Giới thiệu chung
1. Một số khái niệm
o Khái niệm về sản xuất
o Khái niệm về quản trị sản xuất và tác nghiệp
2. Xu hướng nghiên cứu quản trị sản xuất và tác nghiệp
o Sản xuất như là một hệ thống
o Các quyết định trong quản trị sản xuất và tác nghiệp
120 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu quản trị sản xuất và tác nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động cải tiến liên tục.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A: Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn
Phụ lục này đưa ra các thông tin thêm về các yêu cầu và nhằm tránh sự hiểu nhầm về các yêu cầu. Phụ lục này chỉ đề cập đến các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường được nêu trong điều khoản 4.
A.1 Các yêu cầu chung
Nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường được mô tả bằng tiêu chuẩn sẽ đem lại kết quả hoạt động về môi trường được cải tiến. Tiêu chuẩn này dựa trên quan niệm là tổ chức phải định kỳ xem xét và đánh giá hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm xác định các cơ hội cải tiến và thực hiện chúng. Các hoạt động cải tiến hệ thống quản lý môi trường nhằm đạt được những cải tiến hơn nữa trong kết quả hoạt động môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường đưa ra một quá trình có cơ cấu để đạt được sự cải tiến liên tục, tỷ lệ và mức độ của nó sẽ được tổ chức xác định theo tình hình kinh tế và các tình hình khác. Mặc dù một số cải tiến trong kết quả hoạt động về môi trường là có thể do việc áp dụng tiếp cận hệ thống, cần phải nắm được là hệ thống quản lý môi trường là một công cụ cho phép tổ chức đạt được và kiểm soát một cách có hệ thống mức độ kết quả của hoạt động môi trường mà tổ chức đặt ra cho mình. Việc thiết lập và vận hành hệ thống quản lý môi trường, chính nó, sẽ không nhất thiết phải giảm được ngay lập tức những tác động có hại về môi trường.
Một tổ chức được tự quyền và linh hoạt trong việc xác định phạm vi và có thể lựa chọn để thực hiện tiêu chuẩn quốc tế này trong toàn bộ tổ chức hoặc trong một đơn vị hoạt động cụ thể của mình hoặc các hoạt động của tổ chức. Nếu tiêu chuẩn quốc tế này được thực hiện cho một đơn vị hoặc hoạt động cụ thể, chính sách và thủ tục do các phần khác của tổ chức xây dựng nên có thể được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này, với điều kiện là chúng phải được áp dụng cho đơn vị hoặc hoạt động cụ thể mà phụ thuộc vào chúng. Mức độ chi tiết và phức tạp của hệ thống quản lý môi trường, mức độ tài liệu và các nguồn lực dành riêng cho hệ thống quản lý sẽ phụ thuộc và kích cỡ của tổ chức và bản chất của các hoạt động của tổ chức. Đây có thể là trường hợp đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc hợp nhất các vấn đề về môi trường với hệ thống quản lý tổng thể có thể đóng góp vào việc thực hiện hữu hiệu hệ thống quản lý môi trường, cũng như đóng góp vào hiệu quả và mức độ rõ ràng của các vai trò.
Tiêu chuẩn quốc tế này bao gồm các yêu cầu của hệ thống quản lý, dựa trên quá trình có tính chu kỳ năng động của việc "lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và xem xét"
Hệ thống phải giúp tổ chức để
Thiết lập chính sách môi trường phù hợp với tổ chức;
Nhận biết các khía cạnh về môi trường xuất phát từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ trước đây, đang thực hiện và trong kế hoạch của tổ chức, để xác định mức độ tác động về môi trường;
Xác định các yêu cầu pháp luật và quy định;
Xác định các ưu tiên và thiết lập các mục đích và mục tiêu về môi trường phù hợp;
Thiết lập cơ cấu và các chương trình để thực hiện chính sách và đạt được các mục đích và mục tiêu;
Tạo thuận lợi cho các quá trình lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, hành động khắc phục, đánh giá và xem xét các hoạt động để đảm bảo là chính sách được tuân thủ và hệ thống quản lý môi trường được duy trì phù hợp;
Đủ khả năng thích ứng với những thay đổi.
A.2 Chính sách môi trường
Chính sách môi trường là định hướng cho việc thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường để tổ chức có thể duy trì và có tiềm năng để cải tiến kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy chính sách phải thể hiện cam kết của lãnh đạo cao nhất tuân thủ những luật lệ hiện hành và việc cải tiến liên tục. Chính sách đưa ra cơ sở qua đó tổ chức thiết lập các mục đích và mục tiêu. Chính sách phải rõ ràng để các bên liên quan bên trong và bên ngoài tổ chức có thể hiểu và định kỳ phải được xem xét và sửa đổi để phản ánh sự thay đổi các điều kiên và thông tin. Phạm vi áp dụng phải được xác định rõ.
Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải xác định và thiết lập bằng văn bản chính sách môi trường đảm bảo đúng tinh thần của chính sách môi trường của tổ chức lớn hơn mà nó là một bộ phận với sự chấp thuận của tổ chức đó, nếu có.
Chú ý - Lãnh đạo cao nhất có thể bao gồm một cá nhân hoặc nhóm các cá nhân với các trách nhiệm lãnh đạo đối với tổ chức.
A.3 Lập kế hoạch
A.3.1 Các khía cạnh về môi trường
Điều khoản nhỏ 4.3.1 nhằm đưa ra một quá trình cho một tổ chức để nhận biết các khía cạnh về môi trường đáng kể mà phải được giải quyết hệ thống quản lý môi trường của tổ chức giải quyết ưu tiên giải quyết. Quá trình này phải tính đến chi phí và thời gian thực hiện phân tích và mức độ sẵn có của các dữ liệu đáng tin cậy. Các thông tin sẵn có cho các mục đích điều chỉnh hoặc các mục đích khác có thể được sử dụng cho quá trình này. Tổ chức cũng có thể xem xét đến mức độ thực hiện kiểm soát mà họ có thể có đối với các khía cạnh môi trường được xem xét. Tổ chức phải xác định đâu là các khía cạnh về môi trường của họ bằng việc xem xét các yếu tố đầu vào và đầu ra gắn liền với các hoạt động, sản phẩm và/hoặc dịch vụ hiện tại và trước đây của tổ chức.
