Ý nghiã : chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kì hoạt động hoặc
kỳ vọng cho kỳ tới. Xu hướng chỉ tiêu này cao thì đó là nhân tố để các nhà quản trị phát hành
thêm cổ phiếu mới, huy động thêm vốn góp cho hoạt động kinh doanh, khi đó doanh nghiệp
đang ở trạng thái an toàn cao, để nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cần vay thêm
tiền đầu tư. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu không cao, rủi ro
tài chính xuất hiện nguy cơ phá sản có thể xảy ra
102 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,B:
Trong đó:
riA: Tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư A ở tình huống i
riB : Tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư B ở tình huống i
: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của hai khoản đầu tư A và B
Tương quan giữa hai khoản đầu tư bất kỳ trong danh mục đầu tư cũng có thể diễn giải qua
hệ số tương quan (pAB)
Giả sử với một danh mục đầu tư bất kỳ của hai khoản đầu tư A và B. Tỷ trọng vốn đầu tư
cho khoản đầu tư A và B tương ứng là fA và fB. Ta có tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục
đầu tư:
Phương sai của tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư:
Và độ lệch chuẩn của danh mục:
Hoặc:
Trong đó:
P : Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.
: Độ lệch chuẩn của khoản đầu tư A.
: Độ lệch chuẩn của khoản đầu tư B.
BA rr ,
BA
AB
BA
p
.
),cov(
BBAAE rfrfr ..
),cov(..2..
22222
BAffff BABBAAp
BAffff BABBAApp ,cov..2..
22222
A
B
)).((),( BiBAiA rrrrEBACOV
)).(.(),(
1
BiBAiA
n
i
i rrrrPBACOV
BAABBABBAApp Pffff ....2..
22222
65
PAB: Hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lời của hai khoản đầu tư A và B
Hệ số tương quan pAB có giá trị thay đổi từ -1 đến +1
+ Nếu pAB = +1: Tỷ suất sinh lời của hai khoản đầu tư có tương quan xác định (thuận) hoàn
toàn. Rủi ro của hai khoản đầu tư sẽ không được giảm bớt phần nào mà nó đúng bằng tổng
rủi ro của khoản đầu tư cá biệt.
+ Nếu pAB = -1: Tỷ suất sinh lời của hai khoản đầu tư có tương quan phủ định (nghịch) hoàn
toàn. Rủi ro của cặp hai khoản đầu tư ở mức thấp nhất và có thể được loại trừ hết.
+ Nếu pAB = 0: Hai khoản đầu tư độc lập lẫn nhau (không có tương quan).
Trong trường hợp tổng quát, đối với một danh mục có nhiều khoản đầu tư hay nhiều chứng
khoán (n khoản). Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức:
n
i
n
i
n
jij
jiiiP jifff
1 1 ,1
22
),cov(2
Trong đó:
fi : Tỷ trọng vốn đầu tư cho khoản đầu tư i trong danh mục
fj : Tỷ trọng vốn đầu tư cho khoản đầu tư j trong danh mục
Cov(i,j): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư i và j
Ví dụ 4: Có hai khoản đầu tư X và Y với tỷ suất sinh lời và xác suất như sau:
Xác suất Khoản đầu tư X Khoản đầu tư Y
20% 15% 32%
60% 22% 22%
20% 29% 12%
Hãy tính: Hiệp phương sai, phương sai, độ lệch chuẩn cùa danh mục đầu tư?
Giải: Lãi suất bình quân:
Khoản đầu tư X: 20% x 15% + 60 % x 22% + 20% x 29% = 22%
Khoản đầu tư Y: 20% x 32% + 60 % x 22% + 20% x 12% = 22%
Phương sai: Khoản đầu tư X: (15% - 22%)220% +( 22%-22%)2 x 60% + (22% - 29%)220%
= 0,196%
Khoản đầu tư Y: (32% - 22%)220% +( 22%-22%)2 x 60% + (22% - 12%)220% = 0,4%
Độ lệch chuẩn X: √0,196% = 4,4271%
Độ lệch chuẩn Y: √0,4% = 6,3245%
Hiệp phương sai COV(A,B): 20%(15%-22%)(32%-22%) + 60%(22%-22%)(22%-
22%)+20%(29%-22%)(12%-22%) = -0,28%
PXY = -0,28%/(4,4275% x 6,3245%) = -1
Rủi ro của cặp hai khoản đầu tư ở mức thấp nhất và có thể được loại trừ hết.
Giả sử : 40% là tỷ trọng đầu tư vào X
60% : tỷ trọng đầu tư vào Y
66
Phương sai của danh mục: 40%2 x 0,196% + 60%2 x 0,4% + 2 x 40% x 60% COV(X,Y) =
0,04096% gần bằng 0
Độ lệch chuẩn của danh mục: √0,04096% = 2,02% gần bằng 0
Ta cho phương sai bằng 0 (Rủi ro được loại trừ hết)
Ta có thể tính được tỷ trọng đầu tư X = 58,82% và Y = 1-58,82% = 41,18%
Ghi chú: Nếu danh mục chỉ có 2 khoản đầu tư X và Y, ta có:
- Nếu tương quan giữa 2 khoản đầu tư là 1 thì:
σp=σXWX + σY(1-WX)
- Nếu tương quan giữa 2 khoản đầu tư là -1 thì:
σp=|σXWX – σY(1-WX)|
- Nếu tương quan giữa 2 khoản đầu tư là 0 thì:
𝜎𝑝 = √(𝜎𝑥 𝑊𝑥)2 + ((1 − 𝑊𝑥)𝜎𝑦)2
5.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời.
5.3.1. Rủi ro hê ̣thống và hê ̣số beta
Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ tìm cách đa dạng hóa danh
mục đầu tư của mình, khi số lượng các khoản đầu tư (chứng khoán) trong danh mục đầu tư
càng tăng lên thì rủi ro của danh mục đầu tư càng giảm. Tuy nhiên đa dạng hóa danh mục
đầu tư chỉ có thể loại trừ được các rủi ro riêng biệt (rủi ro phi hệ thống) của chứng khoán,
mà không loại trừ được rủi ro thị trường, do đó rủi ro danh mục chỉ giảm đến mức bằng rủi
ro hệ thống (rủi ro thị trường) mặc dù danh mục đã được đa dạng hóa tốt.
Rủi ro thị trường là phần rủi ro của chứng khoán không thể phân tán được nữa, nó
phản ánh phần rủi ro của mỗi loại chứng khoán tham gia trong rủi ro chung của thị trường.
Do đó, khi một danh mục đầu tư đa dạng hoá tốt thì rủi ro danh mục sẽ phụ thuộc vào rủi ro
thị trường của các chứng khoán trong danh mục.
* Hệ số bêta (β):
Để đo lường rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) của một tài sản (một chứng khoán) trong danh
mục đầu tư người ta dùng hệ số bêta (β).
(β): Hệ số đo lường độ nhạy của tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán trong danh
mục thị trường
Dựa vào các phép toán trong môn học xác suất thống kê thì β của cổ phiếu i theo danh mục
thị trường là:
Trong đó:
(βi): Hệ số rủi ro của chứng khoán (cổ phiếu) i, phản ánh độ nhạy về tỷ suất sinh lời của cổ
phiếu so với sự biến động về tỷ suất sinh lời của thị trường.
