Khi ấn định mức giá trần CB khiến cho một lượng lớn bệnh nhân sẽ nhập viện. Trong
khi đó, các bệnh viện lại không sẵn sàng đảm bảo số giường bệnh cho bệnh nhân do
chi phí quá thấp. Điều đó khiến cho lượng bệnh nhân từ JB đến KB quá tải cho bệnh
viện, và sẽ nhận được chăm sóc với chất lượng thấp
Trong hình 2.10 cho ta thấy mức ảnh hưởng của trần viện phí – CB, sẽ tác động tích
cực và cả tiêu cực tới bệnh nhân. Vì viện phí rẻ hơn, ví dụ như bệnh viện Việt Đức, họ
sẽ đi đến bệnh viện này nhiều hơn, kể cả khi bệnh không quá nặng có thể chữa trị ở
bệnh viên địa phương (tuyến dưới). Nhưng bệnh viện lại không đủ khả năng khám
chữa nhiều bệnh nhân như vậy và cũng không có điều kiện đầu tư mở rộng hay thuê
thêm bác sĩ do thu nhập của bệnh viên quá thấp. Tình trạng gì sẽ xảy ra? Lượng bệnh
nhân (JB – KB) là lượng quá tải đối với bệnh viện. Vì vậy, lượng bệnh nhân này (có
thể là bệnh nhân nặng) sẽ không được chăm sóc kịp thời vì bệnh viện không đủ khả
năng. Thường những người quá tải này lại không phải là các bệnh nhân giàu, vì nếu
giàu thì họ luôn trả tiền cho dịch vụ tư, đảm bảo có chỗ cho họ.
Vì vậy, nếu gỡ bỏ chính sách giá trần, bệnh nhân sẽ buộc phải về địa phương để chữa
bệnh vì ở đó giá sẽ rẻ hơn, và như vậy bệnh viện cũng sẽ không quá tải, có đủ tiền để
phát triển bệnh viện. Đó chính là cách mà thị trường tự giải quyết các vấn đề của mình.
28 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế học vi mô - Bài 2: Cung cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc vào rất nhiều biến số. Các nhà kinh tế học vi mô đã đưa ra một hàm cầu tổng
quát như sau:
b c d k
i i jQ a P P Y e
Hàm số này chỉ ra mối quan hệ giữa lượng cầu của hàng hóa (i) trên thị trường phụ
thuộc vào giá hàng hóa (j), hàng hoá (i) và mức thu nhập Y. Các số a, b, c, d và k là
các hằng số (tham số). Ở đây có thể coi là hàm cầu co giãn đều vì b được coi là độ co
giãn của cầu theo chính giá, c là độ co giãn chéo của cầu và d là độ co giãn của cầu
Bài 2: Cung - cầu
26 ECO101_Bai2_v1.0012112219
theo thu nhập. Trong khi đó ek với e là cơ số logarit tự nhiên và biểu hiện yếu tố
khuynh hướng về sở thích. Một hàm cầu phức tạp và tổng quát là như vậy.
Tuy nhiên, trong giới hạn giáo trình này, chúng ta sẽ không đi sâu phân tích về
dạng hàm cầu tổng quát, thay vào đó chúng ta sẽ phân tích một dạng hàm cầu giản
đơn (hàm cầu một biến và là hàm bậc nhất). Một hàm cầu được đơn giản hóa chỉ
phản ánh mối quan hệ giữa giá của hàng hóa đó với lượng cầu về hàng hóa đó.
Hàm cầu đơn giản có dạng như sau:
i iQ f (P )
Trong đó Qi là lượng cầu đối với hàng hóa (i) và Pi là giá của hàng hóa (i). Chúng
ta sẽ sử dụng tiếp ví dụ về biểu cầu ở bảng 2.1 phía trên và hàm số hóa ví dụ đó
chúng ta sẽ có một hàm cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về trứng ở
xã X như sau:
Q = 10.000 – P
Trong đó Q là lượng cầu về trứng có đơn vị là quả. Còn P là giá trên thị trường của
trứng với đơn vị: VNĐ/quả. Chú ý rằng bất kỳ lượng cầu nào trên thị trường đều
gắn với một khoảng thời gian không gian nhất định mà ta đang khảo sát. Tuy
nhiên, khi trong cùng một khoảng thời gian chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới số lượng
cầu và giá trong cùng khoảng thời gian đó.
Nhìn vào hàm số ta có thể thấy là khi giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại giá
giảm thì lượng cầu tăng. Hệ số góc của hàm số là âm tức là nếu vẽ đồ thị của hàm
cầu này thì sẽ có hướng dốc xuống.
2.1.3. Sự dịch chuyển của đường cầu
2.1.3.1. Tổng quát về sự dịch chuyển đường cầu
Trong phần này đường cầu được sử dụng để phân tích biến động thị trường. Có thể nói
rằng, khi thị trường biến động sẽ dẫn tới cầu và đường cầu biến động theo. Tuy nhiên, câu
hỏi đặt ra là đường cầu sẽ biến động như thế nào? Rõ ràng là trên phương diện toán học
cũng như trong thực tế, yếu tố nào ảnh hưởng tới đường cầu thì đều làm đường cầu thay
đổi. Phần trên chúng ta đã xác định rằng đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và
lượng cầu. Như vậy, khi giá biến đổi thì lượng cầu sẽ trượt dọc trên đường cầu.
Trên thực tế, đường cầu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài giá của chính hàng hoá
đó. Các yếu tố đó bao gồm thay đổi thu nhập, thay đổi của các hàng hóa liên quan, biến
động trong kỳ vọng của người tiêu dùng (hay còn gọi là mong ước tương lai của người
tiêu dùng về hàng hóa), biến động về dân số và thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, sở thích
người tiêu dùng, tác động của mốt Tất cả các yếu tố vừa kể trên đều có một đặc điểm
chung là các yếu tố ngoài giá ảnh hưởng tới đường cầu. Do đó khi các yếu tố trên thay đổi
sẽ dẫn tới sự dịch chuyển đường cầu. Sự dịch chuyển đường cầu thể hiện sự thay đổi
lượng cầu của người tiêu dùng ở mọi mức giá. Chúng ta có thể thấy được sự dịch chuyển
của đường cầu sẽ có dạng như trong hình 2.2 dưới đây:
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 27
Hình 2.2. Sự dịch chuyển của đường cầu
Trên thực tế, cầu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như: thu nhập, giá cả các hàng
hóa khác, sở thích... Khi một yếu tố thay đổi, thì hầu hết lượng cầu tại các mức giá
đều thay đổi theo.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển đường cầu
Thay đổi thu nhập (I)
Yếu tố đầu tiên chúng ta khảo sát là việc
thay đổi thu nhập sẽ ảnh hưởng như thế
nào tới đường cầu. Nếu mức thu nhập
tăng, người tiêu dùng có thể dành nhiều
tiền hơn cho việc mua mọi hàng hóa. Tại
hình vẽ 2.2, nếu giá thị trường của hàng
hóa giữ ở mức P1, khi thu nhập tăng lên,
người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều
hàng hóa hơn ở mức giá đó. Ngoài ra
nếu thu nhập tăng lên thì người tiêu
dùng cũng vẫn có thể mua được đúng
lượng cầu như trước cho dù giá có tăng lên đến mức P2. Do vậy lượng cầu sẽ dịch
chuyển từ Q1 sang Q2. Kết quả là đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải từ D D’.
Điều này cũng có thể giải thích một phần lý do tại sao khi tăng lương tối thiểu cho
người lao động lại làm giá cả các hàng hóa tăng. Đó là vì khi có nhiều thu nhập
hơn, người tiêu dùng sẵn sàng mua lượng hàng hóa cũ ở mức giá cao hơn. Mặc dù
lúc này đường cầu thị trường đã dịch sang bên phải nhờ tác động tăng lương cho
người lao động.
Chú ý
Đối với một số mặt hàng (gọi là hàng thứ cấp) thì khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hoá đó giảm
vì vậy đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái.
