Trong thời kỳ kháng Pháp ( 1945 – 1954 ). Đao là một trong những loại vó khí chiến
đấu đa dụng trong việc giữ nước và dựng nước, nhân dân ta còn gọi là mã tấu. Tuy nhiên rất ít ai
biết đến một người đã góp phần hoàn thiện kỹ thuật sử dụng và đặc cách huấn luyện cho các lực
lượng võ trang kháng Pháp tại Phước Vân, Cân Đước, Gò Đen do đệ nhất trưởng môn phái Tây
Sơn Nhạn là võ sư Chính Hòa và võ sư Đặng Vân Anh, tự là Ông Năm Thép ( theo tư liệu võ
phái ). Đến năm 1962 vị trưởng môn đời thứ 1 qua đời. Tính theo thời gian chính thức về võ phái
Tây Sơn Nhạn có lai lịch khoảng thời gian đầu thế kỷ XIX. Người sáng lập ra môn phái xuất
hiện vào cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù võ phái mới có khoảng 200 năm lịch sử nhưng đã đóng góp
rất lớn cho phong trào võ thuật nói chung và võ cổ truyền Việt Nam
38 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình võ thuật cổ truyền Việt Nam - Huấn luyện thể lực trong võ cổ truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện với
một tốc độ và độ khó tối đa. Ví dụ: Khi đối phương tấn công đấu thủ bắt buộc phải di chuyển
hợp lí để tránh đòn và thực hiện kỹ thuật phản công tương ứng.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 38
Để phát triển sức nhanh có thể sử dụng các bài tập tập trung cao độ phản ứng, tốc độ thực
hiện chạy nước rút 20 – 30m đồng đội, thay đổi hướng theo tín hiệu thực hiện các đòn kỹ
thuật, kỹ thuật với tốc độ cao nhất. Thực hiện các động tác với dụng cụ bổ trợ theo tần số,
nhịp độ cao nhất(ví dụ: Mới đầu tập luyện đấm đá có tạ đeo hoặc dây thun với tốc độ cao sau
đó thực hiện lại không có tạ và dây thun), nhảy dây tập theo tín hiệu.
Phương pháp thường sử dụng để phát triển sức nhanh là phương pháp giãn cách trong đó
các kỹ chiến thuật bắt buộc phải đạt với độ chính xác và tốc độ tối đa, thời gian nghỉ phải
được nghỉ đủ.
MỀM DẺO:
Dẻo là tố chất được thể hiện khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn của các khớp.
Dẻo là yếu tố cần thiết trong buổi tập võ thuật, nó cần thiết để thực hiện các đòn đấm, đá,
thủ, tấn công, phòng ngừa chấn thương nó có thể giúp thoát đòn ở tình huống khó khăn, nó có
thể rơi vào tình huống lúc thi đấu.
Bài tập phát triển độ dẻo được tiến hành rất đa dạng trong mỗi buổi tập. Trước khi tiến
hành các bài tập dẻo cần phải làm nóng cơ trước, các bài tập được tập lặp lại 10 – 12 lần seri,
sau mỗi seri cần phải thả lỏng cơ. Các bài tập dẻo bao gồm các bài tập uốn cong, xoạc ngang,
xoạc dọc, khôm, gập cột sống, bẻ ngược khớp[15].
KHÉO LÉO:
Khéo léo là tố chất thể lực, tố chất đó thể hiện khả năng của người võ sinh thực hiện
những khả năng của mình một cách chính xác và đa dạng.
Khéo léo có thể là toàn bộ các tố chất kết hợp lại không đơn giản mà nó được liên kết lại
với các tố chất còn lại mà nó còn phụ thuộc vào các tố chất đó. Khéo léo còn phụ thuộc vào
những gì mà võ sinh điều khiển chính xác các động tác của mình trong không gian một cách
nhanh chóng mà còn biến chuyển từ động tác này sang động tác khác một cách khéo léo.
Các bài tập khéo léo như các bài tập trên các dụng cụ của môn thể dục gồm các bài tập xà
đơn, xà kép, xà lệch 900, 1800, 3600, nhào lộn, chống đứng trên đầu và tay, trên 2 tay, các
bài tập giữ thăng bằng, có thể sử dụng trò chơi vận động như bóng đá, bóng chuyền, bóng
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 39
rổ, bóng ném, các bài tập có độ khó như santo trước, sau, lộn bánh xe, bật ngồi dậy từ tư
thế nằm, bật tì dần
1.1. Lượng vận động trong võ thuật
Hiện nay thật là khó xác định những tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá lượng vận động trong
môn võ vật. Tuy nhiên gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc về phương pháp
khách quan, cho phép xác định khối lượng trong môn võ vật nhất là có đề nghị đánh giá sự
gắng sức, đánh giá giá trị tần số nhịp tim (koulak) bằng tốc độ thích ứng của nó (chepilow)
cũng như bằng giá trị trung bình cuả tần số nhịp tim nhằm xác định cường độ gắng sức thực
hiện trong thi đấu và nghỉ ngơi (syntic).
Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh rằng chính tần số nhịp tim phát hiện ra mức độ
thích ứng của cơ thể với một sự cố gắng sức lớn của cơ. Đồng thời ở mức độ nào đó từ 90 –
180 lần/phút, nó phản ánh chính xác sự hấp thụ oxy. Nó phản ánh mức độ tiêu hao năng lượng
trong khi thực hiện một động tác kỹ thuật nào đó và thể hiện một cách đo cường độ của nó
(andrayev) [15]
1.2. Đặc điểm sinh lý võ thuật
Võ cổ truyền là di sản văn hóa dân tộc của nhân dân ta, là môn thể thao truyền thống có lịch
sử lâu đời, được quần chúng nhân dân ưa thích. Nội dung võ thuật rất phong phú, kết cấu
động tác đa dạng, lượng vận động không giống nhau.
Rèn luyện võ thuật tăng cường thể chất cơ thể, bồi dưỡng phẩm chất ý chí và trị bệnh.
Tập luyện võ thuật trở thành một trong những phương pháp rèn luyện tố chất thể lực đối với
những môn thể thao khác[17].
1.2.1. Sự thay đổi chức năng thần kinh
Cải thiện tính nhịp điệu của hệ thống thần kinh
Môn võ bao gồm các động tác phức tạp, đa dạng không đối xứng, yêu cầu động tác nghiêm
ngặt, hoàn chỉnh và hài hòa. Trong quá trình tập luyện “ hợp nhất nội – ngoại” tám bộ thế. Nội
có nghĩa là tâm, thần, ý, khí; tâm hoạt động, khí vận hành. Ngoại: có nghĩa hoạt động hình
dáng bên ngoài như tay, mắt, thân, bước bộ, còn quyền hình ý lại cần kết hợp “tam hợp” của
tâm với “tam hợp” của ngoại. Tam hợp tâm có nghĩa: tâm hợp với ý, ý hợp với khí, khí hợp
với lực, còn tam hợp ngoại có nghĩa là: tay hợp chân, khuỷu tay hợp khớp gối, vai hợp háng.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 40
Động tác võ thuật động – tĩnh phân minh, điều này võ thuật yêu cầu cơ thể rất nghiêm khắc.
Chúng yêu cầu tính nhịp điệu và tính chuẩn xác rất cao giữa các trung khu của vỏ não đối với
cơ đối kháng và cơ không đối kháng. Đồng thời còn yêu cầu tính nhịp điệu và chuẩn xác giữa
các trung khu thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật. Do vậy, mối quan hệ giữa các
trung khu thần kinh trong quá trình tập luyện võ thuật yêu cầu rất nghiêm khắc. Vì vậy, luyện
tập võ thuật lâu dài cải thiện được mối quan hệ nhịp điệu giữa các trung khu thần kinh vỏ não
và các khu vỏ đại não[18].