Một tổ chức mà hiện tại không áp dụng hệ thống quản lý môi trường trước tiên phải thiết lập vị trí của tổ chức về môi trường bằng các hình thức xem xét. Mục đích phải là việc xem xét tất cả các khía cạnh về môi trường của tổ chức như là cơ sở để thiết lập hệ thống quản lý môi trường.
Những tổ chức đang áp dụng các hệ thống quản lý môi trường không phải tiến hành hoạt động xem xét này.
Việc xem xét phải bao quát bốn khu vực:
Các quy định và yêu cầu pháp luật
Xác định các vấn đề môi trường
Kiểm tra thực tiễn và các thủ tục hiện hành về môi trường
Đánh giá thông tin phản hội về điều tra các sự cố trước đây
Trong tất cả các trường hợp, phải xem xét các hoạt động bình thường và không bình thường trong tổ chức và các điều kiện khẩn cấp tiềm tàng.
Hình thức tiếp cận phù hợp để xem xét có thể bao gồm danh mục kiểm tra, phỏng vấn, trực tiếp thanh tra và đo lường, kết quả của các lần đánh giá trước hoặc các xem xét khác phụ thuộc vào bản chất của các hoạt đôngj.
Quá trình xác định các vấn đề về môi trường nổi bật gắn liền với các hoạt động tại đơn vị hoạt động, khi thích hợp, phải,
Sự phát ra không khí;
Nhiễm vào nước;
Xử lý chất thải;
Sự ô nhiễm đất;
Sử dụng nguyên liệu và các tài nguyên thiên nhiên;
Các vấn đề khác về cộng đồng và môi trường địa phương
Quá trình này phải xem xét các điều kiện hoạt động thông thường, các điều kiện tắt và khởi động, cũng như các tác động đáng kể tiềm tàng thực tế gắn liềm với các tình huống khẩn cấp hoặc lường trước được một cách hợp lý.
Quá trình nhằm xác định các vấn đề môi trường nổi bật gắn liền với các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ và không nhằm yêu cầu việc đánh giá chu kỳ sống ở mức độ chi tiết. Tổ chức không phải đánh giá từng sản phẩm, bộ phận cấu thành và các nguyên liệu thô đầu vào. Các tổ chức có thể lựa chọn loại hình hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ để xác định các vấn đề có thể có tác động đáng kể nhất.
Việc kiểm soát và ảnh hưởng đối với các vấn đề môi trường của sản phẩm rất khác nhau, phụ thuộc vào tình hình thị trường của tổ chức. Một nhà thầu hoặc nhà cung ứng cho tổ chức có thể kiểm soát rất ít trong khi tổ chức chịu trách nhiệm về thiết kế sản phẩm có thể biến đổi vấn đề một cách đáng kể bằng việc thay đổi, ví dụ, một nguyên liệu đầu vào. Trong khi thừa nhận là tổ chức có rất ít sự kiểm soát việc sử dụng và xử lý các sản phẩm của họ, nếu thấy thực tế, tổ chức phải xem xét việc sử dụng đúng và cơ chế xử lý. Điều khoản này không nhằm vào việc thay đổi hoặc làm tăng trách nhiệm pháp lý của tổ chức.
A.3.2 Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
Các ví dụ về các yêu cầu mà tổ chức phải tuân thủ là
Quy định thực thi trong ngành
Thoả thuận với các cơ quan quản lý của nhà nước
Các hướng dẫn
A.3.3 Mục đích và mục tiêu
Các mục đích phải cụ thể và các mục tiêu phải đo lường được bất cứ khi nào là thực thi và khi phù hợp phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa into account
Khi xem xét các lựa chọn về công nghệ, tổ chức phải xem xét việc sử dụng công nghệ sẵn có tốt nhất, khả thi về kinh tế, hiệu quả về chi phí và đánh giá phù hợp.
Việc xem xét đến các yêu cầu về tài chính của tổ chức không nhằm ngụ ý là tổ chức phải có trách nhiệm sử dụng các phương pháp kế toán chi phí liên quan đến môi trường.
A.3.4 Các chương trình quản lý môi trường
Việc tạo và sử dụng một hoặc nhiều chương trình là yếu tố chính để thực hiện thành công hệ thống quản lý môi trường. Chương trình phải mô tả các mục tiêu của tổ chức và mục đích phải đạt được, bao gồm phạm vi thời gian và con người chịu trách nhiệm thực hiện chính sách môi trường của tổ chức. chương trình này có thể được chia nhỏ để giải quyết các yếu tố cụ thể trong hoạt động của tổ chức. Chương trình phải bao gồm việc xem xét về môi trường đối với các hoạt động mới.
Khi phù hợp, chương trình có thể bao gồm việc xem xét các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, sản xuất, tiếp thị và xử lý. Việc này có thế thực hiện cho cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ hiện có và mới. Đối với sản phẩm, việc này có thể giải quyết các vấn đề về thiết kế, nguyên vật liệu, các quá trình sản xuất, sử dụng và xử lý cuối cùng. Đối với việc lắp đặt và những thay đổi lớn trong các quá trình, việc xem xét có thể giải quyết các vấn đề lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, uỷ nhiệm, hoạt động và tại thời điểm tổ chức cho là thích hợp thực hiện thay đổi cả vấn đề decommission.
A.4 Việc thực hiện và hoạt động
A.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm
Việc thực hiện thành công hệ thống quản lý môi trường yêu cầu sự cam kết của tất cả các nhân viên trong tổ chức. Do vậy, trách nhiệm về môi trường phải không được coi là chỉ giới hạn đến chức năng môi trường, mà có thể bao gồm cả các khu vực khác của tổ chức như quản lý tác nghiệp hoặc các chức năng của cán bộ không thuộc về môi trường.
Cam kết phải bắt đầu ở cấp cao nhất. Theo đó, lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách môi trường của tổ chức và đảm bảo là hệ thống quản lý môi trường được thực hiện. Như một phần của cam kết này, lãnh đạo cao nhất phải chỉ định a) đại diện lãnh đạo với các trách nhiệm và quyền hạn cụ thể để thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. Trong tổ chức lớn hoặc phức tạp, có thể có nhiều hơn một đại diện lãnh đạo. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những trách nhiệm này có thể do một cá nhân thực hiện. Lãnh đạo cao nhất cũng phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực phù hợp để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được thực hiện và duy trì. Cũng rất quan trọng là các trách nhiệm chủ yếu trong hệ thống quản lý môi trường được xác định rõ và truyền đạt đến từng nhân sự thích hợp.