Thay đổi thu nhập
Bài 2: Cung - cầu
28 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Thay đổi giá hàng hóa liên quan (Px,y)
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng và làm dịch chuyển đường cầu là việc thay đổi giá của
hàng hóa liên quan. Trên thị trường có nhiều loại hàng hóa đang được mua – bán
nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Thế nhưng để đạt được mục tiêu
của mình người tiêu dùng có thể có nhiều cách lựa chọn hàng hóa khác nhau. Đôi
khi người tiêu dùng cũng buộc phải sử dụng các hàng hóa có liên quan với nhau để
tạo ra một cách sử dụng hoàn chỉnh cho sở thích của mình. Những cách thức đó có
tác động ngược lại các hàng hóa và tạo ra các mối liên
hệ giữa chúng với nhau.
o Mối quan hệ thứ nhất: Các hàng hóa có thể thay
thế cho nhau – tức là nếu không dùng hàng hoá
này ta có thể dùng hàng hoá kia để thoả mãn một
mục đích sử dụng nào đó. Đặc điểm chính của mối
quan hệ này là khi giá của mặt hàng thay thế này
tăng lên, thì số lượng cầu của các hàng hóa thay
thế khác sẽ tăng lên ở mọi mức giá. Ví dụ: Giả sử
phân tích đường cầu về bếp ga. Khi giá bếp điện
tăng cao, người tiêu dùng thay vì sử dụng bếp
điện, sẽ chuyển sang sử dụng bếp ga. Khi đó,
lượng cầu về bếp ga sẽ tăng cao, đường cầu về bếp
ga sẽ dịch chuyển D D’ mặc dù giá bếp ga
không thay đổi tại điểm P1. (Hình 2.2).
o Mối quan hệ thứ hai: Các hàng hóa có thể bổ sung cho nhau – Nghĩa là khi
dùng hàng hoá này thì phải dùng cả hàng hoá kia mới đáp ứng được yêu cầu sử
dụng. Đặc điểm chính của mối quan hệ này là nếu tăng giá của một loại hàng
này sẽ làm giảm số lượng cầu của loại hàng hóa khác ở mọi mức giá. Ví dụ ga
và bếp ga là hai hàng hóa bổ sung cho nhau. Khi giá ga tăng, người tiêu dùng
thay vì mua bếp ga sẽ chuyển sang sử dụng bếp điện hoặc các loại bếp nấu
nướng khác. Như vậy, lượng cầu về bếp ga sẽ giảm xuống, đường cầu dịch
chuyển từ phải qua trái, từ D’ D, mặc dù giá bếp ga vẫn giữ ở mức P1.
o Mối quan hệ thứ ba: Các hàng hóa không liên quan. Đặc điểm chính của mối
quan hệ này là nếu giá của mặt hàng này thay đổi thì lượng cầu của mặt hàng
kia cũng không bị ảnh hưởng. Vì vậy đường cầu của hàng hoá đang phân tích
không bị thay đổi khi có biến động về hàng hoá không liên quan.
Thay đổi kỳ vọng của người tiêu dùng (E)
Kỳ vọng của người tiêu dùng là mong muốn và dự đoán cũng như là nhận định của
người đó về sự thay đổi về giá, về lượng cung cấp, về mức độ khan hiếm... của một
hàng hoá.
Lượng cầu về một loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định không chỉ phụ thuộc
vào giá bán hàng hoá trong thời điểm đó mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng của người
tiêu dùng về hàng hóa đó.
Đầu năm 2008, khi giá gạo trong nước tăng lên từ 8.000 VNĐ/kg lên tới mức
10.000 VNĐ/kg, các bà nội trợ cho rằng trong tương lai giá gạo có thể lên tới
20.000 VNĐ/kg. Với tâm lý đó, họ đổ xô đi mua gạo với số lượng lớn. Khi đó
đường cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải từ D D’. Kết quả là lượng cầu tăng lên
tại mọi mức giá.
Hàng hóa thay thế
bếp điện - bếp ga
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 29
Chúng ta cũng có thể giải thích nhiều hiện tượng ngược lại khi kỳ vọng người tiêu
dùng thay đổi, đường cầu dịch chuyển sang trái.
Thay đổi số lượng người tiêu dùng (ND)
Việc thay đổi số lượng người tiêu dùng cũng có thể
thay đổi đường cầu. Khi dân số Hà Nội tăng nhanh
trong những năm gần đây, nhu cầu đi lại tăng cao.
Điều đó dẫn tới việc nhu cầu mua xe máy ngày
một gia tăng. Chính vì điều đó khiến cho đường
cầu về xe máy dịch chuyển sang bên phải.
Trong thực tế dân số của Việt Nam và thế giới
ngày một tăng làm cho lượng cầu về năng lượng,
lương thực, nhà ở ngày một tăng cao. Đó chính
là hiện tượng đường cầu dịch chuyển sang phải.
Thay đổi thị hiếu người tiêu dùng (T)
Thị hiếu của người tiêu dùng là sự kết tinh của sở thích, thói quen, văn hoá, môi trường
sống... của người tiêu dùng, điều này phản ánh thông qua việc lựa chọn hàng hoá.
Ví dụ: Người thích màu đỏ, người thích màu trắng khi mua quần áo họ sẽ chọn
loại quần áo có màu sắc ưa thích.
Việc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng cũng khiến cho đường cầu dịch chuyển.
Người dân Hà Nội chuyển sang ăn nhiều rau và hoa quả hơn trong những năm gần
đây. Điều đó làm cho lượng cầu về các thức ăn này tăng lên nhanh chóng. Do vậy
có thể nói, đường cầu của rau quả tại thị trường Hà Nội đã dịch chuyển sang bên
phải, làm cho lượng cầu tăng lên ở mọi mức giá.
2.2. Cung
2.2.1. Khái niệm cung
Phần 1, chúng ta đã hoàn thành các phân tích về cầu. Phần 2 này sẽ phân tích một
phần quan trọng mà khi kết hợp với cầu sẽ tạo
thành thị trường đó là cung của thị trường. Cung
hàng hóa hầu hết do nhà cung cấp, hay các
doanh nghiệp cung ứng ra thị trường. Nhà doanh
nghiệp ứng xử theo một xu hướng ngược với
người tiêu dùng – đó là giá càng cao họ càng
muốn bán nhiều hàng hoá hơn vì dễ mang về
cho họ nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy ta có thể
định nghĩa:
Cung số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người
bán muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định (các yếu tố khác không thay đổi).
Ví dụ về cung một loại hàng hóa dịch vụ
Với mức giá 15.000đ/kg cam, nhà sản xuất A sẵn sàng cung ứng ra thị trường Hà Nội
10 tấn cam/ngày. Khi giá lên tới 30.000 VNĐ/kg, lúc này nhận thấy lợi nhuận tăng,
Số lượng người tiêu dùng
tăng nhanh
Nguồn cung về cam
Bài 2: Cung - cầu
30 ECO101_Bai2_v1.0012112219
nhà sản xuất mong muốn cung ra 20 tấn/ngày nhưng thực tế họ chỉ có khả năng sẵn sàng
cung ứng 15 tấn/ngày ra thị trường. Như vậy, cung thị trường ở đây là 15 tấn/ngày khi giá
là 30.000 VNĐ/kg. Ta thấy, với mỗi một mức giá khác nhau, nhà sản xuất sẽ và chỉ sẵn
sàng cung ứng ra thị trường một lượng hàng hoá khác nhau. Với mức giá càng cao, nhà
sản xuất sẽ sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hóa nhiều hơn so với mức giá thấp hơn
trước đó. Nhưng cung này của nhà sản xuất phụ thuộc vào cả năng lực sản xuất. Nên
nhiều khi biết bán rất có lợi nhưng họ không thể sản xuất đủ hàng để bán.
Như vậy, cung biểu thị mối quan hệ cùng chiều giữa giá và lượng cung.
2.2.2. Minh họa cung có 3 cách tương đương
2.2.2.1. Biểu cung
Biểu cung của hàng hóa, tương tự như biểu cầu, mô tả mối quan hệ giữa giá thị trường
của hàng hóa đó và lượng hàng hóa mà người sản xuất làm ra và muốn bán, trong điều
kiện không có sự thay đổi của yếu tố khác.
Biểu cung là một công cụ của Kinh tế học dùng để phân tích tương quan biến đổi của
lượng cung và giá của hàng hoá.
