Bệnh nhân SMA có nhiều kiểu hình lâm
sàng khác nhau, từ thể nhẹ cho đến thể
nặng. Tất cả các thể đều có sự mất gen
SMN1 đồng hợp tử, nhưng không có đột
biến chuyên biệt nào trên gen SMN1 có thể
giải thích cho các thể lâm sàng khác
nhau(1,6,10,12). Nghiên cứu của Wirth và cs cho
thấy rằng kích thước của sự mất đoạn liên
quan đến độ nặng của bệnh(24), bởi vì một số
gen lân cận của SMN1 được xem là có vai
trò bù trừ và điều chỉnh thể lâm sàng của
SMA, ví dụ như gen SARF1 và btfp44(19). Do
đó, mất đoạn càng rộng thì thể lâm sàng
càng nặng. Gen SMN2 là gen nằm gần với
SMN1 trên vùng SMA của nhiễm sắc thể
5q13, và giống gần như hoàn toàn với
SMN1. Có nhiều protein xuất phát từ gen
SMN2, do có sự kết nối ở những vị trí khác
nhau trong quá trình giải mã(4,5) Trong số
đó, chủ yếu là protein không có các axit
amin được mã hóa bởi exon 7, một số lượng
nhỏ là protein với chiều dài đầy đủ giống
hoàn toàn với protein của SMN1, và một số
protein khác với các tỉ lệ khác nhau. Chính
lượng nhỏ protein có chiều dài đầy đủ này
có vai trò bù trừ quan trọng khi bị mất gen
SMN1(4,23). Ngoài ra, Hsieh-Li và cs đã
chứng minh rằng có sự tương quan mạnh
mẽ giữa số lượng gen SMN2 và thể lâm
sàng của SMA ở chuột(7). Nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho thấy rằng những bệnh
nhân bị SMA type I có tần suất mất đoạn
vùng SMA rộng trên 5q13(3,9). Tất cả những
điều này chứng tỏ rằng có sự mất kèm theo
của các gen bù trừ lân cận trên bệnh SMA
type I. Nếu một người lành mang gen bệnh
SMA type I có mất đoạn rộng, mất cả SMN1
và SMN2 trên nhiễm sắc thể bệnh, thì tỉ lệ
SMN1/SMN2 của họ vẫn là 1/1 do họ có một
SMN1 và một SMN2 trên nhiễm sắc thể
bình thường. Một người lành mang gen
bệnh có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 1:2 là do nhiễm
sắc thể bệnh chỉ bị mất đoạn ngắn chứa
SMN1. Vì phần lớn các bệnh nhân SMA
type I trong lô nghiên cứu của chúng tôi có
mất đoạn rộng(3,9), chúng tôi mong đợi tỉ lệ
SMN1/SMN2 không lớn hơn 1 trong phần
lớn các người lành mang gen bệnh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tất cả người lành mang
gen bệnh trong nghiên cứu này đều có tỉ lệ
nhỏ hơn hoặc bằng 1. Mặc dù Nishio và cs
cho rằng tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2 ở bệnh nhân
SMA type I là đặc trưng của bệnh SMA ở
người Nhật(14), kết quả nghiên cứu của
chúng tôi không ủng hộ nhận xét này.
Ngược lại, kết quả này phù hợp với các kết
quả nghiên cứu được thực hiện ở các nước
phương Tây. Velasco và cs nhận thấy rằng
không có người nào trong 112 cha mẹ của
bệnh nhận SMA type I người Tây Ban Nha
có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2(22). Schwartz và cs
cũng không ghi nhận một trường hợp nào
có tỉ lệ là 2 trong 60 cha mẹ của bệnh nhân
người Scandinavi(20). McAndrew và cs chỉ
ghi nhận 1 trường hợp (1,3%) trong tổng số
79 cha mẹ có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2 ở người
Mỹ và Canada(11). Nghiên cứu của chúng tôi
không ghi nhận một trường hợp nào có tỉ lệ
SMN1/SMN2 là 2.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần khảo sát cơ chế di truyền của bệnh teo cơ tủy sống týp I (Werdnig-Hoffmann), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
75
GÓP PHẦN KHẢO SÁT CƠ CHẾ DI TRUYỀN
CỦA BỆNH TEO CƠ TỦY SỐNG TÝP I (WERDNIG-HOFFMANN)
Trần Diệp Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ gen SMN1/SMN2 ở người lành mang gen bệnh Werdnig-Hoffmann.
