tái xuất gia
công chế biến do thủ tục xuất nhập khẩu dễ dàng.
· Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào hoạt
động.
· Thuận lợi trong việc tổ chức hội chợ triển lãm, hội
nghị khách hàng.
Nhược điểm:
· Doanh nghiệp phải có vốn và khả năng cạnh
tranh cao để đầu tư vào khu chế xuất, đặc khu
kinh tế.
· Cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại quốc gia chủ
nhà và tái xuất ra quốc gia thứ ba.
· Có thể rủi ro do chi phí dịch vụ tại chỗ cao.
38
Các hình thức xuất khẩu tại Việt
Nam
Ủy thác xuất nhập khẩu
Mua đứt, bán đoạn cho đơn vị kinh
doanh xuất nhập khẩu
Liên doanh , liên kết với các đơn vị
trực tiếp xuất nhập khẩu
Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp
Tình huống
Nắm bắt những cơ hội trên thị trường
quốc tế:
Trường hợp của Công ty Đồ gỗ Old
Hickory
Bối cảnh
4
1990
Mỹ và Nhật ký sáng kiến về Rào cản Kỹ thuật
tìm cách dỡ bỏ hàng rào phi thuế đối với
quan hệ thương mại song phương.
giúp đẩy mạnh bán hàng của Mỹ sang Nhật Bản.
- Nhật và Mỹ đặt vào tầm ngắm 4 ngành có sản
phẩm có tiềm năng tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản
Đồ gỗ là một ngành được đặt trong tầm ngắm.
39
Công ty
- Sản xuất đồ gỗ: bàn, ghế, khung giường và những
vật dụng khác với gỗ mại châu uốn để tạo ra một
khung cảnh hấp dẫn nhưng vững chãi.
kiểu dáng mộc mạc, rất thô và sử dụng cho
nhiều thế hệ được dùng trong các nhà nghỉ tại công
viên quốc gia
Cuối
thập kỷ
80
Tháng 1
1990
Hè 1990
Dây chuyền sản xuất lạc hậu
Kiểu dáng không hợp thời.
- Craig Campbell và một số đối tác đã mua Old
Hickory phát triển dây chuyền đồ gỗ mới
phục vụ các phòng gia đình ở ngoại ô
- Phát triển một mạng lưới đại diện của nhà sản
xuất mở rộng ra những phân đoạn thị trường
khác nhau (khách sạn, nhà hàng, dân cư ngoại ô)
Cân nhắc ý tưởng xuất
khẩu để đẩy mạnh bán
hàng nhưng đã loại bỏ ý
tưởng này vì chưa có kinh
nghiệm và kiến thức cần
thiết, không hiểu về thị
trường đồ gỗ ở những
nước khác
Chương trình Hỗ trợ Xuất khẩu
- Chính quyền hoàn trả khoảng một nửa chi phí phát
sinh khi triển lãm tại hội chợ thương mại nước ngoài
- Mùa thu 1990, Mỹ và Nhật xúc tiến đưa những
công ty đồ gỗ của Mỹ tham dự và trưng bày tại Hội
chợ Đồ gỗ Quốc tế năm 1991 tại Tokyo.
- Nhật hỗ trợ tìm ra những công ty bán buôn/ bán
lẻ/ các nhà phân phối tiềm năng của Nhật Bản,
quảng cáo bằng những sách mỏng bằng tiếng Nhật,
cung cấp phiên dịch tại hội chợ, chi phí
40
Vấn đề của công ty nếu tham gia hội chợ
“hiện tại chúng ta có rất nhiều vấn đề nội bộ. Thêm
vào đó, chi phí cho thấy chúng ta sẽ phải bỏ ra tới
một phần ba tổng ngân sách dành cho xúc tiến bán
hàng chỉ cho chuyến đi này và không có sự đảm bảo
nào rằng chuyến đi sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta.”
Tham gia hay không tham gia?
1.Đưa ra những ý kiến ủng hộ và phản đối việc
tham gia hội chợ đồ gỗ Tokyo?
2.Chúng ta có nên tập trung nỗ lực giải quyết các
vấn đề nội bộ?
3.Nếu quyết định đến hội chợ ở Nhật Bản, mục tiêu
là gì? Bán hàng tại chỗ? Tạo lập quan hệ với các
công ty bán buôn/ công ty bán lẻ/ nhà phân phối?
4. Sẽ làm gì nếu nhận được một lượng lớn đơn đặt
hàng tại hội chợ?
BÀI 4
41
1. Quá trình hình thành và phát triển một
sản phẩm
- Xuất khẩu những sản phẩm hiện có, đang tiêu thụ
nội địa
Sản phẩm mới
- Mua công ty hoặc một phần để điều hành công ty
đang có sản phẩm tiêu thụ hoặc xuất khẩu sang
một quốc gia thứ ba.
- Mô phỏng một sản phẩm đã có sẵn và đang được
ưa chuộng trên thị trường quốc tế
- Sản phẩm có sẵn với chất lượng tốt và in nhãn
hiệu theo yêu cầu của công ty nước ngoài.
- Tạo ra một sản phẩm mới bằng cách phát triển
phần bên trong của sản phẩm (cải tiến, thay mới)
- Công ty vừa & nhỏ: tập trung R&D
thâm nhập thị trường.
- Công ty đa quốc gia: tập trung hay phân nhiều bộ
phận R&D tùy thuộc vào có số lượng thị trường
- Công ty được nhượng bản quyền: không cần bộ
phận R & D.
Nghiên cứu và phát triển
42
2. Quyết định hệ sản phẩm
Các hướng tiếp cận sản phẩma
(1). Xuất khẩu nguyên mẫu sản phẩm nội địa ra một
số ít thị trường nước ngoài lân cận do có thể thích
ứng nhu cầu của những nước đó.
hiệu quả thấp nhằm tranh thủ tiêu thụ những sản
phẩm dư thừa do sức mua của thị trường trong nước
có hạn.