Nâng cao tính linh hoạt, tính cân bằng và cường độ hoạt động của quá trình hoạt động
thần kinh
Do võ thuật có tính kích đấu, hợp nhất nội – ngoại; nội luyện tâm, thần, ý, khí; ngoại luyện
mắt, tay, chân, lưng, cho nên khi luyện võ thuật, yêu cầu động tác có lực và nhanh, bền. Do
vậy nâng cao tính linh hoạt, tính cân bằng và cường độ của quá trình thần kinh. Võ thuật có
quyền thuật, binh khí, luyện đối đôi, yêu cầu thân linh hoạt, bước cần ổn định, lực cần phát
triển. Cho nên lực lưng, lực cơ bụng, lực đùi và lực co – duỗi cơ được nâng cao[18].
1.2.2. Phân tích các cơ quan chức năng triền đình
Trong võ thuật, luyện tập các bài ngã, lộn và đứng dậy, như động tác mã long giao trục, quay
vòng, nhào lộn trên không v.v Do động tác quay có tác động giảm tốc độ nên nâng cao tính
ổn định chức năng triền đình.
Như vậy, trong môn võ trình độ huấn luyện càng cao thì cơ quan triền đình càng ổn định
hơn các VĐV bóng rổ, bóng ném, điền kinh và bằng VĐV thể dục dụng cụ[18].
1.2.3. Sự thay đổi chức năng tuần hoàn
Luyện tập môn võ vật lâu dài cải thiện được chức năng hệ tuần hoàn. Lúc yên tĩnh, huyết áp,
mạch đập đều có trị số giảm, hiện tượng này đã được khám phá ra cách đây 15 năm do các
nhà Sinh lý học Nga tìm ra.
Chức năng tuần hoàn được nâng cao của VĐV võ thuật có liên quan đến số năm tập
luyện. Số năm tập càng lâu thì chức năng hệ tuần hoàn có ảnh hưởng càng sâu sắc, có nghĩa là
số năm tập càng lâu thì mạch đập và huyết áp có trị số giảm lúc yên tĩnh. (xem bảng)
Mạch, huyết áp lúc yên tĩnh của VĐV võ thuật đoạt huy chương hạng I, II trong các cuộc thi
đấu võ thuật toàn quốc.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 41
THEO TÀI LIỆU
Giới
Tính
Nhóm
lứa tuổi
Số
người
Số năm tập luyện
Mạch
(lần/
phút
Huyết
áp
(mmHg)
Nam
12 – 17
18 – 25
26 – 35
8
15
13
1 - 6 năm trung bình 3,2 năm
4 - 13 năm trung bình 8,3 năm
8 - 22 năm trung bình 12 năm
65,2
65,0
50,7
99/66
106/68
106/70
Nam 36 – 44 16 10 - 30 năm trung bình 17,4 năm 54,3 117/70
Nữ
12 – 17
28 – 46
11
15
1 - 10 năm
10 - 33 năm
64
64
109/80
111/70
Vận động viên võ thuật nâng cao khả năng điều tiết hệ tuần hoàn, thực nghiệm chứng
minh: Sau khi thực hiện test định lượng đứng lên ngồi xuống 20 lần trong 30 giây, VĐV võ
thuật chuyên nghiệp có mức độ dao động lên xuống chỉ tiêu mạch đập và huyết áp nhỏ, thời
gian hồi phục ngắn, điều này nói lên năng lực, chức năng điều tiết của hê tuần hoàn được
nâng cao, xuất hiện hiện tượng “tiết kiệm hóa”.
Sự phân loại hoạt động, động tác của VĐV võ thuật rất đa dạng và phong phú, cho nên sự
ảnh hưởng tập luyện võ thuật đối với cơ thể khác nhau thì khác nhau, do vậy yêu cầu chức
năng hệ tim mạch có sự khác nhau [17].
1.2.4. Sự biến đổi hệ hô hấp
Trong võ thuật, nhấn mạnh “tâm hợp ý”; “khí hợp lực” khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực,
cho nên chức năng hô hấp có sự ảnh hưởng đặc biệt.
Khoa Sinh lý học, học viện TDTT Bắc Kinh nghiên cứu dung tích sống của VĐV võ
thuật: kết quả là dung tích sống VĐV võ thuật đạt trung bình 4200 ml, VĐV võ thuật nam có
dung tích sống trung bình lớn hơn người bình thường: 489,17 ml và nữ: 496,16 ml. Bất kỳ
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 42
VĐV võ thuật chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, dung tích sống đều tốt hơn sinh viên
bình thường, nam trung bình hơn 2,1 ml, nữ trung bình hơn 1,38 ml. Ngoài ra chức năng hô
hấp và hình thức hô hấp có yêu cầu đặc biệt.
Động tác hô hấp kết hợp với động tác võ thuật. Ví dụ: động tác đá chân, thần quyền và
động tác đá hạ bộ đều phải thở ra, khi làm động tác gập thân thu lại thì hít vào và yêu cầu
động tác thở sâu và nhẹ nhàng[17].
Trong tập luyện võ thuật cần biết phương pháp thở
Đề khí (ngước lên thở), ở trong tình huống này do động tác từ thấp ngẩng lên cao, dùng
phương pháp đề khí, phương pháp này là: hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu
ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho khí di
chuyển, để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió,
lộn trên không.
Thác khí: Khi thực hiện động tác tĩnh lực đứng hoặc ngồi cần dùng phương pháp thác
khí, phương pháp thác khí là khi kết thúc thở kiên trì tiếp tục thở chậm, nhanh dần và “nín
khí” thác khí bằng động tác bụng trợ giúp, thác khí tập tư thế đẹp và cơ thể có thần, khỏe
mạnh, khí thế hùng dũng, khi thực hiện yêu cầu cơ thể cân bằng yên tĩnh.
Tụ khí: Khi làm động tác từ cao xuống thấp dùng phương pháp tụ khí. Phương pháp tụ
khí là: sau khi hít thở vào giữ “nín thở”, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn
thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực mà loại trừ “yếm
khí” xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn.
Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí,
phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ
hoành theo làn sóng, làm cho cơ bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở
trầm khí yêu cầu “trầm khí Đan điền” điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ
thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác
thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi tọa sen v.v dễ làm phương pháp trầm khí.
Những hình thức thở trên đều biến hóa theo động tác, nhưng cần tôn trọng yêu cầu cơ bản
“khí dễ trầm” vận khí cần thuận – tự nhiên[18].
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 43
1.2.5. Sự trao đổi chất trong võ thuật
Động tác võ và bài võ rất nhiều, môn phái võ rất đa dạng, nên sự tiêu hao năng lực có khác
nhau.
Qua nghiên cứu chứng minh rằng, trình độ VĐV được nâng cao, thì năng lực cung cấp
năng lượng (ATP) được nâng cao. Đặc điểm biến đổi chức năng hô hấp của VĐV võ thuật là
nhu cầu O2 tương đối cao, sự cung cấp năng lượng (ATP) chủ yếu bằng con đường: đường
phân yếm khí, cho nên môn võ thuật có thể nâng cao khả năng yếm khí cơ thể [17].
1.3. Sự thích nghi về giải phẩu
Trong huấn luyện thể thao nói chung và Võ cổ truyền nói riêng thì huấn luyện viên cần chú ý
đến hình thái (thể trạng) của VĐV mà đưa ra các bài tập cho hợp lý.