Phương pháp: Chúng tôi dùng phản ứng khuếch đại cạnh tranh tạo ra các sản phẩm PCR của
SMN1 và SMN2. Sau đó, làm đứt đoạn sản phẩm PCR của gen SMN bằng men Hinfl. Sản phẩm thu
được sẽ được chạy điện di trên gel, rồi scan bằng máy ảnh Polaroid dưới tia cực tím, và phân tích đậm độ
(phần mềm 1.16/ppc NIH Image) đối với hai dãi band 101 bp (SMN2) và 78 bp (SMN1). Tỉ lệ gen
SMN1/SMN2 được xác định dựa trên tỉ lệ đậm độ của đoạn 78 bp/101 bp.
Kết quả: 11 (73,3%) người có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 0,5 và 1; bốn người còn lại (26,7%) có tỉ lệ là
1/3.
Kết luận: Kết quả này hỗ trợ cho quan điểm cho rằng mất đoạn (deletion) chứ không phải chuyển đổi
đoạn (conversion) là cơ chế di truyền chính trong bệnh Werdnig-Hoffmann.
ABSTRACT
THE GENE COPY RATIOS OF SMN1/SMN2 IN CARRIERS
WITH TYPE I SPINAL MUSCULAR ATROPHY
Tran Diep Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 2 - 2008: 75 – 80
Objective: To determine the SMN1/SMN2 ratios of carriers of Werdnig-Hoffmann disease.
Methods: We used competitive PCR to amplified SMN1 and SMN2 gene products. The PCR
products were digested by Hinfl. The samples were run on gel, and scanned by Polaroid camera under
UV-light. Densitometric analysis was performed on the two bands that correspond to the 101 bp fragment
of SMN2 and the 78 bp fragment of SMN1. The SMN1/SMN2 copy ratio was determined based on the 78
bp/101 bp ratio obtained from densitometric analysis.
Results: We found that the SMN1/SMN2 ratio was 0.5 or 1 in 11 (73.3%) carriers; the remaining 4
(26.7%) carriers had an SMN1/SMN2 ratio of 1/3.
Conclusion: The finding supports the idea that deletion rather than conversion is the main genetic
event in Werdnig-Hoffmann disease.
MỞ ĐẦU
Bệnh teo cơ tủy sống (SMA) là bệnh di
truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường,
đặc trưng bởi sự yếu liệt và teo các cơ tiến
triển do sự thoái hóa của các tế bào vận
động ở sừng trước tủy sống. SMA gồm 3
thể lâm sàng, phân loại được dựa trên thời
điểm khởi phát và mức độ trầm trọng của
biểu hiện lâm sàng(13). Bệnh nhân SMA type
I (còn gọi là bệnh Werdnig-Hoffmann)
không thể ngồi được nếu không được giúp
đỡ, trong khi bệnh nhân SMA type III (bệnh
Kugelberg-Welander) thì có thể đi được.
SMA type II là thể trung gian với sự yếu cơ
tiến triển chậm hơn SMA type I. Tần số mắc
của SMA là 1 trên 10.000 lần sinh, với tần số
người lành mang gen bệnh là 1/50(15). Gen
SMN là gen gây bệnh SMA và được xác
định là nằm trên nhiễm sắc thể 5q13(1,12).