Bảng 2.2: Biểu cung của trứng cho xã X
Mức Giá (VNĐ/quả) Lượng cung (quả/ngày)
A 1.000 3.000
B 2.500 4.500
C 5.000 7.000
Khi giá trứng trên thị trường là 1.000 VNĐ/quả,
lượng cung trứng ra thị trường của các nhà sản xuất
chỉ là 3.000 quả/ngày. Tuy nhiên, khi giá trứng là
2.500 VNĐ/quả, thì sản lượng cung cấp trên thị
trường lên tới 4.500 quả/ngày. Giá trứng tăng cao
thúc đẩy các nhà sản xuất tăng sản lượng để bán
thêm trứng ra thị trường. Một kịch bản tương tự
xảy ra khi giá trứng tăng lên 5.000 VNĐ/quả. Với
mức giá cao như vậy, một lần nữa các nhà cung
cấp sẵn sàng bán lên tới 7.000 quả/ngày. Như vậy có thể kết luận rằng với giá
bán càng cao, các nhà sản xuất luôn sẵn sàng cung ứng ra thị trường một sản lượng
lớn hơn.
2.2.2.2. Đường cung
Tương tự như khi phân tích cầu, biểu cung có mối quan hệ với đường cung và hàm
cung. Các phân tích về đường cung và hàm cung sẽ giúp ta biết được dạng của đường
cung, hàm cung và như vậy có thể dùng nó để giải thích các phản ứng của nhà cung
cấp ảnh hưởng như thế nào đến thị trường. Mặt khác khi đem kết hợp đường cung với
đường cầu, hàm cung với hàm cầu ta sẽ phân tích tổng hợp và đưa ra được những dự
báo về thị trường hàng hóa.
Cung về trứng
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 31
Đường cung là gì? Thực chất đường cung là đồ thị mô tả mối quan hệ thuận chiều giữa
lượng cung và giá của một hàng hóa trên thị trường.
Để có hình ảnh về đường cung, chúng ta có thể thấy ở hình 2.3 dưới đây. Hình 2.3 dưới
đây mô tả mối quan hệ giữa giá trứng và lượng trứng cung cho xã “X” trong một năm.
Đường cung trong hình 2.3 cho thấy đường cung có dạng đi lên từ trái qua phải. Điều này
phù hợp với quy luật cung diễn ra thực tế trên thị trường. Ở mức giá thấp, nhà sản xuất
không muốn và không có khả năng sản xuất (nếu sản xuất nhiều sẽ lỗ) và cung ứng ra thị
trường nhiều. Tuy nhiên khi giá càng cao, nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn ra
thị trường vì họ sẽ tăng được lợi nhuận.
Hình 2.3. Đường cung thị trường
Đường cung đi lên từ trái qua phải biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của
hàng hóa.
Trục tung thể hiện giá và trục hoành thể hiện lượng cung về trứng. Tại mỗi mức giá
tương ứng ở bảng 2.1, ta vẽ được một loạt các điểm. Nối các điểm đó lại ta sẽ được
đường cung về trứng. Đường cung có hướng đi lên từ trái qua phải.
2.2.2.3. Hàm cung
Hàm cung là một hàm số biểu diễn mối tương quan giữa lượng cung và các nhân tố
kinh tế ảnh hưởng đến lượng cung. Các nhân tố (yếu tố) kinh tế ảnh hưởng trực tiếp
nhất tới cung là giá cả của chính hàng hoá đó. Thêm vào đó, giá của hàng hoá đầu vào
như tiền lương, lãi suất cho vay, giá nhiên nguyên liệu cũng tạo nên sự thay đổi của
lượng cung.
Tương tự như vậy, hàm cung cũng bao gồm các hàm tổng quát và hàm đơn giản. Hàm
tổng quát biểu thị tất cả các mối quan hệ giữa sản lượng cung ứng ra thị trường và các yếu
tố ảnh hưởng tới lượng cung. Một hàm cung tổng quát về hàng hoá (i) có dạng như sau:
Qs= f(Pi, Pz, W, r...)
Trong đó:
Qs là lượng cung.
Pi, Pz là giá hàng hóa đó (i) và giá hàng hoá đầu vào (z).
W là lương công nhân và r là lãi suất.
Bài 2: Cung - cầu
32 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Để đơn giản hóa phân tích, chương trình này sẽ tập trung xem xét các hàm cung đơn
giản là những hàm chỉ biểu thị mối quan hệ giữa giá với lượng cung hàng hóa đó ra thị
trường. Hàm cung giản đơn có dạng như sau:
Qi = f (Pi)
Trong đó Qi là lượng cung đối với hàng hóa (i). Và Pi là giá của hàng hóa (i). Một ví
dụ để cụ thể hóa hàm cung trên bằng cách hàm số hóa mối quan hệ giữa giá và lượng
cung về trứng được biểu thị trong bảng 2.1 đã cho ở trên như sau:
Q = P + 2.000
Trong đó, Q là lượng cung về trứng với đơn vị là quả và P là giá của trứng trên thị
trường có đơn vị tính là VNĐ/quả.
Với hàm cung giản đơn này, chúng ta có thể thấy rằng, hệ số góc của hàm số là dương
(giá bán của hàng hóa biểu thị trên trục tung và sản lượng mà nhà sản xuất sẵn sàng
cung ứng ra ngoài thị trường – trên trục hoành). Do vậy, hướng đồ thị của hàm số có
xu hướng đi lên từ trái qua phải phản ánh đúng luật cung.
2.2.3. Sự dịch chuyển của đường cung
2.2.3.1. Tổng quan về sự dịch chuyển của đường cung
Trong phần này chúng ta sẽ xem xét các tác động làm cho đường cung dịch chuyển.
Dịch chuyển đường cung thể hiện sự thay đổi lượng cung của hàng hóa ở mọi mức giá
trên thị trường. Khi đó toàn bộ đường cung dưới sự tác động của các yếu tố thị trường,
sẽ dịch chuyển sang phải tức là tăng cung ở mọi mức giá, nếu sang trái tức là giảm
cung ở mọi mức giá.
Trên thị trường, sự thay đổi giá cả của mặt hàng đang cung cấp tại thời điểm đó không
làm cho đường cung dịch chuyển. Sự dịch chuyển đường cung bị tác động bởi các yếu tố
khác ngoài giá của chính hàng hóa cung ứng đó. Trước hết, để sản xuất ra hàng hóa, các
nhà sản xuất phải đầu tư nhiều vào hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Do vậy, khi thay đổi
công nghệ sản xuất điều đó đồng nghĩa với việc sản lượng sẽ thay đổi nhanh chóng.
Hình 2.4. Dịch chuyển đường cung
Ở mức giá P1, sản lượng được sản xuất và bán ra sẽ là Q1. Điều gì sẽ xảy ra khi giá hạ
xuống mức P2 trong khi sản lượng vẫn giữ nguyên. Hoặc điều gì sẽ xảy ra khi giá vẫn
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 33
giữ nguyên ở mức P1, nhưng sản lượng lại tăng lên từ mức Q1 đến mức Q2. Khi đó
đường cung sẽ dịch chuyển sang bên phải, từ đường S sang đường S’.
Hơn thế nữa giá cả của các hàng hóa đầu vào phục vụ cho sản xuất cũng tác động
không nhỏ tới sản lượng của nhà cung cấp. Sự tăng giá của hàng hóa đầu vào sẽ tác
động tới toàn bộ sản lượng cung ứng trên thị trường. Ngoài ra số lượng nhà sản xuất
và kỳ vọng của các nhà sản xuất cũng ảnh hưởng tới lượng cung thị trường. Phần sau
sẽ trình bày chi tiết ảnh hưởng của tất cả các yếu tố vừa nêu trên thể hiện như thế nào
thông qua việc dịch chuyển đường cung.
Tuy nhiên, trước khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc dịch chuyển đường
cung, chúng ta sẽ xem xét sự dịch chuyển của đường cung trên đồ thị một cách tổng
quát để phục vụ cho các phần sau.
Tại hình 2.4 đường cung phản ánh bao nhiêu sản phẩm sẽ sẵn sàng được bán ra thị
trường. Trong các phần sau, chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn sự dịch chuyển đường
cung dưới sự tác động của các yếu tố đã nêu trên.