(2). Cải tiến sản phẩm nội địa ở những mức độ khác
nhau nhằm thích ứng nhu cầu tốt hơn và mở rộng
thị trường hơn.
hiệu quả xuất khẩu được cải thiện rõ rệt so với
hướng tiếp cận (1).
(3). Thiết kế mới sản phẩm khác biệt để thích ứng
linh hoạt hơn nữa với môi trường văn hoá đặc thù
của các nước theo từng khu vực.
(4) Thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá
(Standardized Products)
Dựa trên nhu cầu tương đồng của số đông người
tiêu dùng ở các nước có nền văn hoá khác biệt trên
toàn cầu chính
43
Tiêu chuẩn hóa sản phẩmb
Chiến lược sản phẩm toàn cầu /
Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
hệ sản
phẩm
một
tiêu
chuẩn
một
kiểu
dáng
một
chất
lượng
thị
trường
nội địa
thị
trường
nước
ngoài
(Product standardization Strategy)
* Lợi ích của chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm
+ Mở rộng được quy mô sản xuất để đáp ứng được
nhu cầu mở rộng trên quy mô toàn cầu
+ Cho phép sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn hoá
sản phẩm
+ Giảm thiểu chi phí ở nhiều khâu: thiết kế sản
phẩm, bao bì, quảng cáo cho phép hạ giá thành
sản phẩm
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm do tiêu chuẩn hoá
và sản xuất hàng loạt
+ Tận dụng được những điểm mạnh của các công ty
về tài chính và công nghệ
+ Khai thác được nhu cầu tiềm năng theo xu thế đô
thị hoá mạnh mẽ ở các nước đang phát triển
+ Nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty
trên thị trường toàn cầu
+ Đảm bảo lợi nhuận cao do giảm chi phí, mở rộng
được thị trường tiêu thụ
44
Thích nghi hóa sản phẩmc
Sản phẩm được sản xuất thích nghi với nhu cầu
đặc thù của thị trường nước ngoài
Có thể thích nghi bắt buộc hay tự nguyện.
- Do luật lệ của mỗi nước
- Do khác biệt về điện thế, đo lường
- Do yêu cầu của chính phủ. B
ắt
bu
ộc
Do tạo cho sản phẩm những nét hơn hẳn
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Tự
ng
uy
ện
Lý do phải thích nghi hoá sản phẩm
a. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi và phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
thu hẹp đến mở rộng.
Sản phẩm cũng phải thường xuyên đổi mới để
thích ứng
45
b. Trình độ phát triển kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế gắn liền với mức sống và
thu nhập của người tiêu dùng, do đó chi phối trực
tiếp nhu cầu mong muốn của thị trường.
nhu cầu của thị trường các nước phát triển luôn
luôn đòi hỏi rất cao so với các nước đang phát triển.
c. Trình độ phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ làm cho sản phẩm bị lạc hậu
nhanh chóng, bởi lẽ trước khi hao mòn về vật chất,
sản phẩm ( nhất là máy móc thiết bị) đã bị hao mòn
tức thời về mặt tinh thần
d. Qui định của chính phủ
Sự can thiệp của chính phủ thông qua các qui định
có thể là thông thoáng hoặc cấm đoán theo những
xu hướng và mức độ rất khác nhau.
- Các qui định của chính phủ các quốc gia thường :
+ Luật pháp nói chung,
+ Chính sách thương mại cụ thể,
+ Hàng rào thuế quan và phi thuế quan
+ Vệ sinh y tế, môi trường
46
e. Đặc điểm văn hoá của thị trường nước ngoài
Thị trường không chỉ yêu cầu đơn giản hình dạng vật
chất và chức năng ban đầu của sản phẩm mà còn
đòi hỏi ở sản phẩm những lợi ích khác thuộc phạm
trù văn hoá như các giá trị truyền thống, phong tục,
tâm lý, thị hiếu, thói quen...
3. Bao bì
- Có một số tiêu chuẩn chung bắt buộc
Tên sản phẩm – Nơi sản xuất
Trọng lượng - Ngày sản xuất
Thành phần - Điều kiện bảo quản
Hướng dẫn sử dụng...
Bảo vệ
Xúc tiến
- Tuỳ theo mỗi quốc gia có chính sách về ngôn ngữ
trên bao bì cho phù hợp.
* Giảm chi phí in quá nhiều loại bao bì.
* Giảm chi phí đầu tư cho bao bì lưu kho, nguyên
liệu làm bao bì.
* Giảm diện tích kho chứa hàng của nhà sản xuất
lẫn phân phối.
* Thuận lợi cho việc trưng bày và bán hàng tự chọn.
hạ giá thành, tạo tính cạnh tranh và hấp dẫn
- Những sản phẩm tiêu chuẩn hóa giảm được chi
phí bao bì do:
- Số lượng sản phẩm và bao bì bên trong cũng có
những sở thích khác nhau tại mỗi thị trường.
47
- Xu hướng bao bì sinh thái đang được ưa chuộng ở
một số quốc gia
đó là vật liệu làm bao bì và cách xử lý bao bì
không được ảnh hưởng đến môi trường.
bao bì tái
sinh được bao bì sử dụng
lại được
X%
tỷ lệ nguyên
liệu tái sinh
4. Nhãn hiệu
Bảo vệ nhãn hiệui
Quốc tế
Khu vực
Quốc gia
Tính chất pháp lý việc bảo vệ nhãn hiệu đã đăng
ký lệ thuộc vào luật pháp ở mỗi quốc gia.
Một số quốc gia đòi hỏi nhãn hiệu phải đăng ký và
sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ
trade mark, để chỉ một dấu hiệu nào đó
được coi là Nhãn hiệu thương mại
TM
registered, tức là nhãn hiệu đã đăng ký
SM Service mark, để chỉ một dấu hiệu nào
đó là nhãn hiệu dịch vụ
48
- Một vài quốc gia vẫn bảo vệ những nhãn hiệu mặc
dù chúng không được đăng ký để trở thành thương
hiệu.
- Đối với các nhãn hiệu đã quá nổi tiếng trên thế
giới, dù không đăng ký tại một quốc gia nào đó vẫn
được bảo vệ.
Quyết định dán nhãnt ị
- Sử dụng một nhãn hiệu chung ở những quốc gia
cùng ngôn ngữ.
Chọn một nhãn hiệu tốt1
Có bao nhiêu nhãn hiệu trong dãy sản phẩm2
- Nhãn hiệu đặc thù có thể sử dụng mỗi quốc gia
khác nhau
- Ða nhãn hiệu được dùng cho sản phẩm có thành
phần cơ bản giống nhau cho các phân khúc khác
nhau trong một quốc gia.
Bài 5
49
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá xuất khẩu
Chi
phí
Nhu
cầu
Cạnh
tranh
Ảnh
hưởng
Chính
sách
Giá xuất khẩu
Chi phí
Giá
thành
Chi
phí
Lợi
nhuận
Giá
xuất
khẩu
khi giá cả đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài
thì nó tăng lên một cách đáng kể
* Phương pháp giá thành biên tế
Chi phí trực tiếp
Chi phí gián tiếp
Giá
sàn
sản xuất
& bán sp
Giá xuất khẩu Giá sàn
50
Ðiều kiện thị trường: (Nhu cầu)
- Điều chỉnh giá sản phẩm xuất khẩu cho phù hợp
với sự dao động của giá trị sử dụng trên thị trường
được xác định
bởi người muaDoanh nghiệp có thể xác định bằng cách:
- thăm dò ý kiến của khách hàng tiềm
năng
- so sánh theo cách hàng đổi hàng
- so sánh đối với sản phẩm thay thế
- định giá thử nghiệm thăm dò
giá trần
Sự cạnh tranh
giá
sàn
giá
trần
giá
xuất
khẩu
Những điều kiện cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh
hoàn toàn có rất ít
quyền định đoạt giá
Thị trường cạnh tranh
không hoàn toàn hoặc
độc quyền thì có một số
quyền để định giá
Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp
biểu thuế
nhập khẩu
hạn chế
nhập
khẩu
luật chống
bán phá
giá
chính sách
tiền tệ
Chi phí Giá cả
51
Chính sách của công ty & marketing mix
Mục tiêu
Lợi
nhuận
Doanh
số
Mở rộng
đường
cầu
Cạnh
tranh
2. Mối quan hệ của giá xuất khẩu với giá nội địa
đảm bảo sự
chấp nhận của
thị trường và
sức mua
ban đầu
giá của đối
thủ cạnh
tranh rẻ
làm gia tăng
doanh số bán
Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa
Giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa
sự gia tăng
chi phí thiết
lập tổ chức
thâm nhập
thị trường
chi phí
bán hàng
xuất khẩu
nhiều thủ
tục
chi phí của
việc mở
rộng tín
dụng và tài
trợ
52
* Giá xuất khẩu bằng giá nội địa
- Sử dụng khi lần đầu tiên thâm nhập thị trường thế giới
- tạo cảm giác an toàn
- xua tan nổi sợ hãi có thể bị dính líu đến các
quy định chống phá giá
- là một chính sách dễ dàng được thay đổi
- Có thể không thích hợp nếu giá nội địa thấp
3. Các loại giá trong thương mại quốc tế
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá quốc tế
- Mục tiêu của chiến lược giá
Các mục tiêu khác nhau có các chiến lược và sách
lược định giá khác nhau cho sản phẩm.
Nếu có những mục tiêu lại trái ngược nhau như lợi
nhuận cao và tồn tại, thì chiến lược giá phải lựa
chọn để đạt được một mục tiêu duy nhất.
- Chi phí
là nhân tố quyết định việc hình thành giá cả sản
phẩm – gồm chi phí sản xuất, phân phối, dự trữ...
- Thị trường và mức cầu trên thị trường
Chi phí căn cứ mức giá sàn, còn thị trường và tổng
cầu tạo nên mức giá trần của hàng hoá.
Khách hàng khi mua sắm đều so sánh giữa giá của
sản phẩm dịch vụ dựa trên các lợi ích mà nó đem lại.
53
- Mối quan hệ giữa cầu hàng hoá và giá cả
Đường cầu hàng hoá mô tả mức tiêu thụ hàng hoá
ứng với các mức giá bán khác nhau - thể hiện sự
phản ứng của thị trường trước những biến động về
giá.
- Quy định của luật pháp
Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp của nước sở
tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập
khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, chính sách tiền tệ
- Các chi phí làm gia tăng giá quốc tế
Các chi phí này còn được gọi là các chi phí cõng giá :
thuế, thuế quan, chi phí xuất nhập khẩu hàng hoá
- Lạm phát, các biến động tỷ giá hối đoái và giá
trị tiền tệ khác nhau
Do lạm phát và các qui định kiểm soát giá cả, các biến
động tỷ giá hối đoái nằm ngoài khả năng quản lý nên
doanh nghiệp thường áp dụng hàng lọat các biện
pháp làm gia tăng giá bán để có thể bù đắp các
khoản thiệt hại.
- Các chi phí vận chuyển và chi phí trung gian
Xuất khẩu cũng làm phát sinh các chi phí như chi
phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí đóng gói, ...
Các chi phí như vậy lại cộng thêm thuế đánh trên cả
giá sản phẩm và các khoản chi phí làm nâng mức giá
quốc tế ngày càng cao.