2
,cov
m
i
mi
67
Cov(i,m): Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán (cổ phiếu) i và tỷ suất sinh
lời thị trường.
: Phương sai của danh mục thị trường.
Hệ số β đo lường rủi ro của chứng khoán, trong thực tế các nhà kinh doanh sử dụng mô hình
hồi quy dựa trên số liệu lịch sử để ước lượng β. Hệ số bêta xác định cho các chứng khoán
được cung cấp bởi các công ty phân tích tài chính. Hệ số β thường được tính cho nhiều giai
đoạn: 1 năm, 2 năm, 4 năm, 5 năm Hệ số β của chứng khoán cho phép biết được chứng
khoán là có nhiều rủi ro và nhạy hay ngược lại chắc chắn và ổn định.
Nếu cổ phiếu có:
β>1 : Cổ phiếu nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường
β =1 : Cổ phiếu thay đổi theo thị trường
β <1 : Cổ phiếu kém nhạy hơn, ít rủi ro hơn thị trường.
Giả sử trong một thời kỳ, chỉ số chung trên thị trường chứng khoán tăng hoặc giảm 10% thì
cổ phiếu có hệ số β= 1 sẽ có giá trị tăng (hoặc giảm) tương ứng bằng 10%. Trong khi cổ
phiếu có hệ số β= 1,2 sẽ có giá trị tăng (hoặc giảm) tương ứng bằng 12%.
* Hệ số bêta của danh mục đầu tư (βP)
Trong đó:
fi: Tỷ trọng của khoản đầu tư vào chứng khoán i trong danh mục
βi: Hệ số bêta của chứng khoán i
Ví dụ 5: Một danh mục đầu tư gồm hai chứng khoán M và N, trong đó 65% đầu tư vào
chứng khoán M và 35% đầu tư vào chứng khoán N. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng dự kiến cho
chứng khoán M là 12% và chứng khoán N là 17%. Phương sai của danh mục với σN= 10%
và σM= 15%. Giả sử PMN= 0,2
Ta có:
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục là:
0,65 x 12% + 0,35 x 17% = 13,8%
Phương sai của danh mục với σM= 10% và σN= 15%
σP2 = fM2 x σM2 + fN2 x σN2 + 2 x fM x fN x PMN x σM x σN
Giả sử PMN = 0,2
σP2 = 0,652 x 102 + 0,352 x 152 + 2 x 0,65 x 0,35x 0,2 x 10 x 15
= 0,652 x 102 + 0,65x 0,35 x 0,2 x 10 x 15 + 0,352 x 152 + 0,65 x 0,35 x 0,2 x 10
x15
= 0,65 (0,65 x 102 + 0,35 x 0,2 x 10
x 15) + 0,35 (0,35 x 152 + 0,65 x 0,2 x 10
x 15)
= 0,65 x 75,5 + 0,35 x 98,25 = 49,075 + 34,388 = 83,463
Đóng góp của chứng khoán M vào rủi ro của danh mục là: 0,65 x 75,5 = 49,075
Đóng góp của chứng khoán N vào rủi ro của danh mục là: 0,35 x 98,25 = 34,388
Hệ số rủi ro của chứng khoán M, N :
2
m
n
i
iiP f
1
68
𝛽𝑀 =
75,5
83,463
= 0,905
𝛽𝑁 =
98,25
83,463
= 1,177
Tỷ lệ rủi ro của chứng khoán M đóng góp vào rủi ro của danh mục :
𝑓𝑀𝛽𝑀 = 0,65 ∗
75,5
83,463
= 0,588
Tỷ lệ rủi ro của chứng khoán N đóng góp vào rủi ro của danh mục :
𝑓𝑁𝛽𝑁 = 0,35 ∗
98,25
83,463
= 0,412
5.3.2. Mối quan hê ̣giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời đòi hỏi
Tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi là tỷ suất sinh lời cần thiết tối thiểu phải đạt
được khi thực hiện đầu tư sao cho có thể bù đắp được rủi ro có thể gặp phải trong đầu tư.
Tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi được xác định trên cơ sở:
Tỷ suất sinh lời đòi hỏi= Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát + Mức bù rủi ro
= Lãi suất phi rủi ro + Mức bù rủi ro
Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu
tư đối với chứng khoán i:
Ri = Rf + βi (Rm – Rf)
Trong đó:
Ri: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với chứng khoán i.
Rf: Lãi suất phi rủi ro, thông thường được tính bằng lái suất trái phiếu dài hạn của Chính
phủ.
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường (danh mục đầu tư thị trường).
βi: Hệ số rủi ro của chứng khoán i.
Rm - Rf: Mức bù rủi ro thị trường.
βi (Rm - Rf): Mức bù rủi ro của chứng khoán i.
Ta có:
Mức bù rủi ro của
chứng khoán
=
Hệ số β của
chứng khoán
x
Mức bù rủi
ro thị trường
Vì Rm> Rf Rm – Rf>0
Như vậy, tỷ suất sinh lời của chứng khoán (Ri) có tương quan xác định với hệ số β của chứng
khoán. Nghĩa là nếu chứng khoán có rủi ro nhiều hơn (hệ số β càng cao) thì nhà đầu tư sẽ
yêu cầu tỷ suất sinh lời của chứng khoán phải cao hơn.
+ Nếu β = 0 Ri = Rf: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán bằng với tỷ suất sinh lời phi rủi ro.
69
+ Nếu β=1 Ri = Rm: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán bằng với tỷ suất sinh lời của thị
trường.
Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chứng khoán và hệ số beta của chứng khoán
thể hiện trên đường thị trường chứng khoán SML (Đường thẳng bắt đầu từ Rf và tăng lên Rm
khi β =1).
Phương trình của đường thị trường chứng khoán như sau:
Ri = Rf + βi (Rm – Rf)
Trên đồ thị, M là danh mục thị trường có β = 1, lúc đó tỷ suất sinh lời đòi hỏi bằng Rm và đầu
tư có tỷ suất sinh lời đòi hỏi giống như tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.
Đường TTCK (SML)
M
Lãi suất
phi rủi ro
Chênh
lệch rủi
ro thị
trường
Rủi ro thực tế
của chứng
khoán i
Rm
Rf
Hệ số
Tỷ suất sinh lời yêu cầu
Đường thị trường chứng khoán SML
70
BÀI 6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
6.1. Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT)
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “DAĐT là một tập hợp các hoạt
động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất
định”.
Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999 NĐ-CP về
quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “DAĐT là tập hợp các đề xuất có liên quan tới
việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được
sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc
dịch vụ trong khoảng thơì gian nhất định”.
• Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ
thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện
được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
• Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm
đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường,
sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính
Như vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được
đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền
vốn Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được
hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ
Các thành phần chính của DAĐT bao gồm:
+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại
những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng.
+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác
nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để
tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được
tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn
lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là
vốn đầu tư cho các dự án.
+ Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định. Khái niệm về đầu tư và dự
án đầu tư 4/6 DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các
71
giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình
của dự án.
Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn
thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết
định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả
đầu tư. Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình
dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm
và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai
đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.
6.2. Phân loại dự án đầu tư.
6.2.1. Dự án thay thế thiết bị cũ, nhằm duy trì hoạt động sản xuất hiện tại:
Đây là dự án đầu tư chiều sâu, thay thế các thiết bị cũ, nhằm duy trì và mở rộng sản
xuất các sản phẩm đang sinh lời cho doanh nghiệp. Đối với các loại dự án này, không cần
phải phân tích một cách tỷ mỷ.
6.2.2. Dự án thay thế thiết bị nhằm giảm chi phí sản xuất:
Dự án này gồm các chi phí thay thế thiết bị đang sử dụng (không phải thiết bị lạc
hậu), nhằm giảm chi phí sản xuất. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí đầu vào
khác Đối với các dự án này, cần phần tích kỹ, chi tiết.
6.2.3. Dự án nhằm tăng sản lượng và mở rộng thị trường của sản phẩm hiện tại.
Đối với các dự án này, việc ra quyết định cuối cùng có phức tạp hơn. Nó đòi hỏi phải
đưa ra dự báo có căn cứ về sự tăng trưởng của nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Quá trình
phân tích để đề ra quyết định cuối cùng phải thật chi tiết, tránh sai lầm đáng tiếc.
6.2.4. Dự án phát triển sản phẩm mới:
Đây là các dự án có tính chiến lược đối với doanh nghiệp. Nó có thể làm thay đổi
bản chất kinh doanh của công ty, và đòi hỏi một số vốn lớn trong một thời gian dài. DO đó,
cần phân tích cẩn thận.
6.2.5. Dự án nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội:
Đây là các dự án thực hiện theo Nhà nước, các thỏa ước lao động hoặc chính sách
bảo hiểm. Những dự án này thuộc dự án không sinh lời, việc phân tích sẽ phụ thuộc vào quy
mô từng dự án.
6.2.6. Các dự án khác:
72
Xây dựng văn phòng, bãi giữ xe, dịch vụ khác. Mức độ phân tích tùy thuộc vào
tình hình thực tế của doanh nghiệp.
6.3. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả tài chính và lựa chọn dự án đầu tư.
Các tiêu chí cơ bản được sử dụng trong đánh giá và lựa chọn đầu tư:
- Thời gian hoàn vốn (Payback Period - PP)
- Hiện giá ròng (Net Present Value – NPV)
- Suất sinh lời nội bộ (Internal Rate of Return – IRR)
- Suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh (Modified IRR -MIRR)
6.3.1. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)
[1] Khái niệm: Là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả đủ số vốn đầu tư từ lợi ích ròng thu
được từ dự án.
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được sử dụng rộng rãi trong việc ra quyết định đầu tư.
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cho thấy mốc thời gian hoàn vốn của một dự án mà chỉ tiêu NPV
không thể hiện được.
[2] Cách xách định:
[2.1] Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu
Thời gian hoàn vốn = Năm trước khi hoàn vốn +
Số còn nợ trong năm
Số thu trong năm
Ví dụ: Có số liệu về 2 dự án như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 -1000 -1000
1 500 100
2 400 300
3 300 500
4 100 700
[2.2] Thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Là thời gian hoàn vốn của các dự án có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian . Công
thức xác định như sau:
− ∑
𝐼𝑡
(1 + 𝑖)𝑡
+ ∑
𝐶𝐹𝑡
(1 + 𝑖)𝑡
𝑃𝐵
𝑡=1
= 0
𝑡
𝑡=0
73
Ví dụ: Có số liệu về 2 dự án như sau ĐVT: tỷ đồng
Năm CFt-A
TSCK
i=10%
PV
ngân
lưu
Cộng
dồn thu
hồi vốn
CFt-B
TSCK
i=10%
PV
ngân
lưu
Cộng
dồn thu
hồi vốn
1 2 3 4 5 6 7 8
0 -1000 1 -1000 -1000 -1000 1 -1000 -1000
1 500 1/1.1 =
0.9091
454,55 -545,45 100 1/1.1 =
0.9091
90,91 -909,09
2 400 1/1.12 =
0.8264
330,56 -214,89 300 1/1.12 =
0.8264
247,92 -661,17
3 300 0.7513 225,39 +10,5 500 0.7513 375,65 -285.52
4 100 0.6830 68,3 +78,8 700 0.6830 478,10 +192,58
[3] Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.
- Dự án đáng giá là dự án có thời gian hoàn vốn bằng với thời gian hoàn vốn kỳ vọng (yêu
cầu – PP*), tùy thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư.
- Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau, dự án nào có thời gian hoàn vốn ngắn nhất sẽ được
chọn.
+ Dự án loại trừ lẫn nhau: Chấp nhận dự án này phải loại bỏ dự án khác, (vì nguồn
ngân sách của doanh nghiệp hạn hẹp, chỉ có thể tài trợ cho 1 dự án duy nhất).
+ Dự án độc lập nhau: Việc chấp nhận dự án này không làm ảnh hưởng đến dự án
khác. Các dự án đều có cơ hội được chấp nhận như nhau.
Bảng tóm tắt:
DỰ ÁN A và B CHẤP NHẬN DỰ ÁN TỪ CHÓI DỰ ÁN
Độc lập nhau Nếu PP PP*
Loại trừ nhau Nếu PP của DAA PP của DAB
[4] Nhược điểm của phương pháp PP:
- Thời gian hoàn vốn chỉ coi trọng ngân lưu trước khi hoàn vốn, không xét đến ngân lưu sau
thời gian hoàn vốn.
- Có những dự án có PP lớn hơn, nhưng chưa hẳn sẽ tốt hơn, vì có thể NPV sẽ nhỏ hơn dự
án kia.
6.3.2. Chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV):
[1] Khái niệm: NPV là hiệu số giữa các khoản thực thu và thực chi bằng tiền trong suốt thời
gian thực hiện dự án. Hiện giá ròng là chỉ tiêu lợi ích ròng của dự án.
74
[2] Cách xác định NPV:
NPV = (B0 − C0) +
(B1 − C1)
(1 + i)1
+
(B2 − C2)
(1 + i)2
+ ⋯ +
(Bn − Cn)
(1 + i)n
NPV = CF0 +
CF1
(1 + i)1
+
CF2
(1 + i)2
+ ⋯ +
CFn
(1 + i)n
= ∑
CFt
(1 + i)t
n
t=1
Trong đó:
Bt : Thu nhập của dự án ở năm thứ t
Ct : Chi phí của dự án ở năm thứ t
i : Suất chiết khấu của dự án
n : Số năm thực hiện dự án
CFt : Ngân lưu ròng của dự án ở năm thứ t
Ví dụ: Một công ty kinh doanh bất động sản, dự kiến mua 1 ngôi nhà với giá 3,2 tỷ đồng và
đưa vào kinh doanh trong 3 năm. Lợi ích mỗi năm thu được là 720 triệu đồng. Vào cuối năm
3, ngôi nhà này có thể bán được với giá 4,5 tỷ đồng. Bạn hãy xem xét dự án này có được
công ty chấp nhận không? Nếu chi phí vốn (lãi suất vay vốn) của dự án là 10%.