Không liên quan đến mức độ trầm trọng
của bệnh, 90-98% các bệnh nhân SMA có sự
mất đồng hợp tử của SMN1, do mất exon 7
hoặc 8 hoặc cả hai(6,10,16,22). Phần lớn bệnh
nhân người Trung Quốc, Hàn Quốc và
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TPHCM
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
76
Nhật có sự mất đồng hợp tử của exon 7 và 8
của gen SMN1(2,8,18). Gen protein ức chế sự
tự chết tế bào thần kinh (neuronal apoptosis
inhibitory protein: NAIP) là gen nằm gần
với gen SMN. Chúng bị mất đoạn trong
50% bệnh nhân bị SMA type I(17). Tần suất bị
mất gen NAIP trong bệnh SMA thể nhẹ xảy
ra ít hơn so với trong bệnh SMA type I, điều
này có lẽ phản ảnh mức độ rộng của sự mất
đoạn trên nhiễm sắc thể SMA(21,25). Gen
SMN là gen cần cho sự tồn tại và sống còn
của các tế bào thần kinh vận động tủy sống.
Gen SMN gồm hai gen khá giống nhau, đó
là SMN1 và SMN2 trên nhiễm sắc thể 5q13.
Cả hai gen đều có độ dài khoảng 20 kb
nhưng chỉ khác nhau có 5 nucleotide. Ở
bệnh nhân bị SMA, có ít nhất một gen
SMN2 còn sót lại. Người bình thường có
một gen SMN1 và một gen SMN2 trên mỗi
nhiễm sắc thể, do đó, tỉ lệ SMN1/SMN2 là 1.
Tỉ lệ gen SMN1/SMN2 ở cha mẹ của bệnh
nhân đã được sử dụng để phân tích vai trò
của số gen SMN2 trên độ nặng của bệnh
SMA. McAndrew và cs, và Velasco và cs
nhận thấy rằng ở người Tây Ban Nha, Mỹ
và Canada thì cha mẹ của bệnh nhân bị
SMA type II và III có tỉ lệ SMN1/SMN2 nhỏ
hơn so với cha mẹ của bệnh nhân SMA type
I(11,22). Tuy nhiên, Schwartz và cs(20) lại không
ghi nhận hiện tượng này trong gia đình
bệnh nhân người Scandinavi. Ngược lại,
Nishio và cs lại ghi nhận tỉ lệ SMN1/SMN2
bằng 2 ở hai trong số bốn người lành mang
gen bệnh, họ là cha mẹ của hai bệnh nhi
người Nhật bị SMA type I(14). Tác giả tiên
đoán rằng tần suất tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2 ở
người lành mang gen bệnh trong dân Nhật
cao hơn so với dân phương Tây(14). Chúng
tôi muốn tìm hiểu liệu tiên đoán này có
đúng không. Do đó, chúng tôi tiến hành xác
định tỉ lệ SMN1/SMN2 trên 15 người Nhật
là người lành mang gen bệnh SMA type I.
Để xác định tỉ lệ SMN1/SMN2, điều quan
trọng là phải phân biệt được hai loại gen
này. Chúng tôi dùng phản ứng khuếch đại
cạnh tranh (competitive polymerase chain
reaction: competitive PCR) bằng cách dùng
mồi ghép cặp sai (mismatch primer) để tạo
nên các vị trí hạn chế khác nhau (restriction
site) (xem thêm phần Đối Tượng và Phương
Pháp Nghiên Cứu) trên gen SMN1 và
SMN2. Điều này cho phép chúng tôi phân
biệt được SMN1 với SMN2, qua đó xác định
được tỉ lệ SMN1/SMN2.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng là 14 cha mẹ và 1 người em
ruột bình thường về lâm sàng của 7 gia đình
với 9 bệnh nhân bị SMA type I. Bảy gia đình
này không có mối liên hệ huyết thống với
nhau. Tất cả 9 bệnh nhân đều được xếp loại
là SMA type I theo tuổi khởi phát và mốc
vận động đạt được của trẻ dựa trên tiêu
chuẩn của International SMA
Consortium(13). Tất cả bệnh nhân đều có
đồng hợp tử mất đoạn exon 7 và 8(18). Phân
tích haplotype của tất cả các bệnh nhân và
thành viên trong gia đình cho thấy tất cả 14
cha mẹ và 1 người em ruột đều là người
lành mang gen bệnh (xem them chi tiết
trong tài liệu tham khảo 3). Ngoài ra, nhóm
chứng gồm 19 người tình nguyện bình
thường cũng tham gia trong nghiên cứu
này.