Theo PGS.TS Lâm Quang Thành và TS. Bùi Trọng Toại biên dịch (“Tính chu kỳ huấn
luyện thể thao” NXB TDTT – 2002): Các nghiên cứu về thích nghi giải phẩu cho rằng tập
luyện với lượng vận động cường độ cao và không thay đổi có thể làm giảm chất lượng sức
mạnh của xương ( Mtsuda et al., 1986). Bởi vì nếu không biến đổi lượng vận động từ thấp đến
cao trong quá trình tập luyện dẫn đến việc giảm chất lượng sức mạnh của xương, có thể dẫn
đến chấn thương cướng, các đặc tính cơ học của cướng cũng bị tác động bởi cấu trúc động tác
trong tập luyện sức mạnh, nói cách khác cột sống có thể thương tổn do chịu một lực tác động
cơ học lớn nếu không trải qua một quá trình thích nghi dần. Đối với các VĐV năng khiếu và
VĐV bắt đầu tập luyện, lượng vận động cường độ thấp có tác dụng kích thích tích cực lên
chiều dài và chu vi của xương, trong khi đó nếu tập với lượng vận động nặng, cường độ cao
có thể hạn chế vĩnh viễn sự tăng trưởng của xương ở VĐV năng khiếu (Matsuda et al., 1986).
Huấn luyện viên và VĐV cần cân nhắc cẩn thận những nguyên tắc trên, đặc biệt đối với
VĐV trẻ và người mới tập. Phương pháp thích hợp nhất cho các đối tượng trên là tập theo một
kế hoạch dài hạn và lượng vận động tăng dần từ năm này qua năm khác. Mục đích của huấn
luyện là tạo ra sự thích nghi của cơ thể chứ không phải sự tổn hại. Việc theo dõi chặt chẽ mức
độ tăng tiến của lượng vận động cũng có hiệu quả tích cực đối với các VĐV trưởng thành, đó
là làm tăng mật độ xương chịu được tác động cơ học tốt[19].
Sự thích nghi của gân cũng cần được chú ý. Cần ghi nhớ rằng cơ không gắn trực tiếp vào
xương mà thông qua gân. Khả của cơ tác động kéo mạnh lên xương và thực hiện một chuyển
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 44
động phụ thuộc vào sức mạnh các gân của nhóm cơ đó. Sự thích nghi của gân là một quá trình
tập luyện lâu dài. So với cơ, gân phải mất một thời gian dài hơn để thích nghi với lực co
mạnh, vì vậy sức mạnh cơ không nên vượt quá tỷ lệ thích nghi của gân.
1.1. Các nguyên tắc huấn luyện trong võ thuật
Trong quá trình huấn luyện võ thuật cần phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm như sau:
nguyên tắc tự giác tích cực, nguyên tắc dễ hiểu, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ thống và
liên tục, nguyên tắc vững chắc, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc liên kết giữa lý luận và thực
tiễn[15].
1.1.1. Nguyên tắc tự giác tích cực:
Trong tập luyện võ thuật đòi hỏi võ sinh phải có tính tự giác trong tập luyện nhất là trong kỹ
thuật và chiến thuật, sự lĩnh hội kỹ thuật từng đòn, miếng, thế, đòn đấm, đòn đá trong mỗi
ngày có thể tự tập thêm ở nhà. Người học cũng phải có tính tự giác tích cực tự đánh giá khả
năng của mình trong lĩnh hội nghệ thuật các môn võ, tự đánh giá kết quả tập luyện của mình
để từ đó tự đề ra kế hoạch tự hoàn thiện cho mình, hay tự tập cho mình khả năng tự vượt qua
gian khổ, tự liên kết, suy nghĩ về mối quan hệ kỹ thuật và chiến thuật, sự vận dụng trong tự vệ
bản thân, tự kiểm tra cảm giác của mình trong tập luyện và cuộc sống hàng ngày.
1.1.2. Nguyên tắc trực quan:
Trong huấn luyện các huấn luyện viên phải thực hiện các phương pháp giảng dạy các kỹ
thuật đòn, thế, và các bài tập bằng sự giải thích lời nói, thị phạm, minh họa hình ảnh, phim
ảnh, tranh ảnh, sơ đồ mô phỏng, trong đó không ngoại trừ sử dụng các dụng cụ bổ trợ và máy
móc khác nhau.
Khi học từng đòn, từng kỹ thuật đầu tiên là giải thích và thị phạm. Thị phạm phải chính
xác và đúng, rõ ràng để thấy dễ hiểu, chú ý cho người học các điểm quan trọng trong khi thực
hiện các động tác đó, phải phân tích, phân đoạn cần giải thích tránh những lỗi cần mắc phải.
Để học đòn mới nào đó phải liên hệ với những đòn đã học trước để dễ hiểu và dễ thực hiện
hơn. Chú ý có một số đòn trong quyền thuật cũng có thể sử dụng trong thi đấu đối kháng, nên
có thể tập đối luyện từng đôi một và làm cho các võ sinh hiểu và thực hiện các động tác kỹ
thuật đó có ý nghĩa gì trong thi đấu.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 45
1.1.3. Nguyên tắc vừa sức:
Việc tập luyện các môn võ phải tuân theo các giai đoạn phát triển sinh học của cơ thể người
tùy theo lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực của võ sinh.
Luyện tập võ thuật trước hết phải tập luyện các kỹ thuật cơ bản đơn giản nhất sau đó
liên kết lại các kỹ thuật đó từ từ nâng cao độ khó, người ta chia làm 3 giai đoạn trong lĩnh hội
kỹ thuật, chiến thuật.
Giai đoạn 1: Học từng kỹ thuật, chiến thuật, tạo trí nhớ cho người tập khi đã lĩnh hội các kỹ
thuật đó và khả năng thực hiện các kỹ thuật đó.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tập và nắm bắt sâu sắc các kỹ thuật. hoàn thiện các kỹ thuật, tránh
được các lỗi mắc phải, đảm bảo được khả năng tự thực hiện các kỹ thuật đó của võ sinh[15].
Giai đoạn 3: Giai đoạn củng cố và hoàn thiện kỹ thuật trong quá trình đi đến tự động hóa động
tác và có thể trình bày nhuần nhuyễn trong thi quyền và đối kháng.
Trong lúc huấn luyện kỹ thuật động tác đòn thế cần quan sát nhìn sửa chữa lỗi mắc phải,
nếu số đông võ sinh thực hiện không đúng vì hướng dẫn thiếu thì phải tìm các động tác bổ trợ
khác để hướng dẫn tập lại và kiểm tra liên tục, khi các võ sinh tập đúng rồi cần phải chỉ bảo
nhau để cùng tiến bộ, tập cho võ sinh tính đoàn kết tích cực[15].
1.1.4. Nguyên tắc hệ thống và liên tục:
Huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cũng như thể lực chung và chuyên môn trong võ thuật cũng
phải theo trình tự và hệ thống nhất định. Nó đòi hỏi phải xây dựng một cách logic về nội
dung, cũng như quá trình huấn luyện.( Ví dụ: trước hết là thế tấn, di chuyển rồi đến đấm đá,
hoặc trong Judo trước hết là té, di chuyển rồi mới tới đánh đòn v.v) Khi tập đòn thế ngày
hôm trước thì ngày hôm sau ôn lại và tập đòn mới phải liên quan với đòn cũ. Mỗi một môn võ
đều có hệ thống kỹ thuật riêng biệt, nhưng hệ thống kỹ thuật đó được xây dựng theo nguyên
tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khi tập cũng phải trên nguyên tắc đó không được
dừng đứt quãng và nghỉ thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội kỹ thuật, chiến thuật
một cách toàn vẹn[15].
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 46
1.1.5. Nguyên tắc vững chắc:
Khi tập kỹ thuật, chiến thuật sự tiếp thu của võ sinh phải được ghi sâu trong tiềm thức, trí
nhớ, thể hiện sự nhận thức và hành vi của người tập cho nên để nắm vững kỹ thuật, chiến
thuật trong môn võ cần tạo sự thích thú cho người tập, và sự vận dụng nó trong nghệ thuật thi
đấu, tự vệ trong cuộc sống. Ngoài ra sự nắm chắc kỹ thuật và chiến thuật trong huấn luyện,
người huấn luyện viên phải biết phương pháp giảng dạy tốt bằng kinh nghiệm của mình để
truyền đạt tốt tạo phấn khởi cho người tập và khơi dậy trí thông minh, sáng tạo người tập dễ
nhìn ra vấn đề và tạo lòng kiên trì lặp lại bài tập kỹ thuật trau dồi liên tục và tự giác, tích cực
tập thêm ngoài các buổi tập chính, cần phải thường xuyên kiểm tra liên tục, có thể cá nhân
hoặc tập thể như thi đấu quyền, hoặc đối luyện hoặc thi đấu[15].
Trong huấn luyện cần phải thường xuyên thay đổi liên tục các bài tập phát triển chung và
chuyên môn, xây dựng nhiều buổi tập thi đấu khác nhau để biết được (ai nhanh hơn, mạnh
hơn, cao hơn) sử dụng các bài tập trò chơi vận động tối ưu, chọn lựa các cặp cân xứng để tập
chung từng đôi và có sử dụng trang bị tốt thì tập luyện mới có độ vững chắc và từng bước
nâng cao thành tích tập luyện trong võ thuật để tạo cho từng võ sinh có lòng tin, phấn chấn ở
sức mạnh của mình.
1.1.6. Nguyên tắc khoa học và nguyên tắc liên hệ giữa lý luận và thực tiễn:
Ngày nay khoa học ngày càng phát triển đối với các môn võ thuật cũng tuân theo quy luật
phát triển của mình nên sự nhìn nhận các môn võ thuật cũng như các môn thể thao khác, sự
tham gia của khoa học vào lĩnh vực võ thuật phù hợp với xu thế chung, sự phân tích kỹ thuật,
chiến thuật dựa trên nguyên lý sinh cơ, vật lý học, sách lý luận lý thuyết về từng môn võ ngày
càng đề cập đến vấn đề khoa học như y học, sinh lý, tâm lý học. Việc huấn luyện và giảng dạy
được hệ thống hơn, logic hơn, rút ngắn hơn thời kỳ xa xưa nhờ hệ thống lý thuyết và phần
huấn luyện thực hành cũng đơn giản hơn. Sự can thiệp của y sinh học và sinh hóa giúp cho
người tập yên tâm hơn khi chịu đựng lượng vận động lớn trong tập võ thuật để đạt thành tích
cao trong giải quốc tế, đại hội thế giới[15].
1.4. Nguyên tắc tăng dần lượng vận động
Theo thần thoại Hy Lạp, người đầu tiên áp dụng nguyên tắc tăng dần lượng vận động là
Milo ở Croton. Để trở thành người mạnh nhất thế giới, Milo bắt đầu vác một con bê mỗi ngày.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 47
Khi con bê ngày càng nặng hơn, Milo càng khỏe hơn. Khi con bê trở thành con bò đực trưởng
thành, Milo trở thành người mạnh nhất thế giới [19].
Thành tích phát triển là kết quả trực tiếp của quá trình tập luyện có chất lượng. Từ giai
đoạn ban đầu đến giai đoạn đạt thành tích cao nhất, lượng vận động tăng dần tùy theo khả
năng về sinh lý và tâm lý của từng VĐV. Về sinh lý, tăng dần lượng vận động sẽ phát triển
hiệu quả các chức năng của cơ thể, tăng năng lực vận động của chúng. Bất kỳ sự tăng tiến
mạnh mẽ nào về thành tích đều đòi hỏi sự tập luyện và thích nghi tổng thời gian dài (Astrand
và Rodahl, 1986), cơ thể luôn phản ứng về mặt sinh lý và tâm lý đối với lượng vận động, các
phản ứng về thần kinh và chức năng, sự phối hợp thần kinh cơ, năng lực tâm lý để đối phó
với các tác động tăng dần. Toàn bộ quá trình đòi hỏi thời gian và sự hoàn thiện kỹ thuật thi
đấu, (theo “ Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao” do PGS. TS Lâm Quang Thành và TS.
Bùi Trọng Toại biên dịch).
IV. ĐẶC TÍNH VÀ TÁC DỤNG CỦA KHỞI ĐỘNG
Khởi động là quá trình chuẩn bị cho cơ thể trước khi tập luyện hay thi đấu về thể chất, tinh
thần và trí lực, mục đích là chuẩn bị cho cơ thể trước khi tập luyện hay thi đấu.
- Hệ tim mạch hoạt động tăng lên nhằm đưa máu đủ vào các cơ, khớp và các chi trên toàn
thân.
- Hệ xương, khớp, thần kinh được dẻo dai, lỉnh hoạt.
- Tinh thẩn được tập trung.
1. Đặc tính
Không có kỹ thuật khởi động chuẩn cho tất cả mọi người, tuy nhiên có những kỹ thuật căn
bản chung, mỗi người có cách riêng nhưng phải phù hợp với môn tập, thời tiết và điểu kiện của
mình. Sự khởi động phải tuần tự đủ thời gian, ít nhất là 30 phút và phải hợp với từng người. Sự
khởi động cần có tính tập thể, vui vẻ, thoải mái nhưng phải tập trung, chỉ ngưng khởi động khi
mạch tăng lên 100 lần trong một phút (90 - 120 lần trong một phút).
2. Các kỹ thuật khởi động cơ bản
Vận động viên có thể chạy lúp xúp trong sân tập của mình. Những kỹ thuật căn bản của khởi
động là tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi vận động viên, theo từng môn tập và tình trạng sức khỏe
cùng tâm lý của họ. Đầu tiên là sự khởi động ở vùng đầu, cổ, mắt, kế đến là các vai, tay, hông,
bụng, các khớp gối, chân, và sau cùng là lưng. Phương pháp là tập kéo dãn giữ trong 30 giây và
thả lỏng sau 30 giây nghỉ, đổng thời của tập kéo dãn là tập thở sâu bằng mũi. Qua sự kéo dãn
vận động viên có thể biết cơ thể của mình và những nhu cầu của cơ thể đổng thời hiểu được giới
hạn của cơ thể mình trong lúc đó.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 48
3. Tác dụng
Các động tác khởi động phải phối hợp khoa học với hơi thở. Hơi thở cẩn phải được khởi
động bằng hơi thở bụng, hít vô bằng mũi chậm và sâu, vận động viên thở vào chậm qua mũi và
thở ra cũng bằng mũi. Thở bụng là khi hít vào bụng phình ra và khi thở ra bụng hóp lại, khi hít
vào hết sức, hơi thở được ngưng 5-10 giây rồi thở ra chậm lại. Hơi thở sâu và chậm làm tim đập
chậm lại đưa nhiều oxy vào các mô và làm tăng mức chịu đựng của hệ tim mạch. Thở sâu và
chậm là một kỹ thuật thư giãn quan trọng giúp vận động viên chuẩn bị tốt cho sự tập luyện và thi
đấu với nhiểu cường độ khác nhau.
Danh y Hoa Đà, thời Tam Quốc, nhà Hán nhận định rằng: “Cơ thể cẩn được hoạt động
song không được quá sức. Hoạt động có thể hấp thu cốc khí, lưu thông huyết mạch, ví như bản
lể cửa không bao giờ bị gỉ mọt”.
Vl Lực PHÁP TRONG VÕ THUẬT
Lực có nghĩa là sức lực, sức mạnh tiềm ẩn bên trong cơ thể, khái niệm vể lực theo khoa học vật
lý có phần rõ ràng dễ hiểu hơn khái niệm vể lực trong võ thuật. Các môn phái Võ cổ truyền
Đông phương, dù cương hay nhu, dù nội gia hay ngoại gia quyển, muốn sử dụng chiêu thức có
hiệu quả, tất cả đểu phải dùng lực. Thuật ngữ diễn tả cho khái niệm lực ẫy trong võ thuật gọi là
“kình”. Kình thường gắn liền với nhiểu huyền thoại võ công của các cao thủ bởi tính cách hiệu
quả kỳ bí của nó.
Người xưa nói: “Luyện quyền bất ỉuyện công, đáo lão nhất trường không”, ý nghĩa đó ngầm
nhắc đến công phu của kình, một sức mạnh tiểm ẩn bên trong mà chỉ có những ai dày công
luyện tập mới đạt được kết quả. Nếu không có lực thì các chiêu thức trong võ thuật dù có tuyệt
nghệ đến đâu cũng chỉ là những động tác thuần cơ học, đơn điệu, vô lực. Đó là lý do cho thấy có
những bậc sư sử dụng đòn thế tuy ít nhưng hiệu quả rất cao và độ sát thương gây cho đối
phương thật không lường được là vì phát huy được lực trong dụng võ.
Khái niệm về Kình trong Võ thuật cổ truyền Đông phương chính là lực tạo ra do khí đi vào
hệ cơ bắp trong một cơ chế sinh học đặc biệt và lực lại là hệ quả tất yếu của quá trình phát kình
với các hiệu ứng mang tính chất vật lý, đó là tạo ra áp lực lên đối tượng và gầy ra tác động ở các
mức độ và mục đích khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là đòn thế đánh ra có một sức mạnh xuyên
phá lớn làm cho đối phương bị chấn thương. Có một số nguyên tắc cơ bản để phát huy lực pháp
trong võ thuật, bất luận công việc gì, môn học nào muốn có kết quả tốt cũng đểu đòi hỏi phải có
công phu. Lý thuyết vê' sức mạnh là sự phối hợp của nhiều yếu tố sau đây:
+ Khối lượng - điểm tiếp xúc: Vật tiến công có trọng lượng càng lớn, sức mạnh xúc tác càng
cao và điểm tiếp xúc của vật càng nhỏ thì sức xuyên phá càng lớn.
+ Tập trung tinh thán: Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng bởi nếu tinh thần
không tập trung được thì dễ bị tản lực khi ra đòn.
+ Sự thăng bằng: Giữ vững trọng tâm cơ thể khi phát đòn sẽ giúp cho lực tập trung không bị
phát tán.
+ Kiểm soát hơi thở: Hơi thở có một vị trí quan trọng trong nguyên tắc phát lực, nhờ vào vận
khí đúng lúc mà sức công phá của đòn tăng lên gấp bội và khả năng duy trì được sức bển.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 49
+ Kết cấu cơ thể: Cơ thể có cấu trúc tốt sẽ thuận lợi trong việc luyện tập và phát huy hiệu
quả phát lực, điểu này do bẩm sinh hoặc do kết cấu giữa việc luyện tập và chế độ dinh
dưỡng.
+ Gia tốc: Theo nguyên tắc vật lý, gia tốc tỷ lệ thuận với tốc độ, vì vậy đòn nào có gia tốc
càng lớn thì sức tiêm kích của đòn ấy càng mạnh.
VIII VAI TRÒ HUẤN LUYỆN VIÊN
uấn luyện là phần nội dung chính trong đào tạo vận động viên. Quá trình đó bao gồm hai
mặt hoạt động diễn ra hẩu như đồng thời. Tuy vậy, mặt tác động chủ đạo vẫn thuộc về
huấn luyện
viên.
Có nhiểu danh xưng, tên gọi cho người dạy võ thuật như: sư phụ, sư trưởng, đại sư, võ sư...
nhưng tiếng vẫn thường gọi là thầy, theo trào lưu thể thao hóa các phong trào võ thuật, nhất là
các môn võ hiện đại thì tên gọi chung là huấn luyện viên.
Huấn luyện viên trong lãnh vực thể dục thể thao, võ thuật là nhà giáo dục thể chất bởi vì họ
thiết kế, lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Mặt khác, phần lớn các vận động viên đểu
tập luyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của huấn luyện viên. Hoàn thành chỉ tiêu, đạt kết quả tốt, dẫn
dắt vận động viên đi đến thành công phần lớn nhờ vào khả năng, kiến thức, kinh nghiệm của các
huấn luyện viên. Vì vậy vai trò huấn luyện viên vô cùng quan trọng.
1. Vai trò lãnh đạo - tổ chức
Huấn luyện viên không phải chỉ làm công việc huấn luyện mà phải chỉ đạo và chịu trách
nhiệm chính vê' tất cả các khâu trong quá trình huấn luyện. Đó là công việc tổng hợp đòi hỏi
người huấn luyện phải có kiến thức rộng, kinh nghiệm sâu, thực hành giỏi, vừa khoa học và
nghệ thuật, phải có năng lực tổ chức để các vận động viên tập luyện tốt và đạt kết quả cao.
2. Vai trò và trách nhiệm giáo dục của huấn luyện viên
Huấn luyện viên không chỉ là người tổ chức, lãnh đạo mà còn là nhà giáo dục chính trong
quá trình này. Công tác giáo dục lý tưởng, lòng yêu nước, yêu nghề, đạo đức, động cơ, ý chí rèn
luyện, tập luyện đúng đắn và tích cực nhất thiết phải được thể hiện trong từng buổi tập. Trong
thực tế rất cẩn các huấn luyện viên có đạo đức cao thượng, hiểu biết khoa học, văn hóa phong
phú, hành vi văn minh, có uy tín lớn, có tài năng đức độ thực sự, trình độ chuyên môn cao và
nhất là phải có phẩm chất giáo dục của một huấn luyện viên.
3. Ý thức và lòng yêu nghề của huấn luyện viên
Ý thức gắn liền với tinh thẩn trách nhiệm, danh dự của huấn luyện viên vì sự nghiệp chung
của xã hội. Không có lòng yêu nghê' sâu đậm thì không thể kiên trì đảm nhận công việc đào tạo
các thế hệ mầm non một cách lâu dài. Ý thức và lòng yêu nghể chính là phẩm chất đạo đức của
huấn luyện viên.
H
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 50
4. Có văn hoá, kinh nghiệm và hiểu biết phong phú
Huấn luyện viên phải có trình độ văn hoá mới nhạy bén trong nhiều mặt để kịp thời thích
nghi, nắm bắt, hiểu biết, điểu chỉnh mọi vấn đề. Văn hoá giúp huấn luyện viên dễ dàng tiếp cận,
nghiên cứu, soạn thảo các kế hoạch, phương pháp khoa học, vận dụng kiến thức xưa và nay vào
công tác huấn luyện. Huấn luyện viên phải có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng, có tinh thần
ham học hỏi, cầu tiến, không tự mãn bảo thủ, trực tiếp làm công tác huấn luyện, đích thân
nghiên cứu, trải qua, kết hợp thực tế với lý luận để có một phương pháp hợp khoa học tốt nhất
trong huấn luyện đào tạo, đổng thời cũng cần có sự hiểu biết rộng rãi về các lãnh vực xã hội, tâm
lý, giáo dục, triết học...
5. Kỹ năng giáo dục thành thạo
Muốn truyền đạt được những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, và đào tạo vận
động viên, dạy dỗ học trò, huấn luyện viên phải có trình độ sư phạm, kỹ năng giáo dục thành
thạo để vận dụng thích hợp các nguyên tắc, trình tự, phương pháp, biện pháp tổ chức giáo dục
giúp cho vận động viên dễ hiểu, tiếp thu nhanh, đạt hiệu quả cao trong huấn luyện cũng như tập
luyện.
6. Tinh thần học hỏi và mạnh dạn cải tiến
Huấn luyện là lao động trực tiếp, trong quá trình làm việc đó sẽ tích luỹ được kiến thức,
kinh nghiệm. Tình hình công việc, môi trường đào tạo và trình độ, tâm lý, sinh lý vận động viên
cộng với trào lưu tiến hoá của xã hội hiện đại, nên phương pháp huấn luyện phải luôn thích nghi
để phù hợp với đà tiến triển của từng giai đoạn. Vì vậy huấn luyện viên cần chịu khó tìm tòi học
hỏi, tránh đặt nặng “cái tôi”, gạt bỏ tính tự mãn mà phải luôn không ngừng bổ sung kiến thức,
mạnh dạn cải tiến phương pháp, giáo trình huấn luyện nếu nghiên cứu thấy không phù hợp và
không mang lại kết quả.
7. Đạo đức và tình cảm cao thượng:
Điểu cần hướng đến của người thầy dạy võ là võ đức và tinh thần thượng võ, cũng như
ngành y có y đức vậy, đó là tôn chỉ của giới võ từ bao đời nay gần như không đổi. Lời nói đi đôi
với việc làm để làm sáng lên phẩm chất đạo đức cuả người thẩy. Hiện nay không ít điều tai tiếng
đối với nhiều huấn luyện viên thể thao và võ thuật mà phương tiện truyền thông đã phản ánh, đó
là tiếng chuông cảnh tỉnh nhắc nhở chính mình luôn nêu cao đạo đức bản thân và hành xử bằng
tình cảm cao thượng.
IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
gày xưa võ thuật thuộc vê' lãnh vực quân sự (military arts), tướng đấu tướng, quân đấu quân,
sự thành bại trong trận chiến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, lý tưởng về tổ quốc, ý thức
hệ, chiến thuật, chiến lược, thiên thời, địa lợi, nhân hoà. ử. Vì vậy phương pháp huấn luyện võ
thuật quân sự hoặc các đại môn phái võ thuật cổ truyền có những phương pháp riêng mang tính
“bí truyền” hay “bí mật quân sự”.
Ngày nay ngoài các môn võ cổ truyền có truyền thống lâu đời vẫn giữ riêng các phương
pháp huấn luyện đặc thù, còn thì đa phần võ thuật phát triển theo hướng thể thao hiện đại hóa
(martial arts), nên các phương pháp huấn luyện nặng phần về thi đấu thành tích tranh giải cá
N
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 51
nhân hay đổng đội. Phương pháp huấn luyện là cách thức mà huấn luyện viên dùng để hoàn
thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất. Phương pháp huấn luyện rất cần thiết vì nó có
tác dụng thực tế và quyết định kết quả.
1. Phương pháp huấn luyện liên tục
Là phương pháp tập luyện liên tục trong một thời gian tương đối dài với cường độ không
lớn và ổn định.
2. Phương pháp huấn luyện lặp lại
Là phương pháp lặp lại các bài tập theo yêu cẩu đã định, trong điểu kiện cơ bản không thay
đổi vê' kết cấu động tác và trị số của lượng vận động nhằm hoàn thiện các chức năng vận động
của cơ thể. Phương pháp này được sử dụng để huấn luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật đối
với các môn có chu kỳ hoặc không có chu kỳ.
3. Phương pháp huấn luyện giãn cách
Là phương pháp lặp lại có quy định chặt chẽ vể thời gian nghỉ và tính chất nghỉ ngơi tích
cực giữa mỗi lẩn tập, nhóm bài tập, lặp lại trong điều kiện các chức năng của cơ thể chưa phục
hổi hoàn toàn.
4 Phương pháp huấn luyện biến đổi
Là phương pháp biến đổi có mục đích các thành phần của lượng vận động, tổ hợp các bài
tập, hoàn cảnh và điều kiện tập luyện trong quá trình đào tạo vận động viên. Phương pháp này
tương đối linh hoạt, biến hoá giúp vận động viên có thể thích ứng với điều kiện biến hoá không
ngừng vê' lượng vận động trong thi đấu. -
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 52
PHẦN THỰC HÀNH
I. CĂN BẢN CONG :
1.1. Tấn pháp thập lục thế :
STT Tên gọi Phân tích Ảnh minh họa
1 Lập tấn
Người ở tư thế nghiêm, 2 chân khép sát nhau, 2 tay
nắm quyền để ngang hông (thắt lưng), ngực thẳng,
lưng thẳng, mắt nhìn thẳng.
2 Miêu tấn
Từ Lập tấn trùn 2 gối xuống ( góc độ 2 khớp gối phía
sau là 900 ), ngực thẳng, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng,
2 tay nắm quyền để ngang hông (thắt lưng).
3
Trung bình
tấn
Từ Miêu tấn 2 mũi bàn chân và 2 gót chân mở lần
lượt từ trong ra ngoài sang 2 bên 3 lần, mỗi lần mở
450. Lần thứ 4 mở 2 gót chân cho 2 bàn chân song
song với nhau, mũi bàn chân hướng ra trước. Khoảng
cách 2 bàn chân rộng gấp đôi 2 vai, trọng tâm rơi trên
trung điểm giữa đoạn thẳng của 2 bàn chân, ngực
thẳng, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, 2 tay nắm quyền
để ngang hông (thắt lưng).
4 Đinh tấn
ĐINH TẤN TRÁI : Từ Trung Bình tấn xoay thân
người qua bên trái ( khoảng cách 2 bàn chân không
thay đổi ), 2 bàn chân xoay vào trong 1 góc từ 300 –
350, gối chân sau thẳng ( gối chân phải), gối chân trái
cong, góc độ giữa cẳng chân trái và đùi trái từ 1000 –
1200 ), ngực thẳng, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, 2 tay
nắm quyền để ngang hông (thắt lưng).
ĐINH TẤN PHẢI : Xoay qua phải, chân phải trước
co lại.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 53
5
Âm dương
tấn
Động tác như Trung Bình Tấn nhưng gối chân phải
thẳng, bàn chân phải mở ra ngoài góc 900 ( chân phải
). Chân trái thì gối trái thẳng, bàn chân trái mở.
6 Trảo mã tấn
Trảo Mã Phải : Từ Âm Dương Tấn trái ( chân trái
thẳng ) kéo chân phải về với chân trái rồi hướng ra
trước ( một góc 900 ), bàn chân trái xoay vào trong 1
góc từ 300 – 350. Trọng lượng dồn 80% về chân sau (
chân trái ), gối chân trái khuỵu, bàn chân phải kiểng
gót lên tiếp xúc bằng ức bàn chân và các đầu ngón
chân, gối chân phải hơi co lại và hướng lên trên.
Trảo mã trái : như trảo mã phải nhưng chân trái trước,
chân phải sau.
7 Xà tấn thuận
Từ Trảo mã tấn chân trái bước lên trước một khoảng
vừa đủ sao cho gối chân phải dấu vào khớp gối chân
trái, bàn chân trái mở góc 900 ra ngoài ( ngang ), 2
gối trùn xuống, trọng tâm rơi đều về 2 chân.
8 Kim kê tấn
Từ Xà Tấn Thuận nâng chân phải lên qua bên trái ở
tư thế đứng một chân, chân phải co, góc độ giữa cẳng
chân và đùi là 900 ( phần khớp gối phía sau ), đùi và
thân người là 900, bàn chân phải song song với mặt
đất ( nằm ngang ), chân trái thẳng.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 54
9 Hạc tấn
Như động tác Kim Kê Tấn nhưng mũi chân phải duỗi
hướng xuống đất ( góc độ cổ chân là 1800 ).
10 Tọa bàn tấn
Từ Hạc tấn bỏ bàn chân phải ra sau, bàn chân phải
tiếp xúc với mặt đất bằng lưng bàn chân ( ngồi trong
tư thế một chân dựng đứng, một chân gập lại ), mông
đặt lên gót chân sau, gót chân trái và gối chân phải
nằm trên đường thẳng ngang.
