2.7.2. Phương pháp giảng dạy phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Nêu rõ muc đ ̣ ích ý nghĩa, tác dụng việc tập phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Thi
ph ̣ aṃ kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Phân tích nguyên lý kỹ thuâṭ phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Phương pháp tập luyện phản dao căn bản từ 1 đến 5
+ Tập cả lớp: Tập đòn lẽ, bên phản đòn, theo từng nhịp hô ứng với từng động
tác phản thế dao. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết cả vế phản. Đánh từ chậm
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
+ Tập theo cặp: Phân lớp theo từng cặp, đối mặt vào nhau, bên tấn công, bên
phản đòn đánh theo nhịp hô. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết. Đánh từ chậm
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
2.7.3. Những sai phạm thường mắc khi phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Khoảng cách giữa 2 người không hợp lý
- Ra vào để phản đòn không đúng thời điểm
- Ra đòn không dứt khoát
46 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Võ Vovinam, Việt võ đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân).
* Ba phương châm bắt đầu bằng chữ “Tận” là tận tình, tận tâm, tận nghĩa
(với đời).
* Ba phương châm bắt đầu bằng chữ “Thường” là thường khiêm, thường
dung, thường liên (với người).
* Ba phương châm bắt đầu bằng chữ “Lập” là lập thân, lập chí, lập nghiệp
(với xã hội).
1.3.1. Ba phương châm “Luyện ” với bản thân
Đối với bản thân, Việt võ đạo sinh phải luôn luôn hàm dưỡng công phu tự
luyện, để cố gắng bỏ xấu thêm tốt, bỏ dở thêm hay, để mỗi ngày mỗi thêm kiện toàn
tinh - tiến. Có 3 phương châm tự luyện:
* Luyện thể: tức rèn luyện thân thể, bằng những phương pháp hô hấp, vận
động thân thể và trau dồi võ thuật.
11
- Tại sao phải hô hấp: Vì hô hấp là phương pháp tối yếu của việc điều động
kinh mạch, làm cho thân tâm điều hòa, phóng khoáng, hô hấp đúng cách làm cho
tinh thần khỏi mỏi mệt, khí huyết lưu thông, sinh lực dồi dào.
- Tại sao phải vận động thân thể: Chính vì thân thể con người là nguồn gốc
của mọi cơ năng liên lạc, tiếp xúc với ngoại vật. Thân thể có cường tráng, con
người mới hoạt động và yêu đời, gạt bỏ những ý nghĩ bạc nhược, bị yếm thế. Khởi
đầu, vận động thân thể bằng những phương pháp thể dục, thể thao thông thường.
Sau đó, vận động thân thể bằng những phương pháp luyện “Thân thép” (tức: nội,
ngoại công). Ngoài ra muốn vận động thân thể có hiệu quả hoàn toàn, cần tiết chế
những thú vui làm tổn hại sức khỏe.
- Tại sao phải trau dồi võ thuật: Vì võ thuật là tinh hoa cao nhất của việc
luyện thể, người chưa có võ công cần học võ để biết cách vận dụng thân thể, điều
động kinh mạch và biết cách sử dung khi lâm sự, người có võ công rồi cũng cần
luôn luôn trau dồi võ thuật để sức khoẻ và võ học của mình được luôn luôn tăng
tiến.
* Luyện trí: Tức rèn luyện trí tuệ, bằng những phương pháp học, tự học, tập
quan sát, nhận định, luôn luôn tham gia các cuộc hội ý và hội thảo.
- Học: Ở thầy, ở bạn, ở trường học, ở trường đời. Học ở những người giỏi
hơn và ở cả những người kém mình, nên nhớ câu thành ngữ văn học: “Học ăn, học
nói, học gói, học mở” để nhận thức và chiêm nghiệm.
- Tự học: Tức học một mình, bằng sách vở, từ xưa biết bao nhiêu danh nhân
chỉ vì có chí tự học từ nhỏ đã làm nên sự nghiệp lớn.
- Tập quan sát, nhận định: Tức tập xem xét, suy nghĩ, tìm hiểu. Người quan
sát, nhận định giỏi là gây được thói quen xem xét, suy nghĩ, tìm hiểu vừa đúng vừa
nhanh, quan sát, nhận định giỏi đối với người lính trên chiến trường, là chỉ đảo mắt
nhìn qua đã tìm thấy địch, để ra tay hạ thủ trước, quan sát nhận định giỏi đối với
người võ sĩ càng cần thiết hơn nữa, vì còn cần trong cách xử sự với đời, ứng phó
với nguy cơ, chứ không phải chỉ dùng để thắng lợi trong trường hợp dụng võ. Quan
sát, nhận định giỏi đối với người lãnh đạo là chỉ huy và luôn luôn nắm vững được
12
các đầu mối sự việc để đi tới quyết định cuối cùng và tiêu diệt được những gì sẽ tới,
phải tới.
- Hội ý: Là những cuộc trao đổi ý kiến giữa một nhóm năm, bảy người. Tất
cả những phương pháp “Luyện trí” trên mới giúp ta trở thành một người tài giỏi đơn
độc trong xã hội. Nói theo cách nói của thời đại, là lối tài giỏi “Anh hùng cá nhân”
của thời trung cổ. Ngày nay, trình độ hiểu biết của loài người có tiến xa hơn, việc gì
cũng tổ chức tập thể, có tính cách đại qui mô, nên không thể nào còn tiếp tục dùng
lối sống “Anh hùng cá nhân” để đi tới thành công. Muốn thành công “Phải biết
mình biết người”, phải điều hoà chủ quan với khách quan.
- Muốn điều hoà chủ quan với khách quan, trước hết ta phải thực nghiệm
bằng cách trao đổi ý kiến với bạn hữu, đồng môn, hoặc thân nhân của ta. Nhưng hội
ý không có nghĩa là “Ba phải” nhu nhược, thụ động, mà hội ý là để thông hiểu mọi
khía cạnh của sự việc, của vấn đề ta cần tìm hiểu. Khi thông hiểu rồi, cần phải có
một quyết định rõ ràng, sáng sủa, thẳng thắn, mới tránh khỏi những tình trạng do sự
trì chậm hoặc làm việc tắc trách.
- Hội thảo: Là những cuộc thảo luận của nhiều người. Khi việc hội ý gồm
nhiều người quá, phải tổ chức những cuộc thảo luận công cộng nhiều người một
lúc, vừa để tiết kiệm thời giờ, vừa để mọi người có cơ hội phát biểu ý kiến riêng và
đi đến một quyết định chung: Đó là hội thảo.
Tóm lại, Việt Võ Đạo Sinh muốn luyện trí cho đầy đủ, cần phải tự trau dồi
bằng cách: Học, tự học, tập quan sát, nhận định, và đồng thời, cần phải thực tập
những điều đã học hỏi được, bằng hội ý và hội thảo.
* Luyện khí: Tức rèn luyện thần khí, để tâm hồn luôn luôn thanh thản, sáng
suốt khi tìm hiểu và nhận xét sự việc.
- Những bậc thánh nhân đạt tới mức độ sáng suốt, thông thạo mọi việc, ngoài
việc tiết chế dục vọng, còn một công phu hàm dưỡng thân khí tới cao độ.
Phương pháp tu dưỡng thần khí gồm có:
- Cố tránh những tình cảm, cảm xúc bộc phát trong đời sống, có 7 tình cảm,
cảm xúc gọi là: Hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui), ái (yêu), ố (ghét), cụ (sợ).