54
- Đặc trưng tâm lý của người tiêu dùng
+ Người tiêu dùng quen thuộc với giá cả của hàng
hoá chi phối hành vi mua hàng
+ Người tiêu dùng luôn nhạy cảm trước những biến
động về giá cả hàng hoá
+ Các nhóm người tiêu dùng khác nhau thường có
khuynh hướng tâm lý về giá cả khác nhau
+ Nhận thức của người tiêu dùng về biến động của
giá cả
b. Một số loại giá trong thương mại quốc tế
Giá ký kết thực tế
Là giá ghi trong các hợp đồng mua bán ngoại
thương đã được đàm phán giữa người mua và
người bán.
Giá ký kết thực tế là mức giá mua thực, bán thực
nên phản ánh tương đối sát và kịp thời mức giá
quốc tế của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Giá đấu giá quốc tế
- Là mức giá mua bán đã được thỏa thuận trong
phương thức giao dịch đấu giá quốc tế.
- Là mức giá được công bố công khai. dễ thu thập
- Trong phương thức bán đấu giá, người bán thường
nắm ưu thế, nên giá thường cao hơn mức giá quốc
tế của hàng hóa đó
55
Giá đấu thầu quốc tế
- Là mức giá thu được thông qua phương thức mua
hàng đấu thầu quốc tế.
- Là mức giá mua thực, bán thực hàng hoá trên thị
trường thông qua phương thức đấu thầu
- Trong phương thức mua bán đấu thầu, số người
đưa đơn nhận thầu khá nhiều, cạnh tranh giữa những
người bán tương đối mạnh, nên giá ký kết thường
thấp hơn giá quốc tế của hàng hóa đó.
Giá yết bảng sở Giao dịch quốc tế
Đối với các hàng hoá đã có tiêu chuẩn hóa, thường
có trung tâm giao dịch truyền thống
Mức giá mua và bán của các loại hàng được niêm yết
công khai và đều đặn hàng ngày.
Trong giá yết bảng của sàn giao dịch, doanh nghiệp
có thể cùng một lúc tham khảo nhiều mức giá khác
nhau
Giá tham khảo
- Là loại giá được công bố tương đối có hệ thống, liên
tục trong các loại tạp chí thương mại định kỳ và trong
các bảng giá bán buôn.
- Thường được công bố công khai, dễ thu thập bên
cạnh đó, bảng giá tham khảo có thể có giá của sản
phẩm trên các khu vực thị trường khác nhau
56
Bài 6
Xuất khẩu
xuất khẩu
trực tiếp
xuất khẩu
gián tiếp
- Tầm vóc của công ty.
- Ðặc tính của sản phẩm
- Kinh nghiệm và khả năng chuyên môn về xuất khẩu
- Các điều kiện kinh doanh tại thị trường
phụ
thuộc
vào
1
Xuất khẩu gián tiếp
Doanh nghiệp
xuất khẩu
Nhà trung
gian
Nhà nhập
khẩu
Giúp các công ty nhỏ thâm nhập vào thị
trường nước ngoài không gặp rắc rối và rủi ro.
57
- Xuất khẩu gián tiếp thông qua các tổ chức hoặc
cá nhân sau:
· Công ty quản lý xuất khẩu.
· Khách hàng ngoại kiều.
· Nhà ủy thác xuất khẩu.
· Nhà môi giới xuất khẩu.
· Hãng buôn xuất khẩu.
Nhà
SX
Đại lý
trong
nước
Nhà
buôn
trong
nước
Nhà buôn XK
Người chuyên chở
XK
Nhà phân phối XK
Công ty thương
mại
Nhà phân phối nước
ngoài
Người bán lẻ nước ngoài
Công ty thương mại nhà
nước
Người sử dụng cuối cùng
Môi giới XK
Công ty quản lý
XK
Đại lý thu mua
nước ngoài
- Công ty trung gian có thể đại diện đứng ra phân
phối hàng hoá cho nhiều công ty khác nhau
có thể giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hoá ra
thị trường nước ngoài
- Giao hẳn việc phân phối hàng hoá cho trung gian
có thể ảnh hưởng tới sự thành công cũng như lợi
thế cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai.
58
Với mục tiêu phân phối hàng hoá vì lợi nhuận, công
ty trung gian có thể sẽ ngừng việc phân phối hàng
hoá cho nhà sản xuất nếu như không có lợi nhuận
hoặc nếu như sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hứa
hẹn mang lại mức lợi nhuận cao hơn.
2
Xuất khẩu trực tiếp
Doanh nghiệp
xuất khẩu
Nhà nhập
khẩu
Tuyển chọn kỹ thị trường muốn thâm nhập,
chọn ra các hệ thống phân phối riêng cho mỗi thị
trường
Nhà
SX
Nhà phân phối
nước ngoài
Người bán lẻ nước
ngoài
Công ty thương mại
nhà nước
Người sử dụng cuối
cùng
59
Thuận lợi - Kiểm soát nhiều hơn tiến trình xuất
khẩu
- Thu được nhiều lợi nhuận
- Nắm chặt chẽ mối quan hệ với thị
trường liên quan
- Rất chủ động trong việc thâm nhập
thị trường và quản lý hoạt động phân
phối hàng hoá tốt hơn
Khó khăn - Tốn thời gian, nhân sự và sử dụng
nhiều nguồn tài lực
- Khó quản lý kênh phân phối trực
tiếp nếu như không có kinh nghiệm
trong lĩnh vực phân phối
a. Cơ cấu tổ chức phục vụ xuất khẩu
Tập trung được tài năng chuyên môn
Đáp ứng nhu cầu đối phó thị trường quốc tế
Nổ lực tiếp thị được tập trung sẽ dẫn đến kết quả
mức độ xuất khẩu sẽ tăng.