[3] Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu NPV.
- Chấp nhận dự án tốt (NPV> 0 hoặc tối thiểu NPV =0), kiên quyết loại bỏ dự án làm cho
của cải xã hội giảm (NPV<0).
- Nếu khả năng ngân sách có giới hạn, cần chọn một tổ hợp các dự án có NPV lớn nhất.
- Các dự án loại trừ nhau (không phải do ngân sách hạn chế), ta phải luôn chọn dự án có
NPV cao nhất.
- Không dùng chỉ tiêu NPV khi không thống nhất được suất chiết khấu.
Bảng tóm tắt:
DỰ ÁN A và B CHẤP NHẬN DỰ ÁN TỪ CHÓI DỰ ÁN
Độc lập nhau Nếu NPV ≥ 0 Nếu NPV <0
Loại trừ nhau NPVA > NPVB NPVA < NPVB
Ví dụ: Có số liệu về 2 dự án A và B như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 -1000 -1000
1 500 100
2 400 300
3 300 500
4 100 700
75
Với chi phí vốn là 10%, bạn hãy dùng chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV) để xem xét lựa chọn dự
án?
6.3.3. Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR)
[1] Khái niệm: là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá dòng tiền ròng đã xác định của dự án
bằng không =0).
- IRR cho thấy mức sinh lời của dự án đầu tư;
- IRR là suất chiết khấu làm cho NPV bằng 0;
- Nếu xét trên khía cạnh khả năng sinh lời, IRR thể hiện suất sinh lời thực tế của dự án đầu
tư hay còn được hiểu là tỷ lệ tăng trưởng của dự án đầu tư đặc biệt đối với các dự án chỉ chi
tiền 1 lần ở hiện tại và lợi ích thu được 1 lần trong tương lai.
[2] Cách xác định IRR:
- Để tính IRR, cần có ngân lưu ròng (NFC)
NPV*i = 0 i* = IRR; với i* : Suất sinh lợi tối thiểu/ kỳ vọng của nhà đầu tư hoặc chi phí
cơ hội của vốn.
−CF0 +
CF1
(1 + 𝐼𝑅𝑅)1
+
CF2
(1 + 𝐼𝑅𝑅)2
+ ⋯ +
CFn
(1 + 𝐼𝑅𝑅)n
= ∑
CFt
(1 + 𝐼𝑅𝑅)t
n
t=1
= 0
- Có nhiều phương pháp để xác định IRR: hình học, sai số, thử và loại, hàm IRR, Solver..
trên excel.
[2.1] Phương pháp xác định IRR bằng đồ thị NPV
Đồ thị 5.1. Mối quan hệ giữa NPV và lãi suất chiết khấu i
0
i1 i*
i2
IRR
NPV
NPV
1
NPV
2
Suất chiết khấu i
76
Ví dụ : Bảng ngân lưu dự án qua các năm như sau :
Năm 0 1 2 3
CFt -2.000 500 1.200 1.500
Bảng tính NPV theo các suất chiết khấu khác nhau :
Suất chiết khấu 0% 10% 20% 30%
NPV 1.200 53,25 118,06 -222,58
Từ đồ thị NPV, ta xác định điểm cắt của đồ thị đi qua trục hoành có i* =23,16%
[2.2] Phương pháp thử và loại : thử cho các suất chiết khấu (i) khác nhau, rồi tính NPV
theo các suất chiết khấu đó. Tìm 1 suất chiết khấu (i) sao cho NPVi = 0. Từ đó, suy ra suất
chiết khấu đó là IRR (i=IRR).
Ví dụ : Cho bảng thông số sau :
ĐVT : triệu đồng
Năm 0 1 2 3
CFt -3.817 1.000 2.000 3.000
Giải :
Thử với i = 15%, tính NPV
NPV = −3.817 +
1.000
(1 + 15%)1
+
2.000
(1 + 15%)2
+
3.000
(1 + 15%)3
= 537,4
NPV = 537,4 >0 loại i=15%
* Chọn mức i khác, chọn i = 22%
NPV = −3.817 +
1.000
(1 + 22%)1
+
2.000
(1 + 22%)2
+
3.000
(1 + 22%)3
= −1,48 ≈ 0
Vậy IRR = 22%, vì tại mức này NPV = 0
[2.3] Phương pháp sai số:
Cách xác định : IRR = i1 + (i2 − i1)
𝑁𝑃𝑉1
𝑁𝑃𝑉1+ |𝑁𝑃𝑉2|
77
Ví dụ: Cho bảng thông số sau :
ĐVT : triệu đồng
Năm 0 1 2 3
CFt -3.817 1.000 2.000 3.000
Cho suất chiết khấu i1 = 20% NPV1 = 141,33
Cho suất chiết khấu i2 = 24% NPV2 = -136,36
Áp dụng phương pháp sai số ta có:
IRR = 20% + (22% − 20%)
141,33
141,33 + |−136,36|
= 22,03%
* Phương pháp sai số, cho kết quả sai lệch 0,03 so với phương pháp thử .
* Khi dùng phương pháp sai số, khoảng cách lấy giữa i1 và i2 càng nhỏ, thì độ chính
xác càng cao, thương là 1%.
[3] Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu IRR.
- Dự án tốt : 𝐼𝑅𝑅 ≥ i∗
- Dự án xấu : 𝐼𝑅𝑅 < i∗
Bảng tóm tắt:
DỰ ÁN A và B CHẤP NHẬN DỰ ÁN TỪ CHÓI DỰ ÁN
Độc lập nhau IRR ≥ i* IRR < i*
Loại trừ nhau IRRA > IRRB IRRA < IRRB
Ví dụ: Có số liệu về 2 dự án A và B như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 -1000 -1000
1 500 100
2 400 300
3 300 500
4 100 700
- Xác định suất sinh lời nội bộ - IRR của 2 dự án trên.
- Với chi phí vốn của công ty là 10%, công ty nên chọn dự án nào để đầu tư.
78
[4] Nhược điểm của IRR: không sử dụng chỉ tiêu IRR trong các trường hợp sau:
- 1 dự án có nhiều IRR: khi dòng tiền có sự đổi dấu nhiều lần .
- Những dự án loại trừ nhau và có quy mô khác nhau: so sánh sẽ không chính xác.
- Những dự án loại trừ nhau và có thời điểm hữu dụng (dòng tiền thu về) khác nhau
- Những dự án loại trừ nhau và có thời điểm đầu tư khác nhau.
cần dùng NPV để ra quyết định chính xác.
Ví dụ: Giả sử có 2 dự án A và B loại trừ nhau, có ngân lưu ròng qua các năm như sau:
Năm 0 1 2 3
CFA -600 320 280 240
CFB -100 430 -591,25 262,5
Dự án A có 1 giá trị : IRR = 20%
Dự án B có 3 giá trị: IRR1 = 5%, IRR2= 25%; IRR3=100%
Các dự án có ngân lưu đổi chiều nhiều lần, có thể có nhiều IRR, có thể dự án có
đầu tư bổ sung, có tái đầu tư
Ví dụ: Có số liệu về 2 dự án A và B như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 -1000 -1000
1 500 100
2 400 300
3 300 500
4 100 700
Cho biết 2 dự án A và B loại trừ nhau.