Dịch chuyển đường cung sang phải có thể xảy ra nếu chi phí sản xuất giảm, các doanh
nghiệp có thể sản xuất với cùng một lượng hàng hóa ở mức giá thấp hơn hoặc với mức
sản lượng cao hơn ở cùng mức giá.
2.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển đường cung
Thay đổi giá của các nguồn đầu vào (Pi)
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu sự
thay đổi giá của các nguồn đầu vào ảnh
hưởng như thế nào tới cung thông qua phân
tích sự dịch chuyển đường cung.
Bất kỳ một hàng hóa nào sản xuất trên thị
trường đều được tạo ra bởi việc biến đổi và
sử dụng các yếu tố đầu vào. Đó có thể là
nguyên vật liệu, nhân công sản xuất hoặc chi
phí vận hành máy móc thường xuyên. Tất cả
các thay đổi về giá cả, các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả cũng
như sản lượng mà các nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp ra thị trường.
Chuyện gì xảy ra khi chi phí thực phẩm cho gà ăn hàng ngày và chi phí thuê mặt
bằng của một công ty sản xuất trứng giảm? Với mức giá chi phí nguyên vật liệu
thấp hơn, tương ứng với mức chi phí sản xuất trứng thấp hơn, sản xuất sẽ có sinh
lợi hơn cho công ty. Điều đó thúc đẩy các công ty hiện tại mở rộng sản xuất trứng
và các công ty mới gia nhập thị trường. Khi đó, nếu mức giá thị trường vẫn giữ ở
mức P1 thì sản lượng cung sẽ tăng nhiều hơn so với trước kia. Hình 2.4 thể hiện sự
tăng trưởng về sản lượng từ Q1 Q2. Nếu khi đó giá trứng giảm tới mức P2, công
ty vẫn có thể giữ nguyên sản lượng sản xuất Q1. Như vậy so với trước đây, lượng
trứng tăng lên trên thị trường đã xảy ra ở tất cả mức giá. Vì vậy hiện tượng này
được phản ánh qua viêc đường cung dịch chuyển sang phải, từ S sang S’.
Bài tập: Lấy ví dụ ngược lại về việc tăng giá đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến
cung và dịch chuyển đường cung?
Giá đầu vào tăng
Bài 2: Cung - cầu
34 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Thay đổi công nghệ sản xuất (CN)
Ví dụ khi doanh nghiệp xây dựng một nhà máy sản xuất trứng công nghiệp hiện
đại. Toàn bộ số gà chăn thả sẽ được đưa vào nuôi chuồng nhốt, trong điều kiện giữ
ấm và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Việc thay đổi
công nghệ này giúp tăng sản lượng lên nhanh
chóng.
Khi đó nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp ra thị trường
nhiều sản lượng trứng hơn ở mọi mức giá trên thị
trường. Và tương tự như vậy, ở mọi mức sản lượng
yêu cầu của người tiêu dùng, nhà sản xuất cũng sẵn
sàng giảm giá sản phẩm xuống thấp hơn lúc trước.
Kết quả đó được thể hiện bằng việc đường cung
dịch chuyển sang phải.
Thay đổi số lượng nhà sản xuất (NS)
Việc thay đổi số lượng nhà sản xuất trên thị trường ảnh hưởng như thế nào đến
cung thị trường? Như chúng ta đã biết, thị trường được cung cấp hàng hóa không
chỉ bởi một công ty mà từ rất nhiều các công ty khác nhau. Mỗi công ty chỉ có giới
hạn khả năng sản xuất ở mức nhất định. Do đó để
đáp ứng được lượng trứng tiêu thụ lớn trên thị
trường, không những đòi hỏi năng lực cung ứng sản
phẩm của từng nhà sản xuất mà còn phụ thuộc vào
số lượng các nhà sản xuất trên thị trường.
Ví dụ: Trường hợp cúm gà xảy ra trong thời gian
vừa qua. Thị trường trứng gà của Việt Nam được
cung cấp từ các nhà sản xuất trứng công nghiệp và
từ các trang trại nuôi gà riêng lẻ của các hộ gia
đình. Khi dịch cúm gia cầm xảy ra, các nhà sản xuất trứng công nghiệp do phòng
dịch tốt nên tránh được việc gà bị chết hàng loạt. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình
nuôi gà riêng lẻ đều có gà chết hàng loạt.
Một loạt các nhà cung cấp trứng trên thị trường đều phải rời khỏi thị trường và
chuyển sang làm nghề nông nghiệp khác. Khi đó trên thị trường sẽ xảy ra tình
trạng tất cả lượng cung trứng đều bị giảm ở mọi mức giá. Tình trạng này còn được
gọi là sự suy giảm về năng suất sản xuất của thị trường. Mặc dù các nhà sản xuất
công nghiệp cố gắng tăng sản lượng nhưng với năng lực có hạn, sản lượng của
toàn thị trường vẫn bị giảm đi ở mọi mức giá cho dù giá trứng có lên rất cao cũng
không có hàng hóa để bán. Kết quả được phản ánh trên đồ thị là đường cung trứng
dịch chuyển sang trái.
Thay đổi kỳ vọng của nhà sản xuất (E)
Các phần trên chúng ta đã thảo luận về sự thay đổi của các yếu tố hữu hình như giá
hàng hóa đầu vào, số lượng nhà cung cấp, công nghệ sản xuất tới cung thị
trường và phản ánh qua việc dịch chuyển đường cung. Trong phần cuối này, chúng
ta sẽ thảo luận về ảnh hưởng của kỳ vọng trong sản xuất tới đường cung của
thị trường.
Hiện đại hoá trang thiết bị
giúp tăng sản lượng
Lượng cung trứng không đủ
cung cấp cho thị trường
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 35
Để cụ thể hơn chúng ta sẽ tiếp tục với ví dụ về hiện tượng dịch cúm gia cầm ở Việt
Nam nhưng với một kịch bản ngược lại. Đến cuối năm 2007, Bộ y tế sau khi kiểm
tra quyết định sẽ công bố toàn quốc không có dịch cúm gia cầm vào gần dịp tết
2008. Các nhà sản xuất sau khi biết tin này từ nhiều nguồn tin đáng tin cậy, nhận
thấy đây là một cơ hội tốt vì trong dịp này nhu cầu về tiêu thụ trứng của người tiêu
dùng sẽ tăng rất cao, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại nên không dám sử dụng trứng
trong thời gian khá dài trước đó. Chính vì kỳ vọng về giá tăng cao này mà các nhà
sản xuất đầu tư tăng sản xuất. Nhiều hộ gia đình chuyển sang tập trung sản xuất
trứng, các nhà công nghiệp tạm thời nhanh chóng được xây dựng để gia tăng sản
lượng trứng. Kết quả là, mặc dù chưa chính thức công bố hết dịch, trên toàn thị
trường, các nhà sản xuất đã sẵn sàng cung ứng cho thị trường với số lượng trứng
nhiều hơn trước ở mọi mức giá của thị trường hiện tại. Do đó, có thể nói rằng
đường cung của thị trường trứng chuyển dịch sang bên phải. Toàn bộ đường cung
của thị trường trứng đã ở vị trí mới, từ S S’ như đã thể hiện trên hình 2.4.
Thay đổi chính sách thuế (t/sản phẩm)
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thuế có ảnh hưởng đến đường cung
của doanh nghiệp vì rằng thuế là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu. Khi thuế đánh
vào hàng hóa thì đường cung dịch chuyển lên trên (sang bên trái).
Chú ý
Phân biệt sự khác nhau giữa dịch chuyển và vận động dọc của đường cầu, đường cung: Vận động dọc theo đường cầu, đường cung xảy ra khi giá của mặt hàng đó thay đổi. Nếu giá
trứng thay đổi, lượng cầu và lượng cung thay đổi nhưng không vì thế làm thay đổi hàm cầu và
hàm cung nên cũng không thay đổi đường cầu và đường cung. Giá của hàng hoá thay đổi chỉ làm
thay đổi một lượng cầu, lượng cung nhất định và vì vậy nó được phản ánh qua sự “vận động dọc”
trên đường cầu và đường cung mà thôi.