Phƣơng pháp xác định tỉ lệ gen
SMN1/SMN2
Chúng tôi dùng phản ứng khuếch đại
cạnh tranh (competitive PCR: PCR cạnh
tranh) dựa trên mồi SMN ghép cặp sai như
đã được mô tả bởi Wirth và cs(25). Mồi ghép
cặp sai sẽ tạo ra các vị trí hạn chế HinfI khác
nhau trên SMN1 và SMN2. Mồi theo chiều
xuôi (forward primer) là mồi ghép cặp sai
được thiết kế dựa trên trình tự các nucleotid
của SMN1 exon 7 (SMN7F: 5’-
CTTCCTTTTATTTTCCTTACAGGGATT-
3’), và mồi ngược (reverse primer) trên
intron 7 (SMN7R: 5’-
TCCACAAACCATAAAGTTTTAC-3’). Sản
phẩm PCR của gen SMN sẽ có chiều dài là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
77
135 bp. Phản ứng PCR cạnh tranh được
thực hiện trong 20 µl hỗn hợp phản ứng,
bao gồm 30 ng DNA của bộ gen (genomic
DNA), 1 x Perkin-Elmer dung dịch đệm
PCR, 200 µM của dNTP, 0,6 U Taq
polymerase (Perkin-Elmer), và 10 pmol cho
mỗi mồi SMN7F và SMN7R. Các điều kiện
tiến hành phản ứng theo chu kỳ được thực
hiện như đã được mô tả bởi Wirth và cs(25)
với một chút thay đổi, là mẫu của chúng tôi
được khuếch đại với 35 chu kỳ.
Hình 1. Sản phẩm PCR sau khi được ủ với men
HinfI và điện di trên gel polyacrylamide 16%.
Hai dải band trên cùng, tương ứng với đoạn
101 bp của SMN2 và đoạn 78 bp của SMN1. Tỉ
lệ gen SMN1/SMN2 được xác định dựa trên tỉ
lệ đậm độ của đoạn 78 bp/101 bp. Chúng ta thấy
ở người lành mang gen bệnh vẫn còn đủ gen
SMN1 và SMN2, như ở người cha (F) và mẹ
(M). Trong khi bệnh nhân (P) thì không có gen
SMN1 nhưng vẫn còn gen SMN2.
Sau khi có sản phẩm PCR của SMN,
chúng tôi ủ 10 µl sản phẩm PCR với 15 U
men HinfI (Toyobo) ở nhiệt độ 37°C trong 3
giờ, để làm đứt đoạn gen SMN. Do sản
phẩm PCR của SMN2 chỉ có một vị trí hạn
chế HinfI nên chúng sẽ bị cắt thành hai đoạn
với chiều dài là 101 và 34 bp, trong khi sản
phẩm PCR của SMN1 có hai vị trí hạn chế
HinfI nên chúng sẽ bị cắt thành ba đoạn có
chiều dài là 78, 34, và 23 bp. Sau đó các sản
phẩm này sẽ được chạy điện di trên gel
polyacrylamide 16% ở điện thế 100 V trong
3 giờ, rồi được nhuộm bằng ethidium
bromide, rồi scan gel đó bằng máy ảnh
Polaroid dưới tia cực tím, và phân tích đậm
độ bằng phần mềm 1.16/ppc NIH Image.
Phân tích đậm độ được thực hiện đối với
hai dải band trên cùng, tương ứng với đoạn
101 bp của SMN2 và đoạn 78 bp của SMN1
(Hình 1). Tỉ lệ gen SMN1/SMN2 được xác
định dựa trên tỉ lệ đậm độ của đoạn 78
bp/101 bp.
Để kiểm tra tính khả thi của việc xác
định tỉ lệ gen SMN1/SMN2 bằng phân tích tỉ
lệ đậm độ, chúng tôi xác lập khoảng chuẩn
về tỉ lệ đậm độ bằng cách xử dụng các hỗn
hợp biết trước với tỉ lệ SMN1/SMN2 khác
nhau. Gen SMN1 và SMN2 được khuếch
đại bằng hai phản ứng PCR riêng rẻ. Một
PCR để khuếch đại SMN1 từ một bệnh
nhân với một bệnh lý thần kinh khác, người
này chỉ có SMN1 mà không có SMN2.