6.3.4. Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh (MIRR.)
[1] Khái niệm: Là suất chiết khấu làm cho hiện giá chi phí của dự án (ngân lưu ra) bằng với
hiện giá của tổng giá trị tương lai của dòng ngân lưu vào được tích lũy theo mức chi phí vốn
của công ty.
- Với giả sử dòng tiền vào được tái đầu tư tại mức chi phí sử dụng vốn, ta có công thức xác
định MIRR như sau.
79
[2] Cách xác định MIRR:
∑
COFt
(1 + k)t
n
t=0
=
∑ CIFt × (1 + k)
n−tn
t=0
(1 + M𝐼𝑅𝑅)n
𝑃𝑉 𝑐𝑜𝑠𝑡 =
𝑇𝑉
(1 + 𝑀𝐼𝑅𝑅)𝑛
Trong đó:
COFt : ngân lưu ra (-)
CIFt : ngân lưu vào (+)
k : chi phí vốn của dự án
TV = giá trị tương lai của dòng tiền vào (FV)
PV = hiện giá dòng tiền ra
Ví dụ: Có số liệu về 2 dự án như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 -1000 -1000
1 500 100
2 400 300
3 300 500
4 100 700
Xác định MIRR dự án A và B, với chi phí vốn là 10%.
[3] Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu MIRR.
Bảng tóm tắt:
DỰ ÁN A và B CHẤP NHẬN DỰ ÁN TỪ CHỐI DỰ ÁN
Độc lập nhau IRR ≥ i* IRR < i*
Loại trừ nhau IRRA > IRRB IRRA < IRRB
[4] Ưu điểm của chỉ tiêu MIRR.
- Có thể giải trực tiếp
- Không phát sinh nhiều nghiệm như IRR
- Thu nhập của dự án được tái đầu tư bằng suất chiết khấu của thị trường, nên sát với
thực tế hơn.
@ Hướng dẫn cách sử dụng máy tính Casio và Excel để tính toán
80
BÀI 7. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN
7.1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:
7.1.1. Bảng cân đối kế toán
Khái niêṃ: Bảng cân đối kế toán là môṭ báo cáo tài chính tổng hơp̣, phản ánh tổng quát toàn
bô ̣tài sản hiêṇ có và nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiêp̣ taị môṭ thời điểm
nhất điṇh (cuối tháng, cuối quý, cuối năm)
Kết cấu và nôị dung:
Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần : Tài sản và nguồn vốn
Nguyên tắc cân đối: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Phần tài sản:
Phần tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại một thời điểm.
Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận kí
quỹ phải tiếp tục
Phần nguồn vốn:
Phần này phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập
báo cáo. Nguồn vốn cũng được chia thành hai loại A và B. Trong mỗi loại A và B cũng bao
gồm các mục khoản. Số liệu của các khoản, mục thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp đối với các loại tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp.
Ví dụ 1: ta xem bảng cân đối kết toán dạng tóm tắt của công ty sữa Hà Lan năm 2013-2014
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: triệu đồng
TÀI SẢN 2014 2013
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 13.018.930 11.110.610
1. Tiền và CK tương đương tiền 2.745.645 1.252.120
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 4.167.318 3.909.276
3. Các khoản phải thu 2.728.421 2.246.363
4. Hàng tồn kho 3.217.483 3.472.845
5. Tài sản ngắn hạn khác 160.063 230.006
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 9.856.484 8.587.258
I. Các khoản phải thu dài hạn 737
II. Tài sản cố định 8.918.416 8.042.301
1. Tài sản cố định hữu hình 7.849.059 4.223.444
- Nguyên giá 11.147.268 6.512.875
- Giá trị hao mòn lũy kế (3.298.209) (2.289.431)
2. Tài sản cố định vô hình 531.485 253.616
- Nguyên giá 690.742 387.180
81
- Giá trị hao mòn lũy kế (159.257) (133.564)
3. Chi phí xây dựng cơ bản DD 537.872 3.565.241
III. Bất động sản đầu tư 149.446 96.714
- Nguyên giá 176.332 117.666
- Giá trị hao mòn lũy kế (26.886) (20.952)
IV. Các khoản đầu tư TCDH 318.308 284.429
V. Tài sản dài hạn khác 469.577 163.814
TỔNG TÀI SẢN 22.875.414 19.697.868
NGUỒN VỐN 2014 2013
A. NỢ PHẢI TRẢ 5.307.061 4.358.110
I. Nợ ngắn hạn 4.956.398 4.298.765
1. Vay ngắn hạn 178.944
2. Phải trả người bán 1.968.257 2.412.264
3. Người mua trả tiền trước 20.929 21.589
4. Thuế phải nộp 456.726 331.870
5. Phải trả người lao động 137.540 100.461
6. Chi phí phải trả 490.761 364.013
7. Các khoản phải trả khác 1.703.241 1.068.568
II. Nợ dài hạn 350.663 59.345
1. Vay dài hạn 184.143
2. Nợ dài hạn khác 166.520 59.345
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 17.568.353 15.339.758
1. Vốn cổ phần 8.339.558 8.339.558
2. Thặng dư vốn cổ phần 1.276.994 1.276.994
3. Cổ phiếu quỹ (5.069) (4.504)
4. Lợi nhuận chưa phân phối 6.149.812 5.045.419
5. Các quỹ khác 1.807.058 682.291
TỔNG NGUỒN VỐN 22.875.414 19.697.868
7.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niêṃ: Báo cáo kết quả kinh doanh là môṭ trong những báo cáo tài chính tổng hơp̣ phản
ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động
Kết cấu và nôị dung:
Các chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày các số liệu về tổng số
phát sinh kỳ này, kỳ trước và lũy kế từ đầu năm
Ví dụ 2: Ta xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sữa Hà Lan năm 2013-
2014
82
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2014 2013
1. Doanh thu gộp 31.586.007 27.337.224
2. Các khoản giảm trừ 637.405 540.110
3. Doanh thu thuần 30.948.602 26.797.114
4. Giá vốn hàng bán 19.765.794 14.741.665
5. lãi gộp 11.182.808 9.055.449
6. Doanh thu hoạt động tài chính 507.348 473.821
7. Chi phí hoạt động tài chính 90.791 99.311
- Trong đó: chi phí lãi vay 384 3.115
8. Chi phí bán hàng 3.276.432 2.345.842
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 611.255 484.293
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKĐ 7.711.678 6.599.824
11. Thu nhập khác 313.458 461.722
12. Chi phí khác 58.820 174.201
13. Lợi nhuận khác 254.638 287.521
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 7.966.316 6.887.345
15. Thuế TNDN hiện hành 1.483.448 1.134.150
16. Thuế TNDN hoãn lại (7.299) (32.674)
17. Lợi nhuận sau thuế 6.490.167 5.785.869
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7.839 6.940
7.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khái niêṃ: Báo cáo lưu chuyển tiền tê ̣là môṭ báo cáo tài chính tổng hơp̣ phản ánh dòng tiền
lưu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đưa ra các quyết định cho kỳ tới.