Sự dịch chuyển đường cầu và đường cung xảy ra khi các yếu tố khác ngoài giá của hàng hóa đó
tác động làm thay đổi lượng cầu và lượng cung. Vì những tác động này làm cho hàm cầu và hàm
cung thay đổi, vì vậy nó cũng làm cho đường cầu và đường cung dịch chuyển toàn bộ sang phải
hoặc sang trái.
2.3. Thị trường
2.3.1. Giới thiệu tổng quan về thị trường
Trong phần trước, các thành phần của cầu và cung đã
được phân tích để thấy rõ tính chất và sự vận động của
từng thành phần cơ bản của thị trường.
Phần này sẽ đề cập tới thị trường nói chung và các yếu
tố ảnh hưởng tới nó. Các khái niệm về thị trường sẽ
giúp ta hiểu sự hình thành của thị trường. Ngoài ra, việc
sử dụng các đặc điểm của cung và cầu đã thảo luận ở
phần trước để giải thích cơ chế điều tiết của thị trường
từ đó nắm rõ vì sao thị trường lại có thể tự điều chỉnh
về điểm cân bằng, và tại sao lại luôn xảy ra hiện tượng bất cân bằng trên thị trường.
Không dừng lại tại đó, việc tập trung thảo luận về sự thay đổi của mức giá cân bằng
giúp chúng ta giải thích được sự hình thành của các mức giá cân bằng mới khi đường
Thị trường
Bài 2: Cung - cầu
36 ECO101_Bai2_v1.0012112219
cung, hoặc đường cầu, hoặc cả đường cung, đường cầu dịch chuyển (ở đây ta đã hiểu rõ
từ phần trên là đường cung và đường cầu – công cụ phân tích về cung cầu thị trường).
Cuối cùng, xem xét sự can thiệp của Chính phủ tác động như thế nào lên cung cầu thị
trường. Phần này nhằm lý giải nguyên nhân vì sao Chính phủ phải can thiệp bằng các
mức giá trần và giá sàn. Qua đó chúng ta có thể thấy đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu
của các chính sách giá của nhà nước tác động như thế nào lên thị trường.
2.3.2. Sự hình thành thị trường từ cung và cầu thị trường
2.3.2.1. Khái niệm thị trường
Một thị trường (thị trường trong Kinh tế Vi mô luôn được quan niệm là một thị trường
cụ thể về một loại hoàng hoá cụ thể) là một tập hợp những người mua và người bán
gặp gỡ và tạo ra khả năng trao đổi về một loại hàng hóa và dịch vụ. Sự gặp gỡ của
người bán trứng và người muốn mua trứng tạo nên thị
trường trứng.
Hình ảnh chúng ta ra chợ, gặp người bán trứng và mua
trứng chính là một thị trường trứng hay có thể gọi là
chợ trứng. Thị trường có thể hình thành ở bất kỳ nơi
nào, từ ngoài chợ cho tới trên mạng internet, xảy ra với
mọi loại hàng hóa, từ xe máy cho tới các phát minh
sáng chế. Bất kỳ nơi nào có sự gặp gỡ giữa một tập
hợp người mua và người bán và có trao đổi hàng hóa
và dịch vụ là nơi đó sẽ hình thành nên thị trường.
Thị trường là trung tâm của hoạt động kinh tế, rất
nhiều câu hỏi và các vấn đề thú vị trong kinh tế học xoay quanh câu hỏi thị trường
hoạt động như thế nào?
Ví dụ như tại sao chỉ có một vài công ty cạnh tranh với một vài công ty khác ở một số
thị trường trong khi ở các thị trường khác, có rất nhiều công ty cạnh tranh với nhau.
Tại sao ở một số thị trường giá cả tăng lên rất nhanh và cũng xuống rất nhanh trong
khi ở một số thị trường khác giá cả lại thay đổi một cách hết sức chậm chạp? Những
câu hỏi phức tạp đó sẽ được thảo luận ở các chương tiếp theo.
Ở bài này, chúng ta sẽ giải thích các câu hỏi đơn giản hơn nhưng không kém phần thú
vị. Ví dụ như thị trường điều tiết giá như thế nào? Tại sao giá cả có thể cân bằng trong
một khoảng thời gian nhất định, sau đó lại biến động để rồi hình thành nên một mức
giá cân bằng khác tại một thời điểm nào đó sau một thời gian nhất định? Chính phủ
nên để cho thị trường tự hoạt động hay nên can thiệp vào thị trường?
2.3.2.2. Cân bằng thị trường
Ở phần trên, chúng ta đã xét cung, cầu một cách tách biệt. Chúng ta đã biết rằng ở mỗi
một mức giá hàng hóa sẽ được bán và mua với khối lượng khác nhau. Khi giá tăng thì
lượng mua hàng hóa sẽ giảm, nhưng thay vào đó lượng bán lại tăng. Ngược lại khi giá
giảm, người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều hàng hóa hơn, còn nhà sản xuất lại bán ít
hàng hóa hơn. Các phân tích đó bị tách biệt ở phần trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã
biết rằng thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Như vậy, thị trường
Trao đổi giữa người mua
và người bán
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 37
là nơi giúp người mua và người bán thỏa thuận với nhau về giá cả và sản lượng để
hàng hóa có thể thực sự được tiêu thụ. Như vậy, có sự liên kết giữa người bán và
người mua. Câu hỏi đặt ra là thị trường sẽ làm gì để thể hiện mối liên kết này? Hơn
thế nữa thị trường giúp người tiêu dùng và người bán hàng thỏa thuận như thế nào?
Chúng ta sẽ thấy rằng, cung và cầu sẽ cùng được thị trường điều tiết gặp nhau tại một
điểm cân bằng về giá và lượng, hoặc ta còn gọi là điểm cân bằng thị trường.
Xem xét hình 2.5 ta thấy, tại điểm 0P , lượng cung cấp bằng với lượng cầu yêu cầu là
Q0. Như vậy tại điểm này, số lượng hàng hóa người mua muốn mua bằng chính số
lượng hàng hóa người bán muốn bán. Sở dĩ gọi đó là điểm cân bằng vì tại điểm đó
không có lý do nào khiến cho giá cả tăng lên hay giảm đi nữa chừng nào các yếu tố
khác còn giữ nguyên không đổi.
Hình 2.5. Cung, cầu và điểm cân bằng
Thị trường đạt cân bằng ở mức giá P0 và lượng cân bằng là Q0. Ở mức giá cao hơn P1,
xuất hiện sự dư thừa trên thị trường, do đó giá có xu thế giảm xuống. Ở mức giá thấp
hơn P2, sẽ có thiếu hụt trên thị trường và giá có xu hướng tăng.
Vì sao thị trường lại hướng tới điểm cân bằng? Giả định giá của thị trường đang ở
mức P1, cao hơn mức cân bằng trong hình 2.5. Khi đó do giá cao, nhà sản xuất sẽ cố
gắng sản xuất và bán nhiều hơn, trong khi người tiêu dùng lại không có khả năng và
giảm mua hàng hoá. Dư thừa hàng trên thị trường sẽ tích tụ lại và để bán được lượng
dư thừa này, nhà sản xuất buộc phải giảm giá bán và lúc đó người mua sẽ tăng mua do
giá giảm. Do đó nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ tương tác với nhau và làm cho giá
thị trường thấp hơn trước và tiến đến giá cân bằng.
Điều tương tự ngược lại xảy ra khi giá ở dưới mức P2 – thấp hơn giá cân bằng P0. Tại
đây, người mua tăng mua hàng hóa còn người bán thì muốn giảm bán và do vậy sẽ tạo
nên hiện tượng có rất nhiều người sẵn sàng mua hàng, nhưng lại có rất ít hàng hóa trên
thị trường không đủ đáp ứng được người tiêu dùng. Hiện tượng này gọi là sự khan
hiếm hàng hóa trên thị trường.