- Tách rời việc quản lý xuất khẩu ra khỏi việc kinh
doanh trong nước
60
Ban
Giám Đốc
Kinh doanh Kế toán MarketingXuất NhậpKhẩu
* Sự thành công của một công ty tại các thị trường
nước ngoài tùy thuộc vào các phương pháp tiếp
thị nhiều hơn là chất lượng sản phẩm
b. Hệ thống phân phối
Văn
phò
ng
đại d
iện
hoặc
chi
nhá
nh
Ðại diện
thương m
ại
Ðại lý
Nhà phân
phối
Nhà bá
n lẻ
nước ng
oài
Bán
hàn
g
trự
c ti
ếp
- Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của công ty ở
nước ngoài tổ chức trực tiếp bán hàng tại thị trường
- Ðại diện thương mại: bán hàng hưởng hoa hồng,
không gánh chịu rủi ro hoặc trách nhiệm.
làm việc trên cơ sở độc quyền hoặc không độc
quyền.
61
- Ðại lý: một người đại diện có nhiều quyền hạn và
có thể được ủy nhiệm để hành xử mọi vấn đề thay
mặt công ty mà ông ta làm đại diện.
- Nhà phân phối: mua hàng của nhà xuất khẩu với
một giá có chiết khấu và bán lại hàng hóa.
- Nhà bán lẻ nước ngoài: mua hàng trực tiếp nhà
xuất khẩu .
- Bán hàng trực tiếp : những người mua hàng trực
tiếp là các chính phủ nước ngoài, các cơ quan như
bệnh viện, trường học hoặc các doanh nghiệp.
Mỗi sản phẩm bán ra nước ngoài phải kèm theo sự
bảo đảm, bảo hành hoặc dịch vụ kèm theo
có thể tổ chức nhờ hệ thống phân phối của
mình ở nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên
Lưu ý
62
Nhà sản xuất
trong nước
Người tiêu dùng
nước ngoài
Người bán
buôn trong
nước
Nhà
xuất
khẩu
Nhà
nhập
khẩu
Đại lý
hoặc
người bán
buôn nước
ngoài
Người
bán lẻ
nước
ngoài
Công ty quản
lý xuất khẩu
hoặc lực
lượng bán
hàng của công
ty
1. Các loại kênh phân phối quốc tế
* Kênh phân phối hướng về nhập khẩu
(kênh phân phối truyền thống)
- Xuất phát từ nền kinh tế phụ thuộc mạnh mẽ vào
hàng hoá nhập khẩu.
Nhà nhập
khẩu
Khách hàng
nội địa
Nhà sản xuất
nước ngoài
- Nhà nhập khẩu kiểm soát một lượng cung cố định
và bán một lượng hàng hạn chế với giá cao cho một
số ít khách hàng giàu có.
- Việc thâm nhập thị trường cũng như phân phối hàng
loạt là không cần thiết bởi vì cầu vượt quá cung
63
- Cấu trúc kênh phân phối truyền thống thường hạn
chế số lượng các trung gian tham gia vào hoạt động
phân phối.
- Nhà sản xuất không cần phải quan tâm tới chi phí
sản xuất; mỗi lần gửi hàng là một thương vụ, khi bán
hết đợt hàng này thì các thương gia lại tiến hành
nhập khẩu một đợt khác và giá cả của mỗi đợt dựa
trên giá nhập khẩu của mỗi chuyến giao hàng và
lượng cung cầu tại thời điểm đó.
BÀI TẬP
Hãy đưa ra 5 ví dụ hàng hoá nhập khẩu theo hình
thức Kênh phân phối hướng về nhập khẩu
Và cho biết:
+ Thuận lợi và khó khăn của nhà sản xuất
+ Trường hợp nào nên chọn hình thức phân phối
này
* Kênh phân phối hàng loạt
(kênh phân phối hiện đại)
- Phổ biến những nước phát triển - những thị trường
này lượng cung không bị khống chế bởi một người
cung cấp mà nó tăng hay giảm trong một khoảng
nhất định, việc tối đa hoá lợi nhuận phụ thuộc vào
năng lực sản xuất .
64
Nhà nhập
khẩu
Khách hàng
nội địa
Nhà sản xuất
nước ngoài
- Thị trường thuộc về người mua, còn người bán cố
gắng thâm nhập thị trường và đưa hàng hoá đến với
người tiêu dùng.
tạo ra một cấu trúc kênh phân phối phát triển cao
với sự tham gia rộng rãi của các loại hình trung gian.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn kênh
phân phối
a. Chi phí
- Bao gồm chi phí đầu tư ban đầu để phát triển kênh
và chi phí tiếp theo để duy trì nó
- Chi phí duy trì gồm chi phí trực tiếp cho lực lượng
bán hàng của công ty hoặc dưới dạng lợi nhuận, tiền
lãi hoặc là tiền hoa hồng cho các trung gian phân
phối hàng hoá
Các chi phí của nhà môi giới bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển và lưu giữ hàng hoá
+ Chi phí dỡ hàng, cấp tín dụng
+ Chi phí quảng cáo tại từng địa phương
+ Chi phí cho người đại diện bán hàng
+ Chi phí cho các cuộc đàm phán.
65
b. Yêu cầu về vốn
- Sự đầu tư vốn tối đa trong trường hợp công ty thiết
lập các kênh phân phối hay lực lượng bán hàng của
chính mình
- Việc sử dụng các trung gian phân phối hoặc những
nhà buôn có thể làm giảm nhu cầu đầu tư bằng tiền
mặt cho kênh phân phối
c. Kiểm soát
- Công ty càng tham gia nhiều vào hoạt động phân
phối thì càng có cơ hội kiểm soát kênh phân phối
chặt chẽ hơn
- Nếu kênh phân phối càng dài, thì khả năng kiểm
soát giá cả, khối lượng hàng hóa, hoạt động xúc tiến
bán hàng, cũng như năng lực hoạt động của các
thành phần trong kênh phân phối càng giảm
d. Sự bao phủ thị trường
- Sự bao phủ thị trường để có thể bán được nhiều
hàng hoá nhất ở mỗi thị trường, đạt được thị phần
nhất định và thâm nhập được thị trường mong muốn
ảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh phân phối
- Một số công ty chỉ quan tâm tới việc đáp ứng nhu
cầu của một số trung tâm dân cư chính vì chỉ có 2
hoặc 3 thành phố tạo thành sức mua chủ yếu của
quốc gia.