Nôị dung:
Dòng tiền từ hoaṭ đôṇg kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi liên quan trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu về bán hàng, thu từ các
khoản tín dụng thương mại, các khoản chi trả bằng tiền trong kỳ về khoản phải trả
cho người bán, phải trả công nhân viên
Dòng tiền từ hoaṭ đôṇg đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi liên quan trực tiếp
đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:
+ Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp như mua sắm trang thiết bị,
tài sản cố định, xây dựng cơ bản.
+ Đầu tư vào đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán,
cho vay
83
Dòng tiền từ hoaṭ đôṇg tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi liên quan trực
tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
+ Hoạt động làm tăng giảm vốn kinh doanh do nhận vốn góp, góp vốn, vay dài hạn,
ngắn hạn, cổ tức được chia và chia cổ tức
Phương pháp: Báo cáo lưu chuyển tiền tê ̣đươc̣ lâp̣ theo môṭ trong 2 phương pháp:
phương pháp trưc̣ tiếp và phương pháp gián tiếp.
7.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Khái niêṃ: Thuyết minh báo cáo tài chính là môṭ báo cáo hơp̣ thành bô ̣báo cáo tài chính
doanh nghiêp̣. Thuyết minh báo cáo tài chính giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
hoaṭ đôṇg kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiêp̣ trong kỳ báo cáo mà các báo cáo
tài chính khác không thể triǹh bày rõ và chi tiết.
7.2. Các hệ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp.
7.2.1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán
7.2.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiêṇ thời
Còn đươc̣ goị là hê ̣số khả năng thanh toán nơ ̣ngắn haṇ
Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Ví dụ 3: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Tổng tài sản ngắn hạn 11.110.610 13.018.930
Tổng nợ ngắn hạn 4.298.765 4.956.398
Hệ số thanh toán hiện thời 2,58 2,63
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ những tài sản ngắn hạn , chỉ tiêu
này cao thể hiện mức độ an toàn và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cao Chỉ tiêu
này thấp phản ánh khả năng thanh toán khác cũng thấp , lúc đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất
hiện.
Hệ số này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính chát của ngành nghề kinh doanh , lĩnh vực nào có
tài sản lưu động. chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì chỉ tiêu này sẽ lớn và ngược lại.Vì
thế , để giúp cho việc đánh giá hợp lý thì ta cần dựa vào chỉ tiêu hệ số trung bình ngành.
Ý nghiã: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải
các khoản nơ ̣ngắn haṇ của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Xu hướng là nếu hệ số này có giá trị cao, có thể đem
lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện
ở tiềm năng thanh toán so với nghĩa vụ phải chi trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
84
7.2.1.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng trả nợ nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong
kỳ mà không cần dựa vào việc bán các loại vật tư, sản phẩm hay hàng hóa.
Ý nghiã: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các tài sản dễ chuyển đổi thành
tiền đối với nợ ngắn hạn tại thời điểm phân tích. Xu hướng chỉ tiêu này cao quá kéo dài cũng
không tốt, có thể do doanh nghiệp ứ động tài sản dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm đặc
biệt là sử dụng vốn ngắn hạn. Chỉ tiêu này thấp quá kéo dài cũng không tốt lúc đó rủi ro tài
chính tăng nguy cơ phá sản có thể xảy ra
Ví dụ 4: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Tổng tài sản ngắn hạn 11.110.610 13.018.930
Hàng tồn kho 3.472.845 3.217.483
Tổng nợ ngắn hạn 4.298.765 4.956.398
Hệ số thanh toán nhanh 1,78 1,98
7.2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (còn gọi là hệ số vốn bằng tiền)
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và khoản
tương đương tiền của doanh nghiệp. Xu hướng chỉ tiêu này thấp sẽ làm rủi ro thanh toán
tăng. Tuy nhiên nếu hệ số quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có một lượng tiền nhàn rỗi
rất lớn gây lãng phí, gây ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn.
Ví dụ 5: Đơn vị tính: triệu đồng
7.2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ
Chỉ tiêu 2013 2014
Tiền và các khoản TĐ tiền 1.252.120 2.745.645
Nợ ngắn hạn 4.298.765 4.956.398
Hệ số thanh toán bằng tiền 0,29 0,55
85
Ý nghiã: Xu hướng hệ số thanh toán lãi vay lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả
và khả năng đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn cao. Và nếu như tỷ số này nhỏ hơn
một thì điều đó có nghĩa lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra không đủ trả lãi và doanh nghiệp
đang ăn vào vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi thẩm định vay
vốn của ngân hàng. Do đó chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm của doanh
nghiệp, từ đó tác động mạnh đến lãi suất tiền vay mà doanh nghiệp phải gánh chịu
Ví dụ 6: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Lãi trước thuế 6.887.345 7.966.316
Lãi vay 3.115 384
EBIT 6.890.460 7.966.700
Hệ số thanh toán lãi vay 2,212 20,747
7.2.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
7.2.2.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn
Ý nghiã: Đây là hệ số tài chính hết sức quan trọng đến nhà quản lý doanh nghiệp, các chủ
nợ cũng như các nhà đầu tư. Hệ số nợ thể hiện mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong
tổ chức nguồn tài trợ vốn cho hoạt động của một doanh nghiệp
Ví dụ 7: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Nợ phải trả 4.358.110 5.307.061
Tổng vốn 19.752.564 22.875.414
Hệ số nợ 0,22 0,23
7.2.2.2. Hệ số vốn chủ sở hữu (Hê ̣số tự tài trợ)
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
= 1 – Hê ̣số nơ ̣
Tổng nguồn vốn
Ý nghĩa: Hệ số này cho biết bình quân trong một đồng vốn hiện có của doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Cùng với hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu cũng cho thấy mức độ
độc lập tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Xu hướng hệ số này càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính càng cao, ít bị ràng buộc, chịu sức ép
của các khoản nợ vay.
86
Ví dụ 8: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Vốn chủ sở hữu 15.394.454 17.568.353
Tổng vốn 19.752.564 22.875.414
Hệ số tự tài trợ 0,78 0,77
7.2.2.3. Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn haṇ =
Tài sản ngắn haṇ
X 100%
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
× 100%
Ý nghiã: Phản ánh một đồng vốn của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng được dành cho tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp, và tương tự với chỉ tiêu tỷ suất đầu vào tài sản dài hạn. Hai
chỉ tiêu trên cho thấy sự phân bổ vốn vào tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Mỗi ngành
và lĩnh vực kinh doanh đều có một cơ cấu vốn và tài sản phù hợp. Thông qua đó nhà quản
trị doanh nghiệp có những điều chỉnh cần thiết đối với việc phân bổ vốn, đảm bảo vốn được
phân bổ hợp lý, tránh hiện tượng lãng phí vốn hay thiếu vốn cục bộ
Ví dụ 9: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Tài sản ngắn hạn 11.110.610 13.018.930
Tài sản dài hạn 8.587.258 9.856.484
Tổng tài sản 19.752.564 22.875.414
Tỷ suất đầu tư vào TSNH 56,25% 56,91%
Tỷ suất đầu tư vào TSDH 43,47% 43,09%
7.2.2.4. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định =
Vốn chủ sở hữu
Giá tri ̣tài sản cố điṇh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp thì có bao nhiêu
giá trị được đóng góp từ vốn chủ sở hữu. Xu hướng nếu tỷ suất này lớn hơn một nghĩa là
toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nếu tỷ suất này
nhỏ hơn 1, chứng tỏ một phần TSCĐ được tài trợ bằng nguồn vốn vay.