Sự khan hiếm hàng hóa làm cho người mua sẵn sàng mua hàng hóa đó ở mức giá cao
hơn và điều này tác động tới nhà sản xuất, kích thích họ sản xuất ra nhiều hàng hóa
hơn để kiếm lới. Do vậy, mức giá sẽ tăng dần lên cùng với số lượng hàng hóa cung ra
Bài 2: Cung - cầu
38 ECO101_Bai2_v1.0012112219
trên thị trường tăng lên. Giá sẽ tăng cho đến khi đạt được mức giá cân bằng tại P0, thị
trường lại xác lập trạng thái cân bằng.
Chú ý
Thị trường tự do (thị trường cạnh tranh) hoạt động luôn tự điều tiết giá cả và sản lượng về xu thế cân bằng thị trường. Xu hướng tự điều tiết như vậy được gọi là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là
xu hướng giá tự điều chỉnh cho tới khi lượng cung bằng lượng cầu (thị trường cân bằng). Ở điểm
cân bằng dưới tác động của cơ chế thị trường sẽ không có bất kỳ sự thiếu hụt hàng hóa cũng như
sự dư thừa hàng hóa trên thị trường. Do vậy sẽ không có bất kỳ áp lực nào về giá.
Trên thực tế, cung và cầu có thể không thường xuyên ở điểm cân bằng, và có một số
thị trường không thực sự cân bằng một cách nhanh chóng khi các điều kiện của thị
trường thay đổi. Nhưng đối với hầu hết hàng hoá, dịch vụ, dưới tác động của cơ chế
thị trường, thị trường luôn luôn có xu thế xoay quanh vị trí cân bằng (trừ một số hàng
hoá đặc biệt như các hàng hoá mang tính đầu cơ).
2.3.2.3. Sự bất cân bằng thị trường
Phần trên chúng ta đã chứng minh rằng thị trường luôn có xu hướng trở về trạng thái
cân bằng. Sẽ có rất nhiều người hỏi rằng có phải thị trường luôn ở điểm cân bằng.
Thực ra thì trạng thái cân bằng của thị trường được chi tiết hóa trong phân tích lý
thuyết. Trong thực tế, việc thị trường đạt điểm cân bằng chỉ diễn ra trong một khoảng
thời gian rất ngắn. Hầu hết các thị trường đều ở trạng thái gần với trạng thái cân bằng.
Lý do là một doanh nghiệp bán vừa hết số lượng hàng hóa sản xuất và người mua mua
vừa đủ lượng hàng hóa cần ở một mức giá thị trường là điều rất khó xảy ra và chỉ xảy
ra rất ít trong khoảnh khắc nhất định nào đó. Thông thường luôn có tình trạng thừa
hàng hóa vì ít người mua, hoặc thấy hết hàng hóa ta muốn mua mà nhà cung cấp lại
hết hàng. Vậy việc thị trường thông thường sẽ chỉ luôn ở trạng thái bất cân bằng – tức
là dư thừa hoặc thiếu hụt. Nhưng trong mọi hoàn cảnh thì thị trường tự do sẽ luôn có
xu hướng về điểm cân bằng.
Ngoài ra, có thể thấy một sự bất cân bằng khác mà không thể trở về vị trí cân bằng là
khi có sự can thiệp của Chính phủ. Ở phần sau chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về sự bất
cân bằng thị trường dưới sự can thiệp giá từ Chính phủ.
Tuy nhiên, dù ở bất kỳ trường hợp nào chúng ta đều thấy rằng, sự bất cân bằng trên thị
trường gây nên những hậu quả không tốt, đặc biệt về phía lợi ích của người tiêu dùng,
nhà sản xuất cũng như toàn xã hội. Nhưng chúng ta cũng nên chấp nhận rằng, thị
trường hiện tại trên thế giới đa phần là thị trường không hoàn hảo và hầu hết đều ở
mức bất cân bằng.
2.3.3. Sự thay đổi giá và sản lượng cân bằng
2.3.3.1. Từ sự dịch chuyển đường cầu thị trường
Trong phần này chúng ta tập trung vào xem xét những nhân tố ảnh hưởng tới cầu sẽ
tác động lên cân bằng thị trường như thế nào? Việc phân tích kết hợp cung, cầu có thể
cho phép ta giải thích nhiều hiện tượng của thị trường trong thực tế. Phần này trả lời
cụ thể câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi đường cầu của thị trường dịch chuyển, trong khi
đường cung của thị trường không thay đổi.
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 39
Chúng ta hãy giả sử rằng thu nhập của gia đình tăng lên đột ngột dẫn đến nhiều người
muốn sử dụng các sản phẩm về trứng hơn như các món về trứng làm bánh, sử dụng
trứng để làm đẹp da mặt... Khi đó đường cầu về trứng sẽ dịch chuyển sang bên phải
khi thu nhập cao hơn.
Hình 2.6. Một sự cân bằng mới khi đường cầu dịch chuyển
Khi đường cầu dịch chuyển sang phải, điểm cân bằng của thị trường ở mức giá P3 cao
hơn và ở mức sản lượng Q3 cao hơn.
Xem xét hình 2.6 ta thấy rằng khi đường cầu dịch chuyển sang bên trái số lượng người
mua sẽ tăng. Nếu các nhà sản xuất vẫn giữ ở mức giá P1 và sản lượng Q1 sẽ tạo ra sự
khan hiếm trứng trên thị trường. Điều này một lần nữa dưới tác động của cơ chế thị
trường, giá hàng hóa sẽ tăng dần lên từ mức P1 tới mức P3 và theo đó số lượng trứng
sản xuất ra sẽ tăng từ mức Q1 lên tới Q3, khi đó thị trường sẽ có mức cân bằng mới.
Mức giá P3 cao hơn mức giá P1 với số lượng hàng hóa Q3 nhiều hơn mức Q1. Một lần
nữa thị trường lại tự xác lập điểm cân bằng mới tại (P3; Q3).
Tương tự như vậy, tất cả những yếu tố (giá hàng hoá liên quan, thị hiếu người tiêu
dùng, số lượng người tiêu dùng) làm đường cầu dịch chuyển sẽ tác động lên thị
trường và điểm cân bằng mới sẽ lại được xác lập.
2.3.3.2. Từ sự dịch chuyển đường cung thị trường
Một kịch bản khác diễn ra do bên nhà cung cấp tác động đến thị trường. Điều gì sẽ
xảy ra khi các nhà cung cấp sẵn sàng tăng sản lượng của mình lên ở mọi mức giá
mặc dù người tiêu dùng không hề quan tâm đến điều đó. Khi đó đường cung sẽ dịch
chuyển sang bên phải và điểm cân bằng mới của thị trường sẽ xuất hiện.
Chúng ta sẽ tiếp tục đưa ra một giả định khác. Lúc này, vào tháng 12 - 2007, các nhà
cung cấp trứng trên thị trường biết Chính phủ sẽ ban hành lệnh hết dịch cúm gia cầm
vào tháng 2 – 2008, thực tế ngay tại thời điểm cuối năm 2007, Chính phủ cũng đã
biết chắc chắn dịch đã hết nên không còn kiểm soát các doanh nghiệp cung ứng
thêm trứng ra thị trường. Lập tức tất cả các doanh nghiệp tăng sản xuất nhiều trứng
hơn và sẵn sàng cung ứng ra thị trường nhiều hơn đường cung sẽ dịch chuyển sang
phải (S → S’).
Bài 2: Cung - cầu
40 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Hình 2.7. Cân bằng thị trường mới do đường cung dịch chuyển
Khi đường cung dịch chuyển sang phải, điểm cân bằng của thị trường ở mức giá P3
thấp hơn và ở mức sản lượng Q3 cao hơn.
Hình 2.7 cho thấy, khi các nhà cung cấp đã tham gia vào thị trường nhiều hơn, lượng
cung cấp trứng trên thị trường sẽ ngày một gia tăng mặc dù nhu cầu của người tiêu
dùng không thay đổi, đường cung dịch chuyển sang phải. Do trên thị trường có nhiều
trứng bán hơn trước nếu nhà sản xuất vẫn giữ giá ở mức P1, thị trường lập tức sẽ xuất
hiện hiện tượng dư thừa hàng hóa. Lượng dư thừa này sẽ nhiều hơn cả lượng Q3 và lúc
đó nhà sản xuất buộc phải giảm giá trứng để tránh việc dư thừa hàng hóa, do đó giá
giảm. Khi giá trứng giảm thì nhà sản xuất sẽ giảm cung trứng dần về Q3. Ngược lại, so
với trước, giá hàng hóa sẽ giảm xuống từ mức P1 tới mức P3 cân bằng thị trường mới
dần được xác lập tại (P3; Q3).