13
- Chúng ta chỉ thường nhận, không phải là thánh nhân, nên không phải tuyệt
diệt được những tình cảm, cảm xúc trên. Tuy nhiên chúng ta có thể cố gắng tiết chế
bớt những tình cảm, cảm xúc quá độ. Châm ngôn ta có câu “Quá giận mất khôn”
chính là ở trường hợp này.
- Về tinh thần: Vận dụng óc tổng hợp và phân tích để kết hợp và mổ xẻ mọi
sự việc.
- Về thể chất: Tự luyện một lối sống điều độ từ ăn, ngủ, làm việc, cũng luôn
luôn điều dưỡng sức khỏe bằng mọi cách, để có thể chống đối với mọi thay đổi của
thời tiết và bệnh tật.
* Tóm lại, luyện khí là phương pháp quay nhìn vào tâm thể, nhằm mục đích
rèn luyện cho tinh thần được thanh thản, sáng suốt, bình tỉnh để hành xử trong mọi
trường hợp, mọi hoàn cảnh.
1.3.2. Ba phương châm “Tận ” đối với đời
* Tận tình: Tức đối xử với tất cả cảm tình đôn hậu mà mình muốn có. Muốn
thế phải yêu đời, phương châm này áp dụng vào thực tế, có 4 trường hợp đối đãi:
Tận tình với thân hữu, tận tình với đồng môn, tận tình với các võ hữu, tận
tình với đời.
Tóm lại, phương châm “Tận tình” áp dụng trong cách hành xử với đời là
tương ái thân hữu, đồng cam cộng khổ với đồng môn, tương liên với võ hữu và từ ái
với đời.
* Tận tâm: Tức đối xử hết lòng với bạn và với đời
Phương châm “Tận tâm” khi áp dụng vào thực tế, cần có 3 đức tính. Chí
thành, chí tín, chí công.
- Chí thành: Là lúc đối đãi bao giờ cũng lấy sự thành thật làm căn bản, nên
nhớ: Kẻ gian dối chỉ có thể thành công nhất thời, người thành thật thành công
trường cửu. Giả dối chỉ là lâu đài xây trên bãi cát, còn thành thật là cây đại thụ bắt
rễ vào lòng người.
- Chí tín: Là lúc nào cũng trọng lời hứa, lời nói. Thà không nói, không hứa,
nhưng khi đã nói đã hứa là làm, đó là chí tín. người có đức chí tín sẽ luôn luôn lấy
14
được niềm tin trong lòng mọi người xung quanh, đó là một trong những bí quyết
thành công.
- Chí công: Là lúc nào cũng công bằng, chánh trực, luôn luôn coi mọi người
như nhau, đối xử công bằng với mọi người, không để tình riêng xen lẫn vào việc đối
đãi chung.
Người có đức chí thành rồi phải giữ đúc chí tín nữa, vì chí tín là mặt ngoài
của sự đối xử thành thật, trong việc giao dịch với mọi người. Chí tín rồi, phải giữ
đức chí công nữa, vì chí công là cách cư xử, đối đãi trong mọi trường hợp.
Tóm lại, phương châm tận tâm vừa hàm dưỡng những đức tính này vào hành
động, vào thực tế. Phương châm tận tâm gồm có 3 đức tính: Chí thanh, chí tín, chí
công.
* Tận nghĩa: Tức đối xử có nghĩa thủy chung với cả mọi người.
Phương châm này có hai trường hợp áp dụng:
- Trường hợp I: Đối với bạn và đời.
Những người thân hay không cùng chung một lý tưởng. Tuy nhiên với tinh
thần võ sĩ đạo bao giờ ta cũng giữ một lòng chung thứ nhất, không lừa dối, không
phản bội, bất cứ vì một lý do nào và trong trường hợp nào. Bởi vậy, việt võ đạo sinh
khi giao kết, cộng tác với ai, phải thận trọng ngay từ lúc đầu, nếu trong trường hợp
bất đắc dĩ phải thay đổi ý kiến, chỉ nên thay đổi ý kiến bằng sự im lặng rút lui. Tại
sao phải im lặng rút lui; Chính vì lỗi tại ta nhận xét kém cõi, đánh giá lầm người,
lầm việc, nên cách hay hơn hết là im lặng lùi vào bóng tối suy tưởng để rút tỉa kinh
nghiệm để trau dồi bản lĩnh được khá hơn, giỏi hơn, tốt hơn và nhất là để bảo toàn
đức tính thủy chung.
* Trường hợp II: Đối với những người cùng theo đuổi một lý tưởng, đặc biệt
là một môn phái :
Tại sao lại gọi là “Đặt biệt”; Vì môn phái chúng ta đặt căn bản trên tinh thần
võ đạo, có kỷ cương rõ rệt, kỷ cương là đầu mối vững chắc xây dựng và phát huy
môn phái song song với sự tuân phục, kính mến của người trên. Người trên ở đây là
những người đã đi trước ta trong việc phát triển và cũng cố môn phái, những người
từng trải, có kinh nghiệm hành xử.
15
Ta thủy chung, tận tụy với môn phái tức là đã thủy chung, tận tụy với chính
ta, với lý tưởng mà ta đang theo đuổi. phục vụ dân tộc và nhân loại.
1.3.3. Ba phương châm “Thường” đối với người
* Thường khiêm: Tức là lúc nào cũng khiêm nhường, nói thì dễ, làm rất khó,
vì tuổi trẻ nhiều tự ái, thích nói nhiều hơn nghe. Vì vậy, muốn đạt tới công trình tu
dưỡng này, việt võ đạo sinh phải luôn khả ái, dịu dàng, nhã nhặn để được cảm tình
thương mến của mọi người.
* Thường dung: Tức là lúc nào cũng tiếp nhận, bao bọc người kể cả đối với
kẻ thù, luôn luôn tự vấn xem trong lòng mình có rộng rãi bao dung người không.
Đức tính bao dung đã nảy nở trong lòng thương yêu, tha thứ mọi người và gạt bỏ
được mọi phán đoán khắc nghiệt, mọi hành động cứng nhắc cùng với sự ghen ghét,
đố kỵ. Và cũng chính đức tính bao dung đã biểu lộ được cái hùng khí, rộng lượng
của việt võ đạo sinh và cảm hóa được kẻ lầm lỗi trở về với đường ngay, lẽ phải.
Nên nhớ: Khắt khe, xét nét người, ai mà chẳng làm được, nhưng rộng lượng,
bao dung người chỉ có những người có đời sống tinh thần cao thượng, phong phú
mới làm nổi.
* Thường liên: Tức là luôn kết liên, hòa hợp với mọi người.
Cuộc sống của con người đầy rẫy những bất trắc, đổi thay, phiền não. Thực
lòng hòa đồng, kết liên với nhau chưa chắc đã thành công trên đường đời, nữa là
còn đối xử hời hợt, khinh bạc với người, việt võ đạo sinh thương yêu, bao dung
người không phải chỉ ở lời nói suông là đủ. Phải biểu lộ bằng hành động, bằng thái
độ niềm nở, khoáng đạt, tỏ ra mình là hoà đồng, kết liên với người thực sự.
1.3.4. Ba phương châm “Lập” đối với xã hội
* Lập thân: Tức là phải gầy dựng cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Có
đứng vững trong xã hội, mới có thể tự làm thăng hoa những năng khiếu, ưu điểm về
tinh thần cũng như vậy chất, để tự tồn. Muốn thế, chúng ta phải giữ.
- Vững về đời sống tinh thần: Luôn luôn thêm tốt bỏ xấu, thêm hay bỏ dở,
trong mọi trường hợp hành xử, lầm lẫn, bị mê hoặc, bị dối gạt, cũng là một nhược
điểm tỏ ra tinh thần không vững; Muốn thế, phải luôn luôn trau dồi tinh thần, tức
những đức tính, được vững vàng phong phú.