87
Ví dụ 10: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Vốn chủ sở hữu 15.394.454 17.568.353
Tài sản cố định 8.042.301 8.918.416
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,91% 1,97%
7.2.3. Nhóm hệ số hiệu suất hoạt động
7.2.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Giá tri ̣hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Ý nghiã: Hệ số này cho ta biết số lần hàng luân chuyển qua kho nhanh hay chậm, thể hiện
tình hình kinh doanh đang thuận lợi hay gặp khó khăn, nhưng nó không cho ta biết khả năng
sinh lời trên một đồng hàng tồn kho.
Xu hướng hệ số này cao hơn trung bình ngành của ngành kinh doanh cho thấy việc
tổ chức và quản lý dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt , giảm được lượng vốn đầu tư
vào hàng tồn kho và ngược lại.
Ví dụ 11: Đơn vị tính: triệu đồng
Giả định hàng tồn kho năm 2012 là 3.186.792
Chỉ tiêu 2013 2014
1. Giá vốn hàng bán 17.741.665 19.765.794
2. Hàng tồn kho 3.472.845 3.217.483
3. Hàng tồn kho bình quân 3.329.819 3.345.164
Vòng quay HTK 5,33 5,91
7.2.3.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày môṭ vòng quay
hàng tồn kho
=
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thực hiện được
một vòng quay, hay đó chính là thước đo độ dài thời gian một vòng quay hàng tồn kho trong
kỳ. Xu hướng chỉ tiêu này càng nhỏ thì số vốn vật tư hàng hóa luân chuyển càng nhanh giảm
ứ đọng vốn
Ví dụ 12: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Số ngày trong năm 360 360
Vòng quay HTK 5,33 5,91
Số ngày 1 vòng quay HTK 68 ngày 61 ngày
88
7.2.3.3. Số vòng quay nơ ̣phải thu
Ý nghiã: Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh
nghiệp. Xu hướng nếu vòng quay chậm chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn. Chỉ
tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán và công tác
quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp
7.2.3.4. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền
bình quân
=
360
Số vòng quay các khoản phải thu
=
Các khoản phải thu bình quân
X 360
Tổng doanh thu
Ý nghiã: Kỳ thu tiền bình quân thể hiện khoảng thời gian trung bình tính bằng ngày của giao
dịch bán chịu mà doanh nghiệp đã chấp thuận dành cho khách hàng.Tuy nhiên , kỳ thu tiền
bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa có thể kết luận chắc chắn , mà còn xem
xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp. Xu hướng nếu như kỳ thu tiền bình
quân quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì phải chú ý xem xét vì dễ dẫn đến tình
trạng nọ khó đòi.
Ví dụ 13:
Đơn vị tính: triệu đồng
Giả định các khoản nợ phải thu năm 2012 là: 2,126,948
Chỉ tiêu 2013 2014
Doanh thu 26.797.114 30.948.602
Các khoản phải thu 2.246.363 2.728.421
Các khoản phải thu bq 2.186.656 2.487.392
Vòng quay CKPThu 12,25 12,44
Số ngày trong năm 360 360
Kỳ thu tiền bình quân 29 ngày 29 ngày
7.2.3.5. Số vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản)
Số vòng quay
toàn bô ̣vốn
=
Doanh thu thuần
Tổng vốn kinh doanh bình quân sử duṇg trong kỳ
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn (hay một đồng tài sản) đã đem lại bao nhiêu
đồng doanh thu. Xu hướng hệ số này cao thì hiệu suất sử dụng vốn sẽ cao, tuy được xem
Số vòng quay nơ ̣phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nơ ̣phải thu bình quân trong kỳ
89
là một nhân tố đưa lại hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi một đồng vốn
được sử dụng với hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn, trong khi lượng vốn sử
dụng không thay đổi thì sẽ góp phần làm tăng hiệu quả tính trên một đồng vốn đầu tư của
doanh nghiệp
Ví dụ 14: Đơn vị tính: triệu đồng
Giả định tổng vốn kinh doanh năm 2012 là 15.564.318
Chỉ tiêu 2013 2014
Tổng doanh thu 27.732.657 31.769.408
Tổng vốn 19.752.564 22.875.414
Tổng vốn bình quân 17.658.441 21.313.989
Vòng quay tổng vốn 1,57 1,49
7.2.3.6. Số vòng quay vốn lưu đôṇg
Số vòng quay
vốn lưu đôṇg
=
Doanh thu thuần
Số vốn lưu đôṇg bình quân
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động thực
hiện được trong một thời kỳ nhất định. Một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Xu hướng chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn
lưu động càng cao và ngược lại.
Ví dụ 15: Đơn vị tính: triệu đồng
Giả sử vốn lưu động năm 2012 là 8.543.127
Chỉ tiêu 2013 2014
1. Doanh thu từ hoạt động KD 26.797.114 30.948.602
2. Tài sản ngắn hạn 11.110.610 13.018.930
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.909.276 4.167.318
4. Tài sản lưu động = (2) – (3) 7.201.334 8.851.612
5. Tài sản lưu động bình quân 7.872.231 8.026.473
Vòng quay vốn lưu động (1) / (5) 3,4 3,86
7.2.3.7. Kỳ luân chuyển vốn lưu đôṇg
Kỳ luân chuyển
vốn lưu đôṇg
=
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển vốn lưu đôṇg
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.
Xu hướng chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ các tài sản lưu động vận động nhanh, góp phần
nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ví dụ 16: Đơn vị tính: triệu đồng
90
Chỉ tiêu 2013 2014
Số ngày trong kỳ 360 360
Vòng quay vốn lưu động 3,4 3,86
Kỳ luân chuyển vốn lưu động 106 ngày 93 ngày
7.2.4. Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động
7.2.4.1. Tỷ suất lơị nhuâṇ sau thuế / doanh thu (ROS)
Tỷ suất lơị nhuâṇ
sau thuế/ doanh thu
=
Lơị nhuâṇ sau thuế trong kỳ
X 100%
Doanh thu thuần trong kỳ
Ý nghiã: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cho ta biết một kỳ hoạt động hoặc kỳ
vọng cho kỳ tới, doanh nghiệp thu được một trăm đồng doanh thu thì trong đó có bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Xu hướng chỉ tiêu này càng cao thể hiện công tác quản trị doanh
thu và chi phí của doanh nghiệp càng có hiệu quả.
Ví dụ 17: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Lãi sau thuế 5.785.869 6.490.167
Doanh thu 26.797.114 30.948.602
ROS 21,59% 20,97%
7.2.4.2. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản
=
Lơị nhuâṇ trước laĩ vay và thuế trong kỳ
X 100%
Tổng tài sản (Vốn kinh doanh bình quân)
Ý nghiã: Xu hướng chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh
không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhâp̣ doanh nghiêp̣.