Trong khi SMN2 được khuếch đại từ mẫu
của một bệnh nhân SMA, người này không
có gen SMN1 nhưng còn SMN2. Sản phẩm
của hai PCR này được làm tinh khiết bằng
gel agarose với bộ kit chiết xuất ADN
SupreTM -02 và -01 (Takara-Biochemicals).
Các khuôn mẫu (template) pha trộn 9000
bản sao (copies) SMN1 với số lượng khác
nhau của SMN2 để tạo các tỉ lệ
SMN1/SMN2 khác nhau là 2, 1, 0,5 và 1/3.
Phản ứng PCR cạnh tranh với các tỉ lệ
SMN1/SMN2 khác nhau này được tiến hành
tương tự như đã nêu ở trên.
KẾT QUẢ
Để kiểm tra tính khả thi của việc xác
định tỉ lệ gen SMN1/SMN2 bằng tỉ lệ đậm
độ, chúng tôi xác lập khoảng chuẩn và
đường biểu diễn về tỉ lệ đậm độ bằng cách
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
78
dùng các hỗn hợp khuôn mẫu với tỉ lệ
SMN1/SMN2 khác nhau đã được biết trước.
Chúng tôi thấy có mối tương quan dương
tính rõ rệt giữa tỉ lể phân tử (tỉ lệ khuôn
mẫu SMN1/SMN2) và tỉ lệ sản phẩm PCR
(tỉ lệ đậm độ SMN1/SMN2) trong khoảng
0-2 (Hình 2), với hệ số tương quan là r =
0,959. Điều này chứng tỏ rằng tỉ lệ gen
SMN1/SMN2 có thể được xác định bằng
cách phân tích đậm độ của các sản phẩm
PCR.
Sau đó, chúng tôi đã tiến hành xác định
tỉ lệ gen SMN1/SMN2 của 15 người lành
mang gen bệnh và 19 người chứng bình
thường. Tỉ lệ SMN1/SMN2 của mỗi người
rơi vào một trong bốn nhóm là 1/3, 0,5, 1 và
2, mà không có trùng lắp. Điều đó chứng tỏ
một cách tương ứng rằng số gen SMN1 là
1/3, phân nửa, bằng hoặc gấp đôi số gen của
SMN2. Bốn người lành mang gen bệnh
(26,7%) có tỉ lệ là 1/3, sáu người (40%, trong
đó có người em) có tỉ lệ là 0,5, và năm người
(33,3%) có tỉ lệ là 1 (Bảng 1 và Bảng 2).
Hình 2. Đường biểu diễn chuẩn PCR cạnh
tranh. Trục hoành là tỉ lệ các hỗn hợp khuôn
mẫu với tỉ lệ SMN1/SMN2 khác nhau đã được
biết trước (1/3, 0,5, 1 và 2). Trục tung là tỉ lệ
đậm độ của sản phẩm PCR cạnh tranh từ các
khuôn mẫu với tỉ lệ SMN1/SMN2 khác nhau.
Hệ số tương quan r là 0,959.
Không có người lành mang gen bệnh
nào có tỉ lệ là 2 hoặc không có gen SMN2. Ở
nhóm chứng, 2 người (10,5%), 12 người
(63,2%) và 5 người (26,3%) có tỉ lệ tương
ứng là 0,5, 1 và 2. Không có người chứng
nào có tỉ lệ là 1/3.
Bảng 1. Tỉ lệ SMN1/SMN2 của người lành
mang gen bệnh SMA type I (NLMGB SMA I)
và người chứng bình thường (NCBT)
Tỉ lệ
SMN1/SMN2
Phạm vi tỉ lệ
đậm độ
NLMGB SMA
I
NCBT
1/3 0,86 – 0.90 4 (26,7)* 0
0,5 0,98 – 1,04 6 (40.0) 2 (10,5)
1 1,06 – 1,15 5 (33,3) 12 (63,2)
2 1,17 – 1,25 0 5 (26,3)
Tổng cộng 15 19
* Số trong ngoặc đơn là giá trị phần trăm.