A.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định các nhu cầu đào tạo. Tổ chức cũng phải yêu cầu các nhà thầu hoạt động đại diện thay mặt cho tổ chức phải có khả chứng minh là nhân viên của họ được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu.
Lãnh đạo phải xác định mức độ kinh nghiệm, khả năng và đào tạo cần thiết để đảm bảo năng lực của nhân sự, đặc biệt là những người thực hiện những chức năng quản lý môi trường cụ thể.
A.4.3 Trao đổi thông tin
Tổ chức phải thực hiện thủ tục để tiếp nhận, lập văn bản và phúc đáp tới thông tin thích hợp và yêu cầu của các bên liên quan. Thủ tục này phải bao gồm đối với các bên liên quan và việc xem xét những quan tâm thích hợp. Trong một số trường hợp, việc phúc đáp tới các bên liên quan phải bao gồm cả các thông tin liên quan về tác động đến môi trường đi liền với hoạt động của tổ chức. Những thủ tục này phải thực hiện những trao đổi cần thiết với các cơ quan công chúng về lập kế hoạch các trường hợp khẩn cấp và các vấn đề liên quan.
A.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường
Mức độ chi tiết của tài liệu đầy đủ để mô tả các yếu tố chính và sự tương tác của hệ thống quản lý môi trường và đưa ra phương hướng cho thu thập thông tin về hoạt động của từng bộ phận cụ thể của hệ thống quản lý môi trường. Tài liệu này có thể gộp với tài liệu của các hệ thống quản lý khác mà tổ chức đang thực hiện. Tài liệu này không nhất thiết phải dưới hình thức một cuốn sổ tay riêng.
Các tài liệu liên quan bao gồm:
Thông tin về quá trình;
Sơ đồ tổ chức;
Tiêu chuẩn nội bộ và các thủ tục hoạt động;
Kế hoạch khẩn cấp tại chỗ
A.4.5 Kiểm soát tài liệu
Mục đích của 4.4.5 để đảm bảo tổ chức tạo và duy trì các tài liệu một cách đầy đủ để thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên, trước tiên tổ chức phải tập trung vào việc thực hiện hữu hiệu hệ thống quản lý môi trường và việc kết quả thực hiện về môi trường chứ không phải tập trung vào hệ thống kiểm soát tài liệu phức tạp.
A.4.6 Kiểm soát hoạt động
A.4.7 Sự sẵn sàng và phúc đáp khẩn cấp
A.5 Kiểm tra và hành động khắc phục
A.5.1 Giám sát và đo lường
Trong quá trình thiết lập và duy trì các thủ tục để điều tra và khắc phục sự không phù hợp, tổ chức phải bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp;
Xác định và thực hiện hành động khắc phục cần thiết;
Thực hiện hoặc thay đổi việc kiểm soát cần thiết để tránh sự lặp lại sự không phù hợp;
Ghi lại những thay đổi trong các thủ tục bằng văn bản do hành động khắc phục đem lại.
Tuỳ thuộc vào tình hình, việc này có thể thực hiện một cách nhanh chóng với việc lập kế hoạch tối thiểu hoặc có thể phức tạp hơn và là một hoạt động dài hạn. Các tài liệu kèm theo phải phù hợp với cấp độ của hành động khắc phục.
A.5.3 Hồ sơ
Các thủ tục để xác định, duy trì và xử lý hồ sơ phải tập trung vào những hồ sơ cần thiết để thực hiện và vận hành hệ thống quản lý môi trường và việc ghi hồ sơ ở mức độ mà các mục đích và mục tiêu theo kế hoạch được đáp ứng.
Các hồ sơ về môi trường có thể bao gồm:
Thông tin về các luật môi trường đang áp dụng hoặc các yêu cầu khác;
Hồ sơ về những khiếu nại;
Các hồ sơ đào tạo;
Thông tin về quá trình;
Thông tin về sản phẩm;
Hồ sơ về kiểm tra, duy trì và hiệu chuẩn
Nhà thầu lâu dài và các thông tin về nhà cung cấp;
Báo cáo sự cố;
Thông tin về sự sẵn sàng khẩn cấp và phúc đáp;
Thông tin về các vấn đề môi trường nổi bật;
Kết quả đánh giá;
Xem xét của lãnh đạo
Phải xem xét một cách thích hợp các thông tin về bí mật kinh doanh.
A.5.4 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
Chương trình đánh giá và các thủ tục phải bao gồm các nội dung:
Các hoạt động và khu vực được xem xét trong quá trình đánh giá;
Tần xuất đánh giá;
Trách nhiệm liên quan đến việc quản lý và thực hiện đánh giá
Trao đổi thông tin về kết quả đánh giá;
Năng lực của đánh giá viên
Thực hiện đánh giá như thế nào;
Đánh giá có thể do nhân sự trong tổ chức thực hiện và hoặc do người bên ngoài do tổ chức lựa chọn. Trong cả hai trường hợp, người thực hiện đánh giá phải ở vị trí để đánh giá một cách khách quan và công bằng.
A.6 Xem xét lãnh đạo
Nhằm duy trì cải tiến liên tục, tính phù hợp và hữu hiệu của hệ thống quản lý môi trường và kết quả thực hiện hệ thống, lãnh đạo của tổ chức phải xem xét và đánh giá hệ thống quản lý môi trường tại thời điểm xác định. Phạm vi của việc xem xét phải toàn diện mặc dù không phải tất cả các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường cần phải được xem xét ngay và quá trình xem xét có thể diễn ra trong một thời kỳ.
Việc xem xét chính sách, mục đích và các thủ tục phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo mà đã đề ra những chính sách và mục tiêu này.
Việc xem xét phải bao gồm:
Kết quả từ hoạt động đánh giá;
Mức độ mà các mục đích và mục tiêu đã được đáp ứng;
Sự tiếp tục tính phù hợp của hệ thống quản lý môi trường trong mối quan hệ với các điều kiện và thông tin thay đổi;
Mối quan tâm của các bên liên quan
Sự quan sát, kết luận và nhận xét phải được ghi lại thành văn bản để thực hiện các hành động cần thiết.
PHỤ LỤC B: Mối quan hệ giữa ISO 14001 và ISO 9001
Bảng B.1 và bảng B.2 nêu rõ mối quan hệ và sự giống nhau rất nhiều về chuyên môn giữa ISO 14001 và ISO 9001 và ngược lại.