16
- Vững về đời sống vật chất: Phải có một đời sống vật chất đầy đủ, độc lập
trong xã hội. Tại sao phải cần có một đời sống vật chất đầy đủ, độc lập trong xã hội;
Chính vì đời sống vật chất có vững vàng, mới có thể gạt bỏ những ý nghĩ nhờ vả, ỷ
lại, dựa dẫm khi hành xử, để có thể giữ “Độc lập” được tư tưởng, giữ “Vô tư” được
tinh thần, không bị chi phối bởi những nhu cầu vật chất thông thường.
Việt võ đạo sinh phải tâm niệm rằng: Đi đôi với đời sống tinh thần phong
phú, cần phải “Độc lập” về đời sống vật chất nữa, mới có thể lập thân được. Nhưng,
ngược lại, độc lập về đời sống vật chất cũng không có nghĩa là tìm đủ mọi cách làm
giàu bằng được, rồi mới nghĩ tới đời sống tinh thần, mà phải song song nghĩ tới việc
phát huy cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chất cùng được phong phú, vững
chãi như nhau. Như vậy, mới thoát khỏi những ảnh hưởng xấu trong xã hội làm hư
hỏng mọi công trình tu dưỡng đời sống tinh thần của chúng ta.
* Lập chí: Tức là phải xây dựng cho mình chí hướng. Vì sau khi thân đã
“Lập” rồi, nếu không có một chí hướng cao cả để phụng sự và tiến tới, con người sẽ
chẳng khác gì loài vật: chỉ cốt ăn no, ngủ kỹ, yên phận.
Có chí hướng, cuộc sống của chúng ta chẳng những có nhiều thú vị hơn, mà
còn khiến cho chúng ta cảm thấy được sống xứng đáng hơn, với nghĩa vụ làm dân
và làm người của mình.
* Lập nghiệp: Tức là phải xây dựng cho mình một sự nghiệp
Tất cả những công trình của những việc làm có lý tưởng của mỗi chúng ta
gặt hái được kết quả tốt, đều gọi là sự nghiệp. Vì thế, sự nghiệp là phần thưởng cho
mỗi cá nhân sau khi hoàn thành sứ mạng phục vụ lợi ích chung. Sự nghiệp khác với
danh phận ở chỗ: Sự nghiệp là thuộc lợi ích chung, danh phận chỉ biểu dương tên
tuổi, địa vị mà mình đang có, không nhất thiết là có thuộc lợi ích chung hay không.
Việt võ đạo sinh cần chú trọng tới sự nghiệp, đặt sự nghiệp lên danh phận. Ví
dụ: cùng là võ sư, nhưng có thể người này có sự nghiệp, người kia chưa có, tuy cả
hai cùng có danh phận là võ sư. Sự nghiệp bao giờ cũng hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp.
Danh phận chỉ là cái cầu, sự nghiệp là một khung cảnh lớn. Do đó chúng ta cần chú
trọng tới sự nghiệp hơn là chú trọng tới danh phận, vì sự nghiệp còn mãi, nhưng
danh phận có thể chỉ có tính cách nhất thời.
17
Muốn thế, ta phải nghĩ tới việc lập nghiệp. Lập nghiệp là con đường tạo cho
ta một nghị lực phi thường, vượt lên trên mọi gian lao, khổ hạnh để tìm hưởng hạnh
phúc lâu dài.
Người tha thiết đến sự nghiệp là người có một tinh thần, ý chí và nghị lực
bền bỉ, không hề kiêu hãnh khi thành công, không hề nản lòng khi thất bại. Không
một sự nghiệp nào không hao tốn mồ hôi, nước mắt (và đôi khi cả xương máu nữa)
mới có thể thành công. Vì thế, người có ý chí lập nghiệp là người không bao giờ sợ
khó, ngại khổ, vì hiểu rằng muốn gây dựng nên sự nghiệp, cần phải tự thắng mình
trước đã.
Tóm lại, lập thân, lập chí, lập nghiệp là 3 loại phương châm căn bản để việt
võ đạo sinh biết sống cho ra sống, biết hành xử hợp tình hợp cảnh, để đạt tới một lý
tưởng cao đẹp cho đời sống bằng công phu tu dưỡng của mình: Công phu Tu -
Dưỡng; Hành - Xử của việt võ đạo sinh.
1.4. Khảo hạch lý thuyết võ đạo (hoàng đai đến hoàng đai I cấp)
1.4.1. Lý thuyết Việt Võ Đạo
Câu 1. Quan niệm của môn sinh Vovinam về Tu Thân ra sao?
Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:
- Hàm dưỡng ý chí
- Mở mang kiến thức
- Trau dồi đức hạnh
- Rèn luyện tài năng
Câu 2. Quan niệm của môn sinh Vovinam về tề gia ra sao?
Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa
những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và
đầu óc thực hiên lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3
thế hệ: ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm
đời. Phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công
việc của ta.
Câu 3. Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thắm thiết, thầy trò phải đối xử với
nhau ra sao?
18
Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy
theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình nghĩa sư đệ thắm thiết, thầy và trò phải:
- Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, khả năng, có
tinh thần phục vụ cao cả).
- Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như
gan ruột, tay chân.
- Đổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng
cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.
1.4.2. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo
Câu 1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do võ sư
Nguyễn Lộc sáng lập.
Câu 2. Hãy cho biết ngày-nơi sinh, ngày-nơi mất của Cố Võ sư Sáng tổ môn
phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch
Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý)
tại Sài Gòn. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ đường môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh,
Phường 3, Quận 10, TPHCM, Việt Nam.
Câu 3. Trước khi mất, võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển
môn phái lại cho ai? Sơ lượt về người kế nhiệm võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển
môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 -
2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (hai mươi, tháng tám,
năm Canh Dần) tại Quận 10, TpHCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ đường
môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TPHCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng, trong suốt 50 năm với
không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN-
VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một
19
môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ
thống triết lý võ đạo (triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
Câu 4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại
cho một tập thể môn đồ được người lựa chọn, gọi là hội đồng võ sư chưởng quản
môn phái (bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là chánh chưởng quản. Hiện nay,
võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận vai trò chánh chưởng quản
1.5. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Hãy cho biết tình hình phát triển vovinam trên thế giới như thế nào?
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về đức dũng và lòng nhân?
Câu 3: Hãy phân tích Vovinam có bao nhiêu phương châm tu dưỡng?
Chương 2. THỰC HÀNH (30 tiết)
2.1. Chiến lược tấn công từ 6 đến 10
2.1.1. Kỹ thuật chiến lược tấn công từ 6 đến 10
- Chiến lược 6: Đứng tư thế thủ, chém
tay trái lối 2 vào cổ, chém tay phải lối 2
vào cổ, bước chân trái tới trước thành
trung bình tấn đấm thấp tay trái vào
bụng, đạp chân phải vào ngực đối
phương (H 2.1)
H 2.1
- Chiến lược 7: Đứng tư thế thủ, hai tay
đặt song song(tay trái úp, tay phải ngửa)
vòng 2 tay chém cạnh tay từ phải sang
trái vào mặt, bước chân phải lên chặn
phía sau chân trái đối phương, đảo vòng
2 tay, tay trái chém vào bụng, tay phải
đánh chỏ thúc vào ngực hoặc cổ đối
phương. (H 2.2)
20
H 2.2
- Chiến lược 8: Đứng tư thế thủ, dùng
lòng bàn chân phải đá quét vào chân đối
phương, xoay người đạp chân phải vào
ngực, đá tạt chân trái vào mặt (H 2.3)
H 2.3
- Chiến lược 9: Đứng tư thế thủ, đá tạt
chân trái vào ngực, đá tạt chân phải vào
mặt, xoay người đạp hậu vào ngực đối
phương (H 2.4)
H 2.4
- Chiến lược 10: Đứng tư thế thủ, đấm
thẳng trái vào mặt, bước chân phải lên
đấm lao phải vào mặt, bước chân trái
lên đấm múc trái, bước chân phải lên
đấm móc phải đồng thời đấm bậc ngược
tay phải, xoay người bỏ chân trái ra sau
cài vào chân đối phương đánh chỏ trái
số 2 vào mặt (H 2.5)
H 2.5
2.1.2. Phương pháp giảng dạy đòn chiến lược
- Nêu tên và muc̣ đích của chiến lược.