Bảng 2. Phân bố của tỉ lệ SMN1/SMN2 trên
người lành mang gen bệnh SMA type I
(NLMGB SMA I); F: cha; M: mẹ và S: em;
Gia đình
thứ
NLMGB SMA I SMN1/SMN2
1/3 0,5 1
1 M F
2 M, S F
3 F, M
4 F M
5 F, M
6 F, M
7 F, M
BÀN LUẬN
Bệnh nhân SMA có nhiều kiểu hình lâm
sàng khác nhau, từ thể nhẹ cho đến thể
nặng. Tất cả các thể đều có sự mất gen
SMN1 đồng hợp tử, nhưng không có đột
biến chuyên biệt nào trên gen SMN1 có thể
giải thích cho các thể lâm sàng khác
nhau(1,6,10,12). Nghiên cứu của Wirth và cs cho
thấy rằng kích thước của sự mất đoạn liên
quan đến độ nặng của bệnh(24), bởi vì một số
gen lân cận của SMN1 được xem là có vai
trò bù trừ và điều chỉnh thể lâm sàng của
SMA, ví dụ như gen SARF1 và btfp44(19). Do
đó, mất đoạn càng rộng thì thể lâm sàng
càng nặng. Gen SMN2 là gen nằm gần với
SMN1 trên vùng SMA của nhiễm sắc thể
Tỉ lệ SMN1/SMN2
T
ỉ
lệ
đ
ậ
m
đ
ộ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
79
5q13, và giống gần như hoàn toàn với
SMN1. Có nhiều protein xuất phát từ gen
SMN2, do có sự kết nối ở những vị trí khác
nhau trong quá trình giải mã(4,5) Trong số
đó, chủ yếu là protein không có các axit
amin được mã hóa bởi exon 7, một số lượng
nhỏ là protein với chiều dài đầy đủ giống
hoàn toàn với protein của SMN1, và một số
protein khác với các tỉ lệ khác nhau. Chính
lượng nhỏ protein có chiều dài đầy đủ này
có vai trò bù trừ quan trọng khi bị mất gen
SMN1(4,23). Ngoài ra, Hsieh-Li và cs đã
chứng minh rằng có sự tương quan mạnh
mẽ giữa số lượng gen SMN2 và thể lâm
sàng của SMA ở chuột(7). Nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho thấy rằng những bệnh
nhân bị SMA type I có tần suất mất đoạn
vùng SMA rộng trên 5q13(3,9). Tất cả những
điều này chứng tỏ rằng có sự mất kèm theo
của các gen bù trừ lân cận trên bệnh SMA
type I. Nếu một người lành mang gen bệnh
SMA type I có mất đoạn rộng, mất cả SMN1
và SMN2 trên nhiễm sắc thể bệnh, thì tỉ lệ
SMN1/SMN2 của họ vẫn là 1/1 do họ có một
SMN1 và một SMN2 trên nhiễm sắc thể
bình thường. Một người lành mang gen
bệnh có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 1:2 là do nhiễm
sắc thể bệnh chỉ bị mất đoạn ngắn chứa
SMN1. Vì phần lớn các bệnh nhân SMA
type I trong lô nghiên cứu của chúng tôi có
mất đoạn rộng(3,9), chúng tôi mong đợi tỉ lệ
SMN1/SMN2 không lớn hơn 1 trong phần
lớn các người lành mang gen bệnh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tất cả người lành mang
gen bệnh trong nghiên cứu này đều có tỉ lệ
nhỏ hơn hoặc bằng 1. Mặc dù Nishio và cs
cho rằng tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2 ở bệnh nhân
SMA type I là đặc trưng của bệnh SMA ở
người Nhật(14), kết quả nghiên cứu của
chúng tôi không ủng hộ nhận xét này.
