Giới thiệu các khái niệm chuẩn quốc từ liên quan đến khu vực phi chính thức

Quốc gia Nguồn Khái niệm Mali Điều tra lực lượng lao động năm 2004 Doanh nghiệp tư nhân với số lượng lao động nhỏ hơn 11, không đăng ký với Cơ quan quốc gia về bảo đảm xã hội và không có sổ sách kế toán (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Tanzania Điều tra lực lượng lao động hợp nhất Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Cộng hoà Moldova Điều tra lực lượng lao động Doanh nghiệp hộ gia đình chưa đăng ký (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Liên bang Nga Điều tra dân số về các vấn đề việc làm Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân chưa đăng ký như một thực thể hợp pháp hoặc không có tư cách pháp nhân (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Nhật Bản Điều tra lực lượng lao động hộ gia đình Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân nộp thuế cố định hoặc không nộp thuế với số lượng lao động nhỏ hơn 10 (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Ấn Độ Điều tra mẫu quốc gia, vòng thứ 55 (1999- 2000) Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Pakistan Điều tra lực lượng lao động Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân được sở hữu và hoạt động bởi (i) người tự làm hoặc (ii) người chủ với số lượng lao động nhỏ hơn 10 (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Philippines Điều tra khu vực phi chính thức thành thị năm 1995 Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân với số lượng lao động nhỏ hơn 10 đối với hoạt động/cơ sở chính và không có hệ thống sổ sách kế toán hoàn chỉnh (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp)

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu các khái niệm chuẩn quốc từ liên quan đến khu vực phi chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 33 Giíi thiÖu c¸c kh¸i niÖm chuÈn quèc tÕ liªn quan ®Õn khu vùc phi chÝnh thøc hái niệm khu vực phi chính thức có trong khổ 5 (1) của Nghị quyết được thông qua bởi Kỳ hội nghị lần thứ 15 của Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động (ICLS) như sau: “Khu vực phi chính thức mang những nét đặc trưng chủ yếu của những đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với mục tiêu ban đầu là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan. Những đơn vị này thường được tổ chức hoạt động ở mức thấp, sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm - nếu có - chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là dựa trên các thoả thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức”. 1. Doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức Trong bài báo này, thuật ngữ ‘doanh nghiệp’ được hiểu rất rộng, đề cập đến bất kỳ đơn vị nào tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để bán hoặc trao đổi. Doanh nghiệp theo nghĩa này bao gồm không chỉ các đơn vị SXKD có thuê lao động, mà còn các đơn vị được sở hữu và sáng lập bởi các cá nhân làm việc độc lập cho riêng bản thân, như những người tự làm, SXKD một mình hoặc có sự trợ giúp của lao động gia đình không hưởng lương. Hoạt động SXKD có thể được thực hiện ở tại nhà của người chủ sở hữu hoặc ở nơi khác; ở những địa điểm xác định hoặc không xác định hoặc không có vị trí cố định. Doanh nghiệp theo cách hiểu này bao gồm cả những người làm việc độc lập như người bán hàng rong, lái xe tắc xi, người giúp việc, v.v... Ba tiêu chuẩn đầu tiên trong khái niệm về doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức thông qua bởi Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS là: - Tính hợp pháp của doanh nghiệp; - Đặc điểm sở hữu; và - Loại hạch toán mà doanh nghiệp sử dụng. Những tiêu chuẩn này cũng là những tiêu chuẩn trong khái niệm về doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, trong khi mọi doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức sẽ là doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân, thì ngược lại không phải tất cả mọi doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân đều thuộc khu vực phi chính thức. Sự khác nhau này thể hiện ở bảng 1 dưới đây: K Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 34 Bảng 1: Phân biệt giữa doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức và doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân 1. Doanh nghiệp tự làm 1.1. Doanh nghiệp tự làm phi chính thức 1.2. Doanh nghiệp tự làm khác 2. Doanh nghiệp người chủ 2.1. Doanh nghiệp người chủ phi chính thức 2.2. Doanh nghiệp người chủ khác 1. + 2. Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân 1.1. + 2.1. Doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức 1.2. + 2.2. Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân khác Doanh nghiệp người chủ khác với doanh nghiệp tự làm ở chỗ doanh nghiệp người chủ thường xuyên thuê ít nhất một lao động. Việc làm của lao động làm thuê thường xuyên khác hẳn với việc làm của lao động làm thuê theo mùa vụ hoặc việc làm phụ giúp của lao động gia đình. Sự khác biệt này rất quan trọng. So với doanh nghiệp tự làm, doanh nghiệp người chủ có mức độ chính thức hơn về hoạt động, vì thế đối với các loại doanh nghiệp này cần phải có thêm điều kiện để được phân loại vào nhóm khu vực phi chính thức. 2. Doanh nghiệp tự làm phi chính thức Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS chỉ rõ rằng tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi quốc gia mà một doanh nghiệp tự làm đều có thể vừa được xem xét là phi chính thức, vừa được xem xét là chưa đăng ký theo pháp luật cụ thể của quốc gia đó. Những quy định tham khảo bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Sản xuất và Thương mại, Luật Thuế và Bảo đảm xã hội, các luật, đạo luật hoặc các quy định thuộc hệ thống luật pháp quốc gia. Những quy định của chính quyền địa phương với mục tiêu cấp giấy phép thương mại hoặc giấy phép tiến hành hoạt động SXKD không bao gồm trong tiêu chuẩn này. Những giấy phép này không được coi là có giá trị trong trường hợp này bởi vì chúng bị chi phối bởi các chế tài hành chính và sự bắt buộc của những chế tài này sẽ khác nhau một cách đáng kể ở các quốc gia khác nhau, khác nhau ngay cả trong cùng một quốc gia, thay đổi theo thời gian hoặc giữa các vùng. Kỳ hội nghị lần thứ 15 cũng không quy định bất kỳ tiêu chuẩn nào về quy mô trong khái niệm doanh nghiệp tự làm phi chính thức. Tiêu chuẩn như vậy được coi là không cần thiết do đặc điểm tự nhiên của các doanh nghiệp tự làm là có quy mô nhỏ. 3. Doanh nghiệp người chủ phi chính thức Kỳ hội nghị lần thứ 15 chỉ rõ một doanh nghiệp là doanh nghiệp người chủ phi chính thức nếu thoả mãn 1 tiêu chuẩn hoặc nhiều hơn một tiêu chuẩn trong 3 tiêu chuẩn dưới đây: • Quy mô doanh nghiệp nhỏ xét theo lao động; • Không đăng ký kinh doanh; • Không đăng ký cho (người) lao động. Theo Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS, tiêu chuẩn quy mô lao động có thể hình thành trên cơ sở: 9 Tổng số lao động được tuyển dụng bởi doanh nghiệp trong một thời kỳ; hoặc 9 Tổng số lao động (gồm cả lao động tuyển dụng tạm thời theo mùa vụ); hoặc chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 35 9 Tổng số người đang làm việc tại một thời kỳ tham khảo (gồm cả người chủ, người đồng sở hữu, lao động gia đình). Cơ sở đầu tiên được coi là thước đo cơ bản của khái niệm vì nó phù hợp nhất với khái niệm về doanh nghiệp tự làm phi chính thức và không bị ảnh hưởng bởi số lượng chủ cơ sở, người đồng sở hữu, lao động gia đình và lao động làm thuê tạm thời đang làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, thông tin về tổng số lao động hoặc tổng số người đang làm việc tại một thời kỳ tham khảo thường dễ thu thập từ điều tra phỏng vấn hơn là tổng số lao động được tuyển dụng trong một thời kỳ liên tục, và có thể gần hơn với tiêu chuẩn được sử dụng trong thực tế để xác định giới hạn phân biệt với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn của điều tra doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh tế chính thức. Trong trường hợp doanh nghiệp gồm nhiều hơn 1 đơn vị cơ sở, Kỳ hội nghị lần thứ 15 khuyến nghị xem xét tiêu chuẩn quy mô của đơn vị cơ sở thay vì quy mô doanh nghiệp. Hội nghị cũng nêu rõ một doanh nghiệp gồm nhiều hơn 1 đơn vị cơ sở nên được coi là doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức nếu không có đơn vị cơ sở nào vượt quá giới hạn về quy mô. Ở rất nhiều quốc gia, xem xét quy mô của cơ sở thay cho quy mô doanh nghiệp sẽ bảo đảm khả năng so sánh với tiêu chuẩn xác định phạm vi của cuộc điều tra đơn vị cơ sở chính thức. Vì thế thống kê khu vực chính thức và phi chính thức có thể bổ sung lẫn nhau. Cũng hoàn toàn có thể theo cách này để nhận biết sự phát triển của doanh nghiệp khu vực phi chính thức dựa trên tiêu chuẩn các đơn vị cơ sở nhỏ mới hình thành hơn là thông qua sự mở rộng việc làm trong đơn vị cơ sở ban đầu. Một lợi ích quan trọng bao gồm tiêu chuẩn quy mô trong khái niệm khu vực phi chính thức là quy mô có thể đo lường một cách tương đối dễ dàng bởi tất cả các cuộc điều tra có liên quan. Thêm vào đó, thường có sự tương quan giữa quy mô nhỏ và các khía cạnh khác của tính phi chính thức, cụ thể: • Doanh nghiệp nhỏ ít được chính quyền biết đến một cách dễ dàng như các doanh nghiệp lớn; • Chính phủ với nguồn nhân lực hành chính hạn chế có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp lớn để thu thuế hoặc cưỡng chế các quy định của pháp luật về lao động; • Các hiệp hội, đoàn thể có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp lớn do các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận hơn và do đó mọi nỗ lực của họ sẽ đạt kết quả cao nhất; • Doanh nghiệp nhỏ có xu hướng sử dụng công nghệ truyền thống nhiều hơn. Giới hạn quy mô của doanh nghiệp người chủ phi chính thức không được nêu cụ thể trong Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS vì thế giới hạn quy mô này khác nhau theo nhu cầu của mỗi quốc gia và thậm chí khác nhau giữa các ngành trong một đất nước. Để tránh sự chồng chéo với điều tra khu vực chính thức, Hội nghị khuyến nghị rằng sự lựa chọn giới hạn quy mô sẽ xác định phạm vi điều tra doanh nghiệp/đơn vị cơ sở của các đơn vị lớn tương ứng với các ngành kinh tế nơi cuộc điều tra được tiến hành. Tuy nhiên, thống kê một số nước thực sự Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 36 mong muốn một sự chồng chéo nhất định về phạm vi, do tỷ lệ trả lời và chất lượng số liệu trong điều tra doanh nghiệp/đơn vị cơ sở có xu hướng tương đối nghèo thông tin đối với các đơn vị có quy mô nhỏ hơn. Kỳ hội nghị lần thứ 15 đặt mối quan tâm còn lại để xác định khu vực phi chính thức sẽ bao gồm tất cả các đơn vị không được điều tra trong các cuộc điều tra doanh nghiệp/đơn vị cơ sở hiện hành. Tuy nhiên Hội nghị quyết định rằng khái niệm như vậy có thể không thích hợp với mục tiêu phân tích số liệu và lập chính sách vì khái niệm đó có thể không ổn định theo thời gian - khu vực phi chính thức sẽ mở rộng hoặc thu hẹp nếu quy định về phạm vi trong cuộc điều tra thay đổi. Hội nghị cũng giới thiệu sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia phụ thuộc vào phạm vi các cuộc điều tra của mỗi quốc gia. Hơn nữa, Hội nghị cũng khuyến nghị rằng, ở các quốc gia hiện đang sử dụng giới hạn quy mô lao động cho các cuộc điều tra khu vực chính thức hơi cao, mà giới hạn đó cũng được dùng cho điều tra khu vực phi chính thức, thì mọi nỗ lực nên dành để mở rộng phạm vi điều tra khu vực chính thức bằng việc hạ thấp giới hạn quy mô, từ đó xóa bỏ sự chênh lệch giữa hai khu vực. Các quốc gia không thuộc trường hợp này, thì thích hợp hơn cả là nghiên cứu để nhận biết sự tồn tại của một khu vực trung gian giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, và tổ chức thu thập thông tin về khu vực đó bằng cuộc điều tra riêng biệt hơn là gộp vào phạm vi điều tra của khu vực phi chính thức. Do vậy phương pháp điều tra dùng để thu thập số liệu về các doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức không giống như khi điều tra các doanh nghiệp quy mô vừa. Tiêu chuẩn không đăng ký lao động của doanh nghiệp là xem xét đến điều kiện làm việc của khu vực phi chính thức liên quan đến bảo đảm xã hội và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Doanh nghiệp được xem xét xem có sự hiện diện của các hợp đồng lao động hoặc hợp đồng học việc, trong đó cam kết người chủ sẽ trả các khoản thuế có liên quan và bảo hiểm xã hội cho người làm thuê, hoặc trong đó ghi mối quan hệ công việc phù hợp với luật lao động hiện hành. Theo tiêu chuẩn này, một doanh nghiệp là phi chính thức, nếu không có lao động nào của doanh nghiệp được đăng ký. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu dụng ở các quốc gia nơi mà đăng ký lao động chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp tuyển dụng những lao động đó đã đăng ký. Bảng 2 dưới đây tóm tắt tiêu chuẩn của Kỳ hội nghị lần thứ 15 về doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức. Phụ lục của bài báo này cho biết các trường hợp cụ thể của một số quốc gia trong việc lựa chọn khái niệm doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức dựa trên khái niệm quốc tế. chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 37 Bảng 2: Tiêu chuẩn để xác định khái niệm về doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức được thông qua ở Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS Tiêu chuẩn Mục đích 1. Tính hợp pháp: doanh nghiệp không được thành lập như một thực thể hợp pháp tách rời với chủ sở hữu của nó Xác định doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân 2. Sở hữu: doanh nghiệp thuộc sở hữu và quản lý bởi một hoặc nhiều thành viên trong một hoặc nhiều hộ gia đình Xác định doanh nghiệp hộ gia đinh không có tư cách pháp nhân 3. Loại hạch toán: không có hệ thống sổ sách kế toán hoàn chỉnh Không bao gồm doanh nghiệp hộ gia đình bán tư cách pháp nhân 4. Nơi bán sản phẩm: ít nhất là ở một số chợ đầu ra Xác định doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân thị trường; không bao gồm doanh nghiệp hộ gia đình sản xuất sản phẩm dành riêng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng của hộ gia đình 5. Thành phần kinh tế Không bao gồm hộ gia đình tuyển dụng lao động làm thuê hộ gia đình; Có khả năng không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản 6.1. Tổng số người đang làm việc/tổng số lao động/tổng số lao động được tuyển dụng trong giai đoạn gian liên tục: nhỏ hơn n và/hoặc 6.2. Doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh và/hoặc 6.3. Doanh nghiệp không đăng ký cho lao động Xác định doanh nghiệp khu vực phi chính thức như một tập hợp con của doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân thị trường 4. Các khái niệm khác liên quan đến khu vực phi chính thức 4.1. Hoạt động phi kinh tế Phạm vi của khu vực phi chính thức được giới hạn ở các hoạt động kinh tế, có nghĩa là các hoạt động được bao hàm trong giới hạn khái niệm sản xuất của SNA 1993. Giới hạn này phải được quan tâm một cách đầy đủ để đảm bảo rằng việc làm, sản xuất và tạo thu nhập trong khu vực phi chính thức có thể được đo lường như phần đóng góp vào tổng việc làm, tổng sản phẩm trong nước và thu nhập quốc gia, không bao gồm dịch vụ gia đình và cá nhân được cung cấp bởi các thành viên hộ gia đình không hưởng lương, cũng như các dịch vụ phi thị trường tình nguyện giúp đỡ cộng đồng. Lưu ý rằng trong mối liên hệ này khái niệm sản xuất của SNA 1993 cũng bao gồm các hoạt động sản xuất bất hợp pháp và hoạt động sản xuất ngầm. Về nguyên tắc, các hoạt động này tồn Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 38 tại trong phạm vi khu vực phi chính thức nếu chúng được thực hiện bởi các đơn vị thoả mãn các tiêu chuẩn của khái niệm khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều hoạt động như vậy dường như không được báo cáo trong các cuộc điều tra thống kê về khu vực phi chính thức. 4.2. Sản xuất phi thị trường Theo Kỳ hội nghị lần thứ 15, hộ gia đình chỉ sản xuất hàng hoá và dịch vụ để phục vụ tự tiêu dùng hộ gia đình hoặc tích luỹ tài sản cố định trong cùng một hộ gia đình (như nông nghiệp tự sản tự tiêu, xây nhà tự ở) không được bao gồm trong khu vực phi chính thức, với khả năng loại trừ hộ gia đình sử dụng lao động làm thuê hộ gia đình. Khuyến nghị này có hai cơ sở. Thứ nhất, mục tiêu kinh tế và đặc điểm của các đơn vị tham gia hoạt động SXKD phi thị trường không giống với các doanh nghiệp khu vực phi chính thức ở chỗ các doanh nghiệp khu vực phi chính thức hoạt động với đặc tính để kiếm sống hoặc thu được thu nhập thêm thông qua việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để bán cho người khác hoặc để trao đổi. Vì thế, các hộ gia đình phi thị trường này không nằm trong khu vực phi chính thức. Thứ hai, rất khó để xác định giá trị hàng hoá và dịch vụ dùng cho tiêu dùng cuối cùng trừ khi có những đơn vị tương tự cũng sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ đó để bán cho người khác. Kỳ hội nghị lần thứ 15 phân biệt các đơn vị sản xuất cho nhu cầu tự tiêu dùng và các đơn vị khi không tương thích với quy định của SNA phân biệt giữa nhà sản xuất thị trường và người tự làm. SNA xem xét nhà sản xuất thị trường là các doanh nghiệp/đơn vị cơ sở có hầu hết hoặc toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bán ra thị trường; và người tự làm là tất cả các đơn vị có hầu hết hoặc tất cả sản phẩm đầu ra có xu hướng dành cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng (SNA 1993, mục 6.52). Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS chọn một khái niệm rộng hơn cho nhà sản xuất thị trường và chọn một khái niệm hẹp hơn cho người tự làm, bởi vì trong thực tiễn rất khó để xác định “hầu hết” là bao nhiêu và dự tính được nhu cầu như thế nào. Trong nội dung của đo lường khu vực phi chính thức mọi hoạt động thị trường đều được bao hàm. 4.3. Các hoạt động nông nghiệp Hầu hết các quốc gia không tính hoạt động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vào phạm vi đo lường khu vực phi chính thức, nhưng một số quốc gia lại có tính hoạt động này. Kỳ hội nghị lần thứ 15 nhận ra rằng từ cốt lõi của khái niệm, nếu không có gì trái ngược với kết luận của Hội nghị, trong phạm vi của khu vực phi chính thức, có thể bao gồm doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân hoạt động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nếu thoả mãn các tiêu chuẩn trong khái niệm khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, từ thực tế thu thập số liệu (mục 16 và 20 của Nghị quyết) đưa ra quan điểm nên loại trừ hoạt động nông, lâm nghiệp thuỷ sản (Bảng phân ngành kinh tế, ngành A và B) khỏi điều tra khu vực phi chính thức và đo lường chúng một cách riêng biệt. Lý do là ở các quốc gia đang phát triển có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản rộng lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ không có tư cách pháp nhân, không đăng ký kinh doanh và như thế nếu thu thập các thông tin về các doanh nghiệp như vậy trong điều tra khu vực phi chính thức sẽ phải mở rộng cuộc điều tra và tăng chi phí. Thêm vào đó, hầu hết ngành thống kê của các nước đều đã có một hệ thống riêng để tiến hành điều tra nông nghiệp mà có thể đã bao gồm (hoặc dễ dàng mở rộng một cách tương đối để bao gồm) điều tra về các doanh nghiệp hộ chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 39 gia đình hoạt động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Về mặt khái niệm, định nghĩa, phân loại, nội dung điều tra, thiết kế bảng hỏi, thời kỳ thu thập thông tin, dàn mẫu và các bước chọn mẫu, tổ chức điều tra tại địa bàn, v.v.. đặt trong điều tra nông nghiệp sẽ phù hợp hơn trong điều tra khu vực phi chính thức nhằm đạt được những yêu cầu đo lường hoạt động nông nghiệp và các hoạt động khác có liên quan. Tuy nhiên, Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS khuyến nghị rằng các hoạt động phi nông nghiệp của doanh nghiệp hộ gia đình hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên được bao gồm trong điều tra khu vực phi chính thức nếu chúng thoả mãn các tiêu chuẩn đã được kết luận. Kinh nghiệm cho thấy những hoạt động phi nông nghiệp như vậy thường là những hoạt động thứ hai của hộ gia đình nông nghiệp hoặc những hoạt động trong thời gian nông nhàn. 4.4. Vùng nông thôn Nhận biết được một số lượng lớn các hoạt động phi chính thức ở vùng nông thôn các nước và tính tương tự của các hoạt động này với các hoạt động phi chính thức vùng thành thị, Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS khuyến nghị rằng, về mặt nguyên tắc, khu vực phi chính thức nên bao gồm các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn cũng như các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành thị. Tuy nhiên, các quốc gia bắt đầu tiến hành điều tra khu vực phi chính thức với sự lựa chọn thu thập số liệu ở những vùng giáp với thành thị trừ khi nguồn lực và dàn chọn mẫu sẵn có cho phép điều tra toàn bộ lãnh thổ quốc gia. 4.5. Dịch vụ chuyên môn và kỹ thuật Trong quá khứ, đôi khi có gợi ý rằng các doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên môn hoặc kỹ thuật bởi những người tự làm như bác sỹ, luật sư, kế toán, kiến trúc sư, kỹ sư, v.v... nên được loại ra khỏi khu vực phi chính thức bởi các hoạt động này có đặc điểm riêng cũng như trình độ kỹ năng và chuyên môn cao. Tuy nhiên, Kỳ hội nghị lần thứ 15 khuyến nghị rằng nên có cách thức đặc biệt cho những doanh nghiệp như vậy, để xác định các doanh nghiệp đó có được tính hoặc không được tính trong khu vực phi chính thức giống như các doanh nghiệp khác không. 4.6. Người gia công Kỳ Hội nghị lần thứ 15 của ICLS khuyến nghị rằng người gia công nên được bao gồm trong các doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức nếu họ thành lập doanh nghiệp cho bản thân như những người tự làm, và nếu những doanh nghiệp này thoả mãn các tiêu chuẩn trong khái niệm về khu vực phi chính thức. Các tiêu chuẩn để phân biệt người gia công tự làm với người gia công làm thuê bao gồm: • Thu nhập nhận được là một hàm của sản lượng sản xuất và chi phí tương ứng với công sức lao động bỏ ra; • Không có sự hiện diện của hợp đồng lao động với doanh nghiệp nhận hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi người gia công; • Ra quyết định dựa vào thị trường, quy mô hoạt động và tình hình tài chính; và • Sở hữu máy móc hoặc thiết bị. Ở các quốc gia có số lượng người gia công nhiều hoặc ở các quốc gia người gia công đại diện cho một nhóm đặc biệt được những người sử dụng số liệu quan tâm, Hội nghị quốc tế khuyến nghị rằng người gia công tự làm nên được tách thành nhóm nhỏ riêng biệt thuộc doanh nghiệp khu vực phi chính thức. Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 40 4.7. Lao động làm thuê hộ gia đình Chưa có sự nhất trí giữa Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS liên quan đến cách thức xử trí lao động làm thuê trong các hộ gia đình (như người giúp việc, thợ giặt là, bảo vệ, tài xế, và thợ làm vườn) đối với khu vực phi chính thức. Hội nghị đã chỉ ra rằng, trong rất nhiều trường hợp, không có khả năng để phân biệt thực sự trong số lao động làm thuê hộ gia đình, người nào là người tự làm (là người sở hữu doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân sản xuất dịch vụ để bán ra thị trường), người nào là người được thuê bởi các hộ gia đình (như người làm thuê cho doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân sản xuất sản phẩm tự tiêu dùng cho bản thân hộ). Hơn nữa, số liệu về lao động làm thuê hộ gia đình và tiền lương của họ luôn có sẵn từ nguồn khác như trong điều tra lực lượng lao động hoặc trong điều tra thu nhập - chi tiêu hộ gia đình, vì vậy không cần thiết phải tính đến những đối tượng như vậy trong điều tra khu vực phi chính thức. Với những lý do như vậy, vấn đề khu vực phi chính thức có bao gồm lao động làm thuê hộ gia đình hay không được Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS để mở dành cho từng quốc gia dựa trên trường hợp cụ thể của quốc gia mình và hướng sử dụng thống kê tự xác định. Tuy nhiên, Hội nghị khuyến nghị rằng nếu lao động làm thuê hộ gia đình được bao gồm trong khu vực phi chính thức, nhóm lao động này nên được tách thành nhóm nhỏ riêng để nâng cao tính so sánh quốc tế về thống kê. Chỉ đến Kỳ hội nghị lần thứ 17 của ICLS thì vấn đề này mới được bàn đến nhiều hơn. Trong hướng dẫn khái niệm thống kê về việc làm phi chính thức của Kỳ hội nghị lần thứ 17 của ICLS chỉ rõ hộ gia đình tuyển dụng lao động như những người làm thuê trong hộ của mình nên được loại ra khỏi khu vực phi chính thức. Việc không chấp thuận này tuân theo một khuyến nghị của Nhóm chuyên gia tư vấn về Thống kê Khu vực Phi chính thức (nhóm Delhi) tại Kỳ hội nghị lần thứ 3 của nhóm này. Điều này không liên quan đến người tự làm là người sở hữu doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân sản xuất ra dịch vụ làm thuê để bán và những người được doanh nghiệp này tuyển dụng. 4.8. Tính so sánh giữa các khái niệm của các quốc gia Bản trích yếu thống kê chính thống về việc làm trong khu vực phi chính thức của ILO (ILO, 2002c) mô tả vấn đề so sánh các khái niệm về khu vực phi chính thức đang được các quốc gia sử dụng. Từ khi thông qua Nghị quyết về thống kê việc làm trong khu vực phi chính thức của Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS, nhiều cơ quan thống kê các nước đã có nỗ lực để phát triển và cải thiện thống kê chính thống về khu vực phi chính thức, mặc dù nguồn lực hạn chế của thống kê nói chung và thống kê khu vực phi chính thức nói riêng. Có một số số liệu hiện có dựa trên khái niệm quốc tế về khu vực phi chính thức đầu tiên vào năm 1993, những khái niệm này không đồng nhất với những khái niệm thống kê quốc tế được Kỳ hội nghị lần thứ 15 thông qua. Thậm chí dựa trên các khái niệm của Kỳ hội nghị lần thứ 15, đôi khi số liệu không thể so sánh giữa các quốc gia, do tính phù hợp giữa trường hợp cụ thể của quốc gia với khái niệm quốc tế. Vấn đề so sánh số liệu hiện có là kết quả cụ thể của các yếu tố sau: sự khác biệt về khái niệm mà số liệu thống kê dựa trên đó để thu thập thông tin; sự khác biệt trong nhóm ngành kinh tế bao hàm, đặc biệt về khía cạnh bao gồm hay không bao gồm hoạt động nông nghiệp; sự khác biệt trong việc sử chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 41 dụng các tiêu chuẩn để xác định khu vực phi chính thức, ví dụ quy mô lao động của doanh nghiệp/đơn vị cơ sở và không đăng ký doanh nghiệp; Khác nhau về ranh giới sử dụng làm tiêu chuẩn quy mô lao động; bao gồm hoặc không bao gồm lao động làm thuê hộ gia đình, được tuyển dụng bởi hộ gia đình hoặc người hoạt động sản xuất dịch vụ để phục vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; bao gồm hoặc không bao gồm người làm công việc thứ hai thuộc khu vực phi chính thức; bao gồm hoặc không bao gồm người tham gia vào các hoạt động chuyên môn và kỹ thuật. Một sự khác biệt lớn với khái niệm quốc tế ở chỗ một số quốc gia chưa sử dụng tiêu chuẩn về tính hợp pháp của doanh nghiệp (doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân). Thông thường ở các quốc gia không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế thiếu hệ thống sổ sách kế toán hoàn chỉnh khi đo lường khu vực phi chính thức, đặc biệt khi số lượng các doanh nghiệp bán tư cách pháp nhân chưa được xác định. Nói cách khác, số liệu đôi khi sẽ là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vi mô, bao gồm các đơn vị có tư cách pháp nhân hoặc bán tư cách pháp nhân. Điều này dẫn đến ước tính thái quá quy mô của khu vực phi chính thức. Vấn đề ngang bằng trở lên quan trọng khi thực tế một số quốc gia bao hàm hoạt động quy mô nhỏ hoặc hoạt động nông nghiệp không đăng ký trong định nghĩa của quốc gia về khu vực phi chính thức, trong khi đó các quốc gia khác thì không. Vì mức độ phổ biến rộng lớn của các hoạt động nông nghiệp ở hầu hết các nước ở vùng nông thôn, sự khác biệt như vậy có ảnh hưởng lớn đến tính so sánh quốc tế số liệu của vùng nông thôn so với vùng thành thị. Nhiều quốc gia, ở đó số liệu sẵn có sử dụng tiêu chuẩn không đăng ký đối với doanh nghiệp, riêng tiêu chuẩn này hoặc kết hợp với tiêu chuẩn khác như quy mô nhỏ hoặc loại địa điểm SXKD khi định nghĩa về khu vực phi chính thức. Trong hầu hết các trường hợp tiêu chuẩn tiêu chuẩn đại diện cho không đăng ký của doanh nghiệp như là tư cách pháp nhân, hoặc là đăng ký thuế, đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký vì mục tiêu thống kê. Nhiều quốc gia khác sử dụng quy mô nhỏ như là một tiêu chuẩn để định nghĩa khu vực phi chính thức, một tiêu chuẩn này hoặc kết hợp với tiêu chuẩn không đăng ký của doanh nghiệp hoặc loại địa điểm SXKD. Tiêu chuẩn không đăng ký lao động doanh nghiệp được sử dụng chủ yếu để định nghĩa việc làm không đăng ký. Điểm ranh giới cho tiêu chuẩn quy mô khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, có những điểm cắt tham khảo như "nhỏ hơn 5", "5 hoặc nhỏ hơn", "nhỏ hơn 10" hoặc "10 hoặc nhỏ hơn". Trong khi hầu hết các quốc gia sử dụng cùng một giới hạn về quy mô cho mọi nhóm ngành hoạt động kinh tế, thì một số quốc gia lại sử dụng những giới hạn quy mô khác nhau đối với các ngành kinh tế khác nhau. Một số khác biệt giữa các quốc gia cũng xuất phát từ tiêu chuẩn quy mô nào được áp dụng đối với doanh nghiệp cho toàn bộ hoặc mỗi đơn vị cơ sở của nó (nếu lớn hơn 1), và khi nào tiêu chuẩn đó là tổng số người tham gia vào hoạt động SXKD hoặc khi nào tiêu chuẩn quy mô là số lượng lao động. Số liệu quốc tế sẵn có về số người được tuyển dụng và khu vực phi chính thức thường chỉ là những người có công việc chính hoặc công việc duy nhất thuộc khu vực phi chính thức và không bao gồm số người có công việc thứ hai thuộc khu vực phi chính thức như nông dân và nhân viên Nhà nước. Vì số lượng người với công việc thứ hai thuộc khu vực phi chính thức có thể rất lớn ở một số quốc gia, số liệu không bao gồm số người với công việc thứ hai thuộc khu vực phi chính thức nên được xem xét là Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 42 ước lượng mức thấp của tổng việc làm trong khu vực phi chính thức. Sự khác biệt cuối cùng bắt nguồn từ khái niệm về khu vực phi chính thức là số lượng các quốc gia không thống kê tất cả người tự làm có nghề nghiệp là chuyên môn và kỹ thuật, do đặc điểm nghề nghiệp của họ. 5. Khuyến nghị của nhóm Delhi Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS cung cấp sự linh hoạt đáng kể cho các quốc gia để định nghĩa và đo lường khu vực phi chính thức. Một số nhân tố của tính linh hoạt là do yêu cầu, bởi vì Nghị quyết của Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS là khuyến nghị đầu tiên của quốc tế về chủ đề này và đã để lại một khoảng trống nhằm thu nạp được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn ứng dụng và bởi vì mục tiêu chính của Khuyến nghị là hướng dẫn kỹ thuật cho sự phát triển của thống kê khu vực phi chính thức ở cấp độ quốc gia để thoả mãn những thông tin cần thiết về thống kê cho người dùng tin. Các nhân tố linh hoạt khác bắt nguồn từ việc chưa đạt được sự thống nhất. Tuy nhiên, tính linh hoạt làm giảm bớt tính so sánh quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, nhóm Delhi, thành lập vào năm 1997, ban đầu là một nhóm chuyên mục báo cáo cho Uỷ ban Thống kê của Liên Hợp Quốc, đang nỗ lực để hài hoà các khái niệm quốc gia về khu vực phi chính thức vào khung chung của khái niệm quốc tế. Nhóm Delhi nhận ra rằng có giới hạn trong việc hài hoà. Tuy nhiên, trên quan điểm hài hòa tối đa nhất có thể, nhóm Delhi có thể chỉ ra một tập hợp con của khu vực phi chính thức một cách đồng đều và dành cho các quốc gia có thể tạo ra số liệu mang tính so sánh quốc tế. Theo đó, nhóm Delhi đã thông qua nội dung sau đây: “Vì khu vực phi chính thức thể hiện bản thân nó bằng nhiều cách khác nhau ở nhiều quốc gia nên các khái niệm quốc gia về khu vực phi chính thức không thể hoà hợp một tuyệt đối ở thời điểm hiện tại. Các cơ quan quốc tế nên phổ biến số liệu khu vực phi chính thức tương ứng với các khái niệm quốc gia sử dụng. Để nâng cao tính so sánh quốc tế về thống kê phi chính thức, các cơ quan quốc tế cũng nên phổ biến số liệu về tập hợp con của khu vực phi chính thức, tập hợp con này được xác định một cách thống nhất.” (Cơ quan Thống kê Trung ương/Ấn Độ, 1999) Để có được tập hợp con này, nhóm Delhi đã thông qua các khuyến nghị sau: 1. Mọi quốc gia nên sử dụng tiêu chuẩn về tính hợp pháp của đơn vị (các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân), loại sổ sách kế toán (không có hệ thống sổ sách kế toán hoàn chỉnh) và nơi tiêu thụ sản phẩm (ít nhất là có một số sản phẩm bán ra thị trường). 2. Chỉ định giới hạn quy mô lao động của doanh nghiệp trong khái niệm của quốc gia về khu vực phi chính thức đã được để cho quốc gia tự suy xét. Tuy nhiên, trong các báo cáo quốc tế, các quốc gia nên cung cấp các số liệu riêng biệt về các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn 5 lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp gồm nhiều đơn vị cơ sở, giới hạn quy mô nên được áp dụng cho đơn vị cơ sở có quy mô lớn nhất. 3. Các quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn về quy mô lao động nên cung cấp số liệu phân tổ cho các doanh nghiệp cả chưa đăng ký và đã đăng ký. 4. Các quốc gia sử dụng tiêu chuẩn về chưa đăng ký nên cung cấp số liệu phân tổ cho các doanh nghiệp mà có quy mô lao động nhỏ hơn 5 lao động và cả các doanh nghiệp có quy mô từ 5 lao động trở lên. 5. Các quốc gia có bao hàm cả các hoạt động nông nghiệp trong khu vực phi chính chuyªn san thèng kª khu vùc phi chÝnh thøc 43 thức nên cung cấp số liệu chia theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. 6. Các quốc gia nên bao hàm những người làm công việc chuyên môn và kỹ thuật nếu những họ thoả mãn các tiêu chuẩn của khái niệm khu vực phi chính thức. 7. Các quốc gia nên bao gồm dịch vụ lao động làm thuê trong hộ gia đình trừ khi những hoạt động này được cung cấp bởi những lao động làm thuê. 8. Các quốc gia nên thực hiện theo khổ 18 của Nghị quyết trong Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS về cách xử trí đối với người gia công. Các quốc gia nên cung cấp các số liệu riêng về người gia công đã được tính vào khu vực phi chính thức. 9. Các quốc gia có tính cả vùng thành thị và nông thôn nên cung cấp số liệu theo cả hai vùng. 10. Các quốc gia sử dụng các cuộc điều tra hộ gia đình hoặc điều tra hỗn hợp nên cố gắng để bao gồm không chỉ những người có công việc chính thuộc khu vực phi chính thức, mà còn bao gồm những người có công việc chính thuộc khu vực khác và những người có công việc thứ hai thuộc khu vực phi chính thức. Lưu ý rằng ở hầu hết các quốc gia, các tập hợp con của khu vực phi chính thức có xu hướng chỉ là một nhóm nhỏ tương đối của khu vực phi chính thức. Nhóm Delhi nhận ra rằng trong tương lai cần có sự cố gắng để mở rộng các tập hợp con thuộc khu vực phi chính thứcƒ Phụ lục: Khái niệm về doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức của một số quốc gia trên thế giới Quốc gia Nguồn Khái niệm Brazil Điều tra kinh tế phi chính thức khu vực thành thị Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân với số lượng lao động nhỏ hơn 6 (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Mexico Điều tra quốc gia về nghề nghiệp và việc làm Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân, không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh và chưa đăng ký (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Panama Điều tra hộ gia đình Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân với số lượng lao động nhỏ hơn 5 (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Thống kê châu Phi Điều tra 1-2-3 Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân, chưa đăng ký với cơ quan thống kê quốc gia hoặc với các cơ quan quản trị khác, và/hoặc không có hệ thống sổ sách kế toán hoàn chỉnh (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Ethiopia Điều tra việc làm và thất nghiệp khu vực thành thị Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân không có sổ sách kế toán, với số lượng lao động nhỏ hơn 11 hoặc không có giấy phép (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 44 Quốc gia Nguồn Khái niệm Mali Điều tra lực lượng lao động năm 2004 Doanh nghiệp tư nhân với số lượng lao động nhỏ hơn 11, không đăng ký với Cơ quan quốc gia về bảo đảm xã hội và không có sổ sách kế toán (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Tanzania Điều tra lực lượng lao động hợp nhất Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Cộng hoà Moldova Điều tra lực lượng lao động Doanh nghiệp hộ gia đình chưa đăng ký (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Liên bang Nga Điều tra dân số về các vấn đề việc làm Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân chưa đăng ký như một thực thể hợp pháp hoặc không có tư cách pháp nhân (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Nhật Bản Điều tra lực lượng lao động hộ gia đình Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân nộp thuế cố định hoặc không nộp thuế với số lượng lao động nhỏ hơn 10 (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Ấn Độ Điều tra mẫu quốc gia, vòng thứ 55 (1999- 2000) Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Pakistan Điều tra lực lượng lao động Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân được sở hữu và hoạt động bởi (i) người tự làm hoặc (ii) người chủ với số lượng lao động nhỏ hơn 10 (không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Philippines Điều tra khu vực phi chính thức thành thị năm 1995 Doanh nghiệp hộ gia đình không có tư cách pháp nhân với số lượng lao động nhỏ hơn 10 đối với hoạt động/cơ sở chính và không có hệ thống sổ sách kế toán hoàn chỉnh (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp) Nguồn: Cơ quan Thống kê của ILO Nguyễn Thị Thu Huyền và Nguyễn Hữu Chí (lược dịch) Tài liệu lược dịch: “Sổ tay điều tra việc làm phi chính thức và khu vực phi chính thức”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgioi_thieu_cac_khai_niem_chuan_quoc_tu_lien_quan_den_khu_vuc.pdf
Tài liệu liên quan