Giáo trình Mô đun Pháp luật chuyên nghành

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này, cụ thể như sau: 1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này. 2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;120 c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này

pdf134 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Mô đun Pháp luật chuyên nghành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp xử lý đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định, quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với việc xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 5 Điều này; b) Buộc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 Điều này. Điều 22. Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương khi đưa giống cây trồng mới lần đầu nhập khẩu gieo trồng tại địa phương theo thông báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không tuân thủ quy định về việc nhập khẩu, nhân nuôi và sử dụng sinh vật có ích; b) Gieo trồng giống cây trồng mới lần đầu nhập khẩu không đúng địa điểm theo quy định tại Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 106 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa ra gieo trồng, sản xuất giống cây trồng nhập khẩu ngoài khu cách ly khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật về tình trạng nhiễm sinh vật gây hại đối với giống cây trồng phải gieo trồng trong khu cách ly. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc tiêu hủy giống cây trồng, sinh vật có ích nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 23. Vi phạm quy định về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định; b) Sử dụng người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không có Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; c) Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không có quy trình kỹ thuật đã đăng ký, thiếu phương tiện, trang thiết bị hành nghề theo quy định; d) Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng không đúng quy định. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng chưa có tên thuốc thành phẩm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; b) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; c) Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, bao bì đóng gói bằng gỗ không đúng quy trình kỹ thuật; d) Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hoạt động hành nghề xông hơi khử trùng có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam; 107 b) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xông hơi khử trùng; c) Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị thông báo vi phạm của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật nước nhập khẩu; 4. Hình thức xử phạt bổ sung a) Tước quyền sử dụng Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng nếu có tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều này; c) Đình chỉ hoạt động hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này; d) Đình chỉ hoạt động hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm. Điều 24. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sản xuất thuốc mà Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn; b) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 61 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động sản xuất; c) Sản xuất thuốc không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp. d) Không tiến hành kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng, không lưu giữ hồ sơ, giấy kiểm định chất lượng và thuốc mẫu của từng lô thuốc bảo vệ thực vật xuất xưởng theo đúng quy định pháp luật. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Đóng gói thuốc thành phẩm đã quá hạn sử dụng; 108 b) Sản xuất thuốc có nội dung nhãn không đúng với nội dung của Giấy Chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sản xuất thuốc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; b) Đóng gói thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh; c) Tiếp tục sản xuất khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc; d) Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm. 6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) đến 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm. 7. Đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền 50.000.000 đồng. 8. Hình thức xử phạt bổ sung a) Đình chỉ 06 tháng hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; 109 b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này; c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, 6 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái chế thuốc thành phẩm còn có khả năng tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; b) Buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật có nhãn sai quy định và buộc loại bỏ các nội dung vi phạm hoặc thay nhãn theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; c) Buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này. Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam khối lượng dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm; c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn; d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong 110 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm; b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm; c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không bảo đảm chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm; b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm; c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh; d) Bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người không có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; đ) Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc; e) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc. 4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 100 kilôgam (hoặc 100 lít) đến dưới 300 kilôgam (hoặc 300 lít) thuốc thành phẩm; 111 b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm. 5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 300 kilôgam (hoặc 300 lít) đến dưới 500 kilôgam (hoặc 500 lít) thuốc thành phẩm; b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm. 6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 500 kilôgam (hoặc 500 lít) đến dưới 1.000 kilôgam (hoặc 1.000 lít) thuốc thành phẩm; b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm. 