Ngược lại, kết quả này phù hợp với các kết
quả nghiên cứu được thực hiện ở các nước
phương Tây. Velasco và cs nhận thấy rằng
không có người nào trong 112 cha mẹ của
bệnh nhận SMA type I người Tây Ban Nha
có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2(22). Schwartz và cs
cũng không ghi nhận một trường hợp nào
có tỉ lệ là 2 trong 60 cha mẹ của bệnh nhân
người Scandinavi(20). McAndrew và cs chỉ
ghi nhận 1 trường hợp (1,3%) trong tổng số
79 cha mẹ có tỉ lệ SMN1/SMN2 là 2 ở người
Mỹ và Canada(11). Nghiên cứu của chúng tôi
không ghi nhận một trường hợp nào có tỉ lệ
SMN1/SMN2 là 2.
Để kết luận, mặc dù đã có nghiên cứu
cho rằng cơ sở di truyền học của bệnh SMA
ở bệnh nhân người Nhật khác với người
phương Tây, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy tỉ lệ SMN1/SMN2 ở người lành
Nhật mang gen bệnh SMA type I phù hợp
với kết quả nghiên cứu được thực hiện ở
người phương Tây. Kết quả này cũng hổ trợ
cho quan điểm cho rằng mất đoạn chứ
không phải chuyển đổi đoạn là cơ chế di
truyền chính trong bệnh SMA type I.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brzustowicz LM, Lehner T, Castilla LH, Penchaszadeh
GK, Wilhelmsen KC, Daniels R, et al. (1990) Genetic
mapping of chronic childhood-onset spinal muscular
atrophy to chromosome 5q11.2-13.3. Nature 344:540-
541.
2. Chang JG, Jong YJ, Huang JM, Wang WS, Yang TY,
Chang CP, et al. (1995) Molecular basis of spinal
muscular atrophy in Chinese. Am Hum Genet 57:1503-
1505.
3. Diep Tran T, Kroepfl T, Saito M, Nagura M, Ichiseki H,
Kubota M, Toda T, Sakakihara Y. (2001) The gene
copy ratios of SMN1/SMN2 in Japanese carriers with
type I spinal muscular atrophy. Brain Dev.;
23(5):321-6.
4. Gavrulev DK, Shi X, Das K, Gilliam TC, Wang CH.
(1998) Differential SMN2 expression associated with
SMA severity. Nat Genet 20:230-231 (Letter).
5. Gennarelli M, Lucarelli M, Capon F, Pizzuti A, Merlini
L, Angelini C, et al. (1995) Survival motor neuron gene
transcript analysis in muscles from spinal muscular
atrophy patients. Biochem Biophys Res Commun
213:342-348.
6. Hahnen E, Forkert R, Merke C, Rudnik-Schoneborn S,
Schonling J, Zerres K, et al. (1995) Molecular analysis of
candidate genes on chromosome 5q13 in autosomal
recessive spinal muscular atrophy: evidence of
homozygous deletions of the SMN gene in unaffected
individuals. Hum Mol Genet 4:1927-1933.
7. Hsieh-Li HM, Chang JG, Jong YJ, Wu MH, Wang NM,
Tsai CH, et al. (2000) A mouse model for spinal
muscular atrophy. Nat Genet 24:66-70 (Letter).
8. Ishikawa Y, Ishikawa Y, Minami R. (1996) Survival
motor neuron and neuronal apoptosis inhibitory
protein gene deletion analysis of childhood spinal
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
80
muscular atrophy, Noto Hattatsu; 28:450-453 In
Japanese.
9. Kroepfl T, Tuan TD, Saito M, Sakakihara Y. (1999) A
high incidence of large scale deletion in Japanese
patients with Werdnig-Hoffmann disease. Acutulle
NeuropaÈdiatrue. Nuernberg: Novartis Pharma
Verlag, pp. 302-307.
10. Lefebvre S, Burglen L, Reboullet S, Clermont O, Burlet
P, Viollet L, et al. (1995) Identification and
characterization of a spinal muscular
atrophydetermining gene. Cell 80:155-165.
11. McAndrew PE, Parsons DW, Simard LR, Rochette C,
Ray PN, Mendell JR, et al. (1997) Identification of
proximal spinal muscular atrophy carriers and patients
by analysis of SMNT and SMNc gene copy number.