11 Tọa qui tấn
Như Tọa Bàn Tấn nhưng bàn chân trái ( chân sau )
tiếp xúc với mặt đất bằng ức bàn chân ( các ngón
chân co lại ).
1.2. Thủ pháp :
1.2.1. Bộ sơn :
Cách cầm nắm đấm : cuộn từ từ các đốt ngón tay từ ngoài vào trong, ngón cái đặt ở
đốt xa xương bàn tay ( ngón tay ).
Tư thế chuẩn bị : 2 tay nắm quyền ( nắm đấm ) để ngửa, ngang thắt lưng ( hông ),
chân đứng ở tư thế Trung Bình Tấn.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 55
STT Tên gọi Phân tích Ảnh minh họa
1
Thôi sơn
(đấm thẳng )
Tay đấm xoáy từ hông ra phía trước, bàn tay úp ( lưng
bàn tay hướng lên trên, lòng bàn tay hướng xuống
dưới ), tay thẳng.
2
Đảo sơn
( đấm vòng,
đòn sin )
Tay đấm từ hông đi úp từ trong vòng ra ngoài tới
trước, dừng ở trước mặt, tay nằm ngang, góc độ khớp
khuỷu từ 1200 – 1500, cổ tay thẳng.
3
Đăng sơn
(đấm móc,
đòn câu )
Tay đấm từ trong đi xuống dưới lên trên ra trước và
dừng lại ở trước mặt, nắm đấm và vai trên một đường
thẳng từ trong ra ngoài tới trước, góc độ khớp khuỷu
từ 1200 – 1500, cổ tay thẳng, nắm đấm ngửa ( lòng bàn
tay hướng lên trên, lưng bàn tay hướng xuống dưới ).
4 Bạt sơn
Tay đưa từ vai trái đi vòng từ trái qua phải ( hoặc
ngược lại) ra tới trước ngang vai phải ( hoặc trái ), bàn
tay dựng đứng, góc độ khớp khuỷu từ 1400 – 1600 ,
nắm đấm và vai trên một đường thẳng từ trong ra
ngoài.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 56
5 Giáng sơn
Gập khớp khuỷu về một bên, lòng bàn tay hướng vào
trong vai, đánh từ trong đi vòng từ trên xuống dưới ra
trước, dừng lại phía trước, nắm đấm và vai trên một
đường thẳng từ trong ra ngoài tới trước, góc độ khớp
khuỷu từ 1200 – 1500.
6 Hoành sơn
Động tác như Bạt Sơn nhưng đánh ra phía sau lưng,
mắt nhìn theo tay, kết hợp xoay thân trên ra sau.
7 Hạ sơn Tay đấm thẳng từ trên xuống dưới phía trước.
1.2.2. Bộ đao :
Tay đao : bàn tay mở ra và duỗi thẳng, khép toàn bộ 4 ngón tay ( trỏ, giữa, áp
út, út ), ngón cái co lại để ngay ngón trỏ ), sử dụng cạnh ngoài và cạnh trong của bàn tay.
Tư thể chuẩn bị : mở tay đao để ngang ngực, lòng bàn tay hướng lên trên, chân
đứng Trung Bình Tấn.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 57
STT Tên gọi Phân tích Ảnh minh họa
1
Khai đao
(chém thẳng )
Gập khớp khuỷu về một bên, mở tay đao đánh từ
trong từ trên xuống dưới ra trước, bàn tay đứng và
nghiêng góc 450 ( đứng ), góc độ khớp khuỷu từ
1200 – 1500.
2 Đảo đao
Tay tay đao đánh vòng từ trong ra ngoài tới trước,
cổ tay mở góc 950 – 1000, góc độ khớp khuỷu từ
1200 – 1500.
3
Đăng đao
Tay đao đánh từ dưới lên trên ra trước, bàn tay
đứng, mũi tay hướng ra trước, sử dụng cạnh trong
bàn tay, góc độ khớp khuỷu từ 1200 – 1500.
4 Bạt đao
Tay đao đánh vòng từ trái ( hoặc phải ) ra ngoài,
bàn tay úp, cổ tay thẳng, góc độ khớp khuỷu từ
1400 – 1600, sử dụng cạnh ngoài của bàn tay.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 58
5 Giáng đao
Gập khớp khuỷu về một bên, tay đao đánh xéo từ
trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, bàn tay đao
ngửa và nghiêng góc 450 từ trên xuống dưới, cổ tay
thẳng, góc độ khớp khuỷu từ 1200 – 1500.
6 Hậu đao
Động tác như Bạt Đao nhưng đánh ra phía sau
lưng, mắt nhìn theo tay, kết hợp xoay thân trên ra
sau, góc độ khớp khuỷu từ 1400 – 1600, bàn tay úp,
nằm ngang thắt lưng ( hông ), 2 cạnh bàn tay song
song với thân người, bàn tay úp, mũi tay hướng ra
ngoài.
7 Khóa đao
Tay đao đánh từ ngoài vào trong trước mặt, sử dụng
cạnh ngoài bàn tay và kết hớp với cẳng tay, cẳng
tay đứng song song với thân người, cổ tay thẳng,
bàn tay hướng lên trên góc độ khớp khuỷu 450,
cánh tay xiêng tới trước 450.
1.2.3. Bộ Trửu ( chỏ ) :
Cẳng tay gập sát về với cánh tay, đưa phần chỏ ra ngoài.
Tư thế chuẩn bị : 2 tay thủ phía trước mặt ( tay trái trước, tay phải sau hoặc 2
dựng đứng song song với nhau ).
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 59
STT Tên gọi Phân tích Ảnh minh họa
1
Trực trửu :
Trực trửu
đứng
Trực trửu
ngang
Tay chỏ đưa từ trong ra sau đánh tới trước ( cắm chỏ
từ trong ra ngoài ), chỏ đứng.
Giật chỏ ngang từ trong ra ngoài, tay nằm ngang.
II. Song luyện tự vệ : Tay Không – tay không
Đòn không đánh ngã
STT
Tên kỹ
thuật
Tư thế chuẩn bị Người tấn công Người phòng thủ
Ghi
chú
1
Thôi sơn
tầm cao
2 học viên đứng chân rộng
bằng 2 vai , chân trái trước,
chân phải sau, thân người
hướng về phía trước. 2 bàn
tay cuộn về thành nắm đấm,
tay trái thủ trước, tay phải
sau.
Chân phải bước
lên, tay phải đấm
thẳng vào mặt người
phòng thủ.
Chân trái bước sang trái 1
góc 100 – 150, tay phải dùng
cạnh cẳng tay chặn đòn đấm,
đồng thời dùng bàn tay phải
nắm ( bắt ) tay tấn công của
người tấn công; tay trái
chuyển thành nắm đấm, đấm
từ thắt lưng vào phần nách
người tấn công.
2 Đảo sơn
2 học viên đứng chân
rộng bằng 2 vai , chân trái
trước, chân phải sau, thân
người hướng về phía trước.
2 bàn tay cuộn về thành
nắm đấm, tay trái thủ trước,
tay phải sau.
Chân trái tiến lên,
dùng tay phải đánh
đòn vòng ( đảo sơn )
từ ngoài vào phần đầu
người phòng thủ.
Tư thế giữ nguyên; dùng
tay thủ trước đỡ bằng cạnh
cẳng tay, đồng thời tay phải
đấm thẳng ( thôi sơn ) vào
ngực ( chấn thủy ) người tấn
công.
3
Đăng
sơn
2 học viên đứng chân
rộng bằng 2 vai , chân trái
trước, chân phải sau, thân
Chân trái tiến lên,
dùng tay phải đánh
đòn móc ( câu ) (đăng
Tư thế giữ nguyên; hạ
cẳng tay trái xuống song song
với mặt đất và dùng mặt trong
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 60
người hướng về phía trước.