Mục đích của việc so sánh là thể hiện khả năng kết hợp của cả hai hệ thống đối với những tổ chức đã áp dụng một trong những tiêu chuẩn này và có mong muốn đáp ứng theo cả hai tiêu chuẩn.
Mối liên hệ trực tiếp giữa các điều khoản nhỏ trong hai tiêu chuẩn quốc tế này đã được xác định nếu hai điều khoản này phần lớn là tương đồng ở nội dung của các yêu cầu. Ngoài ra, rất nhiều tương đồng trong liên hệ chéo ở mức chi tiết mà không thể thể hiện ở đây.
Bảng A.2: Tương ứng giữa ISO 14001:1996 và ISO 9001:2000
ISO 14001:1996
ISO 9001:2000
0
Mở đầu
0.1
Khái quát
0.2
Cách tiếp cận theo quá trình
0.3
Quan hệ với ISO 9004
0.4
Sư tương thích với các hệ thống quản lý khác
Phạm vi
1
1
Phạm vi
1.1
Khái quát
1.2
Áp dụng
Tiêu chuẩn trích dẫn
2
2
Tiêu chuẩn viện dẫn
Định nghĩa
3
3
Thuật ngữ và định nghĩa
Các yêu cầu của Hệ thống quản lý môi trường
4
4
Hệ thống quản lý môi trường
Các yêu cầu chung
4.1
4.1
5.5
Yêu cầu chung
Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin
5.5.1
Trách nhiệm và quyền hạn
Chính sách môi trường
4.2
5.1
Cam kết của lãnh đạo
5.3
Chính sách chất lượng
8.5
Cải tiến
Lập kế hoạch
4.3
5.4
Hoạch định
Khía cạnh môi trường
4.3.1
5.2
Hướng vào khách hàng
7.2.1
Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
7.2.2
Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm.
Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
4.3.2
5.2
Hướng vào khách hàng
7.2.1
Mục tiêu và chỉ tiêu
4.3.3
5.4.1
Mục tiêu chất lượng
Chương trình quản lý môi trường
4.3.4
5.4.2
Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng
8.5.1
Thực hiện và điều hành
4.4
7
Tạo sản phẩm
7.1
Hoạch định việc tạo sản phẩm
Cơ cấu trách nhiệm
4.4.1
5
Trách nhiệm của lãnh đạo
5.1
Cam kết của lãnh đạo
5.5.1
Trách nhiệm và quyền hạn
5.5.2
Đại diện của lãnh đạo
6
Quản lý nguồn lực
6.1
Cung cấp các nguồn lực
6.2
Nguồn nhân lực
6.2.1
Khái quát
6.3
Cơ sở hạ tầng
6.4
Môi trường làm việc
Đào tạo, nhận thức và năng lực
4.4.2
6.2.2
Năng lực, nhận thức và đào tạo
Thông tin liên lạc
4.4.3
5.5.3
Trao đổi thông tin nội bộ
7.2.3
Trao đổi thông tin với khách hàng
Tư liệu của hệ thống quản lý môi trường
4.4.4
4.2
Yêu cầu về hệ thống quản lý
4.2.1
Khái quát
4.2.2
Sổ tay chất lượng
Kiểm soát tài liệu
4.4.5
4.2.3
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
4.4.6
7.
Tạo sản phẩm
7.1
Hoạch định việc tạo sản phẩm
7.2
Các quá trình liên quan đến khách hàng
7.2.1
Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
7.2.2
Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
7.3
Thiết kế và phát triển
7.3.1
Hoạch định thiết kế và phát triển
7.3.2
Đầu vào của thiết kế và phát triển
7.3.3
Đầu ra của thiết kế và phát triển
7.3.4
Xem xét thiết kế và phát triển
7.3.5
Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển
7.3.6
Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển
7.3.7
Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển
7.4
Mua hàng
7.4.1
Quá trình mua hàng
7.4.2
Thông tin mua hàng
7.4.3
Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào
7.5
Sản xuất và cung cấp dịch vụ
7.5.1
Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
7.5.3
Nhận biết và xác định nguồn gốc
7.5.4
Tài sản của khách hàng
7.5.5
Bảo toàn sản phẩm
7.5.2
Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
4.4.7
8.3
KIểm tra và hành động khắc phục
4.5
8
Đo lường, phân tích và cải tiến
Giám sát (monitoring) và đo
4.5.1
7.6
8.1
Khái quát
8.2
Theo dõi và đo lường
8.2.1
Sự thoả mãn của khách hàng
8.2.3
Theo dõi và đo lường các quá trình
8.2.4
Theo dõi và đo lường sản phẩm
8.4
Phân tích dữ liệu
8.3
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
8.5.2
Hành động khắc phục
8.5.3
Hành động phòng ngừa
Hồ sơ
4.5.3
4.2.4
Kiểm soát hồ sơ
Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
4.5.4
8.2.2
Đánh giá nội bộ
Xem xét lại của ban lãnh đạo
4.6
5.6
Xem xét của lãnh đạo
5.6.1
Khái quát
5.6.2
Đầu vào của việc xem xét
5.6.3
Đầu ra của việc xem xét
GIỚI THIỆU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ SA 8000
Nền tảng của trách nhiệm xã hội:
“Xét cho cùng nhân quyền phổ quát khởi đầu từ đâu? Ở những nơi nhỏ gần với gia đình - gần và nhỏ đến nỗi người ta không thể nhìn thấy trên bất kỳ bản đồ thế giới nào. Tuy nhiên chúng là thế giới của bản vị cá nhân: khu phố nơi anh ta đang sống: mái trường nơi anh ta học: nhà máy, nông trại hoặc văn phòng nơi anh ta đang làm việc. Đó chính là những nơi mà mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em tìm kiếm bình đẳng công lý, bình đẳng cơ hội, bình đẳng nhân phẩm ,không có sự biệt đối xử. Trừ phi những quyền chính đáng đó có ý nghĩa thực sự ở những nơi kể trên, chúng sẽ chỉ còn lại những giá trị nhỏ nhoi ở bất kỳ nơi đâu khác."
Eleanor Roosevelt - Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền
SA 8000 là một kỹ xảo quan trọng để thực hiện công việc kinh doanh phù hợp với các giá trị xã hội
SA 8000 là Tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về đạo đức. Nó được thiết kế:
Cho việc đánh giá độc lập
Bởi các doanh nghiệp, cho cácdoanh nghiệp
Để có trách nhiệm với luật pháp và nền văn hoá
Bao gồm các yêu cầu của các bên hữu quanhhhh (các hội cộng đồng gia đình , các tổ chức NGO v.v…..)