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật của từng chiến lược.
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của từng chiến lược.
- Phương pháp tập luyện đòn chiến lược:
21
Hình thức tập luyện, tập cả lớp, thuộc bài rồi phân thành từng nhóm, giáo
viên cho tập luyện từ chậm đến nhanh kết hợp với sửa sai động tác.
• Tập theo từng nhịp hô ứng với từng động tác trong từng chiến lược.
• Tập một nhịp hô đánh hết cả chiến lược.
2.1.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn chiến lược
- Vị trí của chân đứng, thế tấn
- Sự vận động của cánh tay, chân
- Sự chuyển động của cổ tay, bàn chân, chân trụ, hướng mắt nhìn.
2.1.4. Biện pháp khắc phục khi tập đòn chiến lược
- Luyện tập các thế tấn sử dụng trong đòn chiến lược một cách thuần thục và
chính xác.
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong chiến lược (chém, đấm,
gạt, chỏ, đá).
2.2. Phản đòn căn bản trình độ 1
2.2.1. Kỹ thuật phản đòn căn bản trình độ 1
- Phản đấm thẳng phải: Bước chân trái
thành tam giác tấn, gạt lối 1 bằng tay
phải, chém cạnh tay trái lối 1 vào sóng
mũi, rồi đấm thấp phải vào bụng đối
phương (H 2.6)
H 2.6
- Phản đấm thẳng trái: Tay trái gạt lối 1,
dùng chân phải đá quét chân trái và
cùng lúc chém cạnh tay phải lối 1 vào
cổ, đánh ngã đối phương. (H 2.7)
H 2.7
22
- Phản đấm móc phải: Tay trái gạt lối 1,
sau đó vòng khóa cánh tay phải, chân
trái bước lên gài sau chân trái đối
phương, đấm múc phải vào mặt rồi triệt
ngã. (H 2.8)
H 2.8
- Phản đấm móc trái: Tay phải gạt lối 1,
tay trái chém lối 1 vào cổ cùng lúc lướt
chân trái lên móc chân trái đối phương,
rồi triệt ngã. (H 2.8)
H 2.8
- Phản đấm lao phải: Hụp đầu tránh
cùng lúc bước chân phải tới gài sau
chân trái đối phương, đánh chỏ số 2,
đánh ngã đối phương (H 2.9)
H 2.9
- Phản đấm lao trái: Hụp đầu tránh cùng
lúc bước chân phải lên tam giác tấn dồn
trọng tâm vào chân phải, sau đó chuyển
trọng tâm sang chân trái cùng lúc tay
trái chém vào gáy, tay phải chém giữa
sóng lưng (H 2.10)
H 2.10
- Phản đấm múc phải: Chân trái bước
sang trái ngã người tránh đồng thời tay
phải gạt, hất đấm múc đối phương, tay
trái che mặt, đạp chân phải vào hông
đối phương (H 2.11)
H 2.11
23
- Phản đấm múc trái: Tay trái nắm đấm
gạt lối 2 sang trái, cùng lúc đánh cánh
tay phải theo, chân phải bước dài tới
trước dùng tay trái chém vào bụng,
cùng lúc thốc chỏ phải vào cổ đối
phương (H 2.12)
H 2.12
- Phản đấm thấp phải: Chân trái bước
chéo sang trái cùng lúc tay phải gạt lối
2 đưa nắm đấm đối phương qua bên
phải, đá tạt chân phải vào mặt (H 2.13)
H 2.13
- Phản đấm thấp trái: Chân phải bước
chéo sang phải, cùng lúc tay trái gạt lối
2 đưa nắm đấm đối phương qua bên
trái, chuyển trọng tâm sang chân trái,
chém phải lối 2 vào gáy đối phương
(H 2.14)
H 2.14
- Phản đấm tự do số 1: Hạ thấp người
xuống và hụp đầu tránh, tay trái chém
vào lườn cùng lúc ngửa tay phải tóm cổ
chân đối phương kéo ra, giơ cao chân
và hất bổng đánh ngã đối phương
(H 2.15)
H 2.15
- Phản đấm tự do số 2: Hạ thấp người
xuống và đấm thấp phải vào bụng, chân
phải tiến lên, tay trái bốc nhượng chân
trái, đánh thốc ngược chỏ phải vào ngực
và hất ngã đối phương (H 2.16)
H 2.16
24
- Phản đá thẳng số 1: chân trái bước
chéo sang trái, tay phải gạt số 2 vòng
ôm giữ nhượng chân đối phương, chém
lối 1 tay trái vào cổ đồng thời hất cao
tay phải đánh ngã đối phương (H 2.17)
H 2.17
- Phản đá cạnh số 1: chân trái bước
chéo sang trái, tay trái che mặt, thúc
chỏ phải vào đùi đối phương, đồng thời
đạp chân phải vào nhượng chân trái đối
phương (H 2.18)
H 2.18
- Phản đá tạt số 1: chân phải bước vào
giữa 2 chân đối phương, tay phải đánh
chỏ đỡ từ trong ra ngoài, cùng lúc tay
trái vòng ôm giữ nhượng chân đối
phương, tay trái hất cao, tay phải đánh
chỏ vào cổ đối phương (H 2.19)
H 2.19
- Phản đạp số 1: Tay trái vòng gạt hất
chân đạp theo hướng từ trái sang phải,
xoay người theo chiều kim đồng hồ,
chém tay phải vào gáy cùng lúc đạp
chân phải vào nhượng chân trái đối
phương (H 2.20)
H 2.20
2.1.2. Phương pháp giảng dạy phản đòn căn bản trình độ 1
- Nêu tên và muc̣ đích của phản đòn căn bản trình độ 1.
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật phản đòn căn bản trình độ 1.
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của phản đòn căn bản trình độ 1.
- Phương pháp tập phản đòn căn bản trình độ 1:
25
+ Tập cả lớp: Tập đòn lẽ, bên phản đòn, theo từng nhịp hô ứng với từng động
tác phản. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết cả vế phản. Đánh từ chậm đến nhanh
giáo viên sửa sai động tác.
+ Tập theo cặp: Phân lớp theo từng cặp, đối mặt vào nhau, bên tấn công, bên
phản đòn đánh theo nhịp hô. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết. Đánh từ chậm
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
2.1.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh phản đòn căn bản trình độ 1
- Khoảng cách giữa 2 người đứng quá xa
- Sự phối hợp giữa tấn công và phản đòn chưa ăn ý
- Sự chuyển động của cổ tay, bàn chân, chân trụ, hướng mắt nhìn.
2.1.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản đòn căn bản trình độ 1
- Luyện tập các thế tấn sử dụng trong đòn chiến lược một cách thuần thục và
chính xác.
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong chiến lược (chém, đấm,
gạt, chỏ, đá).
2.3. Đòn chân tấn công từ 1 đến 9
2.3.1. Kỹ thuật đòn chân tấn công từ 1 đến 9
- Đòn chân số 1: Đối phương đứng
chân trái trước, người đánh bước
chân trái tới trước thấp người chống
2 tay xuống đất về phía trái, tung
chân trái móc vào gót chân trái đối
phương, tung chân phải đạp vào gối
đánh ngã đối phương H 2.21)
H 2.21
- Đòn chân số 2: Đối phương đứng
chân phải trước, người đánh bước
chân phải tới trước thấp người chống
2 tay xuống đất về phía trái, tung
chân trái móc vào phía sau chân phải
đối phương, cùng lúc gối phải đánh
H 2.22
26
mạnh vào chân phải đánh ngã đối
phương. (H 2.22)
- Đòn chân số 3: Đối phương đứng
lập tấn, người đánh bước chân phải
tới trước thấp người chống 2 tay
xuống đất về phía trái, tung chân trái
móc vào phía sau 2 chân đối
phương, cùng lúc chân phải đánh
mạnh vào 2 gối đối phương, 2 bàn
chân đan lại vặn ngã. (H 2.23)
H 2.23
- Đòn chân số 4: Người đánh chống
2 tay về phía trái, tung 2 chân vào
giữa 2 chân phải đối phương (phải
trên trái dưới), lật người qua phải
cùng lúc 2 chân tách ra móc vào 2 cổ
chân đối phương, kéo 2 chân về và
đấm thấp tay trái vào hạ bộ đối
phương. (H 2.24)
H 2.24
- Đòn chân số 5: Đối phương đứng
chân trái trước chân phải sau, người
đánh bước chân trái tới trước thấp
người chống 2 tay xuống đất về phía
phải, chân phải tung lên móc chặt
vào đùi trái đối phương cùng lúc
chân trái tung lên cao đạp vào ngực
đối phương. (H 2.25)
H 2.25
27
- Đòn chân số 6: Đối phương đứng
xoay vai phải về hướng đánh, người
đánh bước chân phải tới trước, tung
chân trái móc vào phía sau lưng đối
phương, cùng lúc chân phải đánh
mạnh vào ngực, vặn đối phương ngã
ra sau, 2 tay tiếp đất, 2 chân đan vào
nhau, tay phải chém lối 2 vào cổ.
(H 2.26)
H 2.26
- Đòn chân số 7: Người đánh giậm
đà bằng chân trái, tung người lên cao
cùng lúc đạp 2 chân vào mặt và ngực
đối phương, người xoay sang hướng
trái. (H 2.27)
H 2.27
- Đòn chân số 8: Người đánh giậm
đà bằng chân trái, tung người lên cao
cùng lúc đạp 2 chân vào ngực đối
phương. (H 2.28)
H 2.28
- Đòn chân số 9: Người đánh giậm
đà bằng chân trái, tung người lên cao
cùng lúc đạp 2 chân vào ngực đối
phương. Khi đạp thân người ở tư thế
nằm sấp trên không, thân người song
song với mặt đất (H 2.29)
H 2.29
28
2.3.2. Phương pháp giảng dạy đòn chân tấn công
- Nêu tên và muc̣ đích của đòn chân tấn công
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật đòn chân tấn công
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của đòn chân tấn công
- Phương pháp tập đòn chân tấn công:
+ Tập cả lớp: Tập lấy đà và xác định chân giậm nhảy
+ Tập từng cặp: Từng nhịp hô ứng với từng giai đoạn kỹ thuật của đòn chân,
thuần thục rồi ghép các giai đoạn lại với nhau thành đòn chân hoàn chỉnh. Giáo viên
kết hợp sửa sai động tác.
2.3.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn chân tấn công
- Khoảng cách giữa 2 người đứng quá xa
- Giậm đà sai chân, hoặc cả 2 chân
- Té ngã, nhào lộn còn yếu nên khi tiếp đất dễ đến chấn thương
2.3.4. Biện pháp khắc phục khi tập đòn chân tấn công
- Chia nhỏ động tác tập từng bước, lấy đà, giậm nhảy
- Tập từng động tác té ngã, té sấp, lăn tròn.
2.4. Khóa gỡ
2.4.1. Kỹ thuật khóa gỡ
- Nắm tay cùng bên: Đưa ngang tay trái
đang bị nắm sang bên phải và lên cao,
tay phải chụp bấm lưng tay đối phương,
2 tay cùng lúc kéo mạnh tay đối phương
xuống và lên gối trái vào mặt. (H 2.30)
H 2.30
- Nắm tay khác bên: Dùng tay phải nắm
chặt cổ tay phải đối phương, rút dài
chân phải ra sau thành đinh tấn, tay trái
đánh mạnh vào khuỷu tay phải đối
phương rồi đè lên gối phải mình
(H 2.31)
H 2.31
29
- Hai tay nắm 1 tay trước: Tay nào bị
nắm co lại, tay còn lại chụp vào nắm
đấm, giật tay về cùng lúc chân trái rút
dài ra sau đồng thời đạp chân phải vào
bụng đối phương. (H 2.32)
H 2.32
- Hai tay nắm 2 tay trước: Hai tay bị
nắm co lại trước ngực, chém cạnh tay
trái vào tay phải đối phương, tay phải
chém cạnh tay lối 3 vào ngực đối
phương. (H 2.33)
H 2.33
- Hai tay nắm 2 tay sau: Hạ thấp trọng
tâm, kê gối phải vào tay phải đối, ấn
mạnh đầu gối xuống cùng lúc giật
ngược chỏ phải vào mặt đối phương.