Chú ý
Những nhân tố làm đường cung dịch chuyển sẽ làm thay đổi giá và sản lượng cân bằng thị trường.
Nếu đường cung dịch chuyển sang phải thì giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng. Nếu đường
cung dịch chuyển sang trái thì sẽ làm giá cân bằng tăng còn lượng cân bằng giảm. Tác động này
khác với tác động của dịch chuyển đường cầu thị trường.
2.3.3.3. Từ sự dịch chuyển cùng một lúc đường cung và đường cầu
Cuối cùng chúng ta hãy xem xét kịch bản phức tạp nhất, cả đường cung và đường cầu
cùng dịch chuyển, điều này xảy ra khi mà các yếu tố của thị trường đều tác động đồng
thời tới cả người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Ví dụ: Chúng ta xem xét những ảnh hưởng thực tế vào dịp tết Nguyên Đán năm 2008.
Trên thực tế, hai sự kiện cùng vào một thời điểm việc tăng lương cho người lao động
được quyết định vào dịp tết Nguyên Đán, đồng thời Chính phủ ban bố hết dịch cúm
gia cầm. Kết hợp hai điều kiện trên vào thời điểm tết Nguyên Đán, chúng ta sẽ có hiện
tượng cả đường cung và cầu cùng dịch chuyển sang phải, nhưng đường cầu dịch
chuyển nhiều hơn (xem hình 2.8).
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 41
Hình 2.8. Một sự cân bằng mới khi cả đường cung và cầu cùng dịch chuyển
Cung và cầu cùng dịch chuyển khi các điều kiện thị trường thay đổi. Trong ví dụ này,
sự dịch sang phải của cả đường cung và cầu dẫn tới mức giá cao hơn và sản lượng
cũng cao hơn. Nhìn chung, sự thay đổi về giá và sản lượng phụ thuộc vào mức độ dịch
chuyển và hình dạng của từng đường cầu và cung.
Qua hình 2.8 ta thấy sự dịch chuyển cả đường cung và cầu của thị trường. Ở đây, do
tác động của các yếu tố thị trường, cả đường cung và cầu đều dịch chuyển.
Tóm lại, giá và sản lượng sẽ thay đổi phụ thuộc đồng thời vào mức độ dịch chuyển
của đường cung và đường cầu, hình dạng của các đường này. Trong hình trên, có thể
điểm cân bằng mới sẽ có giá thấp hơn nếu quá nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị
trường và mức tiêu thụ tăng ít hơn, hoặc giá cân bằng sẽ cao hơn nếu tiền lương tăng
cao đột ngột kèm theo việc nhiều người hơn nữa đổ xô vào thị trường mua hàng hoá
này. Để có thể dự đoán được mức độ và hình dạng của những sự thay đổi, ta phải biết
cung và cầu phụ thuộc vào giá và các biến số khác như thế nào.
2.3.4. Chính sách giá của Chính phủ
Ở phần trên chúng ta đã xem xét các đặc điểm và biến động của cân bằng thị trường,
phần này sẽ đề cập về sự can thiệp của Chính phủ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường.
Như chúng ta biết, thị trường hợp pháp là thị trường hoạt động dưới sự cho phép của
luật pháp, các quy định của Chính phủ. Các nước đưa ra các chính sách và thể chế luật
pháp khác nhau cho phép thị trường hoạt động, Chính phủ có đủ quyền áp đặt giá lên
thị trường. Ví dụ: Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất thường như mưa bão làm mất mùa,
việc kiểm soát giá để khống chế sự đầu cơ lương thực.
Chính phủ có thể can thiệp kiểm soát lượng cung cầu, đánh thuế, hoặc cũng có thể
kiểm soát giá. Thực tế kiểm soát giá được sử dụng phổ biến nhất đối với nền kinh tế
thị trường tự do cạnh tranh.
Trong phần này chúng ta xem xét về tác động của chính sách giá lên thị trường.
Chính phủ thường đưa ra chính sách quy định giá trần (trần giá) và giá sàn (sàn giá) để
áp dụng cho các hàng hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, như đầu vào quan
trọng cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác. Sự thay đổi giá của các hàng hoá
Bài 2: Cung - cầu
42 ECO101_Bai2_v1.0012112219
này có khả năng ảnh hưởng tới sự biến động giá của các nền kinh tế ví dụ như năng
lượng, thép, than, phân bón... Ngoài ra, Chính phủ sẵn sàng can thiệp giá của các hàng
hoá dịch vụ thiết yếu như nông sản và các dịch vụ y tế, giáo dục nhằm đảm bảo người
nghèo có thể sống tốt hơn và an sinh xã hội cũng tốt hơn.
Cần nhận thức rằng, dù các áp lực chính trị vẫn luôn buộc Chính phủ các nước giữ giá
ở mức thấp và tiền lương ở mức cao. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng việc ấn định
giá tối thiểu hay tối đa trong thị trường đều có xu hướng gây ra những tác động kinh tế
bất ngờ và đôi khi rất sai lầm.
2.3.4.1. Giá sàn
Giá sàn thực chất là mức giá tối thiểu do Chính phủ đặt ra nhằm không cho phép các
doanh nghiệp hoặc người mua hạ giá xuống thấp hơn mức giá đó.
Đặc điểm chính của giá sàn là mức giá sàn Chính phủ đưa ra luôn cao hơn mức giá
cân bằng trên thị trường để không cho phép giá xuống quá thấp có hại cho người sản
xuất. Ví dụ về mức lương tối thiểu là quy định Chính phủ về giá sàn, đôi khi Chính
phủ qui định mức lương tối thiểu (được gọi là giá sàn) cho mọi loại công việc. Mặc dù
mọi người đều nhất trí rằng với mức lương tối thiểu sẽ giúp chống lại nghèo đói,
nhưng thực tế lại chứng minh rằng đối với mức lương cao nhằm giúp đỡ những người
lao động này lại có hại cho chính họ vì điều này gây ra thất nghiệp cho chính họ. Hình
2.9 minh họa mức lương tối thiểu làm xuất hiện đội ngũ thất nghiệp như thế nào.
Hình 2.9. Tác động của chính sách kiểm soát giá của Chính phủ
Ấn định mức giá sàn cho lương tối thiểu là FA cao hơn mức giá cân bằng của thị
trường tự do hình thành tại điểm EA, đã tạo ra điểm cân bằng giả JA. Mức sàn quá cao
làm cho công nhân lâm vào tình trạng thất nghiệp một lượng là JA – KA.
Qua biểu đồ chúng ta thấy nếu tăng mức lương tối thiểu sẽ tăng mức độ nghèo khổ
của những công nhân lương thấp và tay nghề kém. Với mức lương tối thiểu cao, các
hãng sẵn sàng sa thải các công nhân tay nghề kém bằng các công nhân có tay nghề
trung bình và cao hơn vì họ đem lại năng suất cao hơn. Do đó, với mức lương tối
thiểu, cầu về lao động chỉ ở ức JA, trong khi cung của thị trường lao động là KA, kết
quả là sẽ dư thừa một lượng lao động từ KA tới JA. Như phân tích trên, số lao động
thất nghiệp chủ yếu là công nhân tay nghề thấp. Vậy là mong muốn của Chính phủ
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 43
trong việc áp dụng mức giá sàn nhằm hỗ trợ công nhân nghèo lại khiến họ lâm vào
thất nghiệp. Một kết quả trái với mong muốn.
Lưu ý
Nếu mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường thì chính sách giá này không
còn có hiệu lực trong thực tế.
2.3.4.2. Giá trần
Giá trần (trần giá) là quy định của Chính phủ về mức
giá tối đa của một loại hàng hoá nào đó được phép
giao dịch trên thị trường.
Đặc điểm chính của giá trần là thấp hơn mức giá cân
bằng của thị trường. Mục đích của Chính phủ khi đưa
ra giá trần là nhằm bảo vệ người tiêu dùng (người
nghèo) có khả năng chi trả cho các hàng hoá thiết yếu,
hoặc để kiểm soát lạm phát hay tránh tình trạng bất ổn
cho xã hội.