SA 8000 là một bước chuyển hướng đúng đắn và nó hoàn tất các nỗ lực như là “ Sáng kiến thương mại đạo đức” tại Châu Âu, để đưa ra những vấn đề này vào danh sách những việc toàn cầu cần làm”
SA 8000 là:
Một tiêu chuẩn bảo vệ quyền của công nhân
Phù hợp với các công ước ILO
Tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên mang tính xã hội có thể đánh giá được.
Một khuôn mẫu đạo đức trong việc sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch vụ.
SAI (CEPAA)
SAI là chi nhánh của Council on Economic Priorities, được thành lập năm 1997. Nó được triệu tập để thuận tiện hơn cho việc viết SA 8000.
Tổ chức này bao gồm các đại diện của các hiệp hội , các tổ chức nhân quyền và quyền trẻ em, các học viện, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất, các nhà thầu, các nhà tư vấn , các công ty tài chính và chứng nhận: Abrinq, Amalgamated Bank, Amnesty International, Association Francois – Xavier Bagnoud, Avon, Body Shop, CEP, Eileen Fisher, Franklin Research and Develovememt, Grupo M, International Textile Garment and Leather Workers Federation, KPMG Peat Marwick, National Child Labor Committee, OTTO-Versand, Reebok, Sainsburry’s, SGS ICS, Toy R Us, University of Texas
Sứ mệnh của SA 8000:
Cải tiến các điều kiện làm việc mang tính toàn cầu
Cung cấp một tiêu chuẩn toàn cầu
Thực hiện song song với các tổ chức nhân quyền và lao động trên toàn thế giới.
Khuyến khích các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp và các bên hữu quan
"Các thách thức mang tính xã hội của toàn cầu chỉ được đáp ứng một cách đầy đủ chính xác nếu các giá trị đạo đức có được vị trí trung tâm trong chiến lược của các nhà sản xuất, những thương nhân quốc tế và những người bán lẻ"
Neil Kearney - International Textile, Garment and Leather Workers Federations(BE).
SA 8000 có tác dụng:
Đối với công chúng
Tin vào giá trị nhân bản
Tăng nhận thức về thực tiễn kinh doanh và tác động của chúng đối với sản phẩm/dịch vụ được sản xuất ra.
Nhận thức về các vấn đề xã hội và đạo đức
Nhận thức về các vấn đề môi trường
Nhận thức về các vấn để về sức khoẻ và an toàn.
Đối với bên kinh doanh:
Hỗ trợ những giá trị của con người
Chinh phục các áp lực cạnh tranh đang gia tăng
Mong muốn tuyển dụng những “ công dân có tinh thần hợp tác “ tốt.
Đối với người điều hành kinh doanh:
Trách nhiệm
Lương thiện
Công bằng
Chín chắn
Tại sao dùng một tiêu chuẩn?
Trách nhiệm xã hội (SA) 8000:
- Là một tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn rõ ràng và có thể kiểm tra được tạo điều kiện cho việc có thể áp dụng thực tế và cải tiến để có thể được đánh giá và kiểm tra một cách khách quan về cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Là một tài liệu được nhất trí rộng rãi: Diễn đạt được những quan tâm của các bên hữu quan có chính kiến.
- Linh hoạt nhưng rất chặt chẽ: Thoả mãn sự mong đợi của xã hội , nhưng phù hợp với việc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực công nghiệp và địa phương.
Trách nhiệm xã hội SA 8000:
- Dứt khoát tôn trọng các khía cạnh chính trong các công ước của ILO và Liên Hiệp Quốc liên quan đến nhân quyền và nơi làm việc.
- Bao gồm các yêu cầu linh hoạt và có thể đánh giá được của hệ thống quản l ý.
- Khái niệm quản lý cơ bản được thể hiện trong phần 9.
- Đòi hỏi các cơ chế để bảo đảm việc kiểm soát, phản ứng và trách nhiệm.
- Bảo đảm rằng công tác quản lý của công ty tôn trọng trách nhiệm xã hội như là một vấn đề kinh doanh theo chiến thuật.
Lý do sử dụng giấy chứng nhận và tiến tới được công nhận một cách chính thức:
- Các yêu cầu được quốc tế công nhận cung cấp sự thiết thực, rõ ràng và trách nhiệm mà tất cả mọi người có thể dễ dàng hiểu được.
- Hướng dẫn ISO 61 & 62 & tiêu chuẩn TailoeredSA.
- Sự độc lập và khả năng chuyên nghiệp được các tổ chức đánh giá và chính thức công nhận.
- Việc được cấp giấy chứng nhận đem đến sự tự tin cho các bên hữu quan và hợp lý hoá các chi phí.
- Việc cấp giấy chứng nhận đem đến sự khuyến khích kinh doanh cho các nhà quản lý của các công ty cung ứng.
Các bên hữu quan
- Lao động trẻ em và các gia đình.
- Công nhân
- Các tổ chức chính phủ (NGO), liên đoàn lao động và các bên thứ ba có quan tâm khác.
- Các nhà sản xuất ( dây chuyền cung cấp).
- Các công ty cung cấp sản phẩm / nguyên liệu.