66
e. Đặc điểm
- Hệ thống kênh phân phối được chọn phải phù hợp
với đặc điểm của công ty và các thị trường mà nó
đang kinh doanh
- Đặc điểm của sản phẩm cũng ảnh hưởng chọn
kênh phân phối, gồm bảo quản sản phẩm, quá trình
bán hàng, các dịch vụ bán hàng đi kèm sản phẩm
cũng như giá trị của sản phẩm.
f. Sự liên tục
- Nhà trung gian đều rất ít trung thành với nhà sản
xuất. Họ hoạt động phân phối khi có thể thu lợi
nhuận, nhưng có thể từ bỏ một cách nhanh chóng
nếu không thấy có hiệu quả.
BÀI 7
67
Khái niệm1
Thông tin trong marketing xuất khẩu là thông tin
xuyên văn hóa, giữa những người ở một nền văn
hóa này và những người ở một nền văn hóa khác.
Xúc tiến mar xuất khẩu là chuyển các thông tin từ
nhà xuất khẩu đến khách hàng ở nước ngoài,
vượt qua các rào cản do sự khác biệt về văn hóa
Một số rào cản đối với xúc tiến xuất khẩuột số rào cản đối v i xúc tiến xuất khẩu
Thông tin
được gởi đi
bởi nhà
xuất khẩu
Sự chấp
nhận được
thông tin bởi
khách hàng
ở nước
ngoài
- Bất đồng ngôn ngữ
- Quy định của chính
phủ
- Phương tiện truyền
thông
- Khác biệt về kinh tế
- Thị hiếu và thái độ
- Tiến trình mua hàng
2 Các quyết định thông tin và xúc tiến xuất khẩu
Quyết định trong hoạt động xúc tiến có liên quan
đến các vấn đề sau:
- Loại thông tin nào cần được chuyển tới khách
hàng?
- Chọn lựa phương tiện truyền thông nào?
- Chi phí và nổ lực dành cho hoạt động này là
bao nhiêu?
68
phải xem xét nhiều loại hình xúc tiến khác nhau:
Chào hàng
(personal
selling)
Quảng cáo
(advertising)
Khuyến mãi
(sales
promotion)
Quan hệ
công chúng
(publicity)
a. Quyết định thông tin
Cung cấp tin tức về sản phẩm1
2 Thuyết phục mua hàng
3
Phát triển thái độ tích cực đối với sản phẩm
tạo ra sự
thay đổi về
suy nghĩ
Khách hàng
tiềm năng
- Các quốc gia có những kiểu mẫu về hành vi thái độ
giá trị được phát triển từ các nền văn hóa khác nhau
gây trở ngại cho thông tin hiệu quả
Bao gồm:
Lời nói hay chữ viết
Kiểu cách ăn mặc
Việc định thời gian để tiếp xúc
Các cử chỉ
Sử dụng không gian khi tiếp cận khách hàng
...
69
Nghi thức kinh doanh tại một châu Âu thống nhất
Nếu dùng một giai thoại hài hước để mở đầu:
có thể ổn đối với các thính giả Mỹ
người Pháp sẽ mỉm cười
người Bỉ sẽ cười to
người Hà Lan sẽ thấy bối rối
người Đức sẽ hiểu theo nghĩa đen.
Nghi thức ăn mặc khi hội họp:
- Người Anh và người Hà Lan sẽ bỏ áo khoác và
xắn tay áo sơ mi, họ muốn bắt tay vào việc luôn.
- Người Tây Ban Nha sẽ nới lỏng cà vạt.
- Người Đức không đồng tình vì cho rằng có vẻ
nhếch nhác và không hợp với doanh nhân. Người
Đức sẽ mặc áo khoác trong suốt buổi họp.
- Người Ý cũng làm như vậy, nhưng họ ăn vận là
cốt tạo ra vẻ ngoài cho cuộc gặp
Ở lần gặp gỡ đầu tiên
- Người Anh sẽ chỉ “thám hiểm địa hình”, kiểm tra sơ bộ tình
hình, và những việc tương tự.
- Người Pháp sẽ đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của
những “tay chơi” khác và quyết định sẽ chọn vị trí nào trong
lần gặp tiếp theo.
- Người Ý không quá coi trọng lần gặp gỡ đầu tiên. Với họ
đây chỉ là lần găp gỡ để chuẩn bị chương trình cho những
cuộc họp thật sự.
- Người Đức coi lần gặp gỡ đầu tiên đúng là một cuộc họp và
sẽ ngạc nhiên nếu lần gặp gỡ tiếp theo bắt đầu mà không
nhắc tới những kết luận trước.
70
b. Quyết định biểu tượng
Có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối thiện
cảm của khách hàng tiềm năng:
· Màu sắc là một loại biểu tượng nhìn thấy được.
· Những hình ảnh người hoặc vật
. Cách bố trí quảng cáo.
3 Các kỹ thuật xúc tiến
* Chào hàng (personnal selling)
- Là việc marketing thông qua con người
thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc
chuẩn bị nhân sự.
- Người đại diện bán hàng dựa vào các tài liệu và
dữ kiện để trả lời câu hỏi của khách hàng nhanh
chóng.