Ví dụ: Viện phí hay học phí mà Chính phủ Việt Nam
quy cho các bệnh viện công hay các trường, ngân hàng nhà nước quy định về trần lãi
suất. Mặt tích cực của chính sách này là mức viện phí hay học phí thấp sẽ đảm bảo
cho người nghèo có thể trả và được khám chữa bệnh, được đi học như những người có
điều kiện khác. Tuy nhiên, vẫn tồn tại mặt trái của các chính sách giá này đối với
chính bản thân người nghèo. Đó là gì?
Hình 2.10. Trần viện phí gây ra thiếu hụt cung
Khi ấn định mức giá trần CB khiến cho một lượng lớn bệnh nhân sẽ nhập viện. Trong
khi đó, các bệnh viện lại không sẵn sàng đảm bảo số giường bệnh cho bệnh nhân do
chi phí quá thấp. Điều đó khiến cho lượng bệnh nhân từ JB đến KB quá tải cho bệnh
viện, và sẽ nhận được chăm sóc với chất lượng thấp.
Bệnh viện quá tải
Bài 2: Cung - cầu
44 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Trong hình 2.10 cho ta thấy mức ảnh hưởng của trần viện phí – CB, sẽ tác động tích
cực và cả tiêu cực tới bệnh nhân. Vì viện phí rẻ hơn, ví dụ như bệnh viện Việt Đức, họ
sẽ đi đến bệnh viện này nhiều hơn, kể cả khi bệnh không quá nặng có thể chữa trị ở
bệnh viên địa phương (tuyến dưới). Nhưng bệnh viện lại không đủ khả năng khám
chữa nhiều bệnh nhân như vậy và cũng không có điều kiện đầu tư mở rộng hay thuê
thêm bác sĩ do thu nhập của bệnh viên quá thấp. Tình trạng gì sẽ xảy ra? Lượng bệnh
nhân (JB – KB) là lượng quá tải đối với bệnh viện. Vì vậy, lượng bệnh nhân này (có
thể là bệnh nhân nặng) sẽ không được chăm sóc kịp thời vì bệnh viện không đủ khả
năng. Thường những người quá tải này lại không phải là các bệnh nhân giàu, vì nếu
giàu thì họ luôn trả tiền cho dịch vụ tư, đảm bảo có chỗ cho họ.
Vì vậy, nếu gỡ bỏ chính sách giá trần, bệnh nhân sẽ buộc phải về địa phương để chữa
bệnh vì ở đó giá sẽ rẻ hơn, và như vậy bệnh viện cũng sẽ không quá tải, có đủ tiền để
phát triển bệnh viện. Đó chính là cách mà thị trường tự giải quyết các vấn đề của mình.
2.3.4.3. Bài tập tình huống
Học viên hãy giải thích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với ngân hàng cho
vay và doanh nghiệp vay tiền ngân hàng về chính sách định trần lãi suất của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2008?
Trong thực tế Chính phủ còn sử dụng một số chính sách khác để can thiệp trực
tiếp vào thị trường của một số hàng hoá dịch vụ cụ thể như: Trợ giá, đánh thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... Học viên hãy dùng đồ thị đường cung cầu giải
thích cho ảnh hưởng của những chính sách đó lên giá và sản lượng cân bằng và lên
người sản xuất và người tiêu dùng những hàng hoá đó.
Học viên tự tìm hiểu Chính phủ Việt Nam đang sử dụng những loại chính sách can
thiệp gì vào thị trường của những loại hàng hoá nào ở Việt Nam hiện nay?
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 45
Tóm lược cuối bài
Phân biệt cầu và lượng cầu; cung và lượng cung.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, cung. Sự vận động và dịch chuyển của đường cầu và đường cung.
Cân bằng thị trường; cách xác định và những nhân tố làm thay đổi trạng thái cân bằng.
Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu: Giá trần; giá sàn và ảnh hưởng của thuế và trợ cấp.
Bài 2: Cung - cầu
46 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Câu hỏi ôn tập
1. Trả lời các câu hỏi sau đây:
Giả sử thời tiết lạnh đã gây khó khăn cho việc đánh bắt cá. Điều gì xảy ra với đường cung
của cá. Điều gì xảy ra với giá và sản lượng?
Giả sử thời tiết lạnh cũng giảm như cầu đối với cá vì mọi người mua ít hơn. Hãy cho biết
điều gì xảy ra với đường cầu về cá?
Khi thời tiết trở nên lạnh thì điều gì xảy ra với số lượng cá được mua bán?
Bạn có thể nói điều gì sẽ xảy ra với giá cá?
2. Hãy sử dụng đồ thị cung cầu để biểu diễn sự tăng, giảm thu nhập tác động đến đường cầu mặt
hàng bình thường và mặt hàng thứ cấp như thế nào. Trong mỗi trường hợp đó giá và sản
lượng cân bằng thay đổi ra sao?
3. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, việc
đó ảnh hưởng tới giá gạo trên thị trường thế giới ra sao. Việc đó ảnh hưởng tới giá lúa mỳ (là
sản phẩm thay thế cho gạo) như thế nào? Dùng đồ thị minh họa cung và cầu của gạo và lúa
mỳ, giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
4. (Giả định các yếu tố khác giữ nguyên) Giá và lượng cân bằng của thị trường thay đổi như thế
nào khi thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống và hàng hóa là loại thông thường:
Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên và giá hàng hóa là loại thứ cấp.
Giá một hàng hóa thay thế trong tiêu dùng giảm xuống.
Giá một hàng hóa thay thế trong sản xuất giảm xuống.
Giá một hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng giảm xuống.
Thuế đối với sản xuất tăng lên.
Giá đầu vào giảm.
Giá mặt hàng đó dự kiến trong tương lai tăng.
Bài 2: Cung - cầu
ECO101_Bai2_v1.0012112219 47
Bài tập
Bài 1:
Giả sử có số liệu về cung cầu máy khâu tại thị trường Hà Nội như sau:
Giá (VNĐ) 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000
Lượng cầu
(Chiếc/tuần) 100.000 90.000 80.000 70.000 60.000 50.000
Lượng cung
(Chiếc/tuần) 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000
Yêu cầu:
1. Vẽ và viết phương trình biểu diễn các đường cung, đường cầu, biết rằng đây là hàm bậc nhất.
2. Xác định giá và lượng cầu cân bằng của thị trường bằng phương pháp đồ thị và tính toán.
3. Xác định độ co giãn cầu theo giá tại mức giá P = 50,000 VNĐ và P = 300,000 VNĐ.
4. Giả sử năng suất lao động tăng lên và làm cho lượng cung ở mỗi mức giá tăng lên 20 chiếc.
Hỏi giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 2:
Có biểu cầu về gạo ở Hà Nội như sau:
Giá (VNĐ) 4200 3600 3000 2400 1800 1200
Lượng cầu (Tấn/tuần) 20 40 60 80 100 120
Yêu cầu:
1. Vẽ đồ thị và viết phương trình đường cầu dưới dạng đồ thị bậc nhất.
2. Tính độ co giãn của cầu về giá gạo theo giá ở mỗi mức giá.
3. Tại mức giá nào đã cho có tổng doanh thu lớn nhất.
Bài 3:
Cho biểu cầu về một loại hàng hóa X như sau:
Giá (VNĐ) 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000
Lượng cầu (Chiếc/ngày) 100 90 80 70 60
Bài 2: Cung - cầu
48 ECO101_Bai2_v1.0012112219
Yêu cầu:
1. Vẽ đồ thị và viết phương trình đường cầu dưới dạng đồ thị bậc nhất.
2. Tính độ co giãn của cầu ở mỗi mức giá đã cho.
3. Xác định lượng tiền bỏ ra mua hàng hóa X ở mức giá $300, $500, $900. Nên bán hàng hóa X
ở mức giá nào để có doanh thu lớn nhất.
4. Giả sử X là hàng hóa bình thường, và thu nhập của người tiêu dùng bây giờ tăng lên. Như
vậy đường cầu sẽ thay đổi như thế nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_2_cung_cau.pdf