Giáo trình Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao (Phần 2)

Ứng dụng điều khiển học để xây dựng một kế hoạch phát triển TDTT. Khi xây dựng một kế hoạch để phát triển TDTT thường có rất nhiều công việc, nội dung phải làm và nó nhất thiết phải được diễn ra theo một quy trình (vòng điều khiển kín) nhất định, xác định rõ nội dung gì làm trước, nội dung gì làm sau và nội62 dung trước phải làm tiền đề cho việc thực hiện nội dung sau. - Lựa chọn được những công việc, nội dung của vấn đề định tiến hành một cách khoa học, cụ thể và hoàn chỉnh; - Sắp xếp những công việc, nội dung đó một cách hệ thống, cái này làm tiền đề cho cái kia. - Định mức thời gian cho công việc phải hoàn thành để từ đó định rõ chu kỳ điều khiển kín cần bao nhiêu thời gian. - Tùy từng đề tài mà chọn vùng điều khiển kín cho thích hợp, có thể là nhiều hay ít nội dung, ít hay nhiều công đoạn, hoặc công đoạn kép hay đơn.

pdf33 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 PHẦN 2. QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO Chương 1. XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO 1.1. Cơ sở lý luận của xã hội hóa TDTT Trong bài phát biểu tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7, đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ "Giáo dục cho mọi người là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, nhưng sức khỏe cho mọi người cũng không kém phần quan trọng". Để thực hiện được mục tiêu trên các ngành văn xã như Giáo dục - Đào tạo, Văn hóa, Y tế, TDTT.... không thể hoạt động và phát triển theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp như trước đây, mà phải hoạt động và phát triển trên cơ sở xã hội hóa để tạo phương thức tổ chức quản lý và hoạt động năng động, sáng tạo phù hợp với cơ chế kinh tế mới: cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, tức là các vấn đề xã hội nói chung và TDTT nói chung phải được toàn xã hội chăm lo, đầu tư phát triển. Trước đây việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung dựa vào ngân sách do Nhà nước cấp, nay phải chuyển mạnh sang phương thức xã hội hóa. Hiện tại giai đoạn phát triển nền kinh tế ở nước ta đang đặt ra cho xã hội một yêu cầu đổi mới cơ bản về tư duy, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề xã hội hóa TDTT. Xã hội hóa đòi hỏi phải có sự phân công và hợp tác lao động một cách phù hợp với điều kiện xã hội. Nền tảng của xã hội hóa là giải quyết các mối quan hệ trong quá trình thực hiện mục tiêu và tạo ra được sự phân công, hợp tác lao động phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử. 1.2. Xã hội hóa TDTT 1.2.1. Khái niệm xã hội hóa TDTT Xã hội hóa TDTT là một quá trình phát triển TDTT mang tính lịch sử xã hội. Đây là sự chuyển dịch cơ bản về quan điểm, tổ chức, quản lý, phương thức hoạt động, chỉ đạo, phối hợp và phân công lao động trên lĩnh vực TDTT nhằm biến sự nghiệp TDTT thành sự nghiệp do dân, vì dân và toàn bộ xã hội đều phải có trách nhiệm, có 46 nghĩa vụ phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà. 1.2.2. Một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa TDTT Để xã hội hóa TDTT cần tập trung giải quyết một số nội dung thiết yếu: - Tạo ra được những mối quan hệ tổng hợp của toàn bộ xã hội trong quá trình thực hiện mục tiêu của TDTT. Nền tảng của xã hội hóa TDTT là làm sao tạo mối quan hệ trong phân công và hợp tác lao động, trong chỉ đạo và quản lý giữa các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội khác cũng như mỗi cá nhân và gia đình để thúc đẩy TDTT phát triển. Khi mọi tầng lớp xã hội cùng tham gia vào quá trình xã hội hóa TDTT thì chủ trương, chính sách về TDTT phải được hình thành như một chỉnh thể của quá trình tác động lẫn nhau giữa các nhóm cộng đồng chứ không thể chỉ là đơn phương của bất cứ nhóm nào: + Cộng đồng TDTT: Nhà lãnh đạo quản lý TDTT các cấp; nhà khoa học và cán bộ TDTT; huấn luyện viên, vận động viên, tổ chức hội viên, trọng tài, người sản xuất hàng hóa thể thao, nhà cung ứng dịch vụ TDTT.... + Cộng đồng chính trị: Đảng, chính quyền các cấp; lấy bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT ở các cấp là nhân tố chủ yếu đối với sự phát triển TDTT. Trách nhiệm của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ở các cấp (Quốc hội, Hội đồng nhân dân...) là xây dựng luật, định hướng cho TDTT phát triển. TDTT có nhiều lĩnh vực trực thuộc các ngành khác nhau (các Bộ) và nhiệm vụ chính của nhóm này là quản lý thống nhất công tác TDTT, phát triển TDTT ở ngành của mình. + Nhóm cộng đồng quần chúng: Là mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng. Ngoài ra còn có các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong các thành phần kinh tế - Hình thành hệ thống quản lý TDTT thống nhất gồm có hình thức quản lý Nhà nước và quản lý xã hội về TDTT. + Với chức năng quản lý nhà nước về TDTT, bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và cơ quan TDTT các cấp, với tư cách là người đại diện cho Chính phủ, chịu trách 47 nhiệm trước Nhà nước về công tác TDTT. + Quản lý xã hội về TDTT: Các Liên đoàn và Hiệp hội các môn thể thao, các Hội đồng TDTT và các hình thức khác như: Ủy ban Olympic, Hội thể thao người khuyết tật... - Gia đình và cá nhân là yếu tố hợp thành quan trọng của xã hội; vấn đề xã hội hóa phong trào TDTT quần chúng, đào tạo về TDTT, phát triển các năng khiếu và bồi dưỡng tài năng thể