Am J Hum Genet 60:1411-1422.
12. Melki J, Abdelhak S, Sheth P, Bachelot MF, Burlet P,
Marcadet A, et al. (1990) Gene for chronic proximal
spinal muscular atrophies maps to chromosomes 5q.
Nature 344:767-768.
13. Munsat TL, Davies KE. (1992) Meeting report:
International SMA Consortium meeting. Neuromusc
Disord 2:423-428.
14. Nishio H, Ishikawa J, Lee MJ, Takeshima Y, Wada H,
Takeda S, et al. (1999) High incidence of a survival
motor neuron gene/cBCD 541 gene ratio of 2 in
Japanese parents of spinal muscular atrophy patients: a
characteristic background of spinal muscular atrophy
in Japan? J Neurol 246:48-52.
15. Pearn J. (1980) Classification of spinal muscular
atrophies. Lancet 1:919-922.
16. Rodrigues NR, Owen N, Talbot K, Ignatius J, Dobowitz
V, Davies KE. (1995) Deletions in the survival motor
neuron gene on 5q13 in autosomal recessive spinal
muscular atrophy. Hum Mol Genet 4:631-634.
17. Roy N, Mahadevan MS, McLean M, Shutler G, Yaraghi
Z, Farahani R, et al (1995) The gene for neuronal
apoptosis inhibitory protein is partially deleted in
individuals with spinal muscular atrophy; 80:167-178.
18. Saitoh M, Sakakihara Y, Kobayashi S, Hayashi Y,
Yanagisawa M. (1997) Correlation between deletion
patterns of SMN and NAIP genes and the clinical
features of spinal muscular atrophy in Japanese
patients. Acta Pediatr Jpn 39:584-589.
19. Scharf JM, Endrizzi MG, Wetter A, Huang S,
Thompson TG, Zerres K, et al (1998) Identification of a
candidate modifying gene for spinal muscular atrophy
by comparative genomics. Nat Genet; 20:83-86.
20. Schwartz M, Sorensen N, Hansen FJ, Hertz JM, Norby
S, Tranebjaerg L, et al. (1997) Quanti®cation, by solid-
phase minisequencing, of the telomeric and
centromeric copies of the survival motor neuron gene
in families with spinal muscular atrophy. Hum Mol
Genet 6:99-104.
21. Simard LR, Vanasse M, Rochette C, Morgan K,
Lemieux B, Melancon SB, et al. (1992) Linkage study of
chronic childhood-onset spinal muscular atrophy
(SMA): confirmation of close linkage to D5S39 in
French Canadian families. Genomics 14:188-190.
22. Velasco E, Valero C, Valero A, Moreno F, Hernandez-
Chico C. (1996) Molecular analysis of the SMN and
NAIP genes in Spanish spinal muscular atrophy (SMA)
families and correlation between number of copies of
cBCD541 and SMA phenotype. Hum Mol Genet 5:257-
263.
23. Vitali T, Siossi V, Tiziano F, Zappata S, Giuli A,
Paravatou-Petsotas M, et al. (1999) Detection of the
survival motor neuron (SMN) genes by FISH: further
evidence for a role for SMN2 in the modulation of
disease severity in SMA patients. Hum Mol Genet
8:2525-2532.
24. Wirth B, Hahnen E, Morgan K, DiDonato CJ, Dadze A,
Rudnik-Schoneborn S, et al. (1995) Allelic association
and deletions in autosomal recessive proximal spinal
muscular atrophy: association of marker genotype with
disease severity and candidate cDNAs. Hum Mol
Genet 4: 1273-1284.
25. Wirth B, Herz M, Wetter A, Moskau S, Hahnen E,
Rudnik Schoneborn S, et al. (1999) Quantitative
analysis of survival motor neuron copies: identification
of subtle SMN1 mutations in patients with spinal
muscular atrophy, genotype-phenotype correlation,
and implication for genetic counseling. Am J Hum
Genet 64:1340-1356.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gop_phan_khao_sat_co_che_di_truyen_cua_benh_teo_co_tuy_song.pdf