2 bàn tay cuộn về thành
nắm đấm, tay trái thủ trước,
tay phải sau.
sơn) từ dưới lên vào
phần bụng hoặc ngực
người phòng thủ.
của cánh tay chặn đòn móc (
câu ); đồng thời tay phải
chuyển thành đòn chỏ ( trửu )
đánh từ dưới lên vào phần
cằm của người tấn công.
4
Giáng
sơn
2 học viên đứng chân
rộng bằng 2 vai , chân trái
trước, chân phải sau, thân
người hướng về phía trước.
2 bàn tay cuộn về thành
nắm đấm, tay trái thủ trước,
tay phải sau.
Chân phải bước
lên, tay phải chuyển
thành nắm đấm, đánh
từ trên xuống vào
phần đỉnh đầu người
phòng thủ ( đấm hình
cây búa ).
Tư thế giữ nguyên; nâng
cẳng tay trái lên cao trên đầu
song song với mặt đất và
dùng cạnh ngoài của cẳng tay
chặn đòn; tay phải từ thắt
lưng đấm thẳng (thôi sơn) vào
mặt, đồng thời 2 tay túm giữ
phần đầu người tấn công và
đánh thẳng gối vào hạ bộ
người tấn công.
5 Bạt Sơn
2 học viên đứng chân
rộng bằng 2 vai , chân trái
trước, chân phải sau, thân
người hướng về phía trước.
2 bàn tay cuộn về thành
nắm đấm, tay trái thủ trước,
tay phải sau.
Chân phải bước
lên, tay phải dùng đòn
bạt sơn ( dùng lưng
bàn tay đánh vòng từ
trong ra ngoài ngang
mặt ) đánh vào mặt
người phòng thủ.
Tư thế giữ nguyên, dùng
cạnh trong của cẳng tay phải
gạt từ trong ra ngoài về phía
bên trái; đồng thời tay dùng
cạnh ngoài của bàn tay trái
đánh vào cổ ( yết hầu ) của
người tấn công.
III. Bài quyền Tứ Linh Đao :
3.1. Nguồn gốc :
Trong thời kỳ kháng Pháp ( 1945 – 1954 ). Đao là một trong những loại vó khí chiến
đấu đa dụng trong việc giữ nước và dựng nước, nhân dân ta còn gọi là mã tấu. Tuy nhiên rất ít ai
biết đến một người đã góp phần hoàn thiện kỹ thuật sử dụng và đặc cách huấn luyện cho các lực
lượng võ trang kháng Pháp tại Phước Vân, Cân Đước, Gò Đen do đệ nhất trưởng môn phái Tây
Sơn Nhạn là võ sư Chính Hòa và võ sư Đặng Vân Anh, tự là Ông Năm Thép ( theo tư liệu võ
phái ). Đến năm 1962 vị trưởng môn đời thứ 1 qua đời. Tính theo thời gian chính thức về võ phái
Tây Sơn Nhạn có lai lịch khoảng thời gian đầu thế kỷ XIX. Người sáng lập ra môn phái xuất
hiện vào cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù võ phái mới có khoảng 200 năm lịch sử nhưng đã đóng góp
rất lớn cho phong trào võ thuật nói chung và võ cổ truyền Việt Nam.
Bài Tứ Linh Đao là bài đao pháp cơ bản của võ phái “Thiếu Lâm Nội Quyền – Tây
Sơn Nhạn ”.
Biên soạn : Cố võ sư Kim Kê.
Thị phạm lần 1, 2,3 : Võ sư Lê Đình Long tại TP Hồ Chí Minh.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 61
3.2. Đồ hình đi quyền :
Lưu ý : Các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc là các hướng qui định trong bài. Ta có thể suy ra
hướng trước mặt là hướng Đông ( hướng chính ), hướng sau lưng là hướng Tây, phải Nam, trái
Bắc. Khi chúng ta diễn bài thì là lúc chúng ta chuyển hướng nên lưu ý theo thứ tự : tiền, hậu,
hữu, tả ( trước, sau, phải, trái ) so với hướng ban đầu ( hướng chính ).
Đông
Nam Bắc
Tây
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 62
3.3. Bài thiệu bài quyền :
Nguyên văn Phú nôm
1. Bình thân bái Tổ.
2. Thối bộ đề đao.
3. Lưỡng long tranh châu.
4. Điếu ngư trì hạ.
5. Diệp liên qui ngoạ.
6. Sát thảo tầm xà.
7. Phượng lạc bình sa.
8. Tấn kỳ lân bộ.
9. Nhị long kỳ ngộ.
10. Như thử nhị môn.
11. Kỳ lân quá sơn.
12. Bình sa phượng lạc.
13. Quá quan trảm phạt.
14. Ngọc nữ hiến đào.
15. Phụng vũ sơn cao.
16. Tứ môn như thử.
17. Thất đao trảm thủ.
18. Ngư việt vũ môn.
19. Giáng hổ thăng long.
20. Như tiền bái Tổ.
1.Hướng đông chấp thủ nghiêng chào
2.Chụm về tay phải cầm đao loan liền
3.Lui chân tay kéo lên trên
4.Chém qua trái phải vớt liền một phen
5Nghiêng về rùa núp lá sen
6.Chém ngang phát cỏ bay lên phượng hoàng
7.Đỡ đâm hình dạng kỳ lân
8.Cheo chân chem. Dưới bước lên chẻ đầu
9.Hướng tây nào khác gì đâu
10.Hướng nam xoay vớt bay lên phượng hoàng
11.Đỡ trên chếm dưới hai lần
12.Đao dâng ngang mặt bay sau nhảy chồm
13.Chém liền hai ngọn dưới,trên
14.Hướng bắc như thử xoay tròn tứ môn
15.Tung mình cá vượt vũ môn
16.Tọa địa hổ giáng,phi long theo liền
17.Trở về bái tổ tiếp lien
18.Chụm chân tại chỗ -Tứ linh hết bài.
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 63
3.4. Hình ảnh bài quyền :
Hình 1
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 64
Hình 2
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 65
Hình 3
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 66
MỤC LỤC
A. PHẦN LÝ THUYẾT ....................................................................................................................... 1
I. LÝ THUYẾT CHUNG : .......................................................................................................... 1
1.1. Lịch sử Olympic thể giới, Việt Nam : ................................................................................. 1
1.2. Ý nghĩa của việc tâp luyện TDTT : ...................................................................................... 9
1.3. Chấn thương trong thể thao : ......................................................................................... 16
II. LÝ THUYẾT CHUNG : ........................................................................................................ 21
2.1. Nguồn gốc của môn Võ Thuật Cổ Truyền : ...................................................................... 21
2.2. Sự hình thành và phát triển môn Võ Thuật Cổ Truyền : .................................................... 23
2.3. Đạo đức trong Võ Thuật Cổ Truyền : ............................................................................... 26
2.4. Trang phục võ thuật cổ truyền Việt Nam : ........................................................................ 28
2.5. Hệ thống cấp đai trong võ cổ truyền : .............................................................................. 29
B. PHẦN THỰC HÀNH .................................................................................................................... 52
I. CĂN BẢN CONG :................................................................................................................ 52
1.1. Tấn pháp thập lục thế : .................................................................................................... 52
1.2. Thủ pháp : ....................................................................................................................... 54
II. Song luyện tự vệ : Tay Không – tay không ............................................................................. 59
III. Bài quyền Tứ Linh Đao : .................................................................................................. 60
3.1. Nguồn gốc : ..................................................................................................................... 60
3.2. Đồ hình đi quyền : ........................................................................................................... 61
3.3. Bài thiệu bài quyền : ........................................................................................................ 62
3.4. Hình ảnh bài quyền : ........................................................................................................ 63
ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaotrinhmonvocotruyentdtt_p2_2246.pdf