Các bên có ảnh hưởng khác
- Những người tiêu dùng
- Các cổ đông
- Các công ty thương mại
- Chính quyền
- Những người mua hàng
- Bảo hiểm rủi ro
- Các đại lý / tổ chức quốc tế
VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA SẢN XUẤT
1. Vai trò trung hòa bên trong: Trung hòa các khả năng xấu
2. Vai trò trung hòa bên ngoài: Bắt kịp các đối thủ cạnh tranh
3. Vai trò hỗ trợ bên trong: Tạo ra một sự hỗ trợ đáng tin cậy cho chiến lược kinh doanh tổng thể
4. Vai trò hỗ trợ bên ngoài: Sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho công ty đạt được những lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Các sứ mệnh của sản xuất thể hiện ở:
- Chất lượng
- Độ tin cậy
- Tính linh hoạt về thiết kế
- Tính linh hoạt về sản lượng
- Hiệu quả chi phí
Các nguồn lực:
- Nhân công trực tiếp
- Nguyên liệu và các phụ kiện
- Thiết bị vốn
- Hệ thống (quản lý)
- (Thời gian)
Các ưu tiên cạnh tranh (Tầm quan trọng giảm theo thứ tự)
Châu Âu
Mỹ
Nhật Bản
Chất lượng ổn địnhGiao sản phẩm tin cậySản phẩm tin cậyGiao sản phẩm nhanhCạnh tranh về giá cảGiới thiệu sản phẩm mới nhanhSản phẩm hiệu quả caoĐáp ứng thị hiếu khách hàngHỗ trợ sản phẩm hiệu quả...Linh hoạt về thiết kếSản phẩm đa dạngThay đổi phối hợp nhanh chóngPhân phối rộng
Chất lượng ổn địnhGiao sản phẩm tin cậySản phẩm tin cậyCạnh tranh về giáGiao sản phẩm nhanhGiới thiệu sản phẩm mới nhanhSản phẩm hiệu quả caoHỗ trợ sản phẩm hiệu quảThay đổi phối hợp nhanh...Linh hoạt về thiết kếPhân phối rộngDịch vụ sau bán hàngThay đổi sản lượng
Cạnh tranh về giá cảSản phẩm tin cậyChất lượng ổn địnhGiao sản phẩm nhanhHiệu quả caoGiao sản phẩm tin cậyĐáp ứng thị hiếu khách hàngSản phẩm đa dạngDịch vụ sau bán hàng...Sản phẩm bềnThay đổi phối hợp nhanhHỗ trợ sản phẩm hiệu quảPhân phối rộng
Những ưu điểm so với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất(ưu điểm giảm dần theo thứ tự)
Châu Âu
Mỹ
Nhật bản
Độ tin cậy
Độ tin cậy
Độ tin cậy
Nhất quán về chất lượng
Nhất quán về chất lượng
Bền
Hiệu quả cao
Hiệu quả cao
Hiệu quả cao
Bền
Bền
Nhất quán về chất lượng
Giao sản phẩm nhanh
Giao sản phẩm tin cậy
Giao sản phẩm tin cậy
Giao sản phẩm tin cậy
Hỗ trợ hiệu quả
Đáp ứng thị hiếu khách hàng
Đáp ứng thị hiếu khách hàng
Sản phẩm đa dạng
Sản phẩm đa dạng
Sản phẩm đa dạng
Đáp ứng thị hiếu khách hàng
Thay đổi sản lượng nhanh
Thay đổi sản lượng nhanh
Giao sản phẩm nhanh
Hỗ trợ sản phẩm
Thay đổi phối hợp nhanh
Thay đổi phối hợp nhanh
Giao sản phẩm nhanh
Phân phối rộng
Thay đổi thiết kế nhanh
Phân phối rộng
Cạnh tranh về giá
Cạnh tranh về giá
Giới thiệu sản phẩm mới nhanh
Giới thiệu sản phẩm mới nhanh
Giới thiệu sản phẩm mới nhanh
Cạnh tranh về giá
Điều gì xảy ra nếu chúng ta làm sai?
Giả sử là
Liệu có bền vững hay không?
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
I. đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại việt nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Các dấu hiệu không được bảo hộ
Các đối tượng không cần đăng ký gồm
Hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Quy trình xem xét đơn
Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài
II. Các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Công ước PARIS 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp
Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá
Công ước Lahay về kiểu dáng công nghiệp
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
III. Sở hữu công nghiệp đối với hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
I. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
A. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp:
- Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá được xác lập quyền sở hữu theo văn bản bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý tên thương mại được tự động xác lập khi hội đủ các điều kiện quy định mà không phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện hình thức:
Đơn yêu cầu văn bằng bảo hộ
Quyền nộp đơn
Thực hiện quyền nộp đơn
Nguyên tắc nộp đơn
* Quyền nộp đơn
Quyền nộp đơn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu giáng công nghiệp:
- Tác giả, đồng tác giả
- Người thừa kế
- Người sử dụng lao động
Quyền nộp đơn đối với nhãn hiệu hàng hoá:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hợp pháp
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất đó không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.
Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại nước, địa phương có tên địa lý (yêu cầu: Đáp ứng điều 7, NĐ 63/CP)
- Cá nhân, pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ do nước ngoài cấp thì có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam.
Quyền nộp đơn SC/GPHI, KDCN,NHHH có thể chuyển nhượng cho cá nhân hoặc pháp nhân khác bằng văn bản (giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn).
Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá không được chuyển nhượng.
* Thực hiện quyền nộp đơn
- Nộp trực tiếp:Việc nộp đơn đựoc thực hiện bởi người có quyền nộp đơn
- Nộp gián tiếp: Việc nộp đơn được uỷ quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
* Nguyên tắc nộp đơn: Áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to file)
Khái niệm “quyền ưu tiên” được xác lập theo ngày ưu tiên là ngày đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện nội dung (quy định tại các điều 782-786 Bộ luật dân sự)
Đối với sáng chế:
- Là giải pháp kỹ thuật
- Có tính mới thế giới
- Có trình độ sáng tạo
- Có khả năng áp dụng
Đối với giải pháp hữu ích:
- là giải pháp kỹ thuật
- Có tính mới thế giới
- Có khả năng áp dụng
Đối với kiểu dáng công nghiệp:
- Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
- Có tính mới thế giới
- Dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Đối với nhãn hiệu hàng hoá:
Là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.
Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:
- Là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương có điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt tạo nên tính chất chất lượng đặc thù của các mặt hàng (lưu ý : Tên gọi xuất xứ hàng hóa đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá và đã mất chức năng chỉ dẫn xuất xứ hàng hoá đó thì không được bảo hộ như một đối tượng sở hữu công nghiệp).
Các dấu hiệu không được bảo hộ:
a. Đối với sáng chế/ giải pháp hữu ích:
- Các phát minh, các lý thuyết khoa học
- Phương pháp và hệ thồng tổ chức và quản lý kinh tế, giáo dục, giảng dạy, đào tạo, luyện tập vật nuôi.
- Hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu, bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ chỉ mang đặc tính thẩm mỹ, không mang đặc tính kỹ thuật.
- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự.
- Giống thực vật, giống động vật.
- Phương pháp phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, cho động vật.
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật.
b. Đối với kiểu dáng công nghiệp:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng.
- Hình dáng bên ngoài chỉ mang đặc tính kỹ thuật hoặc do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn được trong quá trình sử dụng.
- Kiểu dáng của sản phẩm chỉ có giá trị thầm mỹ.
c. Đối với nhãn hiệu hàng hoá:
- Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt (như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng).
- Dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
- Dấu hiệu thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng….. mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và sản xuất của hàng hoá, dịch vụ.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch gây nhầm lẫm hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ.
- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với các dấu chất lượng, dấu kiểm tra …. của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ…. của Việt Nam và cả nước ngoài nếu không được cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép.
d. Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá
- Các chỉ dẫn xuất xứ không phải là tên địa lý (kể cả dấu hiệu mang tính chất biểu tượng của nước, địa phương là nơi xuất xứ của hàng hoá nhưng không phải là tên địa lý, địa phương đó).
- Tên gọi xuất xứ hàng hoá đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa và đã mất chức năng chỉ dẫn xuất xứ hàng hoá.
Các đối tượng không cần đăng ký gồm:
- Bí mật kinh doanh
- Chỉ dẫn địa lý
- Tên thương mại
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp).
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các 4 đối tượng nếu trên không dựa trên Văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu công nghiệp cấp mà sẽ tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện. Cụ thể như sau:
a. Bí mật kinh doanh:
Được bảo hộ dưới dạng là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin về nội dung, không phải dạng tín hiệu hoặc dấu hiệu, không phải là những hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. Các thành quả này được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
NĐ 54 cũng quy định các thông tin không liên quan đến kinh doanh như bí mật về nhân thân, về quản lý nhà nước, về an ninh quốc phòng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh doanh.
b. Chỉ dẫn địa lý:
Được bảo hộ khi đó là những thông tin về nguốn gốc địa lý của hàng hoá thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc địa lý tạo nên (tránh nhầm lẫn giữa một chỉ dẫn địa lý với một tên gọi xuất xứ hàng hoá, đây là hai đối tượng khác nhau và tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ được bảo hộ dưới hình thức Văn bằng bảo hộ).
Nghị định 54 cũng quy định các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.
c. Tên thương mại:
Được bảo hộ khi là tập hợp những chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực.
NĐ 54 cũng đã quy định các tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực :Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại.
d. Quyền chống cạnh tranh thương mại không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp tự động được bảo hộ khi có thiệt hại hoặc khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Các quyền này bao gồm: Quyền tổ chức cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sử dụng chỉ dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của mình mà không được sự đồng ý, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho mình; Quyền buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
Việc thực hiện quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp có thể thông qua hội người tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoặc một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
Do các đối tượng trên được bảo hộ tự động, không thông qua hay không bằng một giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ nào cả cho nên việc có căn cứ bảo hộ các đối tượng nêu trên không chỉ được đặt ra khi xảy ra tranh chấp giữa hai chủ thể giả thuyết là có quyền lợi liên quan cụ thể và khi đó bên nào được bảo vệ sẽ tuỳ thuộc vào số lượng tài liệu chứng minh những bằng chứng thuyết phục có giá trị pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp:
a. Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích các tài liệu cần thiết gồm:
- Tờ khai (theo mẫu do Cục sở hữu công nghiệp ban hành)
- Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích (bản mô tả được nộp phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích đến mức căn cứ vào đó bất cứ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế/ giải pháp hữu ích đó.
Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích bao gồm các phần chính như sau: Tên sáng chế/ giải pháp hữu ích, lĩnh vực kỹ thuật được đề cập, tình trạng kỹ thuật của sáng chế/ giải pháp hữu ích (những giải pháp kỹ thuật đã biết); bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích; mô tả vắn tắt các hình vẽ (nếu có); ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; những kết quả đạt được khi đo áp dụng sáng chế/ giải pháp hữu ích.
- Yêu cầu bảo hộ: Nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng,phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ)
- Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích (được nộp nhằm mục đích công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng nhất.
- Bản vẽ sơ đồ, bản tính toán (không bắt buộc luôn luôn phải có trong một bộ hồ sơ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích), nhằm làm rõ bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích và được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật, trên các hình vẽ chỉ được ghi kích thước cần thiết để làm sáng tỏ bản chất nêu trong phần mô tả, không được sử dụng chữ viết trong hình vẽ trừ những trường hợp rất cần thiết nhưng phải ngắn gọn)
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên) của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ lần đầu tiên đã nộp và được xem xét về mặt hình thức xác định ngày nộp đơn hợp lệ, đơn vị hợp lệ và ngày ưu tiên. Đi kèm với yêu cầu này phải có những tài liệu chứng minh hợp pháp. Nếu những tài liệu nói trên là giấy chứng nhận trưng bày triển lãm thì giấy đó phải có các thông tin về tên triển lãm, địa điểm và ngày bắt đầu trưng bày.
Tất cả phải được dịch ra tiếng Việt và phải được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT-SHCN.
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn không phải là tác giả của sáng chế/giải pháp hữu ích mà là người thụ hưởng quyền nộp đơn của các tác giả đó (những tài liệu này thường là Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…).
- Chứng từ phí, lệ phí.
- Tài liệu khác, nếu có (như : Phiếu báo cáo kết quả tra cứu…).
Đối với đơn kiểu dáng công nghiệp, tài liệu cần thiết gồm:
- Tờ khai ( theo mẫu do Cục SHCN ban hành)
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (phải chỉ rõ bản chất của kiểu dáng công nghiệp, nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết). Trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải có đàu đủ tên kiểu dáng công nghiệp, chỉ số phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp (theo thoả ước Locarno), lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, các kiểu dáng công nghiệp đã biết và liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ.
- Bộ bản vẽ/ ảnh chụp KDCN: 6 bộ gồm ảnh chụp/ hình vẽ phối cảnh và hình chiếu từ các phía để thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Tất cả các ảnh chụp/ bản vẽ thể hiện kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm/ bộ sản phẩm hoặc các phương án khác nhau của kiểu dáng công nghiệp phải có cùng một tỷ lệ, nền của bộ ảnh chụp phải tương phản hoặc không bị lẫn với sản phẩm và phải được chiếu sáng đểu.
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trên KDCN, nếu trên kiểu dáng công nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá (bản sao GCN ĐK NHHH hoặc tờ khai đơn ĐK NHHH hoặc bản sao đơn ĐK NHHH cùng với kết quả tra cứu nhãn hiệu hàng hoá đó).
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên: (Bản sao có xác nhận sao y bản chính của Đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm). Các tài liệu này phải dịch sang tiếng Việt và được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT-SHCN.
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn không phải là tác giả của kiểu dáng công nghiệp mà là người thụ hưởng quyền nộp đơn của các tác giả đó (Giấy chuyển quyền nộp đơn, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
- Chứng từ phí, lệ phí.
- Tài liệu khác, nếu có:
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tài liệu cần thiết gồm :
- Tờ khai (theo mẫu do cục SHCN ban hành)
- Mẫu nhãn hiệu (kích thước không vượt quá 80mm):
+ Nếu nhãn hiệu xin bảo hộ màu sắc: Nộp 15 mẫu nhãn màu, 5 mẫu đen trắng
+ Nếu nhãn hiệu không xin bảo hộ màu sắc: Nộp 15 mẫu nhãn màu đen trắng.
- Tài liệu xác nhận quyền sử dụng hợp pháp các dấu hiệu đặc biệt (quốc kỳ, quốc huy, ảnh người, tên gọi xuất xứ, địa danh).
- Chứng từ xác nhận hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp: Được xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể (quy chế này được quy định bởi tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bởi chủ nhãn hiệu đó. Trong quy chế phải ghi đầy đủ các quy tắc bắt buộc cho từng thành viên sử dụng nhãn hiệu phải tuân theo, trong đó có quy chế về chất lượng hàng hoá/ dịch vụ mang nhãn hiệu. Kèm theo quy chế đó phải có danh sách các thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể đó).
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (Bản sao có xác nhận sao y bản chính, Đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm). Các tài liệu này phải được dịch ra tiếng Việt và phải được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT –SHCN).
- Chứng từ phí, lệ phí
- Tài liệu khác, nếu có (phiếu báo cáo kết quả tra cứu….)
Đối với Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá , tài liệu cần thiết gồm:
- Tờ khai (theo mẫu do Cục SHCN ban hành)
- Bản thuyết trình chất lượng (chỉ rõ yếu tố để nhận dạng sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, các chỉ tiêu, đặc tính chất lượng (màu sắc, thể tồn tại, tỷ lệ các thành phần cấu tạo, đặc trưng cảm quan…) đồng thời phải chỉ ra các phương pháp hay cách thức kiểm định các đặc tính, chất lượng đó. Những đặc tính nói trên phải là đặc thù cho loại sản phẩm sẽ mang tên gọi xuất xứ hàng hoá tương ứng, chỉ ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm sản xuất tại vùng địa lý tương ứng với tên gọi xuất xứ so với chất lượng của sản phẩm cùng loại sản xuất tại vùng khác).
Trường hợp người nộp đơn thông qua tổ chức Đại diện SHCN, ngoài các tài liệu nêu trên cần có thêm Giấy uỷ quyền đại diện cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp mà mình lựa chọn.
Quy trình xem xét đơn:
1. Xem xét hình thức:
Thời gian xem xét hình thức là 3 tháng tính từ ngày đơn đến Cục sở hữu công nghiệp ghi trên dấu nhận đơn. Nếu đơn không có thiết sót, Cục SHCN sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và công bố đơn trên công báo SHCN.
(Theo quy định tại điều 18.2 và điều 31.2.a nghị định 63/CP, mọi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được công nhận hợp lệ đều được Cục SHCN công bố trên công báo SHCN. Điều này tạo thuận lợi cho những người có quyền và lợi ích liên quan có cơ hội có ý kiến về việc có hay không nên cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn. Đặc biệt đối với những người đó cũng như đối với cơ quan xác lập quyền, thủ tục phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ sẽ hữu ích và thuận tiện hơn nhiều so với thủ tục yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã cấp.
2. Xem xét nội dung
- Đơn sáng chế
+ Việc XNND chỉ được thực hiện khi cục SHCN nhận được yêu cầu xem xét nội dung và phí xem xét nội dung từ người nộp đơn trong vòng 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn.
+ Thời gian xem xét nội dung đơn sáng chế là 18 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp đơn.
- Giải pháp hữu ích
+ Việc XNND chỉ được thực hiện khi cục SHCN nhận được yêucầu xem xét nội dung và phí xem xét nội dung từ người nộpđơn trong vòng 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn.
+ Thời gian xem xét nội dung đơn giải pháp hữu ích là 9 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp đơn.
- Đơn nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.
Thời gian xem xét nội dung là 9 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
- Đơn xuất xứ hàng hoá.
Thời gian xem xét nội dung là 6 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
(Trong trường hợp xem xét đơn, người nộp đơn có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn. Việc sửa đổi bổ sung không được làm thay đổi bản chất đối tượng, không được mở rộng phạm vi bảo hộ).
đầu trang
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị định quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp
thông tư hướng dẫn việc thu, nộp và quản lý phí và lệ phí sở hữu công nghiệp
Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
Giấy tờ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính
Thông tư hướng dẫn quy định thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
nđ54 bảo vệ shcn đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh ko lành mạnh liên quan tới shcn
Tờ khai xin đăng ký bản quyền tác giả
Giấy xác nhận của công ty
Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhẫn hiệu hàng hoá
Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền
QUẢN LÝ NỘI TẠI HIỆU QUẢ
MỞ ĐẦU
Giới thiệu
Danh mục đối chiếu để tiến hành các biện pháp quản lý nội tại hiệu quả trong một doanh nghiệp
Giải quyết các vấn đề về tổ chức
Hướng dẫn thêm: Phân tích đầu vào và đầu ra trong quy trình sản xuất
Kết luận
MỞ ĐẦU
Mục tiêu của tài liệu hướng dẫn này là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) xác định các biện pháp quản lý nội tại thông thường, thiết thực và dựa trên tư duy thuần tuý để cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất chung của doanh nghiệp cũng như giảm tác động lên môi trường.
Quản lý nội tại hiệu quả có liên quan đến một số biện pháp phòng chống thất thoát nguyên vật liệu, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng và cải tiến các thủ tục hành chính cũng như các phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện các biện pháp này thường khá dễ dàng và chi phí thường là thấp. Do đó chúng đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tài liệu hướng dẫn này nhằm phục vụ các nhà quản lý chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng rằng hướng dẫn này sẽ giúp cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp Vừa và Nhỏ có thể hiểu được các nguyên lý cơ bản của quản lý nội tại hiệu quả, thiết lập các quy trình (phương thức) quản lý nhằm kết hợp quản ý nội tại hiệu quả này vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp và có thể đặt nền móng cho mọi cách tiếp cận mang tính hệ thống hơn để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tong quan.doc