thao là biện pháp quan trọng nhất. + Để xã hội hóa phong trào TDTT quần chúng, việc đầu tiên là phải làm sao cho quần chúng hiểu và thấy được TDTT là phương tiện bổ ích cho việc nâng cao sức khỏe, tăng cường tuổi thọ, nâng cao uy tín xã hội, từ đó động viên và thôi thúc quần chúng tự giác và tích cực tập luyện TDTT, tham gia xây dựng tổ chức TDTT. + Để xã hội hóa được công tác đào tạo cán bộ TDTT thì trước hết ngành TDTT phải tự đổi mới công tác này để làm sao đào tạo được nguồn cán bộ mà xã hội cần, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội hiện nay. + Việc phát triển năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài TDTT phải được coi là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của cộng đồng, tức là nó cũng phải được xã hội hóa. + Trong cơ chế mở cửa vấn đề quan hệ quốc tế trong lĩnh vực TDTT cũng cần phải được xã hội hóa. Tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động này phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là người đại diện quản lý thống nhất trong lĩnh vực TDTT. Tóm lại: Xã hội hóa TDTT là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và bản chất của nó là cả cộng đồng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ quan tâm đến sự phát triển TDTT, trong đó đặc biệt quan trọng là tinh thần tự giác và tích cực tham gia tập luyện cũng như đóng góp vào các hoạt động khác nhau của TDTT. 1.2.3. Nội dung xã hội hóa thể dục thể thao - Xã hội hoá công tác TDTT là hướng về cơ sở, hướng về người dân, tổ chức hướng dẫn và phát triển các nhu cầu hoạt động TDTT của nhân dân. Tạo ra các môi 48 trường và điều kiện thuận lợi để nhân dân tự đáp ứng các nhu cầu của mình; thực hiện công bằng và dân chủ hoá trong hoạt động TDTT. - Là quá trình tổ chức rộng lớn để huy động sự tham gia một cách tích cực chủ động của cộng đồng, huy động các nguồn lực từ phía xã hội để phát triển TDTT. - Là đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động TDTT như các hình thức hoạt động phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, sản xuất kinh doanh... về TDTT, các nhóm, hội, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, các liên đoàn, hiệp hội thể thao. - Là sự đổi mới về tổ chức, quản lí và đầu tư của nhà nước theo hướng xoá bỏ cách quản lí tập trung quan liêu, bao cấp. Là quá trình thực hiện sự liên kết, lồng ghép các hoạt động của ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội để phát triển TDTT vì những mục tiêu chung là xây dựng, phát triển con người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Xã hội hoá công tác TDTT phải đi đôi với việc đổi mới và tăng cường cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước. 1.2.4. Giải pháp xã hội hóa TDTT - Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, VĐV trong toàn ngành. - Hoàn thiện việc điều chỉnh quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT, xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch từng năm. - Bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế, điều lệ, luật các môn thể thao và chuyển dần việc ban hành các văn bản này cho các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia. Tổ chức các cuộc vận động, các hoạt động lớn về TDTT như các Đại hội TDTT; nhày hội văn hóa thể thao các dân tộc; phát động phong trào "toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"... - Hoàn chỉnh hệ thống thi đấu thể thao từ cơ sở đến toàn quốc. Hình thành các giải thể thao quần chúng gắn liền với các hoạt động văn hóa, lễ hội kỷ niệm những ngày lịch sử ở địa phương, ngành. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp đứng ra làm người bảo trợ, tổ chức giải các môn thể thao. 49 - Tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TDTT và trong xã hội hóa TDTT. - Tăng cường sự phối hợp liên ngành và lồng ghép các hoạt động trong quá trình phát triển TDTT. Đây vừa là giải pháp vừa là nội dung của xã hội hóa. Trên đây là các giải pháp cơ bản trong xã hội hóa TDTT; ngoài ra tùy vào điều kiện thực tế của địa phương, của ngành mà có những giải pháp xã hội hóa TDTT của riêng mình. Câu hỏi ôn tập và thảo luận Câu 1. Cơ sở lý luận của xã hội hóa TDTT? Câu 2. Phân tích khái niệm xã hội hóa TDTT. Câu 3. Để xã hội hóa TDTT cần tập trung giải quyết những nội dung thiết yếu nào? Câu 4. Phân tích những nội dung xã hội hóa TDTT? Câu 5. Những giải pháp cơ bản để xã hội hóa TDTT? Theo anh (chị) ngoài những giải pháp cơ bản ra thì cần những giải pháp gì để xã hội hóa TDTT đạt hiệu quả cao nhất? Chương 2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỘT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO 2.1. Cách thức xây dựng một đề án phát triển TDTT Một đề án TDTT thường bao gồm các mục sau: - Tên đề án; - Tính cấp thiết của đề án; - Mục tiêu của đề án; - Các yêu cầu của đề án; - Các nội dung và chỉ tiêu của đề án; - Các giải pháp của đề án; - Nguồn lực bảo đảm thực hiện đề án theo tiến độ; - Kết luận, kiến nghị. 50 2.1.1. Tên đề án Nêu ngắn gọn, để khi đọc ta hiểu qua mục đích là gì, lĩnh vực, phạm vi, giới hạn thời gian. Bên góc trái phía trên ghi cơ quan chủ quản đề án. Ngày tháng năm ban hành đề án. 2.1.2. Tính cấp thiết của đề án - Nêu rõ nhu cầu thực tiễn của đề án cần phải tiến hành; - Những cơ sở và phương pháp luận phải được lựa chọn sao cho khi đọc thấy giá trị, ích lợi và sự cần thiết phải thực hiện đề án. Khi phân tích chứng