Yêu cầu
1
Hoạt động bán
hàng thực sự:
Cung cấp
những thông
tin về sản
phẩm cho
khách hàng và
phải lấy được
đơn hàng
2
Mối quan hệ
với khách
hàng:
Phải luôn quan
tâm đến việc
duy trì và cải
thiện vị trí của
công ty với
khách hàng
3
Thu thập và
cung cấp thông
tin :
Cung cấp
những thông tin
có ích cho việc
hoạch định các
chương trình
mar
71
* Khuyến mãi:
Catalogue
Công cụ
khuyến mãiiTạp chí
Phim, slide,
máy vi tính
Semina
thông báoHội chợ
Triển lãm
Tạo một hình ảnh tốt đẹp của toàn bộ hoạt động và
sản phẩm của công ty thông qua báo chí và các
hoạt động khác.
* Quan hệ công chúng
* Quảng cáo:
Không khí quảng cáo
Nên xem xét các yếu tố có liên quan đến kinh tế, xã
hội, văn hóa, thái độ của công chúng và pháp luật.
72
Các nhân tố kinh tế, xã hội và văn hóa
Hệ thống
kinh tếi
Kinh tế thị
trường
thuận lợi
cho việc
quảng cáo
hơn kinh
tế tập
trung
Cấu trúc
xã hội
Xã hội
hiện đại
dễ chấp
nhận
quảng cáo
hơn xã hội
truyền
thống
Không khí
tôn giáo
Các nước
lấy tôn giáo
làm quốc
đạo thường
phản ứng
tiêu cực đối
với quảng
cáo hơn
Nền tảng
văn hóa
Nền văn
hóa thiên
về cộng
đồng dễ
chấp nhận
quảng cáo
hơn thiên
về cá nhân
chủ nghĩa
Các nhân tố luật pháp và chính trị
Ðộc quyền
quốc gia
một số nước điều hành hoàn toàn hoặc một
phần các phương tiện truyền thông - đặc biệt
phát thanh và truyền hình
Kiểm duyệt một số nước kiểm duyệt rất gắt gao đối với
nội dung và hình thức quảng cáo
Hạn chế
quảng cáo
+ Hạn chế hoàn toàn hoặc một phần
+ Hạn chế một số sản phẩm: rượu, bia, thuốc lá
+ Hạn chế thời lượng quảng cáo.
+ Cấm so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất.
+ Quy định quảng cáo phải nói đúng sự thật.
Phương tiện truyền thông quốc tế
Sử dụng phương tiện chung cho những thị trường
cùng ngôn ngữ
Ít tốn kém hơn quảng cáo tại nước sở tại
- Tiếng Anh :Mỹ, Canada, Anh, Úc, Singapore, Ấn độ
- Tiếng Pháp: Pháp, Canada
- Tiếng Hoa: China, Malaysia, Đài Loan, Singapore
73
Truyền thông tại nước ngoài
- Báo chí , tạp chí.
- Bảng hiệu, poster, car card : áp dụng ở
những nước có thu nhập thấp.
- Radio, TV.
- Thư trực tiếp.
- Ở rạp chiếu phim.
- Ða truyền thông
Nội dung quảng cáo
nguyên tắc
AIDA
A
I
D
A
get Attention
(lôi cuốn sự chú ý)
hold Interest
(làm cho thích thú)
create Desire
(tạo sự ham muốn)
lead to Action
(dẫn đến hành
động mua hàng)
* Những thách thức khi xây dựng chiến lược
quảng cáo quốc tế
1. Tiêu chuẩn hóa hay sự thích ứng?
- Những chương trình quảng cáo quốc tế đạt tiêu
chuẩn có được ứng dụng hiệu quả ở tất cả các nước
trên thế giới hay không?
- Hay vì mỗi nước có một đặc thù riêng nên phải
xây dựng những chương trình quảng cáo riêng
74
Tiêu chuẩn hóa
- Tiết kiệm chi phí
- Giúp cho việc yểm trợ bán hàng được thực hiện
một cách hiệu quả hơn
- Tận dụng được khả năng hiểu rõ về thị trường của
các văn phòng đại diện tại các nước
Sự thích ứng
- Mỗi nước đều có nền tảng văn hóa riêng biệt
- Thuộc tính của sản phẩm thường ảnh hưởng
đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng từng
nước trên thế giới
- Nhận thức về những đặc tính của sản phẩm
có thể khác nhau
2. Hàng rào ngôn ngữ
- Mỗi quốc gia sử dụng ngôn ngữ khác nhau là khó
khăn, trở ngại khi xây dựng các chương trình quảng
cáo
- Trong cùng một nước cũng có thể tồn tại đồng thời
nhiều ngôn ngữ, thổ ngữ, biệt ngữ
- Trình độ dân trí thấp cản trở tới việc truyền đạt
thông tin, làm cản trở khả năng sáng tạo và việc sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
75
3. Sự đa dạng về văn hóa
Việc truyền đạt thông tin gặp khó khăn vì các yếu tố
văn hóa sẽ quyết định sự nhận thức, đánh giá về sản
phẩm của người tiêu dùng.
Ví dụ về màu sắc
Người Châu Âu cho màu trắng là trượng trưng cho
sự trinh tiết, tinh khiết
Người Châu Á cho màu trắng tượng trưng cho sự
chết chóc
- Những quan niệm khi đã đi vào tiềm thức dựa trên
truyền thống và văn hóa lâu đời ở mỗi quốc gia thì
thường khó có thể vượt qua được.
Ví dụ: Việc làm mát vào mùa hè và làm ấm vào mùa
đông đối với người Trung Quốc.
Thức uống có mạch nha là làm nóng
Sữa tươi là làm mát
Rượu brandy thì tăng sức dẻo dai
Whisky thì có hại.
4. Sự hạn chế về các phương tiện truyền thông
- Quy định giới hạn về truyền thông ảnh hưởng rất
nhiều đến sự sáng tạo của người làm marketing.
- Các nhà quảng cáo ở một số nước phải phát triển
phương tiện của riêng họ để khắc phục hạn chế của
phương tiện sẵn có.