(H 2.34)
H 2.34
- Nắm tóc trước số 1: Tay phải nắm tóc,
tay phải đè giữ tay năm tóc, bước chân
trái tới trước chân trái đối phương, tay
trái quàng qua kẹp tay phải đối phương
vào nách trái và bẻ ngược lại (H 2.35)
H 2.35
- Nắm tóc trước số 2: Tay trái nắm tóc,
tay phải đè giữ tay nắm tóc, tay trái
chém lối 1 vào hông trái đối phương,
đánh tay trái vào nhượng tay trái 2 tay
đan vào nhau bẻ ngược tay đối phương,
chân trái đánh triệt ngã (H 2.36)
H 2.36
30
- Nắm tóc sau số 1: Tay trái nắm tóc,
tay trái đè giữ tay nắm tóc, đánh ngược
chỏ phải số 2 vào cánh tay nắm tóc,
đánh chỏ phải số 1 vào ngực và chân
phải triệt chân phải đối phương(H 2.37)
H 2.37
- Nắm tóc sau số 2: Tay phải nắm tóc,
tay trái đè giữ tay nắm tóc, đánh ngược
chỏ phải số 2 vào cánh tay nắm tóc,
chân phải triệt chân trái đối phương
cùng lúc tay phải đánh vào khuỷu tay
trái đánh ngã đối phương (H 2.38)
H 2.38
- Xô ẩn đạp bụng số 1: Hai tay nắm
chặt 2 cánh tay đối phương, rút chân
trái ra sau ngã người xuống đất, co chân
phải đạp mạnh vào bụng, hất đối
phương ngã người ra phía sau (H 2.39)
H 2.39
- Xô ẩn đạp bụng số 2: Nắm chặt 2 cánh
tay đối phương, rút chân trái ra sau, tay
phải giật mạnh cho đối phương bước
chân phải lên, ngã người xuống đất,
chân trái móc chặn chân phải, dùng
chân phải đá hất đùi trái cho đối
phương ngã bên vai trái của mình
(H 2.40)
H 2.40
31
- Khóa tay dắt số 1: Tay phải chụp cổ
tay phải đối phương, bước chân trái tới
trước cùng lúc tay trái vòng từ ngoài
vào trong kẹp tay phải đối phương, tay
phải đẩy xuống khuỷu tay trái nâng lên
làm đòn bẩy bẻ gẫy tay đối phương
(H 2.41)
H 2.41
- Khóa tay dắt số 2: Tay phải chụp cổ
tay phải đối phương, tay trái chém vào
bụng, tay trái giật ngược vào khuỷu tay
phải đối phương, kết hợp 2 tay bẻ lận
tay phải đối phương ra sau lưng, tay trái
nắm tóc hoặc vai đối phương đè xuống
thấp (H 2.42)
H 2.42
- Khóa tay dắt số 3: Tay phải chụp cổ
tay phải đối phương, dùng cạnh trong
tay trái chém vào nhượng tay đối
phương bẻ gập lại, tay phải nắm tóc sau
hoặc siết cổ đối phương giật ngược lại,
người đứng ngang kê hông vào lưng đối
phương (H 2.43)
H 2.43
- Khóa tay dắt số 4: Tay phải chụp cổ
tay phải đối phương, tay trái chém lối 4
vào khuỷu tay đối phương kết hợp xoay
tay phải theo chiều kim đồng hồ bẻ gập
tay trên lưng đối phương, đè c hỏ phải
vào gáy cho đối phương cúi người
xuống, dùng tay trái siết cổ đối phương
(H 2.44)
H 2.44
32
- Khóa tay dắt số 5: Tay phải bắt tay
phải đối phương, chém cạnh tay trái vào
nhượng tay rồi đẩy sang phải lên cao
kết hợp với tay phải nắm chặt, tay trái
nắm cổ tay phải đối phương từ sau lưng
kéo ngữa, tay phải bấm vào nách phải
đối phương (H 2.45)
H 2.45
- Khóa tay dắt số 6: Tay phải bắt tay
phải đối phương, đánh lăng tay trái vào
cánh tay phải đối phương, phối hợp tay
phải nắm tay đưa vào nách trái kẹp
chặt, dùng tay trái nâng cao chỏ phải
đối phương,cùng lúc tay phải ấn đầu đối
phương xuống thấp (H 2.46)
H 2.46
2.4.2. Phương pháp giảng dạy khóa gỡ
- Nêu tên và muc̣ đích của đòn khóa gỡ
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật đòn khóa gỡ
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của đòn khóa gỡ
- Phương pháp tập khóa gỡ:
+ Tập cả lớp: Tập đòn lẽ, bên phản đòn, theo từng nhịp hô ứng với từng động
tác khóa gỡ. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết cả vế khóa gỡ. Đánh từ chậm đến
nhanh giáo viên sửa sai động tác.
+ Tập theo cặp: Phân lớp theo từng cặp, đối mặt vào nhau, bên tấn công, bên
phản đòn đánh theo nhịp hô. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết. Đánh từ chậm
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
2.4.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn khóa gỡ
- Khoảng cách giữa 2 người đứng quá xa
- Phản đòn không dứt khoát, quyết đoán dễ dẫn đến chấn thương
- Tấn pháp không vững dẫn đến té ngã
33
2.4.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản đòn khóa gỡ
- Luyện tập các thế tấn sử dụng trong đòn khóa gỡ một cách thuần thục và
chính xác.
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong khóa gỡ (chém, đấm,
gạt, chỏ, đá).
- Canh khoảng cách giữa đối thủ và mình cho hợp lý
2.5. Song luyện số 1
2.5.5. Kỹ thuật song luyện số 1
Nội dung tập luyện giữa 2 người về những thế phản đòn căn bản trình độ 1
đã học trong chương trình mục đích giúp các em ra đòn nhanh, né trách giỏi, tiến lùi
nhịp nhàng, đồng thời tăng sức bền, dẻo dai, quen cách vận sức chịu đòn và té ngã
an toàn.
- Hai môn sinh (A và B) chào nhau theo
lối chào nghiêm lễ. (H 2.47)
A H 2.47 B
- A đấm thẳng phải vào mặt B, B dùng
tay phải gạt lối 1 (H 2.48)
H 2.48
- B chém trái lối 1, và đấm thấp vào
bụng A (H 2.49)
H 2.49
34
- A phản đòn đấm thấp phải, xong hạ
chân phải tới trước (H 2.50)
H 2.50
- A bước chân trái lên đấm móc phải
vào mặt B. B phản đòn móc phải
(H 2.51)
H 2.51
- A rút chân trái phá đòn, B biến đòn
bằng cách dùng tay phải khóa cổ A,
phối hợp với tay trái tỳ vào bụng A, tự
ngã người quăng A ra sau bên vai phải
mình (H 2.52)
H 2.52
- Đứng lên, B vỗ vai và khóa sau vòng
gáy lối 1 A, A phản khóa sau vòng gáy
lối 1, đánh ngã ngửa B và nằm đè lên B.
(H 2.53)
H 2.53
- Tay phải A tựa đất, tay trái nắm cổ tay
trái B, nhảy sang phải, ngồi kê gối phải,
bẻ ngược tay phải B, tay phải bóp cổ B,
B xoay người dùng tay trái gạt tay bóp
cổ và đạp vào nách cho a lộn vai trái tới
trước (H 2.54)
H 2.54
35
- Đứng lên B đấm lao tay phải từ phía
sau A, A phản đòn đấm lao phải, cho B
ngã rồi tiến đến ôm ngang hông B
(H 2.55)
H 2.55
- B phản đòn ôm ngang, rồi ôm trước
không tay A (H 2.56)
H 2.56
- A phản đòn ôm trước không tay, B
văng ra sau, A tiến đến dùng 2 tay bóp
cổ trước B, B phản đòn xô ẩn đạp bụng
số 1 (H 2.57)
H 2.57
- Đứng lên B đấm múc phải vào bụng
A, A phản đòn đấm múc phải
(H 2.58)
H 2.58
- A tiến lên đá thẳng phải B, B phản đá
thẳng, B tiến lên đấm móc phải rồi đấm
thẳng trái A, A thấp người né tránh đòn
móc và A phản đòn đấm thẳng trái
(H 2.59)
H 2.59
36
- A nắm giữ tay trái B, khi B ngã ngửa,
ngồi ngang hông trái B, dùng 2 tay bẻ
cổ tay B, kết hợp dùng 2 chân đạp vào
nách và vào cổ (chân trái đạp nách,
chân phải đạp cổ), B dùng tay phải nắm
cổ chân trái A, vặn theo chiều kim đồng
hồ, phối hợp với 2 chân ngồi dậy, bẻ
chân trái A (H 2.60)
H 2.60
- A nhìn sang phải, dùng chân phải đạp
vào chân phải đánh ngã B, A đấm tự do
số 1, B phản đấm tự do (H 2.61)
H 2.61
- B tiến đá cạnh chân phải, A phản đòn
đá cạnh, B ngã sấp, đứng lên A đấm
móc trái vào mặt B (H 2.62)
H 2.62
- B phản đòn đấm móc trái, quật A qua
lưng rồi B lên gối phải cho A bung ra
sau (H 2.63)
H 2.63
37
- B đá tạt phải, A phản đá tạt cho B ngã
(H 2.64)
H 2.64
- A tiến đạp chân phải vào ngực B, B
phản đạp phải số 1, sau đó B tấn công
bằng tạt trái tạt phải (H 2.65)
H 2.65
- A thấp người né đòn tạt trái của B, và
đánh đòn chân số 1 khi B đá tạt phải,
kết thúc bài song luyện A và B nghiêm
lễ (H 2.66)
H 2.66
2.5.2. Phương pháp giảng dạy song luyện 1
- Nêu rõ muc̣ đích ý nghĩa, tác dụng việc tập song luyện 1
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật bài song luyện 1
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của bài song luyện 1
- Phương pháp tập song luyện 1:
+ Phân chia các đòn thế đánh vế A, vế B. Chia thành từng cặp trong lớp
+ Hướng dẫn tập từng đoạn cho thuần thục, rồi mới tập đến đoạn tiếp theo,
cho đến khi hết bài song luyện.
2.5.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh bài song luyện 1
- Khoảng cách giữa 2 người đứng quá xa
- Phản đòn không dứt khoát, quyết đoán dễ dẫn đến chấn thương
- Tấn pháp không vững dẫn đến té ngã, dẫn đến chấn thương
38
2.5.4. Biện pháp khắc phục khi tập bài song luyện 1
- Luyện tập các thế tấn sử dụng trong bài song luyện một cách thuần thục và
chính xác.
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào bài song luyện (chém, đấm,
gạt, chỏ, đá).
- Canh khoảng cách giữa đối thủ và mình cho hợp lý
- Luyện tập từng đoạn chậm, nhuần nhuyễn rồi mới tăng tốc độ
2.6. Quyền pháp: Thập Tự Quyền
2.6.1. Kỹ thuật thập tự quyền
Thập tự quyền là một chuỗi động tác được hệ thống lại từ 10 thế chiến lược
tấn công đầu tiên. Nó giúp cho người luyện võ dễ nhớ, tấn pháp ngày càng vững
vàng, thủ pháp, cước pháp ngày càng nhanh mạnh, linh hoạt Bài quyền chia làm
2 giai đoạn, giai đoạn 1: Gồm các chiến lược số lẽ 1,3,5,7,9; giai đoạn 2: Gồm các
chiến lược số chẵn 2,4,6,8,10
Toàn bộ bài gồm 50 động tác, sử dụng các thế tấn, lập tấn, trung bình tấn,
đinh tấn, trảo mã tấn, độc cước tấn, tọa tấn, bãi mã tấn (đinh tấn thấp), và được thi
triển theo 4 hướng sau đây:
- Mặt tiền (A) các chiến lược 1,2
- Mặt hậu (B) các chiến lược 7,8,9,10
- Mặt tả (C) các chiến lược 3,4
- Mặt hữu (D) các chiến lược 5,6
(H 2.67)
H 2.67
- TTCB: Đứng tại vị trí O, chào
theo lối nghiêm lễ, tư thế nghiêm tập
trung tư tưởng và khí lực hít một hơi
dài, 2 tay rút về hông thành nắm đấm,
loan một vòng cung rộng sang 2 bên
ngang tầm ngực, tay phải nắm đấm
chạm vào lòng bàn tay trái, 2 bàn tay
H 2.68
39
xòe cuộn tròn 2 cổ tay từ ngoài vào
trong, từ trên xuống dưới, nắm tay lại
thành quyền rút về 2 bên hông (H 2.68)
Giai đoạn 1: Thực hiện chiến lược lẽ, đánh chiến lược 1 (trang 100 giáo trình
vovinam tập 1). Nhìn về hướng C chân phải co lên thành độc cước tấn, tay trái từ
dưới gạt lên che trên đầu, tay phải từ trên gạt xuống ngang đùi phải, đánh chiến
lược số 3 (trang 101 giáo trình vovinam tập 1) rút chân trái ra sau (D) thành đinh tấn
trái, hai bàn tay khép chặt song song đảo vòng chém ngang theo, đánh chiến lược số
5 (trang 102 giáo trình vovinam tập 1), rút chân trái về chạm chân phải nhìn mặt (C)
đánh chiến lược số 7 kết thúc mặt xoay ở hướng (B), đánh chiến lược số 9 (trang
105 giáo trình vovinam tập 1), sau khi đạp lái xong lấy chân phải làm trụ tung người
lên tiếp đất ở tư thế trung bình tấn, 2 tay đấm xéo xuống dưới tay trái ngoài, tay
phải trong, rút chân trái về chạm chân phải, tay trai rút về hông, tay phải gạt lối 1
dựng đứng trước mặt cạnh tay hướng về trước kết thúc giai đoạn 1.
Giai đoạn 2: Thực hiện chiến lược chẵn, đánh chiến lược 2 (trang 101 giáo
trình vovinam tập 1), hạ chân phải chéo trước chân trái 2 tay kéo về hông, nhìn sang
(C), đánh chiến lược số 4 (trang 102 giáo trình vovinam tập 1), chân phải hạ thấp
thành đinh tấn phải, tay trái che mặt tay phải che hạ bộ, mặt nhìn sang (D),chân trái
rút về thành trảo mã, tay trái thu về hông tay phải xỉa thẳng, đánh chiến lược số 6
(trang 103 giáo trình vovinam tập 1), rút chân phải về bỏ trước chân trái thành tọa
tấn, tay trái gạt số 1 che đấu, tay phải gạt số 2 che ngang đùi phải, xoay ngược chiều
kim đồng hồ về phía sau thành trung bình tấn 2 tay thu về hông, rút chân phải về
chụm chân trái đứng nghiêm, đánh chiến lược số 8 (trang 105 giáo trình vovinam
tập 1), đánh luôn chiến lược số 10 (trang 106 giáo trình vovinam tập 1),nhìn mặt
hướng (A) rút chân trái thành lập tấn, 2 tay ở hông, chân trái bước chéo thành tam
giác tấn, 2 tay loan qua đầu đấm thẳng về trước, chân phải bước lên thành lập tấn,
chân phải bước chéo thành tam giác tấn, 2 tay loan qua đầu đấm thẳng về trước,
bước chân trái lên thành lập tấn, chân trái bước chéo thành tam giác tấn, loan 2 tay
qua 2 bên về trước ngự, tay phải nắm đấm chạm vào lòng tay trái, vcuoonj tay thu
về hông. Nghiêm lễ kết thúc bài
40
2.6.2. Phương pháp giảng dạy quyền pháp
- Nêu tên và muc̣ đích của bài quyền.
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật bài quyền.
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của bài quyền.
- Phương pháp tập bài quyền:
+ Tập cả lớp: Tập theo từng nhịp hô ứng với từng động tác của bài quyền,
phân bài quyền theo từng giai đoạn. Thuần thục rồi ghép từng giai đoạn lại với nhau
thành bài quyền hoàn chỉnh. Đánh từ chậm đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
+ Tập theo nhóm: Phân lớp theo từng nhóm, một bạn đánh quyền, các bạn
còn lại xem và chỉnh sửa cho bạn.
2.6.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh quyền pháp
- Rất dễ sai hướng đánh
- Chuyển giữa đòn thế này với đòn thế khác chưa phối hợp nhịp nhàng, cân
đối trong từng động tác
- Cách hít thở đều hòa khi ra đòn
2.6.4. Biện pháp khắc phục khi tập quyền pháp
- Luyện tập từng bước từng giai đoạn, khi chuyển hướng nên tập đi tập lại
nhiều lần
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong quyền (chém, đấm, gạt,
chỏ, đá).
- Luyện tập hít thở, khi thực hiện các đòn mạnh thì thở ra và ngược lại.
2.7. Thế phản dao căn bản (từ 1 đến 5)
2.7.1. Kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Thế phản dao số 1: Cầm dao tay phải,
mũi dao hướng xuống và đâm từ trên
xuống, tay trái gạt số 3 đỡ dao đâm
đồng thời tay phải đánh từ ngoài vào
khuỷu tay phải đánh rớt dao đối phương
cùng lúc đánh chỏ phải lối 7 vào ngực
và triệt chân phải đối phương. (H 2.69)
H 2.69
41
- Thế phản dao số 2: Cầm dao tay phải,
mũi dao hướng lên và đâm từ ngoài vào
(như đấm móc), chân phải bước lên,
xoay vai phải ép sát đối phương, tay trái
chận cổ tay cầm dao, cùng lúc tay phải
đánh ngược vào chỏ đánh rớt dao đối
phương, xoay người ra sau đánh chỏ lối
2 tay trái vào mặt đối phương . (H 2.70)
H 2.70
- Thế phản dao số 3: Cầm dao tay phải,
mũi dao hướng xuống, đâm chéo từ
ngực xuống, bước chân phải lên đâm
ngược lại vào bụng, 2 chân lùi về sau
tránh thế đâm thứ nhất, chân phải bước
lên, xoay theo chiều kim đồng hồ, tay
trái chận ngay cùi chỏ, tay phải đánh
ngược lại ngay cổ tay cầm dao, hất
mạnh 2 tay lên và đá tạt chân phải vào
ngực hoặc mặt đối phương. (H 2.71)
H 2.71
- Thế phản dao số 4: Cầm dao tay phải,
mũi dao hướng lên, đâm từ dưới lên vào
bụng, Chân phải bước lên tam giác tấn,
tay phải từ trên đánh xuống, tay trái từ
dưới đánh lên, rớt dao đối phương cùng
lúc tay phải đánh chỏ lối 6, tay trái hất
chân trái, đánh ngã đối phương.(H 2.72)
H 2.72
42
- Thế phản dao số 5: Cầm dao tay phải,
mũi dao hướng xuống và đâm từ trên
xuống, chân trái rút ra sau ngược chiều
kim đồng hồ, tay phải gạt lối 2 chém
mạnh vào cổ tay cầm dao, ép mạnh
xuống cho đối phương tự đâm vào
mình, song chém 2 tay đồng thời chân
phải đá chân trái đối phương. (H 2.73)
H 2.73
2.7.2. Phương pháp giảng dạy phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Nêu rõ muc̣ đích ý nghĩa, tác dụng việc tập phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Phương pháp tập luyện phản dao căn bản từ 1 đến 5
+ Tập cả lớp: Tập đòn lẽ, bên phản đòn, theo từng nhịp hô ứng với từng động
tác phản thế dao. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết cả vế phản. Đánh từ chậm
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
+ Tập theo cặp: Phân lớp theo từng cặp, đối mặt vào nhau, bên tấn công, bên
phản đòn đánh theo nhịp hô. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết. Đánh từ chậm
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác.
2.7.3. Những sai phạm thường mắc khi phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Khoảng cách giữa 2 người không hợp lý
- Ra vào để phản đòn không đúng thời điểm
- Ra đòn không dứt khoát
2.7.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản dao căn bản từ 1 đến 5
- Luyện tập di chuyển tấn ra vào cho hợp lý, nên tập đi tập lại nhiều lần
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong phản thế dao (chém,
đấm, gạt, chỏ, đá).
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Quang An (1998), giáo trình huấn luyện Vovinam – Việt võ đạo, NXB
KIEV (Song ngữ).
[2] Lê Quốc Ân, Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn
Hồng Tâm (2008), Kỹ thuật Vovinam – Việt võ đạo tập 1,NXB TDTT, Hà Nội.
[3] Lê Quốc Ân, Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn
Hồng Tâm (2010), Giáo trình kỹ thuật Vovinam – Việt võ đạo tập 2,NXB TDTT,
Hà Nội.
[4] UBTDTT (2002), Luật thi đấu vovinam, NXB TDTT, Hà Nội
44
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG ............................................................... 2
Chương 1. LÝ THUYẾT (15 tiết) ....................................................................................... 3
1.1. Phong trào Vovinam trên thế giới hiện nay ........................................................... 3
1.2. Đức dũng và lòng nhân ............................................................................................ 5
1.3. Phương châm tu dưỡng hành xử của việt võ đạo sinh .......................................... 9
1.3.1. Ba phương châm “Luyện ” với bản thân ............................................................... 10
1.3.2. Ba phương châm “Tận ” đối với đời ..................................................................... 13
1.3.3. Ba phương châm “Thường” đối với người ........................................................... 15
1.3.4. Ba phương châm “Lập” đối với xã hội ................................................................. 15
1.4. Khảo hạch lý thuyết võ đạo (hoàng đai đến hoàng đai I cấp) ............................ 17
1.4.1. Lý thuyết Việt Võ Đạo .......................................................................................... 17
1.4.2. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo .......................................................................... 18
1.5. Câu hỏi ôn tập: ....................................................................................................... 19
Chương 2. THỰC HÀNH (30 tiết) ................................................................................... 19
2.1. Chiến lược tấn công từ 6 đến 10 ........................................................................... 19
2.1.1. Kỹ thuật chiến lược tấn công từ 6 đến 10 ............................................................. 19
2.1.2. Phương pháp giảng dạy đòn chiến lược ................................................................ 20
2.1.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn chiến lược ......................................... 21
2.1.4. Biện pháp khắc phục khi tập đòn chiến lược ........................................................ 21
2.2. Phản đòn căn bản trình độ 1 ................................................................................. 21
2.2.1. Kỹ thuật phản đòn căn bản trình độ 1 ................................................................... 21
2.1.2. Phương pháp giảng dạy phản đòn căn bản trình độ 1 ........................................... 24
2.1.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh phản đòn căn bản trình độ 1 .................... 25
2.1.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản đòn căn bản trình độ 1 ................................... 25
2.3. Đòn chân tấn công từ 1 đến 9 ................................................................................ 25
2.3.1. Kỹ thuật đòn chân tấn công từ 1 đến 9 .................................................................. 25
2.3.2. Phương pháp giảng dạy đòn chân tấn công ........................................................... 28
2.3.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn chân tấn công ................................... 28
2.3.4. Biện pháp khắc phục khi tập đòn chân tấn công ................................................... 28
2.4. Khóa gỡ ................................................................................................................... 28
2.4.1. Kỹ thuật khóa gỡ ................................................................................................... 28
2.4.2. Phương pháp giảng dạy khóa gỡ ........................................................................... 32
2.4.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn khóa gỡ ............................................ 32
2.4.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản đòn khóa gỡ ................................................... 33
2.5. Song luyện số 1 ....................................................................................................... 33
2.5.2. Phương pháp giảng dạy song luyện 1 ................................................................... 37
2.5.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh bài song luyện 1 ...................................... 37
2.5.4. Biện pháp khắc phục khi tập bài song luyện 1 ...................................................... 38
2.6. Quyền pháp: Thập Tự Quyền ............................................................................... 38
2.6.1. Kỹ thuật thập tự quyền .......................................................................................... 38
45
2.6.2. Phương pháp giảng dạy quyền pháp ..................................................................... 40
2.6.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh quyền pháp .............................................. 40
2.6.4. Biện pháp khắc phục khi tập quyền pháp.............................................................. 40
2.7. Thế phản dao căn bản (từ 1 đến 5) ....................................................................... 40
2.7.1. Kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5 ................................................................... 40
2.7.2. Phương pháp giảng dạy phản dao căn bản từ 1 đến 5 ........................................... 42
2.7.3. Những sai phạm thường mắc khi phản dao căn bản từ 1 đến 5 ............................ 42
2.7.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản dao căn bản từ 1 đến 5 ................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_vo_vovinam_viet_vo_dao.pdf