minh nên có dẫn chứng lý luận và số liệu thực tiễn dựa trên sự đánh giá về thực trạng các vấn đề của đề án một cách khoa học và có phương pháp dự báo, đánh giá thông tin một cách chuẩn xác; - Nêu lên giá trị của đề án đối với xã hội và bản thân ngành TDTT; - Nêu rõ những thuận lợi và khó khăn của đề án; - Nêu rõ các biện pháp khắc phục khó khăn, triển vọng phát triển của đề án 2.1.3. Mục tiêu của đề án - Trước khi xác định mục tiêu phải có đủ hồ sơ, tài liệu về đánh giá thực trạng của các vấn đề có liên quan và dự báo chung một cách nghiêm túc bằng các phương pháp khoa học; - Nêu cụ thể từng mục tiêu, trong đó phải có mục tiêu tổng quát, bao trùm các mục tiêu cụ thể. 2.1.4. Các yêu cầu của đề án Việc xác định yêu cầu nếu không cẩn thận sẽ nhầm sang xác định mục tiêu. Phải đề ra yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể của đề án. - Các yêu cầu phải làm rõ, nêu bật được vai trò, trách nhiệm và ý thức, nhiệm vụ của các nguồn lực để bảo đảm cho việc thực thi đề án thành công. - Qua các yêu cầu ta có thể thấy rõ phạm vi của các nguồn lực xã hội phải có trách nhiệm với đề án. - Qua các yêu cầu ta cũng thấy rõ tính tập trung dân chủ, tích cực và cách xử lý 51 khi đề án chưa thật tốt. - Các yêu cầu vừa phải có tính hành chính nhưng lại phải có tính tự giác. 2.1.5. Các nội dung và chỉ tiêu của đề án Cần phân biệt nội dung và chỉ tiêu của đề án. - Nội dung của đề án là những lĩnh vực công việc cụ thể được hợp thành từ những nhân tố công việc. - Chỉ tiêu là những con số, giá trị cụ thể được sử dụng để đánh giá từng nhân tố công việc. Khi xây dựng đề án chỉ nên chọn những nhân tố chính để từ đó xác định chỉ tiêu dựa trên cơ sở của các đánh giá thực trạng về các vấn đề. Nếu xa rời thực tế thì chắc chắn các chỉ tiêu được xác định khó có thể khả thi. - Khi đã xác định được nội dung thì cần phải xác định ngay nhân tố quan trọng để xác định chỉ tiêu. - Nội dung của đề án cũng có thể được xây dựng và xác định khác biệt cho từng vùng và chỉ tiêu cũng có thể ưu tiên tương ứng. - Các chỉ tiêu có thể xác định bằng những con số cụ thể như: tỉ lệ %, số lượng, tỉ lệ tăng trưởng.... - Chỉ tiêu cũng có thể xác định thông qua đánh giá về chất lượng như: tốt - trung bình - không tốt; cao - trung bình - thấp. 2.1.6. Các giải pháp của đề án Thông thường các giải pháp của một đề án nói chung thường chỉ mang tính chỉ đạo, định hướng tổng hợp, còn việc cụ thể hóa giải pháp sẽ do từng địa phương xây dựng cho phù hợp với các nguồn lực của mình. Mỗi giải pháp thường chỉ tập trung cho một hoặc một số loại hoạt động quản lý tương tự như nhau để giải quyết cho một hoặc một số yếu tố thành phần của đề án. Sự tổng hợp của nhiều giải pháp tạo ra được tính tổng thể và đảm bảo việc thực hiện đề án được tiến hành một cách hoàn chỉnh. Một đề án nên có các giải pháp (nhóm giải pháp) chính sau đây: - Giải pháp về lãnh đạo chỉ đạo: Xác định rõ cơ quan quản lý đề án, xác định 52 phạm vi trách nhiệm, quyền hạn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và nếu cần thì cả các cá nhân. - Các biện pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đề án đạt tới các mục đích và chỉ tiêu đã đề ra. Nhóm giải pháp này có thể xây dựng theo một số hướng cơ bản sau: + Tạo nền tảng, điều kiện cho việc thực hiện nội dung chính của đề án; + Tạo nền tảng pháp lý để thực hiện đề án. - Các hoạt động tổ chức thực hiện đề án + Tổ chức: * Có thể thành lập ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, chế độ, kế hoạch thực hiện đề án. Tùy thuộc vào quy mô của đề án mà cơ cấu thành viên ban chỉ đạo sẽ khác nhau. * Xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm cho mọi ngành, mọi thành viên của ban chỉ đạo. * Xây dựng kế hoạch triển khai dự án phải đảm bảo đúng quy định về việc lập kế hoạch cho một đề án. + Về các biện pháp tổ chức thực hiện: * Để tổ chức thực hiện đề án theo đúng kế hoạch và quy chế cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm phối hợp của các lực lượng có liên quan đến đề án. * Để tổ chức thực hiện đề án được tốt cần tổ chức mời các chuyên gia có chuyên môn cao, các giám sát liên quan đến kinh tế, pháp luật... * Để đánh giá kiểm tra, sơ kết, tổng kết đề án được tốt cần xác định chuẩn mực trong các biểu mẫu thống kê và các tính toán phân tích các tài liệu thống kê về đề án. * Để quản lý đề án tốt cần đảm bảo các nguồn cung ứng khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại và văn phòng phẩm, đồ dùng làm việc khác. 2.1.7. Nguồn lực bảo đảm thực hiện đề án theo tiến độ - Xác định rõ hiệu lực thời gian thực hiện đề án. Trong từng thời điểm giai đoạn cần làm cái gì; - Xác định rõ các nguồn kinh phí: Nhà nước cấp, ngân sách sự nghiệp TDTT, tài 53 trợ, đóng góp của dân.... - Dự toán kinh phí cho đề án. 2.1.8. Kết luận, kiến nghị - Kết luận của đề án là những ý kiến đánh giá về triển vọng, tiềm năng, thực thi của đề án và khẳng định những lợi ích của đề án đối với xã hội, các ngành, các cấp và ngành TDTT. Kết luận phải làm sao tạo ra và có được sự ủng hộ của xã hội đối với đề án; - Các kiến nghị: Từ những triển vọng, khó khăn khi xây dựng đề án, cần có đề nghị cụ thể đối với các cấp, ngành để thực hiện đề án thành công; Cuối cùng là đề án phải được bảo vệ ở một Hội đồng và được cấp Chính phủ hay cấp tỉnh, ngành phê duyệt. 2.