76
Ví dụ:
Ở Ý, những chương trình quảng cáo của mỗi doanh
nghiệp bị giới hạn 10 lần trong một năm, và khoảng
cách giữa hai lần ít nhất là 10 ngày.
* Nhận xét chung
là biện pháp có hiệu quả cao nhất, nhưng cũng
tốn kém chi phí nhất, nhân viên chào hàng phải
luôn xa nhà cho những quảng thời gian dài nhất
định
Chào hàng cá nhân:
Quan hệ công chúng:
việc quan trọng nhất là tạo được sự tín nhiệm,
ngoài ra cần có hình thức tài trợ cho các cuộc thi
đấu thể thao chẳng hạn.
Hội chợ thương mại: có rất nhiều thuận lợi
Ðối với hàng tiêu dùng thì nên tạo ra sự chấp
nhận nhãn hiệu ở thị trường mục tiêu một các
rộng rãi
Ðối với sản phẩm công nghiệp thì việc chào
hàng cá nhân là biện pháp tốt nhất
77
4 Chiến lược và chương trình xúc tiến
Mục tiêu
- Thuyết phục khách hàng về chất lượng sản
phẩm.
- Mô tả và giới thiệu tính hiệu quả của sản phẩm
trong việc thỏa mãn một nhu cầu cụ thể.
- Tạo ra hình ảnh tốt đẹp của công ty như là một
nhà cung cấp đáng tin cậy.
- Ðặt ra mục tiêu xúc tiến.
- Quyết định loại hình quảng cáo và thông tin
xúc tiến; chọn lựa phương tiện thông tin.
- Ấn định các khoản thời gian, nổ lực và tiền bạc
đầu tư cho kế hoạch xúc tiến
Các bước thực
hiện
Tình huống Bán dầu gội White Dove ở Philippines
Kết quả điều tra thị trường Philippines1
- Dầu gội chiếm 10% doanh số hàng chăm sóc cá nhân
- Có hơn 12 nhãn hiệu dầu gội trên thị trường
- Dầu gội đầu được bán ở các hiệu tạp hoá, hiệu thuốc,
cửa hàng bách hoá, siêu thị nhỏ, siêu thị lớn, cửa hàng
chuyên bán sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, mỹ viện
- Người tiêu dùng không chỉ là phụ nữ mà còn là nam
giới, già có trẻ có, thuộc tất cả các tầng lớp.
78
Lịch sử phát triển công ty2
1973
1980White Dove
Philippines
Công ty White Dove
Nhật Bản bán dầu
gội vào thị trường
Philippines thông
qua nhà nhập khẩu
là Công ty Thương
mại Leonardo Paras
Công ty White Dove Philippines thành
lập theo phương thức nhượng quyền,
trực tiếp sản xuất tại thị trường nội địa
Xây dựng nhà
máy mới, sản
lượng tăng 10 lần1976
Quảng cáo và xúc tiến3
Tổ chức các hội chợ mỹ phẩm
Tài trợ các cuộc thi sắc đẹp quốc gia và quốc tế
Triển lãm, hội thảo giới thiệu nhà tạo mẫu tóc
Phát mẫu miễn phí tại các mỹ viện
Ấn
phẩm
Phim
ảnh Truyền
thanh
Trưng
bàyQuà
tặng
Quảng cáo
Báo
Tạp chí
Tặng cho các
nhà tạo mẫu tóc
Cửa hàng
Siêu thị
Metro
79
Phân phối4
Công
ty
Thẩm
Mỹ
Viện
Khách
hàng
A B Trên
C
C
Giá sp
30.000 peso
Giá sp
10.000 - 30.000
peso
Giá sp
3.000 - 10.000
peso
Không phân
phối
Phân phối sản phẩm trên khắp đất nước thông qua:
- 11 đại diện kinh doanh và 16 đại lý phục vụ các
siêu thị, bách hoá, hiệu thuốc, hiệu rau quả, siêu
thị mini, và hiệu cắt tóc
- 7 đại diện kinh doanh, 6 đại diện địa phương và
18 đại lý cấp thấp phục vụ các mỹ viện
- Một cơ quan phân phối của công ty phụ trách
marketing tại khu vực Metro Manila
Tuyên bố về nhiệm vụ5
- Nỗ lực dẫn đầu thị trường sản phẩm chăm sóc cá
nhân nhờ việc cung cấp những sản phẩm chất
lượng tốt nhất, với trọng tâm đặc biệt là các sản
phẩm chăm sóc tóc
- Việc bổ sung thêm sản phẩm mới hoặc giới thiệu
những sản phẩm kết hợp sẽ củng cố vị trí của công
ty trên thị trường, đẩy mạnh lượng hàng tiêu thụ
của công ty, và trên hết, gia tăng lợi nhuận công ty
80
Giá cả6
- Mỗi một sản phẩm được định giá cơ bản cho các
thị trường loại A và loại B
được định ở mức cạnh tranh, cho phép công ty
đảm bảo tỷ suất lợi nhuận hợp lý
1. Mục tiêu của hoạt động mar của Công ty là gì?
Câu hỏi
2. Bạn nghĩ gì về các kênh phân phối của Công ty?
Họ có cần thay đổi hệ thống này không? Tại sao?
3. Hãy so sánh những hoạt đông xúc tiến của Công
ty với những hoạt động mà bạn biết
4. Theo bạn tại sao công ty sử dụng phương tiện in
ấn là chủ yếu chứ không phải là truyền hình?
5. Tại sao phải mất 3 năm thì công ty của Nhật Bản
mới chọn Công ty White Dove Philippines làm công
ty sản xuất theo giấy phép của mình?
6. Bạn có cho rằng việc thử mẫu nước, lấy mẫu sợi
tóc và tìm hiểu sở thích về mùi hương tại thị trường
Philippines là một phương pháp nghiên cứu chính
xác? Tại sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_marketing_quoc_te_bai_1_mot_so_van_de_ve_marketin.pdf