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 1.000 kilôgam (hoặc 1.000 lít) thuốc thành phẩm trở lên; b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm. 8. Đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ 112 sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền đến 50.000.000 đồng. 9. Hình thức xử phạt bổ sung Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam quy định tại Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này. 10. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm a Khoản 6 và Điểm a Khoản 7 Điều này; b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm a, b Khoản 2; Điểm a, b Khoản 3; Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều này. Điều 26. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc; b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh. 113 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 27. Vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của phương tiện vận chuyển; b) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; c) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên các phương tiện giao thông công cộng. 2. Vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 25 Nghị định này. Điều 28. Vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam không đúng nhà sản xuất trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam; b) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam có thời hạn sử dụng dưới 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc đến Việt Nam. 114 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam làm chất chuẩn dùng trong hoạt động thử nghiệm mà không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật hết hạn sử dụng, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh; c) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có Giấy phép nhưng không đúng loại thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật ghi trong giấy phép; d) Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật nhập khẩu khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các loại thuốc chứa hoạt chất methyl bromide hoặc thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS). 6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc tái xuất thuốc bảo vệ thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này; Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 33 Nghị định này phải ra quyết định 115 tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng. b) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này. Điều 29. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; b) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 59 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động khảo nghiệm. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm theo quy định; b) Gian lận trong hoạt động khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi không thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mà có báo cáo kết quả khảo nghiệm. 4. Hình thức xử phạt bổ sung Đình chỉ hoạt động của tổ chức thực hiện khảo nghiệm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2, 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 Điều này. Điều 30. Vi phạm quy định quản lý giấy phép, Giấy chứng nhận về bảo vệ và kiểm dịch thực vật 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; 116 c) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; d) Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa; đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; e) Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; g) Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; h) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu. i) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ đề nghị cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dùng thuốc bảo vệ thực vật sai mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 117 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này, cụ thể như sau: 1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 118 2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng: Chi cục Kiểm Lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Trồng trọt, Chi cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được giao nhiệm vụ quản lý giống cây trồng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; 119 c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này, cụ thể như sau: 1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này. 2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng; 120 c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân 1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. 3. Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định Điểm b Khoản này; 121 d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng an ninh kinh tế, Trưởng phòng an ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng an ninh thông tin có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật 122 tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này. Điều 35. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan 1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. 3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 123 4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trƣờng 1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; 124 b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng 1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng. 3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 125 4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển 1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng. 2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng. 3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; 126 b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 7. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trƣờng, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển 1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điểm d, đ Khoản 2 Điều 12, Điều 17, Điều 20, Điều 22, Điều 28 và Điều 30 của Nghị định này 127 theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3. Những người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều: 13, 14, 15, 16, 18, 19, 24, 25, 27 và 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 4. Những người có thẩm quyền của lực lượng bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17, Khoản 1 Điều 18, Khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 27, Khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 5. Những người có thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17, Khoản 1 Điều 18, Khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 27, Khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Điều 40. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính 1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 31 đến Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 41. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2016. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật xảy ra trước khi Nghị định này đã có hiệu lực mà sau đó mới bị 128 phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Điều 43. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này III- Thực hành: Tìm hiểu hệ thống tổ chức BVTV, Kiểm dịch thực vật của tỉnh Lâm đồng? Các vi phạm thường gặp về hoạt động kinh doanh TBVTV và giống cây trồng? Các bước tiến hành: Bƣớc 1. Chia lớp thành nhiều nhóm 5 SV/1 nhóm. Bƣớc 2. Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học Bƣớc 3. Hướng dẫn cách tra cứu trên Webside Bƣớc 4. Hướng dẫn cách phân tích dự liệu, những vấn đề trọng tâm Bƣớc 5. Hướng dẫn cách tìm hiểu quá trình phát triển hệ thống tổ chức BVTV, Kiểm dịch thực vật qua các văn bản. Bƣớc 6. Thảo luận nhóm Bƣớc 7. Báo cáo kết quả điều tra Bƣớc 8. Đánh giá chéo kết quả giữa các nhóm Bƣớc 9. Giáo viên nhận xét, đánh giá tổng kết bài học Câu hỏi ôn tập bài 4 Câu 1: Nêu những quy định chung của Hệ thống tổ chức thanh tra chuyên nghành NN-PTNT? Câu 2. Thống kê những hành vi vi phạm trong công tác giống cây trồng, mức xử phạt nào nặng nhất? Câu 3. Thống kê những hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ thực vật, mức xủ nào nặng nhất? Câu 4. Thống kê những hành vi vi phạm trong công tác kiểm dịch cây trồng, mức xử phạt nào nặng nhất? Ghi nhớ nội dung Chƣơng 4 129 - Quy định chung về phạt vi phạm hành chính: từ Điều 1 - 5 - Quy định phạt vi phạm hành chính trong công tác giống cây trồng: từ Điều 6 - 18 - Quy định phạt vi phạm hành chính trong công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật: từ Điều 19 - 30 - Quy định thẩm quyền xử phạt hành chính: từ Điều 31- 40 - Điều khoản thi hành: từ Điều 41-43 130 IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng Học tại lớp học lý thuyết và phòng thực hành đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn, thuận tiện cho giảng dạy và học tập. 2. Trang thiết bị máy móc - Máy chiếu Projector, màn chiếu - Máy chiếu vật thể, tivi LCD 60 - Máy quay phim, máy chụp hình 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu - Học liệu: Tài liệu giảng dạy pháp luật chuyên ngành + Hình ảnh pháp luật chuyên ngành, băng video liên quan tới môn học. + Tài liệu phát tay, hướng dẫn thực hành, tài liệu tham khảo có liên quan đến môn học. - Dụng cụ: Tập bút Thước kẻ - Nguyên vật liệu: Thuốc BVTV và giống cây trồng, hạt giống 4. Các điều kiện khác - Cán bộ trại thực nghiệm sản xuất. - Cán bộ kỹ thuật cơ sở sản xuất, kinh doanh. V. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 1. Nội dung đánh giá + Về kiến thức - Trình bày được luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Phân tích được pháp lệnh giống cây trồng - Mô tả tóm tắt được các văn bản về quản lý thuốc bảo vệ thực vật + Về kỹ năng - Thực hiện mô phạm được các điều luật trong luật bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật Việt Nam 131 - Vận dụng được các văn bản pháp luật vào công việc cụ thể vầ kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Sinh viên có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng ra quyết định khi làm việc với nhóm, tham mưu với người quản lý và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình - Có khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu có liên quan đến môn học. - Có khả năng tìm hiểu tài liệu để làm bài thuyết trình theo yêu cầu của giáo viên. - Có khả năng vận dụng các kiến thức liên quan vào các môn học/mô đun tiếp theo. - Có ý thức, động cơ học tập chủ động, đúng đắn, tự rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, khoa học và tuân thủ các quy định hiện hành 2. Phương pháp đánh giá: - Kiểm tra định kỳ: + Kiểm tra 01 bài lý thuyết bằng hình thức tự luận hoặc bài tập tình huống + Kiểm tra 01 bài thực hành: Luật bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật + Thời gian: 01 giờ/01 bài - Kiểm tra kết thúc mô đun: + Hình thức: 1 bài lý thuyết hoặc bài tập tình huống + Thời gian: 75 đến 90 phút VI . Hƣớng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho nghề bảo vệ thực vật trình độ cao đẳng. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên: Có chương trình môn học. Có bài giảng chi tiết. Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học. 132 + Phân chia nhóm thuyết trình. Có phương pháp đánh giá phù hợp với từng đối tượng sinh viên, học sinh. + Giáo viên cần chuẩn bị phim tư liệu vơí nội dung về mô hình thực hiện các điều kiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường. + Giáo viên liên hệ với một số cơ sở sản xuất để người học thực hành và tổ chức các buổi thảo luận, ngoại khoá. - Đối với người học: Để tạo điều kiện cho người học tiếp thu bài học tốt, khi giảng cần chú ý: Hoàn thành các bài thuyết trình. Chủ động trong học tập và tìm hiểu tài liệu liên quan đến môn học Có giáo trình, tài liệu cho người học tham khảo Có mô hình và đầy đủ các thiết bị phục vụ giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Chấp hành nghiêm túc kỷ luật, nội quy trong phòng thí nghiệm và ngoài khu sản xuất. + Tự giác trong học tập, chuẩn bị tốt các nội dung học tập theo hướng dẫn của giáo viên 3. Những trọng tâm cần chú ý - Luật bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật - Pháp lệnh giống cây trồng - Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật số: 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 của Quốc hội VN [2]. Pháp lênh giống cây trồng, Số 15/2004/PL-UBTVQH11, ngày 24/3/2004 của UBTV Quốc hộ i VN [3]. Nghị định về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Số: 31/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2016 của Chính phủ VN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phap_luat_chuyen_nghanh.pdf
Tài liệu liên quan