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo, định hướng phát triển sự nghiệp TDTT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Chính vì vậy, cùng với sự nghiệp TDTT nói chung, lĩnh vực thể dục thể thao quần chúng tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc. Để triển khai kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT quần chúng trong giai đoạn mới, hệ thống chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng cũng cần được nghiên cứu xem xét lại để hình thành những chỉ tiêu cơ bản nhất, phù hợp với tình hình hiện tại, tạo điều kiện cho công tác thống kê được tiến hành thuận lợi, phản ánh đúng thực trạng và dự báo chính xác nhịp độ phát triển của phong trào TDTT quần chúng. 2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng trong từng thời kỳ Cần nêu một số chỉ tiêu: (số lượng và tỉ lệ %) - Số người tập luyện TDTT thường xuyên: Đây là chỉ tiêu cơ bản, phản ánh quy mô phát triển phong trào TDTT quần chúng. - Số người đạt chỉ tiêu rèn luyện thân thể: Đây là chỉ tiêu phản ánh một phần chất lượng của phong trào TDTT quần chúng. 54 - Số đơn vị TDTT cơ sở: Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về tổ chức tập luyện ở cơ sở. - Số đơn vị tiên tiến về TDTT: Chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác tổ chức tập luyện TDTT ở cơ sở. - Số gia đình thể thao (và tỉ lệ % so với tổng số gia đình): Chỉ tiêu bổ sung, phản ánh mức độ phổ cập của phong trào TDTT quần chúng đối với tế bào của xã hội - gia đình. - Số câu lạc bộ TDTT: Chỉ tiêu phản ánh mức đọ phát triển về công tác tổ chức tập luyện TDTT ở cơ sở. - Số trường học bảo đảm giáo dục thể chất có chất lượng: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô thực hiện giáo dục thể chất bắt buộc (nội khóa) trong các nhà trường. - Số trường học thực hiện TDTT ngoại khóa: Chỉ tiêu phản ánh một phần chất lượng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, tạo tiền đề phát triển và đào tạo tài năng thể thao. - Tỉ lệ % cán bộ chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể: Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực của quân nhân và từng cấp đơn vị nhằm góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng quân đội. - Tỉ lệ % cán bộ chiến sĩ công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể: Chỉ tiêu đánh giá phong trào rèn luyện thẻ lực trong cán bộ, chiến sĩ công an. 2.2.2. Dự kiến chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng trong gia đoạn mới. Dự kiến các chỉ tiêu và tỉ lệ % sau: - Số người tập luyện TDTT thường xuyên; - Số người đạt chỉ tiêu rèn luyện thân thể; - Số đơn vị TDTT cơ sở; - Số đơn vị tiên tiến về TDTT; - Số gia đình thể thao; - Số Câu lạc bộ TDTT; - Số trường học bảo đảm giáo dục thể chất; 55 - Số trường học thực hiện TDTT ngoại khóa; - Tỉ lệ % cán bộ chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; - Tỉ lệ % cán bộ chiến sĩ công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Các chỉ tiêu cần nêu rõ: - Tên chỉ tiêu; - Khái niệm chung; - Cơ quan chỉ đạo; - Cấp độ chỉ tiêu (Nhà nước hay một ngành nào đó); - Ngoài ra còn có thể nêu cách thống kê số liệu các chỉ tiêu. Câu hỏi ôn tập và thảo luận Câu 1. Trình bày cách thức xây dựng một đề án phát triển TDTT. Câu 2. Phân tích hệ thống chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng trong từng thời kỳ. Chương 3. ĐIỀU KHIỂN HỌC TRONG QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO 3.1. Khái niệm Hiện tại khái niệm về điều khiển học vẫn được định nghĩa rất khác nhau, tuy nhiên tổng hợp các khái niệm khác nhau đó, ta có thể hiểu điều khiển học là: - Môn khoa học nghiên cứu các hệ thống động, tự điều khiển; - Nghiên cứu các chức năng của các hệ thống thành phần động trong hệ thống; - Nghiên cứu dòng thông tin trong các hệ thống thành phần đó. 3.2. Mục đích nghiên cứu của điều khiển học trong quản lý - Nghiên cứu để vận dụng một cách tối ưu nhất, ảnh hưởng của các hệ thống chức năng trong hệ thống. - Nhằm tối ưu hóa các hệ thống thành phần trong hệ thống cũng như các quá trình chức năng diễn ra giữa chúng. - Nhằm đưa ra những phương pháp điều chỉnh tối ưu cũng như xây dựng hệ thống điều khiển để tạo ra một hệ thống quản lý tốt và nâng cao hiệu quả của quá trình 56 quản lý. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý và thông tin nhằm xây dựng và vận dụng triệt để hệ thống thông tin phục vụ quản lý. 3.3. Điều khiển học trong quản lý TDTT 3.3.1. Lựa chọn cơ cấu chức năng quản lý Để có thể điều khiển được những hệ thống thành phần trong một hệ thống quản lý TDTT, trước tiên ta phải biết về cơ cấu tổ chức của hệ thống đó. Ví dụ: Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ tổ chức thể dục thể thao theo 2 cấp Các cơ quan chức năng Ban lãnh đạo Bộ VH-TT & DL (Ban quản lý hệ thống) Vụ TT thành tích cao 1 Vụ TT thành tích cao 2 Vụ Tổ chức-Đào tạo Văn phòng Vụ Kế hoạch tài chính Các cấp lãnh thổ Các Sở TDTT Trường ĐH TDTT 1 Trường ĐH TDTT 2 Trung tâm HLTTQG Các Phòng Các Bộ môn Trường Trung tâm Các Phòng Các Bộ môn Các Ban - Trung tâm Qua cơ cấu quản lý tổ chức TDTT trên (Sơ đồ 3.1) có thể thấy rằng hệ thống quản lý TDTT là một thể thống nhất, bao gồm các bộ phận quản lý chức năng như các Vụ thể thao thành tích cao 1, 2, Vụ Kế hoạch tài chính... và các Bộ môn. Để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh cho công tác quản lý TDTT thì ở các cấp tỉnh, thành phố có các cơ quan quản lý cấp lãnh thổ như các Sở TDTT, các Trường Đại học TDTT và các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia... Dưới cấp huyện sẽ có các ban quản lý TDTT 57 lãnh thổ nhỏ như Phòng Văn hóa - Thể thao, Trung tâm TDTT.... Như vậy về lý thuyết hệ thống chỉnh thể quản lý TDTT (Bộ VH-TT&DL) sẽ bao gồm các hệ thống thành phẩn (Sở TDTT) và một số cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp ở vùng lãnh thổ cấp đó. Các ban quản lý TDTT của các Phòng TDTT (cấp huyện, thị) được coi như là một hệ thống thành phần nhỏ hơn. Khi sử dụng các tri thức và phương thức điều khiển học để hoàn thiện hệ thống chỉnh thể TDTT, ví dụ: hoàn thiện cơ cấu quản lý về công tác đào tạo cán bộ TDTT thì trước hết ta phải nghiên cứu về chức năng của quá trình quản lý và đào tạo của các hệ thống thành phần có liên quan đến công tác quản lý và điều hành đào tạo cán bộ TDTT (cụ thể là các Trường ĐH TDTT). Do đó ở đây phải tập trung phân tích làm rõ những chức năng, cơ cấu của quá trình quản lý và đào tạo của các trường Đại học TDTT nhằm hoàn chỉnh, tối ưu hóa chúng để không những bảo đảm sự lãnh đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong công tác đào tạo, mà còn bảo đảm cho nhà trường có cơ cấu tổ chức hợp lý để nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo. 3.3.2. Tự tác động để củng cố cơ cấu tổ chức cơ bản Nhiệm vụ chủ yếu của mặt này là tạo mọi điều kiện cho việc truyền tin tức (thông tin) giữa các đối tác và các tin này trong mỗi thời điểm đều phải được thể hiện như là một dòng thông tin thông suốt. Sơ đồ 3. 2. Sơ đồ tạo kênh thông tin 1 = đối tác 1; 2 = đối tác 2; M = nguồn nhận thông tin; S = người truyền tin; E = người tiếp nhận thông tin; D = nguồn phát tin; U = đường truyền tin Về nguyên tắc việc tạo ra kênh thông tin là chỉ tạo ra những kênh tin tức trong một đơn vị, trong đó các đơn vị thành phần sẽ có những thành tố về cấu trúc cơ bản có thể giúp cho các thông tin được truyền đi một cách thông suốt. Theo ví dụ trên thì công 1 S U E M D E S U U 2 D E S E S M 58 tác đào tạo cán bộ được Vụ tổ chức - Đào tạo phối hợp cùng phòng Đào tạo và các bộ môn ở nhà trường đảm nhận và đó cũng chính là những đơn vị thành phần của hệ thống (bộ VH-TT&DL). Mỗi đơn vị này được coi là cơ cấu tổ chức cơ bản. 3.3.3. Dạng điều khiển cơ cấu tổ chức cơ bản đơn giản nhất Từ ví dụ trên, theo lý thuyết điều khiển thì những đặc điểm cơ bản của một vòng điều khiển khép kín (từ 1 đến 7) của các yếu tố thành phần trong cơ cấu tổ chức cơ bản sẽ được trình bày ở dạng đơn giản nhất theo sơ đồ: Sơ đồ 3.3. "Dạng điều khiển cơ cấu tổ chức cơ bản đơn giản nhất" trong vấn đề đào đạo cán bộ thể dục thể thao. Kênh thông tin Các loại---- -------------------- Các mối nhiễu (6) Dòng thông tin quan hệ giữa các ---------- ----------------------------------- đối tác Các (các Ảnh hưởng của phương thành (5) việc xử lý nhiễu, (1) tiện kỹ (2) viên) qua máy móc, cán bộ thuật (4) Thông tin về nơi (3) Mục tiêu Có các loại nhiễu phải đạt Trong sơ đồ 3.3 ta phải hiểu và coi những vấn đề đào tạo cán bộ TDTT của ngành là vùng phải điều khiển, trong đó những đặc tính về công tác đào tạo và những yêu cầu mục tiêu ban đầu đã bước đầu xác định. Nguồn xử lý thông tin có tác dụng như những bộ phận đo đạt, so sánh, còn việc xử lý những thông tin nhiễu lại đảm bảo cho việc xác định và đưa ra những đại lượng đúng. Những vấn đề đào tạo cán bộ TDTT Nguồn xử lý thông tin Xử lý các nhiễu thông tin 59 Đường nhánh từ nguồn xử lý thông tin đến nguồn xử lý nhiễu thông tin trong điều khiển học được coi như đường dẫn truyền kết nối ngược, tạo cơ sở thiết lập quá trình tác động kín và quá trình này lại bảo đảm sự củng cố bền vững cho cơ cấu tổ chức cơ bản trên. Trong ví dụ này thì kết quả của quá trình truyền thông tin sẽ được đánh giá, xử lý qua các nguồn xử lý thông tin. Sự đánh giá sẽ được thực hiện bằng cách so sánh những số liệu thực tế (đã đạt) như: chất lượng chuyên môn của giáo viên, kết quả học tập của học viên, chất lượng sân bãi dụng cụ, tài liệu học tập...với những số liệu đã được đề ra trong mục tiêu theo yêu cầu của quốc gia và quốc tế. Kết quả ấy lại tiếp tục được xử lý nhờ nguồn xử lý thông tin và nguồn xử lý nhiễu thông tin theo đường dẫn truyền kết nối ngược tác động đến vùng phải điều khiển để tạo ra những điều chỉnh, chỉnh lý đối với công tác đào tạo cán bộ TDTT. Về cơ bản quá trình này diễn ra theo thứ tự sau: a. Bằng các phương tiện kỹ thuật, các số liệu đã thu được (kết quả hiện có) về công tác đào tạo cán bộ sẽ được đưa đến bộ phận xử lý thông tin. b. Bộ phận xử lý thông tin sẽ so sánh số liệu đó với các số liệu phải đạt (mục tiêu đề ra) bằng cách phân tích tìm ra sự sai lệch giữa chúng, xác định các nguyên nhân và các thông tin nhiễu gây rối loạn trong quá trình đào tạo. c. Sau đó, các thông tin nhiễu sẽ được xử lý qua bộ phận xử lý nhiễu thông tin, rồi bằng những ảnh hưởng của việc xử lý nhiễu thông tin mà các thông tin đã được xử lý tiếp tục được truyền về đường điều khiển (các vấn đề đào tạo cán bộ TDTT). Về đến đây lại có thể có các nhiễu thông tin khác và lại có những số liệu mới. Từ vùng phải điều khiển thông tin lại tiếp tục truyền đi qua kênh thông tin và cứ như vậy tạo ra vùng điều khiển khép kín. Nhiễu thông tin sẽ lại được xử lý, các nguyên nhân gây sai lệch giữa kết quả đã đạt được với kết quả phải phấn đấu sẽ được làm rõ. Từ đó sẽ có những giải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức TDTT. 3.3.4. Mức hoàn thiện thứ nhất bằng những tác động tối ưu hóa Sự tác động một cách tối ưu hơn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức TDTT cơ bản theo sơ đồ 3.3 sẽ tạo thêm cho hệ thống những tổ chức, bộ phận có những chức năng, 60 nhiệm vụ đặc thù để khắc phục những tồn tại đã được phát hiện trong quá trình điều khiển cơ cấu tổ chức cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo (sơ đồ3.4) Sơ đồ 3. 4. "Hoàn thiện ở mức thứ nhất qua những tác động tối ưu hóa " (9) (8) (10) (10a) (12) Loại (6) nhiễu (12) (11) Kênh thông tin Dòng thông tin ----------- ---------------- ----------- ---------------- Các mối (7) Ảnh hưởng (1) Phương quan (5) của xử lý tiện KT (2) hệ TT nhiễu (4) TT tại nơi (3) Mục tiêu có nhiễu phải đạt Nhìn vào sơ đồ thấy có 2 vòng điều khiển khép kín đối với cơ cấu tổ chức cơ bản: - Vòng 1: từ 1 đến 6 (như sơ đồ 3.3 "Dạng điều khiển cơ cấu tổ chức cơ bản đơn giản nhất") - Vòng 2: từ 7 đến 12. + (7) là những thông tin chuẩn sau khi đã được bộ phận xử lý nhiễu đưa ra; TT vi tính Bộ phận thống kê Nơi ký các hợp đồng lao động Chuyên gia kiểm tra Các vấn đề đào tạo cán bộ TDTT Xử lý TT nhiễu Nguồn xử lý TT 61 + (8) Truyền thông tin đến máy vi tính và Internet; + (9) Tổng hợp những thông tin riêng lẻ và truyền về bộ phận xử lý thống kê; + (10) Thông tin đã xử lý được truyền về cho các chuyên gia, bộ phận kiểm tra; + (10a) Thông tin được các chuyên gia xử lý trực tiếp qua các hợp đồng lao động; + (11) Tác động của nhóm chuyên gia, kiểm tra đến công tác đào tạo cán bộ TDTT + (12) Thông tin của nhóm chuyên gia đến công tác đào tạo cán bộ TDTT Qua sơ đồ 3.4 có thể thấy sau khi bộ phận xử lý thông tin nhiễu khắc phục được các rối loạn (5), tìm ra nguyên nhân của nó và tạo ra những thông tin hữu ích cho công tác đào tạo(7), thông tin sẽ được truyền về bộ phận hợp đồng lao động. Ở đây mọi số liệu, mọi vấn đề đều được bàn luận, so sánh với vòng điều khiển 1 và lưu giữ lại những thông tin (vấn đề, số liệu) cần thiết cho hợp đồng. Những nhận xét, ý kiến của nhóm chuyên gia (11) sẽ được ghi lại và thảo luận. Những kết luận (thông tin) của bộ phận hợp đồng sẽ được chuyển về trung tâm máy tính xử lý (8) và được bộ phận thống kê xử lý (9). Những hợp đồng lao động về cơ bản đã được hình thành (xác định ai là chuyên gia trong môn học nào, viết giáo trình gì, ai viết...) Trong quá trình điều khiển trên, nhóm chuyên gia và các cơ quan, cán bộ làm việc trong lĩnh vực đào tạo phải cung cấp những bài học kinh nghiệm đã có, xác định cái gì là mới, cái gì là do lịch sử để lại (10a) và thông tin sẽ được truyền về trung tâm lưu trữ xử lý (10). Trong quá trình quản lý công tác đào tạo cán bộ TDTT, nếu 2 vòng điều khiển trên được vận hành hoàn hảo chắc chắn hiệu quả đào tạo sẽ được nâng cao, những kinh nghiệm quý báu sẽ được phát huy và những tồn tại sẽ được khắc phục. 3.4. Ứng dụng điều khiển học để xây dựng một kế hoạch phát triển TDTT. Khi xây dựng một kế hoạch để phát triển TDTT thường có rất nhiều công việc, nội dung phải làm và nó nhất thiết phải được diễn ra theo một quy trình (vòng điều khiển kín) nhất định, xác định rõ nội dung gì làm trước, nội dung gì làm sau và nội 62 dung trước phải làm tiền đề cho việc thực hiện nội dung sau. - Lựa chọn được những công việc, nội dung của vấn đề định tiến hành một cách khoa học, cụ thể và hoàn chỉnh; - Sắp xếp những công việc, nội dung đó một cách hệ thống, cái này làm tiền đề cho cái kia. - Định mức thời gian cho công việc phải hoàn thành để từ đó định rõ chu kỳ điều khiển kín cần bao nhiêu thời gian. - Tùy từng đề tài mà chọn vùng điều khiển kín cho thích hợp, có thể là nhiều hay ít nội dung, ít hay nhiều công đoạn, hoặc công đoạn kép hay đơn. Câu hỏi ôn tập và thảo luận Câu 1. Thế nào là điều khiển học? Phân tích mục đích nghiên cứu của điều khiển học trong quản lý TDTT. Câu 2. Phân tích cơ cấu tỏ chức quản lý TDTT 2 cấp. Câu 3. Vẽ và phân tích sơ đồ tạo kênh thông tin trong tự tác động để củng cố cơ cấu tổ chức cơ bản. Câu 4. Phân tích dạng điều khiển cơ cấu tổ chức cơ bản đơn giản nhất trong vấn đề đào tạo cán bộ TDTT. Câu 5. Vẽ và phân tích sơ đồ mức hoàn thiện thứ nhất bằng những tác động tối ưu hóa. Câu 6. Anh (chị) hãy ứng dụng điều khiển học để xây dựng một kế hoạch phát triển TDTT tại địa phương. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO [ 1] Văn An (2001), Những ngôi sao thể thao, NXB Văn hóa-thông tin, Hà Nội. [ 2] Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. [ 3] Lê Thị Tuyết Hồng (2009), Giáo trình lịch sử TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. [ 4] Mai Văn Muôn (2001), Olympic học, NXB TDTT, Hà Nội. [ 5] Lý Gia Thanh (2006), Thế vận hội Olympic, NXB TDTT, Hà Nội. 64 MỤC LỤC TRANG PHẦN 1. OLYMPIC HỌC 4 Chương 1. OLYMPIC HỌC 4 1.1. Lịch sử Olympic 4 1.2. Lửa Olympic, đuốc Olympic và đài Olympic 6 Chương 2. CÁC ĐẠI HỘI OLYMPIC 7 2.1. Thế vận hội 7 2.2. Đại hội thể thao châu Á 11 2.3. Đại hội thể thao Đông Nam Á 17 2.4. Các đại hội thể thao khác 25 Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG PHONG TRÀO OLYMPIC 28 3.1. Thể thao cho mọi người 28 3.2. Văn hóa giáo dục Olympic 29 3.3. Thể thao và môi trường 30 3.4. Thi đấu cao thượng 31 Chương 4. PHONG TRÀO OLYMPIC VIỆT NAM 33 4.1. Việt Nam với phong trào Olympic 33 4.2. Ủy ban Olympic Việt Nam 35 4.3. Việt Nam tham gia các đại hội thể thao quốc tế 38 PHẦN 2. QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TDTT 45 Chương 1. XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO 45 1.1. Cơ sở lý luận của xã hội hóa TDTT 45 1.2. Xã hội hóa TDTT 45 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỘT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TDTT 49 2.1. Cách thức xây dựng một đề án phát triển TDTT 49 2.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới 53 Chương 3. ĐIỀU KHIỂN HỌC TRONG QUẢN LÝ TDTT 55 65 3.1. Khái niệm 55 3.2. Mục đích nghiên cứu của điều khiển học trong quản lý 55 3.3. Điều khiển học trong quản lý TDTT 56 3.4. Ứng dụng điều khiển học để xây dựng một kế hoạch phát triển TDTT 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 66 66 PHỤ LỤC I. ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á (SEA GAME) Đại hội Năm diễn ra Quốc gia đăng cai Tuyên bố khai mạc Ngày diễn ra Số môn thể thao Số nội dung thi đấu Quốc gia tham dự Số lượng vận động viên Đoàn thể thao dẫn đầu Ghi chú Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á I 1959 Bangkok, Thái Lan Quốc vương Bhumibol Adulyadej 12–17 tháng 12 12 N/A 6 518 Thái Lan (Lần đầu tiên) [1] II 1961 Yangon, Myanmar Tổng thống Win Maung 11–16 tháng 12 13 N/A 7 623 Myanmar (Lần đầu tiên) [2] III 1965 Kuala Lumpur, Malaysia Quốc vương Ismail Nasiruddin 14–21 tháng 12 14 N/A 6 963 TháiLan (Lần thứ 2) [3] IV 1967 Bangkok, Thái Lan Quốc vương Bhumibol Adulyadej 9–6 tháng 12 16 N/A 6 984 TháiLan (Lần thứ 3) [4] V 1969 Yangon, Myanmar Tổng thống Ne Win 6–13 tháng 12 15 N/A 6 920 Myanmar (Lần thứ 2) [5] VI 1971 Kuala Lumpur, Malaysia Quốc vương Abdul Halim 6–13 tháng 12 15 N/A 7 957 Thái Lan (Lần thứ 4) [6] VII 1973 Singapore Tổng thống Benjamin Sheares 1–8 Septembe r 16 N/A 7 1632 Thái Lan (Lần thứ 5) [7] VIII 1975 Bangkok, Thái Lan Quốc vương Bhumibol Adulyadej 9–16 tháng 12 18 N/A 4 1142 TháiLan (Lần thứ 6) [8] Đại hội Thể thao Đông Nam Á IX 1977 Kuala Lumpur, Quốc vương Yahya Petra 19–26 tháng 11 18 N/A 7 N/A Indonesia [9] 67 Malaysia (Lần đầu tiên) X 1979 Jakarta, Indonesia Tổng thống Suharto 21–30 tháng 9 18 N/A 7 N/A Indonesia (Lần thứ 2) [10] XI 1981 Manila, Philippines Tổng thống Ferdinand Marcos 6–15 tháng 12 18 N/A 7 ≈1800 Indonesia (Lần thứ 3) [11] XII 1983 Singapore Tổng thống Devan Nair 28 tháng 5 – 6 tháng 6 18 N/A 8 N/A Indonesia (Lần thứ 4) [12] XIII 1985 Bangkok, Thái Lan Quốc vương Bhumibol Adulyadej 8–17 tháng 12 18 N/A 8 N/A TháiLan (Lần thứ 7) [13] XIV 1987 Jakarta, Indonesia Tổng thống Suharto 9–20 tháng 9 26 N/A 8 N/A Indonesia (Lần thứ 5) [14] XV 1989 Kuala Lumpur, Malaysia Quốc vương Azlan Shah 20–31 tháng 8 24 N/A 9 ≈2800 Indonesia (Lần thứ 6) [15] XVI 1991 Manila, Philippines Tổng thống Corazon Aquino 24 tháng 11 – 3 tháng 12 28 N/A 9 N/A Indonesia (Lần thứ 7) [16] XVII 1993 Singapore Tổng thống Hoàng Kim Huy 12–20 tháng 6 29 N/A 9 ≈3000 Indonesia (Lần thứ 8) [17] XVIII 1995 Chiang Mai, Thái Lan Thái tử Vajiralongkorn 9–17 tháng 12 28 N/A 10 3262 TháiLan (Lần thứ 8) [18] XIX 1997 Jakarta, Indonesia Tổng thống Suharto 11–19 tháng 10 36 490 10 5179 Indonesia (Lần thứ 9) [19] XX 1999 Bandar Seri Begawan, Brunei Quốc vương- Hassanal Bolkiah 7–15 tháng 8 21 490 10 ≈5000 Thái Lan (Lần thứ 9) [20] XXI 2001 Kuala Lumpur, Malaysi a Quốc vương Salahuddin 8–17 tháng 9 32 490 10 4165 Malaysia (Lần đầu tiên) [21] XXII 2003 Hà Nội & TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phan Văn Khải 5–13 tháng 12 33 N/A 11 ≈5000 ViệtNam (Lần đầu tiên) [22] 68 Việt Nam XXIII 2005 Manila, Philippines Tổng thống Gloria Arroyo 27 tháng 11 – 5 tháng 12 40 393 11 5336 Philippin es (Lần đầu tiên) [23] XXIV 2007 Nakhon Ratchasima, Thái Lan Thái tử Vajiralongkorn 6–15 tháng 12 43 436 11 5282 TháiLan (Lần thứ 10) [24] XXV 2009 Viêng Chăn, Lào Chủ tịch Choummaly Sayasone 9–18 tháng 12 29 372 11 3100 TháiLan (Lần thứ 11) [25] XXVI 2011 Jakarta & Pa lembang, Indone sia Tổng thống Susilo Bambang 11–22 tháng 11 44 545 11 ≈5000 Indonesia (Lần thứ 10) [26] XXVII 2013 Naypyidaw, Myanmar Phó Tổng thống Nyan Tun 11–22 tháng 12 37 460 11 4730 TháiLan (Lần thứ 12) [27] XXVII I 2015 Singapore Tổng thống Trần Khánh Viêm 5–16 tháng 6 36 402 11 4370 Thái Lan (Lần thứ 13) [28] XXIX 2017 Kuala Lumpur, Malaysia Quốc vương Muhammad V 19–31 tháng 8 38 404 11 4646 Malaysia (Lần thứ 2) [29] XXX 2019 Various, Philippines Tổng thống Rodrigo Duterte 30 tháng 11 – 10 tháng 12 56 529 11 Chưa diễn ra XXXI 2021 Hà Nội, Việt Nam Chưa diễn ra XXXII 2023 PhnômPênh, Campuchia Chưa diễn ra XXXIII 2025 TBA, Thái Lan Chưa diễn ra 69 HUY CHƯƠNG QUA CÁC THỜI KỲ Tính đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017. Bảng tổng sắp huy chương Đại hội Thể thao Đông Nam Á Xếp hạng Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng 1 Thái Lan (THA) 2162 1827 1821 5810 2 Indonesia (INA) 1752 1620 1669 5041 3 Malaysia (MAS)1 1248 1215 1614 4077 4 Philippines (PHI) 918 1076 1357 3351 5 Singapore (SGP) 894 956 1294 3144 6 Việt Nam (VIE)4 830 782 886 2498 7 Myanmar (MYA)5 560 723 941 2224 8 Lào (LAO) 68 88 291 447 9 Campuchia (CAM)3 65 109 222 396 10 Brunei (BRU) 12 50 157 219 11 Đông Timor (TLS) 3 5 21 29 Tổng cộng (11 đoàn) 8512 8451 10273 27236 70 II. ĐẠI HỘI THỂ THAO CHÂU Á Các kỳ Năm Thành phố đăng cai Quốc gia đăng cai Tuyên bố khai mạc Khai mạc Bế mạc Quốc gia tham dự Số vận động viên Số môn thi đấu Các sự kiện thể thao Quốc gia dẫn đầu Ref. I 1951 New Delhi Ấn Độ Tổng thống Rajendra Prasad 4 tháng 3 11 tháng 3 11 489 6 57 Nhật Bản (JPN) [1] II 1954 Manila Philippines Tổng thống Ramón Magsaysa y 1 tháng 5 9 thang 5 18 970 8 76 Nhật Bản (JPN) [2] III 1958 Tokyo Nhật Bản Nhật hoàng Hirohito 24 tháng 5 1 tháng 6 20 1,820 13 97 Nhật Bản (JPN) [3] IV 1962 Jakarta Indonesia Tổng thống Soekarno 24 tháng 8 4 tháng 9 17 1,460 13 120 Nhật Bản (JPN) [4] V 1966 Bangkok Thái Lan Quốc vương Bhumibol Abulyadej 9 tháng 9 20 tháng 9 18 1,945 14 143 Nhật Bản (JPN) [5] VI 1970 Bangkok Thái Lan Quốc vương Bhumibol Abulyadej 9 tháng 9 20 tháng 9 18 2,400 13 135 Nhật Bản (JPN) [6] VII 1974 Tehran Iran Quốc vương 1 tháng 16 tháng 25 3,010 16 202 Nhật [7] 71 Mohamad Reza Pahlavi 9 9 Bản (JPN) VIII 1978 Bangkok Thái Lan Quốc vương Bhumibol Abulyadej 9 tháng 9 20 tháng 9 25 3,842 19 201 Nhật Bản (JPN) [8] IX 1982 New Delhi Ấn Độ Tổng thống Zail Singh 19 tháng 11 4 tháng 12 33 3,411 21 199 Trung Quốc (CHN ) [9] X 1986 Seoul Hàn Quốc Tổng thống Chun Doo-hwan 20 tháng 9 5 tháng 10 27 4,839 25 270 Trung Quốc (CHN ) [10] XI 1990 Bắc Kinh Trung Quốc Thủ tướng Dương Thượng Côn 22 tháng 9 7 tháng 10, 36 6,122 29 310 Trung Quốc (CHN ) [11] XII 1994 Hiroshima Nhật Bản Nhật hoàng Akihito 2 tháng 10 16 tháng 10 42 6,828 34 337 Trung Quốc (CHN ) [12] XIII 1998 Bangkok Thái Lan Quốc vương Bhumibol Adulyadej 6 tháng 12 20 tháng 12 41 6,554 36 376 Trung Quốc (CHN ) [13] XIV 2002 Busan Hàn Quốc Tổng thống Kim Dae-jung 29 tháng 9 14 tháng 10 44 7,711 38 419 Trung Quốc (CHN ) [14] XV 2006 Doha Qatar Hoàng thân Hamad bin Khalifa Al 1 tháng 12 15 tháng 12 45 9,520 39 424 Trung Quốc (CHN ) [15] 72 Thani XVI 2010 Quảng Châu Trung Quốc Thủ tướng Ôn Gia Bảo 12 tháng 11 27 tháng 11 45 9,704 42 476 Trung Quốc (CHN ) [16] XVII 2014 Incheon Hàn Quốc Tổng thống Park Geun-hye 19 tháng 9 4 tháng 10 45 9,501 36 439 Trung Quốc (CHN ) [17] XVIII 2018 Jakarta- Palembang Indonesia Tổng thống Joko Widodo 18 tháng 8 2 tháng 9 45 11,646 40 465 Trung Quốc (CHN ) [18] XIX 2022 Hàng Châu Trung Quốc TBA 10 tháng 9 25 tháng 9 Chưa diễn ra XX 2026 Nagoya Nhật Bản TBA 18 tháng 9 3 tháng 10 Chưa diễn ra XXI 2030 TBA TBA TBA 73 III. CÁC KỲ THẾ VẬN HỘI Năm Tên Địa điểm Chú thích 1896 Thế vận hội Mùa hè 1896 Athens, Hy Lạp 1900 Thế vận hội Mùa hè 1900 Paris, Pháp 1904 Thế vận hội Mùa hè 1904 St. Louis, Hoa Kỳ (dự định tổ chức ở Chicago) 1908 Thế vận hội Mùa hè 1908 London, Anh 1912 Thế vận hội Mùa hè 1912 Stockholm, Thụy Điển 1916 Thế vận hội Mùa hè 1916 Berlin, Đức (hủy do Thế chiến 1) 1920 Thế vận hội Mùa hè 1920 Antwerp, Bỉ 1924 Thế vận hội Mùa hè 1924 Paris, Pháp 1924 Thế vận hội Mùa đông 1924 Chamonix, Pháp 1928 Thế vận hội Mùa hè 1928 Amsterdam, Hà Lan 1928 Thế vận hội Mùa đông 1928 St. Moritz, Thụy Sĩ 1932 Thế vận hội Mùa hè 1932 Los Angeles, Hoa Kỳ 74 1932 Thế vận hội Mùa đông 1932 Lake Placid, Hoa Kỳ 1936 Thế vận hội Mùa hè 1936 Berlin, Đức 1936 Thế vận hội Mùa đông 1936 Garmisch-Partenkirchen, Đức 1940 Thế vận hội Mùa hè 1940 Ban đầu được trao cho Tokyo, sau đó được trao cho Helsinki, bị hủy bỏ do Thế chiến II 1944 Thế vận hội Mùa hè 1944 Được trao cho London, bị hủy bỏ do Chiến tranh Thế giới II 1948 Thế vận hội Mùa hè 1948 London, Anh 1948 Thế vận hội Mùa đông 1948 St. Moritz, Thụy Sĩ 1952 Thế vận hội Mùa hè 1952 Helsinki, Phần Lan 1952 Thế vận hội Mùa đông 1952 Oslo, Na Uy 1956 Thế vận hội Mùa hè 1956 Melbourne, Úc 1956 Thế vận hội Mùa đông 1956 Cortina d'Ampezzo, Ý 1960 Thế vận hội Mùa hè 1960 Rome, Ý 1960 Thế vận hội Mùa đông 1960 Squaw Valley, Hoa Kỳ 1964 Thế vận hội Mùa hè 1964 Tokyo, Nhật Bản 75 1964 Thế vận hội Mùa đông 1964 Innsbruck, Áo 1968 Thế vận hội Mùa hè 1968 Mexico City, México 1968 Thế vận hội Mùa đông 1968 Grenoble, Pháp 1972 Thế vận hội Mùa hè 1972 Munich, Tây Đức 1972 Thế vận hội Mùa đông 1972 Sapporo, Nhật Bản 1976 Thế vận hội Mùa hè 1976 Montreal, Canada 1976 Thế vận hội Mùa đông 1976 Innsbruck, Áo 1980 Thế vận hội Mùa hè 1980 Moskva, Liên Xô 1980 Thế vận hội Mùa đông 1980 Lake Placid, Hoa Kỳ 1984 Thế vận hội Mùa hè 1984 Los Angeles, Hoa Kỳ 1984 Thế vận hội Mùa đông 1984 Sarajevo, Nam Tư 1988 Thế vận hội Mùa hè 1988 Seoul, Hàn Quốc 1988 Thế vận hội Mùa đông 1988 Calgary, Canada 1992 Thế vận hội Mùa hè 1992 Barcelona, Tây Ban Nha 1992 Thế vận hội Mùa đông 1992 Albertville, Pháp 76 1994 Thế vận hội Mùa đông 1994 Lillehammer, Na Uy 1996 Thế vận hội Mùa hè 1996 Atlanta, Hoa Kỳ 1998 Thế vận hội Mùa đông 1998 Nagano, Nhật Bản 2000 Thế vận hội Mùa hè 2000 Sydney, Úc 2002 Thế vận hội Mùa đông 2002 Salt Lake, Hoa Kỳ 2004 Thế vận hội Mùa hè 2004 Athens, Hy Lạp 2006 Thế vận hội Mùa đông 2006 Torino, Ý 2008 Thế vận hội Mùa hè 2008 Bắc Kinh, Trung Quốc 2010 Thế vận hội Mùa đông 2010 Vancouver, Canada 2012 Thế vận hội Mùa hè 2012 London, Anh 2014 Thế vận hội Mùa đông 2014 Sochi, Nga 2016 Thế vận hội Mùa hè 2016 Rio de Janeiro, Brasil 2018 Thế vận hội Mùa đông 2018 Pyeongchang, Hàn Quốc 2020 Thế vận hội Mùa hè 2020 Tokyo, Nhật Bản 77 2022 Thế vận hội Mùa đông 2022 Bắc Kinh, Trung Quốc 2024 Thế vận hội Mùa hè 2024 Paris, Pháp 2026 Thế vận hội Mùa đông 2026 Chưa xác định 2028 Thế vận hội Mùa hè 2028 Los Angeles, Hoa Kỳ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_olympic_hoc_va_quan_ly_chuyen_nganh_the_duc_the_t.pdf
Tài liệu liên quan