Ví dụ 18: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Lãi trước thuế 6.887.345 7.966.316
Lãi vay 3.115 384
EBIT 6.890.460 7.966.700
Vốn kinh doanh 19.697.868 22.875.414
ROI 34,98% 34,83%
7.2.4.3. Tỷ suất lơị nhuâṇ trước thuế / tổng vốn kinh doanh
91
Tỷ suất lơị nhuâṇ trước
thuế/ tổng vốn kinh
doanh
=
Lơị nhuâṇ trước thuế trong kỳ
X 100%
Vốn kinh doanh bình quân sử
duṇg trong kỳ
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng taọ ra bao
nhiêu đồng lơị nhuâṇ trước thuế. Xu hướng chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ví dụ 19: Đơn vị tính: triệu đồng
Giả sử tổng vốn kinh doanh năm 2012 là 15.564.318
Chỉ tiêu 2013 2014
Lợi nhuận trước thuế 6.887.345 7.966.316
Tổng vốn kinh doanh bq 17.631.093 21.286.641
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / vốn kinh doanh 39,06% 37,42%
7.2.4.4. Tỷ suất lơị nhuâṇ sau thuế / tổng vốn kinh doanh (ROA: Return On Asset)
Tỷ suất lơị nhuâṇ sau thuế/
tổng vốn kinh doanh
=
Lơị nhuâṇ sau thuế trong kỳ
X 100%
Vốn kinh doanh bình quân sử
duṇg trong kỳ
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (tài sản) đưa vào sử dụng trong kỳ
thì mang lại bao nhiêu đồng lãi sau thuế. Xu hướng chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tài sản tốt
Ví dụ 20: Đơn vị tính: triệu đồng
Giả sử tổng vốn kinh doanh năm 2012 là: 15.564.318
Chỉ tiêu 2013 2014
Lợi nhuận sau thuế 5.785.869 6.490.167
Tổng vốn kinh doanh bq 17.631.093 21.286.641
ROA 32,82% 30,49%
7.2.4.5. Tỷ suất lơị nhuâṇ sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity)
Tỷ suất lơị nhuâṇ sau
thuế/ vốn chủ sở hữu
=
Lơị nhuâṇ sau thuế trong kỳ
X 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân sử
duṇg trong kỳ
92
Ý nghiã: chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kì hoạt động hoặc
kỳ vọng cho kỳ tới. Xu hướng chỉ tiêu này cao thì đó là nhân tố để các nhà quản trị phát hành
thêm cổ phiếu mới, huy động thêm vốn góp cho hoạt động kinh doanh, khi đó doanh nghiệp
đang ở trạng thái an toàn cao, để nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cần vay thêm
tiền đầu tư. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu không cao, rủi ro
tài chính xuất hiện nguy cơ phá sản có thể xảy ra
Ví dụ 21: Đơn vị tính: triệu đồng
Giả sử vốn chủ sở hữu năm 2012 là: 12.412.148
Chỉ tiêu 2013 2014
Lãi sau thuế 5.785.869 6.496.167
Vốn chủ sở hữu 15.339.758 17.568.353
Vốn chủ sở hữu bq 13.875.953 16.454.056
ROE 41,7% 39,44%
7.2.4.6. Thu nhập một cổ phần thường (EPS)
Thu nhâp̣ môṭ cổ
phần thường (EPS)
=
Lơị nhuâṇ sau thuế- Cổ tức cổ phiếu ưu đaĩ
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh một cổ phần thường trong năm thu đươc̣ bao nhiêu đồng lơị
nhuâṇ sau thuế. Xu hướng hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là
một trong những mục tiêu mà những nhà quản trị đang hướng tới.
Ví dụ 22: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Lãi sau thuế 5.785.869 6.490.167
Số cổ phiếu đang lưu hành 834 828
EPS 6,94 7,839
7.2.5. Nhóm hệ số phân phối lợi nhuận
7.2.5.1. Cổ tức một cổ phần thường (DPS)
Cổ tức môṭ cổ
phần thường (DPS)
=
Lơị nhuâṇ sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông
thường
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhâṇ đươc̣ bao nhiêu đồng cổ tức trong
năm. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách cổ tức cũng như hiệu quả sản xuất
kinh doanh trong năm của công ty
93
Ví dụ 23: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Lãi sau thuế chia cho cổ đông thường 5.230.023 3.404.614
Số cổ phiếu đang lưu hành 834 828
Cổ tức một cổ phần thường (ngàn đồng) 6.273 4.112
7.2.5.2. Hê ̣số chi trả cổ tức
Hê ̣số chi
trả cổ tức
=
Cổ tức môṭ cổ phần thường
Thu nhâp̣ môṭ cổ phần thường
Ý nghiã: Hệ số này phản ánh công ty đa ̃dành ra bao nhiêu % thu nhâp̣ để trả cổ tức cho cổ
đông. Hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết chính sách cổ tức hiện hành của doanh nghiệp.
Nếu như chính sách cổ tức của công ty được duy trì thì chỉ tiêu này là cơ sở để xác định được
số lợi nhuận giữ lại cho việc tái đầu tư trở lại của doanh nghiệp, đây được xem là nguồn vốn
nội sinh tài trợ cho một phần nhu cầu vốn tăng thêm của doanh nghiệp trong tương lai
Ví dụ 24: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
Cổ tức cổ phần thường 6.273 4.112
EPS 6.940 7.839
Hệ số chi trả cổ tức 0,9 0,52
7.2.5.3. Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức =
Cổ tức môṭ cổ phần
Giá thi ̣ trường môṭ cổ phần
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng đầu tư vào cổ phần của công ty trên thi ̣ trường thì có
thể thu đươc̣ bao nhiêu đồng cổ tức.
7.2.6. Nhóm hệ số giá trị thị trường
7.2.6.1. Hệ số giá trên thu nhập (Hệ số P/E)
Hê ̣số giá trên
thu nhâp̣
=
Giá thi ̣ trường môṭ cổ phần
Thu nhâp̣ môṭ cổ phần
Ý nghiã: chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thi ̣trường trả giá bao nhiêu cho môṭ đồng thu
nhâp̣ hiêṇ taị của công ty. Xu hướng hệ số này cao là tốt , thể hiện sự đánh giá cao triển vọng
công ty của nhà đầu tư.
7.2.6.2. Hệ số giá thi ̣trường trên giá tri ̣sổ sách (Hệ số M/B)
Hê ̣ số giá thi ̣ trường
trên giá tri ̣ sổ sách
=
Giá thi ̣ trường môṭ cổ phần
Giá tri ̣ sổ sách môṭ cổ phần
94
Ý nghiã: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hê ̣giữa giá thi ̣trường và giá tri ̣ sổ sách môṭ cổ
phần của công ty. Hê ̣số này cũng cho thấy sư ̣tách rời giữa giá thi ̣ trường và giá tri ̣ sổ sách.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản; Nhà xuất bản Lao động xã hội,
2012.
[2] Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp; Nhà xuất bản Tài chính, 2009.
[3] Ngô Kim Phương, Phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản lao động, 2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf