Tài liệu Chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công: Các xu hướng và chính sách mới

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chủ yếu ở các nước OECD, chúng tôi nhận thấy trong quá trình hoạch định chính sách phát triển hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên công cần xem xét một số khía cạnh sau đây:  Chính sách chuyển giao và thương mại cần phải được thích nghi với môi trường kinh tế và nghiên cứu công cụ thể của quốc gia và thậm chí khu vực;63  Hệ thống pháp luật gồm luật sáng chế, luật SHTT và luật lao động ổn định và minh bạch với sự thực thi hiệu quả. Những luật này giữ vai trò quan trọng giúp cho hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa thành công;  Ảnh hưởng hạn chế của chính phủ đối với ngành công nghiệp và trường đại học: chính phủ không nên cố chỉ đạo ngành công nghiệp. Nhu cầu thị trường sẽ dẫn dắt ngành công nghiệp, do đó, nhu cầu sẽ lái thương mại hóa;  Hệ thống các tổ chức trung gian/cầu nối hiệu quả và có năng lực: Việc thành lập một văn phòng TTO có khả năng và kinh nghiệm thích hợp là điều cần thiết để thương mại hóa các sáng chế của trường đại học. Văn phòng TTO không nên chỉ là nơi cấp li-xăng công nghệ, các văn phòng này cũng nên quản lý giảng viên và các nhà nghiên cứu trong trường đại học, bao gồm cả việc theo dõi việc chuyển giao và thỏa thuận khác, đào tạo giảng viên và thiết lập chính sách thống nhất cho các trường đại học để tránh các vấn đề về SHTT;  Cam kết của chính phủ cho giáo dục kỹ thuật và khoa học, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng liên quan, điều này đòi hỏi nguồn tài trợ dồi dào của nhà nước, để cho nghiên cứu của các trường đại học không bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp và thương mại;  Duy trì sự xuất sắc trong nghiên cứu là quan trọng, không có nghiên cứu tốt thì sẽ có rất ít thành tựu để chuyển giao và thương mại hóa;  Các chiến lược mới để liên kết giảng dạy, nghiên cứu và thương mại hóa, chẳng hạn như giảng cho sinh viên về kinh doanh khởi nghiệp, nên được đẩy mạnh;  Thực tiễn nhiều nước OECD cho thấy, các bằng sáng chế vẫn liên tục được cấp với số lượng cao hiện nay, nhưng lượng tri thức được trao đổi với các doanh nghiệp và thu nhập phát sinh từ hợp đồng nghiên cứu và quan hệ đối tác công-tư có thể chưa tương xứng;  Các nhà hoạch định chính sách cần xem xét tập trung chính sách khuyến khích các doanh nhân sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu hàn lâm;  Các chính sách và biện pháp khuyến khích không nên chỉ tập trung vào các ngành khoa học vật lý và tự nhiên, chuyển giao kết quả nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn cũng có thể tạo ra những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh;  Chỉ số mới để đo lường chuyển giao tri thức, khai thác và thương mại hóa là quan trọng để đo lường hiệu suất và triển khai các chính sách tốt hơn.

pdf64 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công: Các xu hướng và chính sách mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong 2 năm, để khuyến khích các tổng giám đốc điều hành hay các giám đốc điều hành khác, với tỷ lệ 50:50. - Giai đoạn chứng minh khái niệm: cấp từ 50.000 lên đến 250.000 đô la Ôxtrâylia, để hỗ trợ thiết lập tính khả thi thương mại của một sản phẩm, quy trình hay dịch vụ mới, trong 1 năm (lên tới 18 tháng, nếu được chấp nhận) với tỷ lệ 50:50. - Thương mại hóa giai đoạn đầu: cấp từ 50.000 lên đến 2 triệu đô la Ôxtrâylia, để thực hiện các hoạt động tập trung vào việc đưa một sản phẩm, quy trình hay dịch vụ mới ra thị trường, trong 2 năm, với tỷ lệ 50:50. Chương trình EXIST (Chương trình thúc đẩy môi trường kinh doanh trong trường đại học học và viện nghiên cứu) của Đức EXIST gồm 3 tiễn chương trình: Chương trình văn hóa kinh doanh, chương trình chuyển giao kết quả nghiên cứu và chương trình tài trợ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Chương trình Văn hóa kinh doanh của EXIST tài trợ cho một loạt các dự án của các trường đại học để nuôi dưỡng kinh doanh trong 3 năm. Chương trình tài trợ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh của EXIST nhằm mục đích tài trợ cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp giai đoạn đầu từ các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công. Thời gian tối đa nhận được tài trợ là 1 năm và nhận được từ 800 đến 2.500 Euro/tháng, phụ thuộc vào mức độ được tài trợ. - Tài trợ cho tiến sĩ: 2.500 Euro/tháng; sinh viên tốt nghiệp đại học: 2.000 Euro/tháng; thạc sĩ: 800 Euro; phụ thêm nuôi con 100 Euro/tháng/trẻ - Chi phí vật liệu: lên đến 10.000 Euro cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp tư nhân; lên đến 17.000 Euro cho các nhóm nghiên cứu. - Doanh nghiệp mới khởi nghiệp thực hiện đào tạo: 5.000 Euro. Chương trình chuyển giao nghiên cứu của EXIST thúc đẩy các dự án khởi nghiệp doanh nghiệp công nghệ trong các giai đoạn trước khởi nghiệp và khởi nghiệp từ các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công. Chương trình này bổ sung cho chương trình tài trợ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh được EXIST nhắm mục tiêu với định hướng trở thành trung tâm xuất xuất sắc đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp công nghệ cao. - Giai đoạn I: lên tới 60.000 Euro trong giai đoạn trước khởi nghiệp cho các chi phí vật liệu; lương nhân viên, lên tới 18 tháng, cho phép các doanh nghiệp mới khởi nghiệp chứng minh được tính khả thi công nghệ của ý tưởng sản phẩm mới của họ - Giai đoạn II: lên đến 150.000 Euro, ở giai đoạn khởi nghiệp, nhưng nhiều nhất là 75% các 49 chi phí liên quan đến dự án, cho phép họ tiếp tục thiết kế sản phẩm và thực hiện nguyên mẫu. Chương trình START của Liên bang Nga Chương trình START nhằm mục đích kích thích thương mại hóa, tập trung vào các doanh nghiệp khởi nguồn từ các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công. Tổng ngân sách là 250.000 USD cho 3 năm và khoảng 400 nhóm nghiên cứu mới tham gia chương trình mỗi năm, trong số khoảng 1.500 đơn đăng ký. Khoảng 25-30% trong số 400 nhóm nghiên cứu được tài trợ cho năm thứ 2, và khoảng 70% đủ điều kiện nhận được tài trợ vào năm thứ 3. - Năm thứ nhất: tài trợ lên đến 40.000 USD, cho NC&PT và thuyết phục các nhà đầu tư tư nhân về có tiềm năng thương mại của đầu tư mạo hiểm mới. - Năm thứ hai: tài trợ chỉ được cấp cho các nhà đầu tư tư nhân đã tham gia trong năm thứ nhất với tỷ lệ 50:50 - Năm thứ 3: tài trợ chỉ được cấp nếu những phát triển phù hợp với kế hoạch kinh doanh và doanh số bán hàng đã bắt đầu bổ sung thêm vào ngân sách đồng tài trợ với tỷ lệ 50:50 Chương trình SBIR của Hoa Kỳ Chương trình SBIR tài trợ cho các dự án NC&PT giai đoạn đầu trong các doanh nghiệp nhỏ (trong số đó có một số doanh nghiệp khởi nguồn từ các tổ chức nghiên cứu công) theo hai bước, thông qua cạnh tranh mở. Chỉ khoảng 14% nhận được tài trợ giai đoạn 1 và 40% trong số này nhận được tài trợ giai đoạn 2. - Giai đoạn I: tổng ngân sách là 150.000 USD lên tới 6 tháng cho một nghiên cứu khả thi. - Giai đoạn II: tổng ngân sách là 1.000.000 USD lên tới 2 năm, chỉ cấp cho những doanh nghiệp được nhận tài trợ ở giai đoạn I để tiếp tục các nỗ lực NC&PT được bắt đầu trong giai đoạn I. - Giai đoạn III: Theo đuổi thương mại hóa các dự án là kết quả đạt được trong giai đoạn I và II, với các khoản tài trợ không thuộc SBIR thông qua hoặc tài trợ mua sắm từ các cơ quan liên bang hoặc thông qua đầu tư tư nhân. Trong số các trương trình của các nước áp dụng tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nguồn dựa trên nghiên cứu công, có hai trương trình SBIR và STTR của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (Small Business Administration, SBA) được các chuyên gia đánh giá cao dựa trên những thành công của chúng. Chương trình SBIR được thành lập vào năm 1982 bởi một đạo luật, Luật Triển khai Đổi mới Doanh nghiệp Nhỏ (Small Business Innovation Development Act), nhằm mục đích hỗ trợ đổi mới trong doanh nghiệp nhỏ. Ngân sách hàng năm cho chương trình này là khoảng 2,4 tỷ USD. Chương trình SBIR là một chương trình cạnh tranh cao để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ trong nước tham gia vào các nghiên cứu liên bang/NC&PT liên bang có khả năng thương mại hóa. Thông qua cạnh tranh, SBIR cho phép các doanh nghiệp nhỏ khám phá tiềm năng công nghệ của họ và cung cấp các khuyến khích để đạt lợi nhuận từ thương mại hóa. Bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ có năng lực tốt trong lĩnh vực NC&PT của quốc gia, hoạt động đổi mới công nghệ cao từ đó kích thích tinh thần nghiên cứu và kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể. 50 Chương trình STTR đã được đưa ra vào năm 1993 và có nguồn gốc từ Chương trình SBIR, là một chương trình mở rộng cơ hội tài trợ trong NC&PT. Nó cung cấp kinh phí cho các DNVVN đối với các dự án NC&PT thực hiện trong quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu, tổ chức phi lợi nhuận (chủ yếu là các trường đại học và phòng thí nghiệm). Các cơ quan liên bang với một khoản trợ cấp ngân sách cho NC&PT hơn 1 tỷ USD (Bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng, Viện Y tế Quốc gia, Quỹ Khoa học Quốc gia, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) và NASA bắt buộc phải phân bổ 0,3% ngân sách trong các chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận, các hiệp hội và các trường đại học. Đặc điểm của chương trình STTR là yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ chính thức hợp tác với một tổ chức nghiên cứu. Vai trò quan trọng nhất của STTR là thu hẹp khoảng cách giữa hiệu quả của khoa học cơ bản và thương mại hóa. Thành công của hai chương trình này có thể là do SBA là một cơ quan liên bang độc lập nhằm mục đích giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ. SBA là cơ quan hỗ trợ tài chính lớn nhất cho doanh nghiệp nhỏ, với danh mục các khoản cho vay để hoạt động kinh doanh, giấy bảo lãnh vay tiền và các khoản vay khi gặp rủi ro trị giá trên 45 tỷ USD và danh mục vốn mạo hiểm 13 tỷ USD. Năm 2001, 1 triệu doanh nghiệp nhỏ đã nhận được sự hỗ trợ. Các chương trình của SBA liên quan đến CGCN nằm trong 3 loại hình chủ yếu: cấp vốn, hợp đồng của Chính phủ và hỗ trợ về quản lý. Nguồn kinh phí của hai chương trình SBIR và STTR được dựa trên ngân sách của 11 cơ quan nghiên cứu liên bang, trong đó 5 cơ quan chiếm 96 % tổng ngân sách do Chính phủ Liên bang chỉ định: Bộ Quốc phòng, Viện Y tế Quốc gia (NIH), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NASA), Bộ Năng lượng (DOE) và Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF). Theo quy định pháp luật Hoa Kỳ, mỗi cơ quan liên bang tham gia đóng góp kinh phí hơn 100 triệu USD cho “NC&PT thuê ngoài” phải dành ít nhất 2,5% ngân sách cho DNVVN, để tài trợ cho các chương trình nghiên cứu về các chủ đề mà cơ quan đã xác định. SHTT về một công nghệ được phát triển trong khuôn khổ tài trợ của SBIR thuộc về doanh nghiệp, nhưng SBA có quyền sử dụng công nghệ miễn phí. Cả hai chương trình trên, theo những đánh giá được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, đã giúp thúc đẩy trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ. Thông qua các chương trình này, 85.000 bằng sáng chế đã ra đời và người ta ước tính nhiều triệu việc làm đòi hỏi trình độ cao cũng được tạo ra. Những con số từ báo cáo đánh giá rất thuận lợi của chương trình SBIR được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ. SBIR và STTR là hai chương trình liên bang chính thúc đẩy CGCN tại Hoa Kỳ. Xét về phương thức tài trợ, SBIR tránh được bất kỳ sự cắt giảm hay can thiệp nào của Quốc hội. Ngoài hai chương trình SBIR và STTR, năm 2011, tại lễ ký "Luật Sáng chế Hoa Kỳ” (American Invents Act), Tổng thống Obama đã hoan nghênh các khuyến nghị về CGCN của Hội đồng Quốc gia về Đổi mới và Doanh nghiệp. Ông Obama đã quyết 51 định khởi động một sáng kiến mới để hỗ trợ CGCN trong các trường đại học ở Hoa Kỳ. Mục tiêu đưa ra là để khuyến khích các trường đại học hợp lý hóa các thủ tục CGCN của mình và thúc đẩy thương mại hóa các công nghệ tiên tiến từ các chương trình nghiên cứu của họ. 2.3. Các tổ chức trung gian/cầu nối cho hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quà nghiên cứu công Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tổ chức trung gian/cầu nối cho hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quà nghiên cứu công (Bảng 6), từ các văn phòng CGCN (TTO), các vườn ươm doanh nghiệp (business incubator), các trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (BIC), các công viên khoa học đến các trung tâm hỗ trợ chứng minh khái niệm (PoC), hay ngay cả các thư viện hay những nơi phổ biến các kết quả nghiên cứu. Bảng 6: Phân loại tổ chức trung gian/cầu nối cho hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quà nghiên cứu công Loại tổ chức trung gian/cầu nối Nhiệm vụ/mục đích Mức độ tập trung hoạt động patent và li-xăng Mức độ tập trung phát triển vùng Trung tâm CGCN (TTO) Hỗ trợ những người làm việc trong khu vực hàn lâm xác định và quản lý tài sản trí tuệ của tổ chức, bao gồm việc bảo vệ SHTT và chuyển giao hoặc li-xăng các quyền cho các bên khác Cao Thấp Vườn ươm doanh nghiệp Thúc đẩy tăng trưởng và sự thành công của các công ty khởi nghiệp thông qua hàng loạt các biện pháp hỗ trợ về các nguồn lực và dịch vụ (như địa điểm, vốn, đào tạo, các dịch vụ chung, kết nối mạng lưới - thông qua hiệp hội). Thấp Cao Trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Cung cấp hàng loạt các hướng dẫn và hỗ trợ các dịch vụ đối với các dự án được thực hiện bởi các DNVVN đổi mới, đóng góp vào sự phát triển vùng. Thấp Cao Công viên khoa học và trung tâm công nghệ Thúc đẩy phát triển kinh tế và tính cạnh tranh vùng và thành phố thông qua việc tạo ra các cơ hội kinh doanh và giá trị gia tăng cho các công ty; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh và ươm tạo các công ty mới đổi mới sáng tạo; tạo ra việc làm thâm dụng tri thức; tạo dựng không gian hấp dẫn cho đội ngũ trí thức mới; tăng cường mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp Trung bình Cao 52 Trung tâm đa ngành Cung cấp các dịch vụ khác nhau cho các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực Thấp Cao Văn phòng thương mại Thúc đẩy phát triển và đổi mới công nghệ thông qua cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Thấp Cao Các văn phòng liên kết công nghiệp (ILO) Có nhiều chức năng giống như TTO, ngoài quản lý hoạt động patent và li- xăng, các ILO còn thực hiện nhiều hoạt động khác như điểm đầu mối với đối tác công nghiệp, thực hiện marketing và xây dựng mạng lưới đối tác. Trung bình Trung bình Trung tâm chứng minh khái niệm (PoC) Một trung tâm PoC là một tổ chức hoạt động bên trong hoặc liên kết với trường đại học để cung cấp vốn, cố vấn và đào tạo; tài trợ cho công ty khởi nghiệp hay sản phẩm đã được chứng minh khả thi Thấp Thấp Thư viện/trung tâm lưu trữ Phổ biến thông tin, dữ liệu từ các kết quả nghiên cứu. Các trường đại học đang phát triển trung tâm lưu trữ của mình (có thể trực thuộc thư viện) nhằm lưu trữ và phổ biến kết quả nghiên cứu Thấp Thấp Trong số các tổ chức tổ chức trung gian/cầu nối cho hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quà nghiên cứu, các TTO là phổ biến nhất và có vai trò đặc biệt quan trọng. Hầu hết các trường đại học Hoa Kỳ đều có TTO của mình, hoặc có những văn phòng tương tự như: văn phòng phát triển (OTD), văn phòng cấp li-xăng (OTL), văn phòng thương mại hóa (OTC), với những chính sách và đặc điểm khác nhau. Thực tiễn hoạt động của các TTO trong các trường đại học ở Hoa Kỳ Các tổ chức hàn lâm trên khắp Hoa Kỳ đều thiết lập kết cấu hạ tầng mạnh cho việc cấp giấy phép sử dụng công nghệ để hỗ trợ thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của mình. Từ thập kỷ 80 đến 90, số văn phòng TTO ở các trường đại học của Hoa Kỳ đã tăng từ 25 lên trên 200. Trách nhiệm của họ là thực thi Luật Bayh-Dole bằng cách tạo điều kiện và quản lý việc công bố và cấp phép cho các sáng chế có tiềm năng thương mại/CGCN của trường đại học. Nhìn chung, các tổ chức này đều tiếp thị các SHTT của mình chủ yếu thông qua các dịch vụ trên nền tảng Web (tại Website của trường đại học hoặc của AUTM). Phần lớn các TTO đã giới thiệu các chính sách và hướng dẫn về các hoạt động của họ thông qua website và Hội đồng Quan hệ Chính phủ - một hiệp hội của các trường đại học nghiên cứu. Như đã nêu ở trên, hiệu quả kinh tế trực tiếp của việc cấp phép sử dụng công nghệ đối với bản thân các trường đại học là tương đối nhỏ, ngoại trừ một số trường hợp. Thường phải mất từ 5-10 năm các văn phòng TTO mới đủ thời gian hoàn vốn. Mặc dù nhìn chung hệ thống TTO ở Hoa Kỳ hoạt động có hiệu quả trong thời gian dài sau khi có Luật Bayh-Dole, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rất khó thuyết phục 53 các nhà nghiên cứu ở trường đại học công bố các sáng chế của họ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy những nhà nghiên cứu có “chất lượng cao nhất” hoặc “năng suất nhất” thường ít quan tâm đến việc thương mại hóa. Ước tính rằng dưới một nửa số lượng các kết quả nghiên cứu và công nghệ được phát triển là được tiến hành thương mại hóa. Có thể giải thích điều đó là do 79% số sáng chế cần phải được NC&PT tiếp theo hướng ứng dụng, chứ không phải do các nhà khoa học hoặc kỹ sư không muốn thương mại hóa chúng. Ngoài ra, bản thân quá trình công bố sáng chế cũng tốn nhiều thời gian. Một thách thức nữa đặt ra cho hệ thống TTO là tìm được các cán bộ có chuyên môn. Vì số lượng sáng chế ngày càng gia tăng ở các trường đại học nên các văn phòng CGCN cũng tăng lên. Hơn nữa, các trường hợp mà văn phòng CGCN phải xử lý ngày càng phức tạp. Ngoài việc phải được trang bị kiến thức vững chắc ở lĩnh vực khoa học đặc thù, các cán bộ văn phòng CGCN cần phải có đủ trình độ kinh tế và pháp luật để phán xét xem liệu các sáng chế có đủ điều kiện để cấp bằng hay không, phải có các kỹ năng tiếp thị và kinh doanh để tìm được các đối tác thương mại, cuối cùng là phải có kỹ năng đàm phán và kỹ năng xã hội để đạt được hợp đồng. Một điều đã được thừa nhận rộng khắp là các nhà nghiên cứu cần phải có những động lực cá nhân để tham gia vào quá trình cấp phép sử dụng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Stanford được nhận 1/3 các khoản thanh toán từ việc cấp phép sử dụng các sáng chế của họ. Một nghiên cứu gần đây đã kết luật rằng những khuyến khích kinh tế có tác dụng tới số lượng sáng chế được tạo ra và thu nhập nhờ cấp phép sử dụng sáng chế của trường đại học. Những trường nào chi nhiều hơn cho nhà nghiên cứu từ các khoản thu nhờ li-xăng thì có số lượng sáng chế nhiều hơn và thu nhập từ việc cấp phép cao hơn. Nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng các nhà khoa học tại các trường đại học tư được hưởng khuyến khích kinh tế cao hơn gấp 4 lần so với các đồng nghiệp ở trường đại học công lập. Hơn nữa, các văn phòng CGCN tại các trường tư đều có xu hướng hoạt động CGCN hiệu quả hơn, định hướng thương mại hoá nhiều hơn và họ giỏi hơn trong việc nhận dạng và nắm bắt những đổi mới để cấp phép sử dụng cho khu vực công nghiệp. Theo Jon Sandelin, một chuyên gia CGCN ở trường Đại học Stanford (SU), thì sự tham gia tích cực của nhà sáng chế trong quá trình cấp giấy phép sử dụng là một nhân tố trọng yếu đem lại kết quả thành công. Ví dụ, nhà sáng chế có thể giúp nhận dạng những đối tượng thuộc khu vực công nghiệp có quan tâm đến sáng chế đó. Những cuộc tiếp xúc như vậy là cực kỳ hữu ích và điều mấu chốt cho việc cấp phép thành công là người ở công ty phải có tác dụng như một cán bộ cố vấn về sáng chế. Ngoài việc được hưởng một phần các khoản thanh toán kỳ vụ, nếu nhà sáng chế tham gia vào quá trình cấp giấy phép thì có thể nhận thêm các lợi ích khác, ví dụ như có thể thu hút thêm vốn nghiên cứu từ đối tượng được cấp giấy phép, được thanh toán phí tư vấn, được tuyển mộ làm việc cho nơi được cấp giấy phép. SU, MIT, trường Đại học Columbia và trường Đại học California (UC) nằm trong số những tổ chức được coi là thành công nhất trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu của họ. Là một trường công lập lớn, UC thường được coi là mô hình tiêu chuẩn cho các trường khác. Trường Đại học Arizona là một ví dụ đáng quan tâm khác về một trường đại học đang 54 cố gắng tạo bước nhảy vọt cho các văn phòng CGCN đã được thành lập và tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm liên quan đến công nghệ thế hệ mới. Đại học Arizona có một cách tiếp cận mới, chú trọng đến công tác kinh doanh. Một trong những sáng kiến đưa ra là cải cách Văn phòng hợp tác và cấp giấy phép công nghệ thành một cơ quan mới có tên là Doanh nghiệp Công nghệ Arizona, một công ty có chức năng phát triển và thương mại hoá công nghệ. Chương trình này được bắt đầu vào tháng 4/2003, với giám đốc được tuyển dụng từ khu vực tư nhân. Một ví dụ khác, đó là việc thành lập Viện Thiết kế sinh học Arizona, một cơ quan gồm các chương trình và phương tiện nghiên cứu đa ngành, được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2004. Viện này có vai trò như một nguyên mẫu để xây dựng tinh thần nghiên cứu mang tính kinh doanh mới tại Đại học Arizona. Hơn nữa, người ta có kỳ vọng là nó sẽ đặt nền móng cho hoạt động kinh tế mới và đóng góp vào tiềm năng của cụm công nghệ sinh học tại Phoenix. Nhìn chung, các văn phòng TTO được hình thành và phát triển từ hơn 30 năm qua trong các trường đại học Hoa Kỳ. Chúng có những hoạt động riêng của mình, tùy thuộc vào môi trường nơi chúng được đặt, những đặc thù của chính các trường đại học và các định hướng của trường. Tuy nhiên, người ta có thể thấy những điểm tương tự của các trường, trong đó hoạt động của một văn phòng TTO là nhằm vào: - Tìm kiếm và tiếp nhận các báo cáo sáng chế; - Giới thiệu các sáng chế cho các nhà tài trợ; - Quyết định đặt tên các sáng chế được phát triển nhờ các quỹ bên ngoài; - Đăng ký bằng sáng chế (sau khi nghiên cứu khả thi); - Vận động doanh nghiệp liên quan quan tâm đến các bằng sáng chế; - Đàm phán và quản lý các hợp đồng cấp phép (li-xăng). Văn phòng TTO cũng chịu trách nhiệm theo dõi nhu cầu các bằng sáng chế, ghi nhận doanh thu và chi phí cũng như soạn thảo các báo cáo hàng năm cho Chính phủ. Các văn phòng OTT/OTD/OTL/OTC Hiện nay hầu hết các trường đại học Hoa Kỳ đều được trang bị một văn phòng CGCN. Vì vậy, người ta thấy sự xuất hiện của các văn phòng CGCN (Office of Technology Transfer, OTT), các văn phòng phát triển (OTD), cấp li-xăng (OTL) hoặc thương mại hóa (OTC), với những chính sách và đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong khi một số văn phòng có nhân viên làm việc được đào tạo trong trường đại học, thì một số khác lại tuyển dụng các chuyên gia trong ngành công nghiệp để tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận với các đối tác tư nhân. Tương tự như vậy, chính sách chuyển giao khác nhau cùng tồn tại: một số trường đại học chỉ đàm phán các li-xăng từ các bằng sáng chế của họ và việc khai thác sáng chế của họ do các công ty thực hiện, trong khi những trường đại học khác lại cố gắng tạo dựng quan hệ đối tác từ đầu và có được các hợp đồng với ngành công nghiệp về các dự án nghiên cứu. • Đại học Columbia, một thành viên của "Ivy League" Hoa Kỳ, có một văn phòng 55 CGCN từ năm 1982, mang tên "Columbia Technology Ventures" (CTV). Được ra đời nhờ có Luật Bayh -Dole, văn phòng này đang thu hút các thành viên của trường đại học, các sinh viên đại học cũng như các nhà nghiên cứu. Nhiệm vụ của văn phòng là để hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục và giảng dạy, thông qua tạo ra các khoản đầu tư cho các trường đại học và tạo thuận lợi cho quan hệ đối tác với ngành công nghiệp. CTV cũng hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh từ Đại học Columbia. Mỗi năm, CTV thực hiện khoảng 50 hợp đồng cấp phép (li-xăng), với 100 quan hệ đối tác nghiên cứu với ngành công nghiệp. CTV cũng tham gia vào sự hình thành các công ty khởi nghiệp (start-up) dựa trên các sáng chế của các phòng thí nghiệm và các công ty khởi nguồn (spin-off) từ các thành viên của trường đại học. Đã có 115 công ty khởi nghiệp dạng này được được tạo ra từ khi ra đời CTV. Văn phòng này hướng vào dịch vụ ở trường đại học, vào quan hệ đối tác với ngành công nghiệp hơn là hướng vào thương mại hóa các bằng sáng chế và hỗ trợ cộng đồng học thuật. Phần lớn các văn phòng chuyển giao của các trường đại học Hoa Kỳ là thuộc dạng này, vì chúng phù hợp với mong muốn của các trường đại học, đặc biệt các trường đại học "Ivy League", là ưu tiên cho sinh viên và các thành viên của mình, hỗ trợ họ trong đào tạo, tăng được tài trợ và danh tiếng của trường. • Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chọn một cách tiếp cận có tính thương mại hơn. Trong lịch sử của mình, trong các phòng ban và các khóa đào tạo của mình, MIT rất hướng vào kỹ thuật, công nghệ và triết lý kinh doanh do đó phát triển hơn. MIT dành khoảng 700 triệu USD cho NC&PT (88% từ Chính phủ liên bang). Hoạt động nghiên cứu huy động xấp xỉ 5000 người, trong đó có hơn 1.000 giáo viên. Văn phòng CGCN, với nhiều nguồn lực quan trọng, được chia thành nhiều nhóm: nhóm “nghiên cứu hợp tác được tài trợ” gồm khoảng 20 người, xử lý các vấn đề về quan hệ đối tác với ngành công nghiệp; nhóm “liên kết” với số người tương tự, phụ trách kết nối các nhà công nghiệp với các nhà nghiên cứu tại MIT. Cuối cùng, nhóm "cấp phép" (li-xăng) hay Văn phòng li-xăng công nghệ (Technology Licenses Office, TLO) lớn nhất với khoảng 30 người, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến bằng sáng chế, li-xăng và thương mại hóa các sáng chế. Với 3000 bằng sáng chế trong danh mục đầu tư, giá trị gia tăng của li-xăng gắn với mối quan hệ với ngành công nghiệp. Các chi phí của TLO liên quan đến các bằng sáng chế đã tăng gấp đôi từ năm 2001 đến năm 2010, từ 7,1 triệu USD đến 15,3 triệu USD. Các nguyên tắc chỉ đạo của TLO là SHTT (IP) do MIT nắm độc quyền và chỉ có các li-xăng là có thể thỏa thuận. Trong năm 2011, TLO/MIT đã thực hiện 632 công bố sáng chế, thu được 150 bằng sáng chế và thương lượng khoảng 79 li-xăng. Đã có 26 doanh nghiệp trẻ đổi mới sáng tạo đã ra đời nhờ các công nghệ của MIT trong đó các li-xăng đã được đàm phán bởi TLO. Tổng doanh thu của TLO là xấp xỉ 85 triệu USD, đạt được thông qua ba đối tượng đóng góp quan trọng như nhau: những nhà sáng chế (các chủ doanh nghiệp của MIT), các phòng ban (kỹ thuật, khoa học) và quỹ đầu tư và dự trữ của MIT (từ hiến tặng). Hoạt động của TLO có lúc đạt doanh thu cao (80,7 triệu USD doanh thu trong năm 2001, 89,1 triệu USD năm 2008) và có lúc doanh thu giảm (dưới 40 triệu USD vào các năm 2002, 2003 và 2004), nhưng chi phí của nó nhìn chung đã tăng lên kể từ năm 2001. Giám đốc 56 TLO, bà Lita Nelsen nhận định rằng các hoạt động liên quan đến li-xăng, ngay cả ở MIT, rất không ổn định trong khi vẫn phải sử dụng một lượng lớn các nguồn lực. Tuy nhiên, MIT/TLO có thể góp phần vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Boston và xa hơn nữa là ở quy mô quốc gia. • "Đại học Boston" (BU) có văn phòng phát triển (OTD). OTD của BU bao gồm một đội ngũ các “nhà phát triển kinh doanh" và một nhóm chịu trách nhiệm về SHTT và li-xăng. Khi một bằng sáng chế được cấp, nếu chiến lược là li-xăng công nghệ cho một công ty, thì nhóm phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm đàm phán. Sau khi hai bên (nhà sáng chế và công ty) đã nhất trí về các điều khoản tài chính, thì một bản ghi nhớ thỏa thuận được lập và được gửi đến bộ phận li-xăng để lập hợp đồng li-xăng và đàm phán các điều khoản cuối cùng. • Đại học Stanford (SU) với Văn phòng cấp phép sử dụng công nghệ (OTL). SU từ lâu đã là một trường dẫn đầu và đạt chuẩn mực về CGCN thông qua hoạt động cấp bằng sáng chế và giấy phép sử dụng. Văn phòng OTL đã được thành lập năm 1969, tức là sớm hơn 11 năm trước khi phần lớn các trường đại học khác đều thực hiện bước đi tương tự nhờ sự ban hành đạo luật Bayh-Dole. Văn phòng này có 25 cán bộ, nhân viên và 6 cộng tác viên làm việc trọn thời gian. Mỗi cộng tác viên có một lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật và chịu trách nhiệm một danh mục các trường hợp. Văn phòng đã thực hiện được 1956 trường hợp cấp giấy phép trong số 4.850 sáng chế được công bố. OTL đã đi tiên phong trong “cách tiếp cận tiếp thị” đối với CGCN bằng cách tích cực tìm kiếm những đối tượng xin cấp quyền sử dụng đối với những sáng chế có tiềm năng cao nhất. Một kết quả của cách tiếp cận này là việc cấp bằng sáng chế về ADN tái tổ hợp năm 1980, một chương trình đem lại 255 triệu USD trong suốt thời gian bảo hộ của sáng chế. Chương trình CGCN của SU đã noi theo mô thức của phần lớn các chương trình khác. Phần lớn thu nhập đều bắt nguồn từ một số lượng hạn chế các công nghệ chủ chốt. Trong năm tài khóa 2002, SU nhận được 50 triệu USD nhờ chuyển giao 385 công nghệ, trong số đó có 7 công nghệ có mức thanh toán trên 1 triệu USD. Cũng trong năm đó, OTL đã ký 112 hợp đồng cấp giấy phép, với khoản thu phí đợt đầu là 1,4 triệu USD. Số sáng chế công bố trong năm 2002 đạt mức kỷ lục là 315 (cao hơn năm trước 9%), trong đó gần 48% là về khoa học sự sống, số còn lại là vật lý và khoa học máy tính. Tỷ lệ cấp giấy phép so với số sáng chế là 30%. OTL giữ lại 15% tổng thu nhập từ việc cấp phép sử dụng, 85% còn lại được chia cho những nhà sáng chế, các khoa và trường của họ. Trong năm tài khóa 2002, các nhà sáng chế có thu nhập cả năm là 11,3 triệu USD, các khoa: 13,5 triệu USD và các trường: 13,1 triệu USD. Trường Y khoa Stanford cho đến nay là trường nhận được tiền thanh toán lớn nhất so với các trường khác của SU (8,2 triệu USD, tức 62% tổng số). SU không có chính sách ưu tiên cho những đối tượng xin cấp phép sử dụng nội địa. Tuy nhiên, đã có một thị trường khu vực mạnh tồn tại phục vụ cho các sáng chế mới, với mối quan hệ phong phú giữa các cán bộ giáo viên và sinh viên SU với các doanh nghiệp địa phương và các nhà kinh doanh mạo hiểm. Mặc dù tình trạng suy thoái kinh tế gây ảnh 57 hưởng tiêu cực tới Thung lũng Silicon, nhưng OTL vẫn duy trì được việc cấp giấy phép và nhận được cổ phần ở 13 công ty trong năm 2002. Trong toàn bộ thời gian hoạt động của OTL, SU đã nắm giữ cổ phần ở 117 công ty và nhận được khoảng 21 triệu USD. OTL cũng quản lý Quỹ Birdseed để cung cấp những khoản tiền nhỏ (thường là dưới 25.000 USD) để phát triển nguyên mẫu. Đã có 21 dự án được cấp vốn. Quỹ Gap đã được thành lập năm 2000 để hỗ trợ những nỗ lực phát triển nào có giá trị trên 25.000 USD cho những công nghệ không cấp phép sử dụng. Mục đích đặt ra là phát triển công nghệ tới mức đủ sức hấp dẫn đối với các đối tượng muốn mua quyền sử dụng tiềm năng. Năm 2002, 2 dự án như vậy đã được chấp nhận. Mặc dù các hoạt động cấp giấy phép chiếm phần lớn công việc của OTL, nhưng Văn phòng vẫn giải quyết việc cấp quyền sao chép (phần mềm) và nhãn hiệu hàng hoá. Để tăng cường mối quan hệ với khu vực công nghiệp, Văn phòng Hợp đồng Công nghiệp (Industrial Contracts Office-ICO) đã được OTL thành lập. ICO đã đàm phán trên 500 hợp đồng hợp tác giữa trường đại học và ngành công nghiệp và làm việc với trên 100 công ty trong năm 2002. SU đã có truyền thống trong việc khuyến khích sự tham gia tích cực với ngành công nghiệp. Những mối quan hệ được tạo ra đã đóng vai trò rất quan trọng cho CGCN và hình thành các công ty mới khởi nghiệp có liên kết với trường đại học, cũng như đem lại các nguồn vốn. Trong năm 2002, ngoài 50 triệu USD nhận được từ các khoản thanh toán giấy phép sử dụng, các dự án nghiên cứu do ngành công nghiệp tài trợ đã nhận được 39 triệu USD. Trong quan hệ với ngành công nghiệp, SU cam kết nguyên tắc là các nhà nghiên cứu cần phải được quyền xuất bản công trình của họ. Ngoài việc vận hành OTL, SU đã áp dụng một số biện pháp để hỗ trợ kinh doanh và cải thiện môi trường đổi mới. Đội đặc nhiệm kinh doanh Stanford là một nỗ lực để điều phối các hoạt động như vậy ở các khu nhà trường (Campus) và với các thành viên của cộng đồng doanh nhân ở Thung lũng Silicon. Đội đặc nhiệm này cung cấp phương tiện cho các nhà kinh doanh vốn mạo hiểm, những người được uỷ quyền và các đối tượng khác tiếp xúc được với các hoạt động của các phòng thí nghiệm của SU. Một hỗ trợ quan trọng cho đội đặc nhiệm là Chương trình Mạo hiểm công nghệ, một nỗ lực giảng dạy và nghiên cứu của trường kỹ thuật nhằm đào tạo các nhà khoa học về các kỹ năng kinh doanh. Một số tổ chức cấp vốn đã tiếp cận với SU để tìm kiếm các ý tưởng và biến chúng thành lĩnh vực kinh doanh mới. Một ví dụ là Concept2Company (C2C). C2C đã hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu của SU phát triển các ý tưởng của họ, thường là khi nhà sáng chế không còn quan tâm đến nữa mà bỏ đi làm việc ở nơi khác. Công ty này đã rót trên 200 triệu USD vốn mạo hiểm trong năm 1997. SU cũng có một công viên khoa học, trong đó có 300 công ty thuê địa điểm. 58 Kết luận Nghiên cứu công trong các trường đại học và các viện nghiên cứu công là một nguồn của những đổi mới sáng tạo công nghệ ngày nay, từ công nghệ tái tổ hợp ADN, Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), công nghệ MP3 đến công nghệ nhận dạng giọng nói Siri của hãng Apple... Nhưng số liệu gần đây về số lượng bằng sáng chế, li-xăng và các công ty được tạo ra từ các trường đại học và các viện nghiên cứu công ở các nước OECD cho thấy sự sụt giảm kể. Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức thực hiện lo ngại về tính hiệu quả của các chính sách thương mại hóa và CGCN ở các trường đại học và các viện nghiên cứu công. Thực tế trên đòi hỏi phải có những cách tiếp cận mới để biến khoa học thành các sản phẩm đổi mới và kinh doanh, đồng thời cần xem xét các chỉ số mới đo lường dòng chảy hai chiều của tri thức và công nghệ giữa khu vực nghiên cứu công và doanh nghiệp. Làm sao để biết được hiệu quả trong khai thác, chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các trường đại học và PRI? Các số liệu về bằng sáng chế, thu nhập từ li-xăng và các công ty khởi nguồn (spin-off) thường được sử dụng để đánh giá xem các tổ chức hoặc các nước có khả năng biến nghiên cứu công thành đổi mới sáng tạo hay không. Tỷ lệ tăng trưởng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế hàng năm của các trường đại học ở các nước OECD đã giảm từ 11,8% xuống 1,3% chỉ trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. Thậm chí các PRI đã có mức tăng trưởng âm về tỷ lệ này, -1,3% trong cùng giai đoạn này, so với mức tăng trưởng 5,3% của họ trong gian đoạn trước đó (2001-2005). Số lượng các công ty khởi nguồn thuộc khu vực hàn lâm cũng không có sự gia tăng đáng kể, mặc dù vẫn có những chính sách hỗ trợ. Mặt khác, thu nhập từ li-xăng trên chi phí nghiên cứu bỏ ra vẫn tương đối ổn định trong các nước OECD và các vùng được lựa chọn. Số lượng các công ty khởi nguồn từ các trường đại học ở các nước OECD trên thực tế đã không tăng kể từ năm 2004 đến 2011, mặc dù vẫn có những chính sách hỗ trợ. Tại Hoa Kỳ, số lượng các công ty khởi nguồn tính trên mỗi trường đại học (trong tổng số 157 trường đại học) hàng năm là thấp, trung bình khoảng 4 công ty. Dữ liệu về số lượng các công ty khởi nguồn được hình thành tính trên mỗi 100 triệu USD chi cho nghiên cứu nhìn chung là thấp năm 2008 ở các nước lớn thuộc OECD và không có nhiều tiến triển trong các năm tiếp theo, từ 2009-2011. Ngoài ra, thu nhập từ li-xăng cũng tương đối ổn định ở các nước OECD. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ các trường đại học (khoảng 10%) lại chiếm phần lớn (85%) trong tổng thu nhập từ li-xăng của các nước châu Âu, điều này cho thấy rất ít các trường đại học thực sự thành công trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu của họ. Do hiệu suất về bằng sáng chế, thu nhập từ li-xăng và các công ty khởi nguồn ở các nước OECD nhìn chung còn chưa tăng, nên các nước trong khối này đang thử nghiệm và triển khai các chính sách và công cụ mới để tăng cường khai thác, chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công. Các nước cũng quan tâm hơn tới các chỉ số thực hiện như số lượng bằng sáng chế, thu nhập từ li-xăng, đồng thời với đó là các chỉ số mới như tuyển dụng sinh viên vào các dự án được tài trợ, cựu sinh viên trong lực 59 lượng lao động, thu nhập từ nghiên cứu theo hợp đồng và đối tác công - tư, công bố khoa học đồng tác giả giữa khu vực doanh nghiệp và trường đại học, đặc biệt là chỉ số luân chuyển tiến sĩ, mức độ luân chuyển sinh siên và giảng viên trong các dự án nghiên cứu, giảng viên tư vấn. Việc khuyến khích sinh viên tham gia vào kinh doanh cũng là một trong những nỗ lực nhằm thúc đẩy chuyển giao tri thức và thương mại hóa. Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp với tính mở ngày càng tăng trong nghiên cứu công và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đang tạo ra những kênh mới cho thương mại hóa. Một yếu tố dẫn dắt chính, đó là việc các cơ quan tài trợ cho nghiên cứu khoa học ngày nay ủng hộ việc tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn các kết kết quả nghiên cứu và các số liệu được tạo ra từ tài trợ công. Các văn phòng CGCN (TTO) từ lâu đã trở thành trung tâm của những nỗ lực cấp chính phủ và tổ chức giáo dục đại học nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay bản thân các văn phòng này cũng đang phải nỗ lực tìm kiếm các mô hình hoạt động hiệu quả hơn. Nhiều trường đại học đã tìm cách cải tổ TTO hoặc xây dựng các mô hình mới như các TTO đầu mối cấp vùng phục vụ cho nhiều tổ chức nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số trường đại học cũng sử dụng những cách tiếp cận mới về SHTT bằng cách trao một số quyền cho nhà sáng chế hàn lâm, nhưng vẫn duy trì quyền sở hữu thuộc về trường đại học. Các cách tiếp cận mới về tài trợ cho thương mại hóa cũng đang nổi lên. Nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu công bổ sung nguồn tài trợ (ngoài nguồn từ chính phủ) cho các công ty khởi nghiệp thông qua thiết lập các “quỹ hạt giống” (seed funds) hoặc quỹ “bằng chứng khái niệm” (proof of concept - PoC) - tài trợ cho công ty khởi nghiệp hay sản phẩm đã được chứng minh khả thi. Ví dụ như Quỹ hạt giống đổi mới sáng tạo Chalmers của trường Đại học công nghệ Chalmers (Thụy Điển), Quỹ đổi mới sáng tạo hoàng gia của trường Imperial College (Anh), Quỹ Gemma Frisius Fonds KU Leuven của trường Đại học Leuven (Bỉ). Bên cạnh đó còn có các các nguồn tài trợ khác như tài trợ dựa trên quyền SHTT, các hoạt động đầu tư mạo hiểm cũng góp phần tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa. Một biện pháp chính mà tài liệu này đề cập là các chính sách và chiến lược quốc gia cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu công phải được tăng cường không chỉ đối với hoạt động cấp bằng sáng chế và li-xăng mà cả với các kênh mới nổi như hợp tác nghiên cứu/đối tác công - tư, mức độ luận chuyển sinh siên và giảng viên trong các dự án nghiên cứu, hợp đồng nghiên cứu và giảng viên tư vấn. Chính phủ, các bộ liên quan đến nghiên cứu và doanh nghiệp phải làm việc chặt chẽ với nhau hơn nữa để có được những chính sách phù hợp hơn để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa và tránh chồng chéo và trùng lặp. Các chính sách và các biện pháp khuyến khích chuyển giao tri thức, thương mại hóa kết quả nghiên cứu không nên chỉ giới hạn ở hoạt động patent và li- xăng công nghệ, bởi những tiến bộ về khoa học xã hội và nhân văn cũng đóng góp cho đổi mới sáng tạo. Liên hệ với Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động CGCN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa 60 học đã có một số cải thiện đáng kể so với trước, mặc dù nhìn chung các hoạt động này tại nhiều trường đại học trong cả nước hiện còn rất hạn chế, thiếu hiệu quả do chưa gắn với thực tế. Một số kết quả tích cực có thể kể đến như một số trường đại học đã đạt được doanh thu tốt trong hoạt động CGCN và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Trong giai đoạn 2006-2010, hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đạt gần 450 tỉ đồng; trường Đại học Bách khoa TP. HCM năm 2009 đạt doanh thu hơn 63 tỉ đồng, năm 2010 là 67 tỉ đồng, năm 2012 đạt 90 tỉ đồng Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đều đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), CGCN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trường hiện chưa hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa các trường, viện với các doanh nghiệp. Trường đại học còn thụ động, chưa xuất phát từ thực tế xã hội và doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp lẫn các trường, viện chưa tham gia các giao dịch như mua bán bản quyền sáng chế, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Các trường đại học chính là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ. Còn việc nghiên cứu khoa học là nguồn chính để tạo ra tri thức và các sáng chế có thể thương mại hóa. Tuy nhiên, vấn đề liên kết, hợp tác và CGCN vẫn còn nhiều hạn chế. Các nhà khoa học không biết doanh nghiệp cần gì; trong khi đó, doanh nghiệp thì lại không biết các nhà khoa học có thể làm được gì. Thực trạng này khiến cho việc chuyển giao, thương mại hóa kết quả NCKH giữa trường đại học và doanh nghiệp rất thấp và thiếu hiệu quả. Theo ông Phan Quốc Nguyên, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), hoạt động CGCN đại học - doanh nghiệp hiện nay đã được tăng cường hơn trước, song thương mại hóa công nghệ đại học - doanh nghiệp vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế. Một số trường đại học không quản lý, thống kê được số lượng các hoạt động thương mại hóa công nghệ, các tác giả tự chuyển giao kết quả nghiên cứu mà không xin phép. Nhiều sáng chế công nghệ chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có thể ứng dụng, khai thác thương mại được. Một số tác giả sáng chế quá thận trọng trong việc hợp tác và vẫn chưa sẵn sàng CGCN. Họ muốn nhanh chóng thu lợi ích từ việc chuyển giao sáng chế công nghệ, không muốn hợp tác chung tay phát triển công nghệ với nhà đầu tư. Hoạt động CGCN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học tại nhiều trường đại học vẫn mang tính tự phát. Cục SHTT (Bộ KH&CN) mới đây cho biết: Mỗi năm, các tổ chức nghiên cứu trong nước thực hiện khoảng 2.000 nhiệm vụ KH&CN, trong đó khối các trường đại học đóng góp khoảng 16.000-20.000 kết quả. Tuy nhiên, tỉ lệ các nghiên cứu này ứng dụng vào khu vực doanh nghiệp sản xuất còn rất nhỏ. Hiện chưa đầy 10% kết quả nghiên cứu, tức là chỉ khoảng 2.000 kết quả, là có tiềm năng ứng dụng thực tế, số còn lại không phải nghiên cứu ứng dụng hoặc nghiên cứu chưa gắn với thực tế, nhu cầu sản xuất trong nước. Nhiều năm qua, các trường đại học đều triển khai song song hai nhiệm vụ là đào tạo và NCKH, nhiều trường đã chú ý đến việc chuyển giao kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, 61 nhiệm vụ đào tạo vẫn là chính, hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu chưa được chú trọng. Ông Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Trung tâm SHTT và CGCN Đại học Quốc gia TP. HCM cho rằng: “Hoạt động CGCN của các trường đại học tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu là thực hiện tự phát, mang tính cá nhân giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp. Những hoạt động này chủ yếu thực hiện thông qua các trung tâm chuyển giao NCKH, tuy nhiên, các trung tâm này tiềm lực yếu, hoạt động chưa hiệu quả”. Theo PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH&CN TP. HCM, trong các hoạt động KH&CN tại TP. HCM, việc đầu tư nghiên cứu còn dàn trải, chưa tập trung giải quyết các vấn đề lớn. Nhiều đề tài nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ và mang tính cục bộ của từng đơn vị chủ trì, chưa có sự gắn kết giữa cơ quan chủ trì và các doanh nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng đến việc CGCN. Các nhà khoa học cho rằng trước đây, họ chỉ chuyên tâm nghiên cứu mà ít quan tâm đến việc quảng bá cho đứa con tinh thần của mình. Do vậy, để việc chuyển giao NCKH hiệu quả, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, hữu ích giữa trường đại học và doanh nghiệp. Đồng thời, các đề tài cần được đánh giá bằng hiệu quả kinh tế mà đề tài đó mang lại trong thực tế. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một phần là do các nghiên cứu có tiềm năng khai thác ứng dụng còn ít; nhiều kết quả nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại hóa; nhà khoa học chưa chủ động và tích cực trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; năng lực để doanh nghiệp đổi mới công nghệ còn thấp; môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và nhà sáng chế đã có tác dụng bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao; khó khăn trong đàm phán thương mại... Để tạo sự chuyển biến và thay đổi tích cực trong hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trường đại học ở Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của KH&CN, gắn kết giữa viện, trường đại học với doanh nghiệp, trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách có liên quan: Nhiều luật, nghị định, chương trình, đề án liên quan đến vấn đề này như Luật KH&CN 2013, Luật CGCN, Luật SHTT, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và nhiều chương trình, đề án quốc gia về KH&CN như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia; Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020; Đề án Hội nhập Quốc tế về KH&CN đến năm 2020 Để góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp 62 KH&CN. Các chính sách này đã có những tác động tích cực nhất định đối với việc thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ở nước ta. Một số viện nghiên cứu đã thành công trong chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường công nghệ cũng thể hiện nỗ lực của Chính phủ nhằm đẩy mạnh quá trình thương mại hoá kết quả nghiên cứu từ các tổ chức và các doanh nghiệp khoa học. Hiện thực hóa các giải pháp thương mại hóa kết quả nghiên cứu Theo các chuyên gia, có 2 nhóm giải pháp cần được thực hiện nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thúc đẩy mối liên kết đại học, viện nghiên cứu - doanh nghiệp, gồm: Cơ chế và chính sách mang tầm quốc gia; Giải pháp cụ thể đối với trường đại học kỹ thuật. Chúng ta cần nhanh chóng hỗ trợ thành lập các cơ quan trung gian thực hiện dịch vụ CGCN, tổ chức các chợ công nghệ (Techmart), triển lãm và hội nghị thương mại hoá sản phẩm KH&CN (như Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức vừa qua) và tăng cường marketing công nghệ, đầu tư thêm trang thiết bị cho các trường đại học kỹ thuật nhằm tăng cường nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, cấp vốn thêm cho những người hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục thúc đẩy thành lập doanh nghiệp KH&CN và vườn ươm công nghệ, phát triển chương trình hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chính sách ưu đãi về thuế hỗ trợ CGCN đại học - doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt thường xuyên giữa Nhà nước - Đại học - Doanh nghiệp. Về các giải pháp cụ thể đối với các trường đại học kỹ thuật, cần xây dựng trung tâm CGCN (TTO) đủ năng lực; có những quy định cụ thể về quản lý SHTT và CGCN như: Xác định chủ sở hữu của các công nghệ, sản phẩm và tài sản trí tuệ; Vai trò của bộ phận quản lý SHTT trong việc thực thi đăng ký độc quyền công nghệ cho các đơn vị và các nhà khoa học trong trường đại học; Đề xuất mức phân chia lợi nhuận nhằm động viên các tác giả đăng ký bảo hộ quyền SHTT, thương mại hóa công nghệ Các quy định này cần được cụ thể hóa rõ ràng các bước đăng ký xác lập quyền và hỗ trợ tài chính, giúp thúc đẩy mối quan hệ mấu chốt giữa trường đại học và doanh nghiệp. Có thể coi mối quan hệ trường đại học - doanh nghiệp là tác nhân chính của hoạt động đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng nhất lúc này là thiết lập được cơ chế và chính sách thúc đẩy hoạt động SHTT và CGCN tại trường đại học, nhằm khuyến khích CGCN, hỗ trợ và tư vấn về kỹ thuật, SHTT cho doanh nghiệp. Về phần mình, các doanh nghiệp sẽ tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Còn về phía Chính phủ, cũng cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác CGCN đại học - doanh nghiệp; tư vấn đào tạo về SHTT và giúp các trường đại học cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học nhằm đưa ra thêm lựa chọn đối mới công nghệ cho doanh nghiệp. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chủ yếu ở các nước OECD, chúng tôi nhận thấy trong quá trình hoạch định chính sách phát triển hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên công cần xem xét một số khía cạnh sau đây:  Chính sách chuyển giao và thương mại cần phải được thích nghi với môi trường kinh tế và nghiên cứu công cụ thể của quốc gia và thậm chí khu vực; 63  Hệ thống pháp luật gồm luật sáng chế, luật SHTT và luật lao động ổn định và minh bạch với sự thực thi hiệu quả. Những luật này giữ vai trò quan trọng giúp cho hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa thành công;  Ảnh hưởng hạn chế của chính phủ đối với ngành công nghiệp và trường đại học: chính phủ không nên cố chỉ đạo ngành công nghiệp. Nhu cầu thị trường sẽ dẫn dắt ngành công nghiệp, do đó, nhu cầu sẽ lái thương mại hóa;  Hệ thống các tổ chức trung gian/cầu nối hiệu quả và có năng lực: Việc thành lập một văn phòng TTO có khả năng và kinh nghiệm thích hợp là điều cần thiết để thương mại hóa các sáng chế của trường đại học. Văn phòng TTO không nên chỉ là nơi cấp li-xăng công nghệ, các văn phòng này cũng nên quản lý giảng viên và các nhà nghiên cứu trong trường đại học, bao gồm cả việc theo dõi việc chuyển giao và thỏa thuận khác, đào tạo giảng viên và thiết lập chính sách thống nhất cho các trường đại học để tránh các vấn đề về SHTT;  Cam kết của chính phủ cho giáo dục kỹ thuật và khoa học, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng liên quan, điều này đòi hỏi nguồn tài trợ dồi dào của nhà nước, để cho nghiên cứu của các trường đại học không bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp và thương mại;  Duy trì sự xuất sắc trong nghiên cứu là quan trọng, không có nghiên cứu tốt thì sẽ có rất ít thành tựu để chuyển giao và thương mại hóa;  Các chiến lược mới để liên kết giảng dạy, nghiên cứu và thương mại hóa, chẳng hạn như giảng cho sinh viên về kinh doanh khởi nghiệp, nên được đẩy mạnh;  Thực tiễn nhiều nước OECD cho thấy, các bằng sáng chế vẫn liên tục được cấp với số lượng cao hiện nay, nhưng lượng tri thức được trao đổi với các doanh nghiệp và thu nhập phát sinh từ hợp đồng nghiên cứu và quan hệ đối tác công-tư có thể chưa tương xứng;  Các nhà hoạch định chính sách cần xem xét tập trung chính sách khuyến khích các doanh nhân sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu hàn lâm;  Các chính sách và biện pháp khuyến khích không nên chỉ tập trung vào các ngành khoa học vật lý và tự nhiên, chuyển giao kết quả nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn cũng có thể tạo ra những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh;  Chỉ số mới để đo lường chuyển giao tri thức, khai thác và thương mại hóa là quan trọng để đo lường hiệu suất và triển khai các chính sách tốt hơn. Chúng tôi hy vọng Tổng luận này đã cung cấp một cái nhìn toàn diện từ lý luận đến thực tiễn hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên công hiện nay trên thế giới và sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt Nam. Biên soạn: ThS. Phùng Anh Tiến ThS. Nguyễn Lê Hằng ThS. Nguyễn Thị Hạnh CN. Phạm Khánh Linh 64 Tài liệu tham khảo 1. AUTM US Licensing Activity Survey 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. 2. BE Etats-Unis 254 du 11/07/2011 "L'activité de transfert des laboratoires fédéraux : une machine à plusieurs vitesses". 3. BE Etats-Unis 240 du 18/03/2011 "Les trente ans de la loi américaine "Bayh-Dole" : quels impacts sur l'innovation et la valorisation dans les universités? 4. BE Etats-Unis 279 du 24/02/2012 L'activité de transfert de technologies dans les universités américaines: bilan et perspectives-Partie 2/2: une réalité protéiforme 5. BE Etats-Unis 278 du 17/02/2012 « L'activité de transfert de technologies dans les universités américaines: bilan et perspectives- Partie 1/2: évolution des principaux indicateurs » electroniques.com/actualites/069/69169.htm. 6. “Improving University Technology Transfer and Commercialization”, Darrell M. West, Issues in Technology Innovation, Number 20, December 2012. 7. OECD Publication - "Commercialising Public Research: New Trends and Strategies", [17 Dec 2013] 8. Lệch pha chuyển giao nghiên cứu khoa học, Báo Người lao động, 2/3/2014 9. Thương mại hóa công nghệ, đại học-doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, 21/2/2014 10. Thương mại hoá kết quả nghiên cứu: Chất lượng là chìa khoá, VEN, 28/12/2010 11. The Bayh-Dole Act: Selected Issues in Patent and policy and the Commercialization of Technology, Congressional Research Service, Wendy H. Schacht, 16/03/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_chuyen_giao_tri_thuc_va_thuong_mai_hoa_ket_qua_nghi.pdf